Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận luật thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.74 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu.................................................................................................................................1
I. Một số vấn đề chung về nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT............................................2
1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation Treatment-MFN)....................2
2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment- NT).....................................................3
II. So sánh nguyên tắc NT và MFN của WTO trong hoạt động thương mại quốc tế.........6
1. Điểm giống nhau giữa nguyên tắc NT và nguyên tắc MFN của WTO.............................6
2. Điểm khác nhau giữa nguyên tắc NT và nguyên tắc MFN của WTO..............................6
III. Việc quy định áp dụng nguyên tắc NT và MFN của WTO tại Việt Nam......................8
Kết luận....................................................................................................................................11
Danh mục tài liệu tham khảo.................................................................................................12


Đề tài số 01: So sánh nguyên tắc NT và MFN của WTO trong hoạt động
thương mại quốc tế.

Lời mở đầu
Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, có thể
thấy rõ sự thay đổi của các nước trên thế giới trong vòng quay của nền kinh tế
hội nhập và toàn cầu. Để đạt được những thành tựu đó đòi hỏi phải có hành lang
pháp lí tiến bộ và phù hợp với thực tiễn quốc tế, theo đó lĩnh vực thương mại
quốc tế có hệ thống các nguyên tắc là định hướng xử sự chung cho các nước
thành viên nhằm mục đích tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.
Trong đó, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đối xử quốc gia
(NT) là hai nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất nhằm tạo cơ hội cho các nước
phát triển, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển bình đẳng. Tại các Hiệp định
của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đã thể hiện rất rõ tinh thần của hai
nguyên tắc này.
Để tìm hiểu sâu sắc hơn hai nguyên tắc MFN và NT, cần so sánh hai
nguyên tắc trên trong hoạt động thương mại quốc tế. Từ đó, tôi chọn đề tài: “So
sánh nguyên tắc NT và MFN của WTO trong hoạt động thương mại quốc tế”.



1


I. Một số vấn đề chung về nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT
1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation Treatment-MFN)
Với sự ra đời của WTO đánh dấu bằng Hiệp định Marrakesh, trong đó tại
Phụ lục 1 có Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Hiệp định
chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Hiệp định về các khía cạnh liên quan
tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) thì nguyên tắc MFN cũng chính
thức trở thành nguyên tắc nền tảng của thương mại quốc tế.
Phần I - Điều I.1 Hiệp định GATT quy định chung về đối xử tối huệ quốc
được áp dụng “ngay lập tức và một cách không điều kiện” với mọi lợi thế, biệt
đãi, đặc quyền hoặc quyền miễn trừ nào liên quan đến thuế quan và bất kỳ loại
lệ phí nào mà bên ký kết đó áp dụng cho hoặc liên quan đến việc nhập khẩu,
xuất khẩu hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán quốc tế, hoặc liên quan đến
phương pháp tính thuế quân và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các quy định và
thủ tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm sang một bên ký kết cho
một sản phẩm cùng loại hoặc xuất nhập khẩu sang các bên ký kết khác. Nói cách
khác, nguyên tắc MFN đồng nghĩa với bình đẳng, là dựa trên cam kết thương
mại, một nước dành cho nước đối tác ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ
dành cho nước thứ ba khác trong tương lai1.
Nếu như nguyên tắc MFN trong Hiệp định GATT chỉ áp dụng đối với thuế
quan và thương mại thì trong Hiệp định khác, nguyên tắc này đã được mở rộng
sang thương mại dịch vụ (Điều 2 Hiệp định GATS), và sở hữu trí tuệ (Điều 4
Hiệp định TRIPS).
Tuy vậy, GATT vẫn có một số ngoại lệ tại điều XXIV dành cho khu vực
mậu dịch tự do hoặc đồng minh thuế quan sẽ không áp dụng nguyên tắc MFN.
Đối với đồng minh thuế quan về mặt nguyên tắc các nước thành viên sẽ không
thiết lập các rào cản thương mại đối với thương mại của nhau; còn với khu vực


1 Giáo trình luật thương mại quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân, 2013-

trang 43.

2


mậu dịch tự do thì sẽ áp dụng một hệ thống thuế quan chung và quy định chung
về thương mại.
Miễn trừ đối với các nước đang phát triển quy định tại điều XVIII. Đối
với các nước đang phát triển là thành viên sẽ được tiến hành những hạn chế
nhập khẩu cần thiết phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế với một số điều kiện
nhất định. Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-6-1971 của Đại hội đồng
GATT về việc thiết lập “Hệ thống ưu đãi phổ cập” (GSP) chỉ áp dụng cho hàng
hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong khuôn khổ
GSP, các nước phát triển có thể thiết lập số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế
quan cho một số nhóm hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm
phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó
cho các nước phát triển theo nguyên tắc MFN. Miễn trừ thứ hai là Quyết định
ngày 26-11-1971 của Đại hội đồng GATT về Đàm phán thương mại giữa các
nước đang phát triển, cho phép các nước này có quyền đàm phán, ký kết những
hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không
có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển. Trên cơ sở
Quyết định này, Hiệp định về “Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các
nước đang phát triển” (Global System of Trade Preferences among Developing
Countries - GSPT) đã được ký năm 19892.
2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment- NT)
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) được hiểu là dựa trên cam kết thương
mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác

những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản
phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình 3, được quy định tại Phần II Điều III
Đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước Hiệp định GATT, Điều 17 GATS
2

/>
viết: Thông tin cơ bản về tổ chức thương mại thế giới (WTO)- Vụ HTKTĐP-Bộ Ngoại giao biên soạn
và cập nhật.
3 Giáo trình luật thương mại quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân, 2013-

trang 49.

3


và Điều 3 TRIPS. Soi vào các Hiệp định, nguyên tắc NT được hiểu là hàng hóa
nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không
kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ
WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí
tuệ. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí
tuệ là không giống nhau. Đối với hàng hoávà quyền sở hữu trí tuệ, việc áp dụng
nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung (general obligation), có nghĩa là hàng hoá
và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan, được đăng ký bảo
hộ hợp pháp (quyền sở hữu trí tuệ) được đối xử bình đẳng như hàng hoá và
quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy định về
mua, bán, phân phối vận chuyển… Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng
đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam
kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.
Về nguyên tắc, không được áp dụng những hạn chế số lượng nhập khẩu
và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp định của

WTO, cụ thể, đó là các trường hợp: mất cân đối cán cân thanh toán (Điều XII và
XVIII.b) nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong nước (Điều XVIII.c); bảo vệ
ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để
đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu
quá nhiều (Điều XIX); vì lý do sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vì lý do an
ninh quốc gia (Điều XXI)…Ngoài ra, ngoại lệ quan trong đối với nguyên tắc
đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu. Vấn đề
này được quy định lần đầu tại Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT và hiện
nay trong Thoả thuận Vòng đàm phán Uruguay về trợ cấp và thuế đối kháng
(SCM). Thoả thuận SCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT là được áp
dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá
phân chia các loại trợ giá làm ba loại: loại "xanh"; loại "vàng" và loại "đỏ” theo
nguyên tắc "đèn hiệu giao thông" (traffic lights).
Việc áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia giữa các bên ký kết GATT/WTO
bởi các nước dễ chấp nhận nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các nước thứ ba
4


thì nước nào cũng muốn dành một sự bảo hộ nhất định đối với sản phẩm nội địa.
Mục tiêu chính của nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là tạo ra những điều kiện cạnh
tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa cùng loại. Điều
III. 2 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của các bên ký kết tạo ra những điều
kiện cạnh tranh bình đẳng cho cả hàng hoá nhập khẩu và hàng sản xuất trong
nước.
Với vấn đề “doanh nghiệp nhà nước độc quyền thương mại” Hiệp định
không cấm các bên ký kết thành lập hoặc duy trì những doanh nghiệp nhà nước
kiểu như vậy nhưng phải đảm bảo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia vẫn được áp
dụng đối với những doanh nghiệp này. Trong vụ Mỹ kiện Thái Lan về những
hạn chế số lượng và tăng thuế tiêu thụ đánh vào thuốc lá điếu nhập khẩu, nhóm
chuyên gia của GATT đã quyết định rằng chính phủ Thái Lan có quyền thành

lập "Thai Tobacco Monopoly" là công ty của nhà nước độc quyền trong lĩnh vực
nhập khẩu và phân phối thuốc lá ở Thái Lan và có quyền sử dụng công ty này để
điều chỉnh giá và hệ thống bán lẻ thuốc lá. Tuy nhiên, ngược lại, Thái Lan cũng
có nghĩa vụ theo đãi ngộ quốc gia không được đối xử với thuốc lá nhập khẩu
kém ưu đãi hơn so với thuốc lá sản xuất trong nước. Vì vậy, việc Thái lan hạn
chế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc lá ngoại và tăng thuế tiêu thụ trong
nước căn cứ vào tỷ lệ "nội hoá" trong thuốc lá là vi phạm Điều III của GATT về
đãi ngộ quốc gia. Bồi thẩm đoàn của GATT đồng thời cũng bác bỏ lập luận của
Thái lan viện dẫn điều khoản cho phép hạn chế số lượng vì lý do sức khoẻ vì
cho rằng mục tiêu thực sự của chính phủ Thái Lan không phải là để hạn chế việc
tiêu thụ thuốc lá nói chung mà thực chất là nhằm bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá
của Thái Lan.
Nguyên tắc đối xử quốc gia NT cùng với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thương mại đa phương
mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách nghiêm túc những cam
kết về mở cửa thị trường mà tất cả các nước thành viên đã chấp nhận khi chính
thức trở thành thành viên của WTO.
5


II. So sánh nguyên tắc NT và MFN của WTO trong hoạt động thương mại
quốc tế
1. Điểm giống nhau giữa nguyên tắc NT và nguyên tắc MFN của WTO
Hai nguyên tắc NT và MFN đều là các nguyên tắc cơ bản của WTO trong
hoạt động thương mại quốc tế, hai nguyên tắc này được gọi chung là nguyên tắc
không phân biệt đối xử khi kết hợp với nhau (Non-Discrimination); hai nguyên
tắc trên đều nhằm mục đích dành cho những quốc gia thành viên tham gia hoạt
động thương mại quốc tế những ưu đãi có lợi nhất trong các lĩnh vực thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ từ đó xóa bỏ môi trường
phân biệt đối xử, thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển, cạnh tranh bình đẳng.

2. Điểm khác nhau giữa nguyên tắc NT và nguyên tắc MFN của WTO
Thứ nhất về khái niệm, nguyên tắc MFN là dựa trên cam kết thương mại,
một nước dành cho nước đối tác ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành
cho nước thứ ba khác trong tương lai; còn nguyên tắc NT là dựa trên cam kết
thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước
khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành
cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.
Thứ hai về đặc điểm, nguyên tắc MFN là nghĩa vụ đối với các các quốc
gia thành viên thể hiện sự công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa
các loại hàng hóa, sản phẩm đến từ các quốc gia khác nhau; còn nguyên tắc NT
là nguyên tắc thể hiện sự công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử với các
sản phẩm, hàng hóa từ nước khác so với nước bản địa.
Thứ ba về đối tượng, nguyên tắc MFN hướng tới các đối tượng là sản
phẩm, hàng hóa dịch vụ… mà đối tượng đó nằm ngoài biên giới quốc gia của
nước dành cho ưu đãi; còn nguyên tắc NT hướng tới đối tượng đã vào thị trường
của nước dành cho ưu đãi và sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nội địa.
Thứ tư về phạm vi áp dụng, nguyên tắc MFN áp dụng thông hai qua biện
pháp, bao gồm biện pháp cửa khẩu (thuế quan và phi thuế quan) và biện pháp
6


nội địa (thuế và phí nội địa); còn nguyên tắc NT áp dụng thông qua quy chế thuế
và phí trong nước cho phép các quốc gia không áp dụng các mức thuế và phí đối
với sản phẩm nhập khẩu cao hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước, quy chế
số lượng, quy chế mua bán như không được quy định về số lượng, tỉ lệ trong các
sản phẩm đến nội địa, không được phân biệt các sản phẩm cùng loại đến từ nước
nhập khẩu…
Thứ năm về ngoại lệ, ngoại lệ đối với nguyên tắc MFN bao gồm chế độ
ưu đãi thuế quan (Điều 1.3 Hiệp định GATT), khu vực mậu dịch tự do và đồng
minh thuế quan được hưởng ngoại lệ về nguyên tắc này, chế độ ưu đãi thuế quan

phổ cập nhằm giúp các nước đang phát triển có thể thúc đẩy nền kinh tế của
nước mình với sự giúp đỡ một cách tự nguyện từ các nước phát triển về ưu đãi
thuế quan… mà không cần cam kết có đi có lại, ngoại lệ về “miễn trừ nghĩa vụ
một cách tạm thời”, các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của
nước có chung biên giới, các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài được quy định trong các hiệp định kinh tế khu vực, ngoài ra còn một
số ngoại lệ khác như vấn đề bảo lưu trật tự công, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe con người, hệ sinh thái, đối với ngoại
lệ liên quan đến việc xuất nhập khẩu vàng và bạc hạn chế mua, mang, chuyển,
thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn để bảo
đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia…; còn đối với nguyên tắc NT có một số
ngoại lệ như vấn đề mua sắm chính phủ thì dành ưu tiên cho các loại hàng hóa,
sản phẩm, các nhà đầu tư trong nước với việc chính phủ mua để sử dụng, vấn đề
trợ cấp mỗi quốc gia được phép trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước mình
trong phạm vi nhất định, vấn đề dịch vụ liên quan tới điện ảnh như việc các quốc
gia được tự chủ đối với việc phân bổ thời gian chiếu phim, kiểm duyệt nội dung
phim, quyền bảo hộ phim trong nước…

III. Việc quy định áp dụng nguyên tắc NT và MFN của WTO tại Việt Nam

7


Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), việc trở thành thành viên của tổ chức này đem lại
cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế- xã hội của đất
nước cũng như đẩy mạnh quá trình hội nhập hóa- toàn cầu hóa. Theo đó, Việt
Nam được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích cũng như phải thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ và trách nhiệm của các Hiệp định và cam kết của WTO trong các
lĩnh vực thương mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ… Trong đó,

các nguyên tắc cơ bản của WTO đóng vai trò chính, nền tảng trong việc điều
chỉnh các quan hệ của WTO trong các lĩnh vực nhằm tạo nền tảng phát triển
chung không chỉ đối với các quốc gia thành viên mà còn đem lại các tác động
đến các quốc gia chưa là thành viên của tổ chức.
Như đã phân tích, nguyên tắc NT và nguyên tắc MFN là hai trong số
những nguyên tắc chủ đạo, quan trọng của WTO trong các Hiệp định. Nhận thức
được sự quan trọng của hai nguyên tắc NT và MFN nên hai nguyên tắc trên đã
được Việt Nam nội luật hóa trong pháp luật quốc gia và ghi nhận rộng rãi trong
các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên: Hiến pháp 2013, Bộ luật
dân sự 2015, Luật cạnh tranh 2006, Pháp lệnh số 41/2002/UBTVQH10 về đối
xử tối huệ quôc và đối xử quốc gia ngày 25/05/2002,... Việc quy định này lại
một lần nữa khẳng định sự nhận thức đúng đắn của nhà nước ta về tầm quan
trọng của hai nguyên tắc này. Mặc dù phạm vi áp dụng của chúng chỉ trong lĩnh
vực thương mại quốc tế nhưng phần nào cũng cho thấy rằng chúng ta không
phân biệt đối xử giữa các chủ thể khác nhau khi họ tham gia quan hệ thương
mại. Với tư cách là thành viên WTO, được hưởng những ưu đãi và thuận lợi
giúp nền kinh tế nước ta tăng trưởng vượt bậc; tuy nhiên vào cuối năm 2007,
đầu năm 2008, Việt Nam phải đối mặt với kinh tế tăng nóng do dòng vốn đầu tư
khổng lồ. Những nỗ lực để thanh lọc các dòng vốn này đã không thể ngăn sự
bùng nổ tín dụng ngân hàng, lạm phát tăng nhanh, thâm hụt thương mại gia tăng
và bong bóng giá tài sản. Ngoài ra, trong năm 2008, nền kinh tế nước ta, bên
cạnh những thách thức trong nước, cũng bị cuốn vào cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu. Từ tháng 3 năm 2008, Chính phủ đã thành công trong việc ổn định nền
8


kinh tế và giảm thâm hụt ngân sách ở mức kiểm soát. Giai đoạn sau 2010, tăng
trưởng GDP thực tế, giảm từ 6,42% trong năm 2011 xuống 5,25% (năm/năm)
trong năm 2012, tốc độ chậm nhất kể từ năm 1999 do lượng cầu trong nước yếu
chủ yếu vì lạm phát leo thang trong năm 2011 đã thay đổi kỳ vọng của người

tiêu dùng và gây ra tăng trưởng tiêu dùng cá nhân giảm và FDI phát triển mờ
nhạt. Tháng 3 năm 2013, lạm phát đã giảm từ 2 con số xuống khoảng 7 phần
trăm (năm/năm) Với dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Thị trường tài chính êm ả trở
lại do những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng Nhà nước (SBV) trong việc
cung cấp thanh khoản và sáp nhập một số ngân hàng yếu nhỏ.... Năm 2016 nền
kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng GDP không
đạt chỉ tiêu đề ra; ngành nông – lâm – thuỷ sản gặp khó vì thiên tai, hại hán;
ngành khai khoáng giảm sâu tác động mạnh đến mức tăng trưởng chung... Tuy
nhiên, về chủ đạo, kinh tế Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể. Dù vậy, theo
Tổng cục thống kê mức tăng trưởng năm 2016 tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của
năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng là 6,7% đã đề ra. Tăng trưởng
nhanh đồng hành với tăng đột biến về thương mại. Cải cách kinh tế trong nước
và mở cửa thương mại liên tục là tâm điểm của sự bùng nổ của dòng vốn FDI và
thương mại từ đầu những năm 1990 cho đến năm 2008. ...Từ năm 2010, tỷ lệ
tăng trưởng xuất nhập khẩu đã phục hồi khá tốt, đóng góp vào tăng trưởng kinh
tế của đất nước...Năm 2016, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tốt, thể hiện trên cả
hai phương diện quy mô và tốc độ tăng so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu
năm 2016 đạt 176,6 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015. Trong bối cảnh kinh tế
thế giới có nhiều biến động, đây là một kết quả khả quan trong tương quan so
sánh với năm trước cũng như so sánh với các nước trong khu vực. Xuất siêu
khoảng 2,52 tỷ USD. Xuất siêu năm 2016 đạt được do tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, đã đảo ngược cán
cân thương mại từ thâm hụt năm 2015 sang thặng dư năm 2016. Thặng dư cán
cân thương mại đã góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá, ổn định
kinh tế vĩ mô. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu và máy
móc thiết bị phục vụ chủ yếu cho sản xuất trong nước và gia công, xuất khẩu
9


chiếm tỷ trọng cao (88%) tổng kim ngạch. Những kết quả trên đây của hoạt

động xuất nhập khẩu năm 2016 là tín hiệu tích cực, tạo tiền đề cho sự phát triển
của xuất nhập khẩu nói riêng và cả nền kinh tế nước ta nói chung trong những
năm tới4.
Như vậy trong quá trình giao lưu thương mại quốc tế, thúc đẩy quan hệ
quốc tế thì việc quy định hai nguyên tắc NT và MFN là cần thiết và có ý nghĩa
rất quan trọng. Nó tạo cơ sở pháp lí quy định và bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi họ tham quan hệ thương
mại quốc tế, cũng như khi Việt Nam tiếp tục quá trình hội nhập phát triển kinh
tế, nó là biện pháp giúp tăng trưởng, cải thiên kinh tế. Hơn nữa, hai nguyên tắc
này còn tạo ra sân chơi bình đẳng, đồng thời xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với
các lí do khác nhau. Đối với Việt Nam- một nước có nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa thì quy định hai nguyên tắc này là hoàn toàn cần thiết.
Việc quy định và thực hiện tốt hai nguyên tắc NT và MFN sẽ tăng khả năng hấp
dẫn của thị trường Việt Nam, thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài,
góp phần thúc đẩy không chỉ lĩnh vực thương mại quốc tế mà còn cả các quan
hệ dân sự, thương mại quốc tế ở Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập của
Việt Nam với khu vực và thế giới.

4 – Bài viết: Mười năm gia nhập
WTO- thành tựu cơ bản, thách thức cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập toàn diện , TS. Nguyễn
Hữu Tuyên, Phó vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp, ngày 2/10/2017.

10


Kết luận
Trong xu hướng hiện nay, các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới
đều tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát điểm của các quốc
gia là sự phát triển không đồng đều, do đó khi tham gia quá trình hội nhập kinh
tế đòi hỏi WTO phải đảm bảo việc điều tiết giúp phát triển bình đẳng, đảm bảo

hài hòa lợi ích, các bên cùng có lợi. Hai nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và đối
xử quốc gia là hai nguyên tắc nền tảng cơ bản, có tác động trực tiếp tới mỗi quốc
gia khi gia nhập và hoạt động trong khuôn khổ WTO. Do đó, đòi hỏi khi gia
nhập WTO, các quốc gia thành viên phải có sự chuẩn bị kĩ càng để phát huy
những tác động tích cực và hạn chế được những ảnh hưởng trái chiều của hai
nguyên tắc này trong quá trình phát triển kinh tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại.

11


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại- GATT.
2. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ- GATS.
3. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệTRIPs.
4. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại Quốc tế, NXB
Công an Nhân dân, 2013.
5. Trang website:
/> />163133/view –Bài viết: Thông tin cơ bản về tổ chức thương mại thế giới (WTO)Vụ HTKTĐP-Bộ Ngoại giao biên soạn và cập nhật.
/>
–Bài

viết: Một số ngoại lệ trong WTO và quy định của Việt Nam- Trần Thị Túy.
– Bài viết:
Mười năm gia nhập WTO- thành tựu cơ bản, thách thức cho Việt Nam trong tiến
trình hội nhập toàn diện, TS. Nguyễn Hữu Tuyên, Phó vụ trưởng Vụ hợp tác
quốc tế, Bộ Tư pháp, ngày 2/10/2017.

12




×