Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.63 KB, 25 trang )

CHƯƠNG I:
Q TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CƠNG TY:
1. Quyết định thành lập:
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I được chính thức thành lập ngày 1512-1981 theo quyết định số 1365/TCCB của Bộ ngoại thương (nay là Bộ
Thương mại), nhưng đến tháng 3 năm 1982 Cơng ty mới chính thức đi vào hoạt
động.
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I là tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu
có tên giao dịch đối ngoại là: VietNam National General Export-Import
Corporation I viết tắt là GENERALEXIM I.
Năm 1993, Công ty Promexim được sát nhập vào GENERALEXIM I và
hình thành Tổng Cơng ty mới nhưng vẫn giữ tên cũ: GENERALEXIM I.
Trụ sở chính: 46 Ngô Quyền – Hà Nội
Điện thoại: 8.264.008
Fax: 84-48-259894
Chi nhánh:
1. Chi nhánh Tp. HCM

: 26B – Lê Quốc Hưng

2. Chi nhánh Đà Nẵng

: 133 Hồng Diệu

3. Chi nhánh Hải Phịng : 57 Điện Biên Phủ
theo quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 340 Bộ Thương mại
ngày 31/3/1993, Công ty GENERALEXIM I là doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Bộ Thương mại , có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán độc
lập, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ (USD) tại ngân hàng
VietComBank, EximBank, CityBank. Được sử dụng con dấu riêng theo quy


định mẫu của Nhà nước.
2. Nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh:

1


Nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh của Công ty là thông qua xuất nhập
khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu nội biên, nhập uỷ thác, xuất nhập khẩu tư
doanh nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá xuất khẩu đồng thời làm tốt cơng tác
nhập khẩu nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu cao của thị trường về số lượng cũng
như chất lượng mặt hàng, nhất là thị trường quốc tế từ đó tăng thu ngoại tệ, góp
phần phát triển kinh tế đất nước.
Phạm vi kinh doanh của Công ty:
- Trực tiếp xuất khẩu (nhận uỷ thác xuất khẩu) lâm sản, nông sản, hải
sản, thủ công mỹ nghệ, hàng gia công chế biến, tư liệu sản xuất và
hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu sinh hoạt theo kế
hoạch được giao và theo yêu cầu của các địa phương, các ngành, các
xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
- Sản xuất và gia công chế biến hàng hoá để xuất khẩu và làm các dịch
vụ liên quan đến xuất nhập khẩu.
- Cung ứng vật tư hàng hoá nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục
vụ cho các địa phương, các ngành thanh toán bằng tiền hoặc bằng
hàng hoá theo các thoả thuận trong hợp đồng kinh tế.
II. Q TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY:
1. Giai đoạn I (1982 - 1986):
Thực trạng của Công ty trong thời gian đầu được tổng kết lại như sau:
- Về tổ chức: Biên chế gồm 50 cán bộ cơng nhân viên có trình độ
nghiệp vụ yếu, chủ yếu làm công tác nhập hàng, phục vụ cho xuất hàng tại chỗ,
thiếu kinh nghiệm về uỷ thác. Cán bộ công nhân viên trong Cơng ty nhìn chung
chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng về chất lượng cơng việc, trình độ chun

mơn cịn yếu kém, chưa năng động.
- Về cơ sở vật chất: Số vốn được bàn giao ban đầu là 139.000 VND
(theo thời giá năm 1980). Nhà nước không cấp vốn vì có quan niệm là kinh
doanh uỷ thác thì khơng cần đến vốn, vốn hàng hố đã có của người uỷ thác.

2


- Về cơ chế chính sách: Cơ chế quan liêu bao cấp đang thống trị. Công
ty xuất nhập khẩu tổng hợp I có thể được xem là đơn vị đột phá vòng vây cơ chế
cũ, với quyền “lấy thu bù chi” được ghi trong quyết định thành lập.
Trước thực trạng trên, trong thời gian này Cơng ty đã tìm cho mình
những hướng đi đúng. Cụ thể:
- Về vốn: Cơng ty kiến nghị, chủ động bố trí lãnh đạo cơ quan liên bộ
Ngân hàng và ngoại thương họp, ban hành một văn bản nêu ra những nguyên
tắc riêng và hoạt động của Công ty như các phương thức kinh doanh, các tài
khoản được mở, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ, lập quỹ hàng hoá làm cơ sở thuận
lợi về vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Đội ngũ cán bộ: Công ty tổ chức bồi dưỡng đào tạo ở nước ngồi khi
có chỉ tiêu, đặt ra u cầu cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ.
Với những cố gắng, nỗ lực của mình, Cơng ty đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ, kim nghạch xuất nhập khẩu của Công ty luôn đạt và vượt mức kế
hoạch đề ra. Điều này khẳng định những bước đi của Công ty là đúng hướng,
củng cố được lòng tin trong cách làm để phát triển.
2. Giai đoạn II (1987 - 1997):
Đây là giai đoạn phát triển và vượt qua các khó khăn để vững bước đi lên
của Công ty. Trong thời kỳ này Cơng ty đã có một đội ngũ cán bộ được trang bị
kiến thức bằng thực tế công tác và với một tổ chức tương đối hợp lý.
- Từ năm 1987 đến 1989: Là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Công ty về
mọi mặt. Công ty được bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội vụ tặng 5 bằng khen, hai lá

cờ thi đua xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động của mình. kim ngạch xuất khẩu uỷ
thác lên tới 18 triệu USD, đội ngũ cán bộ được trang bị nhiều kiến thức thực tế,
chun mơn cao và có một tổ chức hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Giai đoạn này Công ty xây dựng tiếp một số vấn đề được coi là trọng điểm, là
nhân tố thắng lợi trong hoạt động của Cơng ty, đó là:
+ Vấn đề về phương thức kinh doanh, quan hệ hữu cơ giữa Công ty với
các cơ sở, kể cả mối quan hệ với thị trường nước ngoài.

3


+ Vấn đề xây dựng quỹ hàng hoá, cơ sở vật chất cho hoạt động kinh
doanh.
+ Song song với những công việc trên, Công ty cũng luôn coi trọng vấn
đề cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Từ năm 1990 đến 1992: Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có
nhiều biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế tron đó có
nghành phân phối và lưu thông. Đây là giai đạon cơ chế thị trường dần rõ nét,
vấn đề cạnh tranh xảy ra dữ dội, các khách hàng trong nước khơng cịn nhiều
như trước. thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp do mất các thị trường XHCN,
khu vực thị trường tư bản đang bị các đơn vị khác cạnh tranh. Các mặt hàng
xuất khẩu lớn được uỷ thác của Công ty khơng cịn nhiều, tỷ giá đồng Đơ la
biến động mạnh, lạm phát có chiều hướng gia tăng, tình trạng thiếu vốn và
chiếm dụng vốn lẫn nhau trong các tổ chức khác phổ biến.
Trước những khó khăn trên, để duy trì và phát triển hoạt động của Cơng
ty địi hỏi có một sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong
Công ty, bên cạnh sự lãnh đạo sáng suốt của các cơ quan Nhà nước mà cụ thể là
Bộ Thương mại và sự điều hành quản lý tài tình của ban giám đốc, sự hợp tác
chặt chẽ của các phịng ban trong Cơng ty.
- Từ năm 1993 cho đến nay: Vượt qua giai đoạn khó khăn nói trên, Cơng

ty đã có những hướng đi mới như: mở rộng đối tượng kinh doanh ra các đơn vị
lẻ, quận huyện, kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ
uỷ thác sang tư doanh, triển khai kinh doanh gia công xuất nhập khẩu các mặt
hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch phục vụ cho đối tượng người Việt
Nam công tác, lao động và học tập ở nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế,
xây kho chứa hàng xuất nhập khẩu.
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY:
1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chung của Công ty:
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thác cho các ngành, các địa
4


phương, cơng ty, xí nghiệp trên cả nước. Tuỳ tình hình thực tế kinh tế xã hội,
cơng ty thực hiện các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh theo chế độ hiện hành của
Bộ Thương mại và Bộ Tài chính, tự tạo nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả và
bảo tồn vốn.
Công ty nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu, đổi mới trang thiết bị,
tuân thủ nghiêm ngặt chế độ chính sách của Nhà nước, điều lệ ngành nghề theo
Luật Quốc tế INCOTERMS, thực hiện tốt nhiệm vụ Nhà nước giao, chính sách
cán bộ và đảm bảo an tồn lao động.
Cơng ty có nhiệm vụ tổ chức gia cơng hàng xuất khẩu, liên doanh liên kết
xuất nhập khẩu ô tô các loại, sản xuất hàng tiêu dùng trong và ngoài nước như
tư liệu sản xuất, dịch vụ thương mại, vận tải hàng hố, đưa đón khách, kinh
doanh văn phịng và lắp ráp xe máy dạng IKD, cho thuê kho hàng, nhà xưởng,
mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ. Không ngừng nâng cao chất lượng, tăng khối
lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, thu hút ngoại tệ, phát triển
hoạt động xuất nhập khẩu là những nhiệm vụ quan trọng của Cơng ty trong tình
hình hiện nay.
Trong q trình kinh doanh, Cơng ty có quyền chủ động giao dịch đàm

phán và ký kết hợp đồng ngoại thương, nội thương, được phép huy động vốn
trong và ngoài nước theo các quyết định của ngân hàng hay chế độ Nhà nước,
được phép mở các cửa hàng bán buôn, bán lẻ để giới thiệu hàng hố của Cơng
ty. Cơng ty có quyền quyết định các vấn đề nhân sự, bộ máy tổ chức cán bộ
quản lý thuộc phạm vị quản lý của Công ty.
2. Cơ cấu tổ chức:
Được phép của Bộ Thương mại, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I tổ
chức cơ cấu hoạt động kinh doanh theo mơ hình trực tuyến thành những phòng
ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt. Đội ngũ cán bộ của Công ty
bao gồm 647 người được chia thành 13 phòng ban và các xí nghiệp, liên doanh,
các chi nhánh và các cửa hàng bán buôn, bán lẻ.
A. Ban giám đốc: bao gồm 1 giám đốc do Bộ Thương mại bổ nhiệm và 3
phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ quản lý, đảm nhận công tác nhất định.
5


- Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm chung trong
công tác quản lý, phân công trách nhiệm cho từng phòng ban kinh doanh, chịu
trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
- Phó giám đốc 1: Chuyên phụ trách liên doanh và quản lý tình hình
cơng nợ của doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác, tình hình thu thuế và
hồn thuế GTGT với các cơ quan có trách nhiệm liên đới như Tổng cục thuế.
- Phó giám đốc 2: Phụ trách phòng nghiệp vụ, đảm nhận hoạt động thu
mua, uỷ thác xuất nhập khẩu, chuyên nghiên cứu công tác kinh doanh, mở rộng
thị trường, phát triển số lượng bạn hàng.
- Phó giám đốc 3: Phụ trách hành chính, kho vận, phụ trách kho hàng
hố ở Hải Phịng, cơng tác vận chuyển hàng hoá, cho thuê phương tiện vận tải,
kho bãi. ngồi ra cịn phụ trách chi nhánh Hải Phịng, xí nghiệp may Đoạn Xá.
Phó giám đốc 3 kiêm cơng tác điều vận các hoạt động cơng ích xã hội, phịng
cháy chữa cháy, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, cơng tác dân qn tự

vệ.
B. Phịng tham mưu:
Theo mơ hình quản lí trực tuyến, các phịng tham mưu cũng có một trưởng
phịngđiều hành, một phó phịng trợ lí về cơng tác, thống nhất ý kiến với nhân
viên, nghiên cứu tham mưu cho trưởng phịng trong hoạt động kinh doanhvà
quản lí riêng biệt.
1. Phịng tổ chức cán bộ: có chức năng nắm tồn bộ nhân lực của cơng ty,
giúp Ban giám đốc khâu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ cơng nhân viên,
sắp xếp bố trí lại lao động cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh, đồng thời theo
dõi tổ chức giám sát về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, thi đua khen
thưởng.
2. Phòng tổng hợp: Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài và kế hoạch
kinh doanh hàng năm của công ty, báo cáo hoạt động kinh doanh định kì để
giám đốcvà lãnh đạo phịng ban có cơ sở theo dõi cơ chế chính sách, nắm bắt
môi trường kinh doanhthuận lợi, tổ chức công tác nhiên cứu thị trường , giao
dịch đàm phán văn thư, triển lãm, quảng cáo, khuyến mạivề công ty. Phối hợp
6


và tổ chức gặp gỡ và làm việc cụ thể với nhiều tham tán Việt Nam tại nứoc
ngoài, tham gia thường kì các nghành, các cơ quan kinh doanh xuất nhập khẩu.
3. Phịng kế tốn tài vụ: Có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, kiểm tra các hoạt
động kinh doanh, bám sát tình hình thị trường giúp giám đốc đề ra những biện
pháp quay nhanh vịng vốn nhằm quản lí và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo
cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác, trung thực khi có yêu cầu của ban lãnh
đạo hoặc cơ quan kiểm tra tài chính có thẩm quyền.
4. Phịng hành chính quản trị: Có chức năng quản lí tài sản doanh nghiệp,
cán bộ công nhân viên trong giờ làm việc, chăm lo đời sống vật chất tinh thần
cho nhân viên. Phục vụ hoạt động lưu chuyển thông tin qua Fax, lưu trữ tài liệu
văn phòng phẩm,...Mua sắm và sửa chữa nhỏ trang thiết bị làm việc, chăm lo

Bảo hiểm y tế, tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ cơng nhân viên.
5. Phịng nghiệp vụ: Bao gồm 8 phòng nghiệp vụ riêng biệt.
 Phịng 1: Xuất khẩu các mặt hàng nơng sản, khống sản( thiếc thỏi, nhơm)
 Phịng 2: Nhập khẩu xe máy nguyên chiếc, dạng lắp ráp Ikd, tham mưu
hoạt động xuất nhập khẩu cho Ban giám đốc.
 Phịng 3: Gia cơng may mặc hàng xuất khẩu.
 Phòng 4: Lắp ráp bảo hành xe máy.
 Phòng 5: Xuất nhập khẩu các mặt hàng nơng sản, vải sợi, quặng sơ chế, sắt
thép.
 Phịng 6: Xuất khẩu cói và sản phẩm cói.
 Phịng 7: Tái chế quế, hồi.
 Phòng 8: Giao nhận kho vận, đầu tư và thực hiện các dịch vụ thương mại.
6. Các liên doanh: Cơng ty có hai liên doanh, đó là:
- 53 Qung Trung: Giao dịch kinh doanh.
- 7 Triệu Việt Vương: kinh doanh khách sạn.
7. Các chi nhánh: Làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường khu vực, tìm nguồn
hàng, bán hàng uỷ thác của công ty.
- Chi nhánh thành phố HCM : 40 người.
- Chi nhánh Đà nẵng : 26 người.
7


- Chi nhánh Hải Phòng: 30 người.
8. Bộ phận sản xuất :
- Xí nghiệp may Đoạn Xá- Hải phịng.
- Xưởng lắp ráp xe máy Tương Mai.
- Xưởng sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ Cầu Diễn- Từ liêm- Hà nội.
- Xí nghiệp chế biến quế xuất khẩu.
9. Các cửa hàng: Các cửa hàng thực hiện nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm và
bán buôn, bán lẻ các đồ điện, xe máy, đồ may mặc.

Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I

8


Phó giám đốc 1
Phó giám đốc 1

Liên doanh 53 Quang
Liên doanh 53 Quang
Trung
Trung

Phòng nghiệp vụ 1,2,5
Phòng nghiệp vụ 1,2,5

GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc 2
Phó giám đốc 2

Chi nhánh Đà Nẵng,
Chi nhánh Đà Nẵng,
Tp.HCM
Tp.HCM
Các cửa hàng
Các cửa hàng

Phòng nghiệp vụ 6

Phòng nghiệp vụ 6
Hành chính quản trị
Hành chính quản trị
Phó giám đốc 3
Phó giám đốc 3
Chi nhánh Hải Phịng
Chi nhánh Hải Phịng
Xí nghiệp may Đoạn
Xí nghiệp may Đoạn
Xá -Hải Phịng
Xá -Hải Phịng
Phịng nghiệp vụ 3,4
Phịng nghiệp vụ 3,4
Kế tốn ttàii vụ
Kế tốn à vụ
Tổ chức cán bộ
Tổ chức cán bộ
Phịng tổng hợp
Phòng tổng hợp

9


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP
KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY.
Công ty XNK tổng hợp I là đơn vị kinh doanh tổng hợp nên có danh mục
mặt hàng đa dạng, bao gồm: hàng may mặc, nông sản, xe gắn máy, phân bón...
các mặt hàng xuất khẩu bao gồm: may mặc, nông sản, thiếc, gỗ,.. và nhập khẩu

các mặ hàng như: phân bón, linh kiện xe gắn máy, nguyên vật liệu cho hàng
may, hàng tiêu dùng... Trước đây, hoạt động chủ yếu của Công ty là hoạt động
uỷ thác, tuy nhiên phần lợi nhuận thu được từ hoạt động này rất nhỏ, do đó
Cơng ty xác định hướng kinh doanh là phải gắn chặt kinh doanh với sản xuất.
Công ty đầu tư vốn xây dựng nhà máy, thu mua nguyên vật liệu và tiến hành
chế tác, gia công để xuất khẩu. Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, thâm
nhập được vào các thị trường thế giới và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
nước. do Cơng ty vừa đóng vai trị là người sản xuất, người xuất khẩu, người uỷ
thác, người nhập khẩu nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày
càng phát triển và đạt được những thành tích đáng khích lệ.
Để đạt được những kết quả đó, Cơng ty đã có những nỗ lực khơng ngừng
trong q trình phát triển, ln định ra những hướng đi đúng, sử dụng hợp lý và
có hiệu quả mọi nguồn lực hiện có trong Cơng ty. Nguồn lực là một yêú tố quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả công việc của Công ty.
Nguồn lực của Công ty bao gồm:
- Khả năng tài chính: Vốn kinh doanh (trên 5,9 tỷ đồng), vốn huy động
của công nhân viên, vốn vay..
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất kinh doanh như: hệ
thống thông tin liên lạc, nhà làm việc, kho bãi,..
- Nhân sự: Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, nghiệp vụ khá.

10


- Tài sản vơ hình: Uy tín của Cơng ty với bạn hàng trong và ngồi nước,
uy tín với ngân hàng, với Nhà nước, đội ngũ cán bộ đoàn kết, có
chun mơn cao, ban giám đốc sáng suốt và có khả năng quyết đoán...

11



I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CTY GIAI ĐOẠN 1998-2000:
1. Về tình hình thị trường.
Năm 1998-1999: do ảnh hưởng của khủng hoảng khu vực và các thảm
hoạ thiên tai tác động nên nhịp điệu tăng trưởng chung của nền kinh tế có phần
giảm sút, kéo theo những hậu quả về mặt xã hội. Một số chỉ tiêu như tốc độ tăng
trưởng GDP, tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ không đạt được
mục tiêu đề ra dù đã được điều chỉnh, đầu tư xã hội trong cả nước và đầu tư
nước ngoài đều thấp, hệ thống ngân hàng tài chính hoạt động yếu ớt, vốn tồn
đọng nhiều không cho vay được dù đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất, số nợ vay
quá hạn tiếp tục tăng. Giao dịch mua bán trong thị trường nội địa diễn ra kém
sơi nổi, nhiều sản phẩm tồn đọng khó tiêu thụ ảnh hưởng đến sản xuất, tình
trạng thiểu phát kéo dài liên tục do sức mua có khả năng thanh tốn thấp, kinh
doanh hàng nhập khẩu vừa khó, vừa có lãi suất thấp. Trong khi đó khu vực thu
mua hàng xuất khẩu cạnh tranh gay gắt dẫn đến nhiều lúc giá nội địa cao hơn
giá xuất khẩu khiến cho hoạt động xuất khẩu diễn ra vất vả, khó khăn, nhiều rủi
ro và lợi nhuận thấp, có nhiều khả năng thua lỗ. Thị trường ngồi nước nhìn
chung ở trạng thái phát triển chậm, giá cả nhiều mặt hàng giảm sút như giá
thiếc, cà phê, gạo... Mạng lưới bạn hàng của Công ty có nhiều thay đổi, Cơng ty
phải tìm kiếm, xây dựng mới lại các quan hệ bạn hàng. Bên cạnh đó, Công ty
cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác đang phải đối đầu với những
thách thức trong thị trường hàng xuất khẩu do khả năng cạnh tranh về giá cả,
chất lượng hàng hoá, kinh nghiệm, kỹ thuật, vốn dành cho marketing, xúc tiến
bán của chúng ta còn rất yếu so với các nước láng giềng có cùng danh mục hàng
xuất khẩu.
Trong năm 200, tình hình kinh tế và thị trường trên thế giới, trong khu
vực Châu Á và ASEAN phát triển với mực tăng trưởng khá hơn dự báo. tuy vật
các Cơng ty của Việt Nam trong đó có Cơng ty XNK tổng hợp I lại gặp những
khó khăn rất lớn, đó là khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước ta cịn rất
thấp, trong khi đó diễn biến của thị trường các mặt hàng lại rất xấu. Nhiều mặt

hàng giảm giá liên tục do cung vượt cầu trong thời gian dài, điển hình là giá cà
12


phê (giảm bình quân 40% so với năm 1999), các mặt hàng gạo hạt, thiếc quế,
hàng gia công .. giá cả cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng
giảm phát có ảnh hưởng xấu đến sức mua tồn xã hội. Cả năm có tới 6 trên 12
tháng giảm phát.
Nguồn ngoại tệ phải tập trung cho nhập khẩu xăng dầu, sắt thép, phân
bón,.. phục vụ sản xuất nên nhiều tháng rất khan hiếm ngoại tệ, không mua
được dù chấp nhận tỷ giá cao. Nhiều vấn đề xã hội dù đã được Nhà nước cố
gắng kiềm chế nhưng vẫn còn nhức nhối như tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và
thiếu việc làm ở nông thôn cao, nạn buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác còn khá
phổ biến. Đồng thời với những khó khăn trên, thiên tai liên tiếp xảy ra trên diện
rộng đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng về nguời và của, ảnh hưởng
lớn tới kinh tế và xã hội nước ta trong hai năm 1999-2000.
2. Về cơ chế chính sách:
Nhà nước áp dụng nhiều chính sách mới trong quản lý kinh tế và xuất
nhập khẩu, trong đó có nhiều chính sách tác động lớn đến hoạt động kinh doanh
của Công ty như: Luật thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định
57/CP về mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, cải cách bổ sung
luật thuế xuất nhập khẩu, cải cách thủ tục hải quan trong thông quan hàng hố
xuất nhập khẩu, .. Các chính sách mới đã loại bỏ nốt những lợi thế về cơ chế,
làm công ty vừa mất nhiều khách hàng, mặt hàng có giá trị lớn, vừa phải chấp
nhận cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp mới. Luật thuế GTGT và thu nhập
doanh nghiệp một mặt buộc Công ty phải tổ chức lại hệ thống theo dõi báo cáo,
dành nhiều thời gian, công sức phục vụ kê khai, khai báo, làm thủ tục hoàn thuế.
Mặt khác do mới áp dụng chưa có sự giải thích, chuẩn bị đồng bộ nên có nhiều
vướng mắc, ảnh hưởng đến vịng quay vốn và lợi nhuận của Cơng ty do chậm
hồn thuế. Chính sách quản lý mặt hàng nhập khẩu trên thực tế làm giảm nhiều

kim nghạch nhập khẩu của Công ty do không được kinh doanh một số mặt hàng
vốn là mặt hàng truyền thống của Công ty.
3. Về chủ quan

13


Công ty là một doanh nghiệp hoạt động thương mại là chủ yếu, trong
những năm gần đây có mở mang thêm một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh
mới. Công ty có đơng cán bộ cơng nhân viên và cơng nhân, năm 1999 số
CBCNV là 520 người, năm 2000 là 647 người. Nhu cầu về việc làm và thu nhập
là rất gắt gao trước tình hình khó khăn chung. Tại các văn phịng, các cán bộ lâu
năm có tuổi đời và kinh nghiệm giao dịch chiếm tỷ lệ cao nhưng phần lớn số
cán bộ này lại hạn chế về kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại, khả năng làm
việc độc lập cũng như năng lực khai thác cơ hội việc làm. Một số ngành nghề
Cơng ty mới mở cịn thiếu cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý có tay nghề
cao. Mọi hoạt động của Cơng ty vẫn phổ biến là phát huy ưu thế truyền thồng,
chưa có nhiều cái mới, sáng tạo.
Trong hoàn cảnh chung và riêng cịn nhiều khó khăn như trên, năm 2000
Cơng ty đã tiếp nối được truyền thống 19 năm liên tục hoàn thành kế hoạch Bộ
giao, trong đó một số chỉ tiêu cơ bản vượt mức và tăng cao hơn so với năm
1999. Cơng ty đã bảo tồn và phát triển vốn cho Nhà nước, làm nghĩa vụ đầy đủ
với ngân sách, đảm bảo việc làm và đời sống cho CBCNV, giữ vững chữ tín với
bạn hàng trong và ngồi nước.
II. NHỮNG KẾT QUẢ CỤ THỂ CÔNG TY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
TRONG GIAI ĐOẠN 1998-2000:
1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty năm 1998-1999
Trong khoảng thời gian từ năm 1998-1999 Ban giám đốc Công ty đã vạch
ra hướng đi, phát triển đúng đắn phương hướng kinh doanh nhằm đạt hiệu quả
cao trong kinh doanh. Để đạt mục đích đó, cơng ty đã khơng ngừng tìm kiếm

bạn hàng, phát triển mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Chính vì vậy sau nhiều
năm hoạt động xuất nhập khẩu, công ty đã tạo dựng được chữ tín cho khách
hàng trong đó bạn hàng xuất khẩu khoảng 31 nước và nhập khẩu khoảng 23
nước trên tồn thế giới. Thị trường chính vẫn là EU, Hồng Kông, Đài Loan,
Hàn Quốc. Nét nổi bật trong nghiên cứu phát triển thị trường năm 1998-1999 là
Cơng ty có hàng xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, kim ngạch xuất nhập
khẩu lớn xấp xỉ 1 triệu USD.
14


Năm 1999 tổng kim ngạch đạt: 56.466.956 USD đạt 102,67% kế hoạch
Bộ giao (bằng 87,62% so với thực hiện năm 1998). Trong đó:
+ Xuất khẩu: 19.294.090 USD đạt 74,2% kế hoạch xuất khẩu.
+ Nhập khẩu: 37.172.866 USD đạt 128,18% kế hoạch nhập khẩu.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999:
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lãi trước thuế
Trong đó
- Lãi từ hoạt động kinh doanh
- Lãi tài chính, lãi khác
Tỷ suất lợi nhuận/vốn NS

Kết quả

So với năm 1998
104,5
99,8
4,68

2,00
2,68
21,17

15


Nghĩa vụ nộp ngân sách năm 1999:
Chỉ tiêu
Tổng mức nộp
Trong đó
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế GTGT, vốn, đất
Thuế TNDN
Các khoản phải nộp khác

Kết quả (tỷ đồng)
52,03

So với năm 1998

19,69
19,00
10,00
13,34

2. Kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2000:
2.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu:
Năm
1998

1999
2000

Xuất khẩu (USD)

Nhập khẩu (USD)

19.294.090
25.032.590

Tổng kim ngạch (USD)

37.172.966
28.128.000

56.466.956
53.160.590

- Năm 1999: Tổng kim ngạch đạt 56.466.956 USD đạt 102,67% kế
hoạch Bộ giao, bằng 87,62% so với thực hiện năm 1998. Trong đó:
+ Xuất khẩu: 19.294.090 USD, đạt 74,2% kế hoạch xuất khẩu.
+ Nhập khẩu: 37.172.966 USD, đạt 128,18% kế hoạch nhập khẩu.
- Năm 2000: Tổng kim ngạch đạt 53.160.590 USD đạt 106,32% kế
hoạch Bộ giao. Trong đó:
+ Xuất khẩu: 25.032.590 USD, đạt 113,78% kế hoạch xuất khẩu.
+ Nhập khẩu: 28.128.000 USD, đạt 100,71% kế hoạch nhập khẩu.
2.2. Một số mặt hàng chính:
- Xuất khẩu:
Chủng loại hàng hố
Hàng gia cơng may mặc XK.

Lạc nhân
Quế hồi
Cà phê
Mực khô
Gỗ và sản phẩm gỗ
Gạo
Tỏi củ

Số lượng (tấn) Trị giá (USD) Tỷ trọng (%)
12.750.000
50,93
8.568
4.630.000
18,50
860
1.065.000
4,25
100
870.000
3,50
79
721.515
2,98
470.524
1,88
2.439
474.423
1,89
722
361.350

1,45

16


Ngoài các số liệu trên, trong thời kỳ gối đầu 2 năm 2000-2001, Công ty
đã giao thêm mực khô: 143 tấn (1.584.367 USD), lạc nhân 1700 tấn (800.000
USD) và một số hoa quả tươi trị giá khoảng 100.000 USD, tổng cộng 2,6 triệu
USD. So với năm 1999, các nhóm hàng gia cơng may mặc, thóc, gạo, quế, hồi ..
trị giá xuất khẩu đều ít nhiều bị giảm do giá thấp, thị trường xấu (giá gạo giảm
32%, giá gia công may mặc giảm 10-15%, thiếc giảm 9-10% so với năm 1999).
Cá biệt có những mặt hàng giá xuất khẩu hiện nay thấp hơn so với giá thành sản
xuất như thiếc, cà phê .. Để có được kết quả trên, Cơng ty đã tập trung mọi cố
gắng chỉ đạo sát sao phòng nghiệp vụ, kịp thời cử đồn đi cơng tác nước ngồi,
mở rộng thị trường tiêu thụ và tìm được phương thức kinh doanh phù hợp với
yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Kết quả là đã xuất khẩu được số
lượng và trị giá mặt hàng tăng hơn 5 lần so với năm 1999, đạt hiệu quả khá cao
mặc dầu giá bình quân giảm tới gần 10%.
Do Nhà nước liên tục giảm mức độ quản lý bằng hạn ngạch, nhiều nhà máy
tự vươn lên xuất khẩu trực tiếp, một số Cơng ty nước ngồi thâm nhập sâu hơn thị
trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ của thị trường giảm... Do vậy, những lợi thế của
Công ty đã phần nào bị hạn chế, kim ngạch xuất khẩu cũng giảm 5% so với 1999.
Tuy vậy trong điều kiện khó khăn trên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng may
mặc của Công ty vẫn đạt 23 triệu USD nhờ có những cố gắng lớn.
Ngồi ra, trong năm nay Cơng ty đã mở ra một số mặt hàng xuất khẩu
mới như mực khô, hoa quả tươi xuất khẩu đi Lào, Trung Quốc, đây là những thị
trường mới mẻ và có kim ngạch xuất khẩu khá lớn. Một số nhóm mặt hàng
Cơng ty đã và đang khuyến khích để đẩy mạnh xuất khẩu như hàng thủ công mỹ
nghệ, hàng tạm nhập tái xuất, chè, sản phẩm gỗ .. nhưng do hạn chế về thị
trường, kinh nghiệm nên kết quả còn hạn chế.

- Nhập khẩu:
Loại hàng hố
Ngun liệu gia cơng may mặc
NVL khác, hố chất phục vụ sản xuất
Linh kiện xe máy dạng IKD
Sắt thép + Kim loại khác

Trị giá (USD)
12.424.708
4.335.175
4.543.425
3.149.588
17

Tỷ trọng (%)
44,12
15,42
16,15
11,20


Máy móc thiết bị
Vật liệu xây dựng
Sợi các loại

1.650.530
1.042.521
960.782

5,89

5,05
3,40

Nhìn chung, tổng trị giá nhập khẩu cũng như nhóm hàng nhập khẩu nêu
trên đều thấp hơn so với năm 1999. Trong đó, tổng trị giá nhập khẩu thấp hơn
khoảng 20%, các nhóm hàng thấp hơn 25-50%. Ngun nhân chính là do nhiều
doanh nghiệp tự đảm nhận việc nhập khẩu của mình, không uỷ thác cho Công
ty. Một nguyên nhân khác là nguồn cung ứng ngoại tệ của các ngân hàng nhiều
khi rất hạn hẹp, dù chấp nhận tỷ giá cao cũng khơng mua được, có ngân hàng áp
dụng chính sách tỷ giá thời hạn ảnh hưởng đến việc tính tốn phương án làm
hàng nhập khẩu.
2.3. Thị trường hàng xuất nhập khẩu:
Thị trường hàng xuất khẩu: 31 nước
Thị trường hàng nhập khẩu: 23 nước
Thị trường chính của Cơng ty vẫn là EU (hàng may mặc), ASEAN (hàng
nông sản, Trung Đông (công nghệ phẩm trả nợ và bán thương mại). Thị trường
nhập khẩu chính là Trung Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan, Hàn Quốc .. Năm 2000,
cơng ty đã cử nhiều đồn đi cơng tác nước ngồi sang các thị trường ASEAN,
Trung Đơng, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari, Hy Lạp, Angiêri, Nga, Nhật
Bản .. đã củng cố và thiết lập quan hệ với nhiều bạn hàng mới ở Indonesia,
Philipin, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, I rắc, Pakistan, Nga .. Tuy vậy, kết
quả về công tác thị trường của Công ty chưa đạt được như mong muốn.
3. Các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ:
3.1. Xí nghiệp may Đoạn Xá -Hải Phịng:
Năm 1999, xí nghiệp bắt đầu sản xuất được 75.424 sản phẩm các loại trị
giá 2,17 tỷ đồng, xuất khẩu 74.107 sản phẩm trị giá 2,04 ty đồng. Năm 2000,
sản xuất 74.455 sản phẩm trị giá 15738426 USD, có tăng so với năm 1999
nhưng chưa xứng với những cố gắng mà Công ty đã đầu tư cho xí nghiệp. Năng
suất lao động tăng từ 1,14 lên 1,64 áo/ca/người. Lư
3.2. Xí nghiệp chế biến quế và lâm sản xuất khẩu:

18


Năm 1999, Xí nghiệp bắt đàu sản xuất và xuất khẩu được 804,28 tấn quế
và hồi, trị giá 806,767 USD. Nó là bước khởi đầu có ý nghĩa trong việc tổ chức
sản xuất hàng dành cho xuất khẩu. Về mặt xã hội, nó thường xun tạo ra cơng
ăn việc làm cho khoảng 60 đến 70 lao động.
So với năm 1999, năm 2000 xuất khẩu quế hồi tăng 1,065 triệu USD. Tuy
nhiên, chất lượng quế vẫn còn thấp, kim ngạch tăng không đáng kể. Hạn chế
này phần cơ bản do thị trường quyết định.
3.3.

Dây truyền sản xuất xe máy IKD:

- Đưa vào và được thị trường chấp nhận một số thương hiệu xe riêng:
Lexim 100, Lexim 110, Lexim 125, Wafer...
- Củng cố và đưa dây truyền vào hoạt động mang tính công nghiệp hơn,
nề nếp ổn định hơn, năng suất ngày càng cao, giá thành giảm.
3.4. Các hoạt động dịch vụ: Tổng doanh thu 4,467 tỷ đồng
- Dịch vụ cho thuê kho bãi

: 1,381 tỉ đồng.

- Giao nhận bốc xếp

: 824 triệu đồng.

- Cho thuê xe

: 302 triệu đồng.


- Kinh doanh nội địa

: 1,95 tỉ đồng.

3.5. Hoạt động kinh doanh khác:
- Thuê nhà: số 7 Triệu Việt Vương: 75.180 USD (6 tháng đầu năm
2001)
- Liên doanh 53 Quang Trung: Cho thuê đạt 82% tổng diện tích.
4. Kết quả hoạt động SXKD:
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2000
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lãi trước thuế
Trong đó
- Lãi từ hoạt động kinh doanh
- Lãi tài chính, lãi khác
Tỷ suất lợi nhuận/vốn NS

Kết quả
320,84 tỷ đồng
315,49 tỷ đồng
(ước) 5,20 tỷ đồng

So với năm 1999
Bằng 307%

4,27 tỷ đồng
1,05 tỷ đồng

24,05%

Bằng 200%
Giảm 60%
Tăng 2,88%

19

Tăng 2,48%


Nộp Ngân sách năm 2000
Chỉ tiêu
Tổng mức nộp
Trong đó
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế GTGT, vốn, đất
Thuế TNDN
Các khoản phải nộp khác

Kết quả (tỷ đồng)
65,515
35,77
28,80
1,00
1,95

20

So với năm 1999

Tăng 29,77%


CHƯƠNG III:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
VÀ NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRONG
THỜI GIAN TỚI.
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KD CỦA CÔNG TY:
1. Những kết quả đạt được:
Từ những số liệu và phân tích trên đây, chúng ta có thể đánh giá tổng
qt những thành tích hay nói cách khác là những mặt được mà Công ty đã làm
trong năm 2000 và ngun nhân cơ bản của nó.
Một là, nhìn chung Công ty đã giữ được quy mô hoạt động nhất là kinh
doanh xuất nhập khẩu, tiếp tục củng cố và phát triển các lĩnh vực mới mở mang
dần dần đưa các hoạt động này đi vào nề nếp.
Hai là, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2000 đã mang lại
tổng lãi năm nay theo ước tính của phịng kế tốn tài vụ cao hơn năm ngối
2,48%. Đồng thời với hiệu quả đó là Cơng ty khơng cịn hàng tồn, nợ đọng lớn,
không bị mất vốn, mất hàng. Công ty đã tiếp tục được truyền thống làm ăn có
lãi, lành mạnh về tài chính, bảo tồn và phát triển vốn cho Nhà nước, đóng nộp
nghĩa vụ đầy đủ kịp thời.
Ba là, trong năm 2000, Công ty đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây
dựng mới nhiều quy định, quy chế trên các mặt: phân cấp quản lý và uỷ quyền,
thi đua khen thưởng, nâng lương và phân phối lương, tuyển dụng và đào tạo cán
bộ, giao khoán có quản lý việc thực hiện chỉ tiêu tài chính, quy định phối hợp
công tác khai báo thuế và làm thủ tục hải quan, quy chế phát huy dân chủ cơ
sở...
Bốn là Công ty đã dẩm bảo việc làm cũng như đời sống tinh thần, vật
chất của CBCNV với mức lương tương đối khá, đảm bảo đoàn kết nội bộ, tạo
điều kiện cho các phong trào đoàn thể hoạt động khá sơi nổi và góp phần tích

cực thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.
2. Hạn chế, tồn tại:
21


Về quy mô và hiệu quả hoạt động tuy đã đạt được tăng trưởng trên một số
mặt so với năm 1999 nhưng nếu xét theo quá trình thì từ năm 1996 đến nay,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đang có xu hướng giảm, nếu khơng
cố gắng phấn đấu sẽ khó theo kịp xu thế phát triển chung của cả ngành.
Trong cơ chế quản lý nội bộ và trong cơ chế quản lý điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh, Công ty chúng ta đã luôn thể hiện sự chắc chắn cẩn trọng
và ý thức tuân thủ pháp luật cao, trong cơ chế phân phối chúng ta còn duy trì tỷ
lê “bao cấp” khá cao và phổ biến. Đây là truyền thống và điểm riêng biệt được
hình thành rõ nét từ nhiều năm hoạt động của Công ty. Trước yêu cầu hiện tại
của thị trường, việc tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống này rõ ràng là cần
thiết song cũng rất cần thiết phải gia giảm liều lượng để có được sự mềm dẻo,
linh hoạt hơn, thích ứng hơn với các chuyển biến nhanh của thị trường.
Một số tồn tại về đội ngũ cán bộ như tuổi đời cao, năng lực chuyên môn,
tin học và ngoại ngữ chưa phù hợp yêu cầu hiện nay.. đang rất cần một chính
sách đào tạo lại một cách có hiệu quả và tuyển dụng mới cán bộ trẻ để nâng cao
chất lượng cán bộ của Công ty. Đây phải được coi là chính sách lâu dài, thường
xun và có mục tiêu, quy hoạch rõ ràng cho từng thời kỳ với chi phí tương
ứng.
II. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP
PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong CBCNV, tăng
cường vai trị lãnh đạo của Đảng, tăng cường tinh thần đồn kết, làm chủ của
cơng đồn trong mọi mặt hoạt động của Cơng ty, đọng viên CBCNV phát huy
trí tụe và sức mạnh sáng tạo tập thể.
2. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ: dành quỹ từ 50 đến 100 triệu

đồng để đào tạo lại cán bộ, vừa đào tạo tập trung, vừa tăng cường đào tạo tại
chỗ. Đồng thời tuyển mới một số cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ
và quản lý phù hợp với yêu cầu hiện tại của Công ty nhất là trong các lĩnh vự

22


quản lý sản xuất công nghiệp, tin học... củng cố bộ máy các phịng ban, chi
nhánh Xí nghiệp để nâng cao năng lực hoạt động chung.
3. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ, nâng cao một bước
trách nhiệm cá nhân, dần dần thực hiện công bằng hợp lý và công khai trong
giao việc và trả lương, thưởng, nâng lương. Đồng thời có chính sách giải quyết
việc làm và thu nhập tối thiểu đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho
CBCNV. Coi đây là biện pháp lâu dài để ổn định sản xuất kinh doanh. Tăng
cường dân chủ ngay từ các đơn vị cơ sở trực thuộc theo cơ chế Công ty đã báo
cáo Bộ. Có chính sách khuyến khích các cá nhân và tập thể có đóng góp xây
dựng Cơng ty.
4. Về kinh doanh xuất nhập khẩu: Tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh
xuất khẩu các mặt hàng có giá trị lớn, các mặt hàng Công ty đã đầu tư xây dựng
như hàng gia công may mặc, hàng nông sản, lâm sản các loại,... đồng thời phát
triển xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng như hàng TCMN, hàng thuỷ sản,
hàng cơng nghệ (gỗ, VPP, hàng do các liên doanh sản xuất...), hàng tạm nhập
tái xuất và các mặt hàng khác. Xây dựng và triển khai tự doanh hàng may mặc
(bán FOB) với mức phấn đấu từ 500.000 đến 1 triệu USD. Khai thác các cơ hội
để làm hàng nhập khẩu, chú ý nhóm hàng phục vụ cơng nghiệp hố và hiện đại
hố nền kinh tế, tham gia các hình thức kinh doanh mới như dự thầu, liên doanh
dự thầu, cung cấp hàng hoá nhập khẩu và hàng trong nước.
5. Trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, Công ty tập trung vào các hướng
sau đây:
- Nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư hoặc liên kết đầu tư sản xuất

một số mặt hàng xuất khẩu (như chế biến bột gạo, đậu tương, chế biến
thuỷ sản).
- Có chính sách đẩy mạnh sản xuất của Xí nghiệp chế biến quế và lâm
sản để nâng cao sản phẩm xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu
và hiệu quả đầu tư.
- Củng cố và hồn thiện bộ máy quản lý Xí nghiệp may, bổ sung cho
các bộ phận còn thiếu và yếu, tạo điều kiện để Xí nghiệp đẩy mạnh
23


sản xuất theo đơn đặt hàng gia công, tập dượt giao dịch và sản xuất
hàng may mặc xuất khẩu tư doanh, chuẩn bị điều kiện mở thị trường
tiêu thụ mới.
- Chuyển hướng hoạt động của dây chuyền lắp ráp xe máy IKD theo cơ
chế quản lý mới của Nhà nước , coi đây là nhân tố khởi đầu để mở
rộng sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu trong nước.
- Có chính sách nâng cao hiệu quả khai thác các cơ sở vật chất sẵn có
tạo đầu ra trong kinh doanh dịch vụ, phát triển kinh doanh các dịch vụ
đã có kinh nghiệm và các dịch vụ mới như : tạm nhập tái xuất, đai lý
mua bán hàng hoá, giao nhận, uỷ thác...
- Bám thị trường nội địa để khai thác các cơ hội kinh doanh nội địa giải
quyết nhu cầu việc làm và tăng hiệu quả hoạt động chung.
6. Mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại dưới mọi hình thức: quảng
cáo trực tiếp trên các phương tiện thơng tin đại chúng, lựa chọn hình thức
quảng cáo phù hợp qua mạng trong nước và quốc tế; tranh thủ sự giúp đỡ của
Bộ thương mại, phòng thương mại , các cơ quan xúc tiến thương mại trong và
ngoài nước trong hoạt động xúc tiến thương mại; tham gia các cuộc gặp gỡ tiếp
xúc trực tiếp với các đoàn thương nhân nước ngoài đến Việt Nam; tổ chức các
đoàn đi khảo sát, giao dịch thương mại, tham gia hội chợ trong và ngoài nước.
Các thị trường định hướng là EU, ASEAN, Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Trung

Đông, Lào...
7. Nghiên cứu áp dụng tin học trong quản lý sản xuất kinh doanh, lựa
chọn nguồn cung cấp thông tin phù hợp với yêu cầu và khả năng để tranh thủ ưu
thế công nghệ hiện đại.
8. Tiết kiệm triệt để các khoản chi tiêu và tìm biện pháp giảm thiểu chi
phí quản lý để giảm phí lưu thơng, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng
hố và dịch vụ Cơng ty đang kinh doanh.
9. Tổ chức thảo luận và ký kết bổ sung một số nội dung trong thoả ước
lao động tập thể. Nhấn mạnh đặc biệt việc tăng cường tính tự giác của CBCNV
trong thực hiện kỷ luật lao động đồng thời đề ra các biện pháp kiểm soát và đảm
24


bảo kỷ luật lao động trong Công ty. Tăng cường đấu tranh, xây dựng nội bộ
nhưng đảm bảo đúng nguyên tắc kỷ cương. tranh, xây dựng nội bộ nhưng đảm
bảo đúng nguyên tắc kỷ cương. Yêu cầu mọi CBCNV phải rèn luyện ý thức vì
việc chung để xây dựng một cộng đồng tập thể hiểu biết tôn trọng và hợp tác
giúp đỡ lẫn nhau.

25


×