Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

cam nang tuoi nuoc nong nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 46 trang )

Chế độ nước trong đất
1.4.1. Khái niệm chung
Chế độ nước trong đất luôn luôn biến đổi. Bằng
phương pháp cân bằng giữa
lượng nước xâm nhập vào đất (nước mưa, nước hút
ẩm của đất từ không khí, nước
ngầm) và lượng nước tiêu hao từ đất (nước bốc hơi
mặt đất, bốc hơi qua thân lá cây
trồng, nước thẩm lậu xuống tầng đất sâu...) qua từng
thời gian hoặc bằng phường
pháp quan trắc trực tiếp độ ẩm đất chúng ta có thể
xác định được sự biến động của
độ ẩm đất. Sự biến động này thay đổi theo độ sâu lớp
đất, chịu ảnh hưởng của điều
kiện thời tiết khí hậu mà lớn nhất là lượng mưa tự
nhiên và lượng bốc hơi từ mặt
đất.


Chế độ nước trong đất phụ thuộc vào tính chất vật lý
của đất như: kết cấu, độ
rỗng, dung trọng đất. Để tìm hiểu yếu tố khí hậu ảnh
hưởng đến chế độ nước của
đất, người ta dùng hệ số ẩm ướt K xác định bằng tỷ
số giữa tổng lượng mưa và tổng
lượng bốc hơi trung bình trong nhiều năm.
Ở những vùng K > 1 đất trở nên ẩm ướt, nước thẩm
lậu nhiều, gây dòng chảy
trên mặt và ở đó hình thành chế độ nước rửa trôi, các
chất dinh dưỡng dần dần bị
rửa trôi, đất nghèo thức ăn, kém thoáng khí.


Để cây trồng sinh trưởng bình thường cần áp dụng
các biện pháp tiêu nước
thừa trong đất, ngăn chặn nguồn nước chảy trên mặt
đất và nước ngầm xâm nhập
vào đất.


Ở những vùng K < 1 đất trở nên khô hạn, cần áp
dụng các biện pháp hạn chế
bốc hơi từ mặt đất và tưới nhân tạo để đảm bảo chế
độ nước thích hợp cho cây
trồng


Chế độ tưới cho các loại rau - Cà chua
Cà chua là cây thu hoạch quả, yêu cầu nước không
cao lắm và thân lá của nó
được bao phủ một lớp lông tơ có tác dụng chống bốc
hơi. Cà chua là cây trồng có
khả năng sinh trưởng mạnh nhưng sức hút nước của
bộ rễ yếu nên cần có độ ẩm đất
trong một giới hạn thích hợp. Vì vậy, cần phải tưới
nước để tạo điều kiện cho cà
chua sinh trưởng tốt.
Tưới cho cà chua để đảm bảo sự cần thiết cho sinh
trưởng thân lá và phát
triển của quả nhưng mặt khác phải thuận lợi cho sự
hình thành hoa và quả chín với
chất lượng cao.
Cà chua thích hợp với nhiệt độ không khí không thấp

hơn 15 0C, tốt nhất là


22–240C; với ẩm độ 70 % có thể thu hoạch được 58
% năng suất, trong khi độ ẩm
50 – 60 % chỉ thu hoạch được 36 % năng suất. Độ ẩm
đất thích hợp cà chua sớm
cho thu hoạch.
Cây cà chua khủng hoảng nước ở thời kỳ ra hoa đến
quả chín, kéo dài
khoảng 2 tháng, không đủ độ ẩm trong giai đoạn này
có thể làm tăng tỷ lệ hoa rụng,
quả nhỏ, sinh trưởng bị đình trệ.
- Ở thời kỳ phát triển thân lá: cần duy trì độ ẩm thích
hợp để cây sinh trưởng
bình thường. Độ ẩm thích hợp tuỳ vào điều kiện thời
tiết. Ở vùng khô hạn, độ ẩm
đất không được thấp hơn 70 %, nhưng trong vùng độ
ẩm không khí cao, độ ẩm đất
không được vượt quá 70 %.


- Thời kỳ quả chín: ở vùng khô hạn cần giữ độ ẩm đất
không thấp hơn 60 %
và tiến hành tưới cho đến cuối thời kỳ sinh trưởng
thân lá, nếu không năng suất quả
chín bị giảm, sản phẩm hàng hoá sẽ kém. Nếu độ ẩm
lớn hơn 80 % thì phẩm chất
quả chín bị giảm.
- Khu vực Miền Bắc, cà chua trồng trong tháng 9, thu

hoạch vào tháng 11 12 thường bị khô hạn ở thời kỳ phát triển quả, làm
cho quả bé, năng suất thấp, vì
vậy cần phải tưới trong thời kỳ này.
- Cà chua trồng đầu tháng 10 thu hoach tháng 1 - 2
đều sinh trưởng trong thời
tiết hanh khô, ít mưa. Giai đoạn phát triển thân lá, độ
ẩm đất tự nhiên còn tương đối


cao, chỉ cần tưới 1 - 2 lần sau khi trồng 15 - 20 ngày,
kết hợp tưới nước, bón phân
và vun gốc. Giai đoạn ra hoa, phát triển quả và quả
chín cần đảm bảo độ ẩm đất
không thấp hơn 70 %. Vì vậy, cần tưới cho cà chua
một lần khi xuất hiện chùm hoa
đầu tiên, sau 20 ngày thì tưới lần thứ hai.
- Cà chua trồng đầu tháng 2 và thu hoạch vào tháng 4
- 5 sinh trưởng vào lúc
thời tiết đã ấm dần và đã có mưa khá lớn, chỉ cần tưới
1 - 2 lần ở thời kỳ sinh
trưởng thân lá ban đầu, nếu độ ẩm đất dưới 70 %.
Ở khu vực miền Trung, nhìn chung cà chua sinh
trưởng trong điều kiện khá
thuận lợi, vụ Xuân thì nên tưới vào giai đoạn phát
triên thân lá và ra hoa kết quả.
Vì ở thời điểm này một số nơi đã có gió tây nam.


Tưới nước cho cà chua nên áp dụng phương pháp
tưới rãnh, mỗi lần từ 200250m3/ha, đảm bảo sau khi tưới độ ẩm trung bình

trong lớp đất 0 – 30 cm đạt đến
độ ẩm 90 – 95 %.


Chế độ tưới cho các loại rau - Chế độ tưới nước
cho cây bông
Bông vải là loại cây rất "háo" nước, nhất là trong giai
đoạn đơm hoa kết trái.
Thực tế cho thấy, nơi nào chủ động được nguồn nước
tưới thì năng suất bông sẽ rất
cao. Cho nên vấn đề thủy lợi được xem là ưu tiên số
1 trong việc đầu tư sản xuất
cây bông vải. Vì vậy, sẽ không có gì phải bất ngờ khi
nghe nông dân bông đầu tư
tiền triệu để lo khâu này.
Bông là cây chịu hạn tốt do bộ rễ phát triển và nhờ
tính thẩm thấu của các
mô. Tuy cây bông có khả năng chịu hạn nhưng nhu
cầu nước của nó khá lớn.
Nhu cầu nước của cây bông thay đổi rất lớn tùy theo
thời kỳ sinh trưởng và


phát triển. Theo kết quả nghiên cứu của Liên Xô cũ,
Ai Cập, Ấn Độ…
- Thời kỳ cây con: 18,75 – 22,5 m3/ha/ngày trong đó
thoát hơi nước của cây
chiếm 10 – 20 %.
- Thời kỳ ra nụ đầu tiên đến khi ra hoa: 33 – 37,5
m3/ha/ngày. Trong đó

lượng nước bốc hơi từ mặt đất và thoát hơi nước của
cây bằng nhau.
- Thời kỳ ra hoa: 70 – 90 m3/ha/ngày. Trong đó cây
thoát hơi nước là 70 – 90
%.
- Thời kỳ kết quả: 37,5 – 45 m3/ha/ngày. Cây thoát
hơi nước 10 – 20 %.
Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và thời gian sinh
trưởng của cây bông, nhu


cầu nước của nó khoảng 700 – 1.300 mm. Trong thời
kỳ cây con nhu cầu nước của
cây bông thấp, chỉ chiếm 10 % tổng nhu cầu nước.
Từ khi ra nụ đến khi ra hoa yêu
cầu nước tăng lên, đến khi ra hoa rộ cây bông cần
nhiều nước nhất vì cây có diện
tích lá lớn nhất, chiếm khoảng 50 – 60 % tổng nhu
cầu nước. Khi cây bông chín nhu
cầu nước giảm dần.
2.2.6.1. Cung cấp nước và năng suất bông
Bông là cây chịu hạn tốt do bộ rễ khá phát triển và
nhờ tính thẩm thấu của
các mô. Tuy cây bông chịu hạn nhưng nhu cầu tưới
của cây bông khá lớn. Nói
chung vùng có lượng mưa hàng năm dưới 350 mm
cần tưới nước bổ sung.


Cây bông yêu cầu tưới nước thích hợp đặc biệt ở thời

kỳ trước ra nụ và trong
thời gian ra hoa kết quả. Trong thời kỳ này cây bông
được tưới nước thích hợp, thời
gian sinh trưởng của cây sẽ kéo dài và sản lượng
bông sẽ cao. Nhưng nếu tưới nước
nhiều, các phần trên mặt đất phát triển mạnh, có thể
làm cho bông ra hoa chậm,
rụng nụ làm ảnh hưởng đến năng suất.
Ở thời kỳ hình thành hoa nếu thiếu nước nghiêm
trọng có thể làm cho cây
phát triển không hoàn chỉnh, nhưng sau đó tưới nước
đầy đủ cây bông được hồi
phục và sự hình thành hoa lại được tiếp tục.
Thiếu nước bắt đầu từ ra hoa đến ra hoa nở rộ ảnh
hưởng đến năng suất hơn


là thiếu nước ở cuối thời kỳ ra hoa rộ. Nếu thiếu nước
nghiêm trọng ở cuối thời kỳ
ra hoa và đầu thời kỳ hình thành quả có thể làm quả
bị rụng nhiều. Tuy nhiên, trong
thời kỳ ra hoa đất thiếu ẩm một chút sẽ hạn chế được
sinh trưởng dinh dưỡng, sự
hình thành quả thuận lợi và năng suất cao hơn, tuy số
hoa có ít hơn.
Mặt khác, khi đất thiếu ẩm thì thời gian sinh trưởng
của cây bông bị rút ngắn
lại nên năng suất cũng bị giảm. Cây bông thiếu nước
màu sắc ở thân thay đổi và lá
có màu xanh đậm hơn.

Ở thời kỳ quả chín nhu cầu nước giảm xuống. Nếu độ
ẩm đất cao có thể làm
cho quả bông nở chậm, hàm lượng nước cao trong
quả dễ bị thối.


Tưới liên tục cho cây bông sẽ làm giảm năng suất
bông .
Một số nơi nước tưới cho bông phụ thuộc vào nguồn
nước tưới cho cây lúa.
Vì vậy, khi cây bông bước vào giai đoạn quyết định
nhất đến năng suất (rộ quả) thì
lại rơi vào thời điểm đất lúa nghỉ giữa 2 vụ, bị cắt
nước hoàn toàn. Không chịu được
khô hạn, cây bông rơi vào tình trạng thiếu nước gây
thiệt hại năng suất hoặc chết,
quả và lá rụng trơ cành...
2.2.6.2. Sự hút nước của cây bông
Bông có bộ rễ ăn sâu và khá phát triển. Rễ chín có
thể ăn sâu 2-3 m, rễ con
rộng 0,6-1 m nếu tầng đất canh tác sâu. Thông
thường khi bộ rễ phân bố ở lớp đất


từ 0-90 m có khối lượng rễ trên 90% khối lượng của
cây thì có thể hút được 70-80
% lượng nước sẵn có trong đất. khi cây bông phát
triển hoàn chỉnh có bộ rễ ăn sâu
1,0-1,7 m thì có thể hút được 100 % lượng nước có
trong tầng đất.



Chế độ tưới cho lúa cấy - Thời kỳ cây đẻ nhánh
Đây là thời kỳ quyết định số bông trên đơn vị diện
tích nhiều hay ít, chi phối
đến năng suất lúa sau này. Tạo điều kiện thuận lợi
nhất để lúa đẻ sớm và có tỷ lệ đẻ
nhánh hữu hiệu cao là yêu cầu của kỹ thuật thâm
canh lúa. Mức tưới ngập khác
nhau trong thời kỳ này có ảnh hưởng lớn đến quá
trình đẻ nhánh. Nhưng cả 3 vụ,
mức tưới từ 5 -10 cm là có lợi nhất cho lúa đẻ nhánh
và đạt dảnh hữu hiệu cao.
Không có lớp nước ngập hoặc mức nước sâu hơn đều
hạn chế khả năng đẻ nhánh và
thành bông về sau.
+ Đối với vụ chiêm và vụ Xuân: tưới mức nước nông
tốt hơn mức nước sâu. Ở


những ngày nhiệt độ thấp cần giữ một lớp nước từ 5 10 cm để tăng cường khả năng
chịu rét cho lúa.
+ Trong vụ mùa: mức tưới 10 cm có chiều hướng tốt
hơn so với các mức tưới
khác. Nguyên nhân là do điều kiện nhiệt độ và ánh
sáng. Vụ mùa thường gặp lúc
nhiệt độ không khí cao làm cho nhiệt độ đất vùng rễ
cao, vượt quá phạm vi nhiệt độ
giới hạn sinh lý nên đã ức chế quá trình hút dinh
dưỡng và sinh trưởng của lúa.

Ngược lại khi lớp nước sâu quá 15 cm lại làm giảm
cường độ ánh sáng chiếu vào
gốc lúa, làm cho khả năng đẻ nhánh bị đình trệ.
Mặt khác, ở mức tưới nông, độ dẫn điện của đất ở
vùng rễ và vùng ngoài


chênh lệch nhau ít hơn nên sự cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng tương đối
thuận lợi hơn ở mức nước sâu. Nhiệt độ thấp, ánh
sáng yếu thì ảnh hưởng xấu của
mức tưới sâu đến quá trình đẻ nhánh càng biểu hiện
rõ. Chính vì thế mà trong vụ
chiêm, vụ Xuân với mức nước tưới từ 10cm trở lên
đều làm giảm sức đẻ nhánh và
dãnh hữu hiệu.


Chế độ tưới cho mía
Mía là cây hàng năm nhưng có thời gian sinh trưởng
dài 10 - 12 tháng. Do đó
bất cứ trồng ở vùng nào, mía cũng sinh trưởng qua vụ
hanh khô, thiếu lượng nước
cần thiết để đạt được năng suất cao.
Mía là cây trồng chịu hạn và chịu úng hơn các cây
trồng khác nhưng tưới
nước cho mía vẫn là điều kiện cần để đạt năng suất
cao.
Theo nhu cầu sinh lý của cây mía, thời kỳ sinh trưởng
đầu và cuối, mía cần ít

nước hơn thời kỳ làm đốt vươn cao.
- Thời kỳ nảy mầm: độ ẩm thích hợp nhất là 70 – 80
%. Độ ẩm 90 – 100 %
mía nảy mầm nhanh, mầm khoẻ, nhất là trên các loại
đất nhẹ, thoáng khí tốt. Độ ẩm


40 – 50 % thời gian nảy mầm của mía kéo dài và
chậm tới 6 - 8 ngày, đồng thời
không đạt được 100 % tỷ lệ nảy mầm. Ở thời kỳ này
nếu độ ẩm đất thấp dưới 70 %
thì nên tưới nước cho mía ngay sau khi trồng. Lượng
nước tưới vào khoảng 350 –
400 m 3/ha để đảm bảo sau khi tưới, đất đạt đến giới
hạn độ ẩm tối đa. Đối với mía
nên áp dụng phương pháp tưới rãnh. Rãnh tưới cũng
chính là rãnh đặt hom. Sau khi
bón phân, đặt hom xong thì tưới.
- Thời kỳ mía đẻ nhánh: đây là thời kỳ quyết định mật
độ cây trên đơn vị diện
tích và cũng là thời kỳ mía cần điều kiện dinh dưỡng
tốt từ môi trường. Đủ phân, đủ
nước mía đẻ sớm, đẻ tập trung, về sau mía sinh
trưởng tốt và chín đều, phẩm chất


tốt. Độ ẩm đất 70 – 80 % mía đẻ sớm và sức đẻ
nhánh cao, độ ẩm 90 – 100 % mía
đẻ chậm, độ ẩm đất 40 – 50 % không thuận lợi cho
mía đẻ nhánh. Khi độ ẩm < 70

% tiến hành tưới. Mức tưới 400 – 500 m 3/ha. Sử
dụng phương pháp tưới rãnh xen
kẽ giữa các hàng mía. Nên tưới sau khi đã bón thúc
để phát huy hiệu lực của phân
bón. Nếu sau khi tưới 20 ngày mà không có mưa có
thể tưới lần thứ 2.
- Thời kỳ mía làm đốt, vươn lóng: là thời kỳ quyết
định khối lượng cây cao
hay thấp. Thời kỳ này lượng nước cần cho mía chiếm
trên 60 % tổng lượng nước
cần trong suốt quá trình sinh trưởng và hiệu suất sử
dụng nước cao nhất. Để tạo nên


1 kg chất khô ở thời kỳ đẻ nhánh, mía cần 500 kg
nước, nhưng ở thời này mía chỉ
cần 350 kg. Độ ẩm đất thích hợp trong thời kỳ này
nằm trong giới hạn 70 – 80 %
đến 90 – 100 %
+ Thời kỳ vươn lóng là thời kỳ khủng hoảng nước
của cây mía, do đó khi
thiếu nước ở thời kỳ này cần phải tưới. Khu vực
Miền Trung, do ảnh hưởng của gió
Lào khô nóng, nhiều khi kéo dài hàng tháng, độ ẩm
đất vầ độ ẩm không khí xuống
rất thấp, mía cằn cỗi, các lóng ngắn biểu hiện thiếu
nước nghiêm khối. Tưới nước
trong thời kỳ này có thể là tăng suất mía tới 100 %.
Mía là cây trồng hàng rộng, khoảng cách hàng từ 1,3
- 1,5 m sau khi vun gốc



giữa các hàng mía hình thành những rãnh sâu, rộng
sử dụng làm rãnh tưới rất tốt.
Nước tưới dẫn vào ngập 2/3 rãnh và để nước từ từ
thấm đều vào đất. Lượng nước
tưới mỗi lần 400 – 500 m 3/ha, sau 20 ngày nếu trời
không mưa thì tưới lần 2.
- Thời kỳ chín: yêu cầu nước giảm dần, độ ẩm đất
thích hợp khoảng 50 – 60
%. Thời kỳ này không cần phải tưới.


Chế độ tưới nước cho cây cà phê
Căn cứ vào yêu cầu sinh lý của cây cà phê, đặc điểm
khí hậu từng vùng có thể
thực hiện tưới nước theo các giai đoạn sinh trưởng
phát triển như sau :
2.2.7.1. Giai đoạn vườn ươm
Đây là giai đoạn kể từ khi gieo hạt đến khi cây con
đạt yêu cầu ở vườn ươm (68 tháng), cây cao 20 - 25 cm. Cây con thường được
trồng trong các bầu túi nilông
có chứa đất và dinh dưỡng và không yêu cầu ánh
sáng mạnh, nên vườn ươm thường
che bóng khoảng 30 - 50 % ánh sáng.
Do đó, cà phê cần được tưới nước thường xuyên với
lượng nước nhỏ, khi cây
cà phê lớn có thể tưới lượng nước lớn và giảm số lần
tưới. Vì vây, vườn ươm phải



được bố trí ở gần nguồn nước, kín gió và có hệ thống
tiêu thoát nước.
Dựa vào tình hình khí hậu, thời tiết và tình trạng cây
mà công thức tưới thích
hợp cho cà phê ở giai đoạn này theo phương pháp
tưới phun mưa thủ công ( bằng ô
doa) như bảng dưới:
Nếu tưới bằng hệ thống phun mưa thì mức tưới cần
tăng thêm 10 -15% so
với trị số mức tưới ở bảng trên để bù vào lượng hao
nước khi tưới. Vì thế cần dùng
vòi phun có tia ngắn, áp lực phun thấp, cường độ thấp
và hạt nhỏ.
đoạn này được tính từ khi bắt đầu trồng trên ruộng
sản xuất đến vụ thu
hoạch đầu tiên. Thời gian sinh trưởng của cây cà phê
có thể từ 2 - 4 năm tùy điều


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×