Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ĐTM mỏ đá Đồng Doi Dự án Đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 109 trang )

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 27-7

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
“Dự án Đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”

TUYÊN QUANG - 2017


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16


17
18
19
20
21
22

TỪ VIẾT TẮT
Ủy ban nhân dân
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
Quy chuẩn cho phép
Không khí
Nước thải
Giải phóng mặt bằng
Tổ chức y tế thế giới
Ngân hàng thế giới
Xây dựng
Phòng cháy chữa cháy
Bảo vệ môi trường
Đánh giá tác động môi trường
Bê tông cốt thép
Kế hoạch
Xử lý nước thải
Giao thông vận tải
Kinh tế xã hội
An toàn lao động
Bảo hộ lao động
Chất thải rắn


Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

KÝ HIỆU
UBND
QCVN
TCVN
TCCP
QCCP
KK
NT
GPMB
WHO
WB
XD
PCCC
BVMT
ĐTM
BTCT
KH
XLNT
GTVT
KT-XH
ATLĐ
BHLĐ
CTR

1



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 0
1. Xuất xứ của dự án ............................................................................................. 5
1.1. Tóm tắt về xuất xứ của dự án ......................................................................... 5
1.2. Cơ quan, tổ chức thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư ................................... 6
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền quyết định và phê duyệt ............................................ 6
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM..................................... 6
2.1. Các văn bản pháp luật .................................................................................... 6
2.2. Văn bản pháp lý.............................................................................................. 8
2.3. Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn áp dụng ............................................................. 8
3. Tổ chức thực hiện và đánh giá tác động môi trường ........................................ 9
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi
trường .................................................................................................................. 11
Chương 1 ............................................................................................................. 13
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN................................................................................ 13
1.1. Tên dự án ...................................................................................................... 13
1.2. Chủ dự án ..................................................................................................... 13
1.3. Vị trí địa lý của dự án ................................................................................... 13
1.3.1. Vị trí khu vực khai thác ............................................................................. 13
1.3.2. Các đối tượng tự nhiên .............................................................................. 14
1.3.3. Các đối tượng kinh tế - xã hội ................................................................... 14
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án ......................................................................... 16
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án .......................................................................... 16
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án ..................... 16
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án ............................................................................................ 21

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành................................................................... 21
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị ..................................................................... 31
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án ............ 32
1.4.8. Vốn đầu tư ................................................................................................. 34
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án .......................................................... 34
CHƯƠNG 2......................................................................................................... 37
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ................................................... 37
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................... 37
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên ..................................................................... 37
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất ...................................................................... 37
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng .................................................................. 38
2.1.3. Điều kiện thủy văn ...................................................................................... 40
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí . 40
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật .................................................................. 46
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 46
2.2.1. Điều kiện về kinh tế .................................................................................. 46
2.2.2. Điều kiện về xã hội.................................................................................... 47
Chương 3 ............................................................................................................. 49
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ................ 49
3.1. Đánh giá, dự báo các tác động ..................................................................... 49
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án ................ 49
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án . 49

3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của dự
án ......................................................................................................................... 50
3.1.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn đóng cửa mỏ ...................................... 69
3.1.5. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án................ 70
3.1.6. Đánh giá tác động của kho mìn tới môi trường xung quanh .................... 72
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, lựa chọn 73
Chương 4 ............................................................................................................. 76
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN........................... 76
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án ................. 76
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong
giai đoạn chuẩn bị ............................................................................................... 76
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong
giai đoạn thi công xây dựng ................................................................................ 76
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong
giai đoạn vận hành............................................................................................... 76
4.1.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn đóng cửa mỏ.................. 91
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai
đoạn vận hành...................................................................................................... 91
4.2.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ ............................................................... 91
4.2.2. Biện pháp phòng chống sự cố thiên tai ..................................................... 92
4.2.3. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động ........................................................ 94
4.2.4. Đảm bảo an toàn nổ mìn trong khai thác .................................................. 94
4.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường .................................................................................................................. 95
Chương 5 ............................................................................................................. 96
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ..................... 96
5.1. Chương trình quản lý môi trường ................................................................ 96
5.2. Chương trin
̀ h giám sát môi trường ............................................................... 98

Chương 6 ........................................................................................................... 101
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ............................................................................ 101
6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng..................... 101
6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân xã Tú Thịnh .......... 101
6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn công đồng dân cư xã Tú Thịnh
........................................................................................................................... 101
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng ...................................................................... 101
6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân xã Tú Thịnh .............................................. 101
6.2.2. Ý kiến của đại diện thôn Hưng Thịnh ..................................................... 102
6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của Công ty TNHH 27-7 ............................ 102
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT....................................................... 104
1. Kết luận ......................................................................................................... 104
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 104
3. Cam kết.......................................................................................................... 105

Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

4


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang


MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ của dự án
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay,
nhu cầu về vật liệu xây dựng đang là vấn đề cần thiết. Tuyên Quang là một tỉnh
có quá trình đô thị hoá đang phát triển khá mạnh mẽ, cùng với sự phát triển xây
dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các dự án lớn về công nghiệp như các cụm công
nghiệp, các khu dịch vụ đô thị thương mại đang tiếp tục được triển khai xây
dựng, do đó nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng là rất lớn. Do đó việc khai thác
và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng là rất cần thiết và có ý nghĩa, không chỉ
đáp ứng được nhu cầu trong xây dựng phát triển mà còn đem lại lợi ích kinh tế
cho vùng cũng như cho đất nước.
Tháng 12/2005, mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp cho Công trường 06 huyện
Sơn Dương khai thác theo các Giấy phép khai thác số 42/GP-UBND ngày
26/12/2005 và Giấy phép khai thác số 04/GP-UBND ngày 06/02/2012, diện tích
3ha, thời gian khai thác 3 năm. Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên
Quang cấp phép khai thác, Công trường 06 huyện Sơn Dương đã liên doanh với
Công ty TNHH 27 - 7 tiến hành khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng.
Đến nay qua thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu thị trường, Công ty TNHH 27-7 nhận thấy việc tiếp tục lập Dự án
đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang là rất cần thiết và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Công ty
nhận thấy đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển và mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh của đơn vị. Hoạt động của dự án sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu
hút thêm nhiều lao động tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội và
tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước. Dự án này phù hợp với định hướng
phát triển chung của tỉnh và quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu
của tỉnh Tuyên Quang.

Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành văn bản số
417/UBND-TNMT ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc dự án
hoạt động khoáng sản tại xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
đồng ý chủ trương để Công ty TNHH 27-7 lập dự án thăm dò, đánh giá trữ
lượng mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Ngày 19/8/2016, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 269/QĐ-UBND về
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

5


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

việc Phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá vôi
Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Theo kết quả
thăm dò, đá vôi tại đây có chất lượng đảm bảo cho thi công công trình giao
thông và xây dựng, về trữ lượng đảm bảo cho Công ty đầu tư khai thác lâu dài.
Song song với những lợi ích kinh tế từ hoạt động khai thác đá vôi mang lại
thì trong quá trình khai thác của dự án vẫn không tránh khỏi các tác động xấu
đến các yếu tố môi trường tự nhiên và sức khoẻ người dân trong khu mỏ và khu
vực xung quanh. Để bảo vệ môi trường khu vực Dự án, Công ty TNHH 27-7 đã
phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án “Đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi,
xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” nhằm mục đích sản xuất
gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.2. Cơ quan, tổ chức thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định và phê duyệt

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV về phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015.
Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020.
Các Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh về việc phê duyệt khu vực cấm, tạm cấm và hạn chế hoạt động khoáng
sản trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 24/2008/QĐ-UBND
ngày 22/12/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thăm
dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010,
có xét đến năm 2020; Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vật
liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 12/2011/QĐUBND ngày 06/8/2011 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 13/2009/QĐUBND ngày 15/9/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

6


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2015;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực ngày 01
tháng 7 năm 2009;
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực ngày
01 tháng 7 năm 2009;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam số 50/2014/QH13 thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 Quy định về đấu giá quyền
khai thác khoáng sản;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

7



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

2.2. Văn bản pháp lý
- Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025.
- Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của UBND tỉnh
Tuyên Quang về Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến 2020;
- Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 6/8/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tuyên Quang sửa đổi bổ sung Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày
15/9/2009 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm
2020 của tỉnh Tuyên Quang;
- Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 21/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không
đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
về việc Phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá
vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
- Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 6/10/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
về việc chấp thuận chủ trương Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã
Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
2.3. Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn áp dụng
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

- QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.
- QCVN 08 – MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
sinh hoạt;

Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- QCVN 04:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong
khai thác mỏ lộ thiên;
- QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo
quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu
chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
2.4. Các nguồn tài liệu, dữ liệu của dự án
- Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang;
- Thuyết minh dự án đầu tư khai thác mỏ lộ thiên mỏ đá vôi Đồng Doi, xã
Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;
- Thiết kế cơ sở dự án đầu tư khai thác mỏ lộ thiên mỏ đá vôi Đồng Doi, xã
Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
3. Tổ chức thực hiện và đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang do chủ dự án Công ty TNHH 27-7 phối

hợp với đơn vị tư vấn Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang thực hiện.
*Chủ dự án:
- Tên chủ đầu tư : Công ty trách nhiệm hữu hạn 27-7
- Địa chỉ liên lạc: thôn Hưng Thịnh, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang.
- Điện thoại: 0723 835 839

Fax: 0273 835 678

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5000212620, đăng ký lần đầu
ngày 30/5/2001, Đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 01/04/2013.
* Cơ quan tư vấn:
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường.
- Đại diện: Ông Trần Thanh Bình

- Chức vụ: Giám đốc.

- Địa chỉ liên hệ: Số 429, đường Trường Chinh, phường Ỷ La, thành phố
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
- Điện thoại: 0273.980.368;
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

- Fax: 0273.980.369.
9


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang


Trình tự thực hiện báo cáo:
- Nghiên cứu Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;
- Nghiên cứu báo cáo Thuyết minh dự án đầu tư khai thác mỏ lộ thiên mỏ
đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;
- Nghiên cứu báo cáo Thiết kế cơ sở dự án đầu tư khai thác mỏ lộ thiên
mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Lập đoàn nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, thu thập số liệu về
điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án.
- Tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực khai thác và
chế biến khoáng sản của dự án, hiện trạng môi trường các khu vực lân cận, có
khả năng chịu tác động ảnh hưởng đến môi trường của dự án.
- Tiến hành điều tra hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học, khả năng
các tác động của dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực thực hiện
dự án.
- Lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường trong và ngoài khu
vực dự án theo đúng TCVN, QCVN.
- Đánh giá dự báo các tác động môi trường do dự án và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư.
- Đề xuất chương trình quan trắc, giám sát môi trường cho dự án.
- Xây dựng báo cáo tổng hợp.
- Trình bày báo cáo đánh giá tác động môi trường và bảo vệ trước hội
đồng thẩm định.
- Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện báo cáo theo kết luận của hội đồng
thẩm định để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

10



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chức vụ

Kỹ sư
Khoa học Môi trường

Trưởng phòng Tư
vấn DV công về MT

1

Hà Thế Bình

2

Nguyễn Tất Bách

Kỹ sư Môi trường

Cán bộ Trung tâm


3

La Cao Cường

Kỹ sư Môi trường

Cán bộ Trung tâm

4

Nguyễn H.B. Dũng

Ks. Kỹ thuật địa chất

Cán bộ Trung tâm

5

Hoàng Quyết
Định

Kỹ sư Môi trường

Cán bộ Trung tâm

Ký tên

4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác
động môi trường

Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển
khai dự án đó, báo cáo ĐTM được thực hiện theo những phương pháp sau:
a. Các phương pháp ĐTM
* Phương pháp liệt kê
Đây là phương pháp tổng hợp các số liệu thu thập được, kết quả phân tích
hiện trạng môi trường từ đó đánh giá, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường, từ đó đưa ra những kết luận về hiện trạng môi trường khu
vực dự án, đồng thời là số liệu môi trường nền làm cơ sở cho việc đánh giá, so
sánh với môi trường khi triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào hoạt động.
* Phương pháp kế thừa
Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra hiện trạng môi trường hàng năm
của tỉnh, các báo cáo khoa học về hiện trạng môi trường tỉnh Tuyên Quang đã
được nghiên cứu và công nhận của các Sở ban ngành. Thu thập số liệu các yếu
tố và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tác động tới môi trường của tỉnh,
huyện, xã.
* Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Phương pháp này dựa trên hệ số ô nhiễm để ước tính thải lượng các chất ô
nhiễm từ hoạt động của dự án. Phương pháp này được thể hiện rõ tại phần tính toán
ô nhiễm từ các hoạt động trong giao thông và tính toán thải lượng nước thải sinh
hoạt trong báo cáo, đây là cơ sở quan trọng để đánh giá nhanh, cung cấp một cách
nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp đến sức khỏe.

* Phương pháp dự báo
Trên cơ sở các số liệu thu thập được và dựa vào các tài liệu có thể dự báo thải
lượng ô nhiễm do quá trình triển khai dự án gây ra trong quá trình xây dựng cơ sở
hạ tầng và trong quá trình dự án đi vào hoạt động. Từ đó các chuyên gia tư vấn có
những kế hoạch, biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp các số liệu thu thập được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về môi trường, rút ra những kết luận về ảnh hưởng của hoạt động
đầu tư xây dựng công trình và hoạt động sản xuất đến môi trường, đồng thời đề
xuất các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
* Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được thực hiện bằng các phương pháp phỏng vấn và xin
ý kiến trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường.
b. Các phương pháp khác
* Điều tra, lấy mẫu và phân tích môi trường
Phương pháp này nhằm điều tra, khảo sát thực địa, thu thập các số liệu về
hiện trạng môi trường địa bàn có dự án. Công tác này bao gồm việc điều tra, thu
thập số liệu về hiện trạng, điều kiện kinh tế - xã hội khu vực triển khai thực hiện
dự án, lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường nước, không khí, tiếng
ồn, tham vấn ý kiến cộng đồng,…. Việc lấy mẫu, phân tích môi trường không
khí, đất, nước được thực hiện theo các quy định của Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về môi trường hiện hành.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang


Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang.
1.2. Chủ dự án
- Tên chủ đầu tư: Công ty trách nhiệm hữu hạn 27-7.
- Địa chỉ liên lạc: thôn Hưng Thịnh, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang.
- Điện thoại: 0723 835 839

Fax: 0273 835 678.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5000212620, đăng ký lần đầu
ngày 30/5/2001, Đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 01/04/2013.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí khu vực khai thác
- Mỏ đá vôi Đồng Doi, thuộc địa phận thôn Hưng Thịnh, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cách trung tâm thị trấn Sơn Dương
khoảng 4,5 km về phía Đông Nam.
Nhu cầu sử dụng đất cho thực hiện dự án khoảng 6,37 ha bao gồm:
+ Diện tích cấp mỏ: 3,0 ha.
+ Diện tích khu vực phụ trợ: 3,37 ha.
- Khu vực mỏ có diện tích 3,0 ha, được khống chế bởi các điểm khép góc
1, 2, 3, 4 xác định trên bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến trục
106000', múi chiếu 30 và theo bảng 1.1 cụ thể như sau:
Bảng 1: Tọa độ các điểm góc
Hệ toạ độ VN – 2000 (Kinh tuyến trục 106000’, múi chiếu 30)
Tên điểm


X(m)

Y(m)

1

24

01.985

4

33.465

2

24

01.976

4

33.720

3

24

01.852


4

33.705

4

24

01.895

4

33.415

Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

Diện tích

13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Khu mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác cho công trường 06
huyện Sơn Dương khai thác từ năm 2005. Hiện tại khu vực dự án không có nhà
dân sinh sống. Các công trình phụ trợ và các máy móc, thiết bị khai thác vẫn
được công ty thường xuyên tu sửa, bảo dưỡng để phục vụ hoạt động sản xuất
sau này.

1.3.2. Các đối tượng tự nhiên
Xung quanh khu vực dự án không có các di tích lịch sử văn hóa, vườn quốc
gia, rừng phòng hộ và các cơ sở an ninh quốc phòng.
Khu vực mỏ có địa hình đồi núi thấp, độ cao từ 58,5m đến 196,9m. Phần
diện tích mỏ là đá vôi, địa hình phân cắt mạnh, lộ đá gốc nhiều.
Các sườn núi trong khu vực mỏ thường dốc, thực vật ở đây chủ yếu là dây
leo và cây thân gỗ nhỏ. Động vật khan hiếm. Xung quanh khu vực dự án có đất
canh tác của người dân bao gồm lúa, ngô, hoa màu, ao nhỏ...
Vị trí khu vực dự án nằm gần QL 37 đã được trải nhựa nên rất thuận tiện
cho công tác vận chuyển vật liệu, sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Đoạn đường đấu
nối từ khu vực dự án đến QL 37 khoảng 0,5 km đã được rải cấp phối.
Phía Bắc gần khu vực dự án có một đoạn đường liên thôn chạy qua, tuy
mật độ lưu thông không lớn nhưng quá trình khai thác ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến
hoạt động giao thông của người dân.
Nhìn chung khu vực dự án có điều kiện đi lại dễ dàng, thuận lợi cho công
tác khai thác khoáng sản. Đường vận tải vào mỏ cũng đã được mở rộng, rải cấp
phối, xe trọng tải 30 tấn có thể đi lại.
Trong diện tích mỏ không có sông, suối chảy qua.
1.3.3. Các đối tượng kinh tế - xã hội
Dân cư trong vùng khá thưa thớt, chủ yếu là người Kinh, Tày, Dao, Cao
Lan sống tập trung ở ven đường liên xã và các thung lũng.
Nền kinh tế khu vực phát triển dưới các hình thức như: khai thác chế biến
khoáng sản, trồng lúa, ngô, hoa màu, dịch vụ thương mại, buôn bán tạp hóa, vận
tải, sản xuất nông nghiệp... phục vụ đời sống và cung cấp cho các vùng lân cận.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

14


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,

huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Nhìn chung, thương mại dịch vụ của khu vực xã Tú Thịnh phát triển khá đồng
đều, môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần không nhỏ phục vụ nhu cầu sản
xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
Các đối tượng xung quanh nằm ngoài khu vực dự án nhưng có khả năng
chịu ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm một số hộ dân cư
và cơ sở sản xuất, kinh doanh.
1. Hộ ông Trần Văn Tôn (phía Bắc khu vực dự án, cách dự án khoảng 90m):
thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, diện tích đất ở 400m2 và đất liền
vườn trồng hoa màu, thành viên gia đình gồm 03 người.
2. Hộ ông Nguyễn Mạnh Hùng (phía Bắc khu vực dự án, cách dự án khoảng
80m): thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, diện tích đất ở 400m2 và đất
liền vườn, đất trồng mía, thành viên gia đình gồm 06 người.
3. Hộ ông Trần Văn Nghiêm (phía Bắc khu vực dự án, cách dự án khoảng
110m): thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, diện tích đất ở 400m2 và đất
liền vườn trồng hoa màu, thành viên gia đình gồm 02 người.
4. Hộ ông Trần Đình Trịnh (phía Tây Bắc khu vực dự án, cách dự án khoảng
130m): thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, diện tích đất ở 400m2 và đất
liền vườn, thành viên gia đình có 01 người.
5. Hộ ông Trần Văn Chiến (phía Tây Bắc khu vực dự án, cách dự án khoảng
176m): thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, diện tích đất ở 400m2 và đất
liền vườn, hoa màu, thành viên gia đình gồm 05 người.
6. Hộ ông Nguyễn Cao Văn (phía Tây Bắc khu vực dự án, cách dự án khoảng
198m): thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, diện tích đất ở 400m2 và đất
liền vườn trồng hoa màu, thành viên gia đình gồm 02 người.
7. HTX Nông Lâm Nghiệp Tú Thịnh (phía Bắc khu vực dự án, cách dự án
khoảng 100m): quy mô sản xuất 2000 tấn vôi/năm, diện tích khu vực 3.828 m2, số
công nhân làm việc trực tiếp 30 người.
Đánh giá chung:

Nhìn chung khu vực khai thác mỏ có điều kiện địa lý, kinh tế, nhân văn thuận
lợi cho công tác khai thác đá vôi. Tuy nhiên qua trình hoạt động của dự án sẽ phần
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

15


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

nào tác động đến môi trường kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng trong khu vực như ảnh
hưởng đến người dân, đường giao thông... đặc biệt là các hộ dân nằm gần khu vực
dự án trong phạm vi ảnh hưởng tác động của hoạt động khai thác đá cần phải di rời.
Chủ dự án cần phối hợp với chính quyền địa phương để có các giải pháp cụ thể,
hợp lý, có phương án đền bù và di dân khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn,
nhằm phòng tránh, giảm thiểu tác động của dự án đến môi trường và xã hội.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
được đầu tư khai thác với mục tiêu:
- Khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng và gạch không nung nhằm cung
cấp cho nhu cầu xây dựng và giao thông của địa phương và các vùng lân cận.
- Xây dựng cơ sở kinh tế lớn, góp phần phát triển kinh tế công nghiệp, tạo
công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và đóng
góp nguồn thu cho ngân sách của tỉnh và Nhà nước.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
1.4.2.1. Hiện trạng mỏ
a. Đối với khu vực khai thác
- Tháng 12/2005, mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp cho Công trường 06

huyện Sơn Dương khai thác theo các Giấy phép khai thác số 42/GP-UBND ngày
26/12/2005 và Giấy phép khai thác số 04/GP-UBND ngày 06/02/2012, diện tích
3ha, thời gian khai thác 3 năm. Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên
Quang cấp phép khai thác, Công trường 06 huyện Sơn Dương đã liên doanh với
Công ty TNHH 27 - 7 tiến hành khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng.
- Trong thời gian từ tháng 12/2005 đến tháng 2/2015, tại mỏ đá vôi Đồng
Doi đã tiến hành khai thác được tổng cộng là 54.369 m3 đá vôi. Kết quả khai
thác trước đây cho thấy đá vôi nguyên dạng chưa bị phong hóa có màu trắng,
xám trắng, xám xanh, đáp ứng được các yêu cầu sản xuất vật liệu xây dựng
thông thường.
- Hiện trạng khai thác: tại mỏ đá vôi Đồng Doi đã tiến hành mở 01 moong
khai thác với chiều dài là 650m tại phía Tây Bắc của khu vực khai trường, cắt
chân tuyến và tạo mặt bằng tiếp nhận đá dưới chân núi.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

16


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Phương pháp vận chuyển từ sườn tầng xuống chân núi bằng phương pháp
nổ mìn làm đá tự lăn, trượt xuống chân tuyến, vận chuyển đi chế biến và tiêu thụ
bằng ô tô.
- Đường vận tải vào mỏ cũng đã được mở rộng, rải cấp phối xe trọng tải 30
tấn có thể đi lại.
b. Đối với khu vực chế biến và các công trình phụ trợ
- Công ty đã đầu tư xây dựng được trạm biến áp, nguồn điện lấy từ nguồn
điện Chi nhánh điện Sơn Dương – Công ty điện lực Tuyên Quang, việc cung cấp
điện nước đảm bảo, công trình nhà điều hành, nhà ở công nhân đã được xây

dựng, mỏ đã xây dựng được trạm nghiền sàng công suất 75tấn/h.
- Công ty đã đầu tư xây dựng nhà nghỉ công nhân kiêm nhà điều hành sản
xuất, khu vực bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ khai thác. Khu vực
này chỉ có nhà vệ sinh tạm, thời gian tới công ty sẽ tiến hành xây mới.
(Nội dung chi tiết về hiện trạng các hạng mục công trình đã có và các công
trình tiến hành xây mới của dự án được trình bày ở mục sau).
1.4.2.2. Các hạng mục công trình chính
Bảng 2: Các hạng mục xây dựng chính của dự án
Xây dựng

TT

Đơn vị

Khối
lượng

Ghi chú

1

Nhà văn phòng

m2

50

Xây mới

2


Nhà nghỉ công nhân

m2

100

Đã có từ trước

3

Xưởng sửa chữa

m2

50

Đã có từ trước

4

Kho mìn

m2

15

Xây mới

5


Nhà sản xuất gạch không nung

m2

60

Xây mới

6

Đường lên mỏ

m

250

Làm mới

7

Lu lèn khu chứa gạch không
nung

100m2

17

Làm mới


8

San gạt bãi chứa đá thành
phẩm

100m3

30

Đã có từ trước

Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

17


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

9

Đường nội bộ

m

300

Đã có từ trước

a. Mặt bằng diện tích khai thác mỏ

Diện tích khai thác mỏ là 30.000 m2 (3,0 ha) trong diện tích được cấp phép
khai thác.
b. Mặt bằng các công trình phụ trợ
Diện tích cho các công trình phụ trợ là 33.700m2 (3,37 ha) bao gồm:
- Khu vực trạm cân.
- Khu vực xưởng sửa chữa.
- Khu chế biến đá, kho mìn và nhà văn phòng.
- Khu vực sản xuất gạch không nung.
Tổng diện tích sử dụng đất là: 63.700m2 (6,37 ha).
* Mặt bằng khu trạm cân (đã có từ trước)
Khu trạm cân đã được xây dựng cạnh đường vào mỏ có diện tích 1.760m2
Các hạng mục xây dựng trên đó bao gồm:
- Trạm cân có tải trọng lớn nhất 80 tấn.
- Nhà nghỉ công nhân có diện tích 20m2, nhà cấp 4 lợp tôn chống nóng.
- Trạm biến áp 560 kVA.
- Hố thu nước có diện tích khoảng 340m2
* Mặt bằng khu xưởng sửa chữa (đã có từ trước)
Khu xưởng sửa chữa đã được xây dựng cạnh đường vào mỏ có diện tích
760m2.
Các hạng mục đã được xây dựng trên đó bao gồm:
- Kho chứa vật tư, phụ từng sửa chữa có diện tích 50m2, nhà cấp 4 lợp
Fibrô ximăng.
- Sân để máy móc thiết bị được lu lèn chặt.
* Mặt bằng khu chế biến
Khu chế biến đá được xây dựng cạnh đường vào mỏ có diện tích 29.400m2.
Các hạng mục đã được xây dựng trên đó bao gồm:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

18



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Trạm nghiền sàng công xuất 75 tấn/giờ.
- Bãi chứa sản phẩm.
- Đường nội bộ.
Các hạng mục cần xây dựng mới trên đó bao gồm:
- Nhà văn phòng có diện tích 50m2, nhà cấp 4 lợp tôn chống nóng.
- Kho mìn được xây nổi kiên cố có diện tích 15m2.
- Kho chứa chất thải nguy hại.
* Mặt bằng khu sản xuất gạch không nung
Khu sản xuất gạch không nung được xây dựng cạnh đường gần mỏ có diện
tích 1.780m2.
Các hạng mục cần xây dựng mới trên đó bao gồm:
- Nhà sản xuất gạch không nung có diện tích 60m2, cột làm bằng bê tông
cốt thép, vì kèo bằng thép lợp tôn, nền đổ bê tông dày 10cm.
- Sân xung quanh được lu lèn chặt để phơi gạch, chứa nguyên liệu…
* Xây dựng tuyến đường công vụ lên mỏ
Đảm bảo đưa các búa khoan, VLNCN và các thiết bị khác phục vụ khai
thác đá cần thiết phải xây dựng tuyến đường công vụ. Các thông số của tuyến
đường như sau:
- Chiều dài:

250m.

- Chiều rộng:

2m.


- Độ dốc dọc :

15%.

- Mặt đường san gạt bằng phẳng.
* Nguồn cung cấp điện (đã có từ trước)
Nguồn cung cấp điện: Được lấy từ đường điện 35KV từ trạm trung gian về
trạm biến áp của mỏ được lắp đặt cung cấp cho toàn bộ khu vực mỏ. Nguồn điện đã
được Công ty đầu tư xây dựng phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
An toàn điện
Chống sét đánh thẳng và bảo vệ quá điện áp khí quyển được thực hiện với
ĐDK-35 kV bằng dây thép EC-35 trên toàn tuyến. Khu trạm nghiền và kho thuốc
nổ sử dụng cột thu sét với kim thu sét và hệ thống nối đất. Đối với ĐDK-6 kV, phía
6 kV và 0,4 kV của các TBA 6/0,4 kV có chống sét van 6 kV và 0,4 kV.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

19


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Nối đất an toàn: Tại TBA 35/6 kV, các TBA 6/0,4 kV có hệ thống nối đất
tập trung với Rnối đất  4 . Lưới điện hạ thế trên mặt bằng thực hiện nối đất lặp
lại dây trung tính.
* Phương tiện thông tin liên lạc
Khu khai trường mỏ cách xa khu văn phòng Công ty, vì vậy cần trang bị hệ
thống thông tin liên lạc từ mặt bằng sân công nghiệp (Nhà văn phòng, sửa chữa thiết
bị) đến trạm nghiền sàng, phân xưởng khai thác, các khu vực sản xuất khác và với
văn phòng Công ty, các cơ quan hữu quan bên ngoài.

* Nguồn cung cấp nước (đã có)
Đối với khu vực khai thác mỏ đặc thù của dây chuyền khai thác là dây
chuyền không sử dụng nước nên nước dùng chỉ để sinh hoạt cho cán bộ công
nhân viên khi làm việc.
Một phần nước được cung cấp cho cho hệ thống phun nước chống bụi cho
khu vực nghiền sàng trong những ngày thời tiết nắng hanh, khô ráo với tổng lưu
lượng nước sử dụng 5m3/ ngày.
Nước sinh hoạt dùng cho khu vực văn phòng có nhu cầu rất ít, vì nó chỉ
dùng để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày trong giờ làm việc.
- Nhu cầu cung cấp nước của mỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của
CBNV trong mỏ.
Q = qo M ( m3/ngày đêm)
qo - định mức lượng nước sử dụng của một người/ngày đêm. qo= 0,1 m3
M - tổng số CBCNV trong mỏ. M = 34 người.
Q = 0,1 . 34 = 3,4 m3/ngày đêm.
Tổng lượng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt tại mỏ là: 9 m3/ ngày.
- Nước phục vụ sinh hoạt và sử dụng cho hoạt động phun sương dập bụi,
tưới đường được lấy từ nguồn nước giếng khoan tại chỗ.
* Cung cấp khí nén
Cung cấp khí nén cho máy khoan YT – 18 từ các máy nén khí di động chạy
bằng động cơ điện.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

20


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Loại máy nén khí lựa chọn PDS có công suất 7,5 m3/phút.

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng
mục công trình của dự án
Do đây là mỏ đã được đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho việc
khai thác và chế biến đá từ giai đoạn trước, vì thế trong giai đoạn này Công ty
tiến hành xây dựng thêm một số hạng mục công trình phục vụ khai thác và chế
biến như sau:
a. Nhà điều hành
Công ty xây dựng mới nhà điều hành với diện tích khoảng 50m2 nằm tại vị
trí phía Tây nằm trong diện tích sử dụng đất các công trình phụ trợ.
Nhà được xây dựng theo tiêu chuẩn nhà cấp IV, lợp mái tôn.
b. Kho vật liệu nổ
Xây dựng kho chứa vật liệu nổ công nghiệp có diện tích 15m2. Kho được
bố trí xa khu dân cư ở nơi tuyệt đối an toàn nằm phía Tây của mỏ.
Kho được xây dựng cửa hai lớp, có tường chắn, hàng rào bảo vệ… theo
đúng quy phạm an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
c. Nhà sản xuất gạch không nung
Xây dựng nhà sản xuất gạch không nung có diện tích 60m2.
Mặt bằng sân xung quanh được lu lèn chặt.
d. Hệ thống giao thông
Đường giao thông vào mỏ chủ yếu sử dụng đường hiện có, chỉ cần đầu tư
cải tạo, sửa chữa thường xuyên.
Đường công vụ phục vụ khai thác mỏ được làm mới kích thước đường có
chiều dài khoảng 250m, chiều rộng 2,0m.
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
1.4.4.1. Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường
a. Biên giới mỏ
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

21



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, điều kiện địa chất của mỏ đá vôi Đồng Doi,
xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Biên giới mỏ được xác định
theo điều kiện tự nhiên là phù hợp.
* Biên giới phía trên: Biên giới phía trên được xác định trên mặt địa hình
bởi các điểm khép góc 1, 2, 3, 4; với diện tích 3,0 ha (theo tờ bản đồ khu vực
khai thác khoáng sản gửi kèm).
* Biên giới phía dưới: Căn cứ vào Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá vôi
Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang biên giới phía
dưới tại cốt dừng khai thác +70m.
b. Trữ lượng mỏ
* Trữ lượng địa chất
Theo Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc Phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo kết quả thăm dò mỏ
đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”, với tổng
trữ lượng cấp 121 + 122 là 1.649.124 m3, trong đó cấp 121 là 611.300 m3; cấp
122 là 1.037.842 m3.
* Trữ lượng khai thác
Trữ lượng huy động đưa vào khai thác được tính toán như sau:
Qkt = Q * K = 1.649.124 x 0,90 = 1.484.211 m3
Trong đó:
Qkt - Trữ lượng khai thác.
K - Hệ số thu hồi (tính bằng 90%)
(hệ số tổn thất và ổn định bờ moong là 10%)
1.4.4.2. Chế độ làm việc, công suất, tuổi thọ mỏ
a. Chế độ làm việc
Tổ chức chế độ làm việc theo ca, thời gian làm việc cụ thể như sau:

- Số giờ làm việc trong ca:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

08 giờ
22


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Số ca làm việc trong ngày:

01 ca

- Số ngày làm việc trong tháng (bình quân): 20 ngày (về mùa mưa lũ sẽ
hoạt động với số ngày trong tháng ít hơn 20 ngày).
- Số tháng làm việc trong năm:

12 tháng.

- Tổng số ngày làm việc trong năm:

240 ngày.

Đối với bộ phận văn phòng làm việc theo giờ hành chính: ngày 08 tiếng,
chủ nhật, các ngày lễ tết trong năm được nghỉ theo quy định của Bộ Luật Lao
động và theo điều kiện cụ thể của mỏ.
b. Công suất và tuổi thọ mỏ
* Công suất mỏ
Căn cứ vào khả năng đầu tư và nhu cầu thị trường về nguồn nguyên liệu,

điều kiện khai thác thuận lợi. Công ty đưa ra phương án công suất khai thác
50.000 m3/năm.
* Tuổi thọ mỏ
Thời gian tồn tại của mỏ bao gồm: Thời gian XDCB mỏ, Thời gian khai
thác với công suất thiết kế, được xác định theo công thức:
T= Txd + Tkhai thác Trong đó
- Thời gian xây dựng mỏ: Txd = 03 tháng.
- Thời gian khai thác với công suất thiết kế:
Tkhai thác = 1.484.211 m3 : 50.000 m3 /năm = 29,68 năm.
Vậy thời gian tồn tại của mỏ khoảng 30 năm.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

23


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Đồng Doi, xã Tú Thịnh,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

MỎ ĐÁ

Tạo lỗ khoan

Lập hộ chiếu

Nổ mìn

Bột đá làm
gạch không
nung


Vệ sinh mặt,
sườn tầng

Xúc bốc, vận
chuyển

Tạo lỗ khoan
tầng tiếp theo

Trạm đập
nghiền

Sàng 2

Nghiền côn

Đá
2x4

Đá hộc

Đá
1x2

Đá
0.5

Đá
4x6


Đá quá cỡ

Kẹp hàm

Đất thải

Sàng 1

Kẹp hàm nhỏ

Đá

Đá

Base

Sub
Base

Ghi chú:
: Hướng phát triển của quy trình công nghệ.
: Hướng phát triển của quy trình công nghệ sản xuất đá Sub Base.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 27-7

24


×