Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIỮA PHÂN CHẬM TAN Woodace, VÀ PHÂN ĐƠN NPK TRÊN VƯỜN CÂY KIẾN THIẾT CƠ BẢN NĂM III TẠI CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIỮA PHÂN CHẬM TAN Woodace,
VÀ PHÂN ĐƠN N-P-K TRÊN VƯỜN CÂY KIẾN THIẾT CƠ
BẢN NĂM III TẠI CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN BÁ QUẾ
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 - 2008

Tháng 10 năm 2008


So sánh hiệu quả giữa phân chậm tan Woodace và phân đơn N-P-K trên
vườn cây kiến thiết cơ bản năm III tại Công ty cao su Phước Hòa

Tác giả

NGUYỄN BÁ QUẾ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy LÊ TRỌNG HIẾU

Tháng 10 năm 2008




CẢM TẠ
 CHÂN THÀNH CẢM TẠ:
- Ban giám Hiệu trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cùng
quý thầy cô khoa Nông học đã tận tình và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Thầy Lê Trọng Hiếu cùng tất cả quý thầy cô trong khoa Nông học trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình
hướng dẫn giảng dạy tôi trong suốt thời gian thực tập.

- Tập thể lớp nông học tại chức cùng các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
- Ban giám đốc Công ty Cao su Phước Hòa, Phòng quản lý Kỹ thuật, cùng
các phòng ban trong công ty đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi đi học.
- Ban Giám đốc Nông trường Hội Nghĩa, các cán bộ, nhân viên nghiệp vụ,
các Đội trưởng thuộc Nông trường, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt
đề tài của mình.
- Gia đình, vợ con, anh chị em cùng toàn thể CBCNV trong đơn vị đội 7 nơi
tôi công tác đã động viên tạo điều kiện để tôi an tâm học tập.
THÀNH KÍNH GHI ƠN:

TP. Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2008
Sinh viên

NGUYỄN BÁ QUẾ


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “So sánh hiệu quả giữa các loại phân bón Woodace, và phân đơn N-P-K trên vườn cây kiến thiết cơ bản năm
III tại công ty cao su Phước Hòa” được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2008, tại Nông trường cao su Hội Nghĩa – Công

ty cao su Phước Hòa, Phú Giáo, Bình Dương. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫn nhiên (RCBD), 4 nghiệm thức,
4 lần lặp lại. Lô G11, diện tích 25,12ha. Tổng số cây trên ô thí nghiệm là 800 cây, với khoảng cách trồng là 6,5m x 3m.

 Nghiệm thức 1 (đối chứng): Bón phân N, P, K theo quy trình kỹ thuật Tổng
công ty.
 Nghiệm thức 2: Bón phân chậm tan Woodace 15 viên /cây.
 Nghiệm thức 3: Bón phân chậm tan Woodace 20 viên /cây.
 Nghiệm thức 4: Bón phân chậm tan Woodace 25 viên /cây.
Kết quả thu được: Qua các nghiệm thức bón, nghiệm thức 1, (đối chứng bón
phân đơn N, P, K) tăng trưởng chiều cao và tăng trưởng vanh thân mạnh hơn nhiều
so với các nghiệm thức bón phân chậm tan Woodace.
Chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận chính xác tính ưu việt của các nghiệm
thức, cần phải theo dõi để có khuyến cáo về sau. Nhưng qua các lần đánh giá cho
thấy nghiệm thức 1, (đối chứng) giai đoạn đầu phân dễ tan, cây hấp thu nhanh. Các
nghiệm thức 2, 3, 4 bón phân chậm tan theo liều lượng 15, 20, 25 viên/cây, cho
thấy nghiệm thức 4 (bón 25 viên/cây) cây sinh trưởng và phát triển cao hơn.
- Hiệu quả kinh tế: Phân Woodace chi phí thấp hơn phân vô cơ đơn. Tính
tổng chi phí cho một chu kỳ bón 2 năm cho 1 ha đầu tư là
Nghiệm thức 1 (đối chứng) tổng chi phí 5.024.000 (đồng/ha)
Nghiệm thức 2 (bón 15 viên/cây), tổng chi phí 2.409.354 (đồng/ha)
Nghiệm thức 3 (bón 20 viên/cây), tổng chi phí 3.212.472 (đồng/ha)
Nghiệm thức 4 (bón 25 viên/cây), tổng chi phí 4.015.590 (đồng/ha)


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .....................................................................................................................i
Cảm

tạ


.....................................................................................................................................i
i
Tóm

tắt

.....................................................................................................................................i
ii
Mục

lục

.....................................................................................................................................i
v
Danh

sách

chữ

viết

tắt

.....................................................................................................................................
vii
Danh

sách


các

hình

.....................................................................................................................................
viii
Danh

sách

các

bảng

.....................................................................................................................................i
x
Chương 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích yêu cầu ..................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................. 2
1.3 Giới hạn đề tài.......................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN.............................................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về cây cao su........................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc và tên gọi ........................................................................................... 3


2.1.2 Tình hình sản xuất cao su trên thế giới ................................................................. 4
2.1.3 Tình hình sản xuất cao su tại Việt Nam................................................................ 4

2.1.4 Đặc tính sinh học của cây cao su .......................................................................... 4
2.2 Điều kiện sinh thái vùng trồng cao su tại Việt Nam................................................ 6
2.2.1 Khí hậu.................................................................................................................. 6
2.2.2 Đất......................................................................................................................... 6
2.3 Các loại phân bón..................................................................................................... 7
2.3.1 Giới thiệu ............................................................................................................ 7
2.3.2 Phân loại ............................................................................................................... 7
2.4 Tác dụng của phân chậm tan.................................................................................... 7
2.5 Đặc điểm của phân Woodace................................................................................... 8
2.6 Những kết quả nghiên cứu trước đây....................................................................... 9
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 11
3.1 Địa điểm – thời gian thí nghiệm ............................................................................ 11
3.1.1 Địa điểm.............................................................................................................. 11
3.1.2 Thời gian ............................................................................................................ 11
3.2 Vật liệu thí nghiệm................................................................................................. 12
3.2.1 Giống .................................................................................................................. 12
3.2.2 Phân bón ............................................................................................................. 12
3.2.3 Dụng cụ máy móc thiết bị................................................................................... 12
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................................... 12
3.3.1 Nội dung ............................................................................................................. 12
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 12
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 12
3.3.2.2 Số liệu thu thập ................................................................................................ 14
3.3.2.3 Phương pháp theo dõi ...................................................................................... 14
3.3.2.4 Phương pháp xử lý ........................................................................................... 14
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 17
4.1 Sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân.................................................................. 17
4.1.1 Sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân đo lần 1 ................................................ 17
4.1.2 Sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân đo lần 2................................................. 18



4.1.3 Sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân đo lần 3................................................. 19
4.1.4 Sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân đo lần 4................................................. 20
4.1.5 Sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân đo lần 5................................................. 21
4.1.6 So sánh sự tăng trưởng chiều cao và vanh thân ở các nghiệm thức
qua các ngày sau bón phân .................................................................................. 22
4.1.6.1 Sự tăng trưởng chiều cao ở các nghiệm thức qua các ngày
sau bón phân ........................................................................................................ 22
4.1.6.2 Sự tăng trưởng vanh thân ở các nghiệm thức qua các ngày
sau bón phân ........................................................................................................ 23
4.2 Phân tích dinh dưỡng trong lá................................................................................ 24
4.3 Phân tích dinh dưỡng trong đất.............................................................................. 24
4.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 25
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 28
5.1. Kết luận................................................................................................................. 28
5.2. Đề nghị.................................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 29
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 30


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Chữ viết tắt

NT

Nghiệm thức.

KTCB


Kiến thiết cơ bản.

NST

Ngày sau trồng.

ANOVA

Analysis of Variance

TB

Trung bình

Nts

Đạm tổng số

Pdt

Lân dễ tiêu

NCCS

Nghiên cứu cao su

CV

cofficient of varation


NSBP

ngày sau bón phân


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 3.2 Các vị trí đặt viên phân bón chậm tan Woodace
Hình 3.3 Nghiệm thức 2 bón phân chậm tan Woodace 15 viên/cây
Hình 3.4 Nghiệm thức 3 bón phân chậm tan Woodace 20 viên/cây
Hình 3.5 Nghiệm thức 4 bón phân chậm tan Woodace 25 viên/cây
Hình 3.6 Bao phân Woodace
Hình 3.7 Hình viên phân chậm tan Woodace
Hình 4.1 Biểu đồ tăng trưởng chiều cao qua các tháng
Hình 4.2 Biểu đồ tăng trưởng vanh thân qua các tháng
Hình 4.3 Quang cảnh lô thí nghiệm
Hình 4.4 Đo vanh thân cách mặt đất 1m
Hình 4.5 Đo chiều cao thân cây


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Sự tăng trưởng của hệ thống rễ cây cao su

5


Bảng 3.1 Điều kiện khí tượng trong thời gian làm thí
nghiệm
1
1
Bảng 3.2 rung bình về chỉ tiêu lý hóa tính đất trước thí
nghiệm _ Lô G11
1
3
Bảng 4.1 Kết quả tăng trưởng chiều cao và vanh thân đo
lần 1 ở các nghiệm thức
1
7
Bảng 4.2 Kết quả tăng trưởng chiều cao và vanh thân đo lần 2 ở các nghiệm thức
1
8
Bảng 4.3 Kết quả tăng trưởng chiều cao và vanh thân đo lần 3 ở các nghiệm thức
1
9
Bảng 4.4 Kết quả tăng trưởng chiều cao và vanh thân đo lần 4 ở các nghiệm thức
2
0


Bảng 4.5 Kết quả tăng trưởng chiều cao và vanh thân đo lần 5 ở các nghiệm thức
2
1
Bảng 4.6 Kết quả phân tích dinh dưỡng trong lá
2
4
Bảng 4.7 Kết quả phân tích dinh dưỡng trong đất

2
4
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức
2
5


Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su là loại cây trồng ngày càng phát triển mạnh ở nước ta. Hiện nay sản phẩm mủ cao su xuất khẩu và tiêu thụ trong nước
khá cao, với kim ngạch xuất khẩu cao su hàng năm đem về hàng trăm triệu USD.
Do cây cao su có chu kỳ sống dài hơn 30 năm. Đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn (3.000 - 4.000 USD khi đầu tư hoàn chỉnh) và thời
gian đầu tư mà không sinh lợi (kiến thiết cơ bản) kéo dài nhiều năm (5 -7 năm). Cho nên việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp
kỹ thuật trong thực tế nhằm rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản và giảm chi phí đầu tư là rất cần thiết.
Để đáp ứng vấn đề trên việc chọn đất thích hợp, chuẩn bị cây giống tốt, trồng đúng thời vụ, áp dụng đúng qui trình kỹ thuật rất
được quan tâm.
Trong điều kiện thâm canh hiện nay, phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây cao su và tạo sự cân bằng dinh
dưỡng giúp cây tăng trưởng nhanh cho naêng xuaát cao và ổn định. Do đó, việc nghiên cứu áp dụng bón phân trong thâm canh
tăng năng suất hay rút ngắn thời gian KTCB cho cây cao su là một hướng đúng.
Bên cạnh đó việc bón phân cho cây cao su, lượng phân bón cho cây cũng bị thất thoát vào môi trường đất rất lớn, cây cao su chỉ
hấp thụ được một phần và chi phí cho việc bón phân lại rất cao.
Từ những thực tế trên được sự phân công và đồng ý của khoa Nông học,với sự hướng dẫn của giảng viên Lê Trọng Hiếu và sự
giúp đỡ của phòng Kỹ thuật Nông nghiệp nông trường cao su Hội Nghĩa – CBCNV Đội 3, Đội 7 Nông trường cao su Hội nghĩa,
công ty cổ phần cao su Phước Hòa đã giúp tôi tiến hành thực hiện đề tài: “

So sánh hiệu quả giữa phân


chậm tan Woodace và phân đơn N-P-K trên vườn cây kiến thiết cơ bản
năm III tại Công ty cao su Phước Hòa”.


1.2 Mục đích yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Chọn ra loại phân và liều lượng phân thích hợp cho cây cao su giai đoạn KTCB năm III.

1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi tác động của phân bón Woodace đến các chỉ tiêu sinh trưởng của
cây cao su kiến thiết cơ bản và sự thay đổi tính chất hóa học đất. Cũng như sự tác
động của phân đơn N, P, K, ảnh hưởng đối với cây cao su so với các nghiệm thức
đối chứng.
1.3 Giới hạn đề tài
- Đề tài được tiến hành từ tháng 05/2008 đến tháng 10/2008.


Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về cây cao su
2.1.1 Nguồn gốc và tên gọi
Theo Nguyễn Thị Huệ 1997, cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc họ thầu
dầu (Euphorbia) có nguồn gốc từ châu thổ sông Amazon (Nam Mỹ) được du nhập
vào châu Á năm 1876. Qua quá trình chọn lọc cây cao su đã thích nghi dần với điều
kiện sinh thái khác nhau ở nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cao su đứng thứ 4 thế giới, sau Thái
Lan, Inđonêsia, Malaysia. Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2007 đạt
khoảng 720 ngàn tấn với trị giá khoảng 1,4 tỷ USD và ước tính kim nghạch xuất

khẩu cao su trong năm 2008 sẽ là 1,5 tỷ USD.
Ở Việt Nam, cây cao su du nhập từ năm 1897 và từ đầu thế kỷ 20 đến nay,
diện tích trồng cao su luôn được mở rộng ở vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên và
Miền Trung. Hiện nay ngành cao su đã có chiến lược phát triển, mở rộng ở khu Tây
Bắc – Bắc Bộ.
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị trong nhiều lĩnh vực: kinh
tế, môi trường, an ninh quốc phòng, dân cư. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ
cao su, là nguyên liệu cần thiết cho ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra cây cao su còn cung cấp gỗ, chất đốt, hạt cao su dùng để ép dầu, xà
phòng, thức ăn gia súc. Về môi trường: phủ xanh những vùng đất rừng bị tàn phá,
làm sống lại nguồn nước ngầm ở những vùng cao. Ngoài ra trồng cao su đến đâu ổn
định an ninh trật tự, quốc phòng đến đó và tạo công ăn việc làm cho người lao
động, điều hòa công tác giãn dân.


2.1.2 Tình hình sản xuất cao su trên thế giới
Vào giai đoạn 1855 – 1876 cây cao su mọc hoang dại tại lưu vực sông Amazon ở
Nam Mỹ. Đến năm 1876 ông Henry Wich Kham đã đưa thành công hạt cao su từ
vùng thượng lưu Amazon (Brazil) sang các nước châu Á, mở đầu cho việc phát
triển trồng cao su. Từ đó, diện tích và sản lượng cao su phát triển rất nhanh.
Đến năm 2003, tổng sản lượng trên thế giới đạt 7,27 triệu tấn. Nước sản xuất cao
su hàng đầu là Thái Lan có diện tích và sản lượng cao nhất thế giới. Ấn Độ dẫn đầu
về năng suất (1.592 kg/ha/năm), Thái Lan (1.531 kg/ha/năm) (Nguyễn Thị Huệ,
1997). Ngày nay do áp dụng khoa học kỹ thuật vào khai thác nhiều công ty ở Miền
Đông Nam bộ Việt Nam đã đạt trên 2.000 kg/ha/năm.
2.1.3 Tình hình sản xuất cao su tại Việt Nam
Tác giả Piere là người đưa hạt giống cao su thiên nhiên vào trồng tại vườn bách
thảo Sài Gòn năm 1878, nhưng không sống được. Đến năm 1897 Raoul người Pháp
mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitenzory (Zava) đem trồng
đầu tiên tại trạm thí nghiệm Ông Yệm và trạm thí nghiệm của Viện Pasteur tại suối

dầu Nha Trang do bác sĩ Yersin trồng. Như vậy, năm 1897 cây cao su được chính
thức du nhập vào Việt Nam. Công ty cao su được thành lập đầu tiên là Suzanal
(Dầu Dây – Long Khánh - Đồng Nai). Sau đó các đồn điền cao su của người Pháp
và người Việt Nam được trồng tập trung ở Đông nam bộ. Từ đầu thế kỷ 20 đến
nay, diện tích trồng cao su đã không ngừng phát triển.
2.1.4 Đặc tính sinh học của cây cao su
Theo Nguyễn Thị Huệ, (1997) cây cao su là cây mọc thẳng, thân khỏe, vỏ có
màu sáng và tương đối láng. Trong điều kiện hoang dại, thổ nhưỡng khí hậu tốt cây
cao su có thể cao đến 30 m. Vanh thân có thể đạt tới : 5 - 7 m, sống trên 100 năm.
Hiện nay chu kỳ khai thác hiệu quả tốt nhất là 20 năm.

- Rễ cao su có 2 loại, rễ cọc và rễ bàng.
+ Rễ cọc (rễ cái, rễ trụ) mọc thẳng vào lòng đất giữ
cho cây đứng vững và đồng thời hút nước và muối


khoáng từ các lớp đất sâu. Rễ cọc cây cao su phát triển
rất sâu có thể đạt 10 mét.
+ Hệ rễ bàng (rễ hấp thu): Rất phong phú và mọc
lan rộng 6 – 9 m. Rễ bàng thường phát triển trên lớp đất
mặt sâu khoảng 30 cm, rễ có đường kính khoảng 1 mm
màu nâu vàng và mang nhiều lông, rễ dễ hấp thu dinh
dưỡng nuôi cây. Lúc cây trưởng thành, trọng lượng toàn
bộ hệ thống rễ chiếm khoảng 15 % trọng lượng cây. Hệ
thống rễ phát triển theo mùa, phát triển tối đa vào giai
đoạn cây ra lá non và tối thiểu vào giai đoạn lá già trước
khi rụng.
Bảng 2.1: Sự tăng trưởng của hệ thống rễ cây cao su
Tuổi cây


Chiều sâu rễ

Chiều dài rễ

Trọng lượng

cọc

bàng

rễ tươi

(cm)

(cm)

(kg)

8 ngày

5

25 ngày

15

1 tháng

35


10

3 tháng

75

20

6 tháng

130

60

1 năm

200

180

2 năm

250

200

0,9


Nguồn : OU TOWL 1960

Lá cao su thuộc dạng lá kép : gồm 3 lá chét với cuống lá mọc cách, khi lá
mới bắt đầu mọc ra lá non uốn cong, gần như song song với cuống lá. Lá non có
màu nâu tím, khi các lá này lớn dần có màu xanh lục nhạt và vươn thẳng. Lá trưởng
thành có màu xanh lục đậm. Lá cao su tập trung thành từng tầng từ lúc giai đoạn
mầm đến khi ổn định. Sự hình thành lá gồm 4 giai đoạn : giai đoạn 1 là lúc chồi
mầm đang ngủ (A), giai đoạn 2 chồi mầm phát triển vươn dài ra thành một đoạn
thân, các vảy lá ở chồi mầm phát triển thành các lá non, màu tím sẫm (B), giai đoạn
3 lá non có màu xanh nhạt, lá mọc rủ (C), giai đoạn 4 lá có màu xanh đậm, phiến lá
dày đạt kích thước ổn định (D) ( Nguyễn Thị Huệ – 1997).
Cây cao su là cây lá rụng hàng năm ở những nơi có mùa khô rõ rệt. Hiện
tượng rụng lá qua đông chịu ảnh hưởng tùy theo dòng vô tính, tuổi cây, điều kiện
thời tiết, môi trường mà lá cao su rụng từng phần hay toàn phần.
Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, hoa màu vàng nhạt, cuống hoa ngắn,
có mùi hương nhẹ, dạng hoa hình chuông có năm lá đài, nhưng không có cánh hoa.
Hoa đực dài khoảng 5 mm mang một cột nhị chứa 10 nhị đực chia làm ba vòng trên
cột nhị. Hoa cái dài khoảng 8 mm, màu vàng lục có ba noãn cùng với ba vòi nhụy
màu trắng có chất dính. Thường hoa đực và hoa cái không nở cùng lúc nên thường
xảy ra thụ phấn chéo giữa các cây khác nhau. Trong tự nhiên, hoa cao su thụ phấn
chủ yếu nhờ côn trùng và tỷ lệ đậu trái rất thấp dưới 3 % (Webster và Baulkwil,
1986).
Quả cao su hình tròn hơi dẹt, có đường kính từ 3 – 5 cm thuộc loại quả nang
gồm ba ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt. Quả cao su sau khi hình thành và phát triển
được 12 tuần thì đạt kích thước lớn nhất, 16 tuần vỏ quả đã hóa gỗ và 19 – 20 tuần
thì quả chín, quả khi chín là quả khô, tự động nứt vỏ để hạt tách ra ngoài. Hạt cao
su có hình bầu dục, kích thước thay đổi từ 2 - 2,5 cm tùy theo từng giống khác
nhau. Bên trong vỏ hạt có nhân hạt gồm phôi nhủ và cây mầm (Nguyễn Thị Huệ,
1997).
2.2 Điều kiện sinh thái vùng trồng cao su tại Việt Nam



Ở Việt Nam, cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ và
hiện nay đang được mở rộng diện tích ở các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải miền
trung và các tỉnh phía Bắc. Về điều kiện sinh thái có thể coi vùng Đông Nam Bộ là
vùng lý tưởng nhất đối với việc trồng cao su.
2.2.1 Khí hậu
Miền Đông Nam bộ có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ
trung bình từ 26 – 280C. Lượng mưa bình quân từ 188 – 2200 ml/năm. Mùa mưa
kéo dài từ tháng 4 – 11, số ngày mưa trong năm khoảng 140 - 160 ngày. Mùa khô
từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Lượng bức xạ mặt trời làm tăng tốc độ
bốc hơi mặt đất. Lượng nước bốc hơi trung bình từ 1200 – 1400 ml/năm, dẫn tới sự
phân hủy nhanh chất hữu cơ ở tầng đất mặt. Vận tốc gió trung bình khoảng 2 – 3
m/giây, Đông Nam Bộ là vùng ít có bão, tuy vậy trong mùa mưa có nhiều ngày gió
mạnh, gió lốc, làm gãy đổ cây cao su.
2.2.2 Đất
Cao su trồng ở vùng Đông Nam Bộ phát triển trên hai loại đất chính là đất
xám phù sa cổ (bạc màu) và đất đỏ bazan. Loại đất này phù hợp với cây cao su hơn
các vùng đất khác.


2.3 Các loại phân bón
2.3.1 Giới thiệu
Phân bón là “Một hợp chất vô cơ hay hữu cơ tự nhiên hoặc tổng hợp được
bón vào đất để cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của
cây trồng, đồng thời duy trì độ phì nhiêu cho đất”. Phân bón làm tăng tốc độ tăng
trưởng, năng suất và phẩm chất cây trồng, trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì và làm
tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Trước đây, phân vô cơ (phân hoá học) được
sử dụng nhiều nhưng hiện nay, phân hữu cơ và vi sinh được chú ý nhiều hơn vì hai
loại phân này ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn góp phần cải tạo
đất.
2.3.2 Phân loại

Theo Lê Văn Dũ (2003), về mặt hoá học phân bón được chia ra làm nhiều
loại: Phân vô cơ (phân khoáng), phân hữu cơ, phân vi sinh, các chelate.
a. Phân vô cơ: là loại phân gồm các hợp chất hóa học vô cơ, bao gồm phân
đa lượng (N, P, K), phân trung lượng (Ca, Mg, S), phân vi lượng (Fe, Mn, Cu, Mo,
B).
b. Phân hữu cơ: là các loại phân gia súc, gia cầm (phân chuồng); than bùn,
phân xanh, phân ủ các dư thừa thực vật. Chúng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây
vừa cải thiện tính chất vật lý của đất. Phân hữu cơ thường được bón với khối lượng
lớn để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng. Ngoài thành phần chính là chất
hữu cơ, mùn, phân hữu cơ còn chứa hầu hết các nguyên tố khoáng nhưng với nồng
độ rất thấp so với các loại phân vô cơ.
c. Phân Chelate: là hợp chất giữa chất hữu cơ và kim loại.
d. Phân vi sinh: là loại phân có chứa các nhóm vi sinh vật khác nhau được
đưa vào phân bằng nhiều phương pháp nhằm nâng cao khả năng hữu dụng các chất
dinh dưỡng cho cây trồng từ các nguồn dinh dưỡng mà tự bản thân cây trồng không
thể hấp thu được.
2.4 Tác dụng của phân chậm tan
Phân bón phân giải chậm (slow-release fertilizer) là một hỗn hợp phân hóa
học đặc biệt, sự phân giải các dưỡng chất của chúng từ từ và an toàn với cây trồng.
Cho đến nay, chỉ có vài nước sản xuất được loại phân này đó là Nhật, Hoa Kỳ, Hà


Lan, Thụy Sĩ và gần đây là Trung Quốc. Đối với phân chậm tan nói chung, lượng
dưỡng chất phân bón cần cho cây trồng được bón duy nhất 1 lần và sau đó phân
bón chậm tan có thể duy trì các dưỡng chất và các chức năng trong đất từ vài tháng
cho đến vài năm tùy thuộc vào quy trình sản xuất của nhà sản xuất.
Trong những năm gần đây, nhiều loại phân chậm tan đã xuất hiện trên thị
trường và mỗi loại được khuyến cáo cho một số loại cây trồng nào đó. Tuy nhiên,
hiệu quả thực sự của phân chậm tan chưa được chứng minh thỏa đáng.
Trong vườn trồng cao su chất lượng của cây cao su con trong vườn ươm

đóng góp vào chất lượng cây giống đem trồng ra lô là rất quan trọng và vai trò phân
bón là 1 biện pháp hiệu quả nhất để tăng cường sinh trưởng của cây cao su con.
Hiện nay, phân hóa học đang được sử dụng trong vườn ươm thường dẫn đến cháy
rễ, trực di phân bón nhanh, cũng như đòi hỏi nhiều công lao động cho việc bón rãi
nhiều đợt. Các loại phân bón chậm tan khắc phục những khuyết điểm trên của phân
hóa học thông thường. Theo Stangel (1970) và Hignett (1974) các phân bón chậm
tan tạo ra trực di tối thiểu và không gây ra hiện tượng “cháy phân” (fertilizer burn),
cung cấp thỏa đáng dưỡng chất và tạo ra hiệu suất cao trên sinh trưởng của cao su.
Do các đặc điểm tiến bộ này mà phân bón chậm tan sẽ trở thành một loại phân mới
đầy triển vọng cho nhiều loại cây trồng, trong đó có cây cao su.
2.5 Đặc điểm của phân Woodace
Woodace và Nurseryace là phân bón dạng viên có đặc điểm là phân giải
chậm nhằm duy trì các dưỡng chất trong đất cung cấp cho cây trồng, giảm tối thiểu
sự thất thoát dinh dưỡng do thấm qua đất và bay hơi.

Woodace là loại viên lớn:
-

Thành phần dinh dưỡng: 12N – 6P2O5 – 6K2O – 2Mg.

-

Kích thước viên phân 34 x 34 x 20 mm.

-

Trọng lượng: 17 ± 0,5 g/viên.

-


Thời gian phân giải kéo dài từ 18 tháng đến 36 tháng.

Nurseryace loại viên nhỏ:
-

Thành phần dinh dưỡng: 12N – 6P2O5 – 6K2O – 2Mg.

-

Kích thước viên phân 20 x 30 x 12,5 mm.


-

Trọng lượng: 7 ± 0,5 g/viên.

-

Thời gian phân giải kéo dài từ 8 tháng đến 12 tháng.

2.6 Những kết quả nghiên cứu trước đây
Theo kết quả khảo nghiệm phân Nurseryace do
Viện NCCS Việt Nam đã cho thấy, sau 9 tháng bón phân
chậm tan cây cao su ươm bầu sinh trưởng tốt hơn, cụ thể
ở công thức bón 6 viên và 9 viên phân chậm tan/ bầu đã
làm tăng đường kính gốc, chiều cao cây và tỷ lệ cây đạt
tiêu chuẩn ghép cao hơn so với công thức đối chứng (bón
theo qui trình Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam) và công
thức bón 3 viên/bầu.
Kết quả thí nghiệm về hiệu quả của phân giải chậm

tan trên sinh trưởng đường kính, chiều cao và trọng
lượng khô của cao su thực sinh của Tống Viết Thịnh và
Shaetfuddin (1997) cho thấy, qua 180 ngày thí nghiệm
trong nhà lưới, việc bón phân Nurseryace đã cho kết quả
chiều cao cây tốt hơn và trọng lượng khô cao hơn so với
các loại phân chậm tan khác (ngoại trừ phân chậm tan
Best Tab). Các phân vô cơ đã tạo ra đạm dẫn xuất từ
phân bón cao hơn nhưng lại có hiệu quả sử dụng phân
bón và sinh trưởng thấp hơn các loại phân chậm tan. Có
mối tương quan chặt giữa sinh trưởng chiều cao và trọng


lượng khô với hấp thu đạm từ phân bón cũng như tổng
hấp thu N, P, K và Mg. Trong khi đó các mối tương quan
này rất yếu đối với sinh trưởng đường kính.
Kết quả khảo nghiệm phân chậm tan Nurseryace
trên các cây trồng khác nhau cho kết quả sau:
- Đối với cây Thanh Long, khảo nghiệm trong 2
vụ, với lượng phân chậm tan bằng 50 % và 80 % đối
chứng. Trong vụ đầu (vụ chính), công thức bón phân
chậm tan đã làm tăng trọng lượng trái, độ đường (Brix)
của trái, tăng số trái trung bình trên cây và tăng năng
suất trái Thanh Long có ý nghĩa thống kê so với đối
chứng, cụ thể tăng năng suất trái từ 15,8 - 20,2 % (từ 3,3
- 4,2 tấn/ha/vụ) với đối chứng chỉ bón phân đơn, nhưng
không có hiệu quả kinh tế. Ở vụ tiếp theo (vụ thắp đèn)
năng suất trái thanh long tăng từ 1,4 - 2,6 tấn/ha/vụ với
mức lãi ròng thu được từ 17,8 - 27,4 triệu đồng/ha/vụ.
Qua 2 vụ liên tiếp, ở mức bón bằng 50 % lượng đạm của
công thức đối chứng đã cho lãi ròng thu được là 3,66 6,90 triệu đồng/ha/2vụ, ở công thức bón bằng 80 % lượng

đạm đối chứng thu được lãi ròng là 2,14 triệu
đồng/ha/2vụ.


- Đối với cây cam, công thức bón phân chậm tan
bằng 50 % và 80 % lượng đạm của công thức đối chứng
có xu hướng làm tăng trọng lượng trái và số trái trung
bình trên cây, tăng năng suất trái cam có ý nghĩa thống
kê so với đối chứng, cụ thể năng suất trái tăng từ 18,7 28,6 % (từ 3,6 - 2,16 tấn/ha/vụ) so với công thức đối
chứng, lãi ròng thu được từ 0,78 - 0,84 triệu đồng/ha/vụ.
- Đối với cây nhãn, công thức bằng 50 % và 80
% lượng đạm của công thức đối chứng có xu hướng làm
tăng số chùm/cây, trọng lượng trung bình trái và số trái
trung bình trên chùm, góp phần gia tăng năng suất trái
nhãn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, cụ thể năng
suất trái tăng từ 17,5 - 26,2 % (từ 1,8 - 2,7 tấn/ha/vụ) so
với công thức đối chứng.
- Đối với cây dâu tằm, công thức bằng 80 %
lượng đạm của công thức đối chứng làm gia tăng các yếu
tố cấu thành năng suất lá dâu tằm, cụ thể làm tăng năng
suất 30,4 % (tương đương 5,1 tấn/ha) so với công thức
đối chứng (bón theo qui trình Tổng Công Ty Dâu Tằm
Tơ Việt Nam), tuy nhiên không có hiệu quả kinh tế do lá
dâu tằm rẻ, mặt khác giá phân khảo nghiệm cao.


Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm

Thí nghiệm được tiến hành tại Lô G11 Nông trường cao su Hội Nghĩa –
Công ty cổ phần cao su Phước Hòa.
3.1.2 Thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 05/2008 đến 10/2008.
3.1.3 Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm

Bảng 3.1: Điều kiện khí tượng trong thời gian làm thí nghiệm
Lượng mưa

Nhiệt độ

trung bình

trung bình

(mm)

(0C)

05/2008

342

26.9

85


182

06/2008

156

27.3

85

210

07/2008

241

26.8

84

188

08/2008

393

26.4

86


181

Tháng

Ẩm độ
(%)

Số giờ nắng

Nguồn: Trung tâm khí tượng Tỉnh Bình Dương.
- Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng, tập trung nhiều vào tháng
05/2008 (342 mm/tháng), tháng 08/2008 (393 mm/tháng).
- Nhiệt độ trung bình: Hầu như không chênh lệch nhiều về nhiệt độ giữa các
tháng trong quá trình thí nghiệm, dao động từ 26,4 – 28,3 oC cao nhất là tháng
05/2008 (28,3 oC) và thấp nhất tháng 08/2008 (26,4 oC).
- Ẩm độ không khí: có sự chênh lệch không lớn về ẩm độ không khí giữa
các tháng trong quá trình thí nghiệm, dao động từ 84 % đến 86 %.


- Số giờ nắng: Có sự chênh lệnh số giờ nắng trong quá trình thí nghiệm,
tháng 06/2008 có giờ nắng cao nhất (210 giờ) và tháng 08/2008 có giờ nắng thấp
nhất (181 giờ).

3.2 Vật liệu thí nghiệm
3.2.1 Giống
Thí nghiệm được tiến hành trên giống RRIV 4, với đặc điểm sau
+ RRIV 4 (LH 82/182): Phổ hệ RRIC 110 x PB 235, được lai tạo tại Việt
Nam. Đặc điểm phân cành cao, góc cành rộng, tán cao, thoáng, thân tròn, thẳng, vỏ
hơi mỏng nhưng dễ cạo, hoa và hạt ít. Sinh trưởng trước khi cạo tốt nhưng tăng

trưởng trong khi cạo kém, sản lượng mủ cao. Nhiễm trung bình bệnh phấn trắng, ít
nhiễm rụng lá mùa mưa, nấm hồng và loét sọc mặt cạo.

3.2.2 Phân bón
-

Phân Woodace và phân đơn N, P, K.

3.2.3 Dụng cụ máy móc thiết bị
-

Cọc cắm, sơn, bảng nghiệm thức.

-

Giấy, viết, thước đo.

-

Bình phun thuốc.

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1

Nội dung

So sánh đánh giá hiệu quả giữa các loại phân bón vô cơ Woodace và phân
đơn N, P, K trên vườn cây kiến thiết cơ bản năm III.
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm


Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 4 nghiệm
thức, 4 lần lặp lại. Lô G11, diện tích 25,12 ha. Tổng số cây trên ô thí nghiệm là 800
cây, với khoảng cách trồng là (hàng x cây) 6,5m x 3m.
Nghiệm thức 1 (đối chứng): Bón phân N, P, K theo quy trình kỹ thuật Tổng
công ty.
Nghiệm thức 2: Bón phân chậm tan Woodace 15 viên /cây.


×