Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Góp ý Văn kiện Đại hội Đại biểu Hội Nông dân huyện Tháp Mười nhiệm kỳ 2018 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.1 KB, 3 trang )

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BCH HND TỈNH ĐỒNG THÁP
BCH HND HUYỆN THÁP MƯỜI
*

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 523-CV/HNDH

Tháp Mười, ngày 02 tháng 4 năm 2018

V/v góp ý Văn kiện Đại hội Đại biểu
Hội Nông dân huyện Tháp Mười,
nhiệm kỳ 2018 - 2023

Kính gửi: - Ban Thường vụ Hội Nông dân các xã, thị trấn
- Thực hiện Kế hoạch số 182-KH/HNDT ngày 07/02/2017 của Ban Thường
vụ Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp về tổ chức Đại hội Hội Nông dân
các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp lần thứ
IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023;
- Để thực hiện tốt các bước chuẩn bị Đại hội Đại biểu Hội Nông dân huyện
tháp Mười lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Ban Thường vụ Hội Nông dân
huyện gửi đến Ban Thường vụ Hội Nông dân các xã, thị trấn dự thảo Văn kiện
Đại hội nhiệm kỳ 2012 - 2017 triển khai đến Ban Chấp hành Hội cấp mình để
nghiên cứu, đóng góp một số nội dung.
1/- Đóng góp Dự thảo Văn kiện Đại hội Nông dân dân huyện, nhiệm kỳ
2012 - 2017 và phương hướng, nhiệm vụ 2018 - 2023. (có văn bản gửi trên
mail).


2/- Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành Hội Nông dân nhiệm kỳ 2012-2017.
(có văn bản gửi qua mail).
3/- Ban Thường vụ Hội Nông dân các xã, thị trấn mời thành phần Ban
Chấp hành và Đoàn đại Biểu dự Đại hội cấp trên, để đóng góp ý dự thảo Văn
kiện Ban Chấp hành Hội Nông dân khóa IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Đề nghị Ban thường vụ Hội Nông dân các xã, thị trấn đăng ký lịch họp về
huyện Hội để dự cùng với các đồng chí. Các xã, thị trấn tổng hợp ý kiến góp ý
gửi về huyện Hội trước ngày 20/4/2018.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP.

TM BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Phạm Thành Sương


GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG GÓP Ý
TRONG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
HỘI NÔNG DÂN HUYỆN THÁP MƯỜI LẦN THỨ IX,
NHIỆM KỲ 2018 - 2023
1/- Kết quả thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội Nông dân
huyện Tháp Mười lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2012 - 2017.
- Đánh giá tổng quát tình hình, những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân
khách quan, chủ quan, những kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
Nghị quyết Đại hội VIII nêu trong báo cáo đầy đủ chưa? cần điều chỉnh? Bổ
sung nội dung gì?
- Tập trung phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến
tồn tại yếu kém trong hoạt động Công tác Hội và phong trào Nông dân, chỉ ra

nguyên nhân nào là chủ yếu?
2/- Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2018 – 2023.
- Nhận định tình hình, những cơ hội, thách thức tác động đến hoạt động
Công tác Hội và phong trào Nông dân của huyện?
- Mục tiêu tổng quát nêu như vậy có đầy đủ, bao quát và khả thi chưa? Có
sát với thực tế và đúng hướng chưa? Cần sửa đổi, bổ sung gì thêm?
- Đề nghị thảo luận sâu 3 mục tiêu trọng tâm trong nhiệm kỳ tới nêu trong
báo cáo. Đồng thời cho ý kiến đối với các chỉ tiêu, trong đó chú trọng thảo luận
các chỉ tiêu còn có ý kiến khác nhau:
2.1/- 100% hội viên, nông dân được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán
triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Chỉ
thị, Nghị Quyết, các chương trình, đề án của Huyện, tỉnh Hội.
2.2/- Hàng năm phấn đấu Hội Vững Mạnh; Cơ sở 12 mạnh, 01 khá; Chi
hội từ 85% khá trở lên và không có chi hội yếu kém; tổ vững mạnh: 75%, khá
15%; trung bình 10%.
2.3/ - Phát triển hội viên đến cuốn nhiệm kỳ 2.000 hội viên có 100% cán
bộ Hội được bồi dưỡng kỹ năng công tác Hội.
2.4/- Phấn đấu trong nhiệm kỳ có 100% cơ sở Hội đều có Quỹ hội, vận
động Quỹ hỗ trợ nông dân hàng năm đạt 150 triệu đồng; hùn vốn cất nhà kiên cố
đạt 150 căn.
2.5/-Phong trào nông dân SXKDG hàng năm vận động 15.000 hội viên,
nông dân đăng ký cuối năm có 40% hộ đăng ký đạt nông dân SXKDG các cấp.
Hàng năm Hội Nông dân các cấp xây dựng được 01 đến 02 mô hình liên kết,
hợp tác phát triển sản xuất theo THT và Hợp tác xã kiểu mới.
2.6/- 100% cán bộ Hội và 80% hội viên, nông dân tham gia đóng góp ý
kiến xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, gắn với cuộc vận động xây dưng nông thôn mới và đề án
tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Huyện.



2.7/- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 100 % hội viên nông dân khi
có yêu cầu trợ giúp. Phấn đấu cuối nhiệm kỳ các xã, thị trấn thành lập Câu lạc
bộ nông dân với pháp luật.
2.8/- Vận động 100% hội viên đăng ký xây dựng gia đình văn hóa hàng
năm, kết quả cuối năm đạt chuẩn gia đình văn hóa từ 90% trở lên.
2.9/- Hàng năm Hội Nông dân các cấp phối hợp tổ chức được hoạt động
tư vấn hỗ trợ dịch vụ, tổ chức đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân
trên 5.000 lao động nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
2.10/ - 100% Hội cơ sở phản ánh kịp thời những khó khăn, bức xúc, của
hội viên nông dân và đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền và Hội cấp trên
để kịp thời giải quyết theo thẩm quyền. Hàng năm bồi dưỡng cán bộ, hội viên ưu
tú và nông dân SXKDG giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp.
Đồng thời cho ý kiến về nhiệm vụ và giải pháp đến năm 2023 trong đó
tập trung thảo luận một số vấn đề sau:
- Các giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong
phát triển nông nghiệp bền vững; Ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xây
dựng nông thôn mới gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp?
- Về các nhiệm vụ tham gia giữ vững quốc phòng - An ninh?
- Làm thế nào để tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân
trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam?
- Xây dựng, cũng cố, kiện toàn, tổ chức từ huyện đến cơ sở Hội gắn với
mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp? Đổi mới nội dung sinh hoạt, nâng cao chất
lượng sinh hoạt Hội? để thu hút, tập hợp, đoàn kết nông dân, nhằm xây dựng tổ
chức Hội ngày càng vững Mạnh?
Ngoài ra đề nghị thảo luận thêm những vấn đề khác, các kiến nghị, đề
xuất mà các đơn vị quan tâm.




×