Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

THỰC TRẠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ ĐIỀU TRA Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.18 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh báo chí Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với thông tin trên
Internet và mạng xã hội, các cơ quan báo chí nước ta ngày càng gặp nhiều thách
thức hơn trong quá trình xây dựng, giữ gìn và phát triển uy tín, thương hiệu của
mình.
Một trong những điểm chung nổi bật nhất của những tờ báo có số lượng độc giả
“khủng” ở Việt Nam hiện nay là cung cấp cho công chúng những bài điều tra hấp
dẫn hoặc sở hữu những nhà báo điều tra có tên tuổi. Báo chí điều tra đang góp phần
đắc lực vào công cuộc chống tham nhũng và các sai phạm trong bộ máy hành
chính. Thực hiện tác phẩm điều tra hiện là thế mạnh của những tờ báo như Dân trí,
Lao động, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong.
Trước đây, trong giai đoạn sau khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi Mới, thể loại
điều tra đã thể hiện rõ nét vai trò, thế mạnh và sức ảnh hưởng của mình trong hệ
thống các thể loại báo chí. Các bài điều tra chống tiêu cực vào cuối những năm 80
và đầu những năm 90 của thế kỷ trước đã góp phần xây dựng tên tuổi tờ các báo
lớn như Nhân Dân, Thanh Niên, Lao Động.
Có thể nhận thấy, dù trong thời kỳ nào, thể loại điều tra có vị trí quan trọng, bộc lộ
tính chiến đấu và khả năng phát hiện vấn đề, khám phá sự thật của nhà báo và
khẳng định uy tín, đẳng cấp của tờ báo.
Với đề tài THỰC TRẠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN BÁO CHÍ ĐIỀU TRA Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ VIỆT NAM, học viên
sẽ làm rõ những mặt đã làm được, những mặt hạn chế, những khó khăn đối với cơ
quan báo chí khi làm báo chí điều tra, qua đó đề xuất một số giải pháp để tăng
cường hiệu quả của báo chí điều tra ở nước ta.


MỤC LỤC


NỘI DUNG
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ ĐIỀU TRA


1.1. Thể loại tác phẩm báo chí điều tra
Theo cố nhà báo Hữu Thọ, “thể loại điều tra xuất hiện với nhiệm vụ chủ yếu là đi
sâu vào trả lời câu hỏi tại sao, bằng cách lục tìm dấu vết sự kiện, con số… với bút
pháp phân tích khoa học, lập luận logic”.
PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng cho rằng: “Với tư cách là một thể loại trong nhóm các
thể loại thông tấn báo chí, tác phẩm điều tra có mục đích thông qua trình bày sự
thật để giải thích và giải đáp những vấn đề, câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra, góp
phần vào giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, thúc đẩy cuộc sống phát triển”.
Trong cuốn Hướng dẫn cách viết báo (2010), nhóm tác giả Jean – Luc Martin –
Lagardette viết: “Điều tra là thể loại báo chí mạng tính chất soạn thảo, đôi khi
mang tính xã hội học: tính chất của thể loại này là “phát hiện sự thật” hoặc điểm lại
tình hình về một vấn đề, một sự việc, một người hoặc một nhóm người”.
Trong cuốn Báo chí điều tra (2004), tác giả A.A.Chertưchơnưi dẫn quan điểm của
nhà báo làm việc cho một tờ báo nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ trong hoạt động điều
tra cho rằng, mục đích của báo chí điều tra là tìm tới các sự kiện nằm sâu dưới bề
mặt nhằm giúp bạn đọc hiểu được rằng điều gì đang xảy ra trong thế giới ngày càng
phức tạp.
PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng đưa ra quan niệm, “Điều tra là thể loại tác phẩm báo
chí phản ánh những sự việc, hiện tượng, con người trong “hoàn cảnh có vấn đề”,
những thông tin có nhiều uẩn khúc, nhiều mâu thuẫn, thường không có sẵn lời giải
đáp từ các cơ quan công quyền hoặc cơ quan chuyên môn, qua sự phân tích, lý giải,
lần tìm chứng cứ làm sáng tỏ nguyên nhân, kết quả hoặc chiều hướng phát triển của
sự việc, hiện tượng và con người đó”.


Có thể nhận thấy một số nét tương đồng trong các quan điểm trên, cụ thể:
Thứ nhất, bài điều tra đề cập những “hoàn cảnh có vấn đề”, chứa đựng mâu thuẫn
cần giải quyết.
Thứ hai, thể loại điều tra chú trọng phân tích, lý giải bản chất, nguyên nhân qua
tính chất logic của các dữ kiện trong bài điều tra.

Thứ ba, thể loại điều tra trả lời câu hỏi đặt ra dựa trên cơ sở logic chặt chẽ, thông
qua hệ thống bằng chứng nhằm làm sáng tỏ bản chất của sự vật, hiện tượng.
Tóm lại, điều tra là một thể loại tác phẩm báo chí làm sáng tỏ bản chất những sự
việc, con người trong hoàn cảnh có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn thông qua một hệ
thống bằng chứng được sắp xếp hợp lý.
1.2. Báo chí điều tra
Điều tra của báo chí là một phương pháp đặc thù của nhà báo và cơ quan báo chí
trong quá trình khai thác, tìm kiếm, xác minh và phơi bày bản chất sự việc, hiện
tượng, con người.
Bản chất của báo chí điều tra được thể hiện như sau:
- Báo chí điều tra là loại hình hoạt động báo chí trong đó nhà báo và cơ quan báo
chí đưa ra trước công chúng những vấn đề bị che đậy có chủ đích hoặc vô tình.
- Báo chí điều tra yêu cầu phóng viên, nhà báo sử dụng nghiệp vụ điều tra của nhà
báo và cơ quan báo chí với các nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng nhằm tìm bằng
chứng để truy tìm và đưa tin về sự thật có tầm quan trọng với đông đảo công
chúng.
- Báo chí điều tra thường được viết với hình thức thể loại tương ứng là thể loại điều
tra hoặc phóng sự điều tra.


Báo chí điều tra không nhằm vào mục đích thông tin, tuyên truyền đơn thuần mà
hướng tới ba tầng mục đích sau:
- Báo chí điều tra nhằm tìm hiểu, phơi bày sự việc, vấn đề có ý nghĩa quan trọng
với xã hội, thông tin về hành vi vi phạm.
- Báo chí điều tra nhằm vào các vấn đề và các sai phạm mang tính hệ thống.
- Báo chí điều tra hướng tới thúc đẩy báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản
biện xã hội, thúc đẩy các cơ quan, tổ chức giải trình và sửa chữa sai phạm.
Đối tượng chính của báo chí điều tra là những mâu thuẫn, xung đột xã hội, những
sai phạm mang tính hệ thống.



2. THỰC TRẠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN BÁO CHÍ ĐIỀU TRA Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ VIỆT NAM
2.1. Thực trạng báo chí điều tra ở các cơ quan báo chí Việt Nam
2.1.1. Báo chí góp phần quan trọng vào cuộc chiến phòng, chống tham nhũng
Hiện nay, nội dung cơ bản của báo chí điều tra thường tập trung vào các vấn đề sau
đây: các vụ tham nhũng, các vụ án chính trị, các vụ án kinh tế, các vi phạm nghiêm
trọng về môi trường sinh thái, các bí ẩn lịch sử, các tội phạm mang tính xã hội –
sinh hoạt. Trong Giáo trình Báo chí điều tra, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng xác định ít
nhất năm nhóm nội dung báo chí điều tra, với đặc thù về đối tượng, phương thức
tác nghiệp. Đó là Báo chí điều tra phòng, chống tham nhũng; Báo chí điều tra tội
phạm kinh tế và gian lận thương mại; Báo chí điều tra phát hiện các vi phạm
nghiêm trọng về môi trường; Báo chí điều tra các loại tội phạm mang tính xã hội –
đời sống; Báo chí điều tra các bí ẩn lịch sử hoặc các nhân vật quan trọng mà công
chúng quan tâm.
Trong thời gian qua, báo chí điều tra phòng, chống tham nhũng đã có những đóng
góp đáng kể cho xã hội và được dư luận xã hội công nhận. Tại Hội nghị Báo chí
toàn quốc diễn ra ngày 30-12-2015, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương
Minh Tuấn nhận định: “Nhiều cơ quan báo chí trong năm 2015 đã tích cực đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, bảo vệ chủ quyền biển, đảo,
đấu tranh chống diễn biến hòa bình, phản bác quan điểm, luận điệu sai trái của thế
lực thù địch...”. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một bộ phận quan trọng
trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện
nay.
Báo chí góp phần quan trọng vào cuộc chiến phòng, chống tham nhũng thông qua
giám sát, phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng và nâng cao dư luận xã hội về
tham nhũng. Trong quá trình tham gia phòng, chống tham nhũng, báo chí có ba vai
trò đáng chú ý là: Phát hiện tham nhũng; giám sát và thông tin rộng rãi các biện



pháp chống tham nhũng của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp
cận thông tin về các vụ việc có biểu hiện tham nhũng.
Báo chí thông tin về đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Cụ thể, báo chí giúp nhân dân
hiểu rõ các quan điểm, chủ trương, sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và
Nhà nước; các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng; trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền hạn của cả hệ thống chính trị nói chung và mỗi công dân nói riêng trong
công tác phòng, chống tham nhũng; tính cấp thiết của cuộc đấu tranh này. Không
chỉ thông một chiều, báo chí còn tích cực phản biện về hiệu quả của các chủ
trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham
nhũng.
Báo chí tích cực phê phán hiện tượng tham nhũng, góp phần làm rõ nguyên nhân và
hậu quả mà hiện tượng này gây ra. Báo chí không chỉ đơn thuần thông tin về các
biểu hiện, hành vi tham nhũng bị phát hiện, những vụ án tham nhũng bị đưa ra
“vành móng ngựa”, mà còn làm tốt chức năng tư tưởng, thể hiện dứt khoát thái độ
đấu tranh không với các hành vi vi phạm pháp luật này. Báo chí giúp người dân
nhận thức những hậu quả, tác hại của tham nhũng đối với xã hội, đối với sự nghiệp
bảo vệ và phát triển đất nước, qua đó giúp công chúng hiểu rằng, phòng, chống
tham nhũng là một cuộc chiến cam go và dài hơi, cuộc chiến này là sự chung sức
của toàn thể nhân dân.
Mặt khác, báo chí đã tích cực thông tin, khuyến khích cải cách hành chính, xây
dựng nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, từng bước loại bỏ cơ chế xin –
cho.
Báo chí công bố những thông tin tự thu thập, điều tra phát hiện những hiện tượng
có biểu hiện tham nhũng. Khi nhận được kiến nghị, phản ánh, của công dân về vụ
việc có dấu hiệu tham nhũng hoặc thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình phát


hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, cơ quan báo chí, nhà báo được pháp luật cho
phép thu thập thông tin, tài liệu theo quy định để làm rõ về vụ việc và yêu cầu cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan. Đây
chính là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà báo, các cơ quan báo chí thực hiện các
biện pháp tiếp nhận thông tin, điều tra, đăng tải các tác phẩm liên quan vụ việc
tham nhũng.
Báo chí thông tin kịp thời, chính xác những vụ, việc tham nhũng đang được điều
tra, và góp phần tạo và định hướng dư luận xã hội để đấu tranh phòng, chống tham
nhũng. Những năm qua, các vụ án liên quan đến tham nhũng, tiêu cực luôn được
báo chí bám sát, cập nhật thông tin hàng ngày, thậm chí hàng giờ để đưa tin, phản
ánh. Thông qua thông tin về các vụ tham nhũng, báo chí không chỉ đáp ứng nhu
cầu thông tin của người dân mà còn góp phần khích lệ tinh thần phòng, chống tham
nhũng của người dân.
2.1.2. Các nhà báo điều tra gặp nhiều nguy hiểm
Phòng, chống tham nhũng đang là mặt trận phức tạp nhất, cam go nhất. Không phải
nhà báo nào cũng dám dấn thân tham gia điều tra do những đe dọa, rủi ro và sự
nguy hiểm đối với sinh mệnh chính trị và tính mạng.
Nhà báo điều tra có thể kết hợp với công an và cơ quan chức năng để tìm ra bằng
chứng, dấu vết, làm rõ nguyên nhân, phương pháp và động cơ của các hành vi có
dấu hiệu tham nhũng và hậu quả mà những hành vi đó gây ra cho xã hội. Đối tượng
mà báo chí điều tra hướng đến trong trường hợp này thường là những quan chức ở
các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương. Có thể điểm qua một số vụ lạm
dụng chức quyền để nhận hối lộ, tham nhũng được báo chí tham gia phát hiện và
làm rõ như: vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ PMU18, vụ Dương Chí Dũng,…
Trong những ngày gần đây, liên tục xảy ra vụ việc nguy hiểm tính mạng của các
phóng viên, nhà báo điều tra có tên tuổi. Đó là vụ hành hung nhà báo Đỗ Doãn


Hoàng của báo Lao Động và vụ đe dọa phóng viên Nguyễn Thị Thu Trang của báo
Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo lời kể của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: “Sáng 23-3, tôi có chở con đi học sau đó
đi thực hiện nhiệm vụ do cơ quan giao, khi đến khu vực phía sau chung cư Kim Lũ

(nơi đang có công trình xây dựng) thì thấy 3 người đàn ông cao to cầm một chiếc
gậy chặn đường. Lúc này, tôi nghĩ họ là người của chính quyền đang bảo vệ hiện
trường xây dựng khu vực gần đó nên tôi cũng chấp hành và dừng rồi quay đầu xe.
Tuy nhiên, khi tôi đang quay lại thì có nghe một tiếng “đánh thôi” và bất ngờ ba
người rất cao to, cầm gậy, xông đến đánh tới tấp”.
Dù nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã hô là đánh nhầm người rồi nhưng ba đối tượng này
vẫn nói “không nhầm, cứ đánh đi”. Khi đó, nhà báo không đủ sức chống cự mà
nằm co người xuống đất để đỡ lại trận đòn. Do nhà báo có đội mũ bảo hiểm nên
phần đầu không bị ảnh hưởng nhiều nhưng ngón tay trỏ của bàn tay phải đã bị dập
nát và xuất hiện vết sưng to, bầm tím. Đến khi nhà báo nằm bất động thì các đối
tượng mới buông tha. Sau khi đến bệnh viện cấp cứu, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã
tới cơ quan công an trình báo sự việc.
Nhiều ý kiến cho rằng, có thể vì nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã và đang liên tiếp đưa
ra các bài phóng sự điều tra gây hiệu ứng xã hội nên nhà báo bị các đối tượng theo
dõi và trả thù.
Hai tuần sau, vụ việc tương tự cũng xảy ra với nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang. Chị
Thu Trang kể lại, khoảng 21h59 ngày 7-4, chị nhận được cuộc điện thoại đe dọa
khủng bố tinh thần. Giọng người đàn ông gằn lên trong điện thoại nói chị phải đi
mua quan tài cho các thành viên trong gia đình vì chị đã động chạm đến miếng
cơm, manh áo của họ.
Khi chị Thu Trang gọi lại số máy của người đàn ông kia thì tiếp tục bị đe dọa:
"Mày đi mua quan tài ngay. Mỗi người một cái. Nhà mày có bao nhiêu người thì
mua bấy nhiêu cái".


Theo nhà báo Thu Trang, tháng 3-2016, chị được tòa soạn giao điều tra về những lò
gạch thổ phỉ trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Loạt bài điều tra đã phanh phui thực trạng
nhiều lò gạch hoạt động trái phép, trốn thuế, dưới sự làm ngơ của những người có
trách nhiệm.
Loạt bài điều tra của chị Thu Trang đã vạch mặt nhiều đối tượng có hành vi tham

nhũng, làm giả hồ sơ xin cấp điện, lập trạm biến áp không đúng quy hoạch để trục
lợi.
Sau loạt bài trên, UBND TP Hà Nội đã vào cuộc yêu cầu kiểm tra xử lý sai phạm
và nhiều lò gạch đang hoạt động trái phép bị đóng cửa, yêu cầu tự phá dỡ. Nhiều cá
nhân sai phạm bị đình chỉ công tác và bị đuổi việc.
Chị Thu Trang được biết đến là phóng viên chuyên viết những bài điều tra, từng
phanh phui nhiều vụ tiêu cực. Sau khi bị đe dọa, con gái chị phải hạn chế đi lại để
tránh xảy ra nguy hiểm.
2.2. Vấn đề đặt ra đối với báo chí điều tra ở các cơ quan báo chí Việt Nam
Nghề báo vốn sẵn đã là một nghề nguy hiểm nhưng mức độ nguy hiểm còn tăng lên
nhiều lần khi nhà báo hoạt động trong mảng điều tra. Nhà báo điều tra có nguy cơ
bị đe dọa, đàn áp về tính mạng, thân thể; bị bắt cóc, người thân bị liên lụy, bị đe
dọa hoặc bắt cóc để gây áp lực; bị phá hoại tài sản; thông tin, bằng chứng nhà báo
khai thác được có nguy cơ bị thủ tiêu; có nguy cơ bị đối mặt với các rắc rối pháp lý.
Vì muốn đưa thông tin nhanh chóng trong bối cảnh cạnh tranh thông tin ngày càng
gay gắt, một số nhà báo đã mắc phải sai phạm khi tác nghiệp, thậm chí gây hậu quả
lớn, khiến bản thân các nhà báo phải vướng vào vòng lao lý, cơ quan báo chí bị liên
lụy. Điều này đồng thời phản ánh thực trạng các nhà báo, cơ quan báo chí chưa
được hoạt động trong môi trường thuận lợi, chưa được bảo vệ một cách kịp thời,
chính đáng trong quá trình phanh phui các hành vi phạm pháp. Nhà báo và những
nguồn tin của họ chưa được bảo vệ một cách nghiêm túc.


Năm 2012, nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị bắt vì hành vi đưa hối lộ
cho lực lượng Cảnh sát giao thông vì mục đích cá nhân. Trên lý thuyết, đây là được
xem là hành động “nhập vai” của nhà báo Hoàng Khương nhằm thu thập chứng cứ
phục vụ loạt bài chống tiêu cực trong lĩnh vực xử lí xe vi phạm của cảnh sát giao
thông theo chủ trương của báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, vì nóng vội để lấy được bằng
chứng, Hoàng Khương đã thực hiện hành đông bị cho là hành vi cấu thành tội danh
đưa hối lộ và bị tuyên án bốn năm tù giam. Chỉ với một sai lầm trong quá trình tác

nghiệp mà nhà báo điều tra phải tự gánh chịu hậu quả rất lớn.
Trong quá trình điều tra, nhà báo còn phải đối mặt với hàng loạt nguyên tắc đạo
đức. Nhà báo có quyền và nghĩa vụ giữ bí mật nghề nghiệp và bảo vệ nguồn tin.
Nếu nhà áo hứa không tiết lộ danh tính nguồn tin thì phải giữ lời, trừ trường hợp
tòa án yêu cầu hoặc chứng minh được nguồn tin cố ý làm giả thông tin hoặc chỉ có
cách tiết lộ nguồn tin mới có thể tránh được những nguy hiểm tức thời cho bản thân
nhà báo và mọi người. Trong một số trường hợp, dù được nguồn tin cho phép công
bố thông tin, nhà báo vẫn cần suy nghĩ và tính toán những việc sẽ xảy ra sau khi
thông tin được công khai.
Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật quy định hoạt động tác nghiệp của báo chí nước
ta còn tồn tại những quy định không đồng bộ, gây khó khăn cho hoạt động thực
tiễn. Cụ thể:
- Chưa có chế tài bảo vệ một cách hiệu quả cơ quan báo chí, nhà báo với tư cách là
người tố cáo tham nhũng.
- Trong quá trình tác nghiệp, nhà báo điều tra chưa được pháp luật bảo vệ thích
đáng. Dù pháp luật khuyến khích báo chí đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực
nhưng lại không hề có công cụ pháp luật phù hợp để bảo vệ nhà báo.


- Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định riêng về thẩm quyền nhà báo
trong hoạt động báo chí điều tra.
Ngoài ra, kinh phí hỗ trợ quá trình điều tra các vụ việc phức tạp là vấn đề không
phải nhà báo, cơ quan báo chí nào cũng đảm đương được.
Nếu những khó khăn này được giải quyết một cách thỏa đáng, chắc chắn hiệu quả
của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng sẽ ngày càng phát huy hơn
nữa.
2.3. Giải pháp phát triển báo chí điều tra ở Việt Nam
Qua phần thực trạng, những vấn đề đặt ra cho báo chí điều tra ở Việt Nam, học viên
đề xuất một số giải pháp giúp phát triển báo chí điều tra như sau:
Thứ nhất, các phóng viên, nhà báo phải luôn có ý thức tăng cường kiến thức về

pháp lý, kỹ năng thực thi pháp luật và khả năng vận dụng các văn bản pháp luật của
nhà báo điều tra. Trong hoạt động điều tra của báo chí, hiểu biết và kỹ năng thực thi
pháp luật là yêu cầu căn bản và vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng tới nghề
nghiệp, sinh mệnh của nhà báo. Đầu tiên, nhà báo phải hiểu và biết bảo vệ quyền
hành nghề được pháp luật bảo hộ của mình. Trong trường hợp đối tượng và phạm
vi điều tra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì nhà báo phải nghiên cứu và thực thi thêm
luật pháp quốc tế và luật pháp của các quốc gia liên quan.
Thứ hai, nhà báo khi tác nghiệp liên quan các vụ việc tiêu cực, tham nhũng thì cần
phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an để có phương
án bảo vệ. Ngoài ra, cơ quan báo chí nên trang bị công cụ hiện đại hỗ trợ cho nhà
báo khi tác nghiệp.
Thứ ba, cần sửa đổi Luật Báo chí theo hướng hành vi của nhà báo khi tác nghiệp là
thi hành nhiệm vụ của Nhà nước, do vậy mọi hành vi làm tổn hại nhà báo khi tác


nghiệp là hành vi chống người thi hành công vụ và sẽ bị pháp luật trừng trị thích
đáng.
3. KHẢO SÁT TÁC PHẨM ĐIỀU TRA ĐĂNG TRÊN NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu báo Nhân Dân
Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng nói của
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ra số đầu ngày 11-3-1951 tại Chiến khu
Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Hiện nay, báo Nhân Dân có 6 ấn phẩm gồm: Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối
tuần, Nhân Dân hằng tháng, Nhân Dân điện tử , báo Thời nay, Truyền hình Nhân
Dân.
Báo Nhân Dân hằng ngày có số phát hành khoảng 220.000 nghìn bản/ngày.
Báo Nhân Dân cuối tuần 16 trang ra hằng tuần khoảng 110.000 bản/kỳ. Báo Nhân
Dân cuối tuần in tại Hà Nội, Đà Nẵng chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đến các
tỉnh, thành phố trong cả nước.
Báo Nhân Dân hằng tháng ra hằng tháng, mỗi số 48 trang, số lượng phát hành

khoảng 130.000 bản/kỳ.
Báo Nhân Dân điện tử gồm: Nhân Dân điện tử tiếng Việt, Nhân Dân điện tử tiếng
Anh, Nhân Dân điện tử tiếng Trung Quốc, Nhân Dân điện tử tiếng Pháp.
Ngày 21-6-1998, báo Nhân Dân điện tử chính thức phát hành trên mạng Internet,
trở thành nhật báo chính thức đầu tiên của Việt Nam lên mạng ở địa
chỉ www.nhandan.org.vn và

hiện

phát

hành

đồng

thời

cả



hai

địa

chỉ www.nhandan.org.vn và www.nhandan.com.vn.
Báo Nhân Dân điện tử tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp hiện
mỗi ngày có khoảng 1,5 triệu lượt người truy cập.



Trong thời kỳ Đổi Mới, báo Nhân Dân gây được tiếng vang lớn nhờ loạt phóng sự
điều tra về nông nghiệp, nông thôn.
3.2. Khảo sát báo chí điều tra của báo Nhân Dân
Trong khuôn khổ tiểu luận này, học viên sẽ khảo sát chuyên mục Điều tra của báo
Nhân Dân điện tử. Từ ngày 7-7-2011, chuyên mục Điều tra đăng tải 31 tác phẩm.
Từ ngày 16-1-2014 đến nay, chuyên mục không có thêm tác phẩm nào.
- Về đề tài:
Phóng phóng viên đã thực hiện tuyến bài điều tra về một số vấn đề nóng của xã hội
đương thời như san hô lậu, than lậu, bồi lấp hồ Ba Bể, tài nguyên khoáng sản Lai
Châu “nhỏ” máu từng ngày, gấu mất “nhà”.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy đề tài điều tra của báo Nhân Dân còn “nghèo”, số
lượng bài điều tra còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng hết nhu cầu của công chúng.
- Về thể loại:
Trong những tác phẩm được khảo sát, có một số tác phẩm không thuộc thể loại
điều tra nhưng vẫn được đưa vào chuyên mục Điều tra. Đó là các phóng sự, bài
phản ánh như: Kết nghĩa bản - bản, sức sống mới nơi biên cương Bài 1: Miền đất
ghép đôi, Bài 2: Nhân rộng mô hình kết nghĩa cụm dân cư biên giới; Trợ giúp sinh
viên yên tâm học tập Kỳ 1:Vất vả lo chỗ ăn, ở, Kỳ 2: Những "cú huých" giúp sinh
viên vượt khó; Thực trạng đời sống công nhân khu công nghiệp (kỳ 1,2); Nhiều đại
sứ kêu gọi cần mở rộng nơi trú ẩn cho loài gấu; Cán bộ “chuẩn hóa” lại bị tụt
lương; Đề nghị công nhận bằng Trung cấp Chính trị để xếp lương. Các tác phẩm
nêu trên đi sâu làm rõ thực trạng của một vấn đề nào đó. Hầu như tác phẩm không
thể hiện được hoạt động điều tra của tác giả, các thông tin tác giả có được chủ yếu
là dựa vào các văn bản, phát ngôn của các nhà lãnh đạo, quản lý và ý kiến của
người dân.


- Về triển khai nội dung:
Các nhóm phóng viên thường khai thác thông tin trên ba nguồn chính: các văn bản,
phát ngôn của các quan chức và ý kiến của người dân. Những thông tin phóng viên

của báo có được thường đã được công bố công khai, không quá khó khăn để thu
thập. Chính vì vậy, các bài điều tra này thường thiếu tính hấp dẫn, gai góc.
Báo Nhân Dân có đội ngũ phóng viên, nhà báo tương đối lớn. Hiện nay, báo vẫn
còn nhiều cây bút chính luận nhưng các cây bút điều tra thì lại khá hạn chế. Chính
vì vậy, điều tra không phải là thế mạnh của báo.
Từ các phân tích trên, có thể rút ra một số giải pháp phát triển báo chí điều tra tại
báo Nhân Dân như sau:
- Các ban chuyên môn cần phát hiện và đào tạo phóng viên có năng lực “dấn thân”
thực hiện điều tra.
- Báo Nhân Dân cần chú trọng phát triển đội ngũ làm báo điều tra, nên kết hợp với
các cơ sở đào tạo báo chí mở các lớp tập huấn, khóa học nghiệp vụ ngắn hạn để
cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng tác nghiệp và tự bảo vệ bản thân cho các phóng
viên điều tra.


KẾT LUẬN
Hiện nay, báo chí đang góp phần tích cực vào cuộc chiến chống tham ô, tham
nhũng, tiêu cực ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Những tuyến bài điều tra
đã giúp nhà báo đưa sự thật đến với công chúng, buộc các nhà chức trách phải vào
cuộc, trả lời chất vấn của nhân dân và khắc phục sai phạm.
Công việc của một nhà báo điều tra vô cùng gian nan và vất vả nhưng không phải
cơ quan báo chí nào cũng có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với nhà báo điều tra và
không phải trong trường hợp nào pháp luật cũng đủ chặt chẽ để bảo vệ thích đáng
nhà báo điều tra.
Để đem đến cho công chúng những bài điều tra hấp dẫn nhưng vẫn bảo vệ được
tính mạng, danh dự và sự nghiệp của mình, các phóng viên, nhà báo phải luôn có ý
thức tăng cường kiến thức về pháp lý, kỹ năng thực thi pháp luật và khả năng vận
dụng các văn bản pháp luật của nhà báo điều tra. Bên cạnh đó, nhà báo khi tác
nghiệp liên quan vụ việc tiêu cực, tham nhũng thì cần phối hợp với chính quyền địa
phương, đặc biệt là lực lượng công an để có phương án bảo vệ. Ngoài ra, nhà báo

điều tra cần được trang bị công cụ hiện đại khi tác nghiệp.
Thứ ba, cần sửa đổi Luật Báo chí theo hướng hành vi của nhà báo khi tác nghiệp là
thi hành nhiệm vụ của Nhà nước, do vậy mọi hành vi làm tổn hại nhà báo khi tác
nghiệp là hành vi chống người thi hành công vụ và sẽ bị pháp luật trừng trị thích
đáng.


PHỤ LỤC
THỐNG KÊ CÁC BÀI ĐIỀU TRA ĐĂNG TRÊN NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
STT

Tác phẩm

Ngày đăng

1

Kỳ 1: "Phù phép" san hô lậu để xuất khẩu

14/01/2014

2

Kỳ 2: Cần làm rõ 80 tấn san hô lậu đang ở đâu?

15/01/2014

3

Kỳ 1: “Thiên đường” than lậu!


19/12/2013

4

Kỳ 2: Đường đi của than lậu

19/12/2013

5

Kỳ 3: “Bảo hộ” than lậu

19/12/2013

6

Kỳ 4: Những quyết định bất thường ở Vinacomin

19/12/2013

Ðể có những cánh đồng cho thu nhập cao
7

16/09/2013
Bài 1: Những mô hình chuyển dịch hiệu quả
Ðể có những cánh đồng cho thu nhập cao

8


17/09/2013
Bài 2: Linh hoạt trong sử dụng đất trồng lúa

9

Ô nhiễm môi trường trầm trọng ở bãi rác Ðồng Ngo

04/07/2013

10

Trả lại vẻ đẹp cho các công viên, vườn hoa

29/04/2013

Kết nghĩa bản - bản, sức sống mới nơi biên cương
11

25/04/2013
Bài 1: Miền đất ghép đôi
Kết nghĩa bản - bản, sức sống mới nơi biên cương

12

26/04/2013
Bài 2: Nhân rộng mô hình kết nghĩa cụm dân cư biên giới


13


“Xin được công nhận đúng những gì đã làm”- Bài 2: Không được
công nhận hay “hết hạn” công nhận? (Tiếp theo và hết)

14

Chung quanh việc giải quyết chế độ chính sách cho người có
công với cách mạng

05/10/2011

15

Trợ giúp sinh viên yên tâm học tập. Kỳ 1:Vất vả lo chỗ ăn, ở

27/09/2011

16

Trợ giúp sinh viên yên tâm học tập. Kỳ 2: Những "cú huých"
giúp sinh viên vượt khó (Tiếp theo và hết) (*)

28/09/2011

17

Thực trạng đời sống công nhân khu công nghiệp (kỳ 2)

09/08/2011

18


Thực trạng đời sống công nhân khu công nghiệp (kỳ 1)

08/08/2011

19

Bồi lấp hồ Ba Bể: Chuyện của nắng mưa ? - Kỳ 1: Ám ảnh
những cơn lũ

19/07/2011

20

Bồi lấp hồ Ba Bể: Chuyện của nắng mưa? Kỳ 2: Quan điểm của
tỉnh: “Không để khai thác khoáng sản làm hỏng hồ Ba Bể”

20/07/2011

21

Bồi lấp hồ Ba Bể: Chuyện của nắng mưa? Kỳ 3- Những phản
biện khác: Khai thác khoáng sản - “thảm họa chồng lên
thảm họa”

20/07/2011

Tài nguyên khoáng sản Lai Châu : Nhỏ “máu” từng ngày…
22


Kỳ 1: Mua bán đất hiếm Đông Pao dễ như mớ rau

07/07/2012

Tài nguyên khoáng sản Lai Châu : Nhỏ “máu” từng ngày…
23

Kỳ 2 : Chặn vàng sa khoáng - Có quyết liệt được không ?

08/07/2012

Tài nguyên khoáng sản Lai Châu : Nhỏ “máu” từng ngày…
24

09/07/2012
Kỳ 3 : Ai được - ai mất và tiếng nói của người quản lý


25

Nhiều đại sứ kêu gọi cần mở rộng nơi trú ẩn cho loài gấu

11/06/2012

26

Cán bộ “chuẩn hóa” lại bị tụt lương

14/08/2012


27

Đề nghị công nhận bằng Trung cấp Chính trị để xếp lương

17/08/2012

Viết tiếp nguy cơ gấu mất “nhà”:
28

Sự thật việc "gấu gây ô nhiễm"

09/11/2012

Viết tiếp về nguy cơ gấu mất “nhà”
29

Lời kêu cứu của những người cứu hộ gấu

10/11/2012

Viết tiếp nguy cơ gấu mất "nhà":
30
31

Chưa có quyết định di dời Trung tâm cứu hộ gấu
Số phận của 103 con gấu ở Việt Nam

04/12/2012



TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.A.Chertưchơnưi: Các thể loại báo chí, NXB Thông tấn (2004)
A.A.Chertưchơnưi: Báo chí điều tra, NXB Thông tấn (2004)
PGS, TS. Nguyễn Văn Dững: Tác phẩm báo chí, NXB Lý luận chính trị (2006)
PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng: Giáo trình báo chí điều tra, NXB Lao động (2016)
Jean – Luc Martin – Lagardette: Hướng dẫn cách viết báo, NXB Thông tấn (2010)
Nguyễn Thị Thoa, Đức Dũng (Chủ biên): Phóng sự báo chí, NXB Lý luận chính trị
(2005)



×