Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Dự án Bệnh viện y học cổ truyền Nam Việt tỉnh Khánh Hòa 0918755356

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 41 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN

BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
NAM VIỆT

___ Tháng 05/2018 ___


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN

BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
NAM VIỆT
CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẠT TẾ CÔNG

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT



KIM XUÂN CHỨC

NGUYỄN BÌNH MINH

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

2


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 6
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ......................... 9
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ..................................... 9
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9
I.2. Tình hình kinh tế - xã hội...................................................................... 11
II. Quy mô đầu tư của dự án. ...................................................................... 12
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ..................................... 13
III.1. Địa điểm xây dựng. ............................................................................ 13
III.2. Hình thức đầu tư. ................................................................................ 13
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 13
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ......................................................... 13
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. .. 13

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ................................. 14
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 14
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 15
II.1 Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc: ............................................... 15
II.2 Điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc: .................................... 16
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................... 17
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng. ..................................................................................................................... 17
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 17
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 18
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 18
IV.1 Phân đoạn và tiến độ thực hiện. .......................................................... 18
IV.2 Hình thức quản lý dự án...................................................................... 18
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ............................................................................................ 22
I. Đánh giá tác động môi trường. ................................................................ 22
I.1 Giới thiệu chung: ................................................................................... 22
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

3


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ................................... 22
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ................................ 22
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ........................................... 23
II. Tác động của dự án tới môi trường. ....................................................... 23
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 23
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ...................................................... 25

II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .. 26
II.4. Kết luận................................................................................................ 28
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN ............................................................................................. 29
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 29
II. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ........................................ 36
II.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .................................................. 36
II.2 Phương án vay. ..................................................................................... 37
II.3. Các thông số tài chính của dự án. ........................................................ 37
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 40
I. Kết luận. ................................................................................................... 40
II. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 40
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 41
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án ........... 41
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ................................... 41
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ............. 41
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ............................... 41
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. ...................................... 41
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. ............ 41
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án...... 41
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. ....... 41
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án... 41

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

4


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt


CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.


Chủ đầu tư

: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT TẾ CÔNG



Mã số doanh nghiệp

: 0310043860



Đại diện pháp luật

: KIM XUÂN CHỨC -

Chức vụ: Giám đốc


Địa chỉ trụ sở
: 98/3B Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.


Tên dự án


: “Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt”



Địa điểm xây dựng

: Xã Ninh Tây, Thị xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa.


Hình thức quản lý
thác dự án.

: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai


Tổng mức đầu tư
: 810.711.406.000 đồng (Tám trăm mười tỷ bảy
trăm mười một triệu bốn trăm linh sáu ngàn đồng)
+ Vốn tự có (tự huy động) : 186.463.623.000 đồng.
+ Vốn vay tín dụng

: 624.247.783.000 đồng.

III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Business International Monitor, tổng chi
tiêu y tế của hơn 90 triệu dân Việt Nam hiện chiếm đến 5,8% GDP, cao nhất
ASEAN và sẽ đạt đến con số 24 tỉ USD vào năm 2020 nhờ lộ trình xã hội hóa y tế
mà Chính phủ đang tiến hành.
Chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực đặc thù, nơi mà người dân không muốn đặt

cược rủi ro sức khỏe của mình vào các bệnh viện mới, ít tên tuổi. Niềm tin vào chất
lượng của các bệnh viện trong nước (kể cả công và tư) vẫn còn rất thấp, góp phần
giải thích con số 01-02 tỉ USD chảy ra nước ngoài mỗi năm khi người Việt xuất
ngoại chữa bệnh.
Từ năm 2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế, các địa
phương đẩy mạnh việc khám, chữa bệnh bằng phương pháp Y học Cổ truyền. Bộ Y
tế, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động phát triển y dược cổ truyền trên các mặt,
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

5


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
việc khám chữa bệnh, sản xuất dược phẩm Y học Cổ truyền càng được mở rộng;
khám, chữa bệnh bằng phương pháp Y học Cổ truyền ngày càng nâng cao chất
lượng, góp phần phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy
nhiên, chưa đáp ứng phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, so với tiềm
năng về Y dược Cổ truyền của nước ta cũng chưa tương xứng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc phát triển y học cổ truyền,
đẩy mạnh quá trình lồng ghép nền y học vào trong sự phát triển của hệ thống y tế
quốc gia. Những chủ trương, chính sách này đã dần dần góp phần phát huy được
những vai trò lớn lao của Y học Cổ truyền. Với vai trò tích cực của mình, Y học Cổ
truyền đã có thêm nhiều thời cơ và cơ hội thuận lợi để có thể đóng góp cho công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Có thể khẳng định, những chủ trương,
chính sách phát triển y học như hiện nay là những bước đi hoàn toàn đúng đắn.
Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Đạt Tế Công phối hợp cùng Công ty Cổ Phần Tư
Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu lập dự án “Bệnh viện Y học cổ
truyền Nam Việt”.
IV. Các căn cứ pháp lý.
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành luật dược;
 Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị BCH TW về
công tác bảo vệ, cơ sở và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
 Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tổ chức
cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;
 Thông báo số 245/TB-VPCP ngày 10/9/2010 của Văn phòng Chính phủ về
việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội
nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020;
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
6


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
 Kế hoạch số 80/QĐ-BYT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về triển
khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện
Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến
2020;
 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm
tổn thất trong nông nghiệp;
 Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê

duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn;
 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
 Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Quyết định 734/QĐ- TTg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020, định hướng 2025;
 Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”;
 Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ: Phát
triển ngành dược thành một ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn. Phát triển
mạnh công nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, ưu
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

7


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt

tiên các dạng bào chế kỹ thuật cao, quy hoạch và phát triển các vùng dược
liệu, các cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược.
V. Mục tiêu dự án.
-

Phục vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền

-

Chăm sóc, phục hồi chức năng

-

Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận.

Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống cho
người dân.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

8


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý


Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên khác
như: khí hậu, đất trồng, sinh vật. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa
chiến lược về mặt quốc phòng vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế,
có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra
Biển Đông.
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ
trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm
cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam:
11042' 50'' vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây:
108040’33'' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực đông: 109027’55''
kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng
chính là điểm cực đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

9


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm
lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng
lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa.
Hình dạng - diện tích
Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi,
phía Đông giáp biển. Nếu tính theo đường chim bay, chiều dài của tỉnh theo hướng
Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng 60km,
nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ 10 đến 15km.
Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào
loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển dài

385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo
Trường Sa.
Địa hình
Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi non,
miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn
tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra
biển. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới
một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên
địa hình núi khá đa dạng. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Hòn Giao (2.062m) thuộc địa
phận huyện Khánh Vĩnh. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha
Trang, Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích khoảng 135 km²; đồng
bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Ngoài ra, Khánh Hòa
còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở
ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện
miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường
bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km
tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ
ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn là: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam
Ranh, Hòn Khói, đầm Nha Phu, Đại Lãnh. Trong đó, nổi bật nhất vịnh Cam Ranh
với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6
km, có độ sâu từ 18 - 20m và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên
tốt nhất Đông Nam Á.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

10


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
Sông ngòi

Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông
dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết các
con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía
Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7 km có một cửa sông. Các con sông lớn ở
Khánh Hòa phải kể đến: sông Cái Nha Trang, sông Dinh (hay còn gọi là sông Cái
Ninh Hòa), sông Tô Hạp (huyện Khánh Sơn).
Khí hậu
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực
khí hậu nhiệt đới xavan. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo
với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ đèo Cả trở ra và phía
Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do
mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch,
tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng
mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới
2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C.
Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có
khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.
I.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Dân số
Dân số Khánh Hòa (theo số liệu năm 2017) là 1.269.388 người với 32 dân tộc
đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng,
Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...).
Kinh tế
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
Chỉ số phát triển sản xuất công
nghiệp
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước
thực hiện


Tháng 3/2018
so với cùng kỳ
trước

3 tháng năm 2018
so với cùng kỳ
năm trước

122,11

106,33

188,6

98,14

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

11


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
Tháng 3/2018
so với cùng kỳ
trước
97,94

3 tháng năm 2018
so với cùng kỳ
năm trước

113,39

Tổng kim ngạch xuất khẩu

230,26

101,09

Tổng kim ngạch nhập khẩu

128,22

119,37

Doanh thu du lịch

95,2

133,08

Khách quốc tế đến Khánh Hòa

94,96

152,06

Chỉ số giá tiêu dùng

99,45


102,12

Chỉ số giá vàng

99,73

100,1

Chỉ số giá đô la Mỹ

100,21

99,73

Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Theo báo cáo của UBND tỉnh, quý I-2018, kinh tế - xã hội của Khánh Hòa tiếp
tục phát triển, tốc độ tăng trưởng (GRDP) tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó, GRDP theo ngành kinh tế tăng 7,1%. Các chỉ tiêu chủ yếu cũng tăng khá
so với cùng kỳ, cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 6,33%; thu ngân sách
được hơn 6.693 tỷ đồng, bằng 50,5% dự toán, tăng 38,8%; tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 39.233 tỷ đồng, tăng 12,69%; doanh thu du lịch hơn
4.531 tỷ đồng, tăng 33%.
II. Quy mô đầu tư của dự án.
 100 giường bệnh.
 Căng tin.
 Tầng hầm
 Công viên cây xanh.

 Giao thông tổng thể.
 Khu xử lí chất thải.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

12


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Khu vực xây dựng dự án tại địa chỉ: Xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt được đầu tư theo hình thức xây
dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng 1 Bảng cơ cấu sử dụng đất
TT
I.1

Nội dung

Diện tích
(m²)

Tỷ lệ (%)

Khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền


1
2
3
4

Bệnh viện
Căn tin
Công viên - cây xanh
Giao thông tổng thể

5

Khu xử lý chất thải
Tổng cộng

32.000
500
17.000
10.000

53,33
0,83
28,33
16,67

500

0,83

60.000


100,00

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình
thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự
kiến sử dụng nguồn lao động trong nước. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực
hiện dự án

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

13


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng 2: Tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án
Nội dung

STT
I
I.1
1
2

3
4
I.2
1
2
3
4
5
6

Xây dựng
Khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền
Bệnh viện
Căn tin
Tầng hầm
Công viên - cây xanh
Hệ thống tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể
Hệ thống cấp điện tổng thể
Hệ thống thông tin liên lạc
Giao thông tổng thể
Hàng rào tổng thể
Khu xử lý chất thải

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

ĐVT

Số
lượng







60.000
49.500
32.000
500
32.000
17.000

HT
HT
HT

md


1
1
1
10.000
5.000
500

14



Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt sẽ điều trị các bệnh mãn tính, lành
tính bằng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như: châm cứu, xoa
bóp, tập vận động, dưỡng sinh, khí công… theo Y học cổ truyền (YHCT) với
nhiệm vụ:
+ Khám và điều trị các bệnh về chuyên khoa Y học cổ truyền - Phục hồi
chức năng;
+ Tư vấn, hướng dẫn các bài tập tại nhà;
+ Thực hiện các kỹ thuật chuyên âm ngữ trị liệu;
+ Ứng dụng các thành tựu mới trong khám, chữa bệnh để nâng cao chất
lượng điều trị hướng tới sự hài lòng người bệnh.
II.1 Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc:
Δ Nhằm nâng cao thể trạng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho người
bệnh, điều trị một số tác dụng phụ sau các phương pháp của y học hiện đại, ví
dụ:
+ Viêm trực tràng, viêm bàng quang chảy máu sau tia xạ trên bệnh nhân
ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng;
+ Viêm niêm mạc miệng sau tia xạ trên các bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ
hoặc ung thư hạch biểu hiện tại vùng đầu mặt cổ;
+ Phù mạch mạch trên bệnh nhân sau phẫu thuật vét hạch (ung thư vú, ung
thư dương vật..) tràn dịch các màng trong ung thư lan tràn;
+ Điều trị giảm tác dụng phụ của bệnh nhân ung thư sau điều trị hóa chất,
tia xạ: viêm gan, suy tủy giảm hồng cầu bạch cầu, suy kiệt, táo bón;
+ Điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
không có chỉ định điều trị y học hiện đại triệt để;
+ Nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, điều trị triệu chứng cho 100%
các bệnh nhân ung thư sau điều trị đủ phác đồ y học hiện đại.
Δ Điều trị các bệnh lý lành tính: mất ngủ, viêm đại tràng, trĩ nội, viêm đa
khớp, viêm xơ tuyến vú, suy nhược cơ thể, viêm gan, xơ gan cổ trướng, phục hồi

các chứng liệt, di chứng tai biến mạch máu não…
Δ Bệnh viện được trang bị hệ thống sắc thuốc phục vụ bệnh nhân nội trú
nhằm đảm bảo chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

15


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
II.2 Điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm cứu: châm cứu điều trị nấc trên bệnh nhân do kích thích dây thần kinh
quặt ngược và hệ thần kinh thực vật, điều trị bí đái cho bệnh nhân sau phẫu thuật
vùng tiểu khung:
- Các chứng liệt: liệt dây 7 hoặc tai biến mạch máu não trên bệnh nhân
ung thư hoặc lành tính.
- Châm cứu giảm đau, giảm phù nề do tắc mạch.
+ Hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân khi có các bệnh lý kèm
theo: đau vai gáy, viêm quanh khớp vai, đau lưng.
+ Hướng dẫn tập phòng các biến chứng sau điều trị: tập phòng phù mạch sau
phẫu thuật tuyến vú, tập thở hai thì phòng xơ phổi sau tia xạ vùng lồng ngực.
+ Xoa bóp bấm huyệt, tập vận động đoạn chi, toàn thân: Giúp lưu thông khí
huyết, giảm đau.
+ Triển khai quầy thuốc bán lẻ thuốc đông y và dược liệu nhằm phục vụ được
mọi nhu cầu về thuốc cũng nhiều đối tượng bệnh nhân.
+ Phối hợp, hợp tác cùng các trung tâm điều trị bằng YHCT trên quốc tế,
tiến tới triển khai điều trị bằng thảo dược.
+ Bổ sung thêm các máy móc để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân bằng phương
pháp không dùng thuốc: siêu âm điều trị, chiếu xạ tia hồng ngoại, tử ngoại để
tăng hấp thu thuốc.


Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

16


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt

CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện
hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ
quan ban ngành và luật định.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Bảng 3 Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
STT

Nội dung

I
Xây dựng
I.1 Khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền
1
Bệnh viện
2
Căn tin
3
Tầng hầm
4
Công viên - cây xanh

I.2 Hệ thống tổng thể
1
Hệ thống cấp nước tổng thể
2
Hệ thống cấp điện tổng thể
3
Hệ thống thông tin liên lạc
4
Giao thông tổng thể
5
Hàng rào tổng thể
6
Khu xử lý chất thải
II
Thiết bị
II.1 Khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền
1
Giường nằm
2
Thiết bị PCCC
3
Dụng cụ phục vụ công tác khám chữa bệnh
4
Máy phát điện dự phòng
5
Cân
6
Kệ đựng thuốc
7
Dụng cụ lao động và vật dụng khác

8
Máy vật lí trị liệu
9
Hệ thống máy in màu, đen trắng
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

ĐVT

Số lượng






60.000
49.500
32.000
500
32.000
17.000

HT
HT
HT

md


1

1
1
10.000
5.000
500

Cái
Gói
Bộ
cái
cái
cái
bộ
cái
bộ

100
5
50
5
30
20
1
50
10
17


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
STT


Nội dung

10
11
12
13
14
15

Kính hiển vi
Tủ ấm
Tủ lạnh
Hệ thống máy trợ thở
Máy nội soi tai mũi họng
Hệ thống máy vi tính, điều hòa, hút ẩm.
Bàn ghế, tủ, ống nghe, máy đo huyết áp,
nhiệt kế, cáng chấn thương
Thiết bị chống nhiễm khuẩn, xử lý rác thải,
nước thải
Thiết bị khác
Thiết bị phụ trợ công trình
Bình, tủ cứu hỏa
Hệ thống báo động cấp cứu
Thiết bị văn phòng

16
17
18
II.2

1
2
3

ĐVT
cái
cái
cái
HT
cái
bộ

Số lượng
50
20
20
100
20
50

bộ

50

bộ

30

bộ


1

bộ
HT
bộ

5
1
1

III. Phương án tổ chức thực hiện.
Tổng diện tích tự nhiên khu đất xây dựng 06 ha. Dự án được chủ đầu tư
trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và sau khi hoàn thành giai đoạn
đầu tư.
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
IV.1 Phân đoạn và tiến độ thực hiện.
+ Giai đoạn 1: Xây dựng hoàn thành 70 giường bệnh cho bệnh nhân, xây
bờ kè, nhà điều hành, phòng khám, phòng làm việc và trang thiết bị khám chữa
bệnh. Thời gian hoàn thành giai đoạn 1 là 08 tháng kể từ khi được cấp giấy phép
xây dựng.
+ Giai đoạn 2: Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động ổn định
(khoảng 1 năm), sẽ xây dựng 30 giường bệnh còn lại và nâng cấp trang thiết bị
khám chữa bệnh. Thời gian hoàn thành giai đoạn 2 là 12 tháng kể từ khi khởi
công xây dựng công trình của giai đoạn 2.
IV.2 Hình thức quản lý dự án.
+ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
+ Cơ cấu xây dựng bộ máy quản lý:
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

18



Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
Phòng Tổ chức cán bộ:
- Lập kế hoạch về tổ chức và sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực, tổ chức thi
tuyển cán bộ, nhân viên.
- Quản lý nhân lực, hồ sơ cán bộ.
- Xây dựng qui chế làm việc, mối quan hệ công tác giữa các khoa phòng, các tổ
chức đoàn thể quần chúng.
- Bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với tổ chức đảng và chính quyền địa
phương.
- Tuyển dụng, bổ nhiệm, thi đua khen thưởng, kỷ luật, an toàn lao động và các
chế độ chính sách khác.
Phòng Kế hoạch tổng hợp:
- Lập kế hoạch giúp Ban Giám đốc chỉ đạo thực hiện, theo dõi, sơ tổng kết tất cả
các chương trình, dự án hoạt động lớn của bệnh viện như: các kế hoạch đầu tư
trang thiết bị, máy móc, thuốc men..., nâng cấp bệnh viện, các dự án với nước
ngoài ... các chương trình Nghiên cứu Khoa học công nghệ (KHCN) cấp cơ sở,
cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước. Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật
trong toàn bệnh viện cũng như công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.
- Đối ngoại: Đầu mối của các quan hệ đối ngoại, tiếp nhận viện trợ, trao đổi khoa
học kỹ thuật và đào tạo.
- Nghiên cứu khoa học: Theo dõi thực hiện các đề tài nghiên cứu KHCN cấp
Nhà nước, cấp Bộ Y tế và cấp bệnh viện.
- Tổ chức các buổi báo cáo khoa học trong nước và hội thảo quốc tế.
- Tổ chức thực hiện mổ thực nghiệm ghép tạng vi phẫu ...
- Quản lý và theo dõi các chương trình đào tạo các học viên về học tại bệnh viện.
- Thư viện: Quản lý và điều hành một thư viện chuyên ngành (Ngoại khoa) vào
loại lớn với những loại sách y học, quản lý bệnh viện, điều dưỡng luôn được cập
nhật và bổ sung.

- Công tác y vụ hành chính y tế: Tổ chức bố trí công tác trực thường trú trực toàn
bệnh viện. Điều hoà công tác giữa các khoa phòng trong bệnh viện, giữa bệnh
viện với các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh
và điều trị người bệnh.
- Lưu trữ hồ sơ bệnh án: Phục vụ công tác điều trị, đào tạo, nghiên cứu khoa học,
cấp chứng thương và pháp y.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

19


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
- Công nghệ thông tin: thiết lập mạng LAN cho toàn bệnh viện phục vụ quản lý
bệnh nhân và nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin Internet ...
Phòng Vật tư và thiết bị y tế.
- Cung ứng trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế, thống kê và quản lý toàn bộ trang
thiết bị-máy Y tế... của bệnh viện.
- Tham gia dự án viện trợ và cải tạo nâng cấp bệnh viện.
- Theo dõi quản lý các hợp đồng bảo trì, sửa chữa... các trang thiết bị của bệnh
viện.
- Lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa thiết bị, vật tư y tế phục vụ chuyên môn. Sửa
chữa các thiết bị, máy y tế đang sử dụng tại các khoa phòng.
- Quản lý hệ thống cung cấp Oxy lỏng, trạm máy khí nén, hút chân không. Trực
vận hành cấp khí y tế (oxy, khí nén, hút trung tâm) 24/24h.
- Quản lý hệ thống điện động lực, phòng phân phối máy cắt điện cao thế, trạm
máy biến áp... Trực vận hành điện: Cao-hạ thế, máy phát điện, ổn áp... 24/24h +
sửa chữa điện vừa và nhỏ trong toàn bệnh viện.
- Tham gia trong "Hội đồng bảo hộ lao động bệnh viện" kiểm tra an toàn lao
động, theo dõi định kỳ kiểm định các thiết bị an toàn theo qui định của nhà nước.
Phòng Hành chính quản trị.

- Quản lý công tác văn thư lưu trữ, con dấu, công văn đi đến của bệnh viện.
- Cung ứng vật tư thông thường: văn phòng phẩm, quần áo, đồ vải cho toàn viện.
Cùng các phòng liên quan xây dựng thành định mức. Đảm bảo việc cung cấp
theo định mức, đúng chủng loại và đảm bảo thủ tục về quản lý kinh tế.
- Đảm bảo thông tin liên lạc trong toàn viện, đảm bảo phương tiện vận chuyển
bệnh nhân cấp cứu, đưa đón giáo sư, bác sỹ tới hội chẩn và tham gia sử trí cấp
cứu. Quản lý việc trông giữ xe đạp, xe máy cho CBCNV.
- Quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ về cơ sở hạ tầng. Quản lý và cấp
phát các loại hàng hoá hành chính.
- Cung cấp nước sạch toàn viện. Đảm bảo công tác vệ sinh ngoại cảnh, xử lý
chất thải sinh hoạt và chất thải y tế theo đúng quy định.
- Đảm bảo công tác tiếp các đoàn khách trong nước, quốc tế tới làm việc với
bệnh viện, phục vụ các hội nghị lớn và hội họp của bệnh viện.
Phòng Tài vụ Kế toán.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

20


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp,
được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí. Sử dụng
các khoản thu phát sinh ở đơn vị.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi tình hình
thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức.
Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản ở đơn vị. Kiểm tra tình
hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và các
chế độ, chính sách tài chính cho Nhà nước.
- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và
cơ quan tài chính theo qui định. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ

cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu. Phân tích và đánh
giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí vốn, quĩ ở đơn vị.
- Tổ chức thu viện phí với phương châm bảo đảm thu đúng, thu đủ, và kiểm soát
sử dụng nguồn thu theo đúng chế độ chính sách hiện hành nhằm đáp ứng yêu
cầu hoạt động chuyên môn và đạt hiệu quả cao.
Phòng Chỉ đạo tuyến.
- Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt để tổ chức
thực hiện.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác chuyên môn kỹ thuật của tuyến
dưới.
- Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thực hiện việc hỗ trợ hoạt động, đào tạo
cán bộ tuyến dưới.
- Duy trì thông tin 2 chiều với tuyến dưới.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến trình
Ban giám đốc và báo cáo cấp trên.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

21


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI
PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
I. Đánh giá tác động môi trường.
I.1 Giới thiệu chung:
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu
tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân
cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao

chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây
dựng dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.
 Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014.
 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính Phủ về quản lý
chất thải và phế liệu;
 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ;
 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên
Môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên
Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại ;
 Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành
Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại..
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án
Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng
theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

22



Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí: QCVN
05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002
của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất thải y tế: QCVN 28:2010/BTNMT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng
Điều kiện tự nhiên
Địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất có kết cấu địa chất phù hợp với
việc xây dựng xây dựng nhà máy. Khu đất có các đặc điểm sau:
- Nhiệt độ: Khu vực Trung Bộ có đặc điểm khí hậu gió mùa, dồi dào về độ
ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối.
- Địa hình : Địa hình bằng phẳng, có vị trí thuận lợi về giao thông.
II. Tác động của dự án tới môi trường.
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu
vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ dân sinh sống
xung quanh. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường
có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn thi công xây dựng.
- Giai đoạn vận hành.
- Giai đoạn ngưng hoạt động.
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm

Chất thải rắn

- Rác thải trong quá trình thi công xây dựng: các loại bao bì đựng nguyên
vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon, đất đá do các hoạt động
đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

23


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
- Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết
bị chuyên dụng đến nơi xây dựng.
- Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra.
- Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công.
Chất thải khí: Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí
quyển, khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ
giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình
trong giai đoạn ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của
động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết
bị phục vụ cho thi công.
Chất thải lỏng: Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi
trường trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân
cận. Chất thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải
sinh hoạt của công nhân và nước mưa.
- Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và
một lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát
tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ
gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất
ô nhiễm thấm vào lòng đất.
- Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ
yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác

vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ
có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư.
-Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây
dựng xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước
ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm
trước khi thải ra ngoài.
Tiếng ồn.
- Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập
trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con
đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA
theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn.
+ Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

24


Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt
+ Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo
sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu…
+ Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …
Bụi và khói
- Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những
bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói
được sinh ra từ những lý do sau:
- Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây
dựng.
- Từ các đống tập kết vật liệu.
- Từ các hoạt động đào bới san lấp.
- Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng

tháo côppha…
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường
Ảnh hưởng đến chất lượng không khí:
Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các
hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và
tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm
đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx,
CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy
móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm
việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là
không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô
nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên
dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật.
Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:
Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công
có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các
động cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của
công nhân trong các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho
nguồn nước mặt.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

25


×