Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

So sánh Truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng di sản thừa kế. Tìm và phân tích một bản án về không được hưởng di sản thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.02 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
Phần I. Lý luận về truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng
di sản thừa kế......................................................................................................1
1. Khái quát chung về truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền
hưởng di sản thừa kế.......................................................................................1
2. So sánh giữa truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng
di sản thừa kế..................................................................................................3
Phần II. Tìm và phân tích một bản án về không được hưởng di sản thừa kế.....8
Bản án số 1179/2006/DS-ST ngày 3-11-2006 của Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh............................................................................................8
PHÂN TÍCH VỤ VIỆC KHÔNG CÓ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THỪA
KẾ.................................................................................................................11
KẾT LUẬN.........................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................14

0


MỞ ĐẦU
Khi một người mất đi, phần di sản họ để lại sẽ tiếp tục được chuyển giao cho
những người con sống gọi là thừa kế. Trong quan hệ này, người có tài sản trước
khi chết có quyền định đoạt tài sản cho người khác nếu không sẽ do pháp luật
định đoạt. Trong quan hệ thừa kế, những người được hưởng di sản thừa kế
thường bao gồm những người thuộc diện và hàng thừa kế của người đã chết
hoặc những người được chỉ định trong di chúc. Tuy nhiên để tôn trọng ý chí của
người để lại di chúc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người để lại di chúc
và người thừa kế mà pháp luật có quy định về hai trường hợp không được hưởng
di sản thừa kế là: truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng di


sản thừa kế. Vậy, hai trường hợp trên có những điểm khác giống và khác nhau
như thế nào? Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa hai quy định này và tìm hiểu sâu
hơn trong thực tiễn em xin phép chọn đề tài số 12 để nghiên cứu.
NỘI DUNG
Phần I. Lý luận về truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng
di sản thừa kế.
1. Khái quát chung về truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có
quyền hưởng di sản thừa kế
1.1. Truất quyền hưởng di sản thừa kế
Khoản 1 Điều 626, BLDS quy định:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”
Về mặt từ ngữ, có thể hiểu “truất quyền” nghĩa là việc một cá nhân hay một
pháp nhân bị tước bỏ quyền lợi của mình mà đáng ra được hưởng. Hiện nay,
truất quyền hưởng di sản mới chỉ được pháp luật thừa kế Việt Nam ghi nhận chứ

1


chưa có một quy định rõ ràng. Nên hiện nay, các luật gia có hai quan điểm về
truất quyền hưởng di sản thừa kế:
Thứ nhất, truất quyền thừa kế được nói rõ là việc người để lại di chúc tuyên bố
công khai trong di chúc một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không
được hưởng di sản của mình để lại.
Thứ hai, truất quyền thừa kế không nói rõ, tức là người để lại di chúc không đề
cập đến tên những người thừa kế theo pháp luật của mình trong nội dung di
chúc, khi đó những người không có tên trong di chúc sẽ được hiểu là bị truất
quyền thừa kế.
Trong phạm vi bài viết, em xin ủng hộ quan điểm thứ nhất đó là việc truất thừa
kế phải được công khai trong bản di chúc của người để lại di sản.

1.2 Không có quyền hưởng di sản thừa kế
Cơ sở pháp lý, quy định tại điều 621 BLDS năm 2015
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành
vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm
trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền
hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di
chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại
di sản.

2


2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu
người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ
hưởng di sản theo di chúc”.
Như vậy, có thể thấy, không có quyền hưởng di sản thừa kế hay nhà nước tước
đi quyền hưởng di sản thừa kế chính là trường hợp mà thông thường một cá
nhân vốn được hưởng di sản thừa kế nhưng do một số hành vi nghiêm trọng tới
mức pháp luật xác nhận họ không có quyền hưởng di sản thừa kế
2. So sánh giữa truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền
hưởng di sản thừa kế
2.1. Điểm tương đồng giữa
Trên thực tế, không phải người thừa kế nào cũng mặc nhiên được hưởng di sản
thừa kế mà người thừa kế muốn được hưởng di sản thừa kế phải đáp ứng các

điều kiện do pháp luật quy định. Vì vậy, nếu trên thực tế, họ đã có những hành
vi xâm phạm đến người để lại di chúc và ảnh hưởng tới quyền lợi thừa kế của
những người thừa kế khác thì có thể sẽ không có quyền hưởng thừa kế. Nhưng
dù đáp ứng đủ điều kiện và có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nhưng
người đó sẽ không được hưởng phần di sản nếu như người để lại di sản truất
quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Như vây, trường hợp người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản và người không
có quyền hưởng di sản thừa kế đều dẫn đến hậu quả pháp lí là không được
hưởng di sản.
Thứ hai, Pháp luật quy định về trường hợp người bị truất quyền hưởng di sản
thừa kế và người bị tước quyền hưởng di sản thừa kế dẫn đến hậu quả pháp lí
đều là người không được hưởng di sản.
Thứ ba, hiệu lực của cả hai quy định về truất quyền hưởng di sản thừa kế và
không có quyền hưởng di sản thừa kế lại có những hạn chế nhất định.

3


Truất quyền hưởng di sản thừa kế là một trong những quyền thuộc quyền tự định
đoạt của người lập di chúc. Theo đó, người lập di chúc có quyền không cho một
hay một số người hưởng di sản của mình sau khi chết. Quy định này thể hiện rõ
nguyên tắc tôn trọng quyền tự do ý chí của cá nhân trong quan hệ dân sự. Tuy
nhiên, truất quyền hưởng di sản không phải là một quyền tuyệt đối của cá nhân
người lập di chúc. Bởi ngoài việc trao cho người lập di chúc quyền được truất
quyền hưởng di sản của một người thừa kế nào đó thì pháp luật còn dự liệu
trường hợp người người lập di chúc truất quyền hưởng di sản của các cá nhân
sau thì hiệu lực của quyền đó sẽ bị hạn chế. Cụ thể là các trường hợp người thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại điều 644. BLDS năm
2015:
-“ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng”

- “Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động”
Nếu người lập di chúc truất quyền hưởng di sản của những người này thì theo
quy định của pháp luật, họ vẫn được hưởng ít nhất 2/3 của một suất thừa kế theo
pháp luật, trừ khi họ từ chối nhận di sản hoặc là những người không có quyền
hưởng di sản.
Quy định về trường hợp những người không có quyền hưởng di sản thừa kế,
những người không được hưởng di sản thừa kế vẫn có thể được hưởng di sản
thừa kế nếu như người để lại di sản đã biết về những hành vi vi phạm của họ
nhưng vẫn cho hưởng theo di chúc. Đây chính là trường hợp ngoại lệ của quy
định không được quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại khoản 2 điều 626
Tóm lại, người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế và người không có quyền
hưởng di sản thừa kế đều là những chủ thể vốn không được hưởng di sản thừa
kế. Tuy nhiên cũng có trường hợp, các chủ thể này vẫn được hưởng di sản thừa
kế, phụ thuộc vào ý chí người để lại di chúc hoặc không. Đó là, nếu người bị
truất quyền thừa kế thuộc các đối tượng thuộc Điều 644 và nếu bị tước quyền
hưởng nhưng người để lại di sản cố tình cho hưởng di sản thừa kế.
4


1.2 Điểm khác biệt
1.2.1. Về hình thức áp dụng:
- Điều 626 BLDS năm 2015 quy định truất quyền hưởng di sản thừa kế là quyền
của người lập di chúc mà không phải là quyền của người để lại di sản. Tức là,
khi và chỉ khi tồn tại di chúc mới có thể truất quyền hưởng di sản thừa kế. Vì
vây, truất quyền hưởng di sản chỉ có thể được áp dụng đối với hình thức thừa kế
theo di chúc.
-Trường hợp người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật có hành vi
vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng tới người để lại di sản hoặc người thừa kế
khác, được quy định tại điều 621 có thể bị pháp luật tước quyền hưởng di sản
thừa kế. Như vậy, tước quyền hưởng di sản thừa kế được áp dụng trong cả hai

hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
1.2.3. Về chủ thể
- Pháp luật thừa kế nước ta ghi nhận truất quyền hưởng di sản thừa kế là quyền
của người lập di chúc. Vì thế chủ thể truất quyề thừa kế phải là người lập di
chúc. Tuy nhiên, quy định hạn chế hiệu lực đối với trường hợp truất quyền
hưởng di sản thừa kế lại xuất phát từ ý chí chủ quan của nhà nước. Với mục đích
bảo vệ quyền lợi chính đáng và cần thiết cho một số người thừa kế, pháp luật
thừa kế nước ta đã hạn chế quyền tự do định đoạt của người để lại di sản. Cụ thể
tại điều 644 BLDS năm 2015, pháp luật quy định rằng con chưa thành niên, cha,
mẹ, vợ, chồng và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của
người để lại di sản là những đối tượng luôn được hưởng ít nhất hai phần ba của
một suất thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người để lại di
chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng di sản ít hơn hai phần ba một suất đó, trừ
khi họ từ chối nhận di sản quy định tại.... hoặc họ là những người không có
quyền hưởng di sản quy định tại khoản 1 điều 621 BLDS năm 2015.
- Bên cạnh đó, chủ thể hạn chế cá nhân không được quyền hưởng thừa kế là
Nhà nước. Tuy nhiên bản chất bản chất của quy định hạn chế hiệu lực về không
5


cho cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo khoản 2 điều 621 BLDS năm
2015 lại xuất phát bởi ý chí của người lập di chúc. Quy định tại khoản 2 tuân thủ
nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của người để lại di chúc cũng như bảo vệ quyền
nhân thân, sự bình đẳng của những người được hưởng thừa kế nếu như xuất hiện
sự gian dối tại khoản 1. Những quy định tại khoản 1 điều này bị hạn chế bởi
khoản 2. Qua đó, thể hiện rõ quyền tự do ý chí của người lập di chúc đối với
việc dịch chuyển tài sản của mình sau khi chết.
1.2.3 Về đối tượng
Người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế luôn là người thừa kế theo pháp luật
của người lập di chúc.Vì luật quy định rằng, người lập di chúc được “truất

quyền hưởng di sản của người thừa kế”1 nên được hiểu rằng nếu như không bị
truất thì họ là một trong những người thừa kế của người để lại di sản.
Những người bị truất quyền hưởng di sản có thể có hoặc không có những hành
vi vi phạm pháp luật đối với người để lại di sản cũng như những người thừa kế
khác. Những người này có thể hoàn toàn xứng đáng và đáp ứng đầy đủ điều kiện
mà pháp luật quy định để hưởng di sản nhưng người lập di chúc định đoạt họ
không được hưởng di sản nên họ không có quyền hưởng di sản.
Khác với trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thừa kế, người bị tước quyền
hưởng di sản không bị giới hạn là người thừa kế theo luật của người lập di
chúc. Người bị tước quyền hưởng di sản thừa kế là những người vi phạm pháp
luật, có những hành vi vi phạm đạo đức, ảnh hưởng tới sức khỏe, nhân thân, ý
chí của người để lại di chúc, giả dối, tạo phần lợi về mình, tạo sự bất bình đằng
giữa những người thừa kế 2 ( hành vi bất xứng).
1.2.4.Về lí do
- Người lập di chúc có thể có nhiều lí do mang tính chủ quan để truất quyền
thừa kế của một hoặc một vài cá nhân. Có thể dựa trên phương diện kinh tế hoặc
cũng có thể dựa trên phương diện tình cảm. Trên thực tế, trong quan hệ gia đình,
1 Khoản 1, Điều 626, BLDS năm 2015
2 Khoản 1, Điều 621, BLDS năm 2015

6


tuy có quan hệ huyết thống nhưng lại nảy sinh nhiều vấn đề và có thể dẫn tới
mâu thuẫn khiến ý chí người để lại di chúc không muốn người còn sống sẽ được
nhận di sản của mình. Pháp luật không quy định bắt buộc người lập di chúc phải
nêu rõ lí do truất quyền thừa kế của một chủ thể, người để lại di sản có thể truất
quyền thừa kế của một hay một số người mà không cần đưa ra bất cứ lí do nào,
hoàn toàn tôn trọng ý chí tự do định đoạt của người để lại di sản.
- Nhưng ngược lại, đối với trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng

di sản thừa kế phải xuất phát từ lí do rõ ràng, cụ thể đó là: họ có những hành vi
trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự,
nhân phẩm,... của người để lại di sản hoặc những người thừa kế khác. Và họ
phải bị kết án do hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc hành vi
về ngược đãi nghiêm trọng. hành hạ người để lại di sản; người bị kết án về hành
vi cố ý xâm phạm tính mạng người khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ
phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối,
cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di
chú, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản trái với ý chí người
để lại di sản.
1.2.5. Về hệ quả pháp lý
-Một người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản nghĩa là họ sẽ không được
hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản dưới một hình thức thừa kế nào kể
cả thừa kế theo pháp luật lẫn thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, trường hợp người
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, những người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc thì dù bị truất vẫn được hưởng một phần tài sản nhất
định
-Khác với trường hợp bị truất quyền thừa kế, đối với người bị pháp luật xếp vào
diện không có quyền hưởng di sản thừa kế thì dù họ có là người thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc thì họ vẫn không có quyền hưởng di sản thừa kế

7


chỉ ngoại trừ trường hợp người để lại di chúc đã biết về hành vi vi phạm nhưng
vẫn cho họ hưởng di sản của mình.

8



Phần II. Tìm và phân tích một bản án về không được hưởng di sản thừa kế
Bản án số 1179/2006/DS-ST ngày 3-11-2006 của Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh
XÉT THẤY
(...)
Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng kí kết hôn số 914 ngày 20-4-1973 của Ủy ban
hành chính khu Đống Đa, thành phố Hà Nội xác định giữa ông Tòng và bà Tâm
( sinh năm 1974) là vợ chồng không có con chung.
Căn cứ vào các giấy khai sinh lập ngày 15-9-1959, 25-7-1962, 24-7-1964 của
Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nộ, thì các ông bà Hà, Ngọc,
Long là con chung cảu ông Tòng và bà Tâm ( sinh năm 1937)
Căn cứ vào giấy khai sinh lập ngày 3-2-2006 của Ủy ban nhân dân thị trấn U
Minh, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thì bà Măng là con ông Tòng và bà Đầm.
Tại phiên tòa hôm nay, bị đơn và luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị
đơn cho rằng, ông Long thường có hành động quậy phá ông Tòng, đốt phá bàn
thờ ông bà nên lúc ông Tòng còn sống đã có đơn tố cáo gửi chính quyền địa
phương để từ con, vì vậy ông Long không còn quyền được hưởng thừa kế. Đối
với bà Hà và bà Ngọc do không có trách nhiệm chăm sóc bố nên cũng đã đề
nghị không được hưởng quyền thừa kế. Đối với bà Măng, do làm khai sinh trễ
hạn nên không hợp lệ. Giấy ủy quyền của bà Măng cho ông Long đại diện bà để
giải quyết việc thừa kế do Ủy ban nhân dân thị trấn xã U Minh xác nhận là
không đúng thủ tục.
Ông Long, bà Hà, và bà Ngọc cho rằng, các ông bà vẫn thường xuyên thăm và
chăm sóc bố, nhưng mỗi lần gặp mặt nhau là đến chỗ hẹn riêng chứ không đến
nhà ông chứ không đến nhà ông Tòng vì họ không muốn nhận bà Tâm (sinh năm
1947) là mẹ kế nên họ không muốn gặp mặt bà Tâm. Riêng ông Long còn cho
9


rằng ông là con trai duy nhất của ông Tòng dù cha có trách mắng nhưng tình

cảm cha con vẫn tốt đẹp, chưa có văn bản nào tước đi quyền làm con của ông,
nên ông không đồng ý với lời nại ra của phía bị đơn và luật sư bị đơn.
Xét, căn cứ vào điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 thì các con của ông Tòng
phải có quyền và nghĩa vụ thừa kế mà pháp luật quy định, việc tước quyền và
nghĩa vụ của ông Long, bà hà, bà Ngọc phải thỏa mãn các điều kiện của điều
643 Bộ luật dân sự, được quy định rõ:
“Những người sau đây không được hưởng di sản :
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành
vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm
trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền
hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di
chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại
di sản...”
Bị đơn nại ra vấn đề này nhưng không đưa ra những bằng chứng xác đáng phù
hợp với những điều kiện mà luật quy định để chứng minh cho yêu cầu của mình,
vì vậy mà các con của ông Tòng gồm bà Hà, bà Ngọc, ông Long vẫn có đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ thừa kế của ông Tòng.
(...)
Bà Măng ủy quyền cho ông Long trình bày tại phiên tòa về việc không nhận
phần di sản thừa kế của bà Đầm được hưởng đối với di sản của ông Tòng. Tuy
nhiên, theo quy định tại điều 635 Bộ luật dân sự người thừa kế phải là người còn
10


sống vào thời điểm mở thừa kế. Xét, khi ông Tòng chết năm 2005 phát sinh thời

điểm mở thừa kế thì bà Đầm không còn sống (bà Đầm đã chết năm 2002) nên bà
Đầm không là người thừa kế hưởng di sản của ông Tòng.
Bà Tâm( sinh năm 1937) có đơn đề ngày 13-6-2006 xin từ chối không nhận di
sản thừa kế của ông Tòng. Xét việc từ chối nhận di sản này là tự nguyện, không
trái pháp luật nên ghi nhận.
Như vậy, những người thừa kế hưởng di sản của ông Tòng được xác định gồm
có 5 đồng thừa kế sau: Bà Tâm(sinh năm 1947); Bà Măng ; Bà Hà; Bà Ngọc;
Ông Long.
(...)
Vì các lẽ trên
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng các điều 25,33,34,128,131 Bộ luật tố tụng dân sự;
Áp dụng các điều 31,63 và 64 Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị quyết số
35/2000/NQ-QUỐC HỘI ngày 9-6-2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000.
Áp dụng các điều 136, 214, 215, 216, 219, 409, 631, 634, 635, 637, 642, 643,
674, 675, 676, 683 và 685 Bộ luật dân sự;
Áp dụng Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ quy định về án phí,
lệ phí Tòa án,
Tuyên xử:
1- Chấp nhận một phần yêu cầu của của ông Long, bà Hà và bà Ngọc về việc
xin xác nhận quyền sở hữu đối với căn nhà số 1A Bình Quới, P.27 Q. Bình
Thạch và căn nhà số 20 Linh Đông, khu phố 8, P.Linh Đông, Q. Thủ Đức.

11


2- Chấp nhận yêu cầu của bà Tâm (sinh năm 1947) về việc xin xác định một
phần quyền sở hữu đối với căn nhà số 1A Bình Quới, P.27 Q. Bình Thạch và căn
nhà số 20 Linh Đông, khu phố 8, P.Linh Đông, Q. Thủ Đức.

3- Chấp nhận yêu cầu của ông Hùng về việc xin xác định một phần quyền sở
hữu đối với căn nhà số 1A Bình Quới, P.27, Q.Bình Thạch.
(...)
PHÂN TÍCH VỤ VIỆC KHÔNG CÓ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THỪA
KẾ
1. Bối cảnh
1.1 Nguyên nhân
Trong vụ kiện đòi di sản thừa kế, bị đơn cáo buộc ông Long ( con trai người để
lại di sản - ông Tòng) thường xuyên có hành vi quậy phá ông Tòng và đốt bàn
thờ ông bà lúc ông Tòng còn sống, đã có đơn tố cáo gửi chính quyền địa phương
để từ con nên ông Long không có quyền được hưởng di sản thừa kế của ông
Tòng. Đối với phía bà Hà và bà Hạnh ( con ông Tòng), bị cáo buộc là không có
trách nhiệm, không chăm sóc bố nên cũng bị đề nghị là không có quyền hưởng
di sản thừa kế.
1.2 Phản biện của những bên liên quan
Ông Long, bà Hà và bà Ngọc phủ nhận những cáo buộc trên. Các ông bà này
khẳng định vẫn hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc bố, nhưng do những lần họ gặp
nhau là những cuộc hẹn riêng vì không muốn nhận bà Tâm (sinh năm 1947) là
mẹ nên không muốn đến nhà và gặp bà. Phía ông Long phản đối những lời nại ra
của bị cáo và luật sư bị cáo, ông đưa ra lí lẽ khẳng định dù có trách mắng nhưng
tình cảm cha con hai giữa ông và ông Tòng vẫn tốt đẹp, hơn nữa chưa có bản án
nào tước đi quyền hưởng di sản thừa kế của ông.
2. Bình luận theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
Thứ nhất, trong vụ việc nêu trên, có đề cập tới việc không được quyền hưởng di
sản do xâm phạm tới quyền nhân thân. Theo điểm a khoản 1 Điều 643 BLDS
12


năm 2005 (điều 621 BLDS năm 2015), “những người sau đây không có quyền
hưởng di sản: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe

hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hạnh hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó”. Trong vụ việc trên, ông
Long là con của người để lại di sản (ông Tòng) nên thông thường sẽ được hưởng
di sản ở hàng thừa kế thứ nhất, tuy nhiên phía bị đơn lại cho rằng ông thường
xuyên có hành vi quậy phá. Về phía Tòa án, “”. Tòa án có quyền đưa ra nhận
xét như vậy, vì theo quy định tại điều 621 để xác định về không có quyền hưởng
di sản thừa kế phải phụ thuộc vào hai điều kiện là điều kiện về hành vi thực tế và
điều kiện về hình thức. Điều kiện về hành vi thực tế, đối tượng đó “cố ý xâm
phạm”, tức là phải chứng minh được việc người đó có hành vi thực tế “xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ
người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.”
Ngoài việc chứng minh được sự tồn tại của hành vi vừa nêu, cần phải chứng
minh được chủ thể liên quan tiến hành hành vi này do lỗi “cố ý” nên nếu những
hành vi nêu trên nhưng do lỗi “vô ý” thì không thuộc các trường hợp bị tước
quyền hưởng di sản. Tương tự, “trong trường hợp người thừa kế chỉ bị kết án về
hành vi vô ý giết chết người để lại di sản, người đó vẫn được hưởng thừa kế
theo pháp luật”3 . Điều kiện về hình thức, hành vi cố ý này phải bị “kết án”, tức
là phải có một bản án chính thức có hiệu lực của tòa án thì mới có cơ sở tước đi
quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân. Về quan điểm cá nhân, nhận thấy việc
áp dụng của tòa án khá hợp lí bởi bằng chứng của vụ việc trên không đủ để
chứng minh cho việc ông Long cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm
trọng danh dự, nhân phẩm của người đó, nhưng để có bằng chứng cho hành vi
này còn gặp nhiều khó khăn trên thực tế khi người dân chưa nắm rõ luật pháp
trong tay, và chỉ khi có một bản án chính thức mới có thể tước quyền của một cá
nhân nên hiển nhiên là dù một các nhân có vi phạm nghiêm trọng tới đâu nhưng
nếu không có một bản án chính thức sẽ không thể tước quyền hưởng di sản.
3

Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Sđd, tr.23

13


Thứ hai,vụ việc có liên quan tới một trong những trường hợp dẫn tới hậu quả
không có quyền hưởng di sản thừa kế là vi phạm quyền nuôi dưỡng. Theo điểm
b khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005 ( Điều 621 BLDS năm 2015) “Người vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng của người để lại di sản.”
Với quy định trên, tước quyền hưởng di sản của người được hưởng di sản thừa
kế không phụ thuộc vào việc người này có bị tuyên án hay không. Tuy nhiên, để
đủ điều kiện tước quyền của người đó trong trường hợp có “nghĩa vụ nuôi
dưỡng người để lại di sản” và đã “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ” này. Ví dụ
như trường hợp, cụ già có con cái nhưng bị con cái bỏ mặc, không chăm sóc
trong khi cụ đang có nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng do tuổi cao và bệnh tật.
Áp dụng vào thực tiễn vụ việc trên, mặc dù phía bị đơn cho rằng “Bà Hà và bà
Ngọc không có trách nhiệm, không chăm sóc bố” nhưng lại không đưa ra được
bằng chứng xác thực phù hợp với những yêu cầu mà luật quy định để chứng
minh. Bởi vậy mà các con ông Tòng là bà Hà, bà Ngọc, ông Long vẫn có đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ thừa kế.

KẾT LUẬN
Tóm lại, vấn đề xác định người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế và
người không có quyền hưởng di sản thừa kế là vấn đề quan trọng khi chia thừa
kế đối với di chúc của người chết. Nó giúp cho tòa án, cá nhân có thẩm quyền có
những phán xử chính xác, đúng với quy định của pháp luật và phù hợp với đạo
đức xã hội. Ngoài ý nghĩa trên, quy định của pháp luật về 2 trường hợp trên còn
có tính răn đe với mọi người về hậu quả pháp lý mà họ sẽ phải gánh chịu nếu
thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

14



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2017 (tái bản có chỉnh sửa).
* Sách tham khảo
1. PGS.TS. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam Bản án và bình luận bản bán
( sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ ba, có cập nhật BLDS năm 2015), NXB.
Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam;
2. PGS. Nguyễn Văn Cừ- PGS. Trần Thị Huệ, “Bình luận khoa học Bộ luật Dân
sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015”, NXB Công an nhân dân, 2017.
*Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005;
2. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015.
* Luận án, luận văn
1. Lê Quang Thắng, Truất quyền hưởng di sản thừa kế một số vấn đề lý luận và
thực trạng pháp luật, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;
2. Phan Thị Hoài, Truất quyền hưởng di sản thừa kế, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Hà Nội.

15



×