Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

quản lý chất thải rắn đô thị cho cán bộ kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 200 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Đ ÀO TẠ O NGẮ N HẠ N
KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

CHO CÁN BỘ KỸ THUẬT

KHÓA 2
10/2004
MỤC LỤC

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Chất Thải Rắn Đô Thị Và Các Vấn Đề Môi Trường 1-1
1.2 Tổng Quan Về Hệ Thống Quản Lý Chất Thải Rắn Đô Thị 1-3

Chương 2 NGUỒN PHÁT SINH VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

2.1 Nguồn Phát Sinh Chất Thải Rắn 2-1
2.2 Loại Chất Thải Rắn 2-1
2.3 Thành Phần Chất Thải Rắn Và Phương Pháp Phân Tích 2-2
2.4 Các Thành Phần Chất Thải R
ắn Được Tái Sinh, Tái Chế 2-5
2.4.1 Lon nhôm 2-5
2.4.2 Giấy và carton 2-5
2.4.3 Nhựa 2-7
2.4.4 Thủy tinh 2-9


2.4.5 Sắt và thép 2-10
2.4.6 Kim loại màu 2-12
2.4.7 Cao su 2-12
2.4.8 Pin gia dụng 2-12
2.4.9 Rác thực phẩm

Chương 3 TÍNH CHẤT LÝ HỌC, HÓA HỌC VÀ SINH HỌC CỦA CHẤT THẢI
RẮN

3.1 Tính Chất Lý Học 3-1
3.1.1 Khối lượng riêng 3-1
3.1.2 Độ ẩm 3-1
3.1.3 Kích thước và sự phân bố kích thước 3-3
3.1.4 Khả năng tích ẩm 3-3
3.2 Tính Chất Hóa Học 3-4
3.3 Tính Chất Sinh Học 3-9
3.4 Quá Trình Chuyển Hóa Lý Học, Hóa Học, Sinh Họ
c 3-11
3.4.1 Chuyển hóa lý học 3-11
3.4.2 Chuyển hóa hóc học 3-12
3.4.3 Chuyển hóa sinh học 3-13

Chương 4 KHỐI LƯỢNG, TỐC ĐỘ PHÁT SINH VÀ THU GOM CHẤT THẢI RẮN

4.1 Vai Trò Quan Trọng Của Thông Số Khối Lượng Chất Thải 4-1
4.2 Phương Pháp Xác Định Khối Lượng Chất Thải Rắn 4-1
4.2.1 Đơn vị đo 4-1
4.2.2 Các phương pháp ước tính khối lượng 4-2
4.3 Tốc Độ Phát Sinh Và Tốc Độ Thu Gom Chất Thải 4-9
4.4 Các Yếu Tố Ảnh H

ưởng Đến Tốc Độ Phát Sinh Chất Thải 4-10
4.4.1 Ành hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn 4-10
4.4.2 Ảnh hưởng của quan điểm của quần chúng và luật pháp đến sự phát sinh
chất thải
4-11
4.4.3 Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên đến sự phát sinh chất thải 4-11

Chương 5 QUẢN LÝ, PHÂN LOẠI, LƯU TRỮ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI R
ẮN TẠI
NGUỒN

5.1 Tổng Quan Về Quản Lý Và Phân Loại Chất Thải Rắn Tại Nguồn 5-1
5.1.1 Quản lý, phân loại thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình 5-1

ii
5.1.2 Quản lý, phân loại chất thải tại các khu thương mại và cơ sở sản xuất 5-4
5.1.3 Lưu trữ chất thải rắn tại nguồn 5-4
5.1.4 Xử lý chất thải rắn tại hộ gia đình 5-6
5.1.5 Xử lý chất thải rắn tại các khu thương mại 5-7
5.2 Dự Án Phân Loại Chất Thải Rắn Tại Nguồn, TP. Hồ Chí Minh 5-8
5.2.1 Phương án 1 5-8
5.2.2 Phương án 2 5-11
5.3 Kinh Nghiệm Thực Hiện Chương Trình Phân Loạ
i Rác Tại Nguồn Của Các
Nước Trên Thế Giới
5-13

Chương 6 HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN

6.1 Hệ Thống Thu Gom 6-1

6.2 Phân Tích Hệ Thống Thu Gom 6-2
6.2.1 Một số khái niệm 6-2
6.2.2 Tính toán đối với hệ thống container di động (HCS) 6-3
6.2.3 Tính toán đối với hệ thống container cố định (SCS) 6-5
6.3 Vạch Tuyến Thu Gom 6-7
6.3.1 Nguyên tắc vạch tuyến thu gom 6-7
6.3.2 Vạch tuyến thu gom đối với hệ thống container di động (HCS) 6-7
6.3.3 Vạch tuy
ến thu gom đối với hệ thống SCS- thu gom cơ giới 6-8
6.3.4 Vạch tuyến thu gom đối với hệ thống SCS- thu gom thủ công 6-9
6.4 Ví Dụ 6-10

Chương 7 TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN

7.1 Sự Cần Thiết Của Hoạt Động Trung Chuyển 7-1
7.2 Các Dạng Trạm Trung Chuyển 7-1
7.2.1 Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp 7-2
7.2.2 Trạm trung chuyển chất tải lưu trữ 7-4
7.2.3 Trạm trung chuyển kết hợp chấ
t thải trực tiếp và chất tải thải bỏ 7-4
7.2.4 Hoạt động trung chuyển – vận chuyển tại nhà máy thu hồi/xử lý 7-5
7.3 Phương Tiện Và Phương Pháp Vận Chuyển 7-5
7.4 Những Yêu Cầu Thiết Kế Trạm Trung Chuyển 7-5
7.5 Lựa Chọn Vị Trí Trạm Trung Chuyển 7-6
7.5.1 Lựa chọn vị trí trạm trung chuyển dựa trên chi phí vận chuyển 7-6
7.5.2 Lựa chọn vị trí trạm trung chuyển dựa trên các điều ki
ện giới hạn 7-7
7.6 Hiện Trạng Hệ Thống Thu Gom Trung Chuyển Và Vận Chuyển Chất Thải Rắn
Sinh Hoạt TP. Hồ Chí Minh
7-8


Chương 8 XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

8.1 Giới Thiệu Chung 8-1
8.2 Phương Pháp Cơ Học 8-1
8.2.1 Phân loại 8-1
8.2.2 Nén ép 8-2
8.3 Phương Pháp Sinh Học – Chế Biến Phân Compost 8-2
8.3.1 Chế biến compost 8-2
8.3.2 Phân Hủy Kỵ Khí 8-21
8.3.3 So sánh quá trình compost và phân hủy kỵ khí 8-24
8.4 Phương Pháp Hóa Học – Đốt 8-25

8.4.1 Tình Hình Xử Lý Ch
ất Thải Bằng Phương Pháp Đốt 8-25

8.4.2 Công Nghệ Đốt Chất Thải 8-27

8.4.3 Hoạt Động Đốt Chất Thải Và Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường 8-37



iii

Chương 9 BÃI CHÔN LẤP

9.1 Phương Pháp Bãi Chôn Lấp Chất Thải Rắn 9-1
9.1.1 Quy trình chôn lấp 9-1
9.1.2 Các phản ứng xảy ra trong bãi chôn lấp 9-5
9.1.3 Những vấn đề liên quan đến chôn lấp chất thải rắn 9-6

9.2 Phân Loại, Loại Hình Bãi Chôn Lấp Và Phương Pháp Chôn Lấp 9-6
9.2.1 Phân loại bãi chôn lấp 9-6
9.2.2 Các loại bãi chôn lấp 9-6
9.2.3 Các phương pháp chôn lấp 9-8
9.3 Kiểm Soát Nước Rò Rỉ Từ Bãi Chôn Lấp 9-9
9.4 Kiểm Soát Khí Bãi Chôn Lấp 9-14
9.5 Giám Sát Chất Lượng Môi Trường Bãi Chôn Lấp 9-24
9.6 Mặt Bằ
ng Tổng Thể và Thiết Kế Sơ Bộ Bãi Chôn Lấp 9-31
9.7 Đóng Bãi Chôn Lấp 9-34
Ví dụ 9-35


1-1
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG


1.1 CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Hiện nay, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị đang là vấn đề nan giải đối
với nhiều địa phương trong cả nước. Với khối lượng phát sinh lớn nhưng tỷ lệ thu gom
còn hạn chế, chất thải rắn sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để là nguồn gây ô
nhiễm cả ba môi trường: đất, nước và không khí. Tại các bãi đổ rác, nước rò rỉ và khí bãi
rác là mối
đe dọa đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Khối lượng chất
thải rắn của các khu đô thị ngày càng gia tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăng dân số,
và phát triển kinh tế xã hội. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến
hàng loạt các hậu quả môi trường không thể lường trước được.


Theo Nhuệ và cộng sử (2001:6), “tổng lượng rác thải sinh hoạt thải ra hàng ngày ở các
đô thị nước ta vào khoảng 9000 m
3
(năm 1999), nhưng mới chỉ thu gom được 45-50%”.
Khối lượng chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh 9 tháng đầu năm 2003 được trình
bày trong Bảng 1.1 và Bảng 1.2.

Bảng 1.1 Khối lượng chất thải rắn đô thị của thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1983 đến năm 2003

Rác Xà bần Tổng lượng chất thải rắn
Năm
(tấn/năm) (tấn/ngày) (tấn/năm) (tấn/ngày) (tấn/năm) (tấn/ngày)
1983 181.802 498
1984 180.484 494
1985 202.925 556
1986 202.483 555
1987 198.012 542
1988 236.982 649
1989 310.214 850
1990 390.610 107
1991 491.182 1.346
1992 424.807 1.164 191.600 525 616.407 1.689
1993 562.227 1.540 276.608 758 838.835 2.298
1994 719.889 1.972 285.529 782 1.005.418 2.755
1995 978.084 2.680 329.534 903 1.307.618 3.583
1996 1.058.488 2.900 346.857 950 1.405.345 3.850
1997 983.811 2.695 190.121 521 1.173.972 3.216
1998 939.943 2.575 246.685 676 1.186.628 3.251
1999 1.066.272 2.921 312.659 857 1.378.931 3.778

2000 1.172.958 3.214 311.005 852 1.483.963 4.066
2001 1.369.358 3.752
344.451
944 1.713.809 4.695
2002 1.568.477 4.297
385.763
1.058 1.959.595 5.443
2003 1.662.849 4.619 394.732 1.096 2.063.296 5.731


1-2
Bảng 1.2 Khối lượng chất thải rắn đô thị của thành phố Hồ Chí Minh năm 2002

Rác sinh hoạt Xà bần Tổng lượng chất thải rắn
Quận/Huyện
(tấn/năm) (tấn/ngày) (tấn/năm) (tấn/ngày) (tấn/năm) (tấn/ngày)
Quận 1
81.289 223 72.003 197 153.712 427
Quận 2
53279 146 6076 17 59.518 165
Quận 3
68.721 188 45.595 125 114.629 318
Quận 4
144.233 395 9.301 25 153.954 428
Quận 5
44.416 122 45.587 125 90.250 251
Quận 6
81.710 224 25.765 71 107.770 299
Quận 7
59.644 163 - - 59.807 166

Quận 8
97.209 266 7.251 20 104.746 291
Quận 9
50.980 140 - - 51.120 142
Quận 10
127.834 350 89.369 245 217.798 605
Quận 11
148.699 407 28.036 77 177.219 492
Quận 12
15.071 41 23 - 15.135 42
Quận Bình Thạnh
95.548 262 7.937 22 103.769 288
Quận Gò Vấp
93.057 255 14.108 39 107.459 298
Quận Phú Nhuận
91.342 250 14.935 41 106.568 296
Quận Tân Bình
144.851 397 8.153 22 153.423 426
Quận Tân Phú
MTL MTL MTL MTL MTL MTL
Quận Thủ Đức
75.172 206 10.892 30 86.300 240
Quận Bình Tân
MTL MTL MTL MTL 0 0
Huyện Bình
Chánh 40.801 112 - - 40.913 114
Huyện Củ Chi
20.505 56 - - 20.561 57
Huyện Cần Giờ
5.840 16 - - 5.856 16

Huyện Hóc Môn
22.481 62 732 2 23.277 65
Huyện Nhà Bè
5.795 16 - - 5.811 16
Tổng cộng
1.568.477 4.297 385.763 1.058 1.959.595 5.443
Nguồn: Công ty Môi Trường Đô Thị Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
(-): không có giá trị; MTL: mới thành lập.

Trước năm 1990, phương pháp chôn lấp đã tỏ ra có hiệu quả ở thành phố Hồ Chí Minh
về nhiều mặt, nhất là về mặt kinh tế (rẻ tiền) và qui trình vận hành (đơn giản). Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau năm 1995, các bãi chôn lấp chất thải rắn đô
thị của thành phố Hồ Chí Minh đã bộc lộ rất nhiều nhược điểm, ả
nh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường sống và quá trình vận ổn định, an toàn của các bãi chôn lấp. Các nhược
điểm này có nhiều khía cạnh chung với các nước phát triển trên thế giới, nhưng cũng có
nhiều khác biệt do điều kiện khí hậu, sinh hoạt, kinh tế, quản lý và vận hành bãi chôn lấp.
Sau gần 20 năm vận hành, các bãi chôn lấp ngày càng bộc lộ rất nhiều nhược điểm, đặc
biệt khi khối lượng chấ
t thải rắn tăng lên quá một mức nào đó (thường là mức chịu được
của môi trường), nhiều sự cố môi trường đã xảy ra, như mùi hôi thối ảnh hưởng trên
phạm vi rộng lớn từ bãi chôn lấp, sự cố tràn bờ nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao, ruồi

1-3
muỗi và các loại cơn trùng, và thành phố Hồ Chi Minh ln ln phải giải quyết các sự
cố trên. Bên cạnh đó, khi các bãi chơn lấp bị lấp đầy thành phố lại phải đi tìm các địa
điểm để xây dựng các bãi chơn lấp mới trong điều kiện đất đai ngày càng khó khăn và đắt
đỏ. Như vậy, trong khi các nguồn ơ nhiễm cũ (bãi chơn lấp) chưa giải quyết xong thì lại
phát sinh thêm các nguồn ơ nhiễm mới. Hơn nữa, các bãi chơn l
ấp cũ khơng những tiếp

tục chiếm diện tích lớn và phải bỏ hoang hàng chục năm (do khơng thể sử dụng được cho
đến khi chất thải rắn phân hủy hết), mà còn tiếp tục là các điểm gây ơ nhiễm lâu dài (vài
chục năm), rất tốn kém trong cơng tác quan trắc và duy tu.

1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐƠ THỊ

Quản lý chất thải rắn là sự kết hợp kiểm sốt nguồn thải, tồn trữ, tho gom, trung chuyển
và vận chuyển, xử lý và đổ chất thải rắn theo phương thức tốt nhất cho sức khỏe cộng
đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn, cảm quan và các vấn đề mơi trường khác. Quản lý thống
nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, cơng ngh
ệ và chương trình quản
lý thích hợp nhằm hồn thành mục tiêu đặc biệt quản lý chất thải rắn. Một cách tổng qt,
sơ đồ hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn đơ thị được trình bày tóm tắt trong Hình 1.1.













Hình 1.1 Sơ đồ tổng qt hệ thống quản lý chất thải rắn đơ thị (Tchobanoglous và cộng sự,
1993).

Nguồn Phát Sinh. Nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn đơ thị bao gồm: (1) từ các khu

dân cư (chất thải rắn sinh hoạt), (2) các trung tâm thong mại, (3) các cơng sở, trường học,
cơng trình cơng cộng, (4) dịch vụ đơ thị, sân bay, (5) các hoạt động cơng nghiệp, (6) các
hoạt động xây dựng đơ thị, (7) các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thốt nước
của thành phố.


Tồn Trữ Tại Nguồn. Chất thải rắn phát sinh được lưu trữ trong các loại thùng chứa khác
nhau tùy theo đặc điểm nguồn phát sinh rác, khối lượng rác cần lưu trữ, vị trí đặt thùng
chứa, chu kỳ thu gom, phương tiện thu gom,… Một cách tổng qt, các phương tiện thu
chứa rác thường được thiết kế, lựa chọn sao cho thỏa mãn các tiêu chuan sau: (1) chống
sự xâm nhập của súc vật, cơn trùng, (2) bền, chắc, đẹp và khơng bị
hư hỏng do thời tiết,
(3) dễ cọ rửa khi cần thiết.


Tái sinh, tái chế
& xử lý
Tồn trữ tại nguồn
Nguồn phát sinh
Bãi chôn lấp
Trung chuyển &
vận chuyển
Thu gom
(hẻm và đường phố)

1-4
Thu Gom. Rác sau khi được tập trung tại các điểm quy định sẽ được thu gom và vận
chuyển đến trạm trung chuyển/trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp. Theo kiểu vận hành, hệ
thống thu gom được phân loại thành: (1) hệ thống thu gom container di động: loại cổ điển
và loại trao đổi thùng chứa và (2) hệ thống thu gom container cố định.


Trung Chuyển và Vận Chuyển. Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối ưu hóa năng
suất lao động của đội thu gom và đội xe. Trạm trung chuyển được sử dụng khi: (1) xảy ra
hiện tượng đổ chất thải rắn không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, (2)
vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16 km), (3) sử dụng xe thu
gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ h
ơn 15 m
3
), (4) khu vực phục vụ là khu dân cư thưa
thớt, (5) sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom
chất thải từ khu thương mại. Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm: (1) tiếp
nhận các xe thu gom rác, (2) xác định tải trọng rác đưa về trạm, (3) hướng dẫn các xe đến
điểm đổ rác, (4) đưa xe thu gom ra khỏi trạm, (5) xử lý rác (nếu c
ần thiết), (6) chuyển rác
lên hệ thống vận chuyển để đưa đến bãi chôn lấp. Đối với mỗi trạm trung chuyển cần
xem xét: (1) số lượng xe đồng thời trong trạm, (2) khối lượng và thành phần rác được thu
gom về trạm, (3) bán kính hiệu quả kinh tế đối với mỗi loại xe thu gom, (4) thời gian để
xe thu gom đi từ vị trí lấy rác cuối cùng của tuyến thu gom về trạm trung chuyển.

Tái Sinh, Tái Chế Và Xử Lý. Rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác thải có khả
năng tái sinh, tái chế như: giấy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại,
… Các thành phần còn lại, tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có sẽ được xử lý bằng các
phương pháp khác nhau như: (1) sản xuất phân compost, (2) đốt thu hồi năng lượng hay
(3) đổ ra bãi chôn lấp.

Bãi Chôn Lấp
.
Bãi chôn lấp là phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn kinh tế nhất
và chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng
chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần

chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý
thống nhất chất thải r
ắn. Một bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được gọi là bãi chôn lấp
hợp vệ sinh khi được thiết kế và vận hành sao cho giảm đến mức thấp nhất các tác động
đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế và vận
hành có lớp lót đáy, các lớp che phủ hàng ngày và che phủ trung, có hệ thống thu gom và
xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu gom và xử lý khí th
ải, được che phủ cuối cùng và duy tu,
bảo trì sau khi đóng bãi chôn lấp.


2-1
CHƯƠNG 2

NGUỒN PHÁT SINH VÀ THÀNH PHẦN
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ


2.1 NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN

Cùng với số liệu về thành phần và tốc độ phát sinh, nguồn và loại chất thải rắn là những
thông số cơ bản cần thiết để thiết kế và vận hành các khâu liên quan trong hệ thống quản
lý chất thải rắn.

Nguồn phát sinh chất thải rắn của một khu đô thị tùy thay đổi theo mục đích sử dụng đất
và các phân vùng. Mặc dù có nhiều cách phân loại nguồn phát sinh CTR khác nhau, việc
phân loại CTR theo các nguồn phát sinh sau đây là thích hợp nhất: (1) hộ gia đình; (2)
khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, …); (3) công sở (cơ quan, trường
học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện,….); (4) xây dựng;(5) khu công cộng (nhà
ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố, …); (6) trạm x

ử lý chất
thải (trạm xử lý nước thải sinh hoạt, ….); (7) công nghiệp và (8) nông nghiệp.

Trong những nguồn phát sinh CTR kể trên, CTR đô thị (municipal solid waste) là tất cả
các loại chất thải phát sinh từ khu đô thị ngoại trừ CTR từ sản xuất công nghiệp và nông
nghiệp.

2.2 LOẠI CHẤT THẢI RẮN

Loại chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Loại chất thải rắn theo các nguồn phát sinh khác nhau

Nguồn phát sinh Loại chất thải
Hộ gia đình Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy
tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu
nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,…
Khu thương mại Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất
thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ,…), đồ điện tử
hư hỏng (máy radio, tivi, …), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, lốp
xe, ruột xe, sơn thừa,…
Công sở Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất
thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe,
sơn thừa,…
Xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất cát,…
Khu công cộng Giấy, túi nilon, lá cây, …
Trạm xử lý Bùn
Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993.

Rác thực phẩm phát sinh từ nhà bếp phân hủy nhanh, gây mùi hôi thối và là nơi sinh sôi

nảy nở của ruồi nhặng. Những đặc tính của loại chất thải này ảnh hưởng đến việc thiết kế
và vận hành hệ thống thu gom chất thải rắn.

2-2
Mặc dù có hơn 40 loại giấy khác nhau, thành phần giấy trong CTR đô thị gồm có giấy
báo, sách và tạp chí, giấy in ấn, giấy từ công sở, giấy bìa cứng, các loại bao bì, giấy vệ
sinh và khăn giấy. Nhựa trong CTR đô thị có thể phân chia thành 7 loại chính sau đây:

- Polyethylene terephthalate (PETE/1);
- Polyethylene tỷ trọng cao (HDPE/2);
- Polivinyl Chloride (PVC/3);
- Polyethylen tỷ trọng thấp (LDPE/4);
- Polypropylene (PP/5);
- Polystyrene (PS/6);
- Các loại vật liệu nhựa nhiều lớp khác.

2.3 THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Kết quả phân tích thành phần CTRSH tại TP. HCM theo các nguồn phát sinh khác nhau
(từ hộ gia đình, trường học, nhà hàng, khách sạn, chợ,…) đến trạm trung chuyển và BCL
cho thấy:

Rác từ hộ gia đình. Rác từ các hộ gia đình chứa chủ yếu thành phần rác thực phẩm
(61,0-96,6%), giấy (0-19,7%), nilon (0-36,6%) và nhựa (0-10,8%). Các thành phần khác
chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện với tỷ lệ phần trăm dao động khá lớn. Nếu tính trung bình
trên tổng số mẫu khảo sát, thành phần phần trăm CTRSH tại TP. HCM được trình bày
tóm tắt trong Bảng 2.2. Khoảng 79% khối lượng CTRSH là rác thực phẩm. Thành phần
này nếu phân lo
ại riêng có thể tái sử dụng làm phân compost.


Bảng 2.2 Thành phần CTRSH tại các hộ gia đình ở TP.HCM

Thành phần phần trăm (%)
TT Thành phần
Khoảng dao động Trung bình
01 Thực phẩm 61,0 - 96,6 79,17
02 Giấy 1,0 - 19,7 5,18
03 Carton 0 - 4,6 0,18
04 Nilon 0 - 36,6 6,84
05 Nhựa 0 - 10,8 2,05
06 Vải 0 - 14,2 0,98
07 Gỗ 0 - 7,2 0,66
08 Cao su mềm 0 0
09 Cao su cứng 0 - 2,8 0,13
10 Thủy tinh 0 - 25,0 1,94
11 Lon đồ hộp 0 - 10,2 1,05
12 Sắt 0 0
13 Kim loại màu 0 - 3,3 0,36
14 Sành sứ 0 - 10,5 0,74
15 Bông băng 0 0
16 Xà bần 0 - 9,3 0,69
17 Styrofoam 0 - 1,3 0,12
Tổng cộng 100
Nguồn: CENTEMA, 2002.

Rác từ trường học. Kết quả phân tích cho thấy thành phần CTRSH từ các trường học
chứa chủ yếu rác thực phẩm (23,5-75,8%), giấy (1,5-27,5%), nilon (8,5-34,4%) và nhựa
(3,5-18,9%) (Bảng 2.3). Rác trường học chủ yếu từ khu vực văn phòng, sân trường và

2-3

căn-tin. Trong đó, rác từ khu văn phòng và ở sân trường tương đối sạch và khô. Rác từ
căn-tin chủ yếu là rác thực phẩm.

Rác từ nhà hàng, khách sạn. Rác từ nhà hàng, khách sạn cũng chứa chủ yếu là rác thực
phẩm (dao động trong khoảng 79,5-100%). Những phế liệu có giá trị bán được đã bị nhặt
bởi những người làm bếp, dọn phòng (Bảng 2.3).

Bảng 2.3 Thành phần CTRSH từ trường học và nhà hàng khách sạn

TT Thành phần Trường học Nhà hàng, khách sạn
01 Thực phẩm 23,5-75,8 43,9 79,5-100 89,75
02 Giấy 1,5-27,5 10,5 0-2,8 1,40
03 Carton 0 0 0-0,5 0,25
04 Nilon 8,5-34,4 22,3 0-5,3 2,65
05 Nhựa 3,5-18,9 9,3 0-6,0 3,00
06 Vải 1,0-3,8 1,6 0 0
07 Gỗ 0-20,2 6,7 0 0
08 Da 0-4,2 1,4 0 0
09 Thủy tinh 1,3-2,5 1,3 0-1,0 0,50
10 Lon đồ hộp 0-4,0 1,3 0-1,5 0,75
11 Sành sứ 0 0 0-1,3 0,65
12 Styrofoam 1,0-2,0 1,3 0-2,1 1,05
Nguồn: CENTEMA, 2002.

Rác chợ. Thành phần rác chợ cũng được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.4. Thành phần
rác chợ thay đổi tùy theo lĩnh vực hoạt động của từng chợ. Rác từ các chợ bán rau quả,
thực phẩm tươi sống chứa chủ yếu là rác thực phẩm. Trong khi đó, chợ vải (mẫu 6), chợ
hóa chất (mẫu 5), thành phần rác thực phẩm rất ít (chỉ chiếm 20-35%). Như vậy, rác từ
các chợ bán rau quả, thự
c phẩm tươi sống có thể chuyển thẳng đến trạm trung chuyển và

BCL mà không cần phân loại. Rác từ những chợ tập trung buôn bán các mặt hàng đặc
biệt như chợ vải, chợ hóa chất, … cũng không cần phân loại thành các phần riêng biệt tại
nguồn phát sinh mà công tác này sẽ được thực hiện tại trạm phân loại tập trung. Cũng cần
lưu ý rằng rác từ chợ buôn bán các mặt hàng điện tử nh
ư chợ Nhật Tảo (mẫu 7) cũng
chứa chủ yếu rác thực phẩm (chiếm 94%) vì những phế liệu (như dây đồng, nhôm,…) có
giá trị đều được các chủ cửa hàng bán lại cho những người thu mua. Bên cạnh đó, chợ
nằm trong khu dân cư đông đúc sẽ tiếp nhận một phần rác từ các hộ gia đình lân cận đổ
vào.

Bảng 2.4 Thành phần rác chợ ở TP. HCM

Phần trăm (%)
TT Thành phần
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Khoảng dao động
01 Thực phẩm 76,0 82,0 100,0 99,0 35,6 20,2 94,0 20,2-100
02 Vỏ sò, ốc, cua 10,1 0 0 0 0 0 0 0-10,1
03 Tre, rơm rạ 7,6 2,8 0 1,0 0 0 0 0-7,6
04 Giấy 3,3 3,8 0 0 10,2 11,4 3,5 0-11,4
05 Carton 0 0,5 0 0 4,9 0,6 0 0-4,9
06 Nilon 3,0 4,2 0 0 6,2 6,5 2,5 0-6,5
07 Nhựa 0 1,4 0 0 4,3 1,1 0 0-4,3
08 Vải 0 KĐK 0 0 1,7 58,1 0 0-58,1
09 Da 0 0 0 0 1,6 0 0 0-1,6
10 Gỗ 0 0 0 0 5,3 KĐK 0 0-5,3
Nguồn: CENTEMA, 2002.

2-4
Bảng 2.4 Thành phần rác chợ ở TP. HCM (tt)


Phần trăm (%) TT Thành phần
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Khoảng dao động
11 Cao su mềm 0 0,5 0 0 5,6 KĐK 0 0-5,6
12 Cao su cứng 0 0 0 0 4,2 0 0 0-4,2
13 Thủy tinh 0 1,0 0 0 4,9 KĐK 0 0-4,9
14 Lon đồ hộp 0 0 0 0 2,1 0 0 0-2,1
15 Kim loại màu 0 KĐK 0 0 5,9 1,0 0 0-5,9
16 Sành sứ 0 KĐK 0 0 1,5 0 0 0-1,5
17 Xà bần 0 0 0 0 4,0 0 0 0-4,0
18 Tro 0 2,3 0 0 0 0 0 0-2,3
19 Styrofoam 0 0,5 0 0 2,0 0,5 0 0-6,3
20 Linh kiện điện tử *
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: CENTEMA, 2002.
Ghi chú
Mẫu 1: Chợ An Khánh, đường Lương Đình Của, Q.2, lấy mẫu vào lúc 10 giờ 45, ngày 25.01.02;
Mẫu 2: Chợ An Đông, đường Nguyễn Duy Dương, Q.5, lấy mẫu lúc 16 giờ 30 ngày 25.01.02;
Mẫu 3: Chợ Phú Xuân, thị trấn Nhà Bè, Q.7, lấy mẫu lúc 12 giờ 30 ngày 25.01.02;
Mẫu 4: Chợ Cầu Muối, đường Trần Hưng Đạo, Q.1, lấy mẫu lúc 11 giờ 30 ngày 25.01.02;
Mẫu 5: Chợ Kim Biên, đường Hải Thượng Lãng Ông, Q. 5, lấy mẫu lúc 21 giờ ngày 25.01.02;
Mẫu 6: Chợ
Soái Kình Lâm, đường Trần Hưng Đạo B, Q.5, lấy mẫu lúc 19.30 ngày 26.01.02;
Mẫu 7: Chợ Nhật Tảo, đường Lý Thường Kiệt, Q.10, lấy mẫu lúc 19 giờ 30 ngày 25.01.02.
* Linh kiện điện tử được thải bỏ riêng trước nhà; KĐK: Không đáng kể

CTR tại các điểm hẹn, trạm trung chuyển và bãi chôn lấp cũng được phân tích. Thành
phần CTRSH từ các nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng được trình bày tóm tắt
trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5 Thành phần CTRSH của TP. HCM từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng


% khối lượng
STT Thành phần
Hộ gia
đình
Rác chợ Điểm hẹn Bô ép rác & Trạm
trung chuyển
Bãi chôn
lấp
01 Thực phẩm 61,0-96,6 20,2-100* 72,8-76,2 73,3-83,5 73,4-74,7
02 Giấy 1,0-19,7 0-11,4 3,0-10,8 2,4-3,6 2,0-4,0
03 Carton 0-4,6 0-4,9 0-0,4 0 0
04 Vải 0-14,2 0-58,1 1,2-3,4 3,5-8,0 2,4-6,8
05 Túi nylon 0-36,6 0-6,5 6,0-10,8 3,0-11,2 5,6-6,0
06 Nhựa 0-10,8 0-4,3 0,4-3,2 0-1,6 0-0,6
07 Da 0 0-1,6 0 0-3,6 0-2,4
08 Gỗ 0-7,2 0-5,3 0,2-1,6 0-6,6 0,4-4,8
09 Cao su mềm 0 0-5,6 0-4,0 0-1,7 0-0,8
10 Cao su cứng 0-2,8 0-4,2 0-0,6 0 0,6-1,2
11 Lon đồ hộp 0-10,2 0-2,1 0-0,6 0-0,2 0,1
12 Kim loại màu 0-3,3 0-5,9 0-0,4 0-0,9 0,4-0,8
13 Thủy tinh 0-25,0 0-4,9 0-2,0 0,2-0,6 1,4-3,2
14 Sành sứ 0-10,5 0-1,5 0-2,8 0-0,6 0,4-0,6
15 Xà bần, tro 0-9,3 0-4,0 0-0,6 0-9,9 0-1,4
16 Styrofoam 0-1,3 0-6,3 0,1-1,2 0,2-1,2 0
17 Lon đựng sơn 0 0 0-1,2 0 0
18 Bã sơn 0 0 0-1,6 0 0
19 Sơn 0 0 0 0-0,6 0



2-5
Bảng 2.5 Thành phần CTRSH của TP. HCM từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng (tt)

% khối lượng
STT Thành phần
Hộ gia
đình
Rác chợ Điểm hẹn Bô ép rác & Trạm
trung chuyển
Bãi chôn
lấp
20 Bông băng 0 0 0 0-3,4 0
21 Than tổ ông 0 0-2,4 0 0 0
22 Tóc 0 0 0 0 0-0,1
23 Pin 0 0 0-0,2 0 0-0,2
Nguồn: CENTEMA, 2002.
* Chỉ các mẫu rác lấy từ chợ vải và chợ hóa chất mới có thành phần rác thực phẩm thấp (20,2-35,6%). Đối với các
chợ khác thành phần rác thực phẩm dao động trong khoảng 76-100%.

2.4 CÁC THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN ĐƯỢC TÁI SINH, TÁI SỬ DỤNG

2.4.1 Lon Nhôm

So với những thành phần chất thải có khả năng tái chế như giấy, thủy tinh, nhựa thì lon
nhôm là loại chất thải được tái chế thành công nhất. Điều này có thể được giải thích là do
nguyên liệu sản xuất giấy, thủy tinh và nhựa khá nhiều và rẻ tiền. Trong khi đó, quặng
nhôm phải được nhập từ nước ngoài nên chí phí cao và tốn thời gian chờ đợi. Hơn nữa,
các nhà máy sản xuất nhôm nhận th
ấy rằng nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước thuận
tiện hơn. Tái chế lon nhôm mang lại hiệu quả kinh tế do:


- Việc tái chế tạo ra nguồn nguyên liệu trong nước ổn định;
- Năng lượng cần thiết để sản xuất 1 lon nhôm từ nhôm tái chế ít hơn so với từ nhôm
nguyên chất 5%;
- Lon nhôm được tái chế là loại nguyên liệu đồng
nhất, có thành phần xác định biết trước và hầu như
không có tạp chất;
- Tái chế cho phép các nhà máy sản xuất lon nhôm
cạnh tranh với các nhà máy sản xuất bao bì thủ
y
tinh và kim loại.

Những người thu mua lon nhôm đều yêu cầu tất cả lon
nhôm không bị nhiễm bẩn bởi đất, cát và chất thải
thực phẩm. Lon nhôm phải được ép và đóng thành
kiện với kích thước, khối lượng theo quy định của cơ
sở sản xuất, ví dụ 0,9 m x 1,2 m x 1,5 m, không chứa
nước, chất bẩn, các loại lon khác hoặc nhôm dạng lá.

2.4.2 Giấy Và Carton

Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong các thành phần của CTRSH TP. HCM. Cả
giấy và carton chiếm từ 1,2 - 4,6%. Do đó, việc thu hồi và tái sử dụng giấy sẽ mang lại
nhiều lợi ích kinh tế nhờ giảm được lượng rác đổ về BCL, tái sử dụng nguồn sợi sẵn có,
giảm tác động đến rừng do hạn chế do hạn chế việc khai thác gỗ làm giấy và giảm năng
lượng tiêu thụ c
ần thiết để sản xuất giấy.

Các nhà máy giấy thường tái chế lại các sản phẩm bị hỏng và phế liệu từ các nhà máy sản
xuất sản phẩm giấy vì phế liệu được biết rõ thành phần và thường giấy chưa in nên có thể

thay thế nguyên liệu sản xuất giấy trực tiếp. Các loại giấy có thể tái chế bao gồm:
Hình 2.1 Thiết bị ép và đóng kiện
lon nhôm.

2-6
- Giấy báo;
- Thùng carton hỏng;
- Giấy chất lượng cao;
- Giấy loại hỗn hợp.

Giấy báo. Giấy báo tẩy mực được dùng để sản xuất ấn phẩm mới, giấy vệ sinh và giấy
chất lượng cao. Phần còn lại hầu như được sử dụng để sản xuất thùng carton và các sản
phẩm xây dựng (như carton xốp, trần nhà, vách ngăn,…).

Thùng carton. Giấy carton là một trong những nguồn giấy phế liệu riêng biệt để tái chế.
Nguồn phát sinh giấy carton đáng k
ể nhất là từ siêu thị và các cửa hàng bán lẻ. Thùng
carton được ép thành kiện và chuyển đến cơ sở tái chế làm vật liệu cho lớp đáy hoặc lớp
giữa của các dạng bao bì carton.
















Hình 2.2 Thiết bị ép và đóng kiện thùng carton.

Giấy chất lượng cao. Giấy chất lượng cao bao gồm giấy in, giấy trắng, giấy màu từ sách
(giấy viết, bản đánh máy và giấy tờ tài chính khác), gáy sách hay phần giấy phế liệu cắt
xén từ sách, giấy vẽ tranh. Các loại giấy này có thể thay thế trực tiếp bột gỗ hoặc có thể
tẩy mực để sản xuất giấy vệ sinh hoặc các loại giấy chất lượ
ng cao khác.

Giấy lộn hỗn hợp. Giấy lộn hỗn hợp bao gồm giấy báo, tạp chí và nhiều loại giấy khác.
Giấy hỗn hợp được dùng để sản xuất thùng carton và các sản phẩm ép khác.

Thị trường tiêu thụ giấy phế liệu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi nền kinh tế chung của khu
vực vì phần lớn giấy chất lượng thấp được sử dụng để sản xuất các sản phẩm xây dựng
và thùng chứa hàng tiêu dùng. Các nhà máy tái sử dụng giấy phế liệu yêu cầu giấy không
bị nhiễm bẩn các thành phần khác như cát, đất, kim loại, thủy tinh, chất thả
i thực
phẩm,… Một số cơ sở khác bắt buộc phải phân loại riêng giấy in laser với các loại giấy in
khác vì mực in laser không thể tẩy sạch được. Bên cạnh đó, giấy phải được ép đóng thành
kiện để giảm thể tích.


2-7















Hình 2.3 Thiết bị ép và đóng kiện giấy phế liệu.

2.4.3 Nhựa

Các sản phẩm nhựa ngày càng chiếm lĩnh thị trường vì chúng có khả năng thay thế các
sản phẩm chế tạo từ kim loại, thủy tinh và giấy. Do đặc tính nhẹ nên chi phí vận chuyển
các sản phẩm nhựa bao giờ cũng rẻ tiền hơn so với kim loại và thủy tinh. Sản phẩm nhựa
đa dạng về hình dạng, thích hợp với các loại thực phẩm ướt cũng như sử d
ụng trong các
lò vi ba. Cùng với sự phát triển các mặt hàng tiêu dùng bằng nhựa, nhựa phế thải, đặc biệt
là nilon ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thành phần CTRSH. Kết quả phân tích
thành phần CTRSH tại các hộ gia đình ở TP. HCM cho thấy nhựa và nilon chiếm tỷ trọng
thứ 2 sau rác thực phẩm (nhựa chiếm 1,2-4,2% và túi nilon chiếm 3,5-13,4%). Như vậy,
nếu thu hồi và tái chế lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể l
ượng thể tích chôn lấp cần
thiết.

Hầu hết các nhà sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa hiện nay đều ký hiệu sản phẩm của
họ theo số thứ tự từ 1 đến 7, đặc trưng cho hầu hết các loại nhựa sản xuất để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân loại và tái chế (Bảng 2.6).


Bảng 2.6 Phân loại, ký hiệu và nguồn sử dụng nhựa

Vật liệu Ký hiệu Nguồn sử dụng
Polyethylene terephathlate 1-PETE Chai nước giải khát, bao bì thực phẩm
High-density polyethylene 2-HDPE Chai sữa, bình đựng xà phòng, túi xách,…
Vinyl/polyvinyl chloride 3-PVC Hộp đựng thức ăn trong gia đình, ống dẫn,…
Low-density polyethylene 4-LDPE Bao bì nilon, tấm trải bằng nhựa,…
Polypropylene 5-PP Thùng, sọt, hộp, rổ, …
Polystyrene 6-PS Ly, đĩa
Các loại nhựa khác 7-loại khác Tất cả các sản phẩm nhựa khác
Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993.

Polyethylene Terephthalate (PETE). PETE được tái chế đầu tiên để sản xuất các loại sợi
polyester dùng trong sản xuất túi ngủ, gối, chăn và quần áo mùa đông. Sau này, PETE
còn được sử dụng để chế tạo thảm, các sản phẩm đúc, băng chuyền, bao bì thực phẩm và
các sản phẩm khác, nhựa kỹ thuật còn dùng trong công nghiệp sản xuất ô tô.



2-8
High density Polyethylene (HDPE). Đặc
tính của HDPE thay đổi rất nhiều tùy thuộc
vào sản phẩm cần chế tạo. Các bình sữa
thường được sản xuất từ loại nhựa có độ
nóng chảy thấp. Trong khi đó, HDPE cứng
có độ nóng chảy cao nên cho phép nhựa
chảy dễ dàng vào các khuôn đúc. Tính chất
của HDPE dạng hạt phụ thuộc rất nhiều vào
nguyên liệu ban đầu. Do đó, để kiểm soát

chất lượng c
ủa nhựa hạt tái chế, các nhà sản
xuất không trộn lẫn những loại nhựa khác
nhau hoặc không trộn cùng loại nhựa nhưng
khác độ nóng chảy với nhau. HDPE tái chế
thường dùng để sản xuất can chứa bột giặt
và thùng chứa dầu nhớt. Các loại thùng chứa này thường có ba lớp, trong đó lớp giữa
được chế tạo bằng nguyên liệu tái chế. HDPE tái chế còn được dùng để chế tạo các lo
ại
khăn phủ, túi chứa hàng hóa, ống dẫn, thùng chứa nước và đồ chơi trẻ em.

Polyvinyl Chloride (PVC). PVE được sử dụng rộng rãi làm bao bì thực phẩm, dây điện,
chất cách điện và ống nước. Mặc dù PVC là loại nhựa có chất lượng cao hầu như không
cần pha trộn phụ gia, hiện nay rất ít các phế liệu PVC được tái chế vì chi phí thu gom và
phân loại khá cao. Các sản phẩm từ nhựa PVC tái chế bao gồm bao bì hàng tiêu dùng,
màn cửa, tấm lót xe tải, thảm trải phòng thí nghiệm, tấm lót sàn nhà, lọ hoa, đồ chơi trẻ
em,
ống nước,…


Low-density polyethylene (LDPE). Các bao nhựa được phân loại bằng tay, tách các tạp
chất bẩn và tái chế. Tuy nhiên, một trong những khó khăn là do mực in trang trí trên các
bao bì cũ không tương thích với màu của hạt nhựa tái chế. Do đó, giải pháp thích hợp là
dùng nhựa tái chế để sản xuất các sản phẩm có màu sậm.

Polyethylene (PP). PP thường được dùng để sản xuất pin ô tô, nắp thùng chứa, nhãn hiệu
của chai lọ và một phần nhỏ để sản xuất bao bì thực phẩm. Nhãn và nắp chai PP thường
được tái chế cùng với các sản phẩm từ nhựa PE. Phần lớn PP được dùng để chế tạo
những đồ dùng để ngoài trời, hộp thư, tường rào. Các nhà máy sản xuất pin cũng thu hồi
PP để sản xuất các pin mới.


Polystyrene (PS). Các sản phẩm quen thuộc của PS bao gồm bao bì thực phẩm, đĩa, khay
đựng thịt, ly uống nước, bao bì đóng gói sản phẩm, đồ dùng nhà bếp, hộp đựng yogurt,…
PS tái chế được dùng để sản xuất văn phòng phẩm, khay thức ăn, chất cách điện và đồ
chơi.

Các loại nhựa khác. Các nhà sản xuất sử dụng nhựa hỗn hợp để tái chế thành loại hạt
nhựa dùng để sản xuất các mặt hàng không yêu cầu khắt khe về đặc tính nhựa sử dụng
chẳng hạn như bàn ghế ngoài sân, chỗ đậu xe, hàng rào, … Vì không cần phân loại riêng
phế liệu nhựa nên các nhà sản xuất dễ dàng thu mua được loại phế liệu này với chi phí
thấp. Tuy nhiên, các loại phế liệ
u PETE phải được tách riêng hỗn hợp nhựa này vì chúng
có nhiệt độ nóng cao hơn các loại nhựa khác.

Hình 2.4 Các loại nhựa được thu hồi để tái chế.

2-9
Các loại nhựa phế liệu sau khi thu gom được phân loại bằng tay theo màu sắc và loại bỏ
các thành phần nhựa khơng đạt u cầu. Quy trình cơng nghệ thu hồi và tái chế nhựa
được trình bày tóm tắt trong Hình 2.6. Phế liệu nhựa được phân loại thành từng loại như
PE, PP, PS, …, sau đó được làm sạch bằng nhiều cách tùy theo loại phế liệu. Sau đó, phế
liệu được xay, bằm, rửa sạch và phơi khơ. Tùy theo u cầu sản phẩm, các mẫu nhự
a sau
khi phơi khơ sẽ được trộn màu và đưa vào máy tạo hạt để tạo thành hạt nhựa ngun liệu
nhựa.



Hình 2.5 Quy trình tái chế phựa phế liệu.


Về mặt mơi trường, các cơ sở tái chế nhựa ln thải ra mùi hơi do nhựa bị nấu chảy.
Ngồi ra, trong q trình tạo hạt, nhựa dẻo phải đi qua một vỉ lọc và vỉ lọc này ln bị bít
kín bởi chất bẩn (thường hai tiếng phải thay một vỉ để tiết kiệm, các cơ sở này thường tập
trung các vỉ này lại và đốt cho cháy hết phần chất bẩn, việc đố
t vỉ này tạo ra những luồng
khói đầy bụi và khí độc. Bên cạnh khí thải, các cơ sở này thường làm tắc nghẽn hệ thống
thốt nước do hoạt động xay rửa phế liệu. Do đó cần có biện pháp quản lý chặt chẽ. Các
phương án tái sinh, tái chế nhựa phế liệu các loại điển hình có thể tham khảo trường hợp
của Làng Minh Khai, xã Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng n, nh
ư trình bày tóm
tắt trong Hình 2.6.



























Hình 2.6 Sơ đồ quy trình tái sinh, tái chế nhựa tại Làng Minh Khai (Cúc và cộng sự, 2001).
Nhựa phế
liệu
Phân loại (PE, PP,...)
Làm sạch
Xay/bằm
Rửa
Thành phầm
Tạo hạt
Làm khơ

Rác sinh hoạt Rác xây dựng
Rác công
nghiệp
Nhựa gin
HDPE LDPE
HDPE,
PS,LDPE
Chai PVC PVC cứng Bao bì (LDPE)
Giặt Phân loại theo màu sắc, chất liệu và chất lượng
Xay và rửa
Làm khô
Tạo hạt

Máy thổi
Máy thổi liên
hoàn
Máy đập
Túi đựng hàng
Màng nilon các
loại
Linh kiện các
loại
Hạt nhựa các
loại
Bột nhựa PET
các loại
Bán, tái sử
dụng

2-10
Một cách tổng quát, các cơ sở tái chế nhựa yêu cầu nhựa phế liệu phải được phân loại
trước theo tiêu chuẩn quy định của cơ sở, không được lẫn các chất bẩn, nước và phải
được đóng thành kiện theo kích thước và khối lượng quy định. Nếu không thỏa mãn các
tiêu chuẩn trên, giá thu mua phế liệu sẽ bị giảm.

2.4.4 Thủy Tinh

Trong thành phần CTRSH tại các hộ gia đình, thủy tinh chiếm khoảng 0-0,4%. Trong đó,
chủ yếu là miểng chai. Các loại chai lọ nguyên hầu như được người dân bán lại cho
những người thu mua phế liệu. Những lợi ích của việc thu hồi và tái chế thủy tinh có thể
kể đến bao gồm tái sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, giảm diện tích chôn lấp
cần thiết và trong một số trường h
ợp cụ thể, làm phân compost có chất lượng tốt hơn

(sạch hơn), thủy tinh còn là thành phần làm tăng chất lượng nhiên liệu sản xuất từ chất
thải.

Hầu hết thủy tinh được dùng để sản xuất các loại chai lọ thủy tinh mới, một phần nhỏ
dùng để chế tạo bông thủy tinh hoặc chất cách điện bằng sợi thủy tinh, vật liệu lát đường
và vật liệu xây dựng như gạch, đá lát tường, đá lát sàn nhà và bêtông nhẹ.

Các cơ sở sản xuất chai thủy tinh dùng miểng chai cùng với các nguyên liệu khác (như
cát, soda, đá vôi) vì nhiệt độ nấu chảy có thể được giảm đáng kể. Do đó, các cơ sở này
đồng ý trả giá miểng chai cao hơn so với nguyên liệu thô vì có thể tiết kiệm được năng
lượng và tăng tuổi thọ của lò nấu thủy tinh. Điều bất lợi khi sử dụng miểng chai làm
nguyên liệu là hầ
u như các loại miểng chai đều bị nhiễm bẩn nên gây ảnh hưởng đến chất
lượng và màu sắc của sản phẩm.

Các nhà máy chế biến sợi thủy tinh cũng sử dụng một phần miểng chai trong quy trình
chế biến như do yêu cầu chất lượng nguyên liệu khắt khe hơn nên hầu hết miểng chai sử
dụng được thu mua từ các cơ sở sản xuất thủy tinh khác.


Các loại phế liệu thủy tinh không thể phân loại theo màu được dùng để sản xuất vật liệu
lát đường và các vật liệu xây dựng khác. Tuy nhiên, việc tái sử dụng miểng chai để sản
xuất vật liệu lát đường cũng gặp trở ngại vì chi phí vận chuyển và sản xuất cao. Hơn nữa
sản phẩm mới này cũng không có chất lượng cao hơn so với sản phẩm sản xuất từ
nguyên
liệu cổ điển.








Hình 2.7 Phân loại thủy tinh.

2-11
2.4.5 Sắt Và Thép

Sắt, thép thu hồi từ CTRSH chủ yếu là các dạng lon thiếc và sắt phế liệu. Các lon thép
hoặc bao bì thép (thường gọi là lon thiếc vì được tráng một lớp thiếc bên ngồi để chống
gỉ) được phân loại riêng, ép và đóng thành kiện trước khi chuyển đến các cơ sở tái chế.
Các lon, vỏ hộp này đầu tiên được cắt vụn tạo điều kiện cho q trình tách thực phẩm
thừa và giấy nhãn bằng q trình hút chân khơng. Nhơm và những kim loạ
i màu khác
được phân loại bằng phương pháp từ tính. Thép sau khi làm sạch các tạp chất nói trên
được khử thiếc bằng cách gia nhiệt trong lò nung để làm hóa hơi thiếc hoặc bằng q
trình hóa học sử dụng NaOH và tác nhân oxy hóa. Thiếc được thu hồi từ dung dịch bằng
q trình điện phân tạo thành thiếc dạng thỏi.

Thép đã khử thiếc được dùng để sản xuất thép mới. Các phế liệu được khử thiếc bằng
phương pháp gia nhiệt khơng thích hợp để sản xuất thiếc vì q trình gia nhiệt làm cho
một phần thiếc khuếch tán vào thép và làm cho thép mới khơng tinh khiết. Các phương
án tái chế sắt, thép phế liệu có thể tham khảo từ thực tế sản xuất tại Làng Đa Hội, xã
Châu Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh như
trình bày trong Hình 2.8.






































Hình 2.8 Sơ đồ quy trình tái sinh, tái chế sắt thép phế liệu tại Đa Hội (Cúc và cộng sự, 2001).

Phân loại
Phế liệu
Đúc
Phôi
Nung phản xạ
Cán
Sắt xây gai,
vuông và góc
Sắt 6 và 8 Sắt nẹp
Sắt cây tròn
ngắn
Hàn
Máy rút
Mạ
Máy đinh, trống quay Gia công
Gia công
Máy đan
Dây thép gai,
dây thép
Lưới B40
Đinh móc,
chốt cửa
Sắt dây,
sắt góc
Dây buộc
quang, sọt,


y thép gai
Máy đột
Bể acid
Máy rút
Sắt cây
(tròn, nhẵn)
Máy cán 3 quả lô
Nung hở
Cắt hơi
Phôi nhập
Sắt tấm nhập
Máy cắt cóc
Cắt hơi
Cửa xếp, của
hoa, bản lề

2-12
2.4.6 Kim Loại Màu

Kim loại màu chiếm từ 0-0,1% trong thành phần CTRSH từ hộ gia đình. Những phế liệu
kim loại màu được thu hồi từ đồ dùng để ngoài trời, đồ dùng nhà bếp, thang xếp, dụng
cụ, máy móc, từ chất thải xây dựng (dây đồng, máng nước, cửa, …). Hầu như phế liệu
kim loại màu đều được tái chế nếu chúng được phân loại và tách các tạp chất khác như
nhựa, cao su, vải,…

2.4.7 Cao Su

Cao su được thu hồi để tái chế lốp xe, làm nhiên liệu và
nhựa rải đường. Cũng như các thành phần phế liệu
khác, cao su sau khi phân loại cũng được ép thành kiện

để giảm thể tích trước khi chuyển đến cơ sở tái chế.
Quy trình tái chế được trình bày trong Hình 2.10.



Hình 2.10 Quy trình tái chế cao su phế thải.

2.4.8 Pin Gia Dụng

Hầu như những người tiêu dùng đều không nhận thức rằng pin gia dụng là một nguồn
chất thải độc hại. Việc tái chế pin gia dụng rất khó vì hầu như có ít công ty có công nghệ
thích hợp để tái chế pin gia dụng. Thêm vào đó, pin tiểu (đặc biệt là loại đồng hồ đeo tay,
pin viết chỉ bảng,…) rất khó phân loại và có thể gây độc do hơi thủy ngân. Các loại pin
kiềm và carbon-kẽm không thể tái chế
được và vì có chứa thủy ngân nên chúng phải
được thải bỏ theo quy định đối với chất thải nguy hại. Chỉ có pin Ni-Cd hoặc pin oxyt
thủy ngân và oxýt bạc mới có thể tái chế được.

2.4.9 Rác Thực Phẩm

Rác thực phẩm có thể được phân loại để sản xuất phân compost và khí methane. Trong
thành phần CTRSH tại các hộ gia đình ở thành phố HCM, rác thực phẩm chiếm khoảng
63-69%. Do đó, nếu có thể tái sử dụng toàn bộ lượng rác thải này thì vấn đề nan giải về
diện tích chôn lấp và những khó khăn trong giải quyết các vấn đề môi trường tại các BCL
sẽ hầu như không đáng kể. Hầu hết các hệ th
ống sản xuất phân compost đều bắt đầu từ
việc phân loại các vật liệu có khả năng tái chế, kim loại, những chất độc hại, sau đó
nghiền nhỏ đến kích thước thích hợp và tách các thành phần tạp chất khác (nếu cần). Sản
phẩm của quá trình composting thường dùng làm chất cải tạo đất. Tuy nhiên, do quá trình
phân loại không triệt để, trong thành phần rác thực phẩm làm phân compost thường lẫn

thủy tinh và nilon làm sản ph
ẩm kém giá trị. Ở một số nơi, sản phẩm compost thường
được dùng làm vật liệu che phủ BCL.

Hình 2.9 Đóng kiện cao su.
Cao su
phế thải
Nghiền Tách vải, bố
Trộn chất phụ gia
Đúc
Lưu hóa

2-13
Methane được sản xuất từ rác thực phẩm nhờ quá trình phân hủy kỵ khí trong điều kiện
không kiểm soát chặt chẽ tại các BCL hợp vệ sinh hay trong điều kiện kiểm soát của các
thiết bị kỵ khí. Khí methane được ưa chuộng vì là loại nhiên liệu sạch và có thể lưu trữ
được. Phần chất rắn còn lại trong các thiết bị phân hủy kỵ khí này có thể dùng sản xuất
phân compost hoặc vậ
t liệu che phủ BCL.



3-1
CHƯƠNG 3

TÍNH CHẤT LÝ HỌC, HÓA HỌC VÀ SINH HỌC
CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ


3.1 TÍNH CHẤT LÝ HỌC


Những tính chất lý học quan trọng của CTRĐT bao gồm khối lượng riêng, độ ẩm, kích
thước hạt và sự phân bố kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp (độ rỗng) của CTR đã
nén.


3.1.1 Khối Lượng Riêng

Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích, tính bằng
kg/m
3
. Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tùy theo phương pháp lưu trữ: (1)
để tự nhiên không chứa trong thùng, (2) chứa trong thùng và không nén, (3) chứa trong
thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của CTRĐT chỉ có ý nghĩa khi được ghi
chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng. Khối lượng riêng của một số thành
phần chất thải có trong CTRĐT chứa trong thùng, có nén, hoặc không nén được trình bày
trong Bảng 3.1.

Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong năm, thời
gian lưu trữ,… Do đó, khi chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem xét cả những yếu tố
này để giảm bớt sai số kéo theo cho các phép tính toán. Khối lượng riêng của CTRĐT lấy
từ các xe ép rác thường dao động trong khoảng từ 200 kg/m
3
đến 500 kg/m
3
và giá trị đặc
trưng thường vào khoảng 297 kg/m
3
.


3.1.2 Độ Ẩm

Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theo thành phần
phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh vực quản
lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn. Theo cách này, độ ẩm của CTR có
thể biểu diễn dưới dạng phương trình như sau:

(3-1)


Trong đó:

- M : Độ ẩm (%);
- w : Khối lượng ban đầu của mẫu CTR (kg);
- d : Khối lượng của mẫu CTR sau khi đã sấy khô đến khối lượng không đổi ở 105
0
C
(kg).

100×

=
w
dw
M

3-2
Bảng 3.1
Khối lượng riêng và độ ẩm của các thành phần có trong rác từ khu dân cư, rác vườn,
khu thương mại, rác công nghiệp và nông nghiệp


Khối lượng riêng (kg/m
3
) Độ ẩm (% khối lượng)
Loại chất thải
Khoảng dao động Đặc trưng Khoảng dao động Đặc trưng
Rác khu dân cư (không nén)

Thực phẩm 130 - 480 290 50-80 70
Giấy 41 - 130 89 4-10 6
Carton 41 - 80 50 4-8 5
Nhựa 41 - 130 65 1-4 2
Vải 41 - 101 65 6-15 10
Cao su 101 - 202 130 1-4 2
Da 101 - 261 160 8-12 10
Rác vườn 59 - 225 101 30-80 60
Gỗ 130 - 320 237 15-40 20
Thủy tinh 160 - 480 196 1-4 2
Lon thiếc 50 - 160 89 2-4 3
Nhôm 65 - 240 160 2-4 2
Các kim loại khác 130 - 1.151 320 2-4 3
Bụi, tro, 320 - 1.000 480 6-12 8
Tro 650 - 830 745 6-12 6
Rác 89 - 181 130 5-20 15
Rác vườn

Lá (xốp và khô) 30 - 148 59 20-40 30
Cỏ tươi (xốp và ướt) 280 - 297 237 40-80 60
Cỏ tươi (ướt và nén) 593 - 831 593 50-90 80
Rác vườn (vụn) 267 - 356 297 20-70 50

Rác vườn (compost) 267 - 386 326 40-60 50
Rác khu đô thị

Xe ép rác 178 - 451 297 15-40 20
Tại bãi rác
- Nén bình thường 362 - 498 451 15-40 25
- Nén tốt 590 - 742 599 15-40 25
Rác khu thương mại

Rác thực phẩm (ướt) 475 - 949 540 50-80 70
Thiết bị gia dụng 148 - 202 181 0-2 1
Thùng gỗ 110 - 160 110 10-30 20
Phần rẻo cây 101 - 181 148 20-80 5
Rác cháy được 50 - 181 119 10-30 15
Rác không cháy 181 - 362 300 5-15 10
Rác hỗn hợp 139 - 181 160 10-25 15
Rác xây dựng và phá dỡ

Rác khu phá dỡ (không cháy) 1.000 - 1.599 1.421 2-10 4
Rác khu phá dỡ (cháy được) 300 - 400 359 4-15 8
Rác xây dựng (cháy được) 181 - 359 261 4-15 8
Bêtông vỡ 1.198 - 1.800 1.540 0-5 -
Rác công nghiệp

Bùn hóa chất (ướt) 800 - 1100 1.000 75-99 80
Tro 700 - 899 801 2-10 4
Vụn da 101 - 249 160 6-15 10
Vụn kim loại nặng 1.501 - 1.999 1.780 0-5 -
Vụn kim loại nhẹ 498 - 899 739 0-5 -
Vụn kim loại (hỗn hợp) 700 - 1.501 899 0-5 -



3-3
Bảng 3.1
Khối lượng riêng và độ ẩm của các thành phần có trong rác từ khu dân cư, rác vườn,
khu thương mại, rác công nghiệp và nông nghiệp (tt)

Khối lượng riêng (kg/m
3
) Độ ẩm (% khối lượng)
Loại chất thải
Khoảng dao động Đặc trưng Khoảng dao động Đặc trưng
Dầu, hắc ín, nhựa đường 800 - 1.000 949 0-5 2
Mạt cưa 101 - 350 291 10-40 20
Vải thải 101 - 220 181 6-15 10
Gỗ thải (hỗn hợp) 400 - 676 498 30-60 25
Rác nông nghiệp

Rác nông nghiệp (hỗn hợp) 400 - 750 560 40-80 50
Xác súc vật 202 - 498 359 - -
Trái cây thải bỏ (hỗn hợp) 249 - 750 359 60-90 75
Phân bón (ướt) 899 - 1.050 1,000 75-96 94
Rau cỏ thải bỏ (hỗn hợp) 202 - 700 359 60-90 75
Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993.

3.1.3 Kích Thước Và Sự Phân Bố Kích Thước

Kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần có trong CTR đóng vai trò quan
trọng đối với quá trình thu hồi phế liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như
sàng quay và các thiết bị phân loại nhờ từ tính. Kích thước của các thành phần chất thải

có thể biểu diễn theo một trong những phương trình tính toán như sau:











Trong đó:

- Sc : Kích thước CTR (mm);
- l : chiều dài (mm);
- w : chiều rộng (mm);
- h : chiều cao (mm).

3.1.4 Khả Năng Tích Ẩm (Field Capacity)

Khả năng tích ẩm của CTR là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được. Đây là
thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng nước rò rỉ sinh ra từ BCL. Phần
nước dư vượt quá khả năng tích trữ của CTR sẽ thoát ra ngoài thành nước rò rỉ. Khả năng
tích ẩm thay đổi tùy theo điều kiện nén ép và trạng thái phân hủy của chất thải. Khả năng
tích ẩm c
ủa CTRĐT trong trường hợp không nén có thể dao động trong khoảng 50-60%.

Tính dẫn nước (hydraulic conductivity) của CTR đã nén là thông số vật lý quan trọng
khống chế sự vận chuyển của nước rò rỉ và khí trong BCL. Hệ số thẩm thấu có thể biểu

diễn theo phương trình sau:
()
()
3
1
2
1
3
2
hwlS
wlS
hwl
S
wl
S
lS
c
c
c
c
c
××=
×=
++
=
+
=
=
(3-2)


(3-3)

(3-4)

(3-5)

3-4



Trong đó:

-
K = Hệ số thẩm thấu;
- C = Hằng số vô thứ nguyên hay hệ số hình dạng;
- d = Kích thước lỗ trung bình;
- γ = Khối lượng riêng của nước;
- µ = Độ nhớt động học của nước;
- k = Độ thẩm thấu.

Thông số Cd
2
là độ thẩm thấu thực, chỉ phụ thuộc vào tính chất của CTR, kể cả sự phân
bố kích thước lỗ rỗng, bề mặt và độ xốp. Giá trị độ thẩm thấu đặc trưng đối với CTR đã
nén trong BCL thường dao động trong khoảng 10
-11
đến 10
-12
m
2

theo phương thẳng đứng
và khoảng 10
-10
m
2
theo phương ngang.

3.2 TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Tính chất hóa học của CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án xử lý
và thu hồi nguyên liệu. Ví dụ, khả năng cháy phụ thuộc vào tính chất hóa học của CTR,
đặc biệt trong trường hợp CTR là hỗn hợp của những thành phần cháy được và không
cháy được. Nếu muốn sử dụng CTR làm nhiên liệu, cần phải xác định 4 đặc tính quan
trọng sau:

1. Những tính chất cơ bản;
2. Điểm nóng chảy;
3. Thành phần các nguyên tố;
4. Năng lượng chứa trong CTR.

Đối với phần CTR hữu cơ dùng làm phân compost hoặc thức ăn gia súc, ngoài thành
phần những nguyên tố chính, cần phải xác định thành phần các nguyên tố vi lượng.

Những tính chất cơ bản cần phải xác định đối với các thành phần cháy được trong CTR
bao gồm:


1. Độ ẩm (phần ẩm mất đi khi sấy ở 105
0
C;

2. Thành phần các chất cháy bay hơi (phần khối lượng mất đi khi nung ở 950
0
C trong tủ
nung kín);
3. Thành phần carbon cố định (thành phần có thể cháy được còn lại sau khi thải các chất
có thể bay hơi);
4. Tro (phần khối lượng còn lại sau khi đốt trong lò nung hở).

Tính chất cơ bản của các thành phần cháy được có trong CTRĐT được trình bày trong
Bảng 3.2. Cần lưu ý rằng phương pháp xác định thành phần các chất cháy bay hơi được
trong trường hợp này khác với phương pháp xác định chất rắn bay hơi sử dụng trong
phân tích sinh học.
µ
γ
µ
γ
kCdK ==
2
(3-7)

×