Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nghiên cứu tách nhóm lignan và triterpenoid từ cây rau gai thối (acacia pennata (l ) willd ) thu hái ở sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.56 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VŨ THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU TÁCH NHÓM LIGNAN VÀ TRITERPENOID
TỪ CÂY RAU GAI THỐI (Acacia pennata (L.) Willd.)
THU HÁI Ở SƠN LA

Chuyên ngành: TN2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Lò Thị Mai Thu

Sơn La, tháng 05 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, khóa luận của em đã được hoàn thành,
với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Sinh – Hóa, Phòng
Sau đại học – Trường Đại học Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em
trong suốt thời gian em học tập, nghiên cứu tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở Phòng Công nghệ tế bào thực vật - Viện
Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ trong quá trình làm thực nghiệm.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lò Thị Mai Thu đã tận tâm hướng dẫn,
giúp đỡ và động viên em trong quá trình làm khóa luận.
Để hoàn thành khóa luận, em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của
các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình. Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05/2018


Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Yến


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
I. Tổng quan tài liệu .......................................................................................................... 1
1. Tình hình sử dụng các hợp chất tự nhiên trong dược, mỹ phẩm trên thế giới và tại
Việt Nam ........................................................................................................................... 1
1.1. Trên thế giới ............................................................................................................... 1
1.2. Tại Việt Nam.............................................................................................................. 5
2. Giới thiệu về cây rau gai thối ....................................................................................... 6
2.1 Phân loại...................................................................................................................... 6
2.2. Đặc điểm hình thái ..................................................................................................... 6
2.3. Tác dụng dược lý ....................................................................................................... 6
3. Giới thiệu về lignan và triterpenoid ............................................................................. 7
3.1. Tính chất .................................................................................................................... 7
3.2. Công dụng .................................................................................................................. 8
II. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 8
III. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................ 9
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 9
4.1. Nguyên liệu ................................................................................................................ 9
4.2. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................................... 10
4.2.1. Hóa chất, dung môi ............................................................................................... 10
4.2.2. Thiết bị, dụng cụ ................................................................................................... 10
4.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 11
4.3.1. Thu hái và kiểm nghiệm dược liệu ....................................................................... 11
4.3.2. Nghiên cứu chiết xuất, phân lập các hợp chất...................................................... 11
4.3.3. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập ....................................................... 11

4.4. Nghiên cứu hình thái giải phẫu cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ............. 11
4.5. Tách nhóm saponin .................................................................................................. 11
4.6. Các phương pháp phân lập hợp chất ....................................................................... 13
4.6.1. Kết tinh phân đoạn ................................................................................................ 14
4.6.2. Thăng hoa.............................................................................................................. 14
4.6.3. Chưng cất phân đoạn ............................................................................................ 14


4.6.4. Các phương pháp sắc ký ....................................................................................... 14
4.6.4.1. Phương pháp sắc ký cột ..................................................................................... 14
4.6.4.2. Phương pháp sắc ký lớp mỏng điều chế ............................................................ 15
4.6.4.3. Sắc ký lỏng cao áp điều chế .............................................................................. 16
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................................ 16
5.1. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................................. 16
5.2. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................................ 16
5.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................. 16
5.3.1 Vị trí địa lý ............................................................ Error! Bookmark not defined.
5.3.2 Đất đai ................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.3.3. Tài nguyên rừng ................................................... Error! Bookmark not defined.
5.3.4. Khí hậu ................................................................. Error! Bookmark not defined.
5.3.5. Thủy văn .............................................................. Error! Bookmark not defined.
B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ. ....................................... 19
1. Sơ đồ tách các chất ..................................................................................................... 19
2. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập được bằng phương pháp sắc ký
lớp mỏng... ...................................................................................................................... 21
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 22
1. Kết luận ....................................................................................................................... 22
2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 22
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 23



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu................................................. 10
Bảng 2. Trang thiết bị, máy móc sử dụng trong nghiên cứu.......................................... 10


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Cấu trúc của lignan .............................................................................................. 7
Hình 2. Sơ đồ định lượng lignan và triterpenoid toàn phần trong nguyên liệu Rau gai
thối theo phương pháp cân .............................................................................................. 13
Hình 3. Sơ đồ chiết xuất và phân đoạn các chất từ thân cây rau gai thối (Acacia
pennata (L.) Willd.) ........................................................................................................ 19
Hình 4. Quy trình phân lập hợp chất LO từ cắn n-hexan của lá cây gai rau thối .......... 21
Hình 5. Sắc ký đồ SKLM của hợp chất LO ................................................................... 21


A. MỞ ĐẦU
I. Tổng quan tài liệu
1. Tình hình sử dụng các hợp chất tự nhiên trong dƣợc, mỹ phẩm trên thế giới và
tại Việt Nam
1.1. Trên thế giới
Trong vòng hai thập kỉ gần đây, xu hướng quay lại sử dụng các sản phẩm thuốc
có nguồn gốc thảo dược để phòng và trị bệnh trở nên phổ biến. Dược điển các nước
khu vực châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đều có các chuyên
luận về dược liệu. Một số chuyên luận dược liệu cũng đã được đưa vào Dược điển Mĩ,
châu Âu... Theo ước tính, 70% dân số toàn cầu vẫn sử dụng thuốc từ dược liệu trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Vì vậy, tổ chức y tế thế giới đã nhấn mạnh
việc đảm bảo chất lượng của các thuốc này phải dựa trên các kĩ thuật phân tích hiện
đại, với việc sử dụng các chất chuẩn đối chiếu phù hợp [21]

Trên thế giới, đã phát hiện được 265.000 loài thực vật. Trong đó có 150.000
loài được phân bố ở các vùng nhiệt đới, 35.000 loài có ở các nước ASEAN. Trong số
này có ít nhất 6.000 loài được dùng làm thuốc. Các loài thực vật có chứa khoảng 5
triệu hợp chất hóa học. Cho tới nay, đã có 0,5%, nghĩa là 1.300 cây được nghiên cứu
một cách có hệ thống về thành phần hóa học và giá trị chữa bệnh. Thuốc từ dược liệu
được sử dụng không chỉ các nước Á Đông mà còn được tiêu thụ một lượng khá lớn ở
các nước Phương Tây. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển thì một phần tư số
thuốc kê trong các đơn có chứa hoạt chất từ dược liệu. Tại Mĩ năm 1980 giá trị số
thuốc đó lên tới 8 tỉ đô la, tại thị trường Châu Âu lượng thuốc đông dược tiêu thụ cũng
lên tới 2,3 tỉ đô la. Nhiều biệt dược đông dược của Trung Quốc được tiêu thụ mạnh ở
các nước phát triển.[21]
Về sử dụng thuốc, ở khu vực Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản, cùng với Ấn Độ,
là các nước tiêu thụ đông dược nhiều nhất. Tại Trung Quốc, đông dược chiếm khoảng
30% lượng dược phẩm tiêu thụ, doanh số đông dược sản xuất tại Trung Quốc để tiêu
thụ nội địa và xuất khẩu năm 2003 ước đạt 20 tỉ đô la. Tại Nhật Bản, đông dược được
gọi với tên “Kampo”, cũng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, với doanh số khoảng
1 tỉ đô la mỗi năm. Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia là nước đứng thứ hai trên thế
giới sau Brazil về đa dạng sinh học cây thuốc, có tới 90% số lượng cây thuốc trên thế
giới được tìm thấy ở đây. Theo số liệu năm 1995, có 40% dân số Indonesia sử dụng
1


đông dược, trong đó có 70% sinh sống ở vùng nông thôn. Các nước Đông Nam Á khác
đều có tỉ lệ sử dụng đông dược đáng kể trong cộng đồng và hệ thống y tế.[21]
Hóa học các hợp chất thiên nhiên trong phát triển thuốc đã trải qua thời kỳ vàng
son vào những năm 1940 đến những năm 1960. Ngày nay, với những kỹ thuật sàng lọc
hoạt tính sinh học mới, hiện đại, với tốc độ nhanh, lượng mẫu nhỏ, việc phát hiện các
hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học mới là rất có triển vọng. Sau khi phát hiện ra
các hoạt chất có hoạt tính mới thì việc nghiên cứu chuyễn hóa chúng thành các dẫn
xuất bằng nhiều con đường trong đó có hóa tổ hợp để thử hoạt tính sinh học vẫn là một

lĩnh vực hấp dẫn.[21]
Về nghiên cứu phát triển, hiện nay các công ty đa quốc gia đang có xu hướng
phát triển các dược phẩm có chứa một hoạt chất từ cây thuốc (tinh chất dược liệu) do
các chế phẩm này có giá trị kinh tế lớn hơn nhiều so với các sản phẩm chứa cao thuốc
(extracts) hoặc hợp chất toàn phần chưa xác định được trong các công thức cổ truyền,
kinh điển. Ở Trung Quốc giai đoạn 1979 - 1990 có 42 chế phẩm thuốc mới từ cây
thuốc được đưa ra thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa bệnh tim mạch, 5 chế
phẩm chữa ung thư, 6 chế phẩm chữa tiêu hóa. Cho đến nay đã có trên 4.000 bằng
sáng chế về thuốc đông dược của Trung Quốc được đăng kí, với 40 dạng bào chế khác
nhau, được sản xuất ở 684 nhà máy chuyên về đông dược. Từ năm 1990 đến nay là
giai đoạn phát triển rất mạnh đối với lĩnh vực sản xuất thuốc từ dược liệu với hàng
trăm chế phẩm mới ra đời. Nhật Bản là nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu các hợp
chất có tác dụng sinh học từ cây thuốc, chiếm 60% bằng phát minh trên thế giới về
lĩnh vực này trong 5 năm (1990 - 1995). Trong giai đoạn 2000 – 2005 các công ty
dược phẩm đa quốc gia đã có 23 thuốc mới từ nguồn gốc tự nhiên được phép đưa ra
thị trường để điều trị bệnh ung thư, bệnh thần kinh, bệnh nhiễm trùng, bệnh tim
mạch, các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, chống viêm… Điển hình là các thuốc
Bivalirudin (MDCO, 2000), Ozogamicin (Wyeth – Ayerst, 2000), Pimecrolimus
(Novatis, 2001), Nitisinone (Swedish Orphan, 2002), Ziconotide (Elan, 2004),
Exenatide (Eli Lilly, 2005), Micafungin (Fujisawa, 2005)... Ở Việt Nam, một số
thuốc đang được nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I, II, III như thuốc viêm lợi
Dentonin, thuốc trị lỵ và hương hàn Geranin, thuốc hỗ trợ và điều trị ung thư
Panacrin, thuốc điều hòa miễn dịch Angala….[21]

2


Về pháp chế dược và đăng kí thuốc, theo báo cáo của WHO năm 2011, tốc độ
xây dựng và ban hành qui chế quản lí thuốc từ dược liệu phát triển khá nhanh trong
khoảng thời gian từ năm 1986 đến 2007. [21]

Sự phát triển nhanh chóng các thuốc từ cây cỏ là do xu hướng của các nước
phương Tây nhằm tăng cường tự điều trị, và do lo lắng về tác dụng bất lợi của chế
phẩm hóa dược và sự nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của thuốc từ dược
liệu trong điều trị các bệnh mạn tính, bệnh thông thường.[21]
Với sự phát triển của các kĩ thuật phân tích hiện đại, nhiều hoạt chất được tách
chiết từ dược liệu, nghiên cứu xác định cấu trúc và tác dụng dược lí. Kết hợp với công
nghệ bào chế, các nhà sản xuất đã cho ra đời những dạng thuốc thuận tiện cho người
sử dụng như viên nén, viên nang, cốm thuốc, trong đó nguyên liệu đầu vào là tinh chất
hoặc cao dược liệu chuẩn hóa có hàm lượng hoạt chất chính xác.[21]
Điển hình trong nhóm này là các chế phẩm viên nén, viên nang cao Bạch quả
(Ginkgo biloba), chứa các hoạt chất ginkgo flavnol glycosides, terpene lactones,
bilobalide, ginkgolide A, ginkgolide B, ginkgolide C; viên tỏi chứa dịch chiết tỏi có
hoạt chất chính là allicin, viên nén cao Cúc gai dài (Cardus marianus) chứa hoạt chất
chính là silymarin... Nhiều hoạt chất chiết xuất từ dược liệu được tinh chế đạt đến độ
tinh khiết có thể sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc tiêm. Điển hình trong nhóm
này là các chế phẩm thuốc tiêm chứa flavonoid của Ginkgo biloba (biệt dược
Tanakan®, Pháp; thuốc tiêm chứa paclitaxel phân lập từ cây Taxus Brevifolia (biệt
dược Taxol ®, Mĩ); thuốc tiêm chứa vinblastin phân lập từ cây Vinca rosea (biệt dược
Velbe ®, Pháp)… Do sự phức tạp về cấu trúc hóa học nhiều chất trong nhóm này cho
đến nay vẫn chưa tổng hợp được.[21]
Hiện nay, nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc là cơ sở
quan trọng để sàng lọc và tìm ra thuốc mới. Hướng nghiên cứu này đang rất được coi
trọng ở các nước có nền y học tiên tiến như Mĩ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc.[21]
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các phân tử thuốc mới, cũng
như trong nghiên cứu mối tương quan cấu trúc – hoạt tính đang ngày càng phát triển.
Mặc dù đa số các công ty dược lớn trên thế giới trong thời gian vừa qua chưa đầu tư
tích cực lắm cho việc nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên vẫn được đẩy mạnh trong các thập niên
vừa qua và chắc chắn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.[21]
3



Đặc biệt, trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể trong việc
nghiên cứu và phát triển các hợp chất thiên nhiên.[21]
* Cách tiếp cận trong thu thập mẫu nghiên cứu
Cho đến nay có 6 cách tiếp cận khi thu thập mẫu nghiên cứu. Đó là: chọn địa
điểm một cách ngẫu nhiên, dựa vào phân loại học, dựa vào y học dân tộc, dựa vào hóa
thực vật, dựa vào cơ sở thông tin dữ liệu và dựa vào sự cầu may. Gần đây, cách tiếp
cận dựa vào hóa thực vật và cơ sở thông tin đã có những thay đổi do sự phát triển
mạnh mẽ của hai lĩnh vực này. Ví dụ khi cần thu thập các mẫu có một hoạt tính nào đó
thì cơ sở dữ liệu có thể cho ta:
- Danh sách của những cây có hoạt tính này theo kinh nghiệm của y học dân tộc
- Danh sách các cây đã có số liệu về hoạt tính này qua phép thử in vitro, in vivo
hoặc trên người.
- Danh sách các nguồn hợp chất thiên nhiên có hoạt tính này hoặc có hoạt tính
của một trong các phép thử trên.
Trường hợp danh sách này quá dài thì người ta kết hợp với các yếu tố khác như:
Mẫu dễ kiểm tra hay khó kiểm, sự độc đáo về mặt thực vật hoặc hóa thực vật, tính đặc
hữu để lựa chọn một danh sách ngắn hơn. Quan trọng là phải thu tất cả các bộ phận
của cây. Một trong những con đường để tìm kiếm nhanh các hợp chất thiên nhiên có
hoạt tính sinh học là dựa vào Thực vật dân tộc học (Ethnobotany) với tạp chí dẫn đầu
là Journal of Ethno – pharmacology. [21]
* Về các phƣơng pháp phân tích.
Nhiều kỹ thuật mới đã được sử dụng để tách chất như: sắc ký giọt ngược dòng,
sắc ký ngược dòng quay, sắc ký phân chia ly tâm. Việc sử dụng pha đảo trong sắc ký
tách chất (sắc ký lớp mỏng và sắc kỷ lỏng hiệu năng cao) đã góp phần giải quyết
những khó khăn lớn trong lĩnh vực các hợp chất thiên nhiên. Những năm gần đây kỹ
thuật chiết cặp ion và sắc ký lỏng hiệu năng cao cặp ion đã được sử dụng để tách điều
chế các alkaloid quinolin và isoquinolin bậc bốn.[21]
Kỹ thuật sử dụng các chất đồng phân quang học làm pha tĩnh trong sắc ký khí

và sắc ký lỏng để tách các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính quang học cũng đem lại
kết quả tốt..[21]
Gần đây người ta phát triển kỹ thuật “Quan sát toàn cột” ứng dụng cho sắc ký
lỏng hiệu năng cao và điện di mao quản. Ở phương pháp quan sát toàn cột người ta sử
4


dụng nhiều bộ diod trên một đoạn cột dài 1cm để kiểm soát độ pic trong quá trình tách
chất. .[21]
Những năm gần đây đã xuất hiện khái niệm “Metabolomic” trong phân tích. Đó
là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu các chất trao đổi của tế bào sống. Metabolom
được định nghĩa là một tập hợp định lượng và định tính tất cả những chất phân tử
lượng thấp có mặt trong tế bào. Những chất này tham gia vào phản ứng trao đổi chất
và cần thiết cho việc duy trì, sinh trưởng cũng như chức năng bình thường của một tế
bào. Chiến lược phân tích Metabolomic bao gồm 5 thành phần như sau:
- Metabolomic: là phép phân tích định tính và định lượng tất cả các chất trao
đổi (metabolit) trong một hệ sinh học. Độ chọn lọc và độ nhạy của phương pháp phân
tích đòi hỏi ở đây rất cao.[21]
- Metabolite profiling: là phân tích định tính và định lượng một số chất trao đổi
chọn lọc theo định hướng, thường là theo con đường trao đổi chất đặc thù. Trong công
nghiệp dược phương pháp này được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu thuốc, sản phẩm
biến đổi của thuốc và hiệu quả của quá trình điều trị.[21]
- Metabolic fingerprinting: phân tích nhanh mẫu để có thể phân loại được mẫu.
Vì không phân tích định tính và định lượng nên thời gian phân tích mẫu ngắn, thường
chỉ một phút (hoặc ngắn hơn). Đây là một công cụ sàng lọc để phân biệt mẫu của
những trạng thái hoặc nguồn gốc sinh học khác nhau. [21]
- Metabolite target analysis: định lượng và định tính một hoặc vài chất trao đổi
(metabolit) liên quan đến một phản ứng trao đổi đặc thù. [21]
- Metabonomic: đánh giá sự thay đổi của các mô và dịch sinh học trong hệ
thống trao đổi chất nội sinh, hình thành do quá trình bệnh sinh hoặc quá trình điều

trị.[21]
1.2. Tại Việt Nam
Việt Nam cũng có một số mặt hàng đông dược xuất khẩu có uy tín ở thị trường
nước ngoài như hoa hòe, quế, sa nhân, dừa cạn, các loại tinh dầu hồi, quế, tràm...
Nhu cầu sử dụng đông dược ở nước ta cũng rất lớn. Theo đánh giá của Viện
Dược liệu năm 1995, nhu cầu dược liệu toàn quốc khoảng 30.000 tấn, cung cấp cho
145 bệnh viện y học cổ truyền, 242 khoa y học cổ truyền trong bệnh viên đa khoa và
khoảng 30.000 lương y đang hành nghề, ngoài ra còn cần khoảng 20.000 tấn cho nhu
cầu xuất khẩu. Nhiều chế phẩm đông dược đã được nghiên cứu tại các viện nghiên cứu
5


và chuyển giao kĩ thuật cho các xí nghiệp sản xuất trong nước, như thuốc viêm gan
Haina, thuốc hạ cholesterol máu và hạ huyết áp Ruventat, thuốc chống đái tháo đường
Morantin, thuốc nhỏ mũi Ngũ sắc, thuốc hòa tan sỏi thận Somatan, Sotinin, thuốc tăng
tuần hoàn máu Angelin, thuốc viêm gan Phyllantin.[21]
Trong năm 2010, Cục quản lí Dược, Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép nhập khẩu
cho 106 chế phẩm từ dược liệu thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, số
lượng cụ thể như sau: Hàn Quốc: 44, Ấn Độ: 20, Trung Quốc: 15, Hồng Kông: 1, Đài
Loan: 1, Nhật Bản: 1, Thái Lan: 3, Malaysia: 2, Pakistan: 1, Argentina: 2, Thụy Sĩ: 1,
Australia: 1, Đức: 2, Pháp: 1, Mĩ: 7. [21]
2. Giới thiệu về cây rau gai thối
Nước ta là một nước nông nghiệp, chính vì vậy, các công trình nghiên cứu về
thực vật ngày càng phát triển và mang lại những ý nghĩa vô cùng to lớn; hiểu biết về
các đặc điểm sinh lí của thực vật, ta có thể kiểm soát được sự phát triển của chúng, chủ
động trong việc phòng ngừa sâu bệnh, điều hòa sinh trưởng, nâng cao năng suất, chất
lượng cây trồng.
Ở Việt Nam thường gặp loài Acacia pennata (L.) Willd.
2.1. Phân loại
Bộ: Bộ Đậu (Fabales)

Họ: Họ Đậu (Fabaceae)
Chi: Chi Senegalia
Tên khoa học: Acacia pennata (L.) Willd [22]
2.2. Đặc điểm hình thái
Dây leo, có khi là cây bụi phân nhánh nhiều, mọc trườn, có nhiều gai, nhánh
non có lông. Lá kép lông chim hai lần; cuống chung có tuyến mang 16 cặp lá chét bậc
nhất, mỗi lá chét này lại mang 17-35 cặp lá chét bậc hai; dài 4-5mm, rộng 1-2mm; lá
kèm 2-3mm. Chuỳ hoa ở ngọn hay ở nách gồm nhiều đầu hoa trắng, to cỡ 13mm. Quả
thuôn, mỏng dài tới 13cm, rộng tới 3cm; hạt thuôn, không đều, dẹp, màu nâu hay
đen.[22]
2.3. Tác dụng dƣợc lý
Ở Campuchia, người ta dùng các chồi dinh dưỡng làm rau ăn, vỏ cây dùng
trong y học dân gian.[22]
Ở Lào, người ta dùng rễ của thứ insuavis làm thuốc trị thiếu máu.[22]
6


Ở Ấn Độ, cây được sử dụng nhiều: dịch lá lẫn với sữa dùng cho trẻ em ăn
không tiêu, còn lá giã ra với đường và nghệ dùng đắp vết thương; dịch vỏ dùng trị nọc
độc; quả và thân dùng để duốc cá. [22]
3. Giới thiệu về lignan và triterpenoid
3.1. Tính chất
Lignans thực vật là các chất polyphenolic có nguồn gốc từ phenylalanine thông
qua sự dimer hóa của rượu cinnamic thay thế, được gọi là monolignols (1) và khung
dibenzylbutane (2). Phản ứng này được xúc tác bởi các enzym oxy hóa và thường
được kiểm soát bởi các protein dirigent.

Hình 1. Cấu trúc của lignan
Nhiều sản phẩm tự nhiên, được gọi là phenylpropanoids, được tạo thành từ các
đơn vị C6C3 (n-propylbenzene skeleton) (1), có nguồn gốc từ các đơn vị cinnamyl

cũng giống như cấu trúc hóa học terpene được xây dựng trên các đơn vị isoprene. Cấu
trúc (3) là một neolignan, một cấu trúc được hình thành bằng cách kết hợp hai dư
lượng propylbenzen khác với nguyên tử cacbon của chuỗi phía propyl.
Các terpenoid là một nhóm lớn các hợp chất thiên nhiên, chúng là dẫn chất của
các đơn vị là isopren. Cấu trúc hóa học của nó có chứa các khung cacbon (C5)n và
được phân loại như sau:
- Các hemiterpen (C5)
- Các monoterpen (C10)
- Các sesquiterpen (C15)
- Các diterpen (C20)
- Các sesterterpen (C25)
- Các triterpen (C30)
- Các tetraterpen (C40)

7


Các polymer có cấu tạo lớn hơn như cao su. Các terpenoid được sinh tổng hợp
từ acid mevalonic và deoxyxylulose phosphat dưối sự tác dụng của nhiều tác nhân
khác. Triterpenes là một loại hợp chất hóa học gồm ba đơn vị terpene với công thức
phân tử C30H48 ; chúng cũng bao gồm sáu đơn vị isoprene. Động vật, thực vật và nấm
tất cả tạo ra triterpenes, ví dụ quan trọng nhất là squalene vì nó tạo thành cơ sở của hầu
như tất cả các steroid. Các Các triterpenoid tồn tại dưới dạng tự do (không có đường),
có cấu trúc vòng, mang một số nhóm chức như: -OH; -Oac; eter -O; Carbanil C=O;
nối đôi C=C. [26]
3.2. Công dụng
Các hợp chất lignan trên có một số tác dụng sinh học đáng chú ý như kháng
khuẩn, kháng viêm, kháng ký sinh trùng sốt rét, diệt tế bào ung thư bạch cầu, kháng
nấm, chống oxi hóa - bảo vệ tế bào gan. Lignan xúc tác cho quá trình chuyển hóa acid
béo, ức chế hấp thụ cholesterol và sinh tổng hợp, chất chống oxi hóa và giảm tác dụng

vitamin A, tác dụng hạ huyết áp, cải thiện chức năng gan kết hợp với quá trình chuyển
hóa rượu, và các hiệu ứng chống lão hóa. Nghiên cứu gần đây đã tập trung nghiên cứu
các tính năng đặc biệt của các hợp chất lignans có trong nhiều loại mè khác nhau,
trong đó đã cho thấy tiềm năng lớn trong việc giảm lượng mỡ trong máu và huyết áp,
chống viêm và ung thư, tăng cường khả năng chống oxi hóa của cơ thể, tăng cường
vitamin E sinh khả dụng.
Triterpenoids có tính chất hóa học phong phú và dược học (ví dụ như
cholesterol ) với một số motiefs pentacyclic; đặc biệt lupane, oleanane và ursane cho
thấy hứa hẹn là chất chống ung thư. Triterpenoids là những hợp chất hữu cơ có cấu
trúc đa dạng. Một số triterpenoids, bao gồm ursolic và acid oleanolic, acid betulinic,
celastrol, pristimerin, lupeol, và avicins có kháng u và đặc tính kháng viêm.
Triterpenoids có tính đa chức năng và các hoạt động chống khối u của các hợp chất
được đo bằng khả năng của mình để ngăn chặn hạt nhân tố-kappaB kích hoạt, gây
apoptosis, ức chế tín hiệu đầu dò, và kích hoạt phiên mã và hình thành mạch. [27]
II. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Thái có mặt ở Tây Bắc Việt Nam từ rất sớm, sống tập trung ở các tỉnh
Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hoà Bình và Điện Biên có hai nhóm địa phương là Thái
đen và Thái trắng. Người Thái có kinh nghiệm và kỹ thuật thâm canh cây nông nghiệp
và các loại cây thuốc trên nương từ rất lâu để phục vụ nhu cầu đời sống. Người Thái
8


Tây Bắc biết rất nhiều loài thuốc và cây thuốc quý có dược tính cao, khả năng phòng
ngừa và điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo nguy
hiểm đến tính mạng người bệnh.
Các nhà khoa học trên thế giới đã phân lập một số chất chuyển hóa thứ cấp từ
Cây rau gai thối (Tiếng Thái: Co phắc nam min) (Acacia pennata (L). Willd.) họ
Fabaceae bao gồm alkaloid, saponin, polysaccharides, terpenoid, tannin ngưng tụ và
flavonoid. Gần đây, hoạt động chống viêm, chống ung thư bằng cách ức enzyme
COX-1 đã được báo cáo trong một số nghiên cứu của Úc và Trung Quốc. Các chất này

giúp giảm đau, chống viêm, gia tăng tầm độ hoạt động các khớp, cải thiện sức chịu lực
và sức cơ quanh ổ khớp. Hồi phục lại các thành phần cấu tạo nên khớp và sụn khớp,
ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh viêm khớp có nguy cơ làm biến dạng khớp.
Ngoài ra, cung cấp canxi, giúp xương khớp chắc khỏe. Kích thích cơ thể sản xuất
insulin và tránh tình trạng kháng insulin giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường
hiệu quả. Đồng thời, ức chế sự tăng trưởng của tuyến tiền liệt theo tuổi tác, nâng cao
hệ thống miễn dịch giúp tuyến tiền liệt bài tiết, ngăn ngừa và điều trị tốt bệnh phì đại
tiền liệt tuyến.
Cây rau gai thối từ lâu không chỉ là món ăn đặc sản bổ dưỡng dùng ngọn luộc,
làm nộm, nấu canh của người Thái Sơn La mà còn được biết đến là vị thuốc chữa sỏi
thận, viêm khớp, mát gan thông tiểu, lợi mật. Cây rau gai thối rất nổi tiếng ở Thái Lan
được dùng để chế biến các món ăn cho du khách quốc tế với tên là “Cha-om” nhưng ở
Việt Nam việc nghiên cứu về chúng gần như chưa có công bố khoa học nào mà thường
là các kinh nghiệm dân gian.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu tách nhóm lignan
và triterpenoid từ cây rau gai thối (Acacia pennata (L.) Willd.) thu hái ở Sơn La.
III. Mục tiêu đề tài
- Tách chiết nhóm lignan và triterpenoid từ cây rau gai thối.
IV. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu là bộ phận lá của cây rau gai thối thu hái tại
huyện thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La tháng 06 năm 2017 và đã được xác định tên
khoa học là (Acacia pennata (L.) Willd.) Mẫu nghiên cứu hiện được lưu giữ tại khoa

9


Sinh Hóa – Trường Đại học Tây Bắc và Khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn, Viện Dược
liệu.
4.2. Phƣơng tiện nghiên cứu

4.2.1. Hóa chất, dung môi
Bảng 1. Dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu
STT

Hóa chất, dung môi sử dụng

Tiêu chuẩn

1

Acid sulfuric (H2SO4)

DĐVN IV

2

Methanol (MeOH)

DĐVN IV

3

n-butanol (BuOH)

DĐVN IV

4

n- hexan (Hx)


DĐVN IV

5

Ethyl acetat (EtOAc)

DĐVN IV

6

Nước cất

DĐVN IV

7

Chất nhồi cột là Silica gel GF254, cỡ hạt 63-200 µm (Merck)

DĐVN IV

8

Silica gel Merck LiChroprep® RP-18, Sephadex LH-20.

DĐVN IV

9

Bản mỏng silica gel F254, RP18 F254s (Merck)


DĐVN IV

4.2.2. Thiết bị, dụng cụ
Bảng 2. Trang thiết bị, máy móc sử dụng trong nghiên cứu
STT

Tên thiết bị, dụng cụ

Xuất sứ

1

Cân kỹ thuật Precisa

Thụy sỹ

2

Ống đong các loại (10-2000ml)

Đức

3

Bình cầu đáy tròn các loại 100-2000ml

Đức

4


Bình gạn 1-2 lít

Đức

5

Bình chiết, phễu, cốc, buret…

Đức

6

Máy chiết cách thủy (dung tích 10 lít)

Đức

7

Các loại cột sắc ký (cột thủy tinh)

Đức

8

Máy cất thu hồi dung môi

9

Tủ sấy Memmert


10

Tủ lạnh

Nhật Bản

11

Bình chạy sắc ký lớp mỏng

Nhật Bản

12

Đèn tử ngoại

Nhật Bản

Nhật Bản
Đức

10


4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.3.1. Thu hái và kiểm nghiệm dƣợc liệu
- Dược liệu lá rau gai thối sau khi thu hái được rửa sạch, thái nhỏ, sấy khô
chuẩn bị cho nghiên cứu.
- Dược liệu được thẩm định tên khoa học theo khóa phân loại thực vật và có sự
trợ giúp của các chuyên gia thực vật và dược liệu.

- Dược liệu được kiểm nghiệm theo các tiêu chí đơn giản như độ ẩm, độ nhiễm
nấm mốc, sơ bộ đánh giá hàm lượng hoạt chất trong dược liệu bằng sắc ký lớp mỏng .
4.3.2. Nghiên cứu chiết xuất, phân lập các hợp chất
Chiết hoạt chất từ dược liệu bằng ethanol 96% theo phương pháp ngâm chiết (ở
nhiệt độ phòng). Cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm. Phân đoạn dịch chiết bằng
dung môi công nghiệp có độ phân cực tăng dần n-hexan, ethyl acetat và n-butanol.
Sử dụng sắc ký cột với các chất hấp phụ silica gel pha thường, pha đảo,
Sephadex LH-20 để phân lập các chất. Sắc ký lớp mỏng dùng để theo dõi vết các chất
từ các phân đoạn.
4.3.3. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập
Kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng (soi dưới đèn tử ngoại ở bước
sóng 254 nm, 365 nm) phun thuốc thử H2SO4 10% /ethanol và hơ nóng ở 110oC, kiểm
tra bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (nếu cần thiết).
4.4. Nghiên cứu hình thái giải phẫu cơ quan sinh dƣỡng và cơ quan sinh sản
Thu thập mẫu ở ngoài tự nhiên đưa về phòng thực hành quan sát, đo kích thước
và làm các tiêu bản lát cắt rễ, lá.
4.5. Tách nhóm saponin
Saponin toàn phần được định lượng theo phương pháp cân như sau: Cân chính
xác 20g bột nguyên liệu, gói vào túi giấy lọc, cho vào cốc thuỷ tinh 200ml, ngâm bằng
100ml methanol trong 24 giờ. Sau đó đặt vào bình Soxhlet chiết trong 8 giờ. Cất thu
hồi dung môi được cắn, thêm 30ml nước lắc cho tan, chuyển sang bình gạn 100ml,
dùng ether ethylic lắc để loại tạp cho đến khi lớp ether ethylic không có màu. Dịch thu
được lắc với n-butanol bão hoà nước đến khi lớp n-butanol không có màu. Gộp dịch nbutanol, bốc hơi n-butanol đến còn khoảng 4-5ml, cho vào chén cân đã sấy khô và xác
định khối lượng trước, bốc hơi dung môi đến cắn. Sấy cắn ở nhiệt độ 60-650C đến khối
lượng không đổi và đem cân. Lặp lại thí nghiệm 3 lần để lấy giá trị trung bình.
11


Hàm lượng saponin toàn phần được tính theo công thức:
X% =


a
x 100
m−mb

Trong đó:
X%: Hàm lượng saponin toàn phần
b: Độ ẩm của nguyên liệu (%)
a: Khối lượng cắn saponin thu được (g)
m: khối lượng dược liệu đem chiết (g)
 Xác định độ ẩm mẫu nghiên cứu
Độ ẩm nguyên liệu được xác định theo phương pháp sấy .
Nguyên tắc: Mẫu thử được sấy ở 1050C, nước trong mẫu sẽ bốc hơi làm giảm
khối lượng mẫu, cân khối lượng mẫu sau khi sấy sẽ tính được độ ẩm của mẫu.
Tiến hành: Cân chính xác 5g nguyên liệu cho vào chén cân dùng để xác định độ
ẩm đã được cân bì trước. Cho chén chứa nguyên liệu vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1001050C trong 4 giờ. Cho chén vào bình hút ẩm đến khi nguội. Cân, làm lại nhiều lần
đến khi khối lượng nguyên liệu không đổi.
Độ ẩm (b %) của nguyên liệu được tính theo công thức sau:
b=

p −a
p

x 100 (%)

Trong đó:
b: Độ ẩm nguyên liệu (%)
p: khối lượng nguyên liệu trước khi sấy (g)
a: Khối lượng nguyên liệu sau khi sấy (g)


12


Hình 2. Sơ đồ định lƣợng lignan và triterpenoid toàn phần trong nguyên liệu
Rau gai thối theo phƣơng pháp cân
Ngâm methanol

Bột nguyên liệu

Chiết Soxhlet



Dịch chiết
Cất thu hồi dung môi

Cắn

MeOH

Nước
Dịch nước
Ether ethylic

Lớp nước

Lớp ether ethylic

Butanol bão hoà nước


Lớp nước

Lớp ebutanol
thu hồi butanol

Cắn lignan và triterpenoid
Butanol

Sấy đến khối lượng không đổi (60-650C)

Cắn khô lignan và triterpenoid
4.6. Các phƣơng pháp phân lập hợp chất
Phân lập là tách riêng một chất dưới dạng tinh khiết ra khỏi hỗn hợp. Thành
phần của một dược liệu thường rất phức tạp, nhiều trường hợp, chỉ một hoặc một vài
thành phần trong đó được sử dụng làm thuốc. Do đó, người ta phải tiến hành chiết xuất
phân lập các hợp chất tinh khiết để xác định cấu trúc, làm chất chuẩn, thử tác dụng
dược lý… Có nhiều phương pháp được tiến hành sử dụng để phân lập các chất như kết
tinh phân đoạn, thăng hoa, chưng cất phân đoạn, các phương pháp sắc ký [4].

13


4.6.1. Kết tinh phân đoạn
Phương pháp dựa vào độ hòa tan khác nhau của các chất khi hòa tan vào một
hoặc hỗn hợp dung môi. Trong quá trình để dung môi bốc hơi, thành phần khó tan nhất
sẽ tủa hoặc kết tinh trước. Lọc lấy phần tinh thể thô và kết tinh lại một vài lần như vậy
sẽ thu được chất tinh khiết. Phần dung dịch còn lại có thể cho bay hơi dung môi và kết
tinh để tách các chất khác. Có thể kết hợp việc bay hơi dung môi với giảm nhiệt độ để
quá trình kết tinh hiệu quả hơn [4].
4.6.2. Thăng hoa

Một số chất hay nhóm hợp chất có khả năng thăng hoa như các coumarin và
anthranoid ở dạng tự do (aglycon); cafein, ephedrin, camphor, borneol… có thể được
tách ra khỏi hỗn hợp hay được tinh chế bằng cách cho thăng hoa. Quá trình thăng hoa
có thể được thực hiện ở áp suất thường hay áp suất giảm. Khi thăng hoa dưới áp suất
giảm, nhiệt độ thăng hoa của các chất giảm làm giảm tác động phân hủy của nhiệt độ
lên các chất [4].
4.6.3. Chƣng cất phân đoạn
Chưng cất phân đoạn là một trong những phương pháp kinh điển dùng để tách các
chất bay hơi ra khỏi một hỗn hợp dựa vào sự khác biệt nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn
hợp. Quá trình chưng cất có thể thực hiện ở áp suất khí quyển hay áp suất giảm. Phương
pháp này thường áp dụng để tách các chất trong thành phần của tinh dầu [4].
4.6.4. Các phƣơng pháp sắc ký
Sắc ký điều chế là phương pháp được sử dụng rất nhiều và đóng vai trò quan
trong trong việc nghiên cứu hợp chất thiên nhiên. Thành phần của các dịch chiết thực
vật thường rất khác nhau từ các chất không phân cực tới các chất phân cực mạnh, từ
các chất phân tử nhỏ tới đại phân tử. Hàm lượng các chất trong hỗn hợp cũng thay đổi.
Khi đó, các các phương pháp phân lập cổ điển như kết tinh phân đoạn, chưng cất phân
đoạn v.v… không thể đáp ứng được mà phải sử dụng các kỹ thuật sắc ký như sắc ký
cột, sắc ký lớp mỏng điều chế, sắc ký lỏng cao áp điều chế [4].
4.6.4.1. Phương pháp sắc ký cột
Trong sắc ký cột, chất hấp phụ hoặc chất làm nền cho pha cố định được nhồi
trong các ống hình trụ gọi là “cột”. Nhờ vậy mà có thể khai triển dung môi liên tục với
nhiều hệ dung môi khác nhau từ phân cực yếu đến phân cực mạnh [2], [4].

14


Tùy theo tính chất của chất được sử dụng làm cột mà sự tách trong cột sẽ xảy ra
chủ yếu theo cơ chế hấp phụ (cột hấp phụ) hoặc theo cơ chế phân bố (cột phân bố)
- Cột

Cột là những ống thủy tinh hình trụ dài 30 – 70 cm, đường kính 1 – 5 cm, đầu
dưới có 1 vòi thủy tinh có khóa để điều chỉnh tốc độ chảy của dung môi.
- Hóa chất dùng làm cột
+ Cột phân bố: Các chất dùng làm cột phân bố là: Xenlulose, kieselguhr
(cellite), gel của acid silic không hoạt hóa.
+ Cột hấp phụ: Các chất thường dùng là: Oxyd nhôm, silicagel, polyamid,
CaCO3, MgO, than hoạt.
Các hóa chất dùng cho sắc ký cột đều phải được tiêu chuẩn hóa để việc sử dụng
dễ dàng, thuận lợi. (Ví dụ: Silicagel 60 Merck: quy định cỡ hạt 0,063 – 0,200 mm).
Yêu cầu của cột sắc ký là chất rắn dùng làm cột phải phân tán đồng đều ở mọi điểm
trong cột thành một khối đồng nhất.
- Dung môi
Các dung môi thường dùng trong sắc ký cột là: n-hexan, benzen, cloroform,
ethyl acetat, aceton, ethanol, methanol, butanol, nước.
Sau khi rửa giải, dụng cụ dùng để hứng là các bình tam giác hoặc ống nghiệm.
Các bình tam giác hoặc ống nghiệm đều được đánh số từ 1 trở đi, và sắp xếp sẵn trong
các giá theo thứ tự để khỏi nhầm lẫn trong quá trình tập hợp. Các phân đoạn sau khi
phân tích và tập hợp chung, tùy theo thể tích mỗi phân đoạn mà xử lý bằng cách cất
thu hồi trong bình cầu ở áp suất giảm hoặc cho bốc hơi tự nhiên trên nồi cách thủy.
Trang bị cho sắc ký cột cổ điển rất đơn giản, không tốn kém nên hiện nay vẫn là
phương tiện chủ yếu để phân tách các hợp chất tinh khiết từ dược liệu [2], [4].
4.6.4.2. Phương pháp sắc ký lớp mỏng điều chế
Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật sắc ký, trong đó pha tĩnh chứa chất hấp phụ
được trải thành lớp mỏng, mịn và đồng nhất, được cố định trên phiến kính hoặc phiến
kim loại, nhựa; pha động là một hệ gồm một dung môi đơn thuần hoặc hỗn hợp nhiều
dung môi phối hợp với nhau theo tỷ lệ quy định. Sắc ký được tiến hành khi cho pha
động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã đạt các chất cần tách. Trong quá trình di
chuyển qua chất hấp phụ, các cấu tử (thành phần) trong hỗn hợp mẫu thử di chuyển
trên lớp mỏng theo hướng pha động với những tốc độ khác nhau dẫn đến việc tách và
15



phân bố khác nhau trên lớp mỏng [2]. Để tách các hoạt chất từ một hỗn hợp, người ta
có thể sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng điều chế hay còn gọi là sắc ký lớp dày.
Bề dày lớp chất hấp phụ có thể là 0,5-2mm. Sau khi triển khai dung môi thích hợp,
định vị các vết chất tách và cạo vết chất cần lấy. Phản hấp phụ bằng dung môi để thu
được chất tinh khiết [2], [4].
4.6.4.3. Sắc ký lỏng cao áp điều chế
Sắc ký lỏng cao áp là một phương pháp sắc ký sử dụng pha động là chất lỏng.
Tuy nhiên để tăng hiệu quả tách, người ta sử dụng chất nhồi cột với kích thước rất nhỏ
thường dưới 10 µm. Do kích thước hạt rất nhỏ để dung môi có thể chảy qua với tốc
dòng tối ưu người ta phải dùng bơm nén với áp suất cao. Vì thế nên phương pháp được
gọi là sắc ký lỏng cao áp. Phương pháp sắc ký lỏng cao áp được sử dụng để phân tích,
định tính, định lượng các thành phần trong dược liệu. Một ứng dụng khác của sắc ký
lỏng cao áp là phân lập các chất tinh khiết (HPLC điều chế). Về nguyên tắc, sắc ký
lỏng cao áp điều chế giống nguyên lý hoạt động của HPLC phân tích. Điểm khác biệt
duy nhất là hệ thống sử dụng cột sắc ký lớn hơn, lượng pha tĩnh nhiều hơn, lượng mẫu
đưa vào nhiều hơn. So với phương pháp sắc ký cột cổ điển, sắc ký lỏng cao áp có khả
năng phân tách tốt hơn. Tuy nhiên do có chi phí cao nên phương pháp này ít được sử
dụng [2], [4].
V. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Cây rau gai thối (Acacia pennata (L.) Willd.)
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Nhóm lignan và triterpenoid trong thân cây rau gai thối (Acacia pennata (L.) Willd.)
thu hái ở Sơn La.
5.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
5.3.1. Vị trí địa lý
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm
4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý:

20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Địa giới: phía bắc
giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà
Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và
tỉnh Huaphanh (Lào; phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường
16


biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn
tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc. [23]
Tọa độ: Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam trong khoảng
20039' – 22002' vĩ độ Bắc và 103011' – 105002' kinh độ Đông.[24]
5.3.2. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên: 1.405.500 ha; trong đó :
Đất đang sử dụng là 702.800 ha, chiếm 51% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử
dụng và sông, suối còn rất lớn: 702.700 ha, chiếm 49% diện tích đất tự nhiên. Khi
công trình thủy điện Sơn La hoàn thành có thêm khoảng 25.000 ha mặt nước hồ, là
tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông đường
thủy, du lịch. [25]
5.3.3. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, đất đai
phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các
vùng rừng kinh tế hàng hóa có giá trị cao.
Rừng Sơn La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm và các khu rừng đặc dụng
có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Diện tích
rừng của tỉnh có 357.000 ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha. Tỉnh có 4 khu rừng đặc
dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp 27.000 ha,
Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha.
Độ che phủ của rừng đạt khoảng 37% năm 2003. Về trữ lượng, toàn tỉnh có
87,053 triệu m3 gỗ và 554,9 triệu cây tre, nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng
trồng chỉ có 154 nghìn m3 gỗ và 221 nghìn cây tre, nứa. [25]

5.3.4. Khí hậu
Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô,
mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều
tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú.
Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới.
Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.
Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm
lại đây với mức tăng 0,5 °C - 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Sơn La
hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm
17


(thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung
bình năm cũng giảm.
Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối
mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp
của tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi. [23]
5.3.5. Thủy văn
Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3 chủ
yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là:
Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc có lưu vực ở thuộc tỉnh Sơn
La là 9.844 km2, đoạn chảy qua Sơn La dài 250 km, tổng lượng nước đến công trình
thủy điện Sơn La là 47,6.109m3.
Sông Mã bắt nguồn từ huyện Điện Biên và Tuần Giáo - Lai Châu. Đoạn chảy
qua Sơn La dài 93 km, có diện tích lưu vực 3.978 km2.
Bên cạnh 2 hệ thống sông chính tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm
con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước. [24]

18



B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.
1. Sơ đồ tách các chất
Dược liệu 1,5 kg thân cây rau gai thối (Acacia pennata (L.) Willd.) độ ẩm 8,5
% được cắt nhỏ, chiết nóng (60oC) với ethanol 96% ở nhiệt độ phòng (chiết 3 lần, mỗi
lần 04 giờ). Dịch chiết được gộp lại và cất loại cồn nước dưới áp suất giảm thu được
cắn chiết cồn đã cô khô (96g). Cắn chiết được hòa tan vào nước cất (0,5 lít) thành hỗn
dịch rồi lắc, chiết phân đoạn lần lượt với n-hexan (0,5 lít × 3 lần), ethyl acetat (0,5 lít ×
3 lần), n-butanol (0,5 lít × 3 lần). Các dịch chiết n-hexan, ethyl acetat và n-butanol
được tách riêng, cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các phần cắn tương
ứng: cắn phân đoạn n-hexan (22 g), cắn phân đoạn ethyl acetat (18 g) và cắn phân
đoạn n-butanol (16 g).
Dƣợc liệu (lá cây rau gai thối: 1,5
kg)

Chiết nóng(60oC) với ethanol 96% 3 lần, mỗi lần 4 giờ,
thu hồi dung môi

Cắn ethanol (96 g)
Hòa thành hỗn dịch, lắc phân đoạn với n-hexan (0,5 lít x 3 lần)

Phân đoạn H2O
Thu hồi dung môi

Phân đoạn H2O

Cắn n-hexan (22 g)

Lắc phân đoạn với ethyl acetat (0,5 lit x 3 lần)
Thu hồi dung môi


Phân đoạn H2O

Cắn ethyl acetat (18 g)

Thu hồi dung môi

Lắc phân đoạn với nbutanol (0,5 lit x 3 lần)

Cắn n-butanol (16 g)

Cắn H2O còn lại

Hình 3. Sơ đồ chiết xuất và phân đoạn các chất từ thân cây rau gai thối
(Acacia pennata (L.) Willd.)

19


×