Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐÈ CƯƠNG môn TLH LĐQL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.14 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG
MÔN TÂM LÝ HỌC LÃNH ĐAO, QUẢN LÝ
Vấn đề 1: Bản chất của Quản lý
*KN về quản lý (nêu định nghĩa và phân tích)
Theo nghĩa chung nhất từ góc độ của Tâm lý học, quản lý được hiểu như
sau: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ
thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó.
Từ nội hàm của khái niệm quản lý cho thấy:
- Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. tức là,
hoạt động quản lý chỉ cần thiết và tồn tại đối với một nhóm người. Còn đối với
một các nhân, anh ta tự điều khiển hoạt động của mình.
- Quản lý gồm công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác
thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm.
- Hoạt động quản lý gồm hai bộ phận cấu thành: chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý.
- Khí nói đến hoạt động quản lý chúng ta chủ yếu nói đén hoạt động quản
lý con người.
- Hệ thống quản lý được hiểu như sự phối hợp có tổ chức thống nhất.
- Hệ thống quản lý được hiểu như sự phối hợp có tổ chức thống nhất.
*Bản chất của quản lý:
- Quản lý là những tác động có phương hướng, có mục đích rõ ràng của
chủ thể quản lý.
- Quản lý là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo cao. Quản lý là một khoa
học và là một nghệ thuật.
+ Quản lý là khoa học, vì nó vận dụng tri thức được hệ thống hóa, là sự
vận dụng các quy luật của chủ thể quản lý để giải quyết các vấn đề đặt ra.
+ Quản lý là nghệ thuật: vì đây là loại hoạt động đặc biệt- hoạt động này
đòi hỏi phải vận dụng hết sức khéo léo, linh hoạt và sáng tạo những tri thức,
những kinh nghiệm để tác động đến đối tượng quản lý – các cá nhân cụ thể. Mỗi
con người là một nhân cách, một thế giới tâm lý phong phú và phức tạp.
- Quản lý đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.


- Hiệu quả của hoạt động quản lý phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức – việc đổi
mới cơ cấu tổ chức để phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu quản lý.
*Rút ra kết luận: QL là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo thể hiện ở năng lực
ra quyết định
sản phẩm của tư duy quản lý. Muốn có được điều này người
QL phải có phẩm chất trí tuệ tôt, tính sáng tạo, phê phán....


*Chứng minh “QL vừa là một khoa học đồng thời mang tính nghệ thuật”
1. Tính khoa học của lãnh đạo, quản lý biểu hiện ở các nội dung sau:
- QL là một KH vì QL vận dụng nhiều tri thức thuộc nhiều KH có liên
quan như: TLH quản lý; giáo dục học...Người QL phải có kiến thức sâu rộng về
KH quản lý nói chung (KH quản lý đại cương, Vấn đề cơ bản về giáo dục, kiến
thức về tâm lý học QL...). Người QL cần vận dụng linh hoạt những kiến thức đó.
- Phải đảm bảo tính khoa học trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện
các quyết định lãnh đạo, quản lý: Nó phải được dựa trên một cơ sở khoa học
nhất định (khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể); giải quyết một cách hài hòa
mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, giữa tính nguyên tắc với chủ nghĩa
giáo điều và bệnh rập khuôn máy móc, giữa tính linh hoạt cách mạng với chủ
nghĩa cơ hội xét lại, giữa cái phổ biến với cái đặc thù, giữa hiện tại và tương
lai…Mọi biểu hiện chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan đều có thể
dẫn đến các hậu quả xấu trong lãnh đạo quản lý.
- Nó đòi hỏi người LĐ, QL phải nắm vững lý luận LĐ, QL; các yếu tố cơ
bản của người LĐ, QL như:
+ Phải nắm vững tính khoa học trong phong cách lãnh đạo-kiểu hoạt động
đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác
động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu
tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý.
+ Nó còn đòi hỏi người LĐ, QL phải nắm vững Phương pháp LĐ, QLcách thức tác động cảu chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý để đạt
được mục tiêu đề ra. Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp lãnh đạo và quản

lý: Nhân tố khách quan nhưng môi trường và điều kiện làm việc, cơ chế quản lý,
nội dung, quy chế, quy định trong lĩnh vực hoạt động quản lý. Nhân tố chủ quan
như trình độ, năng lực của người lãnh đạo quản lý; tinh thần trách nhiệm, tính tự
giác, năng động, sáng tạo và ý thức chấp hành của chủ thể và khách thể bị lãnh
đạo quản lý; quyền uy, uy tín của người lãnh đạo quản lý.


Tính khoa học của phương pháp LĐ, QL biểu hiện ở quy luật về mối quan
hệ biện chứng giữa chủ thể lãnh đạo, quản lý với đối tượng lãnh đạo, quản lý.
Phương pháp quản lý luôn được điều chỉnh bởi hệ thống các quy luật của quản
lý kinh tế , quản lý nhà nước…Do đó phương pháp LĐ, QL phải được xây dựng
trên nền tảng nhận thức khoa học- người LĐ, QL phải có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, trình độ quản lý và các kiến thức văn hóa khác.
2. Tính nghệ thuật của LĐ, QL được biểu hiện ở chỗ:
- Đó là nghệ thuật vận dụng khả năng: Sự vận động của đời sống chính
trị-xã hội là sự tác động qua lại cảu nhiều mối quan hệ phức tạp và tồn tại nhiều
khả năng (khách quan). Tính nghệ thuật của công việc LĐ, QL thể hiện ở chỗ
vai trò của nhân tố chủ quan trong việc lựa chọn khả năng tối ưu và tạo lập cơ
chế để hiện thực hóa khả năng đã được lựa chọn. Đó là việc kiên định mục tiêu
lý tưởng chính trị, nhưng mềm dẻo và linh hoạt về sách lược, phương pháp cho
phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, với điều kiện cụ thể, con người cụ thể.
- Để đảm bảo tính nghệ thuật trong phương pháp, phong cách và quan hệ
giao tiếp trong lãnh đạo, quản lý cần chú ý các nội dung:
+ Phương pháp lãnh đạo quản lý là một nghệ thuật: Tính nghệ thuật của
LĐ, QL xuất phát từ tính đa dạng trong hoạt động LĐ, QL: Đối tượng tác động
của phương pháp LĐ, QL là những con người xã hội – mà con người là một thực
thể đa dạng về tâm lý, tính cách, nhu cầu lợi ích, thói quen…do vậy Phương
pháp LĐ, QL cũng mang tính đa dạng, phong phú, năng động, linh hoạt; không
được máy móc, cứng nhắc, rập khuôn. Phương pháp lãnh đạo quản lý đòi hỏi
văn hóa ứng xử, văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ cao của người lãnh đạo và

người bị lãnh đạo.
+ Người lãnh đạo, quản lý cần chú ý và biết kết hợp hài hòa giữa phong
cách Lãnh đạo, quản lý khác nhau, tương thích với từng tình huống, từng đối
tượng trong một quá trình lãnh đạo, quản lý.


+ Người LĐ, QL cần nắm vững nghệ thuật trong giao tiếp: Hoạt động
lãnh đạo, quản lý là hoạt động gián tiếp-Nhiệm vụ chính của người LĐ, QL là
dẫn dắt, định hướng; huy động, phối hợp sức mạnh của mọi người và tập thể để
thực hiện mục tiêu của tổ chức – vì có tính chất gián tiếp nên hoạt động lãnh đạo
quản lý thường tiến hành chủ yếu thông qua hoạt động giao tiếp.
+ “Dùng người” là chức năng cơ bản của lãnh đạo và quản lý: Lãnh đạo,
quản lý không thể làm tất cả, thành công nhờ dùng người. Nó đòi hỏi phải hiểu
cấp dưới, biết phân công, phân cấp công việc cho phù hợp với “sở trường, sở
đoản” của từng đối tượng; biết phát hiện, sử dụng người đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ, động viên khích lệ cán bộ…theo kiểu”dụng nhân như dụng mộc”.
Vấn đề 2: BẢN CHẤT CỦA UY TÍN LÃNH ĐẠO
* KN về uy tín và phân tích khái niệm
* Các thành tố tạo nên uy tín: Có 2 cách phân tích
Cách 1: Theo tài liệu của thầy Vi Dũng: Dựa vào phẩm chất, năng lực trong đó
phải có yếu tố chức năng quyền hạn được giao.
Cách 2: Phân tích theo hướng Cô Hằng: vai trò của uy tín
- Đối với người lãnh đạo
- Đối với tập thể
1. Khái niệm về uy tín và phân tích khái niệm: (giáo trình T.182)
Uy tín của người LĐ là hệ thống những thuộc tính nhân cách của người LĐ
được các thành viên trong tổ chức thừa nhận và tôn trọng.
Nói đến uy tín là nói tới sự ảnh hưởng của người LĐ đến những người dưới
quyền, đó là sự ảnh hưởng được người khác thừa nhận và tôn trọng. Sự ảnh
hưởng này sẽ là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành công

trong việc quản lý tổ chức.
Phân tích KN uy tín LĐ, chúng ta cần chú ý đến hai khía cạnh chính. Đó là
sự ảnh hưởng và sự thừa nhận.
Sự ảnh hưởng của người LĐ được xây dựng trên cơ sở của trình độ chuyên
môn, kinh nghiệm, các phẩm chất đạo đức, tính cách, phong cách LĐ...


Sự thừa nhận của các thành viên trong tổ chức đối với người LĐ là sự thừa
nhận về quyền lực trong hoạt động quản lý thừa nhận sự ảnh hưởng của người
LĐ đối với họ
2. Các yếu tố tạo nên uy tín lãnh đạo
Như trên đã trình bày uy tín là hệ thống các phẩm chất nhân cách phẩm
chất của người lãnh đạo. Do vậy, có nhiều yếu tố tạo nên uy tín của người lãnh
đạo.
+ Trình độ chuyên môn giỏi
Tri thức mà cụ thể hơn là trình độ chuyên môn là một trong những thành tố
quan trọng hànhđầu để tạo nên uy tín của người lãnh đạo. Nếu trong tổ chức
người lãnh đạo có chuyên môn yếu hơn những người dưới quyền thì người lãnh
đạo sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý của mình. Vì, người lãnh đạo
rất khó khăn trong khâu kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn ngiệp vụ của
cấp dưới. Nếu người lãnh đạo có chuyên môn giỏi hơn họ thì anh ta có thể biết
và đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc của cấp dưới cũng như
những sai phạm của họ mắc phải. Thứ hai người lãnh đaopj rất khó khăn trong
việc giao nhiệm vụ một cách phù hợp cho cấp dưới. Có thể nói, người lãnh đạo
rất khó thuyết phục, cảm hóa được cấp dưới và các thành viên trong tổ chgức
khi anh ta có trình độ chuyên môn kém hơn họ.
Trình độ chuyên ,môn giỏi sẽ giúp người lãnh đạo biết được công việc của
cấp dưới, giúp họ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Trình độ chuyên
môn giỏi là cơp sở quan trọng tạo nên quyền lục của người lãnh đạo trong tổ
chức, từ đó tạo nên ảnh hưởng của anh ta đối với người thừa hành.

Kết quả điều tra của một số công trình nghiên cứu cho thấy yếu tố trình độ
chuyên môn được đánh giá cao trong nhgững yếu cầu đối với người lãnh đạo.
Trong đợt khảo sát của chúng ta tại 31 doanh nghiệp, trong đó có 17 DN
nhà nước và 14 DN tư nhân cho thấy, có 64,44% lãnh đạo cấp trưởng và 85,71%
lãnh đạo cấp thấp hơn cho rằng trình độ chuyên môn là cần thiết để tạo nên uy
tín người lãnh đạo. Như vậy, những người quản lý cấp dưới lại đánh giá yếu tố
này cao hơn những người quản lý cấp trưởng. Phải chăng đây là một yêu cầu,
một đòi hỏi của cấp dưới đối với người đứng đầu của một tập thể. Ngay vào cuối
những năm 90 của thế kỷ XX, một cuộc điều tra 1000 DN nhỏ ở Hà Nội của
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã cho một kết quả đáng phấn
khỏi: Những nhà kinh doanh và người dân đánh giá cao yếu tố chuyên môn đối
với những người quản lý doanh nghiệp. Yếu tố này được xếp ở vị trí cao nhất
trong 7 kỹ năng quan trong của nhà kinh doanh. Tại cuộc điều tra 314 cán bộ
quản lý doanh nghiệp ở Hà Nội về nhân cách của Giám đốc doanh nghiệp Nhà


nước do tác giả Lê Thái thực hiện năm 2003 cho thấy, yếu tố co kiến thức và
tầm nhìn xa được xếp ở vị trí thứ 2 trong 11 phẩm chất về trí tuệ của Giám đốc
doanh nghiệp.
+ Năng lực tổ chức
Đay là một yếu tố quyết định nữa tạo tên uy tín của người lãnh đạo. Bởi lẽ,
kết quả hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể phụ thuộc rất nhiều vào năng lực
tổ chức của nguời lãnh đạo. Một người lãnh đạo có năng lục quản lý tốt sx tạo
nên hiệu quả hoạt động cao của tổ chức. Làm cho tổ chức phát triển và đem lại
nhiều lơih ích mọi người. Đây là một cơ sở quan trọng để những người dưới
quyền thừa nhận và tôn trọng người lãnh đạo. Hay nói cách khác, uy tín của
người lãnh đạo được tạo nên trong tổ chức.
Tại cuộc khảo sát (năm 1995), yếu tố năng lực tổ chức được đánh giá cao
nhất trong các yếu tố tạo nên uy tín người lãnh đạo (86,18% số người được hỏi
là cần thiết và 13,82% cho là không cần thiết).

+ Các phẩm chất đạo đức
Cùng với năng lực tổ chức và trình dộ chuyên, các phẩm chất đạo đức góp
phần quan trọng tạo nên uy tín người lãnh đạo. Kết quả điều tra cho thấy, yếu tố
đạo đức được xếp thứ hai sau năng lực tổ chức; 75,5% những người quản lý cấp
trưởng và 66,6% những người quản lý cấp dưới cho rằng đạo đức là cần thiết để
tạo nên uy tín. Một người lãnh đạo giỏi về chuyên, có năng lực quản lý tốt,
nhưng không có những phẩm chất đạo đức cần thiết, anh ta chỉ lo vun vén gia
đình, người thân của mình, không quan tâm đến lợi ích của mọi người, lối sống
sa đọa, thiếu mẫu mực... thì người lãnh đạo này không thể có uy tín trong tập thể
của mình được.
Để tạo nên uy tín, người lãnh đạo cần có một phẩm chất đạo đức cơ bản
sau:
a. Công bằng trong đánh giá, khen thưởng hay xử phạt....
b. Quan tâm đến người khác....
c. Tránh thái độ ra lệnh thô bạo trong quan hệ...
Như vậy uy tín của người lãnh đạo không phải được tạo nên bởi quyền lực
được trao, mà phải được tạo nên bằng chính năng lực tổ chức, trình độ chuyên
môn và các phẩm chất đạo đức của người đó. Uy tín của người lãnh đạo không
phải được tạo nên bởi sự áp đặt, khống chế mà bằng sự cảm nhận, sự kính phục
và tôn trọng của những người dưới quyền đối với nhân cách của người lãnh đạo.
Chỉ có uy tín như vậy mới có ảnh hưởng tốt đến các thành viên trong tập thể, có
sức ám thị và cảm hóa họ./.


Vấn đề 3: Nhu cầu của người lao động
*KN về nhu cầu: Có 5 bậc nhu cầu
*Hiểu cơ bản về nhu cầu người lao động: Thay đổi tùy theo Y/c công việc, tình
trạng sức khỏe....Khi nhu cầu được thỏa mãn thì nhu cầu khác sẽ nảy sinh. Từ
những đặc điểm trên người lãnh đạo cần lưu ý vận dụng nhu cầu người lao động
sao cho phù hợp? Sự biến đổi nhu cầu lao động như thế nào?

Người lao động cần lắng nghe và thấu hiểu người lao động, cần tạo ra điịnh mức
XH một cách phù hợp
Vấn đề 4: Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức và thao tác hợp lý để thực
hiện một hành động hay một hoạt động nào đó có kết quả trong điều kiện nhất
định.
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển sự tiếp xúc giữa các cá nhân
xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động.
Kỹ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ phối hợp hài
hòa, hợp lý của chủ thể giao tiếp nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với đối tượng
giao tiếp đạt kết quả cao với sự tiêu hoa năng lượng tinh thần, cơ bắp ít nhất
trong điều kiện thay đổi.
1. Các nhóm kỹ năng giao tiếp
1.1. Phân loại theo quá trình giao tiếp
1.1.1. Nhóm kĩ năng định hướng giao tiếp: là khả năng dựa vào biểu lộ
bên ngoài như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt… để có thể phán
đoán tương đối chính xác trạng thái tâm lý bên trong của đối tượng trong quá
trình giao tiếp, từ đó tiến hành quá trình giao tiếp sao cho phù hợp. Thực chất
của kĩ năng này chính là việc chủ thể “phác thảo chân dung tâm lý” về đối tượng
giao tiếp.
Nhóm kĩ năng định hướng giao tiếp bao gồm những kĩ nawg sau:
- Kĩ năng tri giác (quan sát): Kĩ năng này hiểu được biểu hiện ở khả năng
dựa vào tri giác ban đầu về các biểu hiện bên ngoài (hình thức, động tác, ngon
ngữ, cử chỉ, điệu bộ và sắc thái biểu cảm) mà phán đoán tâm lý.
Người có kĩ năng giao tiếp tốt có thể dễ dàng phát hiện những diễn biến
tâm lý của đối tượng giao tiếp.


- Kỹ năng chuyển từ tri giác vào việc nhận biết các đặc điểm về nhu cầu,
động cơ, sở thích, cá tính của đối tượng giao tiếp.

Cũng có thể chia nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp thành kỹ năng định
hướng trước khi tiếp xúc và kỹ năng định hướng trong quá trình tiếp xúc.
1.1.2. Nhóm kĩ năng định vị giao tiếp: là nhóm có kỹ năng có khả năng
xác định đúng vị trí giao tiếp để từ đó tạo điều kiện cho đối tượng chủ động.
Thực chất đây là kĩ năng biết cách thu thập và phân tích, xử lý thông tin.
Nhóm này bao gồm:
- Kỹ năng nhận biết vị trí trong giao tiếp ;
- Kĩ năng xác định không gian, thời gian giao tiếp phù hợp;
- Kĩ năng xác định nội dung giao tiếp.
1.1.2. Nhóm kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp
Là khả năng thu hút đối tượng, tìm ra những đề tài giao tiếp mới lại hấp
dẫ, duy trì nó, xác định và thỏa mãn hững thú của đối tượng, làm chủ được cảm
xúc của bản thân và sử dụng hợp lý các phương tiện giao tiếp.
Có thể phan chia nhóm kỹ năng này thành các kỹ năng sau:
- Kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp: là khả năng tìm ra đề tài giao tiếp
phù hợp với đối tượng và tình hình huống giao tiếp, biết thu hút đối tượng vào
quá trình giao tiếp, duy trì nó bằng cách thúc dẩy hoặc kìm hãm và kết thức một
cách hợp lý nhằm tạp ra những xúc cảm dương tính về đối tượng.
- Kỹ năng điều khiển bản thân chủ thể giao tiếp: Là khả năng làm chủ cảm
xúc của bản thân, điều khiển và điều chỉnh nó sao cho phù hợp với hoàn cảnh và
đối tượng nhằm đạt được mục đích giao tiếp mà vẫn còn có thể tạo ra cho mình
những xúc cảm hứng thú nhất định.
- Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp: là khả năng sử dụng phối hợp
một cách hiệu quả các phương tiện giao tiếp, trong đó chủ yếu vẫn là ngôn ngữ
và phi ngôn ngữ.
1.2. Dựa vào kỹ năng hoạt động và yêu cầu cụ thể
1.2.1. Kỹ năng chung: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
thấu cảm, kỹ năng đồng cảm, kỹ nawg động viên khích lệ, kỹ năng xử lý tình
huống; kỹ năng thương lượng, đàm phán, kỹ năng xử lý xung đột; kỹ năng ứng



xử tâm lý, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng phân tích đối tương; kỹ năng
viết, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng quản lý, kỹ năng chủ trì hội nghị…..
1.2.2. Kỹ năng chuyên biệt:
- Kỹ năng soạn thảo văn bản:
- Kỹ năng quản lý: bao gồm những kỹ năng nghề nghiệp cho phép bạn
quản lý công việc và con người một cách hiệu quả. Mặc dù một số kỹ năng cụ
thể sẽ khác nhau, tùy ngành nghề, nhưng cũng có một loạt kỹ năng phổ biến có
thể áp dụng cho hầu hết mọi môi trường làm việc.
- Kỹ năng chủ trì hội nghị, cuộc họp.
2. Người lãnh đạo rèn luyện kĩ năng giao tiếp như thế nào.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết, kĩ năng phân tích đối tượng, kĩ năng lắng
nghe, kỹ năng nói, kỹ năng viết.
(Đang đợt cao điểm nên không có thời gian các đ/c cố gắng thêm lý thuyết
trong tài liệu cho đầy đủ nhé!)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×