Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

QUẢN lý THỜI GIAN của NGƯỜI THÀNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.31 KB, 14 trang )

SLIDE 1:

QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG
SLIDE 2:
Chúng ta hãy trở thành một người có năng lực thật sự biết đề ra kế hoạch
và quản lý thời gian cho 24 tiếng đồng hồ theo cách của bản thân!!!
SLIDE 3:
Tùy theo mỗi người, không chỉ hoàn cảnh và mục tiêu khác nhau mà quan
điểm về nhân sinh, về mức độ cảm nhận thành đạt, hạnh phúc cũng như ước
muốn của mỗi người không giống nhau.
AI cũng có 24 tiếng đồng hồ một ngày cho riêng mình nhưng chỉ người nào
biết thu xếp và quản lí tốt thời gian theo cách riêng của mình để đạt hiệu suất
cao nhất trong 24h đó mới có thể gọi là người có năng lực được.
Tóm lại, có năng lực quản lí thời gian nghĩa là nhờ hiểu rõ bản thân nên có
thể đề ra kế hoạch về thời gian một cách tốt nhất cho riêng mình.
SLIDE 4:
QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG THÌ KHÁC
Quản lí thời gian tạo ra một lịch trình phù hợp với mục tiêu của cuộc sống,
cá tính hay thói quen của từng người và cũng chính là quản lí thứ tự ưu tiên
của hoạt động mà mình cho là cần thiết trong lịch trình đó.
Theo đó, quản lí thời gian sẽ khác nhau ở mỗi cá nhân.
Bởi vì mỗi cá nhân không chỉ khác nhau về hoàn cảnh, mục tiêu, khác nhau
về mong muốn cũng như cảm nhận về sự thành đạt, về hạnh phúc và nhân
sinh quan.
Tùy theo mong muốn và mục đích của mỗi người mà họ sẽ đặt điều đó làm
trọng tâm cho cuộc sống. Việc vạch ra kế hoạch theo mụch đích và mong muốn
của mỗi người được xem là phương án tối ưu để quản lí thời gian một cách có
hiệu quả.
Để làm được điều này cần phải nắm bắt những kĩ năng mới đồng thời biết
rõ những thói quen xấu của bản thân cũng như kiến tạo ra cách quản lí thời
gian phù hợp nhất cho riêng bản thân mình.


SLIDE 5:
TÌM NGUYÊN NHÂN TẠI SAO KHÔNG THỂ QUẢN LÍ THỜI GIAN
1.
Không thích hợp trong công việc
Phải xác định rõ vị trí từng công việc trong lịch trình.
Trên thực tế, luôn nảy sinh ra nhiều việc hơn so với lượng thời gian đã định
sẵn trong một ngày.
Có nhiều lúc vô tình lượng thời gian cần làm việc đã lên kế hoạch còn dư lại
làm cho mọi việc đột nhiên chệch hướng.
Vì thế dù có phát sinh khoảng thời gian còn lại ngoài dự kiến nhưng ta vẫn
không biết làm gì với khoảng thời gian đó.
Như vậy, một khi có việc nào đó mà quan trọng đối với bản thân thì bạn hãy
chuẩn bị thời gian nhất định cho công việc đó.
SLIDE 6:
2.
Thời gian hoạt động không phù hợp
Nếu bạn làm việc vào lúc mà không phù hợp với chu kì năng lượng và sức
tập trung của bản thân thì tất nhiên sẽ dẫn tới năng suất làm việc không cao.
Ví dụ như mỗi tháng bạn phải tổng kết lại sổ sách kế toán nhưng mỗi lần mà
không thể kết thúc được thì nó làm tiêu hao năng lực tinh thần của bạn.
Giả sử bạn có khả năng tập trung cao vào buổi sáng, nếu bạn tập trung làm
vào giờ này chắc hẳn bạn sẽ xử lý tốt với các con số rắc rối
3.
Công việc phức tạp và qui mô lớn
Có lúc công việc quá phức tạp và gây khó chịu khiến ta có thể bỏ cuộc
nhưng nếu gặp những việc đòi hỏi phải giải quyết ngay tức thời thì ta cần phải
đơn giản hóa nó đi.
Mặt khác, có những công việc với qui mô lớn đến mức không thể hình dung
nổi thì lúc đó cần phải phân chia công việc phức tạp đó ra thành nhiều giai
đoạn khác nhau.

SLIDE 7:
4.
Thể lực giảm sút
Nhiệt độ thấp và thể lực giảm sút khiến cho tiến hành công việc gặp khó
khăn. Cũng có khi thể lực đã đạt mức giới hạn.
Chứng u uất, trở ngại về sức tập trung hay vì những vấn đề về sức khỏe mà
bản thân không tự nhận ra được cũng là nguyên nhân làm chậm lại tốc độ của
công việc.
Vì thế, bạn nên xem có cần tới bệnh viện điều trị hay không.
Nhưng cũng có nhiều người gặp chứng thiếu ngủ vì những lí do bất khả
kháng nào đó.
Và dĩ nhiên chứng thiếu ngủ đó làm giảm sút một cách tầm trọng sức tập
trung và khả năng phán đoán của chúng ta.
Do đó, hãy tạo cho mình thời gian ngủ đầy đủ và lưu ý tới vấn đề sức khỏe
thường ngày để không bị kiệt sức cũng như không mắc phải những căn bệnh
nghiêm trọng.
SLIDE 8:
5.
Thời kì chuyển tiếp
Đôi khi có những giai đoạn chuyển biến khiến chúng ta gặp phải những xáo
trộn như kết hôn, ly hôn, sinh con, chết, về hưu, tốt nghiệp, hợp tác kinh
doanh…
Một khi thói quen sinh hoạt bị thay đổi cần phải mất nhiều thời gian để thích
nghi.
Sự chuyển tiếp mang tính nhất thời đó có thể gây ra những khó khăn vì thế
ta cần phải tái xác định lại mục tiêu bản thân để thiết lập lại quy cách mới.
Hãy bắt đầu vào những việc ta có thể duy trì một cách chính xác là tốt nhất.
SLIDE 9:
6.
Khi không có việc để làm thì cảm thấy lo lắng

Đối với loại người này họ lúc nào cũng luôn lấp đầy trong đầu cũng như lịch
trình những khoảng trống ( lúc nào cũng kiếm việc để làm). Vì thế họ không có
thì giờ rãnh rỗi để suy nghĩ xem những vấn đề cơ bản của cuộc sống và mong
muốn thật sự của cuộc đời mình là gì?
Hoặc là nếu có thời gian rãnh 1 chút thì họ cũng không thể nhận ra được
những vấn đề cốt lõi đó.
Ví dụ: Để không gặp phải những rắc rối xảy ra trong công việc và muốn
mình bận rộn thì hãy mạnh dạn đào sâu những vấn đề của bản thân mình.
SLIDE 10:
TÌM NGUYÊN NHÂN TẠI SAO KHÔNG THỂ QUẢN LÍ THỜI GIAN
7. Quan tâm sâu sắc tới muc tiêu dù là của bản thân hay của người
khác
Có lúc để được công nhận và được đối xử như là một người có ích thì trước
hết cần phải có suy nghĩ rằng mình đang không có sự quan tâm sâu sắc tới
những người khác xung quanh mình.
Còn nếu không dù có muốn hay không thì việc từ chối khiến khó xử nên
ta cũng có thể chấp nhận một yêu cầu nào đó.
Nhưng nói vậy không có nghĩa là ta phải chấp nhận hết mọi yêu cầu.
Và cuối cùng hãy ghi nhớ rằng đó có thể là lợi bất cập hại chỉ vì tính cách
không thể từ chối bất kỳ việc gì đó.
SLIDE 11:
TÌM NGUYÊN NHÂN TẠI SAO KHÔNG THỂ QUẢN LÍ THỜI GIAN
8. ĐỂ TRỞ NÊN HOÀN THIỆN
Những người có khuynh hướng hoàn thiện thì luôn hoàn thành công việc
theo tiêu chuẩn cao nhất, trái lại, những người quản lí thời gian tài giỏi luôn
nhận ra tầm quan trọng của công việc và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc.
Nếu làm tất cả mọi việc một cách hoàn hảo thì không thể nào kết thúc hết mọi
việc sẽ phải làm. Khát vọng về sự hoàn hảo được bắt đầu từ tham vọng muốn
được thừa nhận. Hơn nữa, nó cũng có thể được bắt đầu từ nỗi sợ hãi trước sự
đánh giá nghiêm khắc, sự ngại ngùng, phê bình, chỉ trích từ người khác.

Gía trị mà hướng đến sự nổ lực thật sự của một việc nào đó không phải là
việc học cách phán đoán (thành công hay thất bại), được hay mất. Cần quyết
định mục tiêu phù hợp với những việc sẽ làm trong tương lai.
Có sự khác biệt giữa việc sẽ nổ lực hết sức mình với việc không có sự nổ
lực như vậy. Trước tiên, hãy thử học cách hài lòng ở chừng mực nào đó.
SLIDE 12:
LẬP THỜI GIAN BIỂU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ (1)
Thời gian biểu là gì?
Thời gian biểu là bản lịch trình cơ bản giúp giữ cuộc sống cân bằng, giúp
chúng ta thấy được kế hoạch trong một ngày, một tuần, thậm chí một tháng.
Đồng thời, khi những việc không dự định trước xảy ra, nhìn vào thời gian biểu,
ta có thể biết được có đủ thời gian cần thiết cho việc đó hay không. Từ đó, điều
chỉnh lại bản thời gian biểu cho thích hợp.
Sắp xếp thời gian hoạt động cụ thể trong thời gian biểu và lập ra kế hoạch
tổng thể của một tuần. Hãy tự hỏi bản thân rằng “thời gian biểu của mình đã
đầy đủ chưa? đã bao gồm hết tất cả các lĩnh vực hoạt động chủ yếu chưa? có
đảm bảo được thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, vui chơi chưa? Hoạt động thể
chất và hoạt động tinh thần, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt cá nhân có tương
thích với nhau không? Tốc độ có đúng với với năng lực bản thân? Với thời
gian biểu đó có thể duy trì sức lực được không?”.
SLIDE 13:
LẬP THỜI GIAN BIỂU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ (2)
Lập ra một bản thời gian biểu cũng giống như là giải một bài toán đố vậy.
Hãy cố chỉnh sửa cho đến khi nào thấy vừa ý mới thôi.
Dĩ nhiên, cũng có những việc giống như thời gian làm việc hay thời gian ở
trường thì không thể thay đổi nhưng mà những việc linh tinh thì có thể điều
chỉnh theo mong muốn.
Khi không thể sắp xếp vào đâu đó hay không thể phán đoán phải bố trí như
thế nào thì lúc đó hãy nhờ đến trực giác ban đầu.
Đồng thời trong một bản thời gian biểu ta cũng có thể tạo ra một bản kế

hoạch khác nhỏ hơn và cụ thể hơn.
Ví dụ : Mục tiêu của bạn là lập kế hoạch “cải thiện sức khỏe”. Để đạt được
mục tiêu lớn này cần vạch ra các mục tiêu nhỏ cụ thể như là sắp xếp thời gian
ngủ đủ, thời gian vận động 3 lần trong 1 tuần, và thời gian nấu món ăn dinh
dưỡng mỗi ngày ở trong thời gian biểu.
SLIDE 14:
LẬP THỜI GIAN BIỂU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ (3)
Song song với việc lập ra thời gian biểu và thực hiện trong suốt 2 tuần, hãy
đánh giá rõ ràng xem thời gian biểu đó có phù hợp với bản thân mình không và
điều chỉnh nó.
Có trường hợp thời gian biểu đã kín không còn chổ để ghi..
Cũng có thể việc phải làm nhiều hơn thời gian qui định.
Những lúc như vậy, hãy tìm phương pháp nào có thể làm cùng lúc nhiều
hoạt động

×