Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN giải pháp huy động nguồn tài lực từ phụ huynh để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế của lớp 12b4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.77 KB, 17 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công tác tổ chức giáo dục, học sinh được chia thành các lớp và mỗi lớp đều có
giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp. GVCN là người thay mặt Hiệu Trưởng để quản lý học
sinh trong lớp về mọi mặt, giám sát và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn
luyện đạo đức của học sinh. Để làm tốt được công tác chủ nhiệm ở bất kỳ một lớp nào thì
trước hết đòi hỏi người GVCN cần dành nhiều thời gian để quan sát, thu thập và nắm bắt
thông tin về học sinh để có giải pháp giáo dục và phối hợp trong công tác giáo dục học
sinh.
Việc nắm bắt thông tin về học sinh là yếu tố quan trọng hàng đầu của một giáo viên
khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm. Trong đó yêu cầu nắm bắt thông tin đa chiều không chỉ về cá
nhân học sinh mà cả mối quan hệ xung quanh học sinh, hoàn cảnh kin tế gia đình…để vận
dụng tốt các biện pháp hỗ trợ kịp thời, định hướng và giáo dục học sinh mang lại hiệu quả
cao. Đặc biệt nếu việc nắm bắt hoàn cảnh học sinh không được thực hiện một cách kỹ
lưỡng thì có thể GVCN sẽ bỏ sót những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn,
chưa quan tâm kịp thời đến các em. Hoàn cảnh đặc biệt ở đây có thể có nhiều góc độ, tuy
nhiên cá nhân tôi đặc biệt quan tâm đến góc độ kinh tế gia đình; đây là yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của học sinh . Để khẳng định vai trò của GVCN và
công tác huy động các nguồn lực phục vụ công tác giáo dục, Thông tư số: 12/2011/TTBGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo điều
lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thong có nhiều cấp
học quy định cụ thể GVCN có quyền trách nhiệm: “Phối hợp chặt chẽ với gia đình học
sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc
học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động
các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.”
Hiện nay ở trường THPT Thăng Long vẫn còn một lượng học sinh có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn về kinh tế rất cần có sự quan tâm kịp thời của GVCN. Ở hầu hết các lớp,
1


GVCN cũng đã có sự quan tâm đến đối tượng học sinh này tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở


việc huy động tài lực từ chính sách hỗ trợ của nhà nước, nhà trường, các tổ chức, đoàn
thể…Cá nhân tôi trong công tác chủ nhiệm rất băn khoăn, trăn trở trong việc học sinh của
mình có hoàn cảnh khó khăn với nguy cơ bỏ học rất cao, tuy nhiên nếu chỉ huy động sự
hỗ trợ từ chính sách của nhà nước, từ nhà trường và các tổ chức, đoàn thể vào các dịp trao
học bổng, hỗ trợ…thì chưa đủ tài lực để đảm bảo cho học sinh vượt qua khó khăn tiếp tục
duy trì việc học. Các em rất cần có sự hỗ trợ tài chính thường xuyên trong quá trình học
để đảm bảo đủ ăn, đủ mặc, đủ dụng cụ học tập khi đến trường; Để có được nguồn tài
chính hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp tục duy trì việc học thì cần
huy động từ đâu? Sau quá trình tìm hiểu, thử nghiệm, tôi nhận thấy rằng hầu hết GVCN
chúng ta còn bỏ sót nguồn tài lực rất lớn từ phía phụ huynh học sinh trong lớp, trong
trường để hỗ trợ cho chính những học sinh của chúng ta đang gặp khó khăn. Việc huy
động tài lực từ nhà trường, các tổ chức, đoàn thể đã được thực hiện nhiều hình thức để
giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập, tuy nhiên việc huy động từ phía
phụ huynh trong mỗi lớp chủ nhiệm thì trong những năm qua ở trường THPT Thăng Long
chưa có giải pháp nào nghiên cứu và vận dụng; Vì vậy, trong năm học 2015 - 2016 tôi đã
mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp huy động nguồn tài lực từ phụ huynh để giúp
đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế của lớp 12B4, năm học 2015 2016”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác huy động tài lực để giúp đỡ
học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm huy động tối đa
các nguồn lực từ gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tạo điều kiện giúp đỡ học sinh
có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế vượt qua khó khăn và vươn lên trong học tập.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu thực tiễn về cách thức mà các GVCN lớp đã thực hiện để giúp đỡ học
sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế vượt qua khó khăn, tiếp tục học tập và vươn lên.
Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể, áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả huy

động tài lực từ phụ huynh trong việc giúp dỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
2


Thông qua những trải nghiệm thực tế để Rút ra được những bài học kinh nghiệm
cho bản thân trong việc nâng cao hơn nữa công tác huy động tài lực từ phụ huynh để giúp
đỡ học sinh .
Chia sẻ với đồng nghiệp những giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế của lớp 11B4 năm học 2014 –
2015
- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế của lớp 12B4 năm học 2015 –
2016 ( năm học 2014-2015 là học sinh lớp 11b4)
- Hoàn cảnh kinh tế của gia đình học sinh lớp chủ nhiệm, tâm lý của phụ huynh
trong việc tương thân tương ái
- Cách thức giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế của GVCN
ở một số lớp khác trong trường
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh và phụ huynh học sinh lớp 11B4 năm học 2014 – 2015
- Học sinh và phụ huynh học sinh lớp 12B4 năm học 2015 – 2016
- Nghiên cứu cách thức giúp đỡ học sinh đặc biệt khó khăn về kinh tế: 25 GVCN
năm học 2015 – 2016
- Nghiên cứu kết quả để so sánh: kết quả giúp đỡ học sinh khó khăn về kinh tế của
GVCN trong toàn trường nói chung và khối 12 nói riêng, kết quả và mức độ chú ý học
tập của những học sinh được giúp đỡ trong khối 12.
4. Thời gian thực hiện.
-


Bắt đầu : 10/ 05 / 2015

-

Kết thúc : 31 / 05 / 2016

3


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
1.1 Thực trạng chung
Trường THPT Thăng Long đóng trên địa bàn thị trấn Nam Ban là một thị trấn vùng
cao, mới được thành lập từ năm 1987; nhìn chung điều kiện kinh tế trong khu vực thị trấn
và các xã lân cận còn nhiều khó khăn. Quá trình người dân di cư đến làm ăn sinh sống,
nhiều gia đình với điều kiện sẵn có và thành quả của hoạt động lao động sản xuất đã vươn
lên làm giàu trên mảnh đất Lâm Hà , tuy nhiên bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ
các hộ gia đình đến nay vẫn đang trong tình trạng khó khăn về kinh tế dẫn đến cuộc sống
gặp nhiều khó khăn, việc học hành của con cái chưa được đầu tư đúng mức, thậm chí có
nguy cơ bỏ học.
Hoàn cảnh kinh tế khó khăn kéo theo nhiều vấn đề liên quan như: học sinh phải đi
làm thêm kiếm tiền phu giúp cha mẹ lo cho cuộc sống, thời gian đầu tư cho việc học
không được nhiều nên kết quả học tập thấp ; kinh tế quá khó khăn nên việc đảm bảo chất
lượng bữa ăn không đảm bảo nên sức khỏe yếu ảnh hưởng đến việc học và nhiều vấn đề
khác liên quan.
Riêng đối với lớp chủ nhiệm 12B4 năm học 2015 – 2016, xét về hoàn cảnh kinh tế gia
đình, phần lớn học sinh trong lớp có hoàn cảnh kinh tế ga đình ở mức trung bình, một vài
trường hợp có tiềm lực kinh tế tương đối khá; tuy nhiên cũng có 02 học sinh có hoàn cảnh
kinh tế đặc biệt khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến việc học của các em. Đối với những gia
đình có hoàn cảnh khó khăn được xét là hộ nghèo thì được hưởng những chính sách ưu

đãi dành cho hộ nghèo nên việc học tập của các em cũng được miễn học phí, hỗ trợ điều
kiện học tập, được cấp bảo hiểm y tế…. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên
gia đình hai học sinh nêu trên không nằm trong diện hộ nghèo nên các em không được
hưởng những chính sách như đã nêu ở trên. Khó khăn về kinh tế, sinh hoạt thiếu thốn, nhà
xa, lại thêm số tiền học phí chưa đủ khả năng đóng nên các em đã có ý định bỏ học trong
học kỳ 2 năm học 2014 – 2015.
Trước thực trạng học sinh của lớp tôi chủ nhiệm nói riêng và học sinh trong toàn
trường nói chung còn nhiều em có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn có ảnh hưởng lớn
đến vấn đề học tập của các em, tất cả GVCN của các lớp có học sinh trong diện này đều
4


đã có sự quan tâm sát sao đến các em, mỗi GVCN có những hình thức và phương pháp
khác nhau để giúp đỡ học sinh của mình. Khi thực hiện đề tài này tôi cũng đã khảo sát số
lượng học sinh và hình thức giúp đỡ của GVCN theo mẫu phiếu khảo sát kèm theo ở phần
phụ lục. Kết quả khảo sát như sau:
• Giải pháp mà GVCN đã tiến hành để giúp đỡ học sinh:
- Động viên tinh thần học sinh
- Xin miễn học phí ôn THPT đối với Học sinh lớp 12
- Xin miễn học phí học thêm buổi tối để tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội nâng
-

cao kiến thức
Đăng ký các suất học bổng để nhà trường xét khi có đợt cấp học bổng của các tổ

-

chức và cá nhân
Giáo viên trợ cấp một khoản tiền nhỏ cho học sinh trong một số trường hợp đặc


biệt.
• Kết quả:
- Tổng số tiền học sinh được miễn giảm từ đầu năm đến hết thăng 1/2016 ( bao
gồm học phí, BHYT, tiền học thêm, học ôn THPT…):
+ Học sinh khối 10: Học sinh được miễn giảm nhiều nhất: gồm học phí, BHYT
+ Học sinh khối 11: Học sinh được miễn giảm nhiều nhất: gồm học phí, BHYT
+ Học sinh khối 12: Học sinh được miễn giảm nhiều nhất:Gồm học phí, BHYT,
-

học phí ôn THPT
Tổng số tiền học sinh được nhận hỗ trợ thêm ( từ các nguồn như nhận học bổng,
tiền hỗ trợ từ các loại quỹ, tổ chức, cá nhân..)
+ Khối 10: Học sinh được nhận nhiều nhất: 500.000 đ từ nguồn: Học bổng
+ Khối 11: Học sinh được nhận nhiều nhất: 500.000 đ từ nguồn: Học bổng
+ Khối 12: Học sinh được nhận nhiều nhất: 500.000 đ từ nguồn: Học bổng
Trên đây là kết quả khảo sát đối với 25 lớp chủ nhiệm trong trường trong năm học

2015 – 2016; chưa tính kết quả hỗ trợ của lớp chủ nhiệm của bản thân. Trong đó xin đặc
biệt lưu ý đến vấn đề : đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình gần như
không đủ điều kiện cho các em tiếp tục học tập thi việc hỗ trợ đột xuất thông qua các loại
học bổng, các loại quỹ hỗ trợ, miễn giảm học phí… là điều quan trong nhưng lại rất cần
có sự hỗ trợ thường xuyên trong một giai đoạn nhât định để các em đảm bảo được việc
học của mình. Ngoài ra việc học 2 ca/ngày trong cả tuần học thì đối với những học sinh
nhà xa, hoàn cảnh kinh tế khó khăn không có điều kiện để ở trọ hay ở lại quanh trường và
có được bữa ăn trưa đảm bảo sức khỏe là điều vô cùng khó khăn. Chính vì vậy rất cần có
5


khoản hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt để bản thân các em có thể có được bữa ăn trưa đủ no
đảm bảo sức khỏe cho việc học buổi chiều.

1.2 .Hạn chế
Từ những kết quả khảo sát thực tế đã nêu trên, cá nhân tôi xin mạnh dạn nêu ra những
hạn chế trong quá trình huy động tài lực để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn như sau:
Việc huy động nguồn tài lực để hỗ trợ cho học sinh của GVCN còn thụ động, chủ yếu
chỉ dừng lại ở việc xin miễn giảm các khoản tiền học phí, học thêm, học ôn THPT hoặc
trông chờ vào các đợt xét học bổng như đầu năm học, các loại quỹ …. Qua đó thấy được
sự bị động trong công tác hỗ trợ học sinh.
Quá trình huy động các nguồn tài chính để giúp đỡ học sinh còn bỏ sót nguồn tài lực
rất lớn từ phía phụ huynh mà trong phạm vi nhỏ nhất là phụ huynh của chính lớp mình
chủ nhiệm.
1.3 . Nguyên nhân
Việc quan tâm hỗ trợ nhưng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế chưa
thực sự mang lại hiệu quả sâu rộng, theo ý kiến chủ quan của cá nhân tôi qua quá trình
nghiên cứu, khảo sát, xin được mạnh dạn đưa ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan
sau:
• Nguyên nhân chủ quan về phía GVCN:
- Một số GVCN chưa thực sự tâm huyết với công tác chủ nhiệm, chưa dành nhiều
-

thời gian cho việc quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh .
Việc nắm bắt thông tin về tình hình học sinh của GVCN còn chậm, chưa kịp thời.
Một số GVCN còn ngại trong việc vận động ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó
khăn vì coi đây là “ mua việc vào người”, ngại mất thời gian công sức, ngại đụng

chạm đến vấn đề tài chính
• Nguyên nhân khách quan:
- Một số ít GVCN mới tiếp nhận lớp nên giai đoạn đầu năm học chưa nắm bắt thông
tin và vận động kịp thời để ủng hộ học sinh
2. Giải pháp


6


Để hỗ trợ cho học sinh trong lớp chủ nhệm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế
gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập của các em, bản thân tôi đã thực hiện các giải pháp
sau:
-

Bước 1: Nắm bắt thông tin về hoàn cảnh gia đình học sinh:

Thông tin từ học sinh trong lớp, Ban cán sự lớp, Ban đại diện PHHS
-

Bước 2: Xác minh thông tin:

GVCN cùng với ban đại diện PHHS đến thăm và động viên gia đình học sinh qua đó
sẽ xác minh được học sinh có hoàn cảnh khó khăn thực sự
-

Bước 3: Gặp gỡ, bàn bạc và thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh về các

phương án huy động tài lực; Phân công công việc cho từng thành viên:
+ GVCN thực hiện các công việc liên quan đến miễn giảm học phí, đăng kí xin học
bổng và các khoản hỗ trợ khác từ nhà trường và các tổ chức, đoàn thể.
+ GVCN phụ trách việc xin lại các bộ sách giáo khoa cũ của học sinh năm học trước
để cho mỗi em 01 bộ sách
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh: Phân công mỗi người phụ trách 1 hoặc 2 địa bàn (xã,
thi trấn) để tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh kinh tế của những phụ huynh trong lớp thuộc
địa bàn mình phụ trách, báo cáo lại cho GVCN

+ GVCN cùng với ban đại diện PHHS gặp gỡ trước một số phụ huynh có điều kiện
kinh tế tương đối khá trước ngày họp PHHS và trao đổi về phương án hỗ trợ học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, đề nghị Phụ huynh hưởng ứng.
+ GVCN lên kế hoạch xin hỗ trợ từ phía phụ huynh trong lớp trong buổi họp PHHS:
Cuối buổi họp mời phụ huynh của 2 học sinh có hoàn cảnh khó khăn về trước,
GVCN trao đổi với tập thể phụ huynh sơ qua về hoàn cảnh của các em và vận động phụ
huynh ủng hộ cho các em để các em đảm bảo việc học
Xin ý kiến của PHHS. Đầu tiên là ý kiến của ban đại diện phu huynh, và một số phụ
huynh khác, sau đó biểu quyết thống nhất quan điểm
Sau khi biểu quyết quan điểm ủng hộ học sinh là đến số tiền ủng hộ: phần này
GVCN linh động, không đưa ra số tiền tối đa hay tối thiểu mà mời tinh thần xung phong
của PHHS. Mời một phụ huynh đã thống nhất từ trước nêu số tiền ủng hộ, sau đó lầm
lượt những PHHS khác cũng sẽ ủng hộ theo. Số tiền ủng hộ được có thành công hay
không phần lớn phụ thuộc vào công tác định hướng từ trước và một số phụ huynh khá ủng
hộ trước sẽ tạo ra phong trào cho những phụ huynh sau.
7


+ Thống kê số liệu ủng hộ và lên phương án hỗ trợ thường xuyên cho học sinh: Không
hỗ trợ cùng lúc mà chia ra để hỗ trợ hàng tháng vào thứ 2 tuần đầu tiên của tháng.
+ Thông qua số liệu ủng hộ giai đoạn 1 trước phụ huynh học sinh và định hướng cho
giai đoạn 2
Bước 4: Thực hiện việc hỗ trợ học sinh định kỳ và tiếp tục nắm bắt thông tin về học
sinh để có sự điều chỉnh kịp thời; Báo cáo tình hình hỗ trợ đến phụ huynh ở những buổi
họp phụ huynh tiếp theo.
• Tính mới của giải pháp:
Trước thực trạng huy động tài lực để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn của hầu
hết các GVCN chỉ dừng lại ở việc chờ hỗ trợ đột xuất như: chính sách của nhà nước, chờ
học bổng hoặc xin miễn học phí học thêm…chưa đảm bảo được tính thường xuyên và
liên tục trong quá trình giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục duy trì việc học.

Tuy nhiên với sáng kiến huy động nguồn tài lực từ phía phụ huynh học sinh trong lớp
chủ nhiệm đã góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết của học sinh trong lớp,huy động được
nguồn tài lực lớn hơn đảm bảo cho việc duy trì sự hỗ trợ thường xuyên cho hai học sinh
có hoàn cảnh rất hó khăn có thể hoàn thành được chương trình học THPT.
• Tính hiệu quả của giải pháp:
Với giải pháp phù hợp, được bàn bạc kỹ lưỡng và sự thống nhất cao của GVCN và tập
thể PHHS, đã huy động nguồn tài lực lớn từ phía phụ huynh học sinh thực sự mang lại
hiệu quả , góp phần cùng với nhà nước, nhà trường và giáo viên để đồng hành cùng học
sinh vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập. Đối với hai học sinh có hoàn cảnh khó
khăn trong lớp chủ nhiệm cũng đã được nhà trường, GVCNvà PHHS đồng hành suốt thời
gian từ tháng 8/2015 đến nay.
• Phạm vi áp dụng:
Khi nghiên cứu đề tài này tôi thực hiện áp dụng trong lớp chủ nhiệm của bản thân tôi,
tuy nhiên giải pháp này hoàn toàn có thể áp dụng và mang lại hiệu quả cao ở tất cả các
GVCN khác khi có sự chuẩn bị chu đáo
3. Kết quả
3.1. Kết quả hỗ trợ
8


- Thống kê số liệu hỗ trợ giai đoạn 1 ( 30/5/2015 đến 31/12/2015): số tiền 5.550.000
đồng ( năm triệu năm trăm năm mươi ngàn đồng)
+ từ PHHS: 3.750.000đ ( Ba triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng)
+ Từ các học bổng: 1.800.000đ ( Một triệu tám trăm ngàn đồng)
+ Hỗ trợ từ GVCN: 02 bộ sách giáo khoa lớp 12
( Số liệu trên chưa bao gồm khoản miễn học phí ôn THPT của nhà trường)
-

Thống kê số liệu hỗ trợ giai đoạn 2 ( từ 01/01/2016 đến 30/5/2016)


Giai đoạn 2 của sự hỗ trợ hiện đang được tiến hành nên tính đến thời điểm
( 20/01/2016) thống kê được từ PHHS với số tiền: 2.250.000 đ. Từ các nguồn khác ( Học
phí ôn THPT đã xin miễn, các loại quỹ và học bổng vẫn đang trong quá trình lên kế hoạch
xin hỗ trợ )
-

Thời gian hỗ trợ và số tiền hỗ trợ thường xuyên cho mỗi học sinh:
300.000đ/tháng, trong suốt thời gian từ 01/8/2015 đến hết 30/5/2016

3.2 Kết quả của học sinh trong quá trình được hỗ trợ
( Được khảo sát dựa trên phiếu khảo sát giáo viên bộ môn có dạy học sinh Nguyễn Thị
Hồng và Lê Thị Hường trong năm học 2014 – 2015 và năm 2015 – 2016; kết quả
thống kê trên sổ điểm chính của lớp.)
- Học lực Học kỳ 1 năm học 2015 – 2016:
+ Học sinh: Nguyễn Thị Hồng : Điểm TBM: 7.6 – đứng thứ 1 trong lớp
+ Học sinh: Lê Thị Hường : Điểm TBM: 7.4 – đứng thứ 2 trong lớp
- Tinh thần và mức độ chú ý trong học tập: xếp loại hạnh kiểm : Tốt. Được các GVBM
giảng dạy theo lớp trong 2 năm đánh gá là có sự chú ý hơn trong học tập , kết quả học
tập có tiến bộ.
- Mức độ tham gia các hoạt động phong trào: Tham gia tốt các hoạt động phong trào.
4. Bài học kinh nghiệm

Quá trình nghiên cứu đề tài bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như
sau:
9


- GVCN cần nghiên cứu kỹ hoàn cảnh của HS để không hỗ trợ sai đối tượng, không
bỏ sót đối tượng
- Nghiên cứu kỹ hoàn cảnh gia đình của các học sinh khác trong lớp để vận động ở

các mức độ khác nhau cho phù hợp
- Phát huy tính tương trợ cao trong đội ngũ ban đại diên cha mẹ học sinh, một số
PHHS có hoàn cảnh tương đối khá
- Quy định rõ ràng trong việc phân bổ số tiền hỗ trợ cho phù hợp để việc hỗ trợ được
lâu dài và mang lại hiệu quả thiết thực
5. Kết luận
Qua qúa trình nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các giải pháp huy động các nguồn
lực về kinh tế giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt qua và tiếp tục
vươn lên trong học tập , bản thân tôi đã thực hiện và huy động được khoản đóng góp
tự nguyện của tập thể PHHS trong lớp lên đến 6.000.000 đ ( Sáu triệu đồng) cùng với
các quỹ hỗ trợ của nhà trường, các học bổng của các tổ chức, cá nhân… đã tạo điều
kiện giảm bớt khó khăn về kinh tế để hai em yên tâm tập trung cho việc học.
Việc làm này của GVCN đến nay đã được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía ban đại diện
cha mẹ học sinh của lớp, tập thể học sinh và phụ huynh trong lớp hết lòng ủng hộ và
mang lại ý nghĩa thiết thực, cụ thể; qua đó không những đã giúp đỡ được 2 học sinh
khó khăn mà còn giáo dục hiện tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, giúp đỡ nhau
vượt qua khó khăn của chính những học sinh trong lớp.
Với Kết quả và ý nghĩa của đề tài, tôi nhận thấy giải pháp mà đề tài đưa ra không
những vận dụng tốt ở lớp chủ nhiệm của cá nhân tôi mà có thể nhân rộng mô hình này
đến tất cả các lớp có học sinh có hoàn cảnh đcự biệt khó khăn cần sự chung tay giúp
đỡ. Sự giúp đỡ cần bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi tập thể nhỏ trong một tập thể lớn. Và
điều đó cần thiết người GVCN phải là người khơi nguồn và kết nối tinh thần tương
thân tương ái trong một tập thể nhỏ do mình phụ trách.

10


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU............................................................................................................1
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................................3

3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................................3
4. Thời gian thực hiện...............................................................................................................................3

PHẦN II. NỘI DUNG.......................................................................................................4
3.2 Kết quả của học sinh trong quá trình được hỗ trợ.............................................................................9

Phần này em in riêng 1 trang để ngay sau trang bìa và không đánh số trang nhé.
CHỮ VIẾT TẮT
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
PHHS: Phụ huynh học sinh
THPT: Trung học phổ thông
….
11


PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN BỘ MÔN
MÔN …….
( Dành cho GVBM có tham gia giảng dạy ở lớp 11b4 năm học 2014-2015 và 12b4 năm
học 2015-2016)
1. Nhận xét về mức độ chú ý tập trung trong giờ học của học sinh Hồng và Học sinh
Hường ở năm học này so với năm học trước:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
12


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Nhận xét về tinh thần học tập của 2 học sinh trên:

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Nam Ban, ngày 15 tháng 12 năm 2015
GVBM được khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2015 – 2016
Lớp …….
Họ và tên học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……
Giải pháp mà GVCN đã tiến hành để giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn tiếp tục học tập:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
13


………………………………………………………………………................................................
................
Thống kê kết qủa các giải pháp hỗ trợ học sinh:
+ Tổng số tiền học sinh được miễn giảm từ đầu năm đến hết thăng 1/2016 ( bao gồm tiền học
thêm, học ôn THPT…):
……………………………………………….................................................
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……
+ Tổng số tiền học sinh được nhận hỗ trợ thêm ( ghi rõ số tiền, từ nguồn hỗ trợ nào)

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……
(Lưu ý: Nếu GVCN đã theo lớp từ năm học trước thì thống kê từ tháng 5/2015; nếu GVCN mới
nhận lớp thì thống kê từ tháng 8/2015)
Nam Ban ngày… tháng 01 năm 2016
GV được khảo sát

PHIẾU TỔNG HỢP ỦNG HỘ CỦA PHHS lớp 12B4 NĂM HỌC 2015 – 2016
STT HỌ VÀ TÊN
PHHS

Số tiền đã ủng hộ
trong năm học
2014-2015

1
2

14

Số tiền ủng hộ năm
học 2015-2016

PH kí tên


3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
15


29
30
31
32

33
34
35
36

GVCN

Nguyễn Thị Huệ

16



×