TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DÒNG RIP
(TS. Lê Đình Mầu, Viện Hải dương học)
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
+ Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Theo MacMahan et al. (2006) tại Florida (Mỹ), số lượng cao nhất trong số các
mối nguy hiểm tự nhiên là do dòng rip gây ra. Cộng đồng xã hội và các cơ quan quản
lý hàng năm phải tập trung đến 80% sức lực để đề phòng và cứu hộ những trường hợp
do dòng rip gây ra. Theo các dẫn liệu của Luschine (1991) và Lascody (1998) cho
biết, số người thiệt mạng do dòng rip tại bang này còn lớn hơn cả những trường hợp
hỏa hoạn, bão tố hoặc những tai biến khác. Ngoài ra dòng rip còn gây ra biến đổi địa
hình bờ và đáy biển vùng sát bờ khá phức tạp và đặc biệt là một trong những nguyên
nhân gây ra những biến đổi môi trường và hệ sinh thái cục bộ vùng ven biển, để lại
những sự kiện khá bí ẩn đối với những ai chưa hình dung được hoặc chưa phân biệt
được rõ ràng về sự tồn tại của dòng rip. Các nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là
Mỹ và Úc rất chú trọng đến việc nghiên cứu và cảnh báo hiện tượng dòng rip, họ đã
nghiên cứu các phương pháp dự báo và cảnh báo ngắn và dài hạn, hướng dẫn cách đề
phòng và xử lý các tình huống khi bị dòng rip cuốn trôi. Ở Mỹ, cơ quan tổng chỉ huy
điều hành nhiệm vụ này là Sở Dự báo thời tiết quốc gia, thuộc Hiệp hội nghiên cứu
Khí quyển và Đại dương Mỹ. Trong những sở địa phương của Sở Dự báo thời tiết
quốc gia này, có những trung tâm chuyên phục vụ dự báo dòng rip ven biển, như ở Sở
dự báo thời tiết của các bang: Philadelphia, Florida, Wilmington, Wakefield…người
ta không chỉ dự báo mà còn tổ chức các hình thức cảnh báo rất hiệu quả tại các bãi
tắm và vùng ven bờ có dòng rip. Tại Sở Dự báo thời tiết Melbourne của Úc, cũng có
cơ quan chuyên nghiên cứu và cảnh báo dòng rip….đặc biệt ở các khu vực nghỉ
dưỡng ven biển và bãi tắm luôn có các đội tuần tra cứu hộ, các vọng gác kiểm soát,
các tấm pa-nô, áp phích cảnh báo dòng rip rất bài bản. Các nước trong vùng Đông
Nam Á có ngành du lịch tắm biển phát triển như: Thái Lan, Indonesia,… dòng rip
cũng được quan tâm nghiên cứu, cảnh báo và tổ chức các hoạt động tuần tra cứu hộ tại
các bãi tắm. Để tăng cường tuyên truyền về sự hiểu biết và cách phòng tránh dòng rip
cho người tắm biển, người ta không những quan tâm cảnh báo bằng các áp phích,
panô bắt mắt, mà còn quan tâm thiết lập các website chuyên dụng, nhằm phổ biến các
kiến thức cơ bản, các phương pháp phòng tránh, cập nhật và trao đổi các thông tin về
các vụ tai nạn xảy ra do hiện tượng dòng rip, giải đáp các thắc mắc về nguyên nhân và
cơ chế hình thành của hiện tượng dòng rip…
Sự hình thành của dòng rip chủ yếu phụ thuộc vào các đặc trưng của trường
sóng và địa hình đáy đới sát bờ. Về cơ bản, sóng biển chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên,
do đó dòng rip cũng mang tính chất ngẫu nhiên và biến động lớn trong quá trình hình
thành. Mặt khác, sự tồn tại và hành vi của dòng rip còn phụ thuộc chặt chẽ vào các
yếu tố thủy thạch động lực khác như dòng chảy, gió,…. Cho đến nay vẫn chưa có một
cơ sở lý luận chính thống nào cho dòng rip cả về mặt lý thuyết động lực học lẫn lý
thuyết thống kê. Do sự liên quan chặt chẽ với các quá trình động lực học vùng ven bờ,
nên nó được nhìn nhận là một trong những đặc điểm riêng của hệ dòng chảy đới ven
bờ. Các nghiên cứu chuyên sâu về dòng rip cũng là sự thể hiện những nét biến đổi
riêng của bài toán chung đó.
1
Horikawa và Sasaki (1972) đã tiến hành đo đạc đồng thời hệ thống dòng chảy
và sóng tại bãi biển Shonan (Kanagawa, Nhật Bản) đã dùng khí cầu (Balloon Camera
System) và dùng máy bay trực thăng có gắn máy quay phim vật thể trôi để nghiên cứu
dòng rip. Bên cạnh việc quay phim vật thể trôi, các thông số môi trường có liên quan
khác cũng được đồng thời được quan trắc như gió, sóng và đặc trưng của đới sóng đổ
nhào. Kết quả cho thấy hệ thống dòng chảy ven bờ do sóng lừng gây ra đơn giản hơn
do sóng gió gây ra. Phương pháp máy bay trực thăng cho kết quả tốt hơn, tuy nhiên
phương pháp khí cầu đơn giản hơn, rẻ hơn. Dùng vật thể trôi chỉ tốt khi sóng đổ nhào
< 1m. Dward và Noda (1972) đã áp dụng mô hình dòng chảy do sóng tại đới sóng đổ
nhào để nghiên cứu dòng rip. Kết quả cho thấy, điều kiện địa hình và hướng sóng ảnh
hưởng lớn đến sự hình thành dòng rip. Richard (1976) cho thấy dòng rip xuất hiện
nhiều nhất trong điều kiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới với sóng lừng vừa phải.
Zyserman et al. (1990) đã giới thiệu phương pháp xác định kích thước của dòng rip
bao gồm khoảng cách giữa các dòng rip, độ rộng và độ sâu của dòng rip trong trường
hợp có hệ thống bar ven bờ và trên cơ sở cân bằng trầm tích ven bờ và sử dụng mô
hình dòng chảy do sóng đổ nhào gây ra kết hợp với mô hình vận chuyển trầm tích. Kết
quả cho thấy, sóng vuông góc với bờ cho bar ngắn hơn nhưng dòng rip sâu hơn so với
sóng tới nghiêng với bờ một góc. Cấp hạt lớn hơn sẽ tạo dòng rip rộng hơn nhưng
nông hơn so với cấp hạt bé. Sorensen et al. (1998) đã sử dụng mô hình dòng chảy do
sóng (Boussinesq-2D) để nghiên cứu dòng rip cho các trường hợp bãi khác nhau: tự
nhiên, có các công trình bảo vệ,…Brander and Short (2000) đã tiến hành đồng thời đo
đạc kích thước dòng rip, địa hình ven bờ, biến đổi mực nước và triển khai đo dòng
chảy bằng phương pháp Lagrangian và Eulerian tại bãi biển có năng lượng sóng cao.
Kết quả cho thấy, năng lượng sóng cao cho dòng rip có kích thước lớn, tốc độ dòng
rip lớn nhất khi thuỷ triều thấp và nhỏ nhất khi thuỷ triều cao. Brad and Guillaume
(2001) đã sử dụng mô hình dòng rip gây bởi tương tác sóng/dòng chảy trên nguyên lý
bảo toàn khối lượng. Dòng rip xuất hiện giữa 2 khu vực có sóng cao bên trong đới
sóng đổ nhào. Schmidt et al. (2003) đã dùng vật trôi để đo đạc dòng rip, vị trí vật thể
trôi được xác định bằng GPS và bộ thu phát radio đặt ở bờ kết nối với vật thể trôi. Số
liệu đo đạc được so sánh với hệ thống máy đo dòng chảy cố định, kết quả khá phù
hợp. Johnson and Patttiaratchi (2004) đã triển khai đồng bộ máy đo dòng chảy, sóng,
mực nước và vật trôi có gắn GPS và radio thu nhập số liệu. Kết quả cho thấy dòng rip
hình thành rất phức tạp, không những phụ thuộc vào địa hình mà quan trọng hơn là
các đặc trưng sóng tới. Johnson and Pattiaratchi (2006) đã dùng mô hình Boussinesq
mô phỏng các trường sóng khác nhau. Dòng rip hình thành do hiệu ứng cân bằng của
2 chuyển động xoáy gần nhau và phụ thuộc vào đặc trưng sóng và độ dốc bãi. Kết quả
còn chỉ rõ dòng rip xuất hiện nhiều trong trường hợp bãi thoải và sóng lừng. Sóng tới
xiên với bờ tạo ra dòng rip lớn hơn khi vuông góc với bờ. Olsson (2004) đã nghiên
cứu dòng rip tại khu vực khuất sóng của kè dạng mỏ hàn tại Úc, kết quả quan trắc
dòng rip bằng phao trôi thể hiện trên hình 1.
2
Hình 1. Quĩ đạo của vật thể trôi tại bãi City Beach ngày 26/7/2004 (Úc)
Dalrymple (1978) đã thống kê các công trình nghiên cứu về cơ chế hình thành
dòng rip tại bảng 1.
Bảng 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về cơ chế chung hình thành dòng
rip (Dalrymple, 1978)
Cơ chế tương tác
Sóng-sóng
Sóng-dòng chảy:
-Sóng khúc xạ/dòng chảy
-Sóng nhiễu xạ/dòng chảy
Sóng-địa hình:
-Sóng/địa hình đáy
-Sóng/hình dáng đường bờ/đập chắn sóng
-Sóng/ hình dáng đường bờ/đảo
-Sóng/Bar ven bờ
-Sóng/trầm tích
Tác giả
Bowen (1969), Sasaki and Horikawa (1978),
Dalrymple (1975)
Dalrymple and Lozano (1978), Murray and
Reydellet (2001)
Bowen (1969); Liu- Mei (1976); Hino(1975)
Lee, et al. (2011) nghiên cứu hiện tượng dòng rip tại bãi tắm Haeundae (Hàn
Quốc) đã triển khai hệ thống quan trắc hiện đại, đồng bộ các yếu tố sóng, dòng chảy
ven bờ, vị trí đường bờ. Quĩ đạo của phao trôi được xác định bằng thiết bị GPS kết nối
với bộ phận thu/phát radio (CCTV) gắn trên nóc các khách sạn cao tầng ven bờ và áp
dụng mô hình dự báo sóng-dòng chảy. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra 2 mức dự báo:
+ Mùa tắm biển: chú ý khu vực có sự hiện diện của rạn san hô (tương tự tại bãi
tắm Hòn Chồng);
+ Mùa biển động: cảnh báo tại nơi có dòng rip;
Hình 2a là sơ đồ bố trí khảo sát thực địa, hình 2b là sơ đồ cảnh báo dòng rip tại
bãi tắm Haeundae, Hàn Quốc.
3
CCTV(Paradise Hotel)
7/22 ~ 8/3 WAVE
Breaking Bubble
Image Velocimetry
Portable Flow
Measurement
Shoreline GPS
Survey
Surf Zone
Survey
8/12-8/31 WAVE
Hình 2a. Sơ đồ bố trí khảo sát dòng rip tại bãi tắm Haeundae, Hàn Quốc
(Lee, et al. 2011)
Ghi chú: Surf Zone: đới sóng đổ nhào; Flow measurement: máy đo dòng chảy; Wave: sóng;
CCTV: hệ thống thu nhận tín hiệu Radio; Shoreline GPS Survey: đo vị trí đường bờ bằng
định vị vệ tinh.
Hình 2b. Sơ đồ cảnh báo dòng rip tại bãi tắm Haeundae, Hàn Quốc
(Song and Bae, 2011)
Ghi chú: Strength of rip current: cường độ của dòng rip; ADCP;máy đo dòng chảy
4
Có thể khái quát lịch sử nghiên cứu dòng rip trên thế giới tại bảng 2.
Bảng 2. Khái quát lịch sử nghiên cứu dòng rip trên thế giới (Lee et al., 2011)
Thời kỳ
Các công trình
Trước 1960
Nghiên cứu dòng rip tại thực địa: mối liên quan giữa
độ cao sóng đổ nhào → sự xuất hiện dòng rip
(Shepard et al., 1941; Shepard and Inman, 1950a,b)
1961-1970
1971-1980
1981-1990
1991-2000
2001 - hiện
nay
-Lý thuyết về động lượng của ứng suất bức xạ sóng
→ dòng rip (Longuet-Hingins and Stewart, 1964,
1970);
-Phân bố độ cao tại đới sóng đổ nhào → xuất hiện
dòng rip (Bowen and Inman, 1969);
- Nghiên cứu dòng rip trong phòng thí nghiệm
(Bowen and Inman, 1969)
-Mô hình số sử dụng ứng suất tán xạ của sóng đổ
nhào (Noda, 1974; Liu and Mei, 1966);
-Bất ổn định của đới sóng đổ nhào → xuất hiện dòng
rip (Miller and Barcilon, 1978)
-Lý thuyết chuyển động của sóng và Mô hình tương
tác sóng-dòng chảy (Mei, 1989)
-Áp dụng mô hình số Quasi-3D; Mô hình tương tác
sóng-dòng chảy (Falques et al., 2000);
-Mô hình số giải bài toán trường sóng không tuyến
tính (Kabiling and Sato, 1993);
-Lý thuyết chuyển động xoáy và mô hình hoá (Long
and Ozkan-Haller, 2009);
-Quan trắc dòng rip bằng kỹ thuật PIV (Particle
Image Velocimetry); Thực nghiệm đo dòng rip bằng
phao trôi (Spydell et al., 2009)
Ghi chú
Những phức tạp,
khó khăn trong việc
quan trắc dòng rip
tại thực địa
Nhận dạng dòng rip
trên cơ sở lý thuyết
Triển khai áp dụng
các mô hình số tính
dòng rip
Áp dụng mô hình
tương tác sóng-dòng
chảy
Sự phát triển của
việc áp dụng các mô
hình toán
Quan trắc dòng rip
bằng kỹ thuật viễn
thám/phao trôi.
Về công tác cứu hộ, cứu nạn bãi biển ở các nước tiên tiến và có nền du lịch
biển phát triển đều coi công tác đảm bảo an toàn cho người tắm biển là ưu tiên hàng
đầu. Sau đây là một số hình ảnh mô tả các loại phao, biển cảnh báo và phương tiện
cứu hộ bãi biển (hình 3).
5
(1): Biển cảnh báo và hướng dẫn cách bơi để
thoát khỏi dòng rip
(2): Biển ghi chú các mầu cờ cảnh báo
mức độ nguy hiểm của dòng rip
(3): Biển cảnh báo nguy hiểm dạng cố định
(4): Biển cảnh báo dạng cố định
(5): Biển cảnh báo an toàn dạng đơn giản
(6): Biển cảnh báo nguy hiểm của dòng
rip dạng đơn giản
6
(7): Biển cảnh báo dòng rip nguy hiểm dạng
đơn giản
(8): Biển cảnh báo dòng rip nguy hiểm
dạng đơn giản
(9): Biển cảnh báo dòng rip nguy hiểm dạng
đơn giản
(10): Biển cảnh báo dòng rip nguy hiểm
dạng đơn giản
(11): Chòi canh của đội cứu hộ bãi biển
(12): Chòi canh của đội cứu hộ bãi biển
(13): Một kiểu phao cảnh báo
(14): Xe cấp cứu người bị nạn
7
(15): Trang phục của nhân viên cứu hộ bãi
biển tại Mỹ
(16): Trang bị của nhân viên cứu hộ bãi
biển tại Mỹ
Hình 3. Một số hình ảnh về công tác cứu hộ, cứu nạn tại các bãi tắm trên thế giới
Ngoài ra, hiện nay tại Mỹ và một số nước khác đã sử dụng robot cứu hộ với tên
gọi là Emily. Đây là một thiết bị điều khiển từ xa được thiết kế để giúp người bơi lội
bị nạn cho đến khi được sự giúp đỡ của con người. Robot này có khả năng vượt sóng,
tiếp cận người đang bị đuối nước và kéo vào bờ. Công nghệ của nó như xe trượt tuyết
hay máy bay phản lực, với một động cơ máy bay phản lực và một động cơ phản lực
chạy bằng pin. Trọng lượng Emily nhẹ nhưng có thể chạy cắt sóng với vận tốc lên đến
30 dặm một giờ và có thể mang theo 5-7 người cùng một lúc. Như vậy, công tác cứu
hộ của các nước rất bài bản, chuyên nghiệp đảm đảo an toàn cho người tắm biển và
tạo cảm giác an toàn, thân thiện với nhân viên cứu hộ.
+ Tình hình nghiên cứu trong nước:
* Các công trình nghiên cứu về dòng rip:
Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu về dòng rip ở
cấp quốc gia, mới chỉ có đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Viện
HDH chủ trì ( 2008-2009): “Nghiên cứu hiện tượng dòng rip (Rip Current) khu vực
bãi biển Nha Trang và Cam Ranh, đề xuất giải pháp cảnh báo và phòng tránh phục vụ
họat động du lịch biển” (Nguyễn Bá Xuân, 2009a,b). Đề tài đã nghiên cứu tổng quan
cho các bãi tắm du lịch chủ yếu mà trọng tâm là các bãi tắm Khánh Hoà. Tuy nhiên,
do kinh phí và thời gian hạn chế nên các kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Đề tài
đã mô phỏng sự hình thành dòng rip bằng mô hình ứng suất bức xạ sóng tại Nha
Trang và Cam Ranh. Do số liệu khảo sát thực địa chưa chi tiết, phù hợp và những điều
kiện hải dương học khác có liên quan như sóng ngoài khơi, thuỷ triều, gió chưa được
đề cập nên kết quả dự báo có giá trị tham khảo.
Liên quan đến hiện tượng dòng rip đã có một số công trình nghiên cứu về các
điều kiện khí tượng, thuỷ thạch động lực tại vịnh Nha Trang và Bãi Dài-Cam Ranh
được công bố như: tính toán bằng mô hình số trị (WAM và SWAN) các đặc trưng
sóng vùng khơi và ven bờ (Lê Đình Mầu, 2005, 2006). Các đặc trưng thống kê của
chế độ gió tại khu vực Nha Trang (Lê Đình Mầu, Phạm Xuân Dương, 2007). Còn lại
là các công bố dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài như: Đặc điểm phân bố các đặc
trưng sóng trong các trường gió mùa điển hình tại vùng biển vịnh Nha Trang (Lê Đình
Mầu và cs., 2010). Tổng quan điều kiện địa lý tự nhiên khu vực ven bờ vịnh Nha
8
Trang (Lê Đình Mầu, 2012). Nghiên cứu các đặc trưng thống kê của dòng chảy tổng
hợp tại các bãi tắm du lịch Nha Trang, Bãi Dài-Cam Ranh và đưa ra các dẫn liệu liên
quan đến dòng rip (Phạm Xuân Dương, 2012). Kết quả bước đầu nghiên cứu dòng rip
khu vực Bãi Dài-Cam Ranh kết hợp số liệu đo đạc thực địa và phân tích ảnh viễn thám
(Phạm Thị Phương Thảo, 2012). Ngoài ra, hầu như chỉ là những thông tin về các vụ
tai nạn chết người do tắm biển và những khó khăn của công tác cứu hộ bãi biển tại các
địa phương được đăng trên các trang báo điện tử.
Tóm lại, nghiên cứu dòng rip và công tác cứu hộ bãi biển tại các bãi tắm trên
thế giới đã được quan tâm nhiều hơn, chuyên nghiệp hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên,
nghiên cứu dòng rip vẫn là công việc rất phức tạp, khó khăn, tốn kém do bản chất vật
lý phức tạp của hiện tượng. Các nước đã đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu dòng rip
để đưa ra các dự báo đúng hơn, nhất là nội dung khảo sát thực địa với phương tiện,
máy móc hiện đại, đắt tiền, công phu. Như vậy, so với các nước tiên tiến nếu được
quan tâm đúng mức chúng ta có thể theo kịp trong công tác cứu hộ bãi biển và áp
dụng các mô hình hiện đại nhằm dự báo dòng rip. Tuy nhiên, để có kết quả nghiên
cứu tốt cần có số liệu đo đạc thực địa chi tiết, đồng bộ, điều này chúng ta chưa làm
được do phải sử dụng thiết bị đắt tiền.
II. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TAI NẠN TẮM BIỂN TẠI CÁC BÃI BIỂN DU
LỊCH NỔI TIẾNG CỦA VIỆT NAM
Dòng rip là một hiện tượng tự nhiên xảy ra rất phổ biến tại hầu hết các bãi biển
Việt Nam và trên thế giới. Ở Việt Nam, vì chưa được nghiên cứu và phổ biến một
cách rộng rãi trong nhân dân và trong các cơ quan nhà nước, nên dòng rip còn mang
nhiều yếu tố bí ẩn và thần thánh, đặc biệt đối với những người mê tín dị đoan. Thường
dòng rip có kích thước bề ngang từ bờ ra khơi khoảng 100m và bề rộng chảy dọc bờ
từ 15 đến 50m, có quy luật biến đổi rất đa dạng và phức tạp. Vì dòng rip có hướng
chảy tách bờ ra khơi và có tốc độ khá lớn (từ 0,5 ÷ 2,5m/s) nên được xem là một trong
những nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ tai nạn chết người tắm biển do chủ quan
hoặc do không được cảnh báo. Để thấy được sự nguy hiểm và rất phổ biến của hiện
tượng dòng rip xảy ra tại các bãi tắm ven bờ của Việt Nam, dưới đây chúng thống kê
các vụ tai nạn chết người do tắm biển tại các bãi tắm du lịch chủ yếu của Việt Nam.
Các thông tin về dòng rip được chúng tôi thu thập và cập nhật bằng các phương pháp
điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người dân và cơ quan cứu hộ (Nguyễn Bá Xuân,
2009a) hoặc cập nhật thông tin từ các báo trong nước nhất là báo điện tử.
1. Nghệ An
Vào hồi 10h03 sáng 30/4/2009, tại khu vực bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) mưa
đột ngột xảy ra kèm theo lốc xoáy làm nổi sóng to cuốn 21 người đang tắm ra xa bờ,
hậu quả 05 người trong cùng một gia đình từ Hà Nội đã tử nạn. Trước đó, khoảng 17
giờ 30 ngày 1.5, một con sóng lớn bất ngờ đổ vào bãi tắm Nghi Hương, cuốn trôi 12
người đang tắm tại đây. Tại Cửa Lò lực lượng cứu hộ mỏng, cứ 400m đường bờ mới
có một người cứu hộ đứng quan sát. Cả đội chỉ có 6 xuồng và 5 mô tô nước, những
khi động trời, xuồng rất khó tiếp cận người bị nạn, thậm chí còn bị lật xuồng nếu sóng
lớn. Năm 2007 đội cứu hộ đã xử lý 637 trường hợp đuối nước, cứu sống 64 người, 4
9
người tử nạn. Năm 2008, có 937 người đã được đưa vào bờ, cứu sống 27 người và 2
người tử nạn.
2. Quảng Bình
Chỉ tính riêng trong vòng 5 năm (2003-2008), tại các bãi biển Nhật Lệ, Đá
Nhảy, Nhân Trạch... đã có hơn 20 người bị chết đuối và hàng chục người được cứu
sống. Không an toàn của các bãi biển ở Quảng Bình có cả nguyên nhân chủ quan và
khách quan. Các bãi tắm như Nhật Lệ, Quảng Thọ, Nhân Trạch... đều gần các cửa
sông, nơi có những dòng nước xoáy chảy xiết. Độ sâu các bãi tắm Quảng Bình không
phải trải dài ra xa dần như nhiều bãi tắm ở miền Trung mà vực sâu luôn gây bất ngờ
đối với người tắm. Trong số những nạn nhân bị chết đuối hầu hết là du khách ở các
nơi khác đến Quảng Bình tắm biển. Theo giải thích của nhiều người lớn tuổi ở gần bãi
tắm, chính do độ nông, sâu khác thường của các bãi tắm cộng với công tác cứu nạn,
cứu hộ bị phớt lờ đã làm nhiều du khách bị nạn. Bờ biển Quảng Bình với 116 km có
nhiều bãi tắm đẹp thu hút du khách nhưng chỉ có một đội cứu hộ trên biển gồm 6
người ở phường Hải Thành và tất cả đã gần 60 tuổi. Trên các bãi tắm chỉ cắm vài
chiếc cờ báo hiệu với kích thước nhỏ liên tục bị sóng biển nhấn chìm. Đội cứu hộ phải
chia thành 2 ca sáng, chiều làm bắt đầu từ 5h sáng đến 8h tối nhưng lương tháng chỉ
có 600 ngàn đồng. Một nghịch lý đến khó tin là ngành Du lịch Quảng Bình hoàn toàn
đứng ngoài cuộc đối với vấn đề an toàn bãi biển.
3. Thừa Thiên – Huế
Ngày 29/4/2008, tại bãi biển Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế),
16 học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ tự thuê xe đi tắm biển, trong khi tắm,
bất ngờ gặp dòng nước xoáy, một em bị cuốn ra xa, ba học sinh khác đi cùng nhóm
bơi ra cứu, hậu quả cả ba bị sóng nhấn chìm. Như vậy, 03 em chết do không biết cách
cứu nạn, cứu hộ trên biển.
4. Đà Nẵng
Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP Đà Nẵng đã tổ chức
lực lượng cứu hộ, cắm biển nguy hiểm tại những vùng có nước xoáy cũng như cảnh
báo lên loa phóng thanh gắn dọc bờ biển. Trong các năm 2008-2009 đội đã cứu hộ
thành công 175 trường hợp khách bị nạn khi tắm biển, trong đó có một khách nước
ngoài. Những trường hợp bị chết đuối phần lớn là người đi tắm một mình vào vùng
nguy hiểm (tuy đã có biển cảnh báo), say rượu, trẻ em, ... Nhìn chung, khi có người
tắm biển gặp nạn thì hầu như mọi người chưa biết cách thông tin với đội cứu hộ. Có
trường hợp, người nhà nạn nhân cho rằng các nhân viên cứu hộ thiếu trách nhiệm nên
hăm doạ, nhiều khi các nhân viên cứu hộ không dám mặc đồng phục khi làm nhiệm
vụ. Tại những bãi tắm nguy hiểm, hoàn toàn không có chòi quan sát, cờ báo hiệu lẫn
lực lượng cứu hộ. Vì sao ở những bãi biển nguy hiểm lại không có đội cứu hộ. Với lực
lượng chỉ có 50 người, đội cứu hộ được chia ra theo dõi từng khu vực (khoảng 16 bãi
tắm) đã được chọn để người dân đến tắm biển. Tại mỗi vị trí có khoảng ba người trực
cứu hộ. Do chỉ được trang bị các phương tiện ứng cứu thủ công, thô sơ như phao cứu
10
sinh, ván lướt, dụng cụ hô hấp nhân tạo nên lực lượng cứu hộ chỉ có thể di chuyển và
xử lý trong phạm vi được giao trách nhiệm quản lý nên ở những khu vực nguy hiểm
khác không thể quán xuyến hết được. Ngoài 14 bãi biển nổi tiếng, có quy hoạch thì
trải dài trên hàng chục km bờ biển còn có hàng chục bãi tắm tự phát mọc lên. Đây là
những nơi mà lực lượng cứu hộ chưa thể thường trực thi hành nhiệm vụ được.
Thời tiết biển của miền Trung thất thường hơn so với thời tiết các bãi biển
khác. Lý do là bãi biển miền Trung luôn tiếp nhận các đợt không khí lạnh, áp thấp
nhiệt đới, bão biển. Dù bão ở xa, nhưng mặt biển đã có sóng lớn, mặt đáy cát đã có
chỗ lồi lõm, cao thấp, xoáy, dòng nước ngầm cuộn ra mà người tắm biển không thể
nhận biết được. Trong khi đó, du khách chủ quan không chú ý đến biển báo, biển cấm
tại những vùng không an toàn, cố tình không chấp hành hiệu lệnh của nhân viên cứu
hộ...
5. Phú Yên
Trong mấy năm gần đây, gần như năm nào trên vùng biển tỉnh Phú Yên cũng
xảy ra những vụ chết đuối ngay tại bãi tắm Tuy Hòa trong mùa khô, sự thay đổi dòng
chảy bất thường đã tạo ra nhiều vực sâu, dẫn đến không ít trường hợp chết đuối
thương tâm như sáng 29/5/2008 hai mẹ con (mẹ 23 tuổi, con 3 tuổi) ra bãi biển ở cuối
đường Trần Phú, phường 7 để dạo chơi. Một đợt sóng xô vào bờ cuốn người con nên
người mẹ lao theo để cứu con, cuối cùng cả 2 mẹ con cùng tử nạn. Các trường hợp
chết đuối khi tắm phần lớn đều do gặp con sóng lớn bất ngờ ập vào và cuốn ra khơi.
Có một thực tế cần phải cảnh báo, đó là hầu hết những vụ chết đuối đều do ý thức chủ
quan của người trong cuộc gây ra. Những người đi tắm biển cần đến bãi tắm đã được
khoanh vùng và đội cứu hộ, không nên chủ quan khi thời tiết biến động.
6. Bình Thuận
Bãi biển Đồi Dương, TP Phan Thiết (Bình Thuận) là bãi tắm chính của tỉnh
Bình Thuận, đã có đội cứu hộ, tuy nhiên, vẫn xảy ra tai nạn do tắm biển, nguyên nhân
chính được cho là bơi vào khu vực có dòng rip, phần lớn là các em học sinh cấp I và
vào lúc không có lực lượng cứu hộ trực. Đa phần các trường hợp chết đuối rơi vào
thời kỳ tháng 4, 5 (là thời kỳ biển lặng). Năm 2008 đã xảy ra 25 vụ tai nạn, lực lượng
cứu hộ đã cứu sống được 25 người. Có 2 trường hợp khác tử vong do say ruợu và tắm
ngoài giờ quy định.
7. Bà Rịa-Vũng Tàu
Ngày 27/06/2007 có 03 người đi tắm biển bị nước cuốn ra xa bờ, xác dạt vào
đường Hạ Long (khu vực Bãi Dứa). Trưa 30/4/2008, tại khu vực Bãi Sau, gió đột ngột
chuyển hướng cộng với các ao xoáy đã đánh lật phao khiến hàng chục người đang tắm
biển bị chìm và cuốn ra xa, có 03 người đã tử nạn. Lực lượng cứu hộ có 30 người,
chưa kể 73 cấp cứu viên chuyên trách và bán chuyên trách của các khu du lịch trên địa
bàn thành phố. Mỗi năm, đã cứu vớt được hàng ngàn trường hợp du khách tắm biển bị
lọt vào ao xoáy, lật phao, trôi phao. Công việc đầu tiên của đội cứu hộ là tìm những ao
xoáy, khu vực nguy hiểm rồi cắm cờ đen để báo hiệu cho du khách. Lúc còn vắng
11
khách thì được ngồi trên bờ canh chừng. Lúc đông khách, chia nhau mỗi người chốt
trực một đoạn bãi biển để kịp thời nhắc nhở du khách khi họ tới gần vùng nguy hiểm
hoặc xử lý khi có trường hợp lọt vào ao xoáy, lật phao. Biển Vũng Tàu mùa nào cũng
nguy hiểm. Khi gió thổi theo hướng đông bắc (mùa gió chướng từ tháng 10 năm trước
đến tháng 3 năm sau) nước chảy ngang về hướng nam sẽ dễ kéo khách lọt ao xoáy.
Vào mùa mưa, gió tây nam từ trong bờ thổi ra, biển tuy lặng nhưng lại là thời điểm du
khách chủ quan nên dễ bị trôi phao, lật phao… Vì thế, vào bất cứ thời điểm nào,
người cứu hộ cũng phải tập trung cao độ. Nhiều người tắm biển chưa hiểu các biển
cảnh báo và còn quan niệm nhân viên đội cứu hộ gây cản trở. Năm 2008, lực lượng
cấp cứu hộ trên địa bàn TP. Vũng Tàu đã vớt được gần 900 trường hợp du khách bị lật
phao, trôi phao, lọt và ao xoáy.
Nhận xét:
-
Nhìn chung, các bãi tắm biển tại Việt Nam đều có người chết đuối do nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ dòng rip. Nhận định ban đầu cho thấy,
các bãi tắm ở khu vực miền Trung (Thanh Hoá-Vũng Tàu) có nhiều người bị tai
nạn nhất. Các vụ chết đuối phần lớn xảy ra vào mùa hè, dịp lễ hội, kỳ nghỉ (thời
kỳ có nhiều người tắm).
-
Các đội cứu hộ bãi tắm còn mỏng, trang bị thô sơ và chưa chuyên nghiệp. Nhiều
đơn vị quản lý các bãi tắm biển chủ quan khi ỷ lại vào hệ thống báo động bằng
cọc phao và dây chằng từ cọc này sang cọc khác. Hiện nay, tại một số bãi biển
như Sầm Sơn (Thanh Hoá), Vũng Tàu do lực lượng cứu hộ bãi biển mỏng nên đã
có qui định chỉ được tắm biển trong giờ hành chính, vì ngoài giờ hành chính
không có nhân viên cứu hộ trực.
-
Kiến thức về an toàn khi tắm biển của phần lớn người tắm biển còn kém, nhiều
người chưa hiểu ý nghĩa các các biển cảnh báo hoặc không quan sát biển cảnh
báo, không nghe theo lệnh của lực lượng cứu hộ. Theo thống kê của những người
cứu hộ thì nạn nhân của biển nhiều nhất vẫn là những người biết bơi. Người biết
bơi rất chủ quan và sau khi bơi ra quá xa, ngấm lạnh, bị chuột rút sẽ bị chìm dần.
Ngoài ra, người uống rượu bia cũng rất chủ quan và liều; thanh niên quá khích, thi
nhau bơi cũng dễ bị chết đuối. Người mặc bệnh tim mạch, cao huyết áp dễ bị đột
quỵ khi tắm.
12
III. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TAI NẠN TẮM BIỂN TẠI CÁC BÃI HÒN
CHỒNG, NHA TRANG, BÃI DÀI- CAM RANH
+ Tại Nha Trang:
Các vụ chết đuối thường xảy ra vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, trước, sau
các cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Những năm qua cho thấy nếu thời tiết tốt dù lượng
người tắm rất đông tai nạn tắm biển đã ít xảy ra. Cụ thể năm 2009 cho thấy vào ngày
lễ giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch xảy ra 13 trường hợp; Lễ 30/4 - 1/5 xảy ra 30 vụ
tai nạn, trong đó có 2 trường hợp bị chết đuối. Sáng ngày 23/12/2011 một sỹ quan đã
bị chết đuối tại đầu kè Ba Làng, tại vị trí này 11/2008 có 03 sinh viên bị chết đuối,
3/2012 một thanh niên địa phương cũng bị chết đuối. Tình hình tai nạn do tắm biển tại
Nha Trang được liệt kê tại bảng 3-4.
Bảng 3. Chi tiết các vụ tai nạn tắm biển tại Nha Trang (2007-2010)
Năm
2007
2008
2009
2010
Tổng
Từ UBND tỉnh đến
tháp Trầm Hương
- Có 04 vụ (3 du lịch)
Quí 1:
Quí 2: 01
Quí 3: 02
Quí 4: 01
- Có 06 vụ (3 du lịch)
chết 2
Quí 1:
Quí 2: 02 (chết 1 do hụt
chân)
Quí 3: 03 (chết 1 sóng
kéo ra)
Quí 4: 01
- Có 15 vụ (7 du lịch)
chết 2
Quí 1: 05
Quí 2: 05
Quí 3: 03 (chết 1 trôi
vào bờ)
Quí 4: 02 (chết 1 bệnh
tâm thần)
- Có 06 vụ (1 du lịch)
Quí 1: 01
Quí 2: 02
Quí 3: 01
Quí 4: 02
- Có 31 vụ (14 du lịch)
Từ CLB Sailling
đến công viên
Thanh niên
- Có 01 vụ chết
- Có 05 vụ (1 du lịch)
chết 02
Quí 1:
Quí 1:
Quí 2: 01 chết trôi
vào bờ
Quí 2: 01 chết bơi ra xa
Quí 3: 01 chết trôi vào bờ Quí 3:
Quí 4: 03
Quí 4:
- Có 10 vụ (2 du lịch)
- Có 02 vụ (1 du
chết 03
lịch)
Quí 1: 04 (chết 1 bơi ra
Quí 1: 01
xa)
Quí 2: 01
Quí 2: 02 (chết 1 sóng
Quí 3:
kéo ra)
Quí 4:
Quí 3: 02
Quí 4: 02 (chết 1 sóng
kéo ra)
- Có 34 vụ (31 du lịch)
- Có 22 vụ (13 du
chết 1
lịch) chết 2
Quí 1: 04
Quí 1: 03
Quí 2: 23 (chết 1 trôi vào Quí 2: 18 (chết 2
bờ)
sóng kéo ra )
Quí 3: 02
Quí 3: 01
Quí 4: 05
Quí 4:
Từ tháp Trầm Hương đến
CLB Sailling
- Có 12 vụ (8 du lịch)
Quí 1: 08
Quí 2: 02
Quí 3:
Quí 4: 02
- Có 61 vụ (42 du lịch)
13
- Có 03vụ (3du
lịch)
Quí 1: 01
Quí 2: 01
Quí 3:
Quí 4: 01
- Có 28vụ (17 du
Cộng
10 vụ
(4 du lịch)
Chết 03
(nơi khác
đến 2)
18 vụ
(6 du lịch)
Chết 05
(nơi khác
đến 3)
71 vụ
(51 du lịch)
Chết 05
(nơi khác
đến 2)
21vụ
(12du lịch)
120
Từ UBND tỉnh đến
tháp Trầm Hương
Từ tháp Trầm Hương đến
CLB Sailling
chết 4
Quí 1: 06
Quí 2: 10 (chết 1 do hụt
chân)
Quí 3: 09 (chết 1 sóng
kéo ra chết 1 trôi vào
bờ)
Quí 4: 06 (chết 1 bệnh
tâm thần)
chết 6
Quí 1: 16
Quí 2: 28 (chết 2 sóng
kéo ra chết 1 trôi vào bờ)
Quí 3: 05 (chết 1 trôi vào
bờ)
Quí 4: 12 (chết 1 sóng
kéo ra)
Năm
cộng
Từ CLB Sailling
đến công viên
Thanh niên
lịch) chết 3
Quí 1: 05
Quí 2: 21 (chết 2
sóng kéo ra chết 1
trôi vào bờ)
Quí 3: 01
Quí 4: 01
Cộng
(73 du lịch)
Chết 13
(nơi khác
đến 7)
Bảng 4. Thống kê số vụ tai nạn do tắm biển tại Nha Trang trong những năm gần đây
(2004-2010)
Năm
2004
2005
Tổng số
08
17
Sống
08
17
Chết
Không
Không
2006
20
18
02
2007
15
10
05
2008
21
13
08
2009
71
66
05
2010
21
21
Không
Cộng
174
154
20
Diễn giải
Ghi chú
- Bãi Hòn Chồng chết
- Bãi Nha Trang chết
- Bãi Hòn Chồng chết
- Bãi Nha Trang chết
- Bãi Hòn Chồng chết
- Bãi Nha Trang chết
01
01
02
03
03
05
02 chết trôi vào
bờ
- Bãi Nha Trang chết
05
02 chết trôi vào
bờ
- Bãi Hòn Chồng chết 06
- Bãi Nha Trang chết 14
04 chết trôi vào
bờ
Như vậy, tai nạn tắm biển xảy ra hầu hết các tháng trong năm nhất là các dịp
lễ hội có đông người tắm (trong đó có nhiều du khách) và tại tất cả các khu vực.
Nguyên nhân gây chết đuối cũng rất phức tạp, chưa phân biệt được các trường hợp
chết do dòng rip.
+ Tại Bãi Dài-Cam Ranh
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, hiện tượng dòng rip gây tai nạn chết người nhiều
nhất là tại Bãi Dài-Cam Ranh. Theo số liệu thống kê của Đồn Biên Phòng 380 thì từ
năm 2003 trở về trước Bãi Dài chưa phải là bãi tắm du lịch chủ yếu, nên rất ít khách
du lịch tắm biển, chủ yếu là ngư dân địa phương nên ít xảy ra các tai nạn tắm biển.
Năm 2004, hoàn thành việc xây dựng đại lộ Nguyễn Tất Thành, Bãi Dài trở thành khu
du lịch kể từ đây khách du lịch địa phương và các nơi về tắm nên đã để xẩy ra 02 vụ/
03 người chết đuối tại khu vực cuối dẫy quán (dịch vụ ăn uống) cách trạm KS BP Cù
hin 700m về phía nam (tháng 11 âm lịch). Năm 2005, xẩy ra 02 vụ/ 05 người chết do
bị bơi vào vị trí nước xoáy nên chết tập thể tại đầu đường Đ2 (dịp Tết âm lịch 2005).
Năm 2006, xảy ra tai nạn 03 vụ/03 người chết đuối tại đầu đường Đ2, cách mép nước
14
25m (tháng 8 âm lịch 2005) do bơi vào vòng xoáy. Năm 2007, xẩy ra 01 vụ/03 người
chết (04 Quân nhân Phòng không Không quân) đi tắm cùng bơi vào vùng nước xoáy
nên xẩy ra tai nạn tại khu vực đầu đường đất đỏ gần đồi bồn nước (tháng 9 âm lịch
2007). Năm 2008, xảy ra 01 vụ /01 người bị tai nạn là cháu bé 05 tuổi tại lòng ao cạn
phía trong bờ do dòng nước xoáy tạo lên khi nước lớn (đã bị tách rời với mép nước),
cách trạm Kiểm soát Biên phòng Cù Hin 300m về phía nam (tháng 7 âm lịch 2007).
Năm 2010, tính đến ngày 17 tháng 10 năm 2010 xẩy ra 15 vụ/29 lượt người/05
chết đuối (Riêng dịp tết âm lịch xẩy ra 13 vụ/27 lượt người, 03 người chết đuối ).
Ngày 16.2.2010 (dịp Tết âm lịch) xẩy ra 01 vụ/02 người/01 người bị nạn từ Đà Lạt tại
khu vực phía trước trạm Cù Hin do bơi vào vòng xoáy. Ngày 17/2/2010 lúc 10h (dịp
tết âm lịch) người bị nạn trú tại Đắc Min –Đắc Nông chết cách Trạm KS Biên phòng
400m về phía nam do bơi vào vòng xoáy. Ngày 17.2.2010 lúc 17h (dịp Tết âm lịch)
xẩy ra 01 vụ/01 người bị nạn trú tại Ninh Hòa-Khánh Hòa tại vị trí cuối dẫy quán dịch
vụ về phía nam, do bơi vào vòng xoáy. Ngày 15.06.2010 xẩy ra 01 vụ/02 người/01
người tử nạn, nạn nhân trú tại Cam Đức-Cam Lâm-Khánh Hòa, tại vị trí trước trạm
KSBP Cù Hin do 02 người bạn tắm và bơi vào vòng xoáy 01 người thoát ra khỏi vòng
nước xoáy nên thoát chết. Ngày 11.7.2010 xẩy ra 01 vụ tai nạn/01 người tử nạn, nạn
nhân trú tại Cam Hòa, Cam Lâm cũng tại vị trí trước Trạm KSBP Cù Hin (khu vực
ghềnh đá), nguyên nhân: tắm và bơi vào vòng xoáy và bị nhồi máu cơ tim (sau khi có
kết luận của pháp y).
Tóm lại, tại khu vực Bãi Dài-Cam Ranh:
- Đa số nạn nhân đều chết đuối và khi nổi lên thường ở khu vực gần ghềnh đá phía
bắc.
- Thời gian xẩy ra tai nạn chủ yếu là vào thời điểm mùa gió đông bắc (từ tháng 10
âm lịch năm trước tới 02 âm lịch năm sau), tuy nhiên, có một số trường hợp rơi vào
thời điểm khác trong năm nhưng khi đó có gió lớn và sóng to. Trong đó, dịp Tết âm
lịch do đông người tắm nên nguy cơ cao hơn.
- Vị trí xẩy ra tai nạn trải dài trên toàn khu vực vực Bãi Dài nhưng tập trung tại
khu vực đầu đường Đ2 tính đến khu vực bãi dốc Lò Xấy (ngang với bùng binh Cam
Hải với đại lộ Nguyễn Tất Thành), đây là bãi tắm biển chính.
- So với cả nước Bãi Dài-Cam Ranh là bãi tắm có nhiều người chết đuối nhất,
nguyên nhân chủ yếu do dòng rip.
+Thông tin về hiện trạng công tác cứu hộ bãi biển tại Nha Trang và Bãi Dài-Cam
Ranh
- Tại Nha Trang: Đội thanh niên xung kích (TNXK) tức Đội cứu hộ bờ biển Nha
Trang trực thuộc UBND TP Nha Trang được thành lập năm 2002, gồm 28 đội viên,
phụ trách suốt từ Nhà khách 378 đến công viên Trần Hưng Đạo. Anh em đứng dọc bãi
tắm chia làm 5 chốt. Tùy lượng khách tắm ở từng đoạn mà mỗi “chốt di động” từ 1
đến 3 người. Có 2 trạm chỉ huy, một đặt tại bờ biển đoạn trước đường Lý Tự Trọng,
một ở ngay Sailling Club, đồng phục màu da cam. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng nên
khu vực bãi Hòn Chồng-Bãi Dương hiện vẫn chưa có lực lượng cứu hộ hoạt động.
15
Hình 4 là ảnh chụp Đội TNXK bãi biển Nha Trang. Hiện nay (11/2012) đã thành lập
Đội cứu hộ, cứu nạn bãi biển gồm có 28 thành viên, với 2 chốt thường trực tại khu
vực Sailing Club và đầu đường Yersin.
Hình 4. Đội TNXK bãi biển Nha Trang
- Tại Bãi Dài-Cam Ranh: Đội cứu hộ-cứu nạn bãi biển thuộc Ban quản lý Bắc Bán
đảo Cam Ranh. Đội thành lập 01/2011, có 06 người, phụ trách bãi biển dài 12 km từ
đỉnh đèo Cù Hin đến sân bay Cam Ranh. Lực lượng mỏng, trang bị còn thiếu thốn.
Tuy nhiên, từ ngày thành lập đội đã hoạt động tốt, giảm thiểu tối đa số vụ tai nạn tắm
biển (chưa có vụ nào xảy ra). Mùa biển động hoặc lúc đông du khách tắm biển, nhân
viên của đội đều ra hiện trường kèm người tắm biển.
Nhìn chung, công tác cứu hộ bãi biển Nha Trang, Bãi Dài-Cam Ranh chưa đủ
về số lượng, chưa chuyên nghiệp, chưa được trang bị đủ và đúng các trang thiết bị cứu
hộ. Tại Hòn Chồng chưa có bất cứ một biển và phao cảnh báo nào, tại đường Trần
Phú đã có xuất hiện một vài biển cảnh báo, tuy nhiên còn thưa thớt, chưa đúng cách.
Riêng khu vực bãi biển thuộc khách sạn Ana Amada và khách sạn Sunrise bãi biển đã
được tổ chức tương đối tốt (có biển và phao cảnh báo). Riêng hệ thống phao cảnh báo
ngoài biển tại Nha Trang được bố trí còn quá thưa và xa bờ (khoảng cách giữa các
phao ≈ 250m, cách bờ ≈ 150-200m). Vì vậy, khách sạn Ana Amada đã phải bố trí
thêm hệ thống phao phụ (2÷3 chiếc) tại khoảng giữa các phao do lực lượng cứu hộ bố
trí). Toàn tuyến bãi biển Nha Trang chưa có một nhà chòi được thiết kế trên bãi biển,
mà lại bố trí các Trung tâm chỉ huy ở cách xa bãi biển. Tại Bãi Dài-Cam Ranh có 01
văn phòng và 03 nhà chòi tại bãi biển. Tuy nhiên, chưa có biển cảnh báo nào. Riêng
hệ thống phao cảnh báo được bố trí giống như ở Nha Trang cho khu vực từ Cù Hin
đến Trạm Cứu hộ (khoảng cách giữa các phao ≈ 250m). Sau đây là một số hình ảnh về
công tác cứu hộ bãi biển tại Nha Trang và Bãi Dài-Cam Ranh (hình 5).
16
(1): Trạm cứu hộ số 1 bãi biển Nha Trang
(Khu vực Sailing Club)
(2): Biển cảnh báo tại khu vực khách sạn
Sunrise, Nha Trang
(3): Biển cảnh báo tại khu vực khách sạn Ana
Amada, Nha Trang
(4): Trụ sở của Đội cứu hộ bãi biển Bãi DàiCam Ranh
(5) Nhà chòi của tổ cứu hộ bãi biển Bãi DàiCam Ranh
(6): Phao cảnh báo của Độ cứu hộ bãi biển
Bãi Dài-Cam Ranh
Hình 5. Một số hình ảnh về công tác cứu hộ bãi biển tại Nha Trang và Bãi Dài-Cam
Ranh
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Phạm Xuân Dương, 2012. Vài đặc trưng thống kê của dòng chảy tổng hợp tại bãi biển
Nha Trang, Hòn Chồng và Bãi Dài-Cam Ranh. Báo cáo Hội nghị Quốc tế Biển Đông
2012, Nha Trang, 12-14/9/2012, tr. 82.
2. Phạm Văn Huấn, 2003. Tính toán trong Hải Dương học. Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, Tr. 40-48.
3. Lê Đình Mầu, 2005. Tính toán các đặc trưng sóng tại vùng nước nông ven bờ bằng
mô hình số trị SWAN. Tuyển tập Nghiên cứu biển, Viện Hải Dương học.
4. Lê Đình Mầu, 2006. Tính toán các đặc trưng sóng biển khơi bằng mô hình số trị
WAM, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển.
5. Lê Đình Mầu, Phạm Xuân Dương, 2007. Estimation on the statistical characteristics
of measured wind at Nhatrang station. Proceedings of the National Scientific
Conference “Bien Dong-2007”, Nhatrang, 12-14/673-682.
6. Lê Đình Mầu, Nguyễn Văn Tuân và Phạm Thị Phương Thảo, 2010. Đặc điểm phân
bố các đặc trưng sóng tại vịnh Nha Trang trong các trường gió mùa điển hình. Tuyển
tập Nghiên cứu biển, Tập XVII, 9-17. NXB KH&KT. ISSN: 1859-2120.
7. Lê Đình Mầu, 2012. Tổng quan điều kiện địa lý tự nhiên khu vực ven bờ Nha Trang.
Báo cáo hội thảo: “Đề xuất giải pháp nâng cấp bãi biển Nha Trang phục vụ du lịch và
phát triển bền vững”. UBND Tỉnh Khánh Hoà, Nha Trang, ngày 08/3/2012.
8. Phạm Thị Phương Thảo, 2012. Kết quả sơ bộ nghiên cứu dòng rip khu vực Bãi Dài,
Cam Ranh, Khánh Hoà, Việt Nam. Báo cáo Hội nghị Quốc tế Biển Đông 2012, Nha
Trang, 12-14/9/2012, tr. 65.
9. Nguyễn Bá Xuân, 2009a. Nghiên cứu hiện tượng dòng rút (Rip Current) khu vực bãi
biển Nha Trang và Cam Ranh, đề xuất giải pháp cảnh báo và phòng tránh phục vụ
họat động du lịch biển. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện KH&CN VN (2008-2009).
10. Nguyễn Bá Xuân, 2009b. Study status of Rip Current in Vietnam. Proceedings of the
Workshop on Coastal Problems in Vietnam and Japan. October 15-19, 2009. P. 16-39.
11. Nguyễn Bá Xuân, 2011. Cần phòng tránh dòng rip gây tai nạn chết người tại các bãi
tắm biển. Tạp chí KHCN&MT Khánh Hoà, Số 2/2011, Tr. 11. (ISSN 1859-1981).
Tiếng Anh:
12. Booij, N., Ris R. C., and Holthuijsen L. H., 1999. A third-generation wave model for
coastal regions. 1- Model description and validation, Journal of Geophysical
Research, 104 (C4), pp. 7649-7666.
13. Bowen, A.J. and Inman, D.I., 1969. Rip Currents. 2. Laboratory and Field
Observation. Joural of Geophysical Research 74: 5,479-5,490.
14. Brander, R.W., Short, A.D., 2000. Morphodynamics of a large-scale rip current
system at Muriwai Beach, New Zealand. Marine Geology 165 (2000) 27-39.
15. Brad, M.A. and Guillaume, R., 2001. A rip current model based on a hypothesized
wave/current interaction. Journal of Coastal Research, 17, 3, 517-530.
18
16. CEM, 2002. Coastal Engineering Manual (replacement to Shore Protection Manual
1984). Publication Number: EM 1110-2-1100. U.S. Army Corps of Engineers
(USACE).
17. Dalrymple, R. A., 1975. A mechanism for rip current generation on an open coast.
Journal of Geophysical Research, 80: 3485-3487.
18. Dalrymple, R. A., 1978. Rip currents and their causes, paper presented at the
Coastal Engineering Conference, Am. Soc. of Civ. Eng., New York,1978.
19. Dalrymple, R. A. and C. J. Lozano, 1978. Wave-current interaction models for rip
currents. Journal of Geophysical Research, 83: 6063-6071.
20. Danish Hydraulic Institute (DHI), 2000. MIKE 21 User Guide and Manual.
21. Dward, K., Noda, 1972. Rip – Currents. Coastal Engineering, Chapter 35, p. 653-667.
22. Falqués, A., G. Coco, and D.A. Huntley, 2000. Amechanism for the generation of
wave-driven rhythmic patterns in the surf zone. J. Geophys. Res. 105(C10), 24071–
24088.
23. Johnson, D., 2004. The Spatial and Temporal Variability of Nearshore Currents, Phd,
University of Western Australia.
24. Johnson, D. and Patttiaratchi, C., 2004. Transient rip currents and nearshore
circulation on a swell-dominated beach. Journal of Geophysical Research, Vol. 109,
C02026, p. 1-20.
25. Johnson, D. and Pattiaratchi, C., 2006. Boussinesq Modelling of transient rip currents.
Coastal Engineering 53 (2006) 419-439.
26. Kabiling, M. B. and Sato, S., 1993. A numerical simulation of beach evolution based
on a nonlinear dispersive wave-current model. Coastal Engineering 1994. P. 25572570.
27. Komar, P.D., 1998. Beach processes and sedimentation 2nd ed., Prentice Hall, New
Jercy, 544 ps..
28. Hino, M., 1974. Theory on formation of rip currents and cuspidal coast. Proceedings
of the 14th Coastal Engineering Conference, American Society of Civil Engineers,
pp. 901-919.
29. Horikawa, K. and Sasaki, T., 1972. Field observation of nearshore current system.
Coastal Engineering, Chapter 34, p. 635-651.
30. Lascody, R. L., 1998. East central Florida rip current program, Nat. Weather Service
In-house Report, p.10.
31. Lee, J. L., Joo Y. Lee, Jang-Won Seo, Sang Jin Lyu, 2011. A study of dangerous rip
current generation and related weather factors on Haeundae beach, Korea.
IOC/WESTPAC Conference, Busan, 2011.
32. Liu, P. L. F. and Mei, C. C., 1974. Water motion on a beach in the presence of a
breakwater: 1. Waves. J. Geophys. Res., 81(18), 3079–3084.
33. Liu, P. L.-F. and C. C. Mei, 1976. Water motion on a beach in the presence of a
Breakwater, I and II. Journal Geophysical Research, 81: 3079-3094.
34. Longuet-Higins, M.S. and Stewart R.W, 1964. Radiation stress in water waves, a
Physical Discusion with Applications – Deep-Sea Res., 11, pp. 529 – 563.
19
35. Longuet-Higins, M.S., 1970. Longshore Currents Generated by Obliquely Incident
Waves 1,2 – Journal of Geophys. Res.,75, pp.6778–6789(1) and 679 –6901 (2).
36. Long, J. W. and Özkan-Haller, H. T., 2009. Low-frequency characteristics of wave
group–forced vortices. Journal of Geophys. Res., Vol. 114, C08004, 21 PP., 2009.
37. Luschine, J.B., 1991. A study of rip current drownings and weather related factors –
Nat. Weather Dig., pp. 13 – 19.
38. Mandal, S. and Holthuijsen, L.H., 1985. A numerical wave prediction model
DOLPHIN: Theory and test results, Report No. 3-85, Delft University of Technology,
Department of Civil Engineering, Group of Fluid Mechanics.
39. McKenzie, R., 1958. Rip current systems – Journal of Geology, 66, pp. 103 – 113.
40. McMahan J. H., Thornton Ed. B., Reniers Ad. J. H.M., 2006. Rip current review Coastal Engineering 53 (2006), pp. 191 – 208.
41. Mei, C. C., 1989. The Applied Dynamics of Ocean Surface Waves, Adv. Series on.
Ocean Eng., Vol 1, World Scientific, New Jersey, 740 pp
42. Miller, C. and A. Barcilon, 1978. Hydrodynamic instability in the surf zone as a
mechanism for the formation of horizontal gyres, J. Geophys. Res., 83(C8), 4107–
4116.
43. Murray, A. B. and G. Reydellet, 2001. A rip-current model based on a hypothesized
wave/current interaction. Journal of Coastal Research, 17: 517-530.
44. Noda, E. K., 1974. Wave induced nearshore circulation. J. Geophys Res. 79, 40974106.
45. Olsson, D., 2004. Field Studies of Rip Currents in the Lee of Coastal Structures.
PhD. Thesis, University of Western Australia. 114ps.
46. Putnam, J.A., Munk W.H., Traylor M.A., 1949. The Predictions of Longshore
Currents – Transactons of the Amer. Geophys. Union, 30, pp. 338 – 345.
47. Richard G. Vos, 1976. Observation on the formation and location of transient rip
currents. Sedimentary Geology, 16 (1976) 15-19.
48. Sasaki, T. and K. Horikawa, 1978. Observation of nearshore current and edge waves.
Proceedings of the 16th Conference on Coastal Engineering, ASCE, Hamburg, pp.
791-809.
49. Schmidt, W.E., Woodward, B.T., Millikan, K.S., andGuza, R.T, 2003. A GPSTracked surf zone drifter. Journal of Atmospheric and Oceanic Technology. Volume
20, p. 1069-1075.
50. Shibasaki, M., Uda, T., Serizawa, M., Kumada, T., Kobayashi, A., 2009. On the
configulation of Rip channel accelerating development of rip current. Proceedings of
the Workshop on Coastal Problems in Vietnam and Japan. October 15-19, 2009. P.
128-140.
51. Shepard, F.P., Emery K.O., and Lafond E.C., 1941. Rip current: A Process of
Geological Importance – Jour. of Geology, 49, pp. 338 – 369.
52. Shepard, F.P., and Innman D.L.,1950a. Nearshore Circulation Related to Bottom
Topography and Wave Refraction – Transactions Amer. Geophis. Union, 31(4), pp.
555 – 565.
20
53. Shepard, F.P., and Innman D.L., 1950b. Nearshore Circulation – Procc. of the 1-st
Coast. Eng. Conf., Amer. Soc, Civil Engrs. , pp. 50 – 59.
54. Song, D. S. and Bae, H. K., 2011. Observation and Forecasting of Rip Current
Generation in Haeundae Beach, Korea Plan and Experiment. Journal of Coastal
Research, SI 64, 946-950. ISSN 0749-0208.
55. Sorensen, O.R., Schaffer, H.A., Madsen, P.A., 1998. Surf zone dynamics simulated
by a Boussinesq type model. III. Wave-induced horizontal nearshore circulation.
Coastal Engineering 33 (1998) 155-176.
56. Zyserman, J., Predsoe, J., Deigaar, R., 1990. Prediction of the dimensions of a rip
current system on a coast with bars. Proceedings of Coastal Engineering, 1990.
Chapter 72. P. 959-972.
21