Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CÔNG tác QUẢN lý và

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.46 KB, 29 trang )

BÁO CÁO KIẾN TẬP
NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA
Thời gian: từ ngày 14/05/2018 đến 14/06/2018
1. Đơn vị Kiến tập
Ủy ban nhân dân xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Cán bộ hướng dẫn: Vũ Thị Thu Thảo
2. Nội dung kiến tập
Công tác quản lý và hướng dẫn tổ chức phong trào văn hóa văn nghệ.


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên viết tắt
UBND
HĐND
VHVNQC
CLB
VH - XH
VHVN
TDTT

Tên cụm từ viết tắt
Ủy ban nhân dân


Hội đồng nhân dân
Văn hóa văn nghệ quần chúng
Câu lạc bộ
Văn hóa - xã hội
Văn hóa văn nghệ
Thể dục thể thao


MỤC LỤC


PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP
1.1. Vị trí địa lý (khái quát về vị trí, tình hình kinh tế) của xã Lại Thượng.
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Xã Lại Thượng là một đơn vị hành chính nằm ở phía Bắc của huyện
Thạch Thất, cách trung tâm huyện lỵ Thạch Thất khoảng 2,5km và cách
nội thành Hà Nội khoảng 30km. Phía Đông giáp xã Phú Kim, phía Tây
giáp xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây), phía Nam giáp xã Bình Yên, phía Bắc
giáp xã Cẩm Yên và Đại Đồng.
Về mặt địa hình, sông Tích chảy qua địa bàn xã đã chia Lại Thượng
thành 2 vùng rõ rệt: ½ xã là vùng bán sơn địa, ½ xã là vùng đồng bằng. Địa
hình của xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dóc địa hình nhỏ
hơn 10o. Độ cao địa hình nằm trong khoảng từ 6m đến 10m. Đây là điều
kiện thuận lợi để xã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi
và các công tình xây dựng dân dụng. Chiều dài Đông – Tây của xã khoảng
4,3km và theo hướng Bắc – Nam khoảng gần 4km.
Diện tích tự nhiên của xã Lại Thượng là 878,34ha, dân số là 9.481
nhân khẩu. Trong đó đất nông nghiệp là 567,37ha ( đất sản xuất nông
nghiệp 529,61ha, đất nuôi trồng thủy sản 31,2ha, đất nông nghiệp khác
6,56ha ), đất phi nông nghiệp là 296,4ha và đất chưa sử dụng là 14,57ha.

Ruộng đất vùng đồng bằng phần lớn là ruộng rộc, còn lại 138,6ha là chân
ruộng vàn, đất đai có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt
nhẹ, không chua và các chất dinh dưỡng tương đối khá, lại được sông Tích
cung cấp nước nên có khả năng làm hai vụ lúa, một vụ màu. Với thuận lợi
về đất đai cùng địa hình mang đậm nét đặc trưng của trung du miền núi
phía Bắc, nên Lại Thượng có lợi thế cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa
dạng và ngành du lịch sinh thái.
Do có sông Tích chảy qua nên xã có hệ thống thủy văn khá phong
phú và thuận lợi. Sông Tích bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì, là một chi lưu của
sông Đáy. Nhờ vào sông Tích và kênh Đồng Mô phân phối qua 2 trạm bơm
tưới và 3 trạm bơm tiêu mà nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp và dân sinh của xã được đảm bảo.
Độ ẩm không khí trung bình từ 80-85%. Mùa đông vào những ngày
hanh khô độ ẩm xuống thấp dưới 50% ( thường xảy ra vào cuối tháng 12 ).
4


Cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn thì độ ẩm lên tới 90% và
có thời điểm bão hòa, ẩm ướt nên dễ phát sinh sâu bệnh gây hại cho cây
trồng vật nuôi.
Các đặc điểm địa hình, khí hậu trên là điều kiện thuận lợi để Lại
Thượng có thể phát triển một nền kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, sự biến động
phức tạp của thời tiết như: nắng nóng, mưa bão, lũ lụt, sương giá,… cũng
gây ra những khó khăn nhất định cho phát triển kinh tế, nhất là sản xuất
nông nghiệp.
1.1.2. Kinh tế
Với các chỉ tiêu năm 2015 là:
- Về nông nghiệp: năng suất của lúa đạt: 17.735 triệu đồng
- Về chăn nuôi đạt: 18.090 triệu đồng.
Qua các năm tổng giá trị sản xuất của xã tăng lên rõ rệt. Qua đó ta

thấy được Lại Thượng là xã mà sản xuất nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng
đầu trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nghề kinh tế. Ngành nông
nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trong đó trồng trọt đóng vai trò chủ
đạo. Gía trị sản xuất thu từ trồng trọt cao. Tuy về cơ cấu có giảm nhưng giá
trị của ngành vẫn tăng, bình quân 2 năm tăng 4,71%. Vì vậy trong những
năm tới xã cần ưu tiên tập trung cho nông nghiệp, trong đó trọng tâm là
cấy lúa và chăn nuôi.
Ngành nghề và dịch vụ của xã đang trên đà phát triển, ngoài ngành
nghề truyền thống gần đây là may gia công. Các loại hình dịch vụ ở các
thôn được phát triển, phục vụ tại chỗ các nhu cầu trong nông thôn. Từ đó
đưa giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
tăng lên, bình quân 3 năm tăng tương ứng là 24,04% và 5,16%, góp phần
đưa thu nhập bình quân 1 khẩu từ 4 triệu đồng năm 2008 lên 4,5 triệu đồng
năm 2009.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) xã: Hội đồng
nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra.

5


Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội.
Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban
và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã
do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các
Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.
Cơ cấu tổ chức của UBND xã: Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch,

Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
- Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã : Nguyễn Doãn Lũy.
- Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND: Khuất Đăng
Khoa.
- Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã: Nguyễn Văn Liên.
- Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch UBND xã: Lê Đăng Hồng.
- Phó Chủ tịch HĐND xã: Nguyễn Văn Hương.
- Đảng ủy viên, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã: Trịnh
Xuân Thủy.
- Đảng ủy viên, Trương ban chỉ huy quân sự xã: Nguyễn Văn Nhiên.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ.
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm
có Hội đồng nhân dân xã và UBND xã.
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa
bàn xã.
- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền,
phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có
liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước
cấp trên ủy quyền.
6


- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết
quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy
quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn

của HĐND xã.
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh,
phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng,
chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp
bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân
phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa
bàn xã.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ Tịch
HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND xã.
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán
thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp
cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu
tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc
thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực
của HĐND, UBND cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám
sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ
do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của
Luật này.
- Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp nhận việc đại biểu HĐND
xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch UBND xã.
7


1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã.
- Xây dựng, trình HĐND xã quyết định các nội dung: Ban hành nghị

quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân
xã; Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng,
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan
liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản
của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài
sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã và tổ
chức thực hiện các nghị quyết của HĐND xã.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền cho UBND xã.
1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu UBND xã và có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên Ủy
ban nhân dân xã;
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm
việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, của HĐND và UBND xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an
ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng;
tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ
tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa
bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương
tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của
pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân
theo quy định của pháp luật;


8


- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống
cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn
cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.

9


PHẦN 2: NHẬT KÝ VÀ KẾT QUẢ KIẾN TẬP
2.1. Nhật ký và kết quả kiến tập

Tuần 1: Từ ngày 14/5-18/5
Ngày
14/5

15/5

16/5

Nội dung kiến tập

Kết quả


- Đến cơ quan gặp lãnh đạo, báo

Tốt

cáo với lãnh đạo UBND xã về kế
hoạch và thời gian kiến tập
- Làm quen với cán bộ trong cơ
quan và môi trường kiến tập
- Gặp các cô chúc, anh chị làm việc
trong Ban văn hóa xã hội
- Cùng trao đổi cụ thể về lịch trình
kiến tập và sắp xếp cán bộ hướng
dẫn
-Làm việc tại cơ quan kiến tập,
chịu sự điều hành và phân công của
cơ quan kiến tập
- Tìm hiểu lịch sử hình thành của
địa phương

Tốt

Tốt

17/5

- Tham gia hội diễn: “Hát và kể
chuyện Bác Hồ”, kỉ niệm 128 năm
ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh do UBND xã tổ chức.


Tốt

18/5

Làm hậu cần cho Hội thảo

Tốt

Đánh giá chung kết quả kiến tập tuần đầu:
Tuần đầu kiến tập diễn ra khá thuận lợi. Tuy vẫn còn khá nhiều bỡ ngỡ
trước vấn đề thực tế, nhưng các cô chú anh chị trong cơ quan hướng dẫn và chỉ
bảo nhiệt tình nên mọi công việc được giao đều hoàn thành tốt.

10


Tuần 2: Từ ngày 21/5-25/5

Ngày
21/5

22/5

23/5

24/5
25/5

Nội dung kiến tập
Kết quả

- Họp giao ban
Tốt
- Tìm hiểu tổng quan về bộ máy hoạt
động của UBND xã Lại Thượng
- Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, hoạt động của Ban văn hóa
xã.
- Đi khảo sát và tham quan các di tích văn
hóa của xã
- Tự tìm hiểu và tìm tài liệu về từng di
tích đã khảo sát
- Trình cán bộ văn hóa xã về đề tài viết
báo cáo kiến tập.
- Xác định và xây dựng đề cương chuyên
đề kiến tập

Tốt

- Trao đổi với cán bộ chuyên môn để
nâng cao kiến thức lý luận thực tiễn về
Quản lý nhà nước về văn hóa.
- Nghe đóng góp của cán bộ hướng dẫn
về chuyên đề chuyên sâu.
- Bổ sung, hoàn thành đề cương chuyên
đề kiến tập.

Tốt

Tốt


Tốt

Kết quả chung: Qua hai tuần kiến tập, mọi nội dung kiến tập hầu như
đều có liên quan đến lý thuyết đã học trên lớp. Từ việc đi khảo sát thực tế, ta
có thể tiếp cận chính xác hơn về các di tích hơn là thông qua Internet. Thực
hiện các công việc do cán bộ hướng dẫn chỉ đạo đã đi vào chiều sâu nhiều
hơn và có thể hoàn thành một cách dầy đủ chính xác hơn.

11


Tuần 3: Từ ngày 28/5 đến ngày 1/6/2018
Ngày
28/5

29/5

30/5

31/5

1/6

Nội dung kiến tập
- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý
và hướng dẫn tổ chức phong trào văn
hóa văn nghệ.
- Tổng hợp các báo cáo, các văn bản
chỉ đạo triển khai về tổ chức các phong
trào văn hóa văn nghệ

- Thu thập, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu,
trao đổi xin ý kiến cán bộ hướng dẫn
kiến tập về công tác quản lý và hướng
dẫn tổ chức phong trào văn hóa văn
nghệ quần chúng tại xã Lại Thượng.
- Khảo sát thực tế về việc tổ chức các
hoạt động văn hóa văn nghệ tại thôn
Phú Thụ, Ngũ Sơn và Lại Thượng (3
thôn có phong trào văn hóa văn nghệ
mạnh nhất trong xã).
- Tổng hợp tài liệu viết báo cáo
- Tham gia họp cùng Đoàn thanh niên
xã về việc chuẩn bị tổ chức sinh hoạt
hè cho thiếu nhi và chuẩn bị cho
chương trình Vui Tết thiếu nhi
1/6/2018.
- Tiếp tục công việc họp hoàn thiện ban
tổ chức chương trình hoạt động hè
2018.
- Buổi tối tham gia cùng Đoàn Thanh
niên thôn Lại Thượng bắt đầu tổ chức
hoạt động hè và giao lưu Tết thiếu nhi.

12

Kết quả
Tốt

Tốt


Tốt

Tốt

Tốt


Tuần 4: Từ ngày 04/06 đến 08/06/2018
Ngày
04/06

05/06

06/06

07/06
08/06

Nội dung kiến tập
- Khảo sát thực tế 3 thôn Lại Khánh, Hoàng
Xá, Thanh Câu
- Gặp mặt các chủ nhiệm Câu Lạc Bộ văn
nghệ.
- Buổi tối tổ chức sinh hoạt hè cùng Đàon
Thanh niên thôn Ngũ Sơn.
- Tổng hợp tài liệu về các Câu lạc bộ văn
hóa văn nghệ trong xã.
- Viết báo cáo
- Buổi tối tổ chức sinh hoạt hè cùng Đoàn
Thanh niên thôn Thanh Câu.

- Tìm tài liệu về các hoạt động văn hóa văn
nghệ xã Lại Thượng.
- Buổi tối tổ chức sinh hoạt hè cùng Đoàn
Thanh niên thôn Phú Thụ.
- Viết báo cáo kiến tập
- Buổi tối tổ chức sinh hoạt hè cùng Đoàn
Thanh niên thôn Hoàng Xá.
- Nhờ cán bộ hướng dẫn đóng góp ý kiến về
bài báo cáo kiến tập.
- Buổi tối tổ chức sinh hoạt hè cùng Đoàn
Thanh niên thôn Lại Khánh.

13

Kết quả
Bình thường

Tốt

Tốt

Tốt
Tốt


Tuần 5: Từ ngày 11/06-14/06/2018
Ngày
11/06

Nội dung kiến tập

- Họp giao ban
- Báo cáo lãnh đạo ban văn hóa xã hội về
việc cùng Đoàn Thanh niên tham gia tổ
chức các buổi sinh hoạt hè tại 6 thôn trong
xã và kết quả đạt được.

12/06

- Tiếp tục viết báo cáo

13/06

- Hoàn chỉnh báo cáo
-Nghe đánh giá và góp ý của các cô chú
trong ban văn hóa xã hội về báo cáo kiến
tập.
- Chỉnh sửa báo cáo kiến tập theo ý kiến
đóng góp của các cô, chú, anh chị lãnh đạo
trong ban văn hóa xã hội.
- Kết thúc kiến tập.
Xin ý kiến của cán bộ hướng dẫn kiến tập,
xin xác nhận của UBND.
- Cảm ơn UBND, các cô chú, anh chị lãnh
đạo cơ quan đã tận tình chỉ bảo, góp ý
trong đợt kiến tập.

14/06

Kết quả
Tốt


Kịp tiến độ, mục
tiêu đề ra.
Tốt

Tốt

2.2. Cảm nhận về quá trình kiến tập
Kiến tập là một học phần vô cùng quan trọng đối với tất cả các sinh
viên năm thứ ba trước khi chuẩn bị cho năm thứ 4 tốt nghiệp đại học. Qua
quá trình kiến tập, sinh viên không những được nâng cao kiến thức, hiểu
biết về thực tiễn nghề nghiệp mà còn được cọ sát, trau dồi năng lực làm
việc, khả năng thích ứng môi trường tổ chức, cơ quan Nhà nước. Bên cạnh
đó, sinh viên có cơ hội tạo lập các mối quan hệ mới và biết cách làm việc
trong tập thể, góp phần giúp sinh viên tự tin và sẵn sàng tâm thế chuẩn bị
bước vào tương lai.
Trải qua quá trình kiến tập, em đã được áp dụng các kiến thức chuyên
ngành vào thực tế và hiểu rõ hơn các trải nghiệm thực tế. Tuy việc học lý
thuyết trên lớp có khác đôi chút với thực tế nhưng được sự quan tâm chỉ dạy
của cán bộ hướng dẫn em đã dần quen hơn với các công việc thực tế được
giao. Đặc biệt, em học được tác phong làm việc nơi công sở, em không còn
14


thiếu tự tin, rụt rè như trước, thay vào đó là sự cởi mở, sống có trách nhiệm
với bản thân và càng thấy yêu thích và trân trọng chuyên ngành Quản lý
Văn hóa mà mình đang theo học.
Sau đợt kiến tập này, em mong nhà trường sẽ tạo điều kiện cho sinh
viên như chúng em được đi kiến tập với thời gian dài hơn để sinh viên có cơ
hội được trải nghiệm thực tế, học được nhiều điều bổ ích, hiểu sâu hơn, kỹ

hơn những kiến thức đã được học trên giảng đường, tự tin hơn khi đứng
trước tập thể, biết cách quản lí và tổ chức nhóm, hình thành nên được tác
phong làm việc chuyên nghiệp, trang bị thêm hành trang cho quá trình làm
việc sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chị cán bộ, lãnh
đạo UBND xã Lại Thượng đã cho cháu/em cơ hội kiến tập tại ban văn hóa
xã hội đã luôn quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ cháu/em hoàn thành học phần
kiến tập của mình.

15


PHẦN 3: CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC
PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ TẠI XÃ LẠI THƯỢNG
- THẠCH THẤT - HÀ NỘI

3.1. Nôi dung về công tác quản lý và hướng dẫn tổ chức phong trào văn hóa
văn nghệ quần chúng.
3.1.1. Các nội dung cơ bản của công tác văn hóa văn nghệ quần chúng ở địa
phương.
Các cấp uỷ đảng chính quyền có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý các
nội dung hoạt động văn nghệ địa phương
Bao gồm:
- Tổ chức các loại hình sinh hoạt văn nghệ quần chúng
Nước ta có nhiều vùng, miền, nhiều dân tộc, mỗi một vùng quê đều
có nét đặc thù của truyền thống văn hoá, mang sắc thái và vẻ đẹp riêng.
Cho nên, công tác văn nghệ quần chúng đối với từng cấp uỷ Đảng chính
quyền cũng cần có những hình thức tổ chức khác nhau để phù hợp với tâm
lý, tình cảm của quần chúng nhân dân mỗi địa bàn khác nhau.
Trong các ngày lễ tết, lễ hội, lễ kỷ niệm của địa phương, người làm

công tác văn nghệ ở cơ sở cần tổ chức các chương trình văn nghệ gọn nhẹ,
có nội dung sâu sắc, sát thực phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa
phương. Cần sử dụng các loại hình nghệ thuật tuyên truyền sân khấu mà
địa phương có truyền thống như: tuồng, chèo, dân ca, kịch, tấu, múa rối
nước... phối hợp với các chương trình ca múa nhạc.
Các hình thức sinh hoạt văn nghệ cũng cần phải da dạng. Với những
địa phương có nhiều cán bộ hưu trí là trí thức, học sinh, sinh viên, thanh
thiếu niên, nhi đồng ngoài các sinh hoạt văn nghệ mang tính cộng đồng cần
tổ chức thêm các hình thức khác như: câu lạc bộ giới thiệu sách báo, câu
lạc bộ thơ ca, tổ chức các cuộc thi kể chuyện, ngâm thơ, thi vẽ tranh, chụp
ảnh nghệ thuật, sáng tác dân ca, âm nhạc...
Sinh hoạt văn nghệ dưới hình thức câu lạc bộ chuyên đề số lượng
quần chúng tham gia không nhất thiết phải đông mà đối tượng chủ yếu là
16


người có khả năng, ham thích. Hiện nay hình thức câu lạc bộ văn nghệ
phát triển mạnh ở nhiều nơi, được đông đảo quần chúng tham gia.
Nhiều địa phương hiện nay có nhà văn hoá-nơi sinh hoạt thường
xuyên của cộng đồng dân cư. Các hình thức triển lãm (tranh, ảnh cổ động,
giao lưu văn nghệ) cũng cần được tổ chức, khai thác. Thông qua đó tuyên
truyền cho các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương
thu hút đông đảo quần chúng, có tác dụng giáo dục trong cộng đồng. Nhiều
địa phương đã sử dụng hình thức này để tuyên truyền cho các chương trình
xã hội như ''Giáo dục toàn dân tham gia tháng an toàn giao thông”,
''Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình”, phòng chống các tệ nạn xã
hội”, ''các chương trình khuyến nông'', ''bảo vệ rừng”, ''môi trường”…, đạt
hiệu quả cao.
Ngoài ra cũng cần phải khai thác vốn văn nghệ dân gian mà hầu như
ở làng quê nào cũng có. Công tác văn nghệ ở địa phương cần hiểu và khai

thác thế mạnh đó ở địa phương mình, đây cũng là một biện pháp tích cực,
chủ động trong chiến lược xã hội hoá văn hoá của Đảng và nhà nước ta.
- Chỉ đạo, quản lý tổ chức các chương trình tham gia hội diễn
Những năm gần đây, phong trào văn nghệ có chiều hướng phát triển.
Ở các địa phương, (tỉnh, huyện) hằng năm cũng đều tổ chức nhiều hội diễn
ở địa phương và khu vực. Những người phụ trách công tác văn nghệ có
trách nhiệm tổ chức cho đơn vị mình những chương trình văn nghệ tham
gia hội diễn.
Mỗi chương trình văn nghệ tham gia hội diễn cấp cơ sở thường gọn,
nhẹ, thời gian không quá dài (30 phút), phải phù hợp với yêu cầu mục đích
của hội diễn (nội dung, thể loại...). Số lượng diễn viên quần chúng tham
gia không nhiều.
Trong quá trình xây dựng chương trình, tiết mục cần chú ý tới thế
mạnh của phong trào văn nghệ của địa phương để tạo ấn tượng cho người
xem. Nguồn kinh phí hoạt động cho các chương trình tham gia hội diễn
ngoài việc đầu tư của chính quyền cơ sở, cần tận dụng những nguồn kinh
phí khác (tài trợ, quyên góp của nhân dân, đoàn thể...).
- Chỉ đạo, quản lý, tổ chức khai thác sưu tầm vốn văn nghệ dân gian
tại địa phương
17


Quần chúng nhân dân là người thưởng thức văn nghệ nhưng đồng
thời họ cũng là người sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có
giá trị, thường gọi là văn nghệ dân gian.
Vốn văn nghệ dân gian (ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, trường ca,
các làn điệu dân ca, múa...) ở nước ta đa dạng, phong phú sinh động. Nó
được lưu truyền từ đời này qua đời khác qua trí nhớ, truyền miệng.
Một trong những nội dung của công tác văn nghệ địa phương là phải
biết phát hiện, sưu tầm vốn văn nghệ dân gian. Đây là một việc làm cần

thiết và cấp bách. Nếu không ý thức được công việc này sẽ làm mai một
những giá trị văn hoá quý giá của cha ông để lại.
Có nhiều biện pháp để thực hiện khai thác sưu tầm vốn văn nghệ dân
gian tại địa phương: phối hợp với nhà trường, đoàn thể tổ chức từng nhóm
nhỏ để gặp gỡ các nghệ nhân ghi chép, ghi âm... tuyển chọn, giới thiệu.
- Chỉ đạo, quản lý các hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp biểu diễn
trên địa bàn và xã hội hoá các hoạt động văn nghệ tại địa phương
Các đội chiếu phim, các đoàn nghệ thuật về biểu diễn ở địa phương
phục vụ nhân dân tại các tụ điểm văn hoá là một hoạt động thường xuyên,
phổ biến. Người phụ trách công tác văn nghệ phải phối hợp chặt chẽ với
phòng văn hoá thông tin của huyện để quản lý cho tốt các hoạt động này.
Yêu cầu đối với cán bộ phụ trách công tác chỉ đạo, quản lý công tác
văn nghệ:
Để các hoạt động văn nghệ địa phương hiện nay có thể tồn tại, phát
triển lâu bền cần nhanh chóng xã hội hoá, nhằm vận động sự tham gia rộng
rãi của nhân dân địa phương và các đoàn thể, các tổ chức kinh tế để mọi tổ
chức và mỗi người dân được tham gia một cách chủ động, bình đẳng vào
sinh hoạt văn nghệ.
Để cho phong trào văn nghệ ở địa phương phát triển, các cấp uỷ
Đảng, Chính quyền, người cán bộ làm công tác tuyên giáo cần:
- Nắm vững quan điểm của Đảng và các chính sách của nhà nước về
văn hoá, văn nghệ theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
Phải coi công tác văn nghệ quần chúng là một động lực, phương thức quan

18


trọng trong công tác tuyên truyền tư tưởng phục vụ tích cực, hiệu quả cho
nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
- Cần phải chọn đúng người, đúng việc tại cơ sở giao cho phụ trách

công tác văn nghệ quần chúng. Ngoài năng lực, hiểu biết chuyên môn còn
cần phải có nhiệt tình lòng ham thích công việc. Giao trách nhiệm cụ thể
cho các đoàn thể có trách nhiệm với phong trào văn nghệ địa phương.
- Đối với những người tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng
(quản lý, cộng tác viên), cần có chính sách hợp lý tạo điều kiện, động viên
cho anh chị em bỏ công sức, thời gian tham gia các hoạt động văn nghệ.
Tổ chức đội ngũ cộng tác viên văn nghệ địa phương
Các hoạt động văn nghệ ở địa phương tuy không hoạt động thường
xuyên nhưng trong công tác tuyên giáo và uỷ ban nhân dân các cấp cần
phải có người phụ trách và phải có đội ngũ cộng tác viên.
- Tổ chức cộng tác viên
Người phụ trách công tác văn nghệ quần chúng tại địa bàn cần phải
xây dựng một đội ngũ cộng tác viên không chuyên. Đó là nhữmg người có
khả năng tham gia, hoạt động văn nghệ. Ở một số địa phương có truyền
thống văn nghệ, những hạt nhân văn nghệ có khi tạo thành từng nhóm,
thậm chí là người trong một gia đình, dòng họ...
Một đội văn nghệ tại địa phương số lượng không cần đông nhưng
phải có một số diễn viên không chuyên làm nòng cốt, khả năng chuyên
môn khá.
Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và có chính sách tạo
điều kiện để cho cộng tác viên văn nghệ có thời gian luyện tập biểu diễn.
Nhiều địa phương có những hình thức thích ứng tạo điều kiện cho đội văn
nghệ hoạt động (miễn giảm công ích xã hội, tạo quỹ đất cho đội văn nghệ
sản xuất, mở rộng các dịch vụ kinh doanh... gây quỹ cho đội).
- Hình thức hoạt động của đội văn nghệ địa phương
Tổ chức các hoạt động văn nghệ vào dịp các ngày lễ, tết, phục vụ
cho nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của địa
phương.
19



Tổ chức sinh hoạt văn nghệ quần chúng dưới dạng các câu lạc bộ:
như câu lạc bộ người yêu thơ, câu lạc bộ dân ca, câu lạc bộ báo chí... Hoạt
động này thường diễn ra định kỳ hằng tháng, hằng quý. Số lượng người
tham gia có chọn lọc hạn chế.
- Nguồn kinh phí hoạt động cho công tác văn nghệ quần chúng
Căn cứ vào thực tế của địa phương, kinh phí cho các hoạt động văn
nghệ quần chúng dựa vào các nguồn sau đây:
- Kinh phí do chính quyền địa phương tài trợ
- Kinh phí trích ra từ phúc lợi tập thể, có thu từ các hoạt động văn
hoá, văn nghệ tại địa phương
- Vận động tài trợ của các nhà hảo tâm (tập thể, cá nhân).
3.1.2. Một số nội dung về công tác chỉ đạo hướng dẫn tổ chức phong trào văn
hóa văn nghệ
Trong đời sống xã hội của con người ngoài việc thu về vật chất để
thỏa mãn cuộc sống của mình thì bên cạnh đó nhu cầu để thụ hưởng và
sinh hoạt văn hóa để thư giản trong lúc nhàn rỗi sau những giờ lao động
mệt nhọc. Đó là nhu cầu thiết thực trong đời sống nhân dân hiện nay. Và
khi đất nước thực hiện cơ chế đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa , với việc giao lưu hợp tác với các nước trong
khu vực và thế giớ, đã tạo diều kiện cho đất nước phát triển, nhưng cũng
có nhiều thách thức nguy cơ tiềm ẩn trong việc hưởng thụ nghệ thuật văn
hóa của nhân dân, cụ thể là dòng văn hóa lai căng sẽ làm băng hoại các giá
trị văn hóa, gia đình truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực
trong xã hội, môi trưòng văn hóa bị xuống cấp. Cho nên việc nâng cao chất
lượng hoạt động phong trào văn hóa ở cơ sở là vấn đề cấp bách và lâu dài
của Đảng và nhà nước, của mặt trận và cả hệ thống chính trị nhằm định
hướng cho nhân dân giữa được và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Thực hiện chỉ thị số 45-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Công tác
và tổ chức văn hóa quần chúng ở nông thôn.

Thực hiện kế hoạch 04/KH-UBND của UBND xã Lại Thượng về tổ
chức các hoạt động thông tin văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Với mục
đích tạo không khí phấn khởi cho nhân dân trên địa bàn xã và tuyên truyền
20


sâu rộng tới đông đảo quần chúng nhân dân về ý nghĩa lịch sử quá trình
đấu tranh cách mạng và không ngừng trưởng thành của Đảng Cộng sản
Việt Nam, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng; khơi dậy lòng yêu
nước và lòng tự hào về truyền thống cách mạng, động viên mọi tầng lớp
nhân dân trên địa bàn xã phấn khởi, tin tưởng vào đường lối đổi mới sáng
tạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng bảo vệ tổ quốc;
tổ chức các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ.
Thực hiện kế hoạch số 06/KH-BCĐ của Ban chỉ đạo hoạt động hè
của UBND xã Lại Thượng về việc tổ chức hoạt động hè cho thiếu nhi với
chủ đề “Triển khai luật trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em”.
Để các phong trào văn nghệ ngày càng nhân rộng, đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của người dân, các cấp chính quyền,
doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất từ việc hỗ trợ đạo cụ, loa đài,
trang phục để các đội văn nghệ hoạt động có chất lượng… đến giúp đầu tư
nghiên cứu, xây dựng nhiều loại hình nghệ thuật. Tại các nhà văn hóa thôn
luôn duy trì tốt các hoạt động văn nghệ. Phong trào văn hoá, văn nghệ
quần chúng góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân
dân, tạo sự đoàn kết trong các khu dân cư.
Xác định tầm quan trọng của phong trào văn hóa, văn nghệ quần
chúng, thời gian qua,, HĐND,UBND xã Lại Thượng luôn dành sự quan
tâm đặc biệt cho phong trào này. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc
chỉ đạo các ban trong xã , đặc biệt là Ban VH-XH đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, xây dựng đội văn nghệ và thành lập các loại hình câu lạc bộ
(CLB) ở các thôn như: CLB gia đình phát triển bền vững, CLB không sinh

con thứ ba, CLB phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế... Các CLB tích cực
sinh hoạt và biểu diễn vào các dịp lễ, Tết hoặc các ngày hội của xã, và đặc
biệt là việc tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng được tổ chức theo định
kỳ hàng năm ở xã.
3.2. Thực trạng về việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ ở xã
Lại Thượng.
3.2.1. Kết quả đạt được
Văn hóa là một thiết chế xã hội, có một vai trò quan trọng trong đời
sống con người. Bên cạnh các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng
thì không ai có thể phủ nhận văn hóa là một phần không thể thiếu để phát
21


triển đất nước, một xã hội phát triển là một xã hội có nền văn hóa vững
chắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ xã hội
chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của thông tin và
văn hóa.
Trong những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng tại các địa
phương trên cả nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo sân chơi
tinh thần lành mạnh cho cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa
trên địa bàn dân cư. Trong quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới và
đấu tranh với những cái lỗi thời, đặc biệt là những hủ tục, thành kiến lạc
hậu đã ăn sâu vào trong mỗi người dân, phong trào văn nghệ quần chúng là
thứ vũ khí sắc bén. Còn đối với đời sống văn hóa xã hội, văn nghệ quần
chúng lại được xem là hoạt động văn nghệ không chuyên, từ đó tạo điều
kiện để quần chúng sáng tác, biểu diễn trong hoàn cảnh văn hóa đặc thù
riêng của mình. Phong trào văn nghệ quần chúng đã phát huy được tinh
thần làm chủ của nhân dân, có tính tự nguyện cao, tập hợp được mọi tầng
lớp trong toàn xã hội. Nó cần được nâng cao chất lượng hoạt động hơn
nữa, tập trung vào chiến lược xây dựng con người, góp phần cải thiện chất

lượng đời sống văn hóa cơ sở, đồng thời đáp ứng yêu cầu mới của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những năm gần đây, phong trào văn hóa văn nghệ của xã đã đạt
được những thành công đáng kể, phải kể đến là những tiết mục văn nghệ
mừng Đảng mừng xuân, kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản
Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2018) đã được cán bộ công chức, viên chức và
nhân dân xã Lại Thượng tham gia với tâm thế hào hứng và phấn khởi.
Nét đặc biệt trong phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng là có sự
tham gia tích cực từ những người có niềm say mê, yêu thích ca hát hoặc từ
các tổ, đội văn nghệ, kể cả khi gặp khó khăn, thiếu thốn về điều kiện hoạt
động hay cơ sở vật chất. Vì thế, mỗi tiết mục nghệ thuật quần chúng luôn
đậm chất quê hương, trong sáng và chân thật, phù hợp để thỏa mãn niềm
say mê ca hát, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng dân cư.
Các CLB được thành lập tại các thôn trong xã, thành viên của các
CLB, đội văn nghệ thường là những hạt nhân ở cơ sở, trong đó có cả
những nghệ nhân cao tuổi, người có uy tín ở từng cộng đồng dân cư, am
hiểu về những bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương. Mỗi CLB,
đội văn nghệ được thành lập thường có từ 10 đến 15 thành viên nòng cốt,
22


có Ban chủ nhiệm CLB, nội dung sinh hoạt của các đội văn nghệ, các CLB
này thường được duy trì thường xuyên trong tháng vào thời gian rỗi. Đến
với CLB, các thành viên không chỉ có múa hát, sinh hoạt văn nghệ mà đó
còn là nơi chia sẻ những tâm tư tình cảm của mỗi cá nhân, thành viên CLB
khi gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống để mọi người
cùng cảm thông, tìm cách tháo gỡ. Nhờ thực hiện tốt việc tuyên truyền, chỉ
đạo, hướng dẫn về chuyên môn mà đến nay 100% các thôn trong xã đều có
ít nhất là một CLB hoạt động thường xuyên, đặc biệt là các thôn như Phú
Thụ, Lại Thượng, Ngũ Sơn đều có từ 3-4 CLB vẫn thường xuyên hoạt

động văn nghệ.
Xã Lại Thượng hiện có khoảng 30 đội văn nghệ quần chúng với
khoảng 400 diễn viên, hạt nhân văn nghệ trong các thôn, cơ quan, đơn vị
trường học, hoạt động theo phương thức xã hội hóa, tự đóng góp kinh phí,
mua sắm trang thiết bị âm thanh, trang phục biểu diễn. Đặc biệt, nhiều
thành viên trong đội văn nghệ quần chúng cơ sở có khả năng sáng tác và
dàn dựng chương trình tiểu phẩm sân khấu, phục vụ nhiệm vụ chính trị của
địa phương và nhu cầu sinh hoạt, thưởng thức văn hóa văn nghệ của nhân
dân ở cơ sở. Do lực lượng sáng tạo và thực hành nghệ thuật chủ yếu là
những người không chuyên, nên mỗi chương trình, tiết mục nghệ thuật
quần chúng luôn đậm chất hồn nhiên, trong sáng và chân thật. Ngoài ra,
hai thôn Ngũ Sơn và Phú Thụ là hai thôn có cả CLB khiêu vũ trẻ vừa phục
vụ nhu cầu thể dục thể thao vừa là để giao lưu với các đơn vị khiêu vũ
khác trong và ngoài xã. Không chỉ thực hiện tốt phong trà văn hóa văn
nghệ, xã Lại Thượng cũng có 4 CLB về phong trào thể dục thể thao như
CLB bóng chuyền hơi, hai câu lạc bộ bóng đá và câu lạc bộ cầu lông.
Theo ông Chu Văn Tuyến, trưởng Ban VH- XH xã cho biết, để phát
triển phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn, hàng năm, ban phối
hợp Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện tổ chức các lớp tập huấn,
hướng dẫn nghiệp vụ cho các hạt nhân văn nghệ ở thôn, và trong các cơ
quan, đơn vị; tạo điều kiện, khuyến khích các đội văn nghệ, các CLB ở
thôn tổ chức hoạt động giao lưu, biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân.
Đài truyền thanh xã đã tập trung xây dựng các chuyên trang, chuyên
mục, biên tập nhiều chương trình phát thanh trên đài truyền thanh xã với
các nội dung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm về những chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Thành phố, xã
Lại Thượng, những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội, an
23



ninh quốc phòng, xây dựng và quản lý nông thôn, nếp sống văn minh, xây
dựng nông thôn mới và các hoạt động của Đảng ủy chính quyền xã diễn ra
hàng ngày. Đưa nhiều tin, bài phản ánh về các phong trào "Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa", hoạt động thanh, kiểm tra các cơ sở kinh
doanh, dịch vụ văn hóa, các hoạt động khu dân cư, ngày hội đại đoàn kết
toàn dân đến toàn thể nhân dân trên địa bàn xã. Trong tuyên truyền trực
quan, UBND xã tổ chức căng treo với hàng chục khẩu hiệu, hàng trăm
banner, tuyên truyền, trang trí chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn
của đất nước và thủ đô và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của huyện, xã
qua đó góp phần tích cực vào công tác xây dựng Đảng, củng cố niềm tin
trong nhân dân. Để đẩy mạnh phong trào VHVN phát triển và đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần cho nhân dân, trong những năm qua, xã đã
tổ chức nhiều hoạt động có quy mô, như: Hội thi văn nghệ gia đình; Giao
lưu văn nghệ mừng Đảng - mừng Xuân; Chương trình văn nghệ phục vụ
Đêm giao lưu “Tiễn anh lên đường”... Bên cạnh đó, hoạt động sinh hoạt lễ
hội được địa phương và nhân dân tổ chức như Lễ hội Đền Lê được tổ chức
sôi động cả phần lễ, phần hội với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, các trò
chơi dân gian.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được
phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu. Đến nay, có 80% số hộ trong xã
đạt Gia đình văn hoá. Bên cạnh phong trào VHVN phát triển, được sự
quan tâm của các cấp chính quyền và sự tham gia hưởng ứng tích cực của
nhân dân, phong trào TDTT quần chúng của xã có nhiều khởi sắc, ngày
càng có nhiều giải đấu được tổ chức, đa dạng về môn thể thao và thu hút
đông đảo nhân dân tham gia, như: Giải bóng chuyền nam, nữ toàn xã; Giải
cầu lông, bóng bàn và bóng đá ... Các hoạt động đã tạo nên phong trào
TDTT sôi nổi, nâng cao sức khoẻ và mức hưởng thụ văn hoá, tăng cường
tình đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương. Có thể khẳng định, phong trào VHVN, TDTT
quần chúng ở xã Lại Thượng đã có bước phát triển vượt bậc. Qua thực hiện

phong trào, các thiết chế văn hoá ở cơ sở, như: Nhà sinh hoạt văn hoá được
đầu tư xây dựng, nhiều sinh hoạt lễ hội được khôi phục và phát triển, 100%
các thôn đều có Nhà văn hóa. Việc giữ gìn thuần phong mỹ tục, các giá trị
văn hoá truyền thống được nhân dân tự giác thực hiện. Phong trào sinh
hoạt VHVN, TDTT được duy trì và tổ chức góp phần đáng kể vào quá
trình xây dựng và phát triển phong trào VHVN, TDTT ở huyện; xây dựng
lối sống, nếp sống văn hoá ở địa bàn dân cư; thực hiện nếp sống văn minh
24


trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đồng thời chống hủ tục và các tệ nạn
xã hội khác. Từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân.
3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tích đạt được thì kinh phí hoạt động của đội
văn nghệ còn hạn chế; cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn
nghệ thể dục thể thao từ tỉnh tới cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa
đảm bảo cho công tác đào tạo vận động viên và phục vụ nhu cầu tập luyện
thể dục thể thao của nhân dân trong xã; ngân sách đầu tư cho sự nghiệp
văn hóa, thể thao còn thấp; công tác xã hội hoá các hoạt động văn hóa, thể
thao còn rất nhiều khó khăn…Do vậy, để mở rộng và nâng cao chất lượng
các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng trong thời
gian tới, Sở tiếp tục tham mưu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính
quyền các cấp đối với công tác văn hóa, thể thao. Thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết số 33 - NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9, khóa XI
về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước và Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết số 33-NQ/TW. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về văn hóa, thể dục thể thao: thực hiện cải cách hành chính trong
hoạt động TDTT; xây dựng các quy chế, tăng cường sự quản lý đối với các

tổ chức xã hội về TDTT; xác định những nhiệm vụ trọng tâm, địa bàn, đối
tượng, môn thể thao trọng điểm của tỉnh để chỉ đạo có hiệu quả.
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng của
phong trào, nhất là về phương pháp biên tập, xây dựng và dàn dựng
chương trình. Hạn chế này một phần do lực lượng dàn dựng phong trào
phần lớn do chưa được học tập, tiếp xúc nhiều, chủ yếu vẫn xuất phát từ
lòng nhiệt tình, tình yêu nghề hoặc tinh thần trách nhiệm khi được phân
công; kết quả đạt được chủ yếu do tìm tòi, tự học trên kinh nghiệm là
chính. Tổ chức các hoạt động văn hóa cơ sở chưa thật sự phong phú, đa
dạng.
- Học tập cộng đồng tại các xã xây dựng nông thôn mới.
- Do nguồn kinh phí hoạt động hạn chế (chế độ bồi dưỡng cho cộng
tác viên, diễn viên thấp), chưa có chính sách ưu đãi đối với lực lượng diễn
viên, nghệ sĩ đã ảnh hưởng đến việc huy động lực lượng tham gia các
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×