Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tham khảo Bài tập tuần môn logic. Trường Đại Học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.31 KB, 3 trang )

Câu 1. Trình bày các nghĩa khác nhau của thuật ngữ logic. Phân biệt tư duy, tư duy logic
và hình thức của tư duy logic.
-Các nghĩa khác nhau của thuật ngữ logic:
+Nghĩa thứ nhất: từ hay lời nói
+Nghĩa thứ hai: tính có quy luật( hay cái không thể khác)
-Phân biệt
Câu 6.Kết cấu logic của khái niệm và mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên kết cấu
của khái niệm như thế nào? Cho ví dụ minh họa,
-Kết cấu logic của khái niệm: xét về mặt kết cấu, khái niệm gồm hai mặt là nội hàm và
ngoại diên
+Nội hàm của khái niệm là tổng hòa các dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối tượng
được phản ánh trong khái niệm
Nội hàm của khái niệm cho biết: sự vật ấy là cái gì? như thế nào? Khác sự vật khác ở
chỗ nào? Có thể nói, hiểu biết của chúng ta về những dấu hiệu bản chất đặc trưng của
đối tượng hợp thành nội hàm khái niệm
Ví dụ: Khái niệm “pháp luật”, thì nội hàm của khái niệm này gồm: hệ thống quy tắc xử
sự, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện,..
+Ngoại diên của khái niệm là tập hợp gồm tất cả các đối tượng có chung những dấu
hiệu bản chất đặc trưng được phản ánh trong nội hàm của khái niệm
Xác định ngoại diên của khái niệm là xác định phạm vi lớp đối tượng mà khái niệm
phản ánh. Qua đó, biết được đối tượng nào thuộc hay không thuộc về khái niệm.
Ví dụ: Tập hợp số chẵn có hai chữ số
-Mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên kết cấu của khái niệm là mối quan hệ của nội
hàm và ngoại diên:
Nội hàm và ngoại diên có quan hệ và quy định chặt chẽ với nhau. Nội hàm của khái
niệm được xác định trên cơ sở lớp đối tượng là ngoại diên của khái niệm đó. Sự thay đổi


nội hàm sẽ dẫn đến sự thay đổi về mặt ngoại diên và ngược lại. Quan hệ giữa nội hàm
và ngoại diên của khái niệm là quan hệ ngược chiều nhau. Nghĩa là:
+Nếu nội hàm càng sâu( các dấu hiệu thuộc nội hàm ngày càng mang tính chất cụ thể)


thì ngoại diên càng hẹp(lớp đối tượng mà khái niệm phản ánh ngày càng ít)
+Nếu nội hàm càng nông( các dấu hiệu thuộc nội hội ngày càng mang tính khái quát) thì
ngoại diên càng rộng(lớp đối tượng mà khái niệm phản ánh càng nhiều)
Ví dụ: Khái niệm “tam giác vuông cân” có nội hàm sâu hơn nội hàm khái niệm “tam
giác vuông” nhưng ngoại diên của khái niệm “tam giác vuông” rộng hơn ngoại diên
của khái niệm “tam giác vuông cân”.
Câu 7. Thế nào là định nghĩa khái niệm? Trình bày các quy tắc định nghĩa khái niệm.
-Định nghĩa khái niệm là một thao tác logic của tư duy làm rõ nội hàm khái niệm hoặc
xác lập ý nghĩa của thuật ngữ dùng trong khái niệm.
- Các quy tắc:
+Định nghĩa một khái niệm phải cân đối : không được quá rộng, quá hẹp, hay vừa rộng
vừa hẹp
Ví dụ: Sinh viên nữ là sinh viên, sinh viên là những người học Đại học Luật Hà Nội, …
+Định nghĩa khái niệm không được dùng phủ định: nếu sử dụng phủ định trong khái
niệm dẫn đến việc không làm rõ nội hàm của khái niệm được định nghĩa.
Ví dụ: Yêu là không ghét, giỏi là không dốt,…
+Không được định nghĩa vòng quanh hay ví von: đây là kiểu định nghĩa trong nội hàm
khái niệm dùng để định nghĩa lại được xác định thông qua khái niệm được định nghĩa.
Ví dụ: Đợi là chờ, chờ là đợi;..
+Định nghĩa phải tường mình( rõ ràng, ngắn gọn, chính xác): quy tắc này yêu cầu các
thuật ngữ được sử dụng trong định nghĩa phải ngắn gọn, rõ ràng, đơn nghĩa tránh sử
dụng những từ đa nghĩa, mập mờ, dễ hiểu nhầm
Ví dụ: Chủ nghĩa Cộng sản là thiên đường nhân loại
Câu 8. Trình bày các kiểu (phương pháp) định nghĩa khái niệm.


Gồm các kiểu:
-Căn cứ vào đối tượng được định nghĩa, thì có 2 kiểu định nghĩa:
+Định nghĩa thực là định nghĩa trong đó làm rõ nội hàm khái niệm cần định nghĩa trên
cơ sở nghiên cứu dấu hiệu bản chất cần khái quát trong định nghĩa.

Ví dụ: Con người là động vật có năng lực tư duy.
+Định nghĩa duy danh là định nghĩa vạch ra nghĩa của từ biểu thị đối tượng.
Ví dụ: Hiến pháp được gọi là đạo luật cơ bản.
-Căn cứ vào tính chất của khái niệm dùng để định nghĩa thì có các kiểu sau:
+Định nghĩa tập hợp dựa trên quan hệ giống loài của khái niệm. Định nghĩa qua loại
gần nhất và khác biệt chủng là kiểu định nghĩa trong đó phải chỉ ra khái niệm loại gần
nhất chứa khái niệm cần định nghĩa, rồi sau đó vạch ra những dấu hiệu khác biệt của
khái niệm cần định nghĩa so với khái niệm đó.
+Định nghĩa nguồn gốc chỉ ra nguồn gốc tạo ra đối tượng. Là kiểu định nghĩa trong đó
người ta vạch ra nguồn gốc hoặc phương thức tạo ra đối tượng mà khái niêm cần định
nghĩa phản ánh. Kiểu định nghĩa này có tác dụng làm rõ nguồn gốc phát sinh của đối
tượng. Tuy nhiên, trong thực tế thì không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể chỉ rõ
được xuất xứ, nguồn gốc và cách thức sinh thành, vì thế’ kiểu định nghĩa này chủ yếu
hay dùng trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật
+Định nghĩa theo quan hệ chỉ ra quan hệ của đối tượng với đối tượng khác đã biết. Là
kiểu định nghĩa trong đó người ta chỉ ra môt khái niệm đối lập với khái niệm cần định
nghĩa và nêu rõ mối quan hệ giữa các đối tượng mà hai khái niệm đó phản ánh. (định
nghĩa “vật chất” của V. I.Lênin). Kiểu định nghĩa này thường được dùng khi cần định
nghĩa những khái niêm có ngoại diên rộng nhất — các phạm trù.
-Ngoài các kiểu định nghĩa trên, còn có các kiểu định nghĩa sau:
+Định nghĩa mô tả bằng cách tả các đặc điểm đặc trưng của đối tượng, nhằm phân biệt
nó với các đối tượng khác
+Định nghĩa bằng cách so sánh bằng cách đem so đối tượng với các đối tượng đã biết.



×