Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.27 KB, 3 trang )
Người có năng lực khó kiếm việc tốt?
Những người nhảy việc đa số là người có năng lực nhưng mỗi lần chuyển đến
một công ty mới lại mất một khoảng thời gian không ngắn để khẳng định
mình hơn. Nhảy việc dẫn tới thiếu ổn định, kinh nghiệm chỉ là chắp vá không
hoàn chỉnh
Chân dung những cô cậu ì
Bước chân ra trường với tấm bằng trung bình khá, nếu như bao người khác, họ
phải chạy đôn đáo khắp nơi lo lắng kiếm việc thì Quý Đình lại ung dung ngồi một
chỗ chờ bố mẹ "đặt đâu ngồi đó". Đây không phải là tâm lý riêng của Đình mà có
rất nhiều bạn trẻ khác cũng có suy nghĩ như vậy.
Thịnh học hành quá đỗi bình thường, may mắn vớt vát vào được một trường Quản
trị kinh doanh nổi tiếng ăn chơi ở Hà Nội. Tuy nhà ở Bắc Giang nhưng cũng có
điều kiện, suốt ngày Thịnh cứ rong ruổi trên chiếc xe mới coóng vi vu lượn khắp
nơi, từ pub này tới các vũ trường nọ. Sinh năm 1980 mà bây giờ vẫn chưa ra nổi
trường. Vì điều kiện gia đình khá giả nên Thịnh cứ "vô tư": “Ôi, cứ thoải mái chứ!
Muốn đi làm lúc nào chả được. Chẳng qua là muốn hay không thôi…” Thịnh luôn
mồm huênh hoang, khoác lác về sự quen biết rộng lớn của bậc phụ huynh. Cậu
còn khẳng định tiềm lực kinh tế của gia đình có thể xây khách sạn cho cậu quản lý
bất cứ lúc nào.
Khác với Thịnh, Hằng học hành cũng thuộc hàng "top", thế nhưng trong công việc
cái gì cô cũng ngại. Ra trường được hơn hai năm, cô nàng vẫn nằm nhà vì “chẳng
chịu được áp lực đâu”. Chỉ cần sếp to tiếng hay đồng nghiệp nhắc nhở làm cô
không vừa lòng thì ngay lập tức cô lại lầm lũi thu dọn đồ đạc về nhà. Và rồi, tiện
thể nhà cô có cửa hàng ngay mặt phố, cô làm ‘bà chủ’ từ lúc nào không biết. Tấm
bằng cử nhân hoá sinh của Hằng cho tới lúc cô lập gia đình vẫn chưa phát huy
được tác dụng.
Và những người năng nhảy việc
Ngọc Lâm (24 tuổi, Hà Nội) ra trường được gần hai năm vậy mà cô đã “kinh qua”