Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Công tác tuyển dụng cán bộ công chức trong hệ thống kho bạc nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.98 KB, 6 trang )

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG
HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC

; những hạn chế và một số đề xuất giải pháp để khắc phục
MỞ BÀI
Kho bạc Nhà nước (KBNN) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính (BTC) với
chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN), các
quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước giao cho quản lý; quản lý,
điều hành ngân quỹ đáp ứng nhu cầu thanh toán trên toàn quốc; tập trung và
phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản NSNN; kiểm soát, thanh toán, chi trả các
khoản chi của NSNN và các nguồn vốn khác được giao theo quy định; thực hiện
nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua việc phát
hành công trái, trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch được giao.
Hệ thống KBNN được tổ chức theo ngành dọc, gồm có cơ quan KBNN tại
trung ương, 63 KBNN tỉnh, thành phố và gần 700 KBNN quận, huyện với tổng
số gần 15.000 người. Cũng như mọi cơ quan quản lý nhà nước khác, việc tuyển
dụng cán bộ công chức luôn luôn là một trong những công tác quan trọng nhất
của hệ thống KBNN, có tính chất quyết định trong việc đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ đã được quy định. Việc tuyển dụng cán bộ công chức của
hệ thống KBNN trước hết phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà
nước mà cụ thể là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính
phủ “Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ
quan nhà nước” và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Ngoài ra, với các đặc
thù riêng trong chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như với các vị trí chuyên
môn cụ thể KBNN cũng có thể có những quy định riêng nhưng phải đảm bảo
không trái với các quy định hiện hành
Nguyễn Đại Trí - GaMBAX0210 – Quản trị nguồn nhân lực

1



Có thể nói tuyển dụng chính là hình thức duy nhất để tuyển chọn các ứng
viên đáp ứng tiêu chuẩn (trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức, sức khỏe, …)
và yêu cầu công tác của KBNN thông qua kỳ thi tuyển và được tổ chức bởi Hội
đồng tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng xây dựng kế hoạch tuyển dụng, phản ánh
toàn bộ nội dung, thể thức thi tuyển theo quy định hiện hành của Nhà nước và
mục tiêu tuyển dụng của KBNN.
I. QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG
Quy trình tiến hành tổ chức kỳ thi tuyển mà KBNN hiện đang áp dụng có
thể tóm tắt như sau
1. Xây dựng kế hoạch và phương án tổ chức thi tuyển
Là việc lập kế hoạch, phương án về tuyển chọn cán bộ công chức, viên
chức Nhà nước gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp trên là Bộ Tài chính và phải
được sự chấp nhận của Bộ Tài chính. Nội dung của kế hoạch, phương án tuyển
chọn cụ thể như là:
- Nhu cầu, vị trí công tác của công chức cần tuyển;
- Chỉ tiêu hàng năm của đơn vị;
- Tiêu chuẩn công chức: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng,...
- Thời gian tiến hành tuyển chọn để đáp ứng kịp thời công việc của tổ
chức.
2. Chuẩn bị tổ chức triển khai thi tuyển
2.1. Ra thông báo tuyển công chức
- Trước 30 ngày tổ chức kỳ thi phải thông bào trên các phương tiện thông
tin đại chúng: đài phát thanh, truyền hình, báo... và niêm yết thông báo tại địa
điểm tuyển chọn.
- Nội dung thông báo tuyển chọn, bao gồm: Số lượng công chức; Thời
gian nộp hồ sơ; Văn bằng, giấy khám sức khỏe; các điều kiện cần thiết về lứa
tuổi, bằng cấp, ngành nghề đào tạo, các văn bằng chứng chỉ liên quan.
Nguyễn Đại Trí - GaMBAX0210 – Quản trị nguồn nhân lực

2



2.2. Tiếp nhận hồ sơ
Có giấy giao nhận hồ sơ giữa các bên theo quy định.
3. Thành lập Hội đồng tuyển dụng
Hội đồng tuyển dụng phải do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành
lập. Hội đồng tuyển dụng được thành lập có nhiệm vụ:
- Lập danh sách thí sinh thi tuyển;
- Tổ chức việc xây dựng nội dung tài liệu, đề thi;
- Triển khai việc thi cử;
- Tổ chức việc coi thi;
- Tổ chức thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm;
- Tổ chức công tác chấm thi viết;
- Thông báo kết quả: Sau 25 ngày phải thông báo kết quả chấm thi cho cơ
quan có thẩm quyền thành lập hội đồng. Sau 30 ngày phải thông báo kết quả
chấm thi cho thí sinh dự thi biết;
- Gửi thông báo trúng tuyển đến thí sinh dự thi (theo mẫu quy định).
4. Nhận việc và tập sự
4.1. Nhận việc
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày trúng tuyển thí sinh phải đến nhận
việc tại đơn vị, trừ những trường hợp đặc biệt phải có xác nhận cụ thể.
4.2. Tập sư
Quá trình này nhằm giúp cho cán bộ công chức:
- Làm quen với công việc;
- Học tập nghĩa vụ của Pháp lệnh công chức (Điều 6);
- Quy chế, nội quy của ngạch tuyển dụng;
- Thời gian tập sự:
+ 12 tháng đối với công chức loại A (có trình độ giáo dục Đại học trở lên)
+ 06 tháng đối với công chức loại B (có trình độ giáo dục nghề nghiệp)
Nguyễn Đại Trí - GaMBAX0210 – Quản trị nguồn nhân lực


3


+ 03 tháng đối với công chức loại C (có trình độ giáo dục nghề nghiệp)
5. Bổ nhiệm vào ngạch
- Trách nhiệm người tập sự: Người tập sự phải có phẩm chất đạo đức;
năng lực, trình độ, kết quả làm việc; kỷ luật lao động.
- Trách nhiệm người hướng dẫn (người quản lý trực tiếp): phải có trách
nhiệm đánh giá người thực tập và chịu trách nhiệm về sự đánh giá đó.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý, sử dụng công chức: dựa trên sự đánh
giá của người hướng dẫn, sẽ xem xét đánh giá người tập sự và gửi đánh giá lên
cơ quan cấp trên.
- Nếu không đạt yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ hủy bỏ quyết định
tuyển dụng.
II. HẠN CHẾ
Công tác tuyển dụng của KBNN trong những năm qua về cơ bản đã đáp
ứng được nhu cầu tuyển chọn cán bộ để đảm bảo thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của hệ thống KBNN. Tuy nhiên, trong “cái khó” chung của các cơ
quan quản lý nhà nước, quy trình tuyển dụng hiện nay có một số hạn chế sau:
- Việc tuyển dụng chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức thi viết với
các nội dung gần như được “đóng”, khá cứng nhắc theo các quy định chung,
không có nhiều cơ hội cho các ứng viên thể hiện các hiểu biết, kỹ năng của mình
- Không có bước “phỏng vấn”, vì vậy người tuyển dụng và người trực tiếp
sử dụng lao động không có cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với các ứng viên; các mặt
mạnh-mặt yếu của ứng viên dường như chỉ được nhìn thấy rất ít qua các bài thi
viết; trong khi đó những kỹ năng cần thiết cho công việc, mà trước hết là khả
năng giao tiếp, xử lý tình huống, kinh nghiệm lâu năm không thể đánh giá được
- Mặc dù các yêu cầu về bằng cấp, chuyên môn đối với ứng viên khá đầy
đủ nhưng đều chung chung và với thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện

nay thì việc tuyển dụng thông qua hình thức thi viết dường như đánh đồng tất cả
Nguyễn Đại Trí - GaMBAX0210 – Quản trị nguồn nhân lực

4


các ứng viên với nhau, dễ bỏ lọt các ứng viên có các kỹ năng, trình độ hơn hẳn
nhưng lại tuyển nhầm các ứng viên rất bình thường
- Việc tuyển dụng chỉ đạt mục tiêu bổ sung được nhân viên (chuyên viên)
mới ở các vị trí khởi đầu sự nghiệp, ứng viên được tuyển dụng bắt buộc phải đi
theo đúng ngạch, bậc công chức; các ứng viên không thể được tuyển dụng vào
các vị trí lãnh đạo và/hoặc được đề xuất một thu nhập đúng với năng lực, trình
độ của mình. Chính vì vậy đại đa số các ứng viên đều là những người rất bình
thường, sinh viên mới ra trường hoàn toàn chưa có kinh nghiệm thực tế, vì vậy
không tạo ra cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống KBNN.
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Với thực trạng công tác tuyển dụng hiện nay, đối với mỗi hạn chế nêu trên
cá nhân tôi suy nghĩ cần phải nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền chấp thuận
các giải pháp như sau:
- Các bài thi trong quá trình tuyển dụng cần được thiết kế mở, tránh gò bó
trong các nội dung rất rập khuôn, kinh điển. Ngoài các nội dung chuyên môn
phải có các bài thi để có thể kiểm chứng được các kỹ năng mềm của ứng viên
- Nhất thiết phải có bước “phỏng vấn trực tiếp” đối với ứng viên. Có thể là
bước đầu tiên, coi như vòng sơ loại, hoặc cũng có thể là bước cuối cùng để
quyết định tiếp nhận ai, không tiếp nhận ai trong số các ứng viên đã qua bài thi;
tham gia phỏng vấn nhất thiết cần phải có người trực tiếp sử dụng lao động
- Cần xây dựng các tiêu thức cụ thể, chi tiết đối với ứng viên để có thể
tránh được việc đánh đồng tất cả các ứng viên với nhau.
- Căn cứ vào kinh nghiệm, thâm niên công tác tại các cơ quan, tổ chức có
tính chất nghề nghiệp tương tự để hình thành các vị trí tuyển dụng cụ thể được

trả lương tương xứng với năng lực, trình độ chuyên môn chứ không phải “xếp
hàng” từ đầu theo thang bảng lương cứng nhắc

Nguyễn Đại Trí - GaMBAX0210 – Quản trị nguồn nhân lực

5


KẾT LUẬN
Quy trình tuyển dụng của KBNN nói riêng và các cơ quan quản lý nhà
nước nói chung hiện nay rất khó có thể có được sự linh hoạt, chủ động như của
các doanh nghiệp. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng có lẽ nguyên nhân chính là
chế độ quản lý, đánh giá, đãi ngộ đối với công chức hiện nay quá bất cập, chậm
được thay đổi nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Chính vì
vậy có thể nói chất lượng công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước không
cao, từ đó dẫn đến bộ máy cồng kềnh mà năng lực lại hạn chế.
Trước thực trạng như vậy, ngày 17/9/2001 của Thủ Tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình cải cách
hành chính giai đoạn 2001 – 2010”. Một trong bốn nội dung của Chương trình
này là đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Chương trình
này đã và đang được triển khai thực hiện và bước đầu đã thu được những kết
quả nhất định.

Tài liệu tham tham khảo:
1. Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực – Tài liệu lưu hành nội bộ của Chương
trình Đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế – Đại học Griggs, Mỹ
2. Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ “Về việc
tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà
nước” và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ – Website Bộ Nội vụ,
www.moha.gov.vn

3. Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ Tướng Chính phủ
phê duyệt “Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010”

Nguyễn Đại Trí - GaMBAX0210 – Quản trị nguồn nhân lực

6



×