Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

bao cao danh gia tac dong moi truong du an nha may xu ly chat thai ran rac sinh hoat can tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.83 MB, 227 trang )

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................ 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... 9
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 10
1.

XUẤT XỨ DỰ ÁN ......................................................................................................... 10

1.1.

Hoàn cảnh ra đời của Dự án ..................................................................................................... 10

1.2.

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư: ............................................................... 12

2.

CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM .............. 12

2.1.

Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn ........................................................ 12

2.2.

Các văn bản liên quan đến dự án ............................................................................................ 16

2.3.



Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác

động môi trường ............................................................................................................................................... 17
Tổ chức thực hiện ĐTM ............................................................................................................ 17

2.4.
3.

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM....................................... 19

3.1.

Phương pháp ĐTM ..................................................................................................................... 19

3.2.

Các phương pháp khác .............................................................................................................. 20

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ........................................................................... 23
1.1. TÊN DỰ ÁN ..................................................................................................................... 23
1.2. CHỦ DỰ ÁN .................................................................................................................... 23
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN ........................................................................................ 23
1.3.1.

Mô tả vị trí của Dự án ................................................................................................................ 23

1.3.2.

Mô tả hiện trạng khu đất thực hiện Dự án ........................................................................... 26


1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN ............................................................................ 28
1.4.1.

Mục tiêu, phạm vi của Dự án................................................................................................... 28

1.4.2.

Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của Dự án .......................................... 29

1.4.3.

Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công các hạng mục công trình: ............... 31

1.4.4.

Công nghệ sản xuất, vận hành: ............................................................................................... 33

1.4.5.

Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến: ................................................................................... 61

1.5. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra của dự án .......................... 64
1.5.1.

Nguyên, nhiên vật liệu cung cấp cho quá trình thi công xây dựng Dự án .................. 64

1.5.2.

Nguyên, nhiên vật liệu cung cấp cho quá trình hoạt động của Dự án ......................... 67


1.6. Tiến độ thực hiện dự án .................................................................................................. 69
1.7. Vốn đầu tư ........................................................................................................................ 71
1.7.1.

Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ....................................................................................... 71

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 1


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

1.7.2.

Tổ chức nhân công trong giai đoạn thi công Dự án .......................................................... 72

CHƯƠNG 2:ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊNVÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................................................................................... 74
2.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 74

2.1.1.

Điều kiện về địa lý, địa chất..................................................................................................... 74

2.1.2.


Điều kiện về khí tượng, thủy văn ........................................................................................... 77

2.1.3.

Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí.................... 83

2.1.4.

Hiện trạng tài nguyên sinh học................................................................................................ 88

2.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................................... 89

2.2.1.

Điều kiện kinh tế huyện Thới Lai........................................................................................... 89

2.2.2.

Điều kiện xã hội huyện Thới Lai ............................................................................................ 89

CHƯƠNG 3:ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ........................................... 93
3.1.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG .......................................................................................... 93

3.1.1.

Đánh giá tác động môi trường giai đoạn chuẩn bị Dự án ................................................ 93


3.1.2.

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải ................................................................ 120

3.1.3.

Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của Dự án ........................ 127

3.1.4.

Nguồn tác động liên quan đến chất thải ............................................................................. 128

3.1.5.

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải ................................................................ 146

3.2.

NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT VÀ MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT

QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO ................................................................................................ 151
3.2.1.

Mức độ tin cậy của các đánh giá .......................................................................................... 152

3.2.2.

Mức độ chi tiết của các đánh giá .......................................................................................... 154


CHƯƠNG 4:BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN .......................................... 155
4.1.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

CỦA DỰ ÁN .......................................................................................................................... 155
4.1.1.

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong giai đoạn

chuẩn bị ………………………………………………………………………………….155
4.1.2.

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của Dự án trong giai đoạn thi

công xây dựng ........................................................................................................................ 155
4.2.

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của Dự án trong giai đoạn

vận hành ................................................................................................................................ 171
4.2.1.

Biện pháp giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải .......................................... 171

4.2.2.

Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải ............................. 199


Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

4.3.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ .... 200

4.3.1.

Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án trong giai đoạn

thi công

…………………………………………………………………………………..200

4.3.2.

Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án trong giai đoạn

vận hành …………………………………………………………………………………..202
4.4.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................................... 206
4.4.1.


Dự toán kinh phí cho chương trình quản lý môi trường ................................................ 206

4.4.2.

Tổ chức thực hiện ..................................................................................................................... 206

CHƯƠNG 5:CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.............. 208
5.1.

Chương trình quản lý môi trường ......................................................................... 208

5.2.

Chương trình giám sát môi trường ........................................................................ 214

5.3.

Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công ...................................................... 214

5.3.1.

Giám sát môi trường không khí ............................................................................................ 214

5.3.2.

Giám sát sự sụt lún, sạt lở của công trình, sự cố cháy nổ .............................................. 215

5.3.3.


Giám sát an toàn lao động ...................................................................................................... 215

5.4.

Giám sát môi trường trong giai đoạn đi vào hoạt động ....................................... 216

5.4.1.

Giám sát chất lượng môi trường nước .................................................................. 216

5.1.2.

Giám sát môi trường khí thải ................................................................................ 217

5.1.3.

Giám sát khác ........................................................................................................ 217

CHƯƠNG 6:THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ......................................................................... 219
6.1.

TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ......... 219

6.2.

KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ................................................................ 220

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ......................................................................... 222
1. Kết luận ............................................................................................................................. 222
2. Kiến nghị ........................................................................................................................... 223

3. Cam kết.............................................................................................................................. 223
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 226
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................... 227

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mô phỏng vị trí quy hoạch khu xử lý rác huyện Thới Lai và vị trí dự án .....24
Hình 1.2. Phối cảnh nhà máy khi đi vào hoạt động.......................................................25
Hình 1.3. Hình ảnh hiện trạng dự án khảo sát tháng 11/2016 .......................................27
Hình 1.4.Thành phần chất thải rắn ở thành phố Cần Thơ .............................................34
Hình 1.5. Sơ đồ đốt của lò đốt rác dự án .......................................................................40
Hình 1.6: Sơ đồ quy trình đốt rác ..................................................................................41
Hình 1.7. Ghi lò đốt .......................................................................................................54
Hình 1.8. Tấm ghi dạng trượt, lật và cố định ................................................................55
Hình 1.9. Hệ thống điều khiển lò đốt ............................................................................55
Hình 1.10. Hệ thống không khí phụ trợ đốt cháy ..........................................................56
Hình 1.11. Hệ thống tận dụng nhiệt dư .........................................................................59
Hình 1.12. Hệ thống lò hơi tận dụng nhiệt thải: ............................................................60
Hình 1.13. Sơ đồ dự kiến tổ chức quản lý điều hành Dự án trong giai đoạn hoạt động
.......................................................................................................................................72
Hình 3.1. Bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi ....................................................................132
Hình 3.2. Bản đồ mô phỏng ô nhiễm SO2 ...................................................................133
Hình 3.3. Bản đồ mô phỏng ô nhiễm NO2 ..................................................................133
Hình 3.4. Bản đồ mô phỏng ô nhiễm CO ....................................................................134

Hình 3.5. Thời gian cần thiết để phân hủy 99,99% PCDD ở một nhiệt độ nhất định .136
Hình 4.1. Biện pháp che chắn công trình ....................................................................158
Hình 4.2. Hình ảnh nhà vệ sinh di động 2 buồng ........................................................161
Hình 4.3. Sơ đồ thoát nước thải thi công và nước mưa chảy tràn trong quá trình thi
công .............................................................................................................................163
Hình 4.4. Thùng chứa rác thải sinh hoạt .....................................................................165
Hình 4.5. Công nghệ xử lý làm sạch khói thải ............................................................173
Hình 4.6. Hệ thống khử NOX.......................................................................................174
Hình 4.7. Sơ đồ hệ thống SNCR .................................................................................175
Hình 4.8. Lắp đặt 2 máy bơm tăng áp .........................................................................175
Hình 4.9. Súng phun SNCR ........................................................................................176
Hình 4.10. Tháp phản ứng tách axit ............................................................................179
Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 4


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

Hình 4.11. Hệ thống phun than hoạt tính ....................................................................181
Hình 4.12. Máy khử bụi dạng túi ................................................................................182
Hình 4.13. Thiết bị lọcbụi túi vải ................................................................................182
Hình 4.14. Buồng chứa ................................................................................................183
Hình 4.15. Bộ lọc túi vải .............................................................................................184
Hình 4.16. Hệ thống làm sạch khói: ............................................................................185
Hình 4.17. Hệ thống giám sát làm sạch khói tại chỗ ...................................................186
Hình 4.18. Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt của Dự án ..........................................188
Hình 4.19. Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại 3 ngăn .....................................189
Hình 4.20. Sơ đồ lưu trình xử lý nước rỉ rác ...............................................................194


Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 5


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích xây dựng các hạng mục dự án .......................................................29
Bảng 1.2. Các hạng mục xây dựng chính của dự án .....................................................29
Bảng 1.3. Sự phân phối thành phần rác ở các khu dân cư đô thị ở các nước có thu nhập
thấp, trung bình và cao ..................................................................................................35
Bảng 1.4. Phân tích các thành phần vật lý của rác sinh hoạt tại Cần Thơ ....................35
Bảng 1.5. Phân tích các thành phần hóa học của rác.....................................................35
Bảng 1.6. Tình trạng hiện tại của khu vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố
Cần Thơ .........................................................................................................................36
Bảng 1.7. Bảng phân tích nhiệt trị của rác thải sinh hoạt ở Cần Thơ tháng 10/2016....39
Bảng 1.8. Tham số nồi hơi dư nhiệt và máy phát điện tuabin của dự án nhà máy điện
đốt rác thải Cần Thơ ......................................................................................................43
Bảng 1.9. Thông số chính của lò đốt rác .......................................................................53
Bảng 1.10. Danh mục máy móc, thiết bị chính sử dụng trong quá trình thi công Dự án
.......................................................................................................................................61
Bảng 1.11. Danh mục máy móc, thiết bị chính sử dụng khi dự án đi vào hoạt động ...62
Bảng 1.12. Khối lượng nguyên vật liệu thi công của Dự án .........................................64
Bảng 1.13. Lượng nhiên liệu sử dụng cho các máy móc, thiết bị thi công ...................65
Bảng 1.14. Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu khi dự án đi vào hoạt động ................67
Bảng 1.15: Bảng tính toán nhu cầu dùng nước (*)........................................................68
Bảng 1.16. Tiến độ thực hiện Dự án..............................................................................70
Bảng 1.17. Dự kiến nhân sự quản lý và vận hành Dự án ..............................................72
Bảng 1.18. Bảng tóm tắt thông tin chính của Dự án .....................................................73

Bảng 2.1. Toạ độ lỗ khoan theo hệ toạ độ VN-2000 .....................................................75
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2012 đến 2016 của Huyện Thới Lai .78
Bảng 2.3. Độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2012 đến 2016 của Huyện Thới Lai ....78
Bảng 2.4. Vị trí đo đạc lấy mẫu hiện trạng môi trường không khí khu vực Dự án .......83
Bảng 2.5. Chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án ........................................84
Bảng 2.6. Vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường nước khu vực Dự án ..........................85
Bảng 2.7. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực Dự án .........................................85
Bảng 2.8. Vị trí lấy mẫu môi trường đất .......................................................................86
Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 6


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

Bảng 2.9. Chất lượng môi trường đất khu vực Dự án ...................................................86
Bảng 3.1. Các hoạt động và nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải ........ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.2. Đối tượng tự nhiên bị tác động trong giai đoạn thi công ..............................98
Bảng 3.3. Khối lượng nguyên vật liệu thi công của Dự án. ........................................103
Bảng 3.4. Đặc trưng nguồn ô nhiễm môi trường không khí .......................................105
Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính .............106
Bảng 3.6. Ước tính tải lượng các chất khí ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động vận
chuyển ..........................................................................................................................107
Bảng 3.7. Nồng độ các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển ........................109
Bảng 3.8. Hệ số phát thải chất ô nhiễm của các máy móc, thiết bị thi công ...............110
Bảng 3.9. Tổng lượng phát thải của một số thiết bị thi công ......................................111
Bảng 3.10. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện ......112
Bảng 3.11 : Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại ......113
Bảng 3.12. Hệ số phát thải trong nước thải sinh hoạt .................................................114

Bảng 3.13. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm ....................................................115
Bảng 3.14. Thành phần CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng ...........................119
Bảng 3.15. Mức độ tiếng ồn điểm hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng
cách 2m ........................................................................................................................120
Bảng 3.16. Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách ................121
Bảng 3.17. Mức độ gây rung của một số loại máy móc xây dựng ..............................122
Bảng 3.18. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động
.....................................................................................................................................128
Bảng 3.19. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí và chất ô nhiễm chỉ thị .........129
Bảng 3.20: Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải từ hoạt động vận chuyển chất thải ..130
Bảng 3.21: Thành phần trong 1kg chất thải rắn ..........................................................131
Bảng 3.23. Phát thải và các thành phần khói lò đốt chất thải ......................................135
Bảng 3.24. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước .......................................................137
Bảng 3.25. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm ....................................................138
Bảng 3.26. Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt ............................................144
Bảng 3.27. Danh mục mã số CTNH phát sinh ............................................................145
Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 7


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

Bảng 3.28. Mức ồn của các loại xe cơ giới và thiết bị trong nhà máy ........................146
Bảng 3.29.Cường độ tiếng ồn của thiết bị ...................................................................146
Bảng 3.30. Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong báo cáo ĐTM .........152
Bảng 3.31.Đánh giá chung các nhận xét có thể đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu ĐTM
.....................................................................................................................................152
Bảng 4.1. Thành phần nước rỉ rác trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước tập trung và
hiệu quả xử lý: .............................................................................................................192

Bảng 4.2. Dự toán kinh phí thực hiện các công trình bảo vệ môi trường ...................206
Bảng 4.3. Các đơn vị liên quan trong chương trình quản lý và giám sát môi trường .207
Bảng 5.1. Tổng hợp các tác động và biện pháp giảm thiểu.........................................209
Bảng 5.2. Nội dung giám sát môi trường không khí trong giai đoạn thi công ............214
Bảng 5.3. Nội dung giám sát môi trường nước thải trong giai đoạn thi công .............214
Bảng 5.4. Kinh phí giám môi trường trong giai đoạn thi công ...................................215
Bảng 5.5. Nội dung giám sát môi trường nước thải trong giai đoạn hoạt động ..........216
Bảng 5.6. Nội dung giám sát khí thải trong giai đoạn hoạt động ...............................217
Bảng 5.7. Kinh phí giám môi trường trong giai đoạn hoạt động ................................218

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu ôxy sinh hóa sau 5 ngày đo ở 20oC

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại


COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Ôxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường.

KHBVMT

Kế hoạch bảo vệ môi trường

KTXH- ANQP

Kinh tế xã hội- An ninh quốc phòng

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SS


Chất rắn lơ lửng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới.

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 9



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
1.1.Hoàn cảnh ra đời của Dự án
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, cửangõ
giao thoa của các tỉnh trong khu vực miền Tây Nam Bộ. Cần Thơ kết nối thuận lợi với
thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường
thủy và đường sắt, có nhiều tiềm năng và lợi thế trong quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa và chuyển đổi nền kinh tế từ thuần nông sang công nghiệp – dịch vụ và nông
nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư phát triển công nghiệp mạnh mẽ thì các ngành kinh tế
quan trọng khác cũng có những bước phát triển khá đồng đều với tốc độ tăng trưởng
tương đối cao, góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp và dịch vụ, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh.
Cùng với sự phát triển về kinh tế dẫn đến lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều,
theo báo cáo về tình hình môi trường của thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và Sở Tài
nguyên và Môi trường Cần Thơ (2012) chỉ ra rằng lượng chất thải rắn trung bình của
mỗi người là 0.69 - 0.78 kg/người/ngày và gần như chính xác với các dữ liệu khảo sát
thực tế từ Trung tâm Kế hoạch & Nghiên cứu Môi trường nông thôn và đô thị. Với dân
số của Cần Thơ là 1.199.539 người, trong đó dân số đô thị là 792.400 người, chiếm 66
% và dân cư nông thôn là 407.139 người, chiếm 34%. Tổng lượng chất thải rắn thải ra
trong toàn thành phố là khoảng 860 tấn / ngày, trong đó lượng chất thải rắn từ các
huyện, thị xã là khoảng 650 tấn/ngày.
Thành phố Cần Thơ hiện nay không có nhà máy xử lý chất thải rắn sử dụng quy trình
khép kín tái chế chất thải rắn để sản xuất các sản phẩm khác (như phân bón hữu cơ, tái
chế nhựa...).
Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 10



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

Toàn bộ thành phố có 10 khu bãi rác chính thức tại các huyện trong đó bãi rác Đông
Thạnh thuộc quận Cái Răng hiện đang đóng cửa vì quá tải và nằm trong khu vực xây
dựng cầu Cần Thơ.
Sau khi dừng đốt chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Cần Thơ tại khu vực bãi rác Long
Tân nơi xử lý khoảng 90% lượng chất thải rắn của thành phố. Trong đầu năm 2014,
khu xử lý chất thải rắn Phước Thới tại huyện Ô Môn bắt đầu hoạt động. Đây là bãi rác
tạm thời và hở, chất thải rắn ở đây được đốt thủ công và không đảm bảo các yêu cầu
vệ sinh. Chất thải rắn được tập trungthành đống và bao phủ bằng vải tạo ra mùi hôi.
Thành phố Cần Thơ đang đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tại phường
Phước Thới, quận Ô Môn với quy mô 47 ha.
Các bãi rác không được xây dựng với quy trình kỹ thuật đảm bảo và một số bãi rác
được đặt tại các vùng thấp lụt mà phương pháp xử lý phổ biến là hố chôn lấp, lấp xung
quanh, đốt. Do đó các vấn đề ô nhiễm (mùi hôi, nước thải...) sinh ra từ các bãi rác này
đã gây ra ô nhiễm đến nguồn nước của thành phố.
Ngoài ra, kể từ khi thành phố Cần Thơ thông qua các phương pháp chôn lấp hợp vệ
sinh mà không cần đốt, việc tái sử dụng chất thải đô thị gần như không có và mức độ
sử dụng tài nguyên cần được gấp rút cải thiện. Vì vậy, để thiết lập một nhà máy điện
đốt chất thải đạt tiêu chuẩn cao, chất lượng cao và có ý nghĩa lớn đối với việc xây
dựng nền văn minh sinh thái của thành phố Cần Thơ.Do đó, việc Công ty TNHH Năng
lượng Môi trường EB (Cần Thơ) thành lập và đi vào hoạt động xây dựng nhà máy xử
lý rác thải sinh hoạt công suất 400 tấn/ngày bằng phương pháp đốt rác phát điện là rất
cần thiết. Khi nhà máy đi vào hoạt động hoàn chỉnh, công nghệ tiên tiến sẽ phát huy
tối đa hiệu quả tái chế, xử lý chất thải, giải quyết được vấn đề môi trường hiện tại, tận
dụng nguồn nhiệt sinh ra để phát điện cho địa phương và các khu vực lân cận.Dự án đi
Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)


Trang 11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

vào hoạt động sẽ xử lý hiệu quả rác thải phát sinh từ Huyện Thới Lai, Quận Cái Răng,
Huyện Phòng Điền và các khu vực lân cận, hỗ trợ cho các khu xử lý chất thải rắn toàn
thành phố. Phạm vi dự án bao gồm hoạt động vận chuyển rác thải tại điểm bàn giao
của Sở Xây dựng Thành phố Cần Thơ về nhà máy và hoạt động vận chuyển tro, xỉ sau
xử lý từ nhà máy đến khu vực xử lý theo quy định của UBND Thành phố Cần Thơ.
Các hạng mục của dự án đã được phê duyệt quy hoạch 1/500 theo quyết định số
2721/QĐ-UBND ngày 12/05/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Thới Lai về việc quy
hoạch chi tiết 1/500 nhà máy xử lý chất thải rắn Cần Thơ.
Dự án thuộc mục 8 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của
Chính phủ về việc quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Do đó, báo
cáo ĐTM thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.2.Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư:
UBND Thành phố Cần Thơ đã chấp nhận chủ trương xây dựng dự án nhà xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tại huyện Thới Lai do Công ty TNHH China Everbright Quốc tế chủ
sở hữu của Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB ( Cần Thơ) làm chủ đầu tư
theo Công văn số 3575/UBND-XDĐT ngày 01/09/2016.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1.Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn
2.1.1. Các văn bản luật
- Luật Hóa Chất số 06/2007/QH 12 do Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2014;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực kể
từ ngày 01/01/2015.
- Luật PCCC số 27/2001/ QH 10, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa X, kỳ hợp thứ 9 thông qua ngày 12/07/2001 và có hiệu lực ngày
04/10/2001.
- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 21/LCT/HĐNN8, được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ hợp thứ 5 thông qua ngày 30/06/1989.
- Luật Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam số 68/2006/ QH 12, được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
29/06/2006 và có hiệu lực ngày 01/01/2007.
2.1.2. Các nghị định của chính phủ
- Nghị định 59/2015/ NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý đầu tư xây dựng.
- Nghị định 42/2017/ NĐ-CP ngày 05/04/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định 59/2015/ NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 80/2014/ NĐ-CP ngày 06/08/2014 quy định về thoát nước và xử lý
nước thải;
- Nghị định số 19/2015/ NĐ-CP ngày 14/02/2015 về quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 quy định chi tiết thi hành một số
điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về hướng dẫn
một số điều của Luật hóa chất;

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

- Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về bổ sung một
số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về
hướng dẫn một số điều của Luật hóa chất;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và
phế liệu;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12-05-2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi
hành về một số điều luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
2.1.3. Các thông tư, quyết định, hướng dẫn
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 24/2016/TT- BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế về quy định quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- Thông tư số 26/2016/TT- BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế về quy định quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- Thông tư số 27/2016/TT- BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế về quy định quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về rung – giá trị cho phép tại nơi làm việc;
- Thông tư số 22/2016/TT- BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế về quy định quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;
Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 14


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây Dựng về việc ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2.1.4. Các căn cứ kỹ thuật
- Tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (US
EPA) và Ngân hàng Thế giới (WB) về hướng dẫn xây dựng báo cáo đánh giá tác động
môi trường;

- Các văn bản hướng dẫn của Bộ TN&MT về nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội;
- Các bản đồ quy hoạch chung và địa hình khu vực quy hoạch;
- Trần Ngọc Trấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật , Hà Nội – tháng 3/2001;
- Phạm Ngọc Đăng. Thực trạng và các vấn đề cấp bách của môi trường đô thị và Khu
công nghiệp ở nước ta. Tuyển tập báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc,
năm 1998;
- Lê Trình – Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng – NXB Khoa
học và Kỹ thuật – Năm 2000.
Các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải:
- MSW Incineration Plant. ( Stoker). HALLA Energy & Environment;
- Handbook of Environmemtal Health and Safety By H.Koren & M Biseri Lewis 1995;
- Wastewater Treamemt (Biolgical and Chemical Processes By M.Henge, et al.
Springer 1995);
- Wastewater Engineering - Treamemt, Disposal, Reuse, By Metcalf & Eddy 1991.
2.1.5. Các tiêu chuẩn, quy chuản áp dụng

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 15


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

- QCVN 61-MT/2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn
sinh hoạt;
- QCVN 50/2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại của bùn
thải trạm Xử lý nước thải;
- QCVN 03:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng

trong đất;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;
- QCVN 09:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại;
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của Khu xử lý
chất thải;
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 39:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng
cho tưới tiêu;
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với
bùn thải từ quá trình xử lý nước;
2.2.Các văn bản liên quan đến dự án
- Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 19/01/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố
Cần Thơ về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xử lý Chất thải rắn Thành phố Cần Thơ
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 2787/QĐ-UBND ngày 06/09/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố
Cần Thơ về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu xử
lý chất thải rắn tại Huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 16



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

- Công văn số 299/ TB- VPUB ngày 26/08/2016 của Văn phòng Ủy ban nhân dân
Thành phố Cần Thơ về Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Võ Thành Thống tại
cuộc hợp giải quyết một số vấn đề liên quan đến dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại Khu xử lý chất thải rắn huyện Thới Lai.
- Công văn số 3575/ UBND- XDĐT ngày 01/09/2016 của UBND Thành phố Cần Thơ
về việc Công ty TNHH China Everbright Quốc tế chủ sở hữu Công ty TNHH Năng
lượng Môi trường EB (Cần Thơ)là chủ đầu tư thực hiện dự án Nhà máy xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tại huyện Thới Lai. Vì vậy, công ty TNHH Năng Lượng Môi trường EB (
Cần Thơ) là đại diện hợp pháp của Công ty TNHH China Everbright Quốc tế tại Việt
Nam làm chủ đầu tư dự án.
- Công văn số 539/SKHCN- QLCN ngày 26/05/2017 của Sở khoa học và Công nghệ
Thành phố Cần Thơ về việc ý kiến công nghệ dự án “ Nhà máy xử lý chất thải rắn( rác
sinh hoạt)”
- Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2.3.Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh
giá tác động môi trường
+ Nghiên cứu khả thi của dự án“Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần
Thơ” tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ.
+ Tài liệu khảo sát địa chất, địa hình khu vực thực hiện Dự án.
+ Các bản vẽ kỹ thuật liên quan đến Dự án.
+ Kết quả phân tích mẫu.
+ Kết quả tham vấn cộng đồng.
2.4.Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM dự án “Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ” tại xã
Trường Xuân, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ do Công ty TNHH Năng lượng
môi trường EB ( Cần Thơ) là chủ đầu tư thực hiện với sự tư vấn của Công ty CP TV
ĐT ....

- Thông tin đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư ...
- Đại diện: Bà Võ Thị Huyền

Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 08 39118552
Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 17


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM cho dự án:
TT

Chuyên ngành
/Chức vụ

Họ và tên

Đơn vị công
Nội dung phụ trách

1

Shao Qichao

Tổng giám đốc


Quản lý dự án, cung
cấp thông tin công
nghệ dự án

3

Võ Thị Huyền

Giám đốc

Kiểm tra công nghệ
XLNT

4

Huỳnh Thị Yến
Thinh

5

Nguyễn Thị
Hương Thảo

6

Ngô Thị Kim Hoa

7


Vũ Thị Thương

8

Lê Trung Hiếu

9

Bùi Đắc Tân

10

Nguyễn Thanh
Hải

Thạc sỹ
Môi trường/
Trưởng phòng kỹ
thuật môi trường
Kỹ sư
Môi trường/ Nhân
viên tư vấn môi
trường
Kỹ sư
Môi trường/ Nhân
viên tư vấn môi
trường
Kỹ sư
Môi trường
Kỹ sư

Môi trường
Kỹ sư
Xây dựng/ Trưởng
Phòng Xây Dựng
Kỹ sư
Điện/ Cán Bộ Kỹ
Thuật

tác
Công ty
TNHH Năng
lượng môi
trường EB (
Cần Thơ)

Thiết kế HTXLNT,
viết báo cáo
Khảo sát hiện trạng
và viết báo cáo
Khảo sát hiện trạng
và viết báo cáo
Khảo sát hiện trạng
và viết báo cáo

Công ty Cổ
phần Tư vấn
Đầu tư ...

Thiết kế HTXLNT
Khảo sát hiện trạng

và viết báo cáo
Khảo sát hiện trạng
và viết báo cáo

Khảo sát hiện trạng
và viết báo cáo
Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan sau:
11

Chu Gia Khánh

Kỹ sư kiến trúc

- UBND Thành phố Cần Thơ
- UBND Huyện Thới Lai
- UBND xã Trường Xuân
Quá trình lập báo cáo ĐTM được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật
của Dự án đầu tư; Bắt đầu từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2016.
Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 18


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

- Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, KTXH của khu vực thực hiện Dự án; Bắt đầu từ tháng 11/2016.
- Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH tại khu
vực thực hiện Dự án; Khảo sát hiện trạng dự ấn vào tháng 11/2016vaf tiến hành khảo
sát đo đạc hiện trạng môi trường vào tháng 3/2017.

- Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích đánh
giá các tác động của Dự án tới môi trường;
- Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng
phó sự cố môi trường của Dự án;
- Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường;
- Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường;
- Bước 8: Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, lấy ý kiến của UBND, UBMTTQ
xã Trường Xuân; Thực hiện vào tháng 11/2016.
- Bước 9: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án;
- Bước 10: Hội thảo sửa chữa và có qua tư vấn để thống nhất trước khi trình thẩm
định;
- Bước 11: Trình thẩm định báo cáo ĐTM;
- Bước 12: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM;
- Bước 13: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên Hội Đồng;
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
3.1.Phương pháp ĐTM
3.1.1. Phương pháp đánh giá nhanh
Sử dụng trong báo cáo để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong
khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh trong giai đoạn thi công và
hoạt động của Dự án. Báo cáo sử dụng hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (USEPA) thiết lập nhằm ước tính tải
lượng các chất ô nhiễm sinh ra khi thi công xây dựng Dự án và giai đoạn Dự án đi vào
hoạt động. Phương pháp này được áp dụng tại Chương 3, phần dự báo tải lượng và
nồng độ bụi, khí thải và nước thải.
3.1.2. Phương pháp liệt kê

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 19



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

Phương pháp liệt kê dùng để chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến
môi trường cũng như các yếu tố kinh tế- xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong
quá trình hoạt động của dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng.
3.1.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh
với các tiêu chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại chương II và chương III của báo cáo để
đánh giá môi trường hiện trạng và dự báo thì tương lai của Dự án.
3.1.4. Phương pháp tham vấn cộng đồng
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình làm việc với lãnh đạo và đại diện cộng
đồng dân cư xã Trường Xuân để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác đánh giá
tác động môi trường của Dự án; phương pháp này được áp dụng trong chương 6 của
báo cáo.
3.1.5. Phương pháp mô hình hóa
Sử dụng các mô hình ENVIM 3.0 tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm
trong môi trường không khí , từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường
không khí do các tác động của dự án gây ra.
3.2.Các phương pháp khác
-

Phương pháp thống kê

Phương pháp này được áp dụng trong việc xử lý các số liệu của quá trình đánh giá sơ
bộ môi trường nhằm xác định các đặc trưng của chuỗi số liệu tài nguyên - môi trường
thông qua: Điều tra, khảo sát, lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích mẫu trong phòng thí
nghiệm, xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi

trường nước, đất, tiếng ồn. Sau đó so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi
trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên Môi trường và các Bộ ngành liên quan ban hành.
Phương pháp thống kê chủ yếu được sử dụng trong chương 2 của báo cáo.
-

Phương pháp danh mục kiểm tra

Phương pháp liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến
hoạt động phát triển được đem ra đánh giá.

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 20


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh
sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công
và vận hành. Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân
khác nhau trong quá trình thi công, vận hành Dự án. Cụ thể là các bảng danh mục đánh
giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn thi công và hoạt động
được thể hiện tại chương 3 của báo cáo.
-

Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu liên quan và báo cáo ĐTM khác có các hạng mục tương tự để dự
báo và đánh giá khả năng các ảnh hưởng đến môi trường sẽ xảy ra.
-


Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích, so sánh các chỉ tiêu ô nhiễm không khí được
tiến hành theo Quy chuẩn Việt Nam, đồng thời tham khảo tài liệu “Methods of Air
Sampling and Analysis”. Trong quá trình lấy mẫu phân tích, đã sử dụng các thiết bị đo
đạc và phương pháp phân tích tuân theo từng QCVN và các ISO tương ứng .
-

Đo đạc, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực Dự án

Căn cứ nội dung đề cương của báo cáo, đoàn cán bộ khảo sát của Công ty Cổ phần Tư
vấn Đầu tư ... cùng Trung tâm nghiên cứu và phân tích ARC đã tiến hành khảo sát
hiện trường khu vực Dự án và vùng lân cận với các nội dung khảo sát bao gồm:
*) Môi trường không khí
Đoàn khảo sát sử dụng các thiết bị đo nhanh tại hiện trường, đồng thời tiến hành lấy
mẫu và sau đó bảo quản trong các dụng cụ lưu mẫu, bảo quản mẫu, chuyên chở về
phòng thí nghiệm để phân tích trên các thiết bị chuyên dùng. Các số liệu trong báo cáo
là kết quả của 2 phương pháp này.
- Các chỉ tiêu đo đạc phân tích:
+ Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
+ Các tác nhân hoá học trong môi trường không khí xung quanh: CO, NO2, bụi, SO2.
+ Tiếng ồn.
*) Môi trường nước mặt
- Đoàn khảo sát đó tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi
trường nước mặt trong khu vực.

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 21



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

- Các chỉ tiêu phân tích: pH, DO, COD, BOD5, TSS, Hg, As, Fe, NO2-, NO3- Cl-,
NH4+, PO43-.
*) Môi trường đất
Các chỉ tiêu phân tích: Cu, Pb, Zn, Cd, As.
-

Điều tra thu thập các số liệu về khí tượng thủy văn

Thu thập các số liệu về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, lượng mưa, chế độ gió
trong khu vực xây dựng Dự án.

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 22


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Tên dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ
Địa điểm: xã Trường Xuân, Huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ.
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Theo Quyết định chủ trương đầu tư số 3679/QĐ- UBND ngày 29/11/2016 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Cần Thơ về việc Quyết định chủ trương đầu tư. Công ty TNHH
China Everbright Quốc tế được phép đầu tư vào Thành phố Cần Thơ sau khi thành lập

một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư thực hiện dự án Nhà máy xử
lý Chất thải rắn ( rác sinh hoạt) Cần Thơ. Căn cứ tại khoản 1 điều 3 Giấy chứng nhận
đầu tư mã số dự án 8715457323 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp lần
đầu ngày 02/12/2016, Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế phải làm thủ tục đăng ký cấp tài
khoản sử dụng trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo quy định
của pháp luật. Đồng thời, theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH
Một thành viên mã số 1801522779 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp lần
đầu ngày 21/03/2017, Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB ( Cần Thơ) thuộc sở
hữu của Công ty TNHH China Evebright Quốc tế, vì vậy Công ty Năng lượng Môi
trường EB ( Cần Thơ) là đại diện hợp pháp của Công ty TNHH China Evebright Quốc
tế tại Việt Nam để triển khai dự án Nhà máy xử lý Chất thải rắn ( rác sinh hoạt) Cần
Thơ.
- Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng môi trường ( EB) Cần Thơ.
- Đại diện:Ông Hu Yanguo
- Địa chỉ trụ sở:Ấp Trường Thọ, xã Trường Xuân, Huyện Thới Lai, Thành phố Cần
Thơ
- Điện thoại: 0869275066
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
1.3.1. Mô tả vị trí của Dự án
Theo quy hoạch, dự án nằm trong phạm vi quy hoạch của khu xử lý Chất thải rắn tại
Huyện Thới Lai thuộc xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ.Với tổng
diện tích 53.066,3 m2.
Dự án có các hướng tiếp giáp như sau:
Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 23


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ


Hướng Đông Bắc: giáp đất nông nghiệp
Hướng Tây Bắc: giáp đất nông nghiệp
Hướng Đông Nam: giáp đất nông nghiệp
Hướng Tây Nam: giáp đất nông nghiệp
Dự án thuộc một phần của Khu A trong Khu quy hoạch xử lý chất thải rắn Huyện
Thới Lai đã được phê duyệt theo Quyết định số 2787/ QĐ- UBND ngày 06/09/2016
của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích toàn khu quy hoạch là 60,2
ha bao gồm 4 phân khu ( A, B, C, D), trong đó Khu A bao gồm các nhà máy xử lý chất
thải rắn sinh hoạt, khu xử lý chất thải rắn nguy hại ( y tế), khu chôn lấp tro, xỉ sau xử
lý. Khu B bao gồm khu tái chế chất thải rắn công nghiệp, khu xử lý chất thải rắn xây
dựng, khu xử lý chất thải rắm sinh học, khu hạ tầng kỹ thuật dùng chung ( khu xử lý
nước thải, khu chôn lấp tro, xỉ sau xử lý). Khu C bao gồm khu xử lý chất thải rắn 1 và
2. Khu D gồm khu điều hành chung toàn khu, khu tái chế chất thải rắn 1 và 2, khu xử
lý chất thải rắn 3, đất canh xanh công viên cảnh quan, khu hạ tầng kỹ thuật dùng chung
( trạm điện).

Hình 1.1. Mô phỏng vị trí quy hoạch khu xử lý rác huyện Thới Lai và vị trí dự án

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 24


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ

Hình 1.2. Phối cảnh nhà máy khi đi vào hoạt động
1.3.1.1. Mối tương quan với các đối tượng xung quanh khu vực Dự án
*Về giao thông
Xung quanh khu đất xây dựng Dự án tiếp giáp với lộ Bà Đầm, bề mặt đường rộng,
đường hai chiều đã rải nhựa,đường đảm bảo khả năng vận chuyển nguyên vật liệu

phục vụ dự án trong giai đoạn thi công và đi lại của người dân trong giai đoạn dự án đi
vào hoạt động. Khi dự án tiến hành triển khai sẽ có tác động đến tuyến đường vận
chuyển do tập trung lượng lớn các xe tải vận chuyển nguyên vật liệu, ít nhiều sẽ có tác
động ảnh hưởng đến chất lượng đường hiện có, nguyên vật liệu rơi vãi làm ảnh hưởng
đến quá trình tham gia giao thông của người dân, tiếng ồn từ các phưng tiện,...ảnh
ưởng đến các hộ dân sống lân cận.
* Về dân cư:
Dự án nằm trong khu quy hoạch của trung tâm xử lý chất thải rắn huyện Thới Lai,
thành phố Cần Thơ, khoảng cách từ dự án đến nhà dân gần nhất khoảng 750m về
hướng Đông Bắc.Khỏang cách từ dự án đến khu vực nhà dân gần nhất tương đối xa,
tuy nhiên, tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình thi công xây dựng
dự án cũng như khi dự án đi vào hoạt động sẽ đi qua tuyến Bà Đầm, đối diện các hộ
dân đang sinh sống nên sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là bụi
trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công và mùi hôi từ các xe chở rác khi
dự án đi vào hoạt động.

Chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB( Cần Thơ)

Trang 25


×