Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại Mê-Kông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.7 KB, 74 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng: Bản luận văn này là nỗ lực cá nhân của em
sau quá trình nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo và được sự hướng dẫn nhiệt tình
của TS.Trần Công Bảy. Các kết quả phân tích, kết luận trong luận văn này
(ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân em.
Em cũng xin cam kết thêm rằng: Nội dung của bản luận văn này chưa
được nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ
một chương trình đào tạo cấp bằng nào khác.
Học viên

Nguyễn Thị Mai Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................................5
1.1.

Quan niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp................................5

1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp..............................................................................5
1.1.2. Hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp....................6
1.1.3. Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp............................................12
1.1.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh..............................13
1.2.

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cuả Công ty cổ phần Sản xuấtDịch vụ Thương mại Mê-Kông....................................................................16



1.2.1. Yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp......16
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.............................................16
1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.......25

1.3.1. Nhân tố bên trong............................................................................................25
1.3.2. Nhân tố bên ngoài...........................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT-DỊCH VỤ- THƯƠNG MẠI MÊ-KÔNG..............30
2.1.

Tổng quan về Công ty cổ phần Sản xuất – Dịch vụ - Thương mại Mê-Kông
........................................................................................................................ 30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...............................................30
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty..................................................32
2.1.3. Đặc điểm nguồn lực........................................................................................32
2.2.

Thực trạng hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần sản xuất-dịch vụ-


thương mại Mê-Kông...................................................................................36
2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn.....................................................................................36
2.2.2. Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh..............................................................43
2.2.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội.................................................................................45
2.3.


Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua................46

2.3.1. Những thành tựu đạt được...............................................................................46
2.3.2. Những hạn chế trong hiệu quả kinh doanh......................................................48
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT-DỊCH
VỤ-THƯƠNG MẠI MÊ-KÔNG.................................................................51
3.1.

Định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ
phần Sản xuất-Dịch vụ-Thương mại Mê-Kông..........................................51

3.1.1. Quan điểm phát triển.......................................................................................51
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty.................................................................51
3.1.3. Định hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty...................52
3.2.

Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ
phần Sản xuất-Dịch vụ-Thương mại Mê-Kông..........................................53

3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn...........................................................53
3.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cán bộ
công nhân viên Công ty..................................................................................56
3.2.3. Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ kỹ thuật nhằm cải tiến chất lượng sản
phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của Công ty..................................................58
3.2.4. Đổi mới về cơ chế và phương pháp quản lý....................................................60
3.2.5. Hoàn thiện đẩy mạnh các hoạt động Marketing..............................................62
KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.......................................................................64
KẾT LUẬN............................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................67



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp..................24
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013.......................33
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011-2013....................35
Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn 2011-2013............36
Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2011-2013..........38
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013.........40
Bảng 2.6:

Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013......43

Bảng 2.7:

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của Công ty giai đoạn 2011-2013......45


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng đắn nhằm giúp
cho doanh nghiệp kinh doanh năng động hơn trong nền kinh tế thị trường. Dù
vậy, sau gần 20 năm thực hiện cổ phần hóa, hoạt động trong lĩnh vực này vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập.Việc tìm ra những giải pháp để đẩy nhanh tiến trình
hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước
mà còn là đòi hỏi của nhà quản trị doanh nghiệp. Kinh tế thị trường là việc tổ
chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường
luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng
những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước qui
luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp

luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp.
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả
kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được.
Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố
chủ quan và khách quan như phương thức quản lý, chiến lược đầu tư phát triển
sản xuất, thị trường....
Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là mối
quan tâm của bất kỳ ai, mà là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nào,
khi làm bất cứ điều gì. Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt thể hiện
chất lượng và toàn bộ công tác quản lý kinh tế. Bởi suy cho cùng quản lý
kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quá trình,
mọi giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến
những đổi mới về nội dung phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản

1


lý chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh
doanh. Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh
trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của mỗi
doanh nghiệp.
Vì vậy hiệu quả kinh doanh là mục tiêu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng muốn đạt tới, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Hầu như
bất kỳ một nhà quản lý doanh nghiệp nào đều quan tâm đến vấn đề nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để có thể đưa ra những giải
pháp kịp thời, chính xác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp mình thì nhà quản trị đó phải nắm bắt được tình hình hiệu quả sản xuất
của doanh nghiệp mình như thế nào.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẻ giúp doanh nghiệp ngày càng khẳng
định được vị thế của mình trên thị trường, qua đó nâng cao đời sống cho cán

bộ nhân viên của công ty. Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang
là một bài toán khó đối với mỗi doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh
tranh ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải từng
bước đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần
hóa. Khi Việt Nam gia nhập WTO, sự mở cửa của ngành Da giầy đã tạo ra
một sân chơi cho các doanh nghiệp Da giầy Việt Nam và các doanh nghiệp
Da giày nước ngoài. Do vậy, để không muốn “bị thua ngay trên sân nhà” các
doanh nghiệp Da giầy nói chung và Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ Thương mại Mê-Kông nói riêng phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
vì nó là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và thực hiện
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Vì quy luật khan hiếm của nguồn lực buộc các

2


doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận, chính xác các nguồn lực đầu vào như
vốn, lao động, kỹ thuật công nghệ…. và sử dụng các nguồn lực đó một cách
có hiệu quả, tránh lãng phí. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý
nghĩa quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.
Xuất phát từ tính cấp thiết và vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh trong doanh nghiệp, em chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại MêKông” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Về mặt lý luận:
Nghiên cứu, góp phần hoàn thiện lý luận về hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp sau cổ phần hóa ,trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
* Về mặt thực tiễn:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Qua đó
xác định những nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, dựa
vào kết quả dự báo về môi trường kinh doanh va khả năng phát triển của công
ty đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
trong thời gian tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
* Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Sản xuấtDịch vụ-Thương mại Mê-Kông trong khoảng thời gian nghiên cứu 2011-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa MácLênin. Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê kết hợp với
3


khảo sát thực tế.
5. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
* Về mặt lý luận:
Làm rõ bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở hệ
thống hóa các quan niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và xem xét
toàn diện các đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
* Về mặt thực tiễn:
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu mang tính hệ thống và khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
6. Bố cục luận văn
Nội dung chính của luận văn này được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Sản
xuất – Dịch vụ - Thương mại Mê-Kông

Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại Mê-Kông

4


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội
khi nói đến các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên phương diện lý luận và thực
tiễn vẫn còn nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau về vấn đề này. Để đánh giá
đúng hiệu quả kinh doanh, trước hết cần hiểu về doanh nghiệp,hiệu quả và
phân loại hiệu quả.
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Trong nền kinh tế, mô hình tổ chức cơ bản để hoạt động sản xuất, kinh
doanh tiến hành thuận lợi là doanh nghiệp. Con người có thể độc lập tổ chức
sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau, từ đơn giản đến phức
tạp. Cùng với quá trình phân công lao động trong xã hội, cùng với việc xã hội
hóa cao và trình độ tiến bộ của lực lượng sản xuất, nhiều mô hình tổ chức đã
ra đời. Lúc đầu là một hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã sau dần phát triển
thành doanh nghiệp, liên hiệp doanh nghiệp, công ty, tổng công ty, tập đoàn
kinh tế ...
Doanh nghiệp hay đúng ra là doanh thương là một tổ chức kinh tế, có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Doanh
nghiệp còn có thể được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, dưới góc độ
quản lý, doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập tham gia kinh doanh trên
thị trường với mục tiêu chủ yếu là làm tăng sự giàu có cho chủ sở hữu.

Mỗi doanh nghiệp được đặc trưng bởi các yếu tố như tính chất và loại
hình sở hữu, quy mô và cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh, ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều có đặc trưng chung là
5


do chủ sở hữu (hoặc các chủ sở hữu khác nhau) bỏ tiền ra đầu tư thành lập và
mục tiêu tài chính cuối cùng là đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu – người bỏ
vốn thành lập doanh nghiệp. Mục tiêu này đạt được thông qua việc tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Như trên đã đề cập, kinh doanh là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
nhằm đạt được mục tiêu cho chủ sở hữu. Hoạt động kinh doanh cũng chính
là hoạt động xác định một tổ chức/đơn vị kinh tế có phải là doanh nghiệp
hay không.
Theo Luật Doanh nghiệp 2006, “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.
Mỗi một doanh nghiệp đều bắt đầu quá trình kinh doanh với một lượng
vốn nhất định dưới hình thức tiền hoặc các tài sản khác. Doanh nghiệp sẽ thu
hút đầu vào như nguyên vật liệu, hàng hóa phụ tùng đầu vào và các dịch vụ
đầu vào khác để tiến hành quá trình hoạt động của mình là sản xuất, chế biến.
Tính chất các hoạt động này tạo nên các loại hình doanh nghiệp: sản xuất, chế
biến, thương mại hay dịch vụ.
Các doanh nghiệp sản xuất tiến hành quá trình làm thay đổi hình thức
của nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào tạo thành sản phẩm đầu ra đáp ứng
nhu cầu nhất định của thị trường. Các doanh nghiệp thương mại không làm
thay đổi hình thức tồn tại của đầu vào mà đơn giản chỉ chuyển hóa về mặt
thời gian, địa điểm và cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị đối với các yếu

tố đầu vào. Các doanh nghiệp dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu nhất định của
thị trường.

6


Quá trình kinh doanh được thực hiện thông qua các quan hệ trao đổi. Để
có các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhất
định. Như vậy giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp phát sinh dòng giá trị hay
quan hệ tài chính. Ngược lại, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm sẽ làm phát
sinh quan hệ tài chính với khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có mối
quan hệ tài chính rất quan trọng với các nhà cung cấp tài chính trên thị trường
tài chính (chủ sở hữu và chủ nợ), quan hệ với nhà nước trong việc đáp ứng
các trách nhiệm tài chính với nhà nước.
Chu trình kinh doanh của doanh nghiệp có thể được mô tả một cách đơn
giản như sau:
Tiền (vốn đầu kỳ)

Tài sản khác

Tiền

Với sơ đồ này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể mô tả là
doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh với một lượng vốn nhất định, tiền này được
chuyển hóa thành các dạng tài sản khác như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
nguyên vật liệu ... và sau đó tiếp tục được chuyển hóa thành tiền.
Dưới góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp
bao gồm ba loại hoạt động chính: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư,
hoạt động tài chính.
Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động trực tiếp và liên quan đến việc

mua nguyên vật liệu, sử dụng lao động, sản xuất hàng hóa và bán hàng hóa
dịch vụ. Hoạt động kinh doanh là mảng hoạt động chủ yếu, thường xuyên của
doanh nghiệp, trực tiếp mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm các tài sản dài hạn, phục
vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như mua sắm, xây
dựng nhà máy, máy móc, phương tiện ... Đây là hoạt động đóng vai trò quan
trọng đối với sự phát triển, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính: Là các hoạt động huy động vốn để đảm bảo cho các
khoản đầu tư của doanh nghiệp được thực hiện. Mặc dù không thường xuyên
7


và không trực tiếp tạo ra giá trị cho doanh nghiệp nhưng hoạt động tài chính
có tính quyết định trong việc đảm bảo tính khả thi các khoản đầu tư và tạo ra
đòn bảy tài chính nếu xem xét dưới góc độ chủ sở hữu doanh nghiệp.
Các mô tả trên về quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở để
nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo đại từ điển Tiếng Việt thì “ Hiệu quả là kết quả đích thực ” Khái
niệm này đã đồng nhất phạm trù kết quả và hiệu quả. Quan niệm thứ hai cho
rằng: “ Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại kết quả nhằm đạt
được mục đích nào đó tương ứng với một đơn vị nguồn lực phải bỏ ra trong
quá trình thực hiện một hoạt động nhất định ’’. Với cách tiếp cận này, người ta
đã gắn nó với một mục tiêu nhất định. Các hoạt động được đánh giá có hiệu
quả hay không phải tính đến một mục tiêu, để so sánh và đánh giá.
Hiệu quả có thể được đánh giá ở các góc độ khác nhau, phạm vi và các
thời kỳ khác nhau. Do đó, để hiểu rõ hơn bản chất của phạm trù hiệu quả kinh
doanh, cần phải đứng trên từng góc độ cụ thể để phân tích từng loại hiệu quả.
*Các quan điểm về đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả kinh doanh, trong quá trình đánh giá

phải quán triệt một số quan điểm sau:
Một là: Đảm bảo cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả chính trị, xã hội. Quan
điểm này cho rằng doanh nghiệp vừa đạt hiệu quả kinh tế nhưng vẫn thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xã hội. Nghĩa là bên cạnh việc phấn đấu nỗ lực
thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ công ăn việc
làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho họ, đồng thời phải thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Hiệu quả kinh doanh đạt được một
cách toàn diện khi nó không làm suy giảm hiệu quả chính trị, xã hội. Vì hoạt
động của doanh nghiệp phải nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội
8


của Đảng và Nhà nước, và xu thế phát triển của doanh nghiệp phải phù hợp
với sự vận động phát triển chung của toàn bộ quốc gia.
Hai là: Đảm bảo tính toàn diện và tính bộ phận trong quá trình nâng cao
hiệu quả kinh doanh. Theo quan điểm này việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
phải là sự kết hợp hài hòa giữa nâng cao hiệu quả của các bộ phận và sự tăng
lên của hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu
nhờ sử dụng một cách hài hòa giữa các yếu tố đầu vào, đảm bảo việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp là nền tảng của sự phát
triển lâu dài, bền vững. Quan điểm này cho ta thấy khi nâng cao hiệu quả kinh
doanh phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong toàn bộ lĩnh vực quản lý
của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cuối cùng, mục tiêu lợi nhuận.
Ba là: Đảm bảo hài hòa các lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích
xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Quan điểm này đòi hỏi việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh phải thỏa mãn hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong
mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Nghĩa là việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thì thu nhập của người
lao động cũng phải tăng, đồng thời mức nộp ngân sách nhà nước cũng tăng.
Bởi vì thực hiện được các yêu cầu trên thì mới tạo được động lực cho các

thành phần có liên quan tham gia tích cực vào việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh để đạt
được lợi ích trước mắt thì cũng phải chú trọng đến lợi ích lâu dài. Hiện nay,
một số doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt đã khai thác tài nguyên
một cách bừa bãi sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên trong tương lai, gây ô
nhiễm môi trường chung. Mặc dù hiện tại hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là có hiệu quả nhưng trong tương lai đã phải là có hiệu quả hay không,
điều này cần phải được xem xét.
Bốn là: Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ cả về mặt hiện vật
lẫn mặt giá trị. Quan điểm này đòi hỏi việc đánh giá hiệu quả kinh doanh
9


phải thực hiện trên cả hai mặt hiện vật và giá trị. Bởi vì việc đánh giá hiệu
quả kinh doanh trên cả hai mặt hiện vật và giá trị mới cho ta kết luận tăng,
giảm hiệu quả kinh doanh một cách chính xác. Ví dụ: trong thời kỳ lạm
phát cao thì đánh giá so sánh hiệu quả kinh doanh về mặt giá trị sẽ là không
chính xác, còn đối với một doanh nghiệp có chủng loại hàng hóa phong
phú, rất khó đưa ra một sản phẩm chuẩn thì không thể thực hiện việc đánh
giá hiệu quả kinh doanh bằng hiện vật mà phải bằng giá trị. Tuy nhiên, khi
xem xét về mặt giá trị thì ta cần phải quan tâm đến sự biến động giá cả theo
từng thời kỳ.
* Phân loại hiệu quả kinh doanh
Phân loại hiệu quả kinh doanh là phương cách hữu ích để các doanh
nghiệp xem xét, đánh giá những kết quả mà mình đạt được và là cơ sở để đưa
ra các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Phạm trù
hiệu quả kinh doanh được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng thể
hiện những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể của nó. Việc phân loại hiệu quả kinh
doanh theo những tiêu chí khác nhau có tác dụng thiết thực trong việc điều
hành quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.

- Nếu căn cứ vào mục tiêu của mỗi chu kỳ sản xuất xã hội, hiệu quả được
chia thành hiệu quả kinh doanh và hiệu quả chính trị-xã hội
+ Hiệu quả kinh doanh: mô tả mối quan hệ lợi ích – chi phí mà đối tượng
hay chủ thể nhận được trên cơ sở những chi phí đã bỏ ra để có được lợi ích
kinh tế đó. Đối với chủ thể là doanh nghiệp, lợi ích có thể là doanh thu bán
hàng, lợi nhuận và những chi phí gắn liền với việc tạo ra lợi ích đó như chi
phí sản xuất, vốn ....
+ Hiệu quả chính trị - xã hội: hiệu quả mà chủ thể nhận được trong
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Điều này có thể là giải quyết
công ăn việc làm, công bằng xã hội, cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ
môi trường...
10


- Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu hay xét theo góc độ chủ thể nhận được
kết quả (lợi ích) và bỏ chi phí để có được kết quả đó, hiệu quả bao gồm hiệu
quả cá biệt hay hiệu quả kinh tế quốc dân.
+ Hiệu quả cá biệt: hiệu quả thu được từ hoạt động của từng doanh
nghiệp – đơn vị cấu thành nền kinh tế. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả này là
lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được và chất lượng thực hiện những yêu
cầu mà xã hội đặt ra cho nó.
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là hiệu quả của tổng thể các đơn vị cấu thành.
- Căn cứ vào đối tượng chi phí, hiệu quả được chia thành hiệu quả của
chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp.
+ Hiệu quả chi phí bộ phận: thể hiện mối tương quan giữa hiệu quả thu
được với lượng chi phí của từng yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy
(lao động, thiết bị, nguyên vật liệu ... )
+ Hiệu quả chi phí tổng hợp: thể hiện mối tương quan giữa hiệu quả thu
được với tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ.

* Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với
những biến động của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh
tranh. Doanh nghiệp muốn tồn tại được trước hết phải sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.
Trên thực tế có nhiều ý kiến khác nhau về phạm trù hiệu quả kinh doanh
(HQKD) của doanh nghiệp. Có quan niệm cho rằng HQKD là mức độ tiết
kiệm chi phí và tăng kết quả kinh tế .Ý kiến khác cho rằng HQKD là chỉ tiêu
xác định bằng đại lượng so sánh giữa kết quả với chi phí
Tuy vậy sự so sánh này là chưa đủ vì nó chỉ phản ánh sự đo lường
HQKD mà chưa gắn liền với mục tiêu của quản lý. Đồng thời, sự so sánh này
mới chỉ là một chỉ tiêu trạng thái tĩnh, chưa biểu hiện được tính chất của đại
11


lượng thường xuyên biến động nên tự thân nó chưa phản ánh được HQKD. Vì
vậy, có thể đưa ra khái niệm hiệu quả kinh doanh như sau:
“ Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai
thác sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp như vốn, lao động, cơ sở vật
chất kỹ thuật ... nhằm đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong
một quá trình kinh doanh nhất định ’’
HQKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác sử dụng các
nguồn lực, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì thế nó được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá trình độ và chất lượng
kinh doanh của các tổ chức kinh tế.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có tính mục tiêu, hệ thống và tổng
thể. Hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải được xem xét một cách
toàn diện cả về không gian và thời gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng hoạt
động kinh doanh bằng các chỉ tiêu hiệu quả phải xét đến việc thực hiện các

mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không đạt được các mục
tiêu kinh doanh thì hiệu quả hay năng suất dù có cao cũng trở thành vô nghĩa.
1.1.3. Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý sử dụng các
nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu và vốn) để đạt được
kết quả tốt nhất trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí. Để hiểu rõ bản chất của hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp cần làm rõ sự khác nhau và mối quan hệ
giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh.
Kết quả kinh doanh là những gì doanh nghiệp thu được sau một quá
trình hoạt động kinh doanh nhất định. Kết quả là mục tiêu của doanh
nghiệp, có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Kết
quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn
12


toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản
phẩm ...Tự bản thân mình, kết quả kinh doanh chưa thể hiện nó được tạo ra
ở mức nào và với chi phí bao nhiêu.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ khai thác sử
dụng các nguồn lực sản xuất (tiền vốn, vật tư, lao động ...), phản ánh kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tạo ra với mức chi phí nhất định
gắn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Để xác định hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp, ngoài đại lượng kết quả kinh doanh còn phải xác định được
đại lượng chi phí.
Xác định chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ là vấn đề không
đơn giản. Việc tính toán các chi phí như chi phí kế toán, chi phí kinh doanh ...
phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế hạch toán, trình độ quản lý kinh doanh. Tóm
lại, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh mặt chất lượng của quá
trình kinh doanh tương đối phức tạp và khó tính toán bởi chi phí và kết quả

thường khó xác định một cách chính xác.
1.1.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi xác định chỉ
tiêu hiệu quả kinh doanh người ta thường dùng các phương pháp phân tích, so
sánh để đánh giá hiệu quả, so sánh các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kỳ phân
tích với kỳ trước hay với kế hoạch của doanh nghiệp; hoặc so sánh với các chỉ
tiêu của các doanh nghiệp khác trong ngành.
Sau khi đã có những đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, ta đi phân tích cụ thể từng yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới quan hệ sản
xuất kinh doanh như lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố định để từ đó tìm ra
những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả trong doanh nghiệp.
Trong toàn bộ quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh, cần đảm bảo
thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu, các phương pháp tính các chỉ
tiêu cũng như thống nhất đơn vị tính toán cả về khối lượng, thời gian, giá trị.
13


a/ Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
* Mục tiêu so sánh: Trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến
động tuyệt đối hay tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
Mức độ biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số tuyệt
đối của chỉ tiêu trong hai kỳ: kỳ phân tích C1 và kỳ gốc C0.
± ∆C = C1 – C0
Trong đó: ± ∆C là mức chênh lệch tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc
C1 là số liệu kỳ phân tích (báo cáo)
C0 là số liệu kỳ gốc
Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa số thực tế C 1 với
số gốc C0 đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy

định quy mô của các chỉ tiêu phân tích.

C1 – C0
%∆C

=

x100%

C0

Trong đó: %∆C: Là mức chênh lệch tương đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc
C1: Là số liệu kỳ phân tích (báo cáo)
C0: Là số liệu kỳ gốc
b/ Phương pháp thay thế liên hoàn (Phương pháp loại trừ)
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích qua việc thay
thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố
thay đổi. Sau đó lấy kết quả trừ đi chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố
nghiên cứu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này.
* Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

14


- Lập mô hình toán học biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ tiêu nghiên
cứu và các nhân tố ảnh hưởng.
- Theo thứ tự sắp xếp các nhân tố (từ số lượng đến chất lượng) ta đặt đối
tượng phân tích trong điều kiện giả định khác. Sau đó lần lượt thay thế các số
liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế để tính ra mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến đối tượng phân tích.
- Mỗi nhân tố chỉ thay thế một lần, giữ nguyên số thực tế đã thay thế ở
các bước trước.
- Khi kiểm tra sự chính xác của các số liệu phân tích, áp dụng công thức:
∑Xi = Sự biến động của toàn bộ đối tượng phân tích
Trong đó: xi: là mức độ ảnh hưởng của nhân tố I đến đối tượng phân tích.
Để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố, ta có thể lượng hóa các
yếu tố dưới dạng hàm số toán học f(x,y,z) và thực hiện tính toán theo công
thức sau:
∆Cx = f (x1,y0,z0) – f (x0,y0,z0)
∆Cy = f (x1,y1,z0) – f (x1,y0,z0)
∆Cz = f (x1,y1,z1) – f (x1,y1,z0)
Từ những công thức trên ta thay thế lần lượt để xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng như sau:
± ∆C = ∆Cx + ∆Cy + ∆Cz
* Ưu điểm của phương pháp: Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán hơn so với
các phương pháp khác dùng để xác định nhân tố ảnh hưởng.
* Nhược điểm: Các mối quan hệ của các yếu tố phải được giả định là có
quan hệ theo mô hình tích số trong khi thực tế các nhân tố có thể có mối quan
hệ theo nhiều dạng khác nhau. Hơn nữa, khi xác định nhân tố nào đó ta phải
giả định nhân tố khác không thay đổi nhưng trong thực tế điều này hoàn toàn
không xảy ra.
Việc sắp xếp trình tự các nhân tố từ số lượng đến chất lượng trong nhiều
15


trường hợp rất dễ dẫn đến sai lầm, gây thiếu chính xác.
1.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cuả Công ty cổ phần Sản
xuất-Dịch vụ Thương mại Mê-Kông

1.2.1. Yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp
Những yêu cầu đặt ra cho hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKD của
doanh nghiệp da giầy:
- Phục vụ cho mục tiêu phát triển của ngành da giầy
- Thể hiện được đặc điểm sản xuất kinh doanh mặt hàng da giầy
- Đảm bảo tính thống nhất trong phương pháp xác định và mối quan hệ
giữa các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh phải được liên hệ so sánh được với
nhau, có phương pháp tính toán cụ thể, thống nhất, có phạm vi áp dụng nhất
định phục vụ cho mục đích nhất định của công tác quản lý.
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính thực tế
Xác định chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp da giầy, phải
đảm bảo tính đúng đắn, chính xác, dựa trên cơ sở các dữ liệu thông tin thực tế
của kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra.
- Đảm bảo tính hệ thống
Các chỉ tiêu cấu thành phải thể hiện được tính hệ thống, trong hệ thống
phải có cả chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp và các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Dựa trên cơ sở lý luận cho rằng HQKD là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ khai thác sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp như vốn, lao
động, cơ sở vật chất kỹ thuật ... nhằm đạt được kết quả cao nhất với chi phí
thấp nhất trong một quá trình kinh doanh nhất định. Theo cách xác lập này,
chỉ tiêu HQKD được xác định bằng tỷ lệ giữa kết quả thu được và chi phí để

16


đạt được kết quả đó.
E


K
C

Trong đó:
K – Kết quả đạt được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác nhau
C – Chi phí bỏ ra được đo bằng các đơn vị khác nhau
E – Hiệu quả kinh doanh
Công thức này phản ánh sức sản xuất hay mức sinh lời của các yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh cũng có thể xác lập ở dạng
nghịch đảo:
e

C
K

Công thức này phản ánh suất hao phí của các yếu tố đầu vào, thể hiện cần
hao phí bao nhiêu đơn vị đầu vào để có được một đơn vị đầu ra.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố đầu vào là chi phí đến đầu ra
là kết quả sản xuất kinh doanh, Em sử dụng mô hình hồi quy “hàm sản xuất’’.
Hàm sản xuất thể hiện ở dạng tổng quát như sau:
Y = f(Xi) = f(X1, X2, …, Xn)
Trong đó:
Y – Kết quả kinh tế đầu ra
Xi – Các yếu tố kinh tế đầu vào
Các yếu tố cấu thành hiệu quả kinh doanh được xác định như sau:
- Kết quả đầu ra: kết quả thu được sau một quá trình kinh doanh hay một
khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Để phản ánh kết quả đầu ra của quá trình
kinh doanh, luận văn chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu: Doanh thu, lợi nhuận từ
kinh doanh trong kỳ, khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ …

- Kết quả đầu vào: bao gồm chi phí nguồn lực (chi phí tạo ra nguồn lực

17


lao ng, t liu lao ng ) v chi phớ kinh doanh (chi phớ s dng
ngun lc). phn ỏnh chi phớ u vo ca quỏ trỡnh kinh doanh ca
doanh nghip da giy, lun vn ch yu s dng cỏc ch tiờu: Lao ng
bỡnh quõn, chi phớ tin lng, vn lu ng bỡnh quõn, vn c nh bỡnh
quõn, vn ch s hu bỡnh quõn, vn kinh doanh bỡnh quõn, chi phớ kinh
doanh trong k kinh doanh.
a/ Cỏc ch tiờu hiu qu s dng vn
* Cỏc ch tiờu hiu qu s dng vn c nh: hiu qu s dng vn c
nh ca doanh nghip da giy c phn ỏnh thụng qua cỏc ch tiờu:
- Hiu sut s dng vn c nh
Hiu sut s dng vn c nh c tớnh theo cụng thc sau:
HVCD

D
VCD

Trong ú:
HVCD - Hiu sut s dng vn c nh
D Doanh thu thun ca doanh nghip trong k
VCD Vn c nh bỡnh quõn trong k
Vn c nh bỡnh quõn trong k c tớnh theo giỏ tr cũn li ca ti sn
c nh, bng cỏch ly nguyờn giỏ ca ti sn c nh tr i phn hao mũn
tớch ly n thi k tớnh toỏn.
Ch tiờu ny cho biết một đồng vốn cố định đợc dùng vào
sản xuất kinh doanh trong k (thng l 1 nm) tạo ra bao nhiêu

đồng doanh thu. Hiu sut s dng vn c nh cng cao chng t vic s
dng vn c nh ca doanh nghip cú hiu qu.

- Sut hao phớ vn c nh
18


Suất hao phí vốn cố định được tính theo công thức sau:
SVCD 

1
HVCD



VCD
D

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra mét ®ång doanh thu trong kú
kinh doanh thì doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn cố định, người ta sử dụng chỉ tiêu
tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định.
LNVCD 

LN
VCD

Trong đó:
LNVCD - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định

LN – Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế hay còn gọi là lợi nhuận ròng là lợi nhuận thu
được cuối cùng khi đã khấu trừ các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ kinh
doanh mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định càng có hiệu quả.
* Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài sản,
khả năng thanh toán, độ ổn định của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế
thị trường.
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được tính theo công thức sau:
HVLD 

Trong đó:

19

D
VLD


D-Doanh thu
HVLD - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
VLD – Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh: Mỗi đồng vốn lưu động doanh nghiệp sử dụng
vµo s¶n xuÊt kinh doanh trong kú t¹o ra bao nhiªu ®ång
doanh thu. Về mặt bản chất, chỉ tiêu này xác định số vòng quay của vốn
lưu động trong kỳ, cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Số
vòng quay càng lớn chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có

hiệu quả. Chỉ tiêu này còn được gọi là “ Hệ số luân chuyển ” vốn lưu động.
- Suất hao phí vốn lưu động
Suất hao phí vốn lưu động được tính theo công thức sau:
SVLD 

V
1
 LD
HVLD
D

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra mét ®ång doanh thu trong kú
kinh doanh thì doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số
này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, vốn tiết
kiệm càng được nhiều.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn lưu động, người ta sử dụng chỉ
tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động.
LNVLD 

LN
VLD

Trong đó:
LNVLD - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
LN – Lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ kinh
doanh mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả.


20


Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, còn
có thể dùng chỉ tiêu thời gian luân chuyển vốn lưu động. Thời gian của một
vòng luân chuyển vốn lưu động được xác định theo công thức:
t LC 

TK
HVLD

Trong đó:
tLC - Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động (ngày)
TK – Thời gian của kỳ kinh doanh (ngày)
Chỉ tiêu thời gian của một vòng luân chuyển thể hiện số ngày cần thiết
cho vốn lưu động quay được một vòng. Mặc dù chỉ tiêu này không phản ánh
trực tiếp hiệu suất sử dụng vốn lưu động nhưng từ thực tế cho thấy thời gian
của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn dẫn đến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
* Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp da
giầy, luận văn sử dụng các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, tỷ suất
lợi nhuận trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh được tính theo công thức sau:
HVKD 

D
VKD


Trong đó:
HVKD - Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
VKD – Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh: Mỗi đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp sử
dụng trong kú t¹o ra bao nhiªu ®ång doanh thu.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

21


×