Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

CHƯƠNG 8: CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 34 trang )

CHƯƠNG 8: CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH
ĐẠO
Nhóm 8
1.Vũ Thị Bích Hảo
2.Tống Thị Vân
3.Nguyễn Thị Ánh
4.Nguyễn Thị Thùy Dung
5.Cao Thị Thanh Hằng
6.Nguyễn Thị Quỳnh Nga
7.Nguyễn Văn Hậu.


NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái niệm và vai trò của chức năng lãnh đạo
II. Các nội dung của lãnh đạo trong tổ chức
III. Các phương pháp lãnh đạo


I. Khái niệm và vai trò của chức năng lãnh đạo
1.Khái niệm
2. Vai trò của chức năng lãnh đạo


• Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của nhà quản trị.
Khả năng lãnh đạo có hiệu quả là một trong những chìa
khóa quan trọng để trở thành một quản trị viên giỏi.

1.Khái
niêm:

• Một cách khái quát, lãnh đạo được xác định như là sự tác


động mang tính nghệ thuật, hay một quá trình gây ảnh
hưởng đến người khác sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt
tình phấn đấu để đạt được các mục tiếu của tổ chức. Không
những thế, lãnh đạo còn là tạo ra sư thay đổi.
• Lãnh đạo là chỉ dẫn, động viên và đi trước. Các nhà lãnh
đạo hoạt động để giúp một nhóm đạt được các mục tiêu với
sự vận động tối đa các khả năng của nhóm.


Lãnh đạo và quản trị có mối quan hệ với nhau, nó vừa có cái chung cũng vừa có
cái riêng, vừa rộng mà lại vừa hẹp, vì vậy cần phải phân biệt rõ mối quan hệ này
trong lĩnh vực quản trị.
Ở đây cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị dựa trên các
nội dung sau :

Lãnh đạo

Quản trị

Lãnh đạo tác động đến con
người
Làm những cái đúng

Quản trị tác động đến công
việc
Làm đúng

Đạt mục tiêu thông qua việc
cổ vũ, động viên


Đạt mục tiêu thông qua hệ
thống chính sách,mệnh
lệnh,yêu cầu công việc

Nhà lãnh đạo đề ra phương
hướng,viễn cảnh,chủ
trương,sách lược

Nhà quản trị xây dựng kế
hoạch,tổ chức thực hiện kế
hoạch,kiểm tra giám sát


2.Vai trò của chức năng lãnh đạo
•Thực chất của chức năng lãnh đạo là tác động lên con người. Tất cả các chức năng
khác của quản trị như hoạch định, tổ chức , kiểm tra sẽ không hoàn thành tốt nếu nhà
trị không hiểu được và không phát huy được yếu tố con người
•Lãnh đạo là quá trình tác động và quan tâm đến con người. Lãnh đạo là quá trình tác
động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để
đạt được mục tiêu của tổ chức
•Tạo điều kiện để các bộ phận của bộ máy liên kết lại với nhau, để tập thể đoàn kết,
hoạt động của các bộ phận ăn khớp nhau, nhờ đó thực hiện được nhiệm vụ ,mục tiêu
•Có liên quan đến việc ra quyết định, tổ chức truyền đạt va thực hiện các quyết định
bằng cách giao việc, ra lệnh, động viên, khen thưởng cấp dưới, tích cực hóa thái độ
và tinh thần làm việc của người lao động , đó là những yếu tố liên quan trực tiếp đến
năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh.


II. Các nội dung cơ bản của lãnh đạo trong tổ chức
1. Hiểu rõ con người trong tổ chức

2. Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp
3. Xây dựng nhóm làm việc
4. Dự kiến các tình huống và tìm cách ứng xử tốt
5. Giao tiếp và đàm phán


Tính đa dạng về các nhu cầu của con
người

1. Hiểu rõ
con người
trong tổ
chức

Khả năng có hạn của nhà quản trị trong
tổ chức
Việc đáp ứng nhu cầu của từng người bị
ràng buộc bởi các chi phối của nhu cầu
chung của cả hệ thống và các hệ thống
bên ngoài có liên quan.
Con người trong hệ thống bị phân tách
theo nhiều nhóm trong khi các nhóm này
có tính độc lập với hệ thống.

Khó lường
hết để xử lý
có hiệu quả


2. Đưa ra các quyết định lãnh đạo phù hợp:

Nhà quản trị luôn phải sáng suốt định ra những quyết định
đúng đắn, các chương trình, tính chất hoạt động của các bộ phận
và cá nhân trong hệ thống nhằm đạt tới mục tiêu đã định
=> Vậy có thể nói những quyết định của nhà quản trị có thể đem
lại sự phát triển hoặc đẩy tổ chức đến chỗ khó khăn không thể tồn
tại được.


3. Xây dựng nhóm làm việc:
Đây cũng là một nội dung quan trọng của hoạt động lãnh đạo.
Trong điều kiện hoạt động với quy mô đông người, việc phân cấp
và phân công quản trị là một tất yếu khách quan, đây là nguyên tắc
chuyên môn hóa trong quản trị. Trong mỗi tổ chức thông thường
đều được chia thành những phân hệ và nhóm nhỏ, mỗi phân hệ và
nhóm này hoạt động theo cùng một nhóm chức năng nhiệm vụ.
Mỗi nhóm không hoạt động tốt và không hình thành được mối dây
liên hệ chặt chẽ với các nhóm khác thì kết quả hoạt động chung cho
toàn bộ hệ thống không thể tốt đẹp được.


4. Dự kiến các tình huống và tìm cách ứng xử tốt:
Quá trình lãnh đạo tổ chức hoạt động là quá trình hướng tới mục
tiêu, viễn cảnh trong tương lai vì vậy nhà quản trị khó có thể tự
khẳng định được tổ chức mình hoạt động tốt và lâu bền do môi
trường đầy biến động bên ngoài. Nhà lãnh đạo luôn phải tỉnh táo
vạch ra mọi tình huống, đối chiếu với mục đích và mục tiêu mong
muốn căn cứ vào khả năng thực tế, cơ hội và nguồn lực có thể có
được để đối phó với mọi tình huống hạn chế hoặc loại bỏ tình huống
xấu, tận dụng khai thác các tình huống tốt.



Ví dụ:
Nếu là nhân viên bán hàng, họ phải luôn chuẩn bị sẵn cho mình kiến
thức và hiểu biết về sản phẩm của mình để sẵn sàng tư vấn và đáp lại
tình huống mà khách hàng đưa ra để hỏi mình. Bên cạnh đó phải có
cách ứng xử, thái độ tốt với khách hàng để họ cảm thấy thoải mái và
hài lòng với những gì họ bỏ ra.Và sự hài lòng của khách hàng cũng
chính là sự thành công của bạn. Và ngược lại nếu khách hàng tỏ ra
khó chịu trước các tình huống và thái độ mình đưa ra với khách hàng
thì chắc chắn sẽ xảy ra tình huống xấu nếu không nhanh trí tỉnh táo
xử lí.


5. Giao tiếp và đàm phán:
Quá trình lãnh đạo là quá trình tiếp xúc và làm việc với
con người thông qua hoạt động giao tiếp và đàm phán cho
nên người lãnh đạo không thực hiện tốt nội dung này thì
khó có thể đưa tổ chức giành lấy các mục tiêu mong muốn.



III. Các phương pháp lãnh đạo
1. Phương pháp hành chính
2. Phương pháp kinh tế
3. Phương pháp giáo dục


Đặc điểm của các phương pháp lãnh đạo:
• Các phương pháp lãnh đạo hết sức biến động, được thể hiện ở các hình thức
biểu hiện của mỗi phương pháp tại mỗi thời điểm, mỗi đối tượng khác nhau là

không giống hẳn nhau.
• Các phương pháp lãnh đạo luôn luôn đan kết vào nhau. Điều này là cách xử lý
nhược điểm của mỗi phương pháp lãnh đạo riêng lẻ, chỉ có kết hợp chúng lại
người ta mới có thể phát huy được ưu điểm của mọi phương pháp lãnh đạo và
hạn chế phần nhược điểm của chúng.
• Các phương pháp lãnh đạo chịu tác động to lớn của nhu cầu và động cơ làm
việc của người bị tác động xét theo thời gian và không gian diễn ra sự lãnh đạo



1.Phương pháp hành chính
a. Khái niệm

Là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức
của hệ thống quản trị và kỷ luật doanh nghiệp.

Các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh chính là
những cách tác động trực tiếp của chủ doanh nghiệp lên tập thể
những người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát,
mang tính bắt buộc đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm
ngặt nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.


b.Vai trò:
• Xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp.
• Là khâu nối các phương pháp quản trị khác lại.
• Thông qua phương pháp này, doanh nghiệp có được những quy định bắt
buộc để dấu được bí mật ý đồ kinh doanh.
• Giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng.





Để sử dụng cần nắm vững các yêu cầu:
• Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn
cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Khi đưa ra một
quyết định hành chính phải cân nhắc tính toán đến các lợi ích kinh
tế…
• Khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn
của người ra quyết định. Mỗi bộ phận, mỗi cán bộ quản trị sử dụng
quyền hạn của mình phải có trách nhiệm về việc sử dụng quyền hạn
đó. Ở cấp càng cao, phạm vi tác động càng rộng, nếu làm sai thì tổn
thất càng lớn. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.


Ví dụ:
Các công ty bây giời thường
quản lý giờ làm của nhân viên bằng
các điểm danh bằng vân tay, từ đó
có thể kiểm soát được giờ vào làm
và giờ tan làm của từng nhân viên
để biết nhân viên đó có thực hiện
đúng nội quy giờ giấc không sau
đó sẽ đưa ra các hình thức thưởng
phạt.


2. Các phương pháp kinh tế :
• Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo ra động lực thúc đẩy con người tích

cực lao động. động lực đó sẽ càng lớn nếu nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn
các lợi ích tồn tại khách quan trong doanh nghiệp.
• Thực chất các phương pháp kinh tế là đặt mỗi người lao động, mỗi tập thể lao
động vào những điều kiện kinh tế họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình
với lợi ích của doanh nghiệp. Điều đó cho phép người lao động lựa chọn con đường
hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình .


Các phương pháp kinh tế được sử dụng theo các hướng
• Định hướng phát triển doanh nghiệp bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện
thực tế của doanh nghiệp, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, từng phân hệ của
doanh nghiệp.
• Sử dụng các định mức kinh tế; các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi quấn, thu hút,
khuyến khích các cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
• Bằng chế độ thưởng phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của
các bộ phận, các cá nhân, xác lập trật tự kỷ cương, xác lập chế độ trách nhiệm cho mọi bộ
phận, mọi phân hệ cho đến từng người lao động trong doanh nghiệp.


×