Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

5 lý do khiến tiếp thị truyền thông xã hội thất bại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.67 KB, 2 trang )

5 lý do khiến tiếp thị truyền thông xã hội thất bại
ruyền thông xã hội (TTXH - social media) đang trở thành một công cụ
thời thượng của ngành tiếp thị. Nhiều công ty hàng đầu đã và đang đổ
tiền vào các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các trang như
Facebook, Twitter hay YouTube.
Tuy nhiên, tác động thật sự của TTXH đến thương hiệu, doanh số và dịch vụ khách hàng vẫn còn
là vấn đề gây tranh cãi.
Tuy nhiên, phải nói ngay rằng, TTXH không phải là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm doanh số của
không ít thương hiệu.

Vấn đề nằm ở chỗ, các công ty này đã không xác định được mục tiêu rõ ràng của các chiến dịch
TTXH và sử dụng không hiệu quả các công cụ này.
Sau đây là 5 nhận định sai lầm khiến việc tiếp thị bằng TTXH đi chệch hướng.
1. “Thương hiệu” tồn tại như một thực thể
Các nhà tiếp thị đã quen với suy nghĩ “Thương hiệu tồn tại như một thực thể”. Trên thực tế,
“thương hiệu” chỉ là một khái niệm trừu tượng mà thôi.
Bản thân thương hiệu không có giọng nói, danh tiếng, thuộc tính riêng hay hành động.
Khi các nhà quảng cáo đánh giá mức độ nhận biết của một thương hiệu nào đó, họ chỉ ghi lại nhận
định của khách hàng về thương hiệu đó trong một khoảng thời gian cố định.
Vì vậy, ý định tạo ra các cuộc đối thoại giữa thương hiệu và người tiêu dùng là không có cơ sở.
Khách hàng nói về thương hiệu chứ không nói với thương hiệu. Thay đổi nhận thức về thương
hiệu là bước đi quan trọng đầu tiên giúp bạn sử dụng hiệu quả hơn, xác định được mục đích khi
sử dụng các kênh truyền thông này.
2. Truyền thông xã hội đem tới cơ hội đối thoại với khách hàng
Các nhà tiếp thị thuyết phục bạn: Mạng xã hội (MXH) không giống các phương tiện truyền thống,
nó sẽ giúp bạn tiếp cận trực tiếp, nhanh hơn và gần hơn với khách hàng.
Tuy nhiên, đối thoại cũng không phải là việc mới mẻ và không phải đợi đến khi MXH ra đời thì nhà
kinh doanh mới có cơ hội đối thoại với khách hàng. Bạn nên hạn chế giao tiếp với khách hàng nếu
các cuộc nói chuyện này không hướng đến một mục tiêu hay đem tới những giá trị cụ thể.
3. Truyền thông xã hội giúp thương hiệu có thêm khách hàng
Bạn có một danh sách bạn bè (friendlist) hoặc người hâm mộ (fan) dài dằng dặc không có nghĩa


tất cả họ đều là khách hàng của bạn. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp (DN) với khách hàng không
thể được duy trì bằng các trò giải trí online.
Điều quan trọng không phải là thu hút được nhiều người nhấn nút “thích” (like). Bạn phải tận dụng
mọi cơ hội tương tác với khách hàng để giao tiếp hiệu quả và thuyết phục được họ sử dụng dịch
vụ, sản phẩm. Chất lượng quan trọng hơn số lượng.
4. Truyền thông xã hội cải thiện dịch vụ khách hàng
Khiếu nại là kết quả của cả một quá trình sản xuất và kinh doanh, còn khắc phục các khiếu nại là
một phản ứng đối với sự thất bại của dịch vụ khách hàng. DN dựa vào các phương tiện TTXH như
công cụ để các lời phàn nàn xuất hiện vào mediasphere này.
Đáng lẽ dịch vụ khách hàng phải giải quyết các khiếu nại miễn phí thì mới đóng vai trò quản lý
khiếu nại. Ngăn cản khách hàng cảm thấy không hài lòng về dịch vụ không phải là cách hay. Chiêu
thức này không làm cho chất lượng sản phẩm cải thiện.
5. Mục tiêu của các chiến dịch truyền thông xã hội không phải là bán hàng
DN và các nhà tiếp thị - quảng cáo cần truyền đi thông điệp này một cách rõ ràng. Tăng doanh số
phải là yếu tố hàng đầu đánh giá sự thành công của một chiến dịch TTXH.
Từ trước đến nay, các DN vẫn loay hoay xác định đích đến thực sự của các hoạt động này và bây
giờ, tất cả những gì cần làm là thừa nhận việc tiếp thị bằng TTXH cũng có cùng đích đến với việc
kinh doanh.

×