1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam có một vị trí tự nhiên thuận lợi, nằm trong vành đai nhiệt đới
gió mùa. Nên Việt Nam được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh
học của thế giới, có tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở khu vực Châu Á,
Theo các nhà phân loại thực vật, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên
thực vật phong phú nhất Đông Nam Á. Có khoảng 12000 loài thực vật bậc
cao. Trong đó khoảng 3948 loài được dùng làm thuốc (Viện dược liệu, 2007)
chiếm 37% số loài thực vật đã biết. Đó là chưa kể đến những cây thuốc gia
truyền của 54 dân tộc ở Việt Nam trong đó có tới 53 dân tộc thiểu số, cho đến
nay chúng ta chỉ mới biết được có một phần. Ngoài ra các nhà khoa học đã
thống kê được 1066 loài cây trồng trong đó có 179 loài cây sử dụng làm
thuốc. Đã từ bao đời nay, cuộc sống của người dân miền núi gắn bó với rừng,
họ sử dụng lâm sản để phục vụ cuộc sống của mình từ những món ăn, những
bài thuốc cổ truyền, những vị thuốc quý đều có sự hiện diện của cây rừng. Nó
không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa trong đời sống mà còn chứa đựng ở đó
những kiến thức bản địa của từng dân tộc, từng vùng miền. Do đó, lâm sản
ngoài gỗ (LSNG) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước và
địa phương, bảo tồn sự đa dạng sinh học xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức
khỏe cộng đồng. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích như vậy nhưng đến nay các
loài LSNG vẫn chưa được quan tâm khai thác, bảo tồn và phát triển một cách
bên vững. Mặt khác, các loài thực vật được thu hái trong tự nhiên ít loài được
gây trồng tại vườn nhà nên người dân đã khai thác một cách quá mức một số
loài không còn khả năng tái sinh. Vì vậy chúng ta cần phải có những phương
pháp bảo tồn và phát triển các thực vật làm thuốc có giá trị trong tự nhiên.
Cấp Tiến là một xã miền núi của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang,
ở đây có (hệ sinh thái điển hình trên núi đất và núi đá vôi) hệ thực vật rất
phong phú, đa dạng. Cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn sống
phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là các loài cây thuốc có
vai trò rất quan trọng. Ngày nay với sự gia tăng dân số người dân khai thác
1
2
lâm sản một cách bừa bãi. Làm chúng bị suy giảm trầm trọng, việc tìm kiếm
các loài cây thuốc ngày một khó khăn hơn.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của nhà trường, ban chủ nhiệm
khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
kiến thức bản địa trong việc sử dụng một số loài cây LSNG để làm thuốc
của đồng bào dân tộc người Cao Lan sống tại xã Cấp Tiến - huyện Sơn
Dương - tỉnh Tuyên Quang”, để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm bảo
tồn, phát triển nguồn cây thuốc có giá trị và kinh nghiệm sử dụng các bài
thuốc của người Cao Lan.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được danh mục các loài LSNG được sử dụng làm dược liệu
của người Cao Lan.
- Mô tả được đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài LSNG được
sử dụng làm dược liệu.
- Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của người Cao Lan trong việc sử
dụng các loài LSNG làm dược liệu.
- Ứng dụng kiến thức bản địa trong việc sử dụng các loài LSNG làm thuốc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn các loài LSNG
và các bài thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu
khoa học, củng cố được những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực
tế, biết cách tích lũy, thu thập, phân tích, xử lý thông tin cũng như kĩ năng tiếp
cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có được thông qua phỏng vấn thu thập
thông tin từ người dân và qua quá trình điều tra tại địa bàn nghiên cứu nên sẽ
là cơ sở khách quan nhất trong việc đề xuất giải pháp trong quản lý và phát
triển rừng bền vững.
Đề tài góp phần nghiên cứu về việc sử dụng các loài thực vật để làm
thuốc nhằm bảo tồn nguồn kiến thức bản địa.
2
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Trên Thế giới
2.1.1. Lịch sử sử dụng thực vật rừng làm thuốc của các dân tộc trên thế giới
Từ thời cổ xưa, loài người đã biết khai thác và sử dụng cây thuốc vào
công tác chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cuộc sống của mình.
Theo Aristote (384-322 trước công nguyên) đã tổng kết trên 4000 năm
trước, các dân tộc vùng Trung Cận Đông đã biết đến cả ngàn cây thuốc, sau
này người Ai Cập đã biết cách chế biến và sử dụng chúng (Võ Văn Chi và
Trần Hợp, 1999) [1].
Charles Pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc rút lại cho biết người Ai
Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để trị bệnh và ướp xác các
vua chúa hoặc làm nước thơm từ khoảng 4.000 năm TCN. Người Trung Quốc
đã biết sử dụng tinh dầu làm thuốc chữa bệnh từ lâu . Tại Đông Á, người Nhật
Bản đã biết sử dụng cây Bạc hà làm thuốc trị bệnh từ 2.000 năm trước đây
(Lã Đình Mỡi và cộng sự, 2001) [4].
Theo Ahmad, U.& M.N.Nabi (1967) đã nghiên cứu và tổng kết rằng: Nền
y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ đều được ghi nhận trong lịch sử sử dụng
cây cỏ làm thuốc cách đây 3.000 - 5.000 năm (Trần Văn Ơn, 2003) [5].
Qua các nghiên cứu về lịch sử sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên thế
giới cho thấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có tri thức sử dụng cây thuốc để
chữa bệnh từ lâu đời và đặc sắc tùy thuộc vào từng nền văn hóa.
2.1.2. Hiện trạng tài nguyên thuốc trên thế giới
Theo ước tính của quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000
-70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh
trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý
giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe,
phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang
3
4
phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuốc vào nguồn dược
liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Nguyễn Văn Tập, 2006)
[6].
Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới(WHO) đến năm 1985, trên toàn
thế giới đã biết tới 20.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao (trong tổng
số hơn 250.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp làm thuốc hay có
xuất xứ cung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R.Farnsworth $
D.D.Soejarto,1985). TheoNapralert năm 1990 con số này được ước tính từ
30.000-70.000 loài cây thuốc. Trong đó, ở Trung Quốc đã có tới trên 10.000
loài thực vật được coi là cây thuốc; Ấn Độ hơn 6.000 loài; vùng nhiệt đới
Đông - Nam Á khoảng 6.500 loài…(N.R.Farnsworth, 1985; S.K.Alok, 1991;
P.G. Xiao, 2006) ( Nguyễn Tập, 2007) [7].
Theo Lewington (1993) đã thống kê trên thế giới có hơn 35.000 loài thực
vật đang được sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau vào mục đích chữa
bệnh. Nhiều loài trong số chúng là đối tượng không thể kiểm soát được trong
các hoạt động buôn bán ở quy mô địa phương hoặc quốc tế ( Phạm Minh Toại
và Phạm Văn Điển, 2005) [10].
Tư liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc
tế (IUCN) cho biết, hiên nay trong tổng số 43.000 loài thực vật mà tổ chức
này có thông tin thì có tới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng
ở các mức độ khác nhau. Trong tập tài liệu “các loài thực vật bị đe dọa ở Ấn
Độ “xuất bản từ năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần lớn là các
loài cây thuốc hay trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư” (Sách đỏ về
thực vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu tới gần 200 loài được sử
dụng làm thuốc cần bảo vệ ( Nguyễn Văn Tập, 2007) [7].
* Các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên cây thuốc
- Tàn phá thảm thực vật
- Hoạt động du canh du cư
- Khai thác quá mức và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên cây thuốc.
- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên.
4
5
- Khai thác không có kế hoạch và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hóa và bị thất truyền.
* Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc
Bảo tồn nguyên vị (In situ conservation): Chỉ có một số nước tham gia.
Một trong những nước này là Sri Lanka, với 50 khu bảo tồn cây thuốc. Tại Ấn
Độ có 30 trung tâm bảo tồn nguyên vị. Tại Trung Quốccác khu bảo tồn tài
nguyên cây thuốc cũng đang được thành lập.
Bảo tồn chuyển vị (Ex situ conservetion): năm 1989, Tổ chức Bảo tồn
các Vườn thực vật Quốc tế (BGCI) đã phối hợp với IUCN và WWF xây dựng
“Chiến lược bảo tồn ở các Vườn thực vật’. Trên thế giới có khoảng 1.500
Vườn thực vật đã xây dựng, trong đó có 152 Vườn của 33 quốc gia chuyên
trồng cây thuốc hay trồng kết hợp với các cây kinh tế khác. Vườn thực vật ở
Tokyo có khoảng 1.600 loài:
Trồng cây thuốc: đã có một số nước gây trồng cây thuốc với quy mô lớn
phục vụ công tác y tế và bảo tồn quy mô lớn: Trung Quốc, Ấn Độ (Trần Văn
Ơn, 2003) [5].
Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của
Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. năm 1952
các tác giả A.l.Ermakov, V.V.Arsimovich… đã nghiên cứu thành công công
trình “Phương pháp nghiên cứu hóa sinh - sinh lý cây thuốc”. Công trình này
là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận
dụng tối đa công dụng của các loại cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammemen,
M.D.Choupinxkaia và A.A. Yatsenko đã đưa ra giá trị của từng loài cây thuốc
(cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “giá trị cây thuốc”.
Năm 1972 tác giả N.G.Kovalena đã công bố rồng faix trên cả nước Liên Xô
cũ việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao và không gây hại cho sức
khỏe của con người. Qua cuốn sách “chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả
Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với
liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan, 2005) [2].
2.2. Ở Việt Nam
2.2.1 Lược sử các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam
5
6
Nghiên cứu về cây thuốc ở Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời và có sự
thay đổi nhất định qua các thời kì khác nhau, có thể chia ra làm các giai
đoạn sau:
* Trước thời kì Pháp thuộc
Thời kì này nước ta đã có những công trình nghiên cứu về cây thuốc và
các phương pháp chữa bệnh bằng cây thuốc đồ sộ; “Nam dược thần hiệu”,
“Hồng nghĩa giác tư y thư” của Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh và tác phẩm “Hải
Thượng y tông tâm lĩnh” của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Các tác
phẩm này có ý nghĩa to lớn cho nền YHCT dân tộc.
Bộ “Nam dược thần hiệu” do Hòa Thượng Bản Lai ở chùa Hồng Phúc ở
Trung Đô biên tập, bổ sung in lại năm 1761 gồm bản thảo dược tính 499 vị
(bằng thơ) và 10 khoa chữa bệnh, với 3.932 phương thuốc nam ứng trị 184
loại bệnh, kèm theo môn thuốc chữa bệnh gia súc.
“Nam dược chính bản” do vua Vĩnh Thịnh năm thứ 13 (1705- 1719) sai
các quan nội thị phủ chúa Trịnh, các quan y viện duyệt lại và bổ sung sắp xếp
thành chương mục thứ tự và đổi tên thành “Hồng nghĩa giác tư y thư” in lại
năm 1717 gồm quyển thượng và quyển hạ. Quyển thượng gồm: “Nam dược
quốc ngữ phú” (Danh từ dược học 50 vị thuốc nam), “Trực giải chỉ nam dược
tính phú” (220 vị thuốc nam) và một thiên Y luận về lý luận cơ bản, âm
dương ngũ hành, tảng phủ, kinh mạch. Quyển hạ gồm “Thập tam phương gia
giảm” và “Bổ âm đơn” đã được đời sau diễn dịch ra ca nôm và in năm 1723
(Nguyễn Bá Tĩnh, 1998) [8].
Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác có công to lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe nhân dân trong giai đoạn này, đồng thời các ông đã thống kê ghi chép lại
các kinh nghiệm chữa bệnh dân gian quý báu và đúc rút ra những bài thuốc
chữa bệnh hiệu nghiệm để viết thành sách lưu truyền cho hậu thế. Tuy nhiên,
các tác phẩm chỉ tập trung nghiên cứu về công dụng chữa bệnh của các cây
thuốc, các phương pháp chữa bệnh… mà chưa có điều kiện nghiên cứu về
phân bố, trữ lượng của các loài cây thuốc trên lãnh thổ Việt Nam.
* Thời kì Pháp thuộc đến Cách mạng tháng 8 năm 1945
6
7
Dưới thời Pháp thuộc có một sự canh tranh chia rẽ sâu sắc giữa YHCT
và YHHĐ. Giai đoạn này, không có một công trình nghiên cứu nào về cây
thuốc của Việt Nam được thực hiện do nền YHCT bị chính quyền thực dân
Pháp đàn áp và bóp nghẹt không cho phát triển.
Một số nhà khoa học người Pháp đã có những cố gắng tìm hiểu những
cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam và đã biên soạn thành tài liệu để lại bao
gồm có hai bộ.
Bộ thứ nhất “Dược liệu và dược điển Trung Việt” của hai tác giả E. M.
Perrot và Paul Hurrier xuất bản tại Pari năm 1907. Trong bộ sách này các tác
giả chia thành hai phần lớn. phần một có sự nhận xét chung về nền Y học Á
Đông, việc hành nghề y ở Trung Quốc và Việt Nam; phần hai kiểm kê các
danh mục thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng học dùng trong y
học Trung Quốc và Việt Nam. Tài liệu có tính chất toàn diện nhưng bộ sách
xuất bản đã lâu nên so với sự tiến bộ của khoa học hiện nay thì có nhiều thiếu
sót, cần phải được sửa lại và bổ sung thêm. Nội dung giới thiệu từng vị thuốc
còn qua sơ lược so với sự đòi hỏi thực tế hiện nay
Bộ thứ hai “Danh mục những sản phẩm ở Đông Dương” phần cây thuốc
do hai tác giả Ch. Crevest và A. Pestelot biên soạn thành hai tập: tập 1 in năm
1928, tập 2 in năm 1935 với 1.430 vị thuốc thảo mộc của 3 nước Đông
Dương. Đến năm 1952, A. Pesterot có sửa chữa lại và bổ sung thêm, đặt cho
bộ sách cái tên mới là “Những cây thuốc của Campuchia và Việt Nam” với
1.428 vị thuốc thảo mộc và được in thành 4 tập: tập I (1925), tập II (1953),
tập III (1954), tập IV in năm 1954 dành riêng cho các mục lục và bảng tra cứu
(Đỗ Tất Lợi, 2006) [3].
Các tác phẩm nghiên cứu về cây thuốc của các tác giả người pháp tuy
chưa đầy đủ và tỉ mỉ nhưng các bộ sách biên soạn khá công phu và giúp ích
nhiều cho những nghiên cứu về cây thuốc của Việt Nam sau này.
* Sau cách mạng tháng Tám đến nay
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi miền bắc được giải
phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc
sưu tầm, nghiên cứu các cây cỏ được sử dụng làm thuốc trên cả nước.
7
8
Trong thời kì kháng chiến các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu thống
kê, hệ thống lại, tìm hiểu số lượng, khu phân bố các loại cây thuốc. Công việc
này được tiến hành trong suốt một thời gian dài với sự tham gia của nhiều nhà
khoa học đầu ngành : Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Võ Văn Chi…
Trong các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam có một công trình nghiên
cứu điển hình như: Cuốn sách (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất
Lợi gồm 6 tập được in từ năm 1962 - 1965. Tác giả đã trình bày khoảng 430
loài cây thuốc thuộc 116 họ, đã thống kê các cây thuốc, ông đã ghi chép một
cách tỉ mỉ các thông tin: Đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh thái
học, phân bố địa lí, công dụng. cách dùng của các dân tộc có sử dụng vị thuốc
này, các công trình khoa học trên thế giới đã công bố có liên quan đến cây
thuốc. theo I.I. Brekhman, A.S. Hammerman, I.V. Gruxvitxki, A.A. Taxenko
- Khmelepxki (1967) nhận xét bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” của Đỗ tất Lợi có thể sánh ngang với bất kì một công trình nào khác về
dược liệu nhiệt đới ( Đỗ Tất Lợi, 2006) [3].
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” có một ý nghĩa quan trọng
trong nền y dược học Việt Nam. Cuốn sách được các nhà khoa học và nhân
dân đón nhận rất lớn. Từ khi xuất bản đầu tiện năm 1962 - 1965 đến năm
2006 cuốn sách đã được tái bản 14 lần, trong quá trình tái bản cuốn sách có
chỉnh sửa bổ sung ngày càng hoàn thiện các thông tin cập nhật và hình ảnh
minh họa về cây thuốc.
Cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” của Vũ Văn Chuyên, xuất
bản năm 1966. cuốn sách đã tóm tắt được hầu hết các đặc điểm của các họ có
cây thuốc ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả đầy đủ các thông tin về: Tên khoa
học, tên phổ thông, đặc điểm nhận biết chung, khu vực phân bố của từng họ
cây thuốc. Đây là việc có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu của công tác
nghiên cứu về hệ thực vật cây thuốc Việt Nam.
Cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, xuất bản năm
1997. tác giả đã thống kê, mô tả chi tiết về tên khoa học, tên phổ thông, tên
địa phương, các đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh thái học, phân
bố địa lý, công dụng cách dùng của các dân tộc có sử dụng vị thuốc này, các
8
9
công trình khoa học trên thế giới đã công bố có liên quan đến cây thuốc… của
3.200 loài cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam và các cây thuốc được du nhập
gây trồng ở Việt Nam. Cuốn sách mô tả sinh động hình ảnh các cây thuốc
bằng các hình vẽ và ảnh mầu.
Các công trình khoa học: “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, “Tóm tắt
đặc điểm các họ cây thuốc” và “Từ điển cây thuốc Việt Nam” là những tài
liệu cẩm nang tra cứu cần thiết cho cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về cây
thuốc cho các nhà khoa học, cán bộ, sinh viên, học sinh và những ai quan tâm
đến việc tìm hiểu tài nguyên cây thuốc Việt Nam.
Ngoài ra có rất nhiều các công trình khoa học được công bố có liên quan
tới nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam: “Cây cỏ có ích Việt Nam” gồm 4
tập của Võ Văn Chi, Trần Hợp xuất bản năm 1999; “Từ điển thực vật thông
dụng” tập I tập II của Võ Văn Chi xuất bản năm 2003…
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm diện tích
hẹp nhưng kéo dài do đó đã tạo nên những khí hậu khác nhau theo vĩ tuyến và
độ cao, là nơi hội tụ và phát triển một quần thể thực vật hết sức phong phú.
Cây thuốc là một thực vật được hình thành trong môi trường đó nên cây thuốc
Việt Nam rất phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại.
Công tác điều tra nghiên cứu của Viện Dược liệu - Bộ Y tế ở tất các địa
phương trên toàn quốc kết quả điều tra từ năm 1961 đến cuối năm 2004, đã
ghi nhận ở nước ta có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật
kể cả nấm có công dụng làm thuốc. trong đó có trên 90% tổng số loài cây
thuốc mọc tự nhiên (Nguyễn Tập, 2007) [7].
Hiện nay đã thống kê được gần 300 loài cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng
thường xuyên được khai thác với khối lượng từ 10.000 - 20.000 tấn mỗi năm,
cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu. các cây thuốc đang được khai
thác với khối lượng lớn như : Vằng đắng (Coscinium fenestratum), Thiên niên
kiện (Homalomena spp.), Cẩu tích (Cibotium barometz), Hoàng đằng
(Fibraurea recisa Pierre), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis)… phần lớn các
cây thuốc trên được đưa vào sử dụng trực tiếp trong nền YHCT. Một số loài
được đưa vào chiết xuất hoạt chất để dùng làm thuốc như: Thanh hao
9
10
(Artemisia annua) chiết artemisinin làm thuốc chữ sốt rét, Bình vôi
(Stephania spp.) chiết xuất L. tetrahydro palmatin làm thuốc an thần, giảm
đau; Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) chiết saponin làm thuốc chữa
sỏi thận…( Nguyễn Tập, 2007) [7].
Với 3.948 loài cây thuốc đã biết hiện nay vẫn còn có nguồn tài nguyên
cây thuốc của các dân tộc thiểu số sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam vẫn chưa
thống kê được đầy đủ có bao nhiêu loài cây thuốc (ngoài 3.948 loài cây thuốc
đã thống kê), sự phân bố và sử dụng của chúng. Nước ta cũng chưa thể thông
kê được chính xác có bao nhiêu loài đã bị mất và đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Trong bài báo “Sử dụng tài nguyên cây thuốc - sự chia sẻ công bằng và
hợp lý ” (2004) tác giả Trần Công Khánh đã làm rõ nét đặc trưng của cây
thuốc dân gian. Cùng một cây thuốc với dân tộc này thì rất quý nhưng với dân
tộc khác thì nó không có giá trị, cũng cùng một loại cây thuốc đó mỗi dân tộc
lại có một cách dùng chữa trị các bệnh khác nhau như vậy có thể nói giá trị và
cách sử dụng cây thuốc của mỗi dân tộc rất đặc trưng và khác nhau.
Hiện nay ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về các kinh
nghiệm truyền thống y học dân gian của các dân tộc ít người nhưng còn mang
tính thăm dò sưu tầm là chính : “Nghiên cứu về kinh nghiệm phòng chữa bệnh
của dân tộc Mường Thanh Hóa, Nghệ An” (Phó Đức Thành, 1930), “Kinh
nghiệm của người Dao Ba Vì” (Phó Đức Thuần, Đỗ Thị Phương, 1996),
“Kinh nghiệm của người Dao Đà Bắc - Hòa Bình” (Trần Hồng Hạnh, 1997)
… (Phó Đức Thuần, 2005) [9].
Tư liệu hóa tài nguyên cây thuốc của tất cả các cộng đồng dân tộc Việt
Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay để bảo tồn tính đa dạng sinh học cây thuốc
và tri thức sử dụng cây thuốc của các cộng đồng. Tri thức sử dụng cây thuốc
của các cộng đồng dân tộc thì có nhiều nhưng cho đến nay chưa có một người
nào, một dân tộc miền núi nào của nước ta tự đến cơ quan nhà nước đăng kí
bản quyền sở hữu trí tuệ về tri thức đó. Đây thực sự là nguồn tài sản có giá trị
nếu biết cách quản lý thì nguồn tài nguyên tri thức này sẽ mang lại cuộc sống
sung túc cho các dân tộc có hoạt động làm thuốc và việc khai thác, sử dụng
rừng bền vững.
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
10
11
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Cấp Tiến là xã miền núi nằm ở phía Tây bắc của huyện Sơn Dương. Xã
có 9 thôn, tổng diện tích đất tự nhiên là 2.546,38ha, có địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp với xã Vĩnh Lợi
- Phía Nam giáp với xã Đông Thọ
- Phía Đông giáp với xã Thượng Ấm, Đông Thọ
- Phía Tây giáp với Thành Phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
2.3.1.2. Địa hình địa mạo
Cấp Tiến là xã có địa hình đồi núi thấp, địa thế đặc biệt nghiêng dần theo
hướng từ Đông sang Tây, từ Nam xuống Bắc, độ cao trung bình từ 40-250m
so với mực nước biển.
2.3.1.3. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu
- Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt.
* Thủy văn
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21-25ºC.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1200-1400mm.
- Độ ẩm trung bình năm 70-80%, tương đối ôn hòa thuận lợi cho sản
xuất Nông lâm nghiệp.
2.3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
Toàn xã có 9 thôn với 1469 hộ với 6164 nhân khẩu. Trong đó lao động
trong độ tuổi là 3588 người (lao động nam là 2056 người chiếm 57,3%, lao
động nữ là 1532 người chiếm 42,7%). Trong đó lao động Nông lâm nghiệp
là 3516 người chiếm 98%, lao động phi nông nghiệp là 72 người chiếm
2%. Hầu hết lao động trong xã là lao động thủ công số lượng người qua
đào tạo nghề là rất ít.
2.3.2.2. Điều kiện kinh tế
- Tình hình sản xuất nông nghiệp
11
12
Xã chủ yêu là trồng lúa, ngô, lạc và một số ít hoa màu khác với diện tích
trồng lúa là 397ha, trồng ngô là 319ha, trồng lạc là 32 ha và hoa màu khác là
38,4ha, với năng suất của lúa là 62,06 tạ/ha, năng suât của ngô là 47,52 tạ/ha,
năng suất của lạc là 20 tạ/ha.
- Tình hình sản xuất Lâm nghiệp
Diên tích đất Lâm nghiệp của xã là 813ha đều là rừng sản xuất, với cây
chủ yếu là keo, bạch đàn và mỡ.
- Tình hình chăn nuôi
Đối với đàn gia súc tổng số trâu của xã là 754 con, tổng số bò là 451 con,
tổng số lợn là 3589 con. Tổng số gia cầm của xã là 31271 con.
- Dịch vụ thương mại
Xã có 6 điểm dịch vụ phục vụ đời sống (nhà hàng, quán ăn). 26 điểm
phục vụ sản xuất, 12 cơ sở sửa chữa xe máy Nông nghiệp hàn xì, 3 cơ sở sản
xuất chế biến Nông lâm sản.
2.3.2.3.Văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế
* Văn hóa
- Các hoạt động văn hóa nghệ thuật đang tổ chức và đươc triển khai và
thực hiện đến tận thôn bản. Các cấp ủy đảng, các tổ chức chính trị xã hội đã
tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị và đáp ứng tốt các nhu cầu về
hưởng thụ văn hóa và tinh thần cho nhân dân.
- Đến nay trong xã có 6/9 thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa, tổng số hộ gia
đình đạt gia đình văn hóa 1158 hộ đạt 79,17%.
*Xã hội
- Trên địa bàn xã có 2 anh em dân tộc sinh sống là dân tộc Kinh và dân
tộc Cao Lan. Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sinh hoạt kinh nghiệm
sản xuất riêng.
* Giáo dục
- Xã có 3 cấp học là Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non Hàng năm
100% số trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Từ năm 2001 xã đạt chuẩn về
phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, năm 2004 đạt phổ cập bậc Trung học cơ sở đươc
duy trì đến nay. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp theo học Trung học cơ sở tiếp tục
theo học Trung học phổ thông đat 100%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 11%.
12
13
* Y tế
- Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 18% dân số, số người tham gia
bảo hiểm y tế băt buộc là 100%. Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo tiêu trí
của bộ y tế năm 20003.
2.3.2.4. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông
- Toàn xã có 75,31km đường giao thông, trong đó:
+ Tỉnh lộ ĐT168 có chiều dài 11,5km có 5,5km bê tông hóa còn 6,0km
đường giao thông liên tỉnh còn lại là đường cấp phối.
+ Đường liên xã có 3 tuyến dài 3km mới được bê tông hóa 1,2km
chiếm 40%.
+ Đường liên thôn 21 tuyến dài 24,7km.
+ Đường ngõ xóm 92 tuyến dài 24,405km.
+ Đường nội đồng 32 tuyến dài 11,7km
* Thủy lợi
- Xã có 11 công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu ổn định cho 378,4ha hoa
màu, tuy nhiên các công trình đang xuống cấp nên cần được nâng cấp cải tạo.
Hệ thống thủy lợi đảm bảo trong mùa lũ.
- Hệ thống kênh mương hiện có 30 tuyến kênh mương trên địa bàn xã,
tổng chiều dài là 30,3km kênh mương các loại, kênh mương đã bê tông hóa
20,2km (chiếm 66,6%) còn lại là mương đất.
* Điện
- Xã có 4 trạm biến áp, 28,19km đường 0,4kv đảm bảo an toàn hiện cung
cấp điên sinh hoạt cho 1469 hộ, riêng đường dây nhánh từ cáp 0,4kv dẫn đến
hộ là dây cũ, cột tre, gỗ tạm không đảm bảo về mùa mưa bão.
* Trường học
- Có 7 thôn trên địa bàn có lớp mầm non, Tiểu học chưa đạt chuẩn quốc
gia, Trung hoc đã đat chuẩn quốc gia, hai trường trung học và tiểu học đã
đươc xây mới.
13
14
* Công trình phúc lợi
- Xã có 1 chợ trung tâm với diện tích 4242m², có một điểm bưu điện văn
hóa xã phục vụ thư tín sách báo, 5 trạm phát sóng vô tuyến cho mang điện
thoại, 1 trạm truyền thanh không dây, 1 trạm y tế xã vơi qui mô nhỏ.
2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn từ điều kiện cơ bản trong hoạt động sử
dụng tài nguyên thuốc
- Thuận lợi:
Với điều kiện tự nhiên có sẵn của xã đã ảnh hưởng một cách tích cưc tới
hoạt động làm nghề thuốc. Địa hình của xã có nhiều đồi núi với chất đất khá
đa dạng phù hợp với nhiều loại cây thuốc mọc và phát triển, khí hậu đặc trưng
của khí hậu miền bắc với một lượng mưa và nhiêt độ hàng năm tương đối,
thích hợp cho nhiều loại cây nhiệt đới và có số lượng chủng loài cây nhiêu và
phong phú có nhiều loài cây thuốc quý hiếm, nhiều vị thuốc khó tìm. Xã có
một vị trí địa lí khá thuận lợi cho việc phát triển nghề thuốc giáp với khu vực
thành phố Tuyên Quang có nhiều người biết tới. Ngoài ra xã là một xã đang
phát triển nên có nhu cầu và sư quan tâm tới sức khỏe con người ngày càng
cao, đặc biệt là việc sử dụng các loài cây có sẵn trong tư nhiên là rất cao, cùng
với việc xã và huyện cũng có những chính sách khuyến khích và liên kết với
những cơ quan, Bệnh Viện Đông Y trong tỉnh tạo điều kiện cho việc sử dụng,
phát triển và bảo tồn tài nguyên cây thuốc.
- Khó khăn:
Xã có hệ thống đường giao thông tương đối kém nên việc đi lại giao lưu
học hỏi còn bị hạn chế ngươi ở xã khác ít biết tới và việc đi vào xã còn khó
khăn. Xã có diện tích rừng tương đối ít chủ yếu là rừng trồng mới và đất trống
đồi núi trọc nên việc duy trì và tìm kiếm các cây thuốc gặp nhiều khó khăn có
những cây không còn nữa. Ngoài ra cùng với sự phát triển của xã hội nên việc
sử dụng thuốc tây nhiều với nhiều sự tiện lợi và công dụng nhanh chóng đã
làm cho sự phát triển nghề thuốc nam chậm lại và ít được ứng dụng trong
14
15
cuộc sống hàng ngày và làm cho thế hệ trẻ hiên nay không còn biết đến những
giá trị của những cây thuốc quý.
15
16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài LSNG được người dân tộc Cao
Lan sử dụng để làm thuốc.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm thực tập tại xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Thời gian tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra thành phần loài cây sử dụng làm thuốc
- Xác định được các loài LSNG được người dân khai thác và sử dụng.
- Xác định được tên địa phương, tên thông thường, tên khoa học của các
loài LSNG.
3.3.2. Mô tả được đặc điểm, hình thái, sinh thái của một số loài LSNG
được sử dụng làm dược liệu
- Mô tả hình thái, đặc điểm của các loài cây được người Cao Lan dùng
làm thuốc.
- Mô tả cách khai thác, công dụng và cách chế biến của các loài thực vật
dùng làm thuốc.
3.3.3. Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của người Cao Lan trong việc
sử dụng các loài LSNG làm dược liệu.
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác, quản lý và gây trồng
các loài cây được sử dụng làm thuốc.
- Những thuận lợi và khó khăn trước áp lực của các loại dược liệu hóa
học (Đông - Tây Y).
3.3.4. Ứng dụng kiến thức bản địa trong việc sử dụng các loài LSNG làm thuốc
- Kiến thức bản địa trong việc sử dụng, canh tác và gây trồng các loài
cây thuốc.
- Xác định những loài cây được ưu tiên bảo tồn và gây trồng.
16
17
3.3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn các loài
LSNG và các bài thuốc của đồng bào người Cao Lan
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển những loài
cây này.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Trong quá trình nghiên cứu cần thu thập những thông tin:
- Thông tin thứ cấp: thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, xã hội
của khu vực nghiên cứu, những thông tin liên quan tới các loài cây thuốc của
địa phương, địa điểm thu hái, loài và đặc điểm loài, bộ phận sử dụng, mùa vụ
thu hái, cách chế biến và sử dụng của người dân tại địa phương. UBND xã,
cán bộ kiểm lâm xã.
- Thông tin sơ cấp: thu thập bằng phương pháp phỏng vấn nhóm, xây
dựng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc: phỏng vấn những người đưa tin then chốt, có
uy tín như trưởng thôn, thầy lang, những người già trong làng, những người
hành nghề có liên quan đến dược liệu, các hộ gia đình về vấn đề liên quan đến
mục tiêu, nội dung nghiên cứu.
+ Phỏng vấn trực tiếp các hộ có sử dụng LSNG làm thuốc: chọn những
hộ điển hình, hộ có người già am hiểu về cây thuốc.
+ Phương pháp chọn hộ điều tra: điều tra ngẫu nhiên 30% mẫu.
+ Điều tra thực địa khu vực sinh sống của các loài LSNG sử dụng làm
thuốc có sự hướng dẫn của người dân địa phương.
17
18
Bảng 3.1: Khung phân tích phương pháp tiến hành nghiên cứu
Mục tiêu Nội dung nghiên cứu Phương pháp/ công cụ
Điều tra thành
phần loài cây
sử dụng làm
thuốc
- Xác định được các
loài LSNG được người
dân khai thác và sử
dụng.
- Xác định được tên địa
phương, tên thông
thường, tên khoa học
của các loài LSNG.
- Điều tra các hộ gia đình theo
phương pháp liệt kê tư do
- Tham khảo sử dụng các tài liệu
và vận dụng những kiến thức đã
học vào việc xác định tên khoa
học, tên phổ thông của những cây
thuốc
Mô tả được
đặc điểm, hình
thái, sinh thái
của một số loài
LSNG được sử
dụng làm dược
liệu.
- Mô tả hình thái, đặc
điểm của các loài cây
được người Cao Lan
dung làm thuốc.
- Mô tả cách khai thác,
công dụng và cách chế
biến của các loài thực
vật dùng làm thuốc.
- Điều tra theo bảng câu hỏi các
loài cây được sử dụng làm thuốc,
cách thu hái chế biến và cách sử
dụng.
- Điều tra thực địa chụp ảnh, lấy
mẫu, mô tả các loài LSNG được
điều tra.
Phân tích
những thuận
lợi và khó
khăn hiện tại
của người Cao
Lan trong việc
sửdụng các
loài LSNG
làm dược liệu.
- Những thuận lợi và
khó khăn trong việc
khai thác, quản lý và
gây trồng các loài cây
được sử dụng làm thuốc
- Những thuận lợi và
khó khăn trước áp lực
của các loại dược liệu
hóa học (Đông - Tây
Y).
- Phỏng vấn các đối tượng (hộ gia
đình thầy lang).
+ Những thuận lợi khó khăn trong
sử dụng, khai thác và quản lý cây
thuốc.
+ Những thuân lợi và khó khăn
trong việc chế biến và sử dụng.
+ Những thuận lợi và khó khăn
trong việc bảo tồn và gây trồng
cây thuốc.
Ứng dụng kiến
thức bản địa
trong việc sử
dụng các loài
LSNG
làm thuốc.
- Kiến thức bản địa
trong viêc sử dụng,
canh tác và gây trồng
các loài cây thuốc.
- Xác định những loài
cây đươc ưu tiên bảo
tồn và gây trồng.
- Phỏng vấn người dân về việc gây
trông các loại thuốc tại vườn nhà
và khả năng gây trồng, tính
chuyên biệt của các loại cây thuốc.
- Thảo luận với cộng đồng và cho
điểm đối với từng loại cây về độ
hữu ích, tính chuyên biệt về nơi
sống và mức độ tác động đến sự
sống của loài.
18
19
3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin
- Thông tin từ tài liệu thứ cấp: thu thập các tài liệu có liên quan đến đề
tài, lựa chọn, chọn lọc và tổng hợp thông tin.
- Thông tin từ phỏng vấn và thảo luận nhóm với cộng đồng: từ các
nguồn thông tin thu thập được khi phỏng vấn, chia ra thành những nội dung
giống hay khác nhau sau đó tổng hợp lại các nội dung phục vụ cho đề tài.
- Thông tin từ phỏng vấn hộ: thực hiện phỏng vấn hộ gia đình, theo hộ
hoặc theo % ý kiến. Sau đó tổng hợp các ý kiến theo bảng.
- Tổng hợp thông tin từ các nguồn trên so sánh với các tài liệu về cây
thuốc khác, từ đó đưa ra các thông tin và sử dụng nguồn thông tin đã tổng hợp.
19
20
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Điều tra thành phần các loài cây LSNG sử dụng để làm thuốc
4.1.1. Xác định được các loài LSNG được người dân khai thác và sử dụng
Đã từ rất lâu đời những người Cao Lan tại xã Cấp Tiến có cuộc sống gắn
bó và phụ thuộc vào rừng. Họ thường sử dụng những sản phẩm sẵn có trong
thiên nhiên sử dụng để phòng và chữa bệnh. Qua nhiều đời và nhiều năm sử
dụng họ đã đúc kết thành những bài thuốc gia truyền quý giá và ngày càng
được hoàn thiện hơn nữa. Chữa bệnh bằng thảo dược có nhiều ưu điểm, tính
hiệu quả cao, rẻ tiền, dễ kiếm, khi sử dụng thì ít gây ra tác dụng phụ cho
người bệnh. Điều tra các hộ gia đình của 3 thôn tại xã có đồng bào người Cao
Lan sinh sống thì số lượng hộ gia đình sử dụng cây thực vật làm thuốc là rất ít
chiếm 10%. Trong đó có một nửa số hộ là sử dụng thường xuyên và là những
thầy lang. Tuy vậy số lượng, thành phần các loài cây sử dụng làm thuốc của
đồng bào rất đa dạng và phong phú với nhiều loại cây, nhiều vị thuốc. Phỏng
vấn và thảo luận cùng các hộ gia đình đã xác định được các loài LSNG của
cộng đồng sử dụng chủ yếu là các loài cây mọc tự nhiên ở trên rừng và một số
ở vườn nhà.
4.1.2. Xác định được tên địa phương, tên thông thường, tên khoa học của
các loài LSNG
Qua điều tra và nhận dạng đặc điểm các loài cây LSNG dùng để làm
thuốc của đồng bào, kết hợp với việc sử dụng các tài liệu về thực vật rừng và
những kiến thức đã học cùng với sự giúp đỡ của người dân. Đã xác định được
tên địa phương, tên thông thường, tên khoa học, môi trường sống, dạng cây,
bộ phận sử dụng và công dụng của từng cây. Dưới đây là bảng tổng hợp các
loài cây LSNG được người Cao Lan sử dụng để làm thuốc.
20
21
Bảng 4.1: Danh mục các loài cây LSNG được người Cao Lan sử dụng để
làm thuốc tại địa phương
TT Tên khoa học
Tên
dân tộc
Tên phổ
thông
Dạng
cây
M.T
sống
BPSD Công dụng
1 2 3 4 5 6 7
1 Abelmoschus
moschatus
Cờ tào nam Vông đen Gỗ H
Lá Bênh trĩ.
2 Abutilon indicum(L)
Sweet. Cối xay Cối xay Gỗ
H
Thân,
cành, lá,
hoa,quả
Cảm, sốt, đau
đầu, dị ứng
3 Abrus precatorius L Nhữ cam
thảo
Cam thảo
dây
Dây leo H
Rễ, lá Sát khuẩn, tiêu
viêm, mun nhọt
4 Achyranthes aspera L.
Nhứ tau lặt Cỏ xước Cỏ H
Thân, rễ Thận, gan, quai
bị, khớp
5 Acorus gramineus soland Mây ình
cầu
Thạch
xương bồ
Cỏ V
Rễ cái Giải độc, sát
trùng
6 Adenosma caerulea Cờ nhân
trần
Nhân trần Cỏ V
Thân, lá,
rễ
Giải nhiệt, lơi
thận
7 Ageratum conycoides L
Nhứ thun
Cây cứt
lợn
Cỏ H
Thân, lá,
rễ
Viêm xoang, giãn
gân, cảm
8 Allium fistulosum L.
Hành va Hành hoa Cỏ V
Cả cây Giải cảm, diệt
khuẩn.
9 Allium Sativum L.
Mạc lấu
thun
Tỏi ta Cỏ V
Củ, thân Tăng miễn dịch,
kháng sinh, tim
mạch
10 Alocasia odora (Roxb)
C.Koch.
Cờ màng Ráy xoăn Cỏ H
Củ Cảm hàn, sốt rét
11 Alpinia officinarum
Hance.
Làng lèo Cây riềng Cỏ V
Củ Lang ben, hắc
lào, giảm đau
12 Amomun achinosphaera
Mầy neng Sa nhân Cỏ H,V
Hạt Đau bụng, đầy
bụng.
13 Areca catechu . Cờ mạc
làng
Cây cau Gỗ V
Hạt, rễ Đau bụng, tẩy
giun
14 Artemisia annua . Phặc thanh
hao
Thanh hao Cỏ V
Cả cây Rôm sẩy, sốt rét,
bệnh ngoài da
15 Artemisia vulgaris.
Phặc kim Ngải cứu Cỏ V
Lá Đau thần kinh
tọa, cảm, viêm
mũi nhức đầu
16 Artocarpus tonkinensis L.
Cờ chay Cây chay Gỗ V
Quả, rễ Dạ dày, thanh
nhiệt
17 Asparagus
cochinchinensis (Lour.)
Merr.
Cờ giang Thiên môn Dây leo V
Cả cây Suy nhươc, ho gà
18 Auricularia polytricha
sacc.
Lết mần Mộc nhĩ Nấm H
Cả cây Giải độc, hoạt
huyết
19 Averrhoa carambola L
Mạc phừng Cây khế Gỗ H
Lá, quả,
vỏ thân,
rễ
Lỏ loét, cảm
nắng, đau khớp
20 Azadirachta indica Mạc phầy Dâu da Gỗ V Lá, vỏ Ho, đau bụng,
21
22
TT Tên khoa học
Tên
dân tộc
Tên phổ
thông
Dạng
cây
M.T
sống
BPSD Công dụng
1 2 3 4 5 6 7
thau xoan thân đau nhức
21 Bambusaceae Tấn mưi
phay
Cây tre Cỏ V,H
Thân, lá Thanh nhiệt
22 Belamcanda sinensis(L.)
DC
Hau mùm
cụp
Rẻ Quạt Cỏ V
Củ, rễ Thanh nhiệt giải
độc.
23 Bischofia trifoliate(Rixb)
Hook.f.
Cờ kinh
đam
Cơm nguội Gỗ H
Lá, vỏ
thân, rễ
Hoạt huyết, giải
độc, đau xương
24 Blumeca
lanceolaria(Roxb) Druce
Phặc hom
nèn
Xương
sông
Cỏ V
Cả cây Hậu sản, đau
khớp đau đầu
25 Blumea balsamifera(L.)
DC
Mây xi
phông
Đại bi Cỏ V
Rễ, lá Cảm, khớp, ghẻ,
đau bụng
26 Boe hmerivaniveal
Cờ đái Cây lá gai Cỏ V
Rễ, lá Đái ra máu, viêm
tử cung
27 Bombax ceiba L
Mặc nôm Cây Gạo Gỗ H
Vỏ cây,
hoa
Ho ra máu, viêm
loét dạ dày
28 Caesalpinina Sappan L Mặc lơng Cây Vang Gỗ H Thân Kháng khuẩn
29 Calocedrus macrolepis
Kurz
Cờ bách
xanh
Bách xanh Gỗ H
Lá Giải độc
30 Canarium album(Lour.)
Raeusch
Mầy cám
chim
Trám trắng Gỗ H
Rễ, quả,
lá
Thanh nhiệt, giải
độc
31 Cazica papaya L
Tấn mưi lài Đu đủ đực Cỏ V
Lõi than,
lá
Đái dắt tê thấp,
hạ nhiệt
32 Carthamus tinctorius L. Tấn va
hồng
Hồng hoa Cỏ V
Cánh hoa Hậu sản, các
chứng đau
33 Callisia fragans(Lind) Cờ hung
lưng
Lược vàng Cỏ V
Lá Tim mạch, huyết
áp, gan
34 Cassytha filiformis L. Nhữ hang
lung
Tơ hồng
xanh
Dây leo H
Dây Cảm, nhức đầu,
thận gan
35 Celosia argentea L.
Măc cày
pậc
Mào gà
trắng
Cỏ V, H
Thân, lá Huyết áp, say
nắng chảy máu
cam
36 Celosia argentea L
Varcristata L.
Mặc cày
lưng
Mào gà
vàng
Cỏ V, H
Hoa Thanh nhiệt.
37 Celosia argentea L
Varcristata L.
Mặc cày
lơng
Mào gà đỏ Cỏ V, H
Hoa Da dày, xuất
huyết
38 Centella asiatica(L) Urb
Phặc sèn Rau má Cỏ V, H
Cả cây Thanh nhiệt, giải
độc, trừ thấp, tiêu
sưng
39 C.indium L
Cơ va cúc Cúc hoa Cỏ V
Cả cây Kháng khuẩn,
huyết áp cao
40 Citrus reticulatax
maximax
Mạc cam Cây cam Gỗ V
Quả, hoa,
lá, vỏ cây
Giải nhiệt, sốt,
đau bụng, đầy hơi
41 Citrus grandis(L) Osbeck
Mạc pộc Cây bưởi Gỗ V
Lá, quả Ho, đau bụng,
loét da
42 Citrus deliciosa tenero Mạc kết Cây quýt Gỗ V Hạt Ho, ăn khó tiêu
43 Citrus limonia Obeck.
Mạc chanh Cây chanh Gỗ V
Lá, rễ, vỏ Giải nhiệt, hoạt
huyết
22
23
TT Tên khoa học
Tên
dân tộc
Tên phổ
thông
Dạng
cây
M.T
sống
BPSD Công dụng
1 2 3 4 5 6 7
44 Cissus modeccoides
Planch
Tấn hau
mong
Chìa vôi Dây leo H
Thân, rễ,
củ
Đau đầu, nhức
xương, tê thấp
45 Cibotium barometzj. Sm
Cờ hao lù Lông cu li Cỏ H
Thân, rễ,
long
Câm máu, đau
lưng nhức mỏi
chân tay
46 Clerodendumchinensis(O
bs) Mabb.
Mầy tam
pậc
Mò hoa
trắng
Cỏ H
Rễ, lá Thanh nhiệt, giải
độc, tiêu viêm
47 Clerodendumpaniculatum
L.
Mầy tam
lơng
Mò hoa đỏ Cỏ H
Rễ, lá Lậu đái buốt, đái
ra máu
48 Cordlyline fruticosa(L)
Goepp Var
Mầy thiết
sụi
Huyết dụ Cỏ V
Lá Cầm máu, chữa
lỵ, lậu
49 Costus speciosus(Koeng)
Sm Cờ én Mía dò Cỏ H
Cành
non, thân,
rễ
Đau mắt, đau tai,
thuốc mát
50 Coriandirum sativum L Phạc mùi
tui
Rau mùi Cỏ V
Cả cây Tiêu hóa, đau
nhức
51 Colocasia esculenta
Kmong Khoai mon Cỏ H, V
Củ Răn cắn ong đốt,
mụn nhọt
52 Cuscutasinesis Lamk
Nhữ hang
lưng
Tơ hồng
vàng
Dây leo H Dây
Ghẻ, lở, bỏng
lửa, chảy máu
cam
53 Curcuma zedoaria(Berg)
Rose
Kinhđăm Nghệ đen Cỏ V
Củ Dạ dày
54 Cymbopogon nardus
Rendl
Tấn sả Cây sả Cỏ V
Củ, lá Cảm, đầy bụng
nôn mửa
55 Desmodium
styracifolium(Obs) Merr
Nhữ phăn
pọt
Kim tiền
thảo
Cỏ V
Cả cây Thanh nhiệt, lợi
thủy, tiêu sạn,
giải độc
56 Dioscorea
Esculentae(Lour).
Mên on Củ từ lông Dây leo V
Củ Giải độc, tê thấp,
thận
57 Dioscorea persimilis
Prain et Burkill
Mên đông Củ mài Dây leo H
Củ Bổ tỳ, phế, thận
58 Drynaria fortunei j.Smith.
Tắc kè đá Cốt toái bổ Cỏ H
Củ Thận, bong gân,
sai khớp
59 Dillenia indica
Cờ pầy pà Cây sổ Gỗ H
Quả, vỏ
cây
Kiết lỵ, cầm ỉa
chảy
60 Diospyros Decandra Lour
Cờ sen Cây thị Gỗ H
Quả, lá,
vỏ, hạt
Táo bón, sốt, sâu
răng, mụn nhọt
61 Eclipta prostrala(L) L Nhọ nồi Nhọ nồi Cỏ H Thân, lá Cầm máu, ho hen
62 Elepphantopuss bulbosa
Urban
Mên o leng
Sâm đại
hành
Cỏ H
Củ Thiếu máu, vàng
da, hoa măt
63 Eleusine indica(L.)
Gaertn.
Tấn hau cạt
Cỏ mần
trầu
Cỏ H
Cả cây Mát gan, hạ
nhiệt, tiêu viêm
64 Elsholtzia cristata Cơ mưi doc
cay
Kinh giới Cỏ V
Thân, lá,
hoa
Cầm máu, đau
đầu, đau họng
65 Erythropalum scandens
Blume
Tấn hau ưm Bò khai Dây leo H
Cả cây Thanh nhiệt,
viêm gan
23
24
TT Tên khoa học
Tên
dân tộc
Tên phổ
thông
Dạng
cây
M.T
sống
BPSD Công dụng
1 2 3 4 5 6 7
66 Erythina variegate L. Cơ mây
tong
Vông gai Gỗ H
Vỏ, lá Mất ngủ, kiết lỵ,
phong tê thấp
67 Eupatorium fortunei
Turcz.
Cờ cháy Mần tưới Cỏ V
Cả cây Sát trùng, mun
nhọt
68 Euphorbia L Cơ mạc lum
ca pậc
Thầu dầu
trắng
Cỏ H
Hạt, rễ, lá Phong thấp, viêm
mủ
69 Excoecaria
cochinchinensis
Mây đan
lơng
Đơn đỏ Gỗ V
Rễ, hoa Lợi tiểu, sốt, đau
nhức
70 Fallopiamultifora. Hau cấu
khốc lơng
Hà thủ ô
đỏ
Dây leo H
Thân, rễ. Nhuận tràng, giải
độc
71 Ficushispida Tấn mác
ngái
Sung ngái Gỗ H
Rễ, lá
quả, vỏ
Mụn nhọt, đau
nhức khớp.
72 Ficus Benjamina Mầy lồng
lầy
Cây si Gỗ H
Lá, nhựa,
rễ
Gẫy xương, nhức
đầu
73 Ficus Racemosa L Mây ngà
nạm
Cây sung Gỗ H
Quả,
nhựa, lá
Lợi sữa, sát
trùng, bổ huyết
74 Gardenia jasminoides
Eltis.
Cơ chi tử Chi tử Cỏ H
Qủa khô Giải nhiệt lợi
mật, cầm máu
75 Gardennia angusta(L.)
Merr.
Cờ lung dúi Dành dành Gỗ H
Quả, rễ Gan, mất ngủ đau
răng
76 Garcinia cowa Roxb.
Cờ lầu sờng Tai chua Gỗ V
Vỏ, quả,
thân, lá,
nhựa
Sốt, khát nước.
77 Glycosmispentaphylla
Corr
Mạc bộc
đông
Bưởi bung Gỗ H
Rễ, lá Giải cảm, chống
ho
78 Gnetum montanum
Margf
Dấy mặc
núi
Dây gắm Dây leo H
Cả thân Giải độc, sôt rét
79 Gleditsia fera(lour) Merr Tấn mạc bồ
kết
Bồ kết Gỗ V
Quả, hạt,
gai
Mụn nhọt, trị
giun
80 Gomphostemma
parviflosa
Hau nháu
Dây đòn
gánh
Dây leo H
Lá,dây Giải độc, cảm
gió, sốt
81 Gynostemma
pentaphyllum(Thurb).
Giảo cổ lam
Giảo cổ
lam
Cỏ V
Cả thân Nhuận tràng,
giảm đau tim
82 Hibbscusrosa-sinensis L.
Mò tan
đông
Dâm bụt Gỗ H
Rễ, hoa,
lá
Chống ho, giải
độc, an thần, da
dày
83 Helerosmilax
gaudichaudiana
Mêm cốc
khốc
Khúc khắc Dây leo H
Thân, rễ Chống viêm, tiêu
độc, dị ứng
84 Hediotis capitellata
Wall.ex G.Don
Tấn ma
lưng
Dạ cẩm Dây leo V
Thân, lá,
hoa
Đau dạ dày, viêm
họng
85 Houttuynia cordata. Tấn sằm
lùng
Dấp cá Cỏ V
Cả cây Tiêu độc, thanh
nhiệt
86 Impatiens balsamina L Mặc gàn
nôm
Bóng nước Cỏ H
Thân, lá,
hạt
Tiêu độc, rắn rếp
cắn
87 Imperata ccylindrrica
Beauv
Cờ hay Cỏ tranh Cỏ H
Rễ Thổ huyết, tiêu
độc
88 Justicia gendarussa L Mơi đọc Thanh táo Cỏ V Cả cây Nối gân, tiếp
24
25
TT Tên khoa học
Tên
dân tộc
Tên phổ
thông
Dạng
cây
M.T
sống
BPSD Công dụng
1 2 3 4 5 6 7
thặc xương, tiêu sưng
89 Kalanchoe
pinnata(Lam…)Pers
Bay bỏng Lá bỏng Cỏ H, V
Cả cây Giải độc, chữa
bỏng, mụn nhọt
90 Kadsura coccinea. Cờ mạc na
đông
Na rừng Gổ H
Rễ, vỏ
than, quả
An thần, dạ dày
91 Kaempferia galangal L Cờ măc sên Địa liền Cỏ H Củ Đau nhức, tê thấp
92 Lagenaria
siceraria(Molina) Standl. Phặc cạt Bầu Dây leo V
Quả, hạt,
rễ, tua
cuốn, hoa
Giải độc, giải
nhiệt,
93 Lactucaindica
Rau bao
Bồ công
anh
Cỏ H
Cả cây Dạ dày, lở loét,
hậu sản
94 Limacia Scandens Lour.
Hau nhàn Dây mề gà Dây leo H
Quả Thanh nhiệt, tiêu
hóa.
95 Lonicera japonica
Hau bặc Kim ngân Dây leo H, V
Lá, thân Thanh nhiêt, rôm
sảy, giải độc
96 Maesa balansae Mez. Mây xăng
mi
Đơn nem Cỏ H
Lá Đau răng, tê thấp
97 Mahonia neplensis DC.
Ô rô Ô rô Gỗ H
Cả cây Trị giun, nhiễm
trùng
98 Milletia dielsiana Harms Phặc la
đông
Máu gà
núi
Gỗ H
Thân Viêm khớp, giảm
đau an thần
99 Mantha arvensis L.
Cờ bạc hà Bạc hà Cỏ V
Lá, thân Lở ngứa, mụn
nhọt, đau tai
100 Monordica
cochinchinensis(Lour.)
Spreng
Mạc mô bít Dây gấc Dây leo V
Hạt Sưng tấy, mụn
nhọt
101 Mimosa Pudica L. Nhữ lào
lam
Trinh nữ Dây leo H
Cả cây Sốt rét, an thần,
phong thấp
102 Mimosa pigra. Dây mắt
mèo
Dây măt
mèo
Dây leo H
Lá Đau đầu
103 Morinda officinalis How. Hau láu lài Ba kích Dây leo H Cả cây Bổ trung, bổ thận
104 Melastoma affine D.Don. Mạc nọp
bơi
Mua Cỏ H
Lá, rễ Cầm máu, tiêu
viêm,
105 Mistletoe
Sà mưi mịn
Tầm gửi
cây gạo
Gỗ H
Cả cây Gan, thận, hậu
sản, cao huyết áp
106 Morus alba Tấn mưi
mun
Dâu tằm Cỏ V
Lá, vỏ rễ,
quả
Cảm, ho, mất
ngủ, thiếu máu.
107 Meli Azedarach L. Tấn mầu
tán
Cây xoan Gỗ H, V
Vỏ cây,
vỏ rễ, lá
Tẩy giun, ghẻ lở.
108 Micromelumminutum
Cờ hổng
chiu đông
Ớt rừng Gỗ H
Rễ, lá Cảm mạo, rắn
cắn, nhiễm trùng,
teo cơ.
109 Mura acuminate Colla.
Cờ cói đống
Chuối
rừng
Cỏ H
Quả, lá Dạ dày, ỉa chảy,
kiết lỵ
110 Nageiafleuryi (Hickel)
Delaub.
Mây chúi
tan
Kim giao Gỗ H
Lá Ho ra máu, sưng
cuống phổi
111 Neptunia oleracea Lour. Cáy tọc tam Rau rút Cỏ V, H Toàn cây Sốt cao, không
25