Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Ứng dụng phần mềm phân hệ quản lý đất đai kê khai đăng ký, cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính xã phước khánh, huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHÂN HỆ QUẢN LÝ ĐẤT
ĐAI KÊ KHAI ĐĂNG KÝ, CẬP NHẬT CHỈNH LÝ
BIẾN ĐỘNG, QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ
PHƯỚC KHÁNH, HUYỆN NHƠN TRẠCH,
TỈNH ĐỒNG NAI

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

NGUYỄN BÁ HUÂN
06124051
DH06QL
2006 – 2010
Quản Lý Đất Đai


TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010


Lời Cảm Ơn !
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và các q Thầy Cơ khoa Quản
Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Duy Hùng đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tơi tận tình trong suốt q trình thực hiện đề tài hồn
thành báo cáo tốt nghiệp cuối khóa.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Văn Phòng Đăng Ký
Quyền Sử Dụng Đất Tỉnh Đồng Nai cùng các cơ chú, anh chị trong Văn
Phịng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, tài
liệu và nhiệt tình giúp đỡ tơi, truyền đạt cho tơi những kiến thức, kinh
nghiệm bổ ích cho tôi trong suốt thời gian tôi đến thực tập tại cơ quan.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong tập thể lớp
DH06QL và các bạn bè của tôi đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên,
giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Và trên tất cả, con xin gửi tới bố mẹ, ông bà và những người
thân trong gia đình lịng biết ơn sâu sắc.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Bá Huân


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Huân, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chính Minh.

Đề tài: “Ứng dụng phần mềm Phân hệ quản lý đất đai kê khai đăng ký, cập
nhật chỉnh lý biến động, quản lý hồ sơ địa chính xã Phước Khánh, huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Duy Hùng, Bộ môn Quy Hoạch, Khoa Quản lý
Đất đai & Bất Động Sản, Trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chính Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát
triển của lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học máy tính, con người đang từng
bước ứng dụng cơng nghệ thông tin vào trong công việc hàng ngày. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý đất đai cũng khơng cịn là vấn đề mới mẻ.
Việc ứng dụng tin học vào quản lý đất đai sẽ giúp công tác quản lý nhà nước về đất
đai ở các cơ quan nhà nước nâng cao được năng lực quản lý, giảm bớt sự cồng kềnh
của bộ máy, giảm bớt những khó khăn trong cơng tác quản lý, cập nhật, xử lý và truy
cập thông tin, tiết kiệm thời gian và chi phí; sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách của
người sử dụng trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.
Vì vậy, việc ứng dụng phần mềm Phân hệ quản lý đất đai vào công tác quản lý đất đai
xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nhằm thực hiện mục tiêu:
 Hỗ trợ công tác lưu trữ, cập nhật, tra cứu hồ sơ địa chính nhanh chóng, thuận
tiện đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng ngày càng cao của địa phương.
 Góp phần xây dựng hệ thống thơng tin đất đai tồn diện thống nhất bằng công
nghệ hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu sử dụng của ngành theo quy định của Bộ
Tài Nguyên và Môi trường.
Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dựng Phân hệ QLĐĐ vào kê khai đăng ký,
cập nhật chỉnh lý biến động, quản lý HSĐC, đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm
Phân hệ QLĐĐ so với các phần mềm trước đây. Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng đất đai ở địa phương bằng việc sử dụng các phương pháp: Phương pháp
bản đồ, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp - phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp ứng dụng GIS và phương pháp chuyên gia.
Với mục tiêu đề ra, đề tài đã xây dựng được chuẩn CSDL thuộc tính và bản đồ
tích hợp vào Phân hệ QLĐĐ. Ứng dụng Phân hệ QLĐĐ vào công tác quản lý đất đai

làm cho việc quản lý đất đai ngày càng hiệu quả hơn. Qua đó đánh giá được hiệu quả
sử dụng phần mềm để thấy được hiệu quả sử dụng công nghệ thơng tin trong quản lý
đất đai, đồng thời tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm của phần mềm và có những
kiến nghị phù hợp.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
PHẦN I:TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 6
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 7
I.2.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 7
I.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ................................................................ 9
I.2.3. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ......................................................... 10
I.3. NỘI DUNG QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 12
I.3.1. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 12
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 13
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 15
II.1. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THEO CHUẨN CỦA PHÂN HỆ QLĐĐ ...... 15
II.1.1. Cơ sở dữ liệu đầu vào .................................................................................. 15
II.2. CHUYỂN DỮ LIỆU VÀO PHÂN HỆ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI .......................... 19
II.2.1. Chuyển dữ liệu bản đồ ................................................................................. 19
II.2.2. Chuyển dữ liệu thuộc tính ........................................................................... 20
II.3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHÂN HỆ QLĐĐ KÊ KHAI ĐĂNG KÝ, CẬP
NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG, QUẢN LÝ HSĐC. ............................................. 21

II.3.1. Kê khai đăng ký đất đai ............................................................................... 21
II.3.2. Cập nhật chỉnh lý biến động ........................................................................ 25
II.3.3. Lập hồ sơ địa chính ..................................................................................... 46
II.4.1. Đánh giá khả năng của phần mềm Phân hệ QLĐĐ ..................................... 49
II.4.2. So sánh Phân hệ quản lý đất đai với các phần mềm khác. .......................... 50
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 53
1. Kết luận .................................................................................................................. 53
2. Kiến nghị................................................................................................................ 53


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Thống kê diện tích và dân số các xã của huyện Nhơn trạch .............................. 7

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Mơ hình chức năng chính trong Phân Hệ Quản Lý Đất Đai ............................. 5
Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu ............................................................. 14
Sơ đồ 3: Quy trình chuẩn hóa CSDL đầu vào ............................................................... 16
Sơ đồ 4: Sơ đồ chuẩn hóa CSDL bản đồ địa chính ....................................................... 17
Sơ đồ 5: Quy trình xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ............................................ 18

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch .............................................. 8
Hình 3: Giao diện chuyển dữ liệu bản đồ vào phân hệ QLĐĐ ..................................... 20
Hình 5: Giao diện chuyển dữ liệu thuộc tính vào phân hệ QLĐĐ ................................ 21
Hình 6: Giao diện đăng ký đất đai ban đầu cho thửa đất .............................................. 23
Hình 7: Giao diện thêm sửa thơng tin chủ sử dụng ....................................................... 23
Hình 8: Giao diện hồ sơ liên quan thửa đất ................................................................... 24
Hình 9: Giao diện tìm kiếm thơng tin ............................................................................ 25
Hình 10: Giao diện quản lý tiếp nhận hồ sơ .................................................................. 26
Hình 11: Giao diện thơng tin tiếp nhận hồ sơ ............................................................... 27

Hình 12: Giao diện tìm kiếm thơng tin chủ sử dụng đất ............................................... 28
Hình 13: Giao diện danh sách các thửa đất đủ điều kiện cấp GCN .............................. 28
Hình 14: Giao diện thơng tin trên hồ sơ ........................................................................ 29
Hình 15: Giao diện thêm mới tập hồ sơ ........................................................................ 30
Hình 16: Giao diện thông tin trên hồ sơ sau khi cập nhật ............................................. 30
Hình 18: Giao diện quản lý tiếp nhận hồ sơ cấp mới GCN........................................... 31
Hình 19: Giao diện chọn tờ thửa đăng ký ..................................................................... 32
Hình 20: Giao diện đơn đăng ký cấp mới GCNQSDĐ ................................................. 32
Hình 21: Giao diện nhập thơng tin tài sản ..................................................................... 33
Hình 22: Cửa sổ thông báo chưa cập nhật chủ sở hữu thông tin tài sản ....................... 33
Hình 23: Giao diện thơng tin chủ sở hữu tài sản ........................................................... 33
Hình 24: Giao diện tờ trình về việc cấp GCN ............................................................... 34
Hình 25: Giao diện phiếu chuyển thơng tin tài chính.................................................... 34
Hình 26: Giao diện hình thức cấp GCN ........................................................................ 35
Hình 27: Giao diện xử lý hồ sơ cấp mới GCN .............................................................. 35
Hình 28: Cửa sổ thông báo kiểm tra tài sản trước khi xử lý ......................................... 35
Hình 29: Giao diện in GCN hồ sơ cấp mới GCN QSDĐ .............................................. 36
Hình 30: Giao diện thơng tin GCN hồ sơ cấp mới GCN .............................................. 37
Hình 31: Giao diện trang in GCN.................................................................................. 38
Hình 32: Giao diện quản lý trả hồ sơ cấp mới GCN ..................................................... 38
Hình 33: Giao diện quản lý tiếp nhận hồ sơ tách thửa .................................................. 39


Hình 34: Giao diện đơn xin tách thửa ........................................................................... 40
Hình 36: Giao diện xử lý đơn tách thửa ........................................................................ 41
Hình 37: Hình tạo vùng của 3 thửa đất sau khi tách thửa ............................................. 41
Hình 38: Giao diện xuất bản đồ từ Microsation sang Vilis ........................................... 42
Hình 39: Giao diện xử lý đơn tách thửa sau khi hồn thành ......................................... 42
Hình 39: Giao diện danh sách hồ sơ kê khai ................................................................. 43
Hình 40: Giao diện đăng ký thửa đất sau biến biến động ............................................. 43

Hình 41: Giao diện kê khai thửa đất sau biến động ...................................................... 44
Hình 42: Giao diện in GCN của hồ sơ tách thửa ........................................................... 45
Hình 43: Giao diện thơng tin GCN hồ sơ tách thửa ...................................................... 45
Hình 44: Tạo sổ địa chính ............................................................................................. 46
Hình 45: Giao diện tạo sổ mục kê ................................................................................. 47
Hình 46: Giao diện tạo sổ theo dõi biến động ............................................................... 47
Hình 47: Giao diện tạo sổ cấp GCN QSDĐ .................................................................. 48
Hình 48: Giao diện tạo danh sách công khai đủ điều kiện cấp GCN ............................ 48
Hình 49: Giao diện tạo biểu thống kê tổng hợp ............................................................ 49

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBT: Ủy ban tỉnh
UBND: Ủy ban nhân dân
CSDL: Cơ sở dữ liệu
HSĐC: Hồ sơ địa chính
QLĐĐ: Quản lý đất đai
ĐKĐĐ: Đăng ký đất đai
BĐĐC: Bản đồ địa chính
UBND: Ủy ban nhân dân
MĐSD: Mục đích sử dụng
ĐKTK: Đăng ký thống kê
HDĐC: Hướng dẫn điều chỉnh
CMND: Chứng minh nhân dân
TNMT: Tài nguyên môi trường
GCN QSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
VPĐKQSDĐ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Nguyễn Bá Huân

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ công nghệ thông
tin như hiện nay. Con người không ngừng vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ
thông tin vào trong đời sống. Công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể
thiếu trong cuộc sống; là công cụ phục vụ đắc lực cho nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh
tế xã hội; kết nối mọi người xích gần lại nhau hơn.
Hịa chung với xu thế thời đại nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội đã và đang từng
bước ứng dụng lĩnh vực này để nâng cao trình độ quản lý, tăng năng suất lao động, tiết
kiệm chi phí và thời gian. Cơng tác quản lý nhà nước về đất đai cũng không nằm ngồi
xu thế đó. Lĩnh vực cơng nghệ thơng tin đã phục vụ đắc lực trong công tác quản lý đất
đai, hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin đất đai một cách thống nhất và tồn diện.
Nhơn Trạch có ưu thế vị trí địa lý điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những chính
sách quan tâm của tỉnh, đang vươn lên phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt kinh tế xã hội,
là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. Đất đai ở đây ngày càng biến động mạnh mẽ
để lại cho cán bộ của địa phương một khối lượng hồ sơ khổng lồ mà phải làm việc thủ
cơng trên hồ sơ địa chính. Vì vậy cơng tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, cập nhật chỉnh lý biến động, lập và quản lý hồ sơ địa chính ở đây ngày
càng trở nên khó khăn và phức tạp. Vấn đề đặt ra là làm cách nào có thể thực hiện
cơng việc trên một cách có hiệu quả, kịp thời, tiết kiệm đồng thời cũng thuận lợi trong
quá trình lưu trữ, quản lý và sử dụng nhằm góp phần làm giảm gánh nặng cho nhà
quản lý, cải cách thủ tục hành chính tạo mơi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.
Với ưu thế của tin học ngày này, đã tạo ra rất nhiều phần mềm để hỗ trợ cho công tác
quản lý đất đai. Trong đó có thể kể đến các phần mềm như Casmap, Casdata, Caddb,
Vilis… nhưng đến nay Đồng Nai vẫn thật sự chưa có một phần mềm chuẩn và ổn định
để áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Trước tình hình đó trung tâm Kỹ Thuật Địa Chính
thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai đã nghiên cứu và viết ra phần
mềm Phân hệ quản lý đất đai. Đây là giải pháp hữu hiệu vừa khắc phục được những
nhược điểm của các phần mềm trước đó vừa phù hợp với thực tế công tác quản lý đất

đai của địa phương ghóp phần nâng hiệu quả cơng tác quản lý đất đai của tỉnh.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự giúp đỡ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
thuộc Sở Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai, cùng sự giúp đỡ của ủy ban
nhân dân xã Phước Khánh, và được sự đồng ý của khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động
Sản tôi lựa chọn đề tài:
“Ứng dụng phần mềm phân hệ quản lý đất đai kê kai đăng ký, cập nhật chỉnh lý
biến động, quản lý hồ sơ địa chính xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai”.

Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

 Mục tiêu nghiên cứu
- Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý đất đai phục vụ công tác tra cứu, hỗ trợ
kê khai đăng ký, chỉnh lý biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý
hồ sơ địa chính.
- Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, rút ngắn thời gian làm việc,
giảm bớt khối lượng công việc. Nâng cao khả năng xử lý, lưu trữ, quản lý hồ sơ một
cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện.
- Cải cách thủ tục hành chính về đất đai mở cửa thu hút đầu tư.
- Tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương chặt chẽ và hiệu quả .
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Ứng dụng phần mềm phân hệ quản lý đất đai nhằm phục vụ công tác kê khai đăng
ký, cập nhật chỉnh lý biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ
địa chính.

Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Tỉnh
Đồng Nai.
- Thời gian thực hiện từ ngày 10/04/2010 đến ngày 30/07/2010.

Trang 2


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

PHẦN I:TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
1/ Các khái niệm cơ bản
 Thửa đất
Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được
mô tả trên hồ sơ.
 Đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ
giữa Nhà nước với người sử dụng đất được tổ chức thực hiện theo phạm vi ranh giới
hành chính phường, xã, thị trấn tạo cơ sở, nền tảng nhằm thiết lập HSĐC đầy đủ và
cấp GCN cho người sử dụng đất hợp pháp. Nội dung kê khai đăng ký QSDĐ gồm các
thông tin về thửa đất liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thể
hiện trên GCN, HSĐC.
Đăng ký đất đai được chia thành hai giai đoạn:
+ Đăng ký ban đầu
Được thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hệ thống HSĐC ban đầu
cho toàn bộ đất đai và cấp GCNQSDĐ cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện.

+ Đăng ký biến động
Được thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký đất đai ban đầu cho mọi
trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của HSĐC.
 Biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất sau
khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính ban đầu.
 Chỉnh lý biến động
Là chỉnh sửa, xử lý những thay đổi về khơng gian và thuộc tính so với đăng ký đất
đai ban đầu.
 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất
để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền,
nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
 Hồ sơ địa chính
HSĐC là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, chứng thư, v.v… chứa đựng
những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai được
thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký
biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ quản lý nhà nước
đối với việc sử dụng đất.
 Hồ sơ địa chính dạng số
HSĐC dạng số là hệ thống thơng tin được lập trên máy tính chứa tồn bộ thơng tin
về nội dung BĐĐC, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai theo
quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT.
Trang 3


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân


 Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan,
lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xác nhận.
 Các loại sổ bộ địa chính
 Sổ địa chính
Sổ Địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người đó.
Sổ Địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn do cán bộ
địa chính chịu trách nhiệm thực hiện, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận và
được cơ quan địa chính cấp huyện, tỉnh xét duyệt.
 Sổ mục kê đất đai
Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các
thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.
 Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi
trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất,
mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
 Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Sổ cấp GCNQSDĐ (gọi là sổ cấp GCN) được lập để theo dõi, quản lý việc phát
hành và cấp GCNQSDĐ.
2/ Khái quát tình hình ứng dụng tin học vào quản lý HSĐC
Trước đây VPĐK QSDĐ thuộc Sở TNMT tỉnh Đồng Nai sử dụng phần mềm
Famis-Caddb, Access để xây dựng cơ sở dữ liệu HSĐC và bên cạnh đó dùng Excel để
lưu dữ liệu khi tiến hành công tác kê khai đăng ký cấp GCN, cập nhật chỉnh lý biến
động, quản lý HSĐC trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay VPĐK QSDĐ sử dụng phần mềm Access, Caddb, Quản lý đất đai 2.0, và
chủ yếu là Vilis để quản lý cơ sở dữ liệu HSĐC. Nhưng phần mềm Vilis là phần mềm
bản quyền của trung tâm lớn của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Vilis lại thường
xuyên bị lỗi, trục trặc kỹ thuật. Mỗi khi gặp sự cố Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng

Nai không tự khắc phục sự cố được mà phải nhờ chuyên gia của trung tâm đến sửa
chữa, mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí ảnh hưởng đến cơng việc. Bên cạnh
đó, do đặc thù của cơng việc quản lý nhà nước địi hỏi dữ liệu ngày càng phải được
bảo mật an toàn hơn mà điều này Access và Vilis đều chưa làm được. Vì vậy Trung
tâm Kỹ Thuật Địa Chính thuộc Sở TNMT Đồng Nai đã nghiên cứu viết phần mềm
Phân Hệ QLĐĐ dựa trên phần mềm Quản lý đất đai 2.0 cũ (hệ thống CSDL Tài
nguyên và Môi trường) để phục vụ cho công tác quản lý của tỉnh về đất đai được thuận
tiện hơn.

Trang 4


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

3/ Giới thiệu phần mềm phân hệ quản lý đất đai
Tìm kiếm, tra cứu
thông tin

Cập nhật, chỉnh lý
biến động

PHÂN HỆ
QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI
Chức năng in sổ

Đăng ký cấp
GNQSDĐ


CSDL ĐẤT ĐAI

Sơ đồ 1: Mơ hình chức năng chính trong Phân Hệ Quản Lý Đất Đai
Phân hệ quản lý đất đai là một phần mềm trong hệ thống cơ sở dữ liệu Tài nguyên
Môi trường, được nâng cấp và phát triển từ phần mềm Quản lý đất đai 2.0. Phân hệ
được phát triển trên mơ hình mạng LAN và khai thác dữ liệu tập trung đặt ở máy chủ.
Sử dụng cơng cụ lập trình ứng dụng .NET, nền công nghệ đồ họa ArcGis (ArcEngine,
ArcDE…) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle nên chương trình có những cải tiến rất
lớn, nhiều người có thể cùng làm việc, khai thác dữ liệu trên một đơn vị hành chính.
Các chức năng trong phân hệ quản lý đất đai
 Nhóm chức năng Hệ thống
Đây là chức năng để người sử dụng đăng nhập vào hệ thống, có thể đổi mật khẩu, quản
trị hệ thống, chuyển đổi dữ liệu thuộc tính, thốt khỏi hệ thống.
 Nhóm chức năng Quản lý danh mục
Gồm các chức năng quản lý danh mục: khu vực hành chính, loại đất, mục đích sử dụng
đất. Dùng để quản lý khi có sự thay đổi về khu vực hành chính, loại đất, mục đích sử
dụng đất.
 Nhóm chức năng Tra cứu thơng tin
Chức năng này cho phép người sử dụng có thể tra cứu nhanh thơng tin thửa đất, thông
tin hồ sơ, thông tin GCN, lịch sử thửa đất với một hay nhiều thửa được chọn một cách
trực quan trên bản đồ Arcmap. Có thể tra cứu các thơng tin này dựa vào dữ liệu thuộc
tính và dữ liệu khơng gian của thửa đất.
 Nhóm chức năng Đăng ký biến động
Nhóm chức năng này được thiết kế riêng cho cấp huyện làm việc theo trình tự từ bắt
đầu tiếp nhận hồ sơ kê khai đăng ký đất đai của dân đến khi hoàn thành hồ sơ:
Tiếp nhận hồ sơ  Nhập đơn trên hồ sơ  Chỉnh lý biến động  Kê khai sau chỉnh lý
 In GCN  Trả hồ sơ.
 Nhóm chức năng Đăng ký đồng loạt
Nhóm chức năng này gồm 2 chức năng: Đăng ký ban đầu và tổng hợp danh sách.

 Nhóm chức năng Quản lý biến động
Trang 5


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

Nhóm chức năng này thực hiện quản lý biến động sau khi thực hiện kê khai biến động.
Bao gồm các chức năng: quản lý biến động, lịch sử thửa đất, nhập thông tin GCN, sửa
thơng tin GCN, nhập thơng tin biến động.
 Nhóm chức năng Sổ sách báo cáo
Đây là nhóm chức năng dùng để in sổ sách báo cáo, danh sách, biểu thống kê tổng hợp
phục vụ cho quản lý hồ sơ địa chính.
 Nhóm chức năng Các tiện ích khác
Chức năng này dùng để xuất danh sách, kiểm tra Table - trường, chuẩn dữ liệu huyện,
điều chỉnh bản đồ.
 Nhóm chức năng Trợ giúp
Thông tin về phần mềm và hướng dẫn sử dụng.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2003 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành ngày 01/07/2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất
đai.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ban hành ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thơng tư số 01/2005/TT-BTNMT ban hành ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ban hành ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi
bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ban hành ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ

sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Biên bản họp ngày 11/11/2008 giữa Văn phòng đăng ký QSDĐ tỉnh, phòng Đất Đai
và trung tâm Kỹ thuật Địa Chính - Nhà đất V/v thống nhất một số nội dung trong công
tác đăng ký và công tác kiểm tra hồ sơ đăng ký đất đai.
- Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT ban hành ngày 18/12/2008 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa
chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi Trường quy định về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.

Trang 6


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

I.1.3. Cơ sở thực tiễn
- Dựa trên nhu cầu hiện nay của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai trong
việc quản lý hệ thống thông tin đất đai một cách thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

- Hiện nay Nhơn Trạch đang nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành
chính, mở cửa chào đón các nhà đầu tư đến đây đầu tư để mở mang phát triển kinh tế
của huyện. Theo đó nhu cầu cần tra cứu, tìm kiếm thơng tin đất đai ngày càng nhiều và
đa dạng hơn. Địi hỏi địa phương phải có một hệ thống thơng tin đất đai thống nhất
tồn diện, để việc tra cứu, tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng, chính xác tạo kiện thơng
thống cho các nhà đầu tư.
- Mặc dù Đồng Nai là tỉnh tiên phong về ứng dụng về công nghệ vào công tác quản lý
đất đai và trong thời gian qua cũng đã ứng dụng nhiều phần mềm quản lý đất đai
nhưng cho đến nay tỉnh vẫn chưa có một phần mềm nào ổn định phù hợp với thực tế
công tác quản lý đất đai của tỉnh để làm phần mềm chuẩn cho tồn tỉnh.
- Trước tình hình đó tháng 12 năm 2009 trung tâm Kỹ Thuật Địa Chính thuộc Sở Tài
Ngun và Mơi Trường tỉnh Đồng Nai đã cho ra đời phần mềm Phân hệ QLĐĐ.
- Phân hệ QLĐĐ ra đời sẽ là công cụ hữu ích phục vụ đắc lực trong công tác kê khai
đăng ký cấp GCNQSĐ, chỉnh lý biến động, quản lý HSĐC góp phần xây dựng hệ
thống thơng tin đất đai hồn chỉnh.
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1. Điều kiện tự nhiên
Bảng 1: Thống kê diện tích và dân số các xã của huyện Nhơn trạch
STT

Ðơn vị hành
chính (xã)

Diện tích tự
nhiên (ha)

Diện tích
đất KCN
(ha)


Diện tích
đất Quốc
phịng (ha)

Dân số
(người)

1

Đại Phước

1.679,91

2

Hiệp Phước

1.813,58

1.100,12

15.905

3

Long Tân

3.544,82

96,73


8.402

4

Long Thọ

2.427,51

5

Phú Đông

2.174,95

6

Phú Hội

1.918,86

7

Phú Hữu

2.156,29

8

Phú Thạnh


1.784,10

50,25

9

Phước An

14.939,86

65,45

7.240

10

Phước Khánh

3.624,34

181,89

11.014

11

Phước Thiền

1.701,79


324,63

10.947

12

Vĩnh Thanh

3.317,67

62,00

16.050

Tổng cộng

41.083,68

2.382,92

7,41

9.752

7.292
501,85

8,68


8.310

0,92

8.714

0,14

10.042

449,84

7.704

466,99

121.372

(nguồn: Phòng thống kê UBND huyện Nhơn Trạch năm 2006)
Trang 7


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

1. Vị trí địa lý
- Phía Đơng giáp xã Vĩnh Thanh
- Phía Đơng Nam giáp với Huyện Cần Giờ của TP.HCM
- Phía Tây giáp Huyện Nhà Bè của TP.HCM

- Phía Tây Bắc giáp với xã Phú Đơng
- Phía Nam giáp Huyện Cần Giờ của TP.HCM
- Phía Bắc giáp với xã Vĩnh Thanh và xã Phú Đơng

Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch
2. Địa hình
Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng với độ cao dao
động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng
lưới sơng rạch chằng chịt.
3. Khí hậu
Khí hậu huyện Nhơn Trạch nói chung và xã Phước Khánh nói riêng nằm trong vùng
cận xích đạo, mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa chế độ nhiệt độ cao đều quanh
năm nên thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 30 0C, tháng 4 có nhiệt độ cao nhất TB: 340
36 C, tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất TB: 24-260C. Nhiệt độ cực đại đạt 380C, cực tiểu
đạt 220C
- Lượng mưa trung bình khoảng 1800-2000mm/năm, phân bố theo các mùa mưa và
mùa khô.
Trang 8


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

+ Mùa mưa: kéo dài 6 tháng từ tháng 5-11, chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm.
Các tháng 8, 9, 10 có lượng mưa cao nhất, có tháng lên đến trên 500mm.
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với khoảng 10% lượng mưa cả năm,
có một số tháng hầu như khơng có mưa như tháng 1 và 2.
4. Thủy văn, sơng ngịi

Hệ thống sơng ngịi của xã Phước Khánh tập trung ở phía Tây bao gồm các rạch của
sơng Nhà Bè và hệ thống sông của Cần Giờ nên ở đây chủ yếu là nước lợ chỉ có một
số nơi bên trong không tiếp giáp với hai sông này là có nước ngọt có thể dùng cho sinh
hoạt. Do nằm trong hệ thống thủy lợi sơng Ơng Kèo và sơng Ơng Mai có đê bảo vệ
che chắn nên khơng bị mặn tràn.
I.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế
Là xã có vị trí địa lý khá thuận lợi: cách cảng Cát Lái 5km, tiếp giáp với huyện Nhà
Bè và huyện Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh, có điều kiện thuận lợi để thông
thương phát triển cơ sở hạ tầng: điện, nước, giao thông, trường học, trạm xá …
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với các ưu thế kinh tế xã hội hiện có, Nhơn
Trạch đang vươn lên phát triển mạnh mẽ, phấn đấu trở thành phố thứ hai, trung tâm
kinh tế của tỉnh. Trong những năm trở lại đây nền kinh tế của xã đã có những chuyển
biến tích cực. Tỷ trọng ngành nơng nghiệp có xu hướng giảm dần nhường chỗ cho
ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Nhiều dự án đã được tỉnh phê duyệt quy
hoạch. Trong đó có những dự án đang được triển khai, có những dự án đã đi vào hoạt
động. Điển hình là khu cơng nghiệp Ơng Kèo rộng 855ha đã được tỉnh phê duyệt quy
hoạch và đang kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.
2. Thực trạng xã hội
a. Dân số
Xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch có 03 ấp, gồm 82 tổ với 3.106 hộ dân, có
11.014 người được phân bổ như sau:
Ấp 1: 31 tổ với 896 hộ
Ấp 2: 44 tổ với 1873 hộ
Ấp 3: 07 tổ với 337 hộ
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,28% (năm 2005) giảm xuống 1,12% (năm 2009).
Trên địa bàn tồn xã có 04 tôn giáo (Công giáo, Phật giáo, Cao đài và Tin lành), có
11 hộ dân tộc với 52 khẩu sống chủ yếu bằng nghề nông và làm thuê mướn được
Đảng, chính quyền, mật trận tổ quốc xã quan tâm tạo mọi điều kiện để họ có cuộc sống
ổn định hơn từng bước hồ nhập với cộng đồng, chấp hành chính sách pháp luật.

b. Giáo dục – đào tạo
Tồn xã có: 3 trường mầm non; 2 trường tiểu học; 1 trường trung học cơ sở. Đội
ngũ thầy cô giáo được chuẩn hố nâng cao chất lượng giảng dạy, mơi trường sư phạm
được cải thiện đáng kể, học sinh 03 cấp ra lớp đạt 99,7%, duy trì cơng tác phổ cập tiểu
học đúng độ tuổi và đang từng bước thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Cơ sở vật chất
hàng năm đều được nâng cấp và đầu tư xây mới đưa vào sử dụng như trường tiểu học
khánh thành vào năm học 2009-2010. Trường Mẫu giáo xây dựng đạt chuẩn quốc gia
đã đưa vào sử dụng từ năm học 2008-2009.
Trang 9


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

c. Văn hoá – Thông tin
Hệ thống đài truyền thanh đã cơ bản phủ kín trong tồn xã, đảm bảo ngày phát hai
buổi thơng tin tun truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa, xây dựng ấp văn hóa được triển khai học tập đến từng hộ nhân dân.
Bưu điện văn hóa được xây dựng mới khang trang, hàng năm số lượng sách báo đã
được đầu tư phục vụ nhân dân hiện có 1.750 đầu sách và 12 tờ báo tạp chí khác, đầu tư
hệ thống Internet 23 máy qua đó đã đón 17.500 lượt người đến đọc sách, báo và truy
cập internet phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
d. Y tế
Đội ngũ cán bộ y tế xã được đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
phục vụ chăm sóc nhân dân, trạm có 5 nhân viên (1 Bác sĩ, 3 y sĩ và 1 nữ hộ sinh).
Tuyên truyền cho người dân ý thức hơn trong việc tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân,
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. Ngoài ra ngành cịn phối hợp với
đồn y bác sĩ các nơi đến khám và phát thuốc miễn phí với 34 đợt cho 2.985 lượt bệnh

nhân nghèo tại xã, năm 2007 trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Về cơ
sở vật chất đang đầu tư xây dựng trạm đạt chuẩn quốc gia và bổ sung trang thiết bị
phục vụ cho việc khám và điều trị.
e. Chính sách xã hội
Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật được các cấp chính quyền
vận động tặng học bỗng bằng tiền, xe đạp, tập vở 79 suất trị giá 24,7 triệu đồng. Công
tác chăm lo các đối tượng chính sách đã có nhiều chuyển biến tích cực, được huyện hỗ
trợ kinh phí xây dựng 4 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 21 căn nhà với tổng trị giá 329
triệu đồng.
I.2.3. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai
1. Thực trạng sử dụng đất
Theo số liệu tổng hợp kết qủa đo đạc lập bản đồ địa chính xã Phước Khánh do
xí nghiệp Trắc địa bản đồ 102 thực hiện và được nghiệm thu năm 2009. Tổng diện tích
tự nhiên của xã là 3.692,69 ha, bao gồm:
- Đất nông nghiệp

: 2.673,09 ha.

- Đất phi nông nghiệp

:

955,15 ha.

- Đất chưa sử dụng

:

64,45 ha.


Trang 10


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

2%
26%
Đất nông nghiệp
Đất phi nơng nghiệp
Đất chưa sử dụng
72%

Hình 2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất xã Phước Khánh
Phần lớn diện tích đất nông nghiệp của xã chuyển sang đất chuyên dùng (cơng
nghiệp và các cơng trình phúc lợi xã hội). Vì vậy tổng diện tích gieo trồng 1.351ha
giảm 29,76% so năm 2005, diện tích hoang hố giảm từ 40,5ha xuống cịn 17ha.
Diện tích theo đối tượng sử dụng và đối tượng quản lý: Hộ gia đình, cá nhân sử
dụng 2.823,95 ha; UBND xã quản lý và sử dụng 784,94 ha; tổ chức tôn giáo sử dụng
0,81 ha; các tổ chức kinh tế 71,72 ha; các tổ chức khác quản lý, sử dụng 11,28 ha.
2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai
1/ Quản lý đất đai theo địa giới mốc giới hành chính
Xã Phước Khánh có diện tích tự nhiên 3.692,69ha chiếm 8,89 % tổng diện tích tự
nhiên của huyện Nhơn Trạch (41.083,68ha/12 xã), là đơn vị hành chính tương đối lớn
so với 11 xã còn lại của huyện. Địa giới hành chính của xã được xác định theo Chỉ Thị
364/CP, chia thành 3 ấp, công tác quản lý đất đai căn cứ theo địa giới này. Triển khai
kế hoạch xây dựng lưới địa chính cấp II của xã, nhận bàn giao 47 mốc địa chính.
2/ Cơng tác kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ
Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã (theo hệ thống

bản đồ cũ) như sau: Tổng số thửa đất phải cấp Giấy chứng nhận 11.880 thửa với diện
tích 3629,69 ha. Trong đó:
- Đã cấp Giấy chứng nhận: 9.636 thửa với diện tích 2.598,79 ha.
- Chưa cấp Giấy chứng nhận 2.244 thửa với diện tích 1.030,90 ha.
Trên địa bàn xã, từ trước tới nay chưa tổ chức cấp giấy chứng nhận liên quan đến
quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
3/ Tình hình thành lập bản đồ địa chính
* Bản đồ địa chính (năm 1997)
Bộ bản đồ địa chính (cũ) xã Phước Khánh được thành lập năm 1997, ở tỷ lệ 1/2.000
gồm 49 tờ, với diện tích 3.629,48 ha.
* Bản đồ địa chính (năm 2009)
Trang 11


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Hn

Tồn xã có 80 tờ bản đồ địa chính, với 12.246 thửa đất (theo số liệu nghiệm thu
BĐĐC xã Phước Khánh năm 2009); diện tích tự nhiện của xã là 3.692,69 ha, gồm các
tỷ lệ sau:
- Tỷ lệ 1/500 có 20 tờ/2.801thửa/88,85ha;
- Tỷ lệ 1/1.000 có 16 tờ/2.406thửa/293,54ha;
- Tỷ lệ 1/2.000 có 44 tờ/7.039thửa/3.310,28ha (diện tích đo vẽ có 29 tờ/5.115
thửa/2.247,33 ha, diện tích biên vẽ có 15 tờ/1.924 thửa/1.062,96 ha).
4/ Hồ sơ địa chính
* Bộ sổ địa chính (năm 1997)
Được lập theo mẫu ban hành tại Quyết định số 201/ĐKTK và hướng dẫn
624/HDĐC ngày 20/12/1996 của Sở địa chính tỉnh Đồng Nai.
Hồ sơ địa chính xã Phước Khánh lập thành 03 bộ, đã được nghiệm thu và lưu trữ tại

03 cấp (xã, huyện và tỉnh) mỗi cấp có 01 bộ, gồm: 49 tờ BĐĐC; 01quyển sổ mục kê;
06 quyển sổ địa chính; 01 quyển sổ cấp GCN QSDĐ; 01 quyển sổ chỉnh lý biến động.
* Bộ sổ địa chính (năm 2009)
Sổ dã ngoại được lập thành 10 quyển; Sổ mục kê có 4 quyển; Sổ giao nhận diện tích
có 10 quyển; Hồ sơ kỹ thuật thửa đất 12.246 tờ.
5/ Chuyển mục đích sử dụng đất
Chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng
năm của địa phương. Đầu năm 2006 đến nay đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất
nơng nghiệp sang đất ở nơng thơn 106 trường hợp với diện tích 23.921m2; chuyển đổi
cơ cấu cây trồng từ đất lúa sang đất trông cây lâu năm, cây hàng năm khác 663 trường
hợp với diện tích 4.286.550m2. Khu tái định cư xã Phước Khánh đã được xây dựng
hồn chỉnh, hạ tầng, giao thơng, điện, nước và đưa vào sử dụng được phân thành 421
lô đất, đến nay địa phương đã giao cho 326 hộ/340 lơ, đã có 86 hộ xây dựng nhà ở ổn
định.
6/ Công tác thanh tra, kiểm tra
Tăng cường quản lý đất đai được chặt chẽ, ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp
lấn chiếm. Hịa giải thành cơng 36 trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình cá
nhân với nhau, 12 trường hợp giữa hộ gia đình cá nhân với tổ chức kinh tế.
I.3. NỘI DUNG QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
1. Khái quát tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn xã Phước Khánh.
2. Thu thập, lựa chọn, phân tích, đánh giá nguồn dữ liệu đầu vào làm tiền đề phục
vụ công tác quản lý đất đai sau này.
3. Chuẩn hóa, xây dựng CSDL đầu vào hồn chỉnh, chuyển đổi dữ liệu vào phân
hệ QLĐĐ.
4. Ứng dụng phần mềm phân hệ QLĐĐ thực hiện kê khai đăng ký, cập nhật chỉnh
lý biến động, quản lý HSĐC.
5. So sánh, đánh giá tính hiệu quả của phần mềm phân hệ quản lý đất đai với các
phần mềm khác như Vilis, Caddb.


Trang 12


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
Điều tra thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tất cả các tài
liệu, số liệu có liên quan về công tác quản lý đất đai, đặc biệt là hệ thống sổ bộ địa
chính: sổ địa chính,sổ theo dõi biến động đất đai, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ phục
vụ xây dựng CSDL hồ sơ địa chính bằng phần mềm phân hệ QLĐĐ.
2. Phương pháp bản đồ
Bản đồ là phương tiện quan trọng, thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và
thơng tin địa chính của từng thửa đất, là một trong hai nguồn dữ liệu đầu vào không
thể thiếu. Ứng dụng phương pháp bản đồ trong cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai
nhằm phục vụ tốt cơng tác quản lý đất đai hồn thiện hồ sơ địa chính.
3. Phương pháp thống kê
Thu thập tư liệu, số liệu, bản đồ sẵn có của xã, gồm các báo cáo, tài liệu liên quan
được lưu trữ bằng giấy tờ, trong máy tính. Thống kê số lượng bản đồ địa chính và số
lượng mỗi loại sổ bộ địa chính trên địa bàn xã để có cơ sở đánh giá dữ liệu đầu vào.
Đây là bước quan trọng quyết định tính chính xác và đầy đủ của hệ thống thông tin.
4. Phương pháp ứng dụng GIS
Trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính). Từ đó tiến hành xử lý, biên tập, tích hợp… hồn
chỉnh cơ sở dữ liệu phục vụ mục đích đề ra.
Đề tài đã tích hợp cơ sở dữ liệu thuộc tính và bản đồ và sử dụng các phần mềm hỗ

trợ như: Mirostation, Famis và Caddb nhằm chuẩn hoá và hồn thiện hồ sơ địa chính
trên địa bàn xã Phước Khánh.
5. Phương pháp phân tích - tổng hợp - so sánh
Để có được số liệu thơng tin chính xác và đầy đủ làm nguồn dữ liệu đầu vào cho
quá trình vận hành Phân hệ QLĐĐ địi hỏi chúng ta phải phân tích sàng lọc số liệu để
chọn ra dữ liệu chuẩn và đầy đủ nhất phục vụ công tác quản lý đất đai sau này.
Tổng hợp tất cả các sổ bộ địa chính và bản đồ địa chính trên địa bàn xã Phước
Khánh, tổng hợp và phân loại các trường hợp biến động phục vụ cơng tác hồn thiện
hồ sơ địa chính.
So sánh ưu nhược điểm, thuận lợi, khó khăn, hiệu quả khi ứng dụng phần mềm
phân hệ QLĐĐ với các phương pháp thủ công và các phần mềm khác trước đây. Từ đó
có những kiến nghị để khắc phục nhược điểm phát huy tối đa ưu điểm góp phần tích
cực hồn thiện phần mềm.
6. Phương pháp chun gia
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đã tham khảo ý kiến của những người
nghiên cứu và chuyển giao phần mềm Phân hệ QLĐĐ, đồng thời tham khảo những
người có chun mơn, nghiệp vụ trực tiếp sử dụng phần mềm nhằm đạt được kết quả
tốt nhất và mang tính thực tế cao.

Trang 13


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

I.3.3 Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Công tác chuẩn bị


Thu thập tài liệu số
liệu,bản đồ

- Chuẩn bị trang thiết bị, máy tính,
địa điểm làm việc.
- Các phần mềm hỗ trợ Microsation,
Caddb, Famis, Excel…
- Các tài liệu liên quan đến phần
mềm
- Tài liệu, số liệu về địa bàn nghiên
cứu.
- Dữ liệu bản đồ, dữ liệu thuộc tính.

Thống kê, tổng hợp,
phân tích, đánh giá,
lựa chọn dữ liệu

Xây dựng CSDL

- Cơ sở dữ liệu đầu vào
- Chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính và
khơng gian

Chuyển dữ liệu vào
Phân hệ QLĐĐ

Ứng dụng phần mềm
phân hệ quản lý đất
đai


- Kê khai đăng ký
- Chỉnh lý biến động
- Quản lý HSĐC

So sánh đánh giá hiệu
quả của phần mềm

Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Trang 14


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THEO CHUẨN CỦA PHÂN HỆ QLĐĐ
II.1.1. Cơ sở dữ liệu đầu vào
1. Dữ liệu thuộc tính
Trước đây (1997) HSĐC xã Phước Khánh lập thành 03 bộ, đã được nghiệm thu và
lưu trữ tại 03 cấp (xã, huyện và tỉnh) mỗi cấp có 01 bộ gồm: 01 quyển sổ mục kê; 06
quyển sổ địa chính; 01 quyển sổ cấp GCN; 01 quyển sổ chỉnh lý biến động.
Hiện nay dữ liệu thuộc tính của xã được lưu trữ, quản lý bằng giấy tờ và một số
phần mềm như Excel, Microsation. Bộ sổ địa chính gồm có: 10 quyển sổ dã ngoại; 4
quyển sổ mục kê; có 10 quyển sổ giao nhận diện tích; Hồ sơ kỹ thuật thửa đất 12.246
tờ.
2. Dữ liệu không gian
Bản đồ địa chính xã Phước Khánh do xí nghiệp Trắc địa bản đồ 102 đo đạc, thành
lập và lưu trữ bằng MicroStation. Gồm có 80 tờ của 12.246 thửa đất với nhiều tỷ lệ

khác nhau (theo số liệu nghiệm thu BĐĐC xã Phước Khánh năm 2009):
- Tỷ lệ 1/500 có 20 tờ/2.801 thửa/88,85 ha
- Tỷ lệ 1/1.000 có 16 tờ/2.406 thửa/293,54 ha
- Tỷ lệ 1/2000 có 44 tờ/7.039 thửa/3.310,28 ha (diện tích đo vẽ có 29 tờ/5.115
thửa/2.247,33 ha, diện tích biên vẽ có 15 tờ/1.924 thửa/1.062,96 ha).
Sử dụng hệ tọa độ VN – 2000, kinh tuyến trục 107045’ và múi chiếu 30, phép chiếu
UTM, Elipsoid tham chiếu WGS – 84 định vị theo lãnh thổ Việt Nam.
Bản đồ địa chính được lưu trữ, quản lý theo định dạng file (*.dgn), được chuẩn hóa
bằng phần mềm Famis chạy trên MicroStation dễ dàng thực hiện khối lượng dữ liệu
lớn, quản lý thửa đất về mặt khơng gian và thuộc tính, cho phép xuất nhập trao đổi dữ
liệu qua lại với các chương trình ứng dụng khác.
3. Đánh giá chung cơ sở dữ liệu đầu vào
Để triển khai công tác kê khai đăng ký cấp GCN QSDĐ trên địa bàn xã Phước
Khánh thì Sở Tài Ngun và Mơi Trường Đồng Nai phối hợp với Phịng Tài Ngun
và Mơi trường huyện Nhơn Trạch đã tổ chức rà soát, thống kê, thu thập bản đồ, sổ bộ
địa chính từ năm 1997 đến 2009 để hồn thiện CSDL đầu vào phục vụ cho cơng tác kê
khai đăng ký cấp GCN QSDĐ. Vì vậy nguồn dữ liệu đầu vào của xã Phước Khánh cơ
bản là được lưu trữ dưới dạng số.
Qua nghiên cứu, cho thấy nguồn dữ liệu xã Phước Khánh tương đối hoàn thiện.
Hiện nay đang xây dựng CSDL theo Thông tư 09/2007-BTNMT, Thông tư 17/2009BTNMT, Nghị định 88/2009-BTNMT để bổ sung thêm mới, hoàn thiện nguồn dữ liệu
để có thể đáp ứng cơng tác quản lý nhà nước về đất đai thống nhất trên phần mềm
Phân hệ QLĐĐ.
II.1.2. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đầu vào
Chuẩn hóa dữ liệu là cơng việc quan trọng để quản lý và sử dụng thống nhất CSDL,
đảm bảo q trình tích hợp, xử lý, khai thác tốt nhất CSDL bằng phần mềm Phân hệ
QLĐĐ. Nên đòi hỏi dữ liệu phải được chuẩn hóa trước khi chuyển đổi dữ liệu vào
phần mềm.
Trang 15



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

Xây dựng dữ liệu khơng gian

Xây dựng dữ liệu thuộc tính

Dữ liệu BĐĐC số
dạng file (*. dgn)

Sổ mục kê, Sổ địa chính và
các tài liệu khác liên quan

Quá trình thực hiện sử dụng
phần mềm Famis, FamisView,
Famis Overlay

Quá trình thực hiện sử dụng
phần mềm Caddb chạy trên
Foxpro

Kiểm tra tính đồng bộ giữa
CSDL khơng gian và CSDL
thuộc tính bằng Caddb
Chỉnh sửa CSDL khơng gian
và thuộc tính cho phù hợp
Chuẩn CSDL hồ sơ địa chính

Sơ đồ 3: Quy trình chuẩn hóa CSDL đầu vào

 Dữ liệu khơng gian: Dựa vào dữ liệu bản đồ địa chính số dạng file (*.dgn) bao
gồm 80 tờ bản đồ, để tiến hành chuẩn hóa dữ liệu ta sử dụng phần mềm Famis thực
hiện chuẩn hóa các đối tượng bản đồ, biên tập cấu trúc Topology, gán thuộc tính cho
thửa đất, phần mềm FamisView kiểm tra vùng hở trên bản đồ, phần mềm
FamisOverlay kiểm tra vùng trùng trên bản đồ.
 Dữ liệu thuộc tính: Dựa vào nguồn dữ liệu hệ thống sổ bộ địa chính và các tài
liệu khác có liên quan, để tiến hành chuẩn hóa dữ liệu ta sử dụng phần mềm Caddb
chạy trên Foxpro nhập đầy đủ các thơng tin có trên bộ sổ địa chính vào cơ sở dữ liệu
quản lý bằng Caddb và thực hiện kiểm tra lỗi trong quá trình nhập, lưu trữ dữ liệu.
Từ kết quả kiểm tra có thể đánh giá, kiểm tra lại q trình nhập dữ liệu thuộc tính
bằng phần mềm Caddb, chuẩn hóa dữ liệu bản đồ bằng phần mềm Famis để chỉnh sửa
cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính cho phù hợp, đảm bảo tính đồng bộ giữa bản đồ
và sổ bộ địa chính.

Trang 16


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

a. Xây dựng chuẩn cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
Chuẩn hóa cơ sở tốn học
- Phân lớp đối tượng.
- Đóng vùng các đối
tượng hình tuyến.
- Tiếp biên các tờ bản
đồ.

Chuẩn hóa các đối tượng

bản đồ

Biên tập cấu trúc Topology
- Kiểm tra vùng hở,
vùng trùng.
- Chuyển đổi ký hiệu
loại đất.

- Hệ tọa độ.
- Hệ quy chiếu.

- Sữa lỗi bằng Mrfclean,
Mrfflag.
- Tạo Topology.
- Gán thuộc tính thửa
đất.

Xử lý lỗi kỹ thuật

Sơ đồ 4: Sơ đồ chuẩn hóa CSDL bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được biên tập bằng phần mềm Famis chia làm 4 bước:
Bước 1: Chuẩn hóa cơ sở tốn học
Hệ thống bản đồ địa chính số của xã hiện tại được xây dựng theo quy định: Hệ tọa
độ VN – 2000, kinh tuyến trục 107045’ và múi chiếu 30, phép chiếu UTM, Elipsoid
tham chiếu là WGS 84 định vị theo lãnh thổ Việt Nam, seed file:
Seed_dongnai_DC_107_45.DGN. Do đó khơng cần chuẩn hóa cơ sở tốn học.
Bước 2: Chuẩn hóa các đối tượng bản đồ
Phân lớp thông tin của các đối tượng trên bản đồ địa chính tuân theo bảng phân lớp
chuẩn được quy định trong quy phạm. Thứ tự ưu tiên của các đối tượng tham gia tạo
thành thửa đất: Thủy hệ, giao thơng, ranh thửa.

Đóng vùng các đối tượng hình tuyến có diện tích: đường giao thơng, sơng suối,
kênh mương.
Tiếp biên các tờ bản đồ trong cùng một xã.
Bước 3: Biên tập cấu trúc Topology
Chỉnh sửa lỗi đồ họa sử dụng chương trình Mrfclean, Mrfflag để thực hiện.
Tạo Topology cho thửa đất bằng phần mềm Famis. Danh sách các lớp tham gia tạo
topology là lớp chứa những đối tượng tham gia tạo đường bao khép kín của thửa đất.
Gán thuộc tính cho thửa đất:
 Số hiệu thửa (lớp 3).
 Diện tích (lớp 4).
 Loại đất (lớp 5).
 Ranh giới thửa đất (10).
Bước 4: Xử lý lỗi kỹ thuật trong q trình biên tập
Những file bản đồ địa chính sau khi được biên tập, được gộp lại thành một hệ thống
các file ở định dạng: (*.dbf; *.shp; *.shx). Và tiến hành:
Trang 17


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

 Kiểm tra vùng hở bằng FamisView.
 Kiểm tra vùng trùng bằng FamisOverlay.
 Chuyển đổi ký hiệu loại đất trên bản đồ hoàn thiện lại file bản đồ địa chính.
Do hệ thống BĐĐC của xã đã được quản lý dưới định dạng (*.dgn) theo quy chuẩn
Bộ TN&MT nên q trình chuẩn hóa dữ liệu thuận lợi, nhanh chóng.
b. Xây dựng chuẩn cơ sở dữ liệu thuộc tính
Trước đây dữ liệu hệ thống sổ bộ được lưu trữ và quản lý chủ yếu bằng giấy tờ nên
nguồn dữ liệu này chưa đồng bộ. Vì vậy cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa để xây

dựng CSDL đầu vào chuẩn.
Nhập dữ liệu nguồn gốc
sử dụng đất
Nhập dữ liệu về thời hạn
sử dụng đất

- Dữ liệu bản đồ
- Dữ liệu thửa đất
- Dữ liệu đồ hoạ

Nhập dữ liệu nghĩa vụ tài
chính về đất đai
Nhập dữ liệu những hạn
chế về quyền sử dụng đất

Dữ liệu thuộc
tính

Nhập dữ liệu về quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất (nếu có)
Dữ liệu về tờ bản đồ cũ,
thửa đất cũ
Dữ liệu về GCN cũ

Nhập dữ liệu về người sử
dụng đất (tên, địa chỉ,
năm sinh, số CMND,
ngày cấp, nới cấp và các
thông tin khác đối với hồ

sơ tổ chức.
Nhập dữ liệu về người
quản lý đất theo QĐ tại
điều 3 của NĐ 181.
Nhập dữ liệu về hình thức
sử dụng đất chung, riêng

Nhập dữ liệu về người
nhận hồ sơ, ngày nhận hồ

Đồng bộ dữ
liệu bản đồ
với dữ liệu
thuộc tính;
chạy Caddb
kiểm tra tính
đồng bộ

Nhập dữ liệu về giấy CN
(số phát hành, số vào sổ
cấp giấy, ngày cấp giấy)

CSDL

Xuất in sổ Địa chính, sổ Mục kê, sổ cấp Giấy CN, sổ theo dõi
biến động; in giấy CN, trích lục thửa đất, in Bản đồ địa chính ...

Sơ đồ 5: Quy trình xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Kế thừa một số trường dữ liệu thuộc tính trên bản đồ như: loại đất, diện tích, tên chủ
sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng để xây dựng dữ liệu thuộc tính. Nhập các thơng tin liên

quan để bổ sung hoàn thiện cho cơ sở dữ liệu thuộc tính :
Trang 18


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Huân

 Nhập dữ liệu về người sử dụng đất.
 Nhập dữ liệu về người quản lý đất.
 Nhập dữ liệu về hình thức sử dụng, nguồn gốc sử dụng, nghĩa vụ tài chính,
những hạn chế về QSDĐ.
 Nhập dữ liệu về người nhận hồ sơ, ngày nhận hồ sơ.
 Nhập dữ liệu về GCN ( số phát hành, số vào sổ, ngày cấp).
 Nhập dữ liệu về quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
 Kiểm tra phát hiện những sai sót về dữ liệu với số liệu có tính pháp lý đang lưu
trữ dưới dạng sổ sách: sổ mục kê, sổ địa chính. Chỉnh sửa những sai sót nếu là lỗi do
nhập sai, nhầm dữ liệu.
 Kiểm tra phát hiện và chỉnh sửa những sai sót về dữ liệu lưu trữ bằng phần mềm
Caddb: số liệu trùng nhau, mâu thuẫn, thiếu trường dữ liệu …
c. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (tích hợp dữ liệu thuộc tính và đồ họa)
Việc biên tập dữ liệu bản đồ và dữ liệu sổ bộ địa chính sau khi hoàn tất phải kiểm
tra đối chiếu dữ liệu giữa bản đồ quản lý bằng phần mềm Famis và dữ liệu sổ bộ địa
chính quản lý bằng phần mềm Caddb nhằm phát hiện những lỗi do quá trình thực hiện
gây ra hoặc những lỗi do sự không đồng bộ từ nguồn dữ liệu đầu vào của bản đồ và sổ
bộ địa chính. Thường xuất hiện 4 lỗi sau:
 Khơng có thửa quản lý trong sổ bộ địa chính (Caddb): Có thửa ở trên bản đồ
nhưng trong sổ bộ thì khơng có.
 Khơng có thửa quản lý trong bản đồ địa chính (Famis): Có thửa ở trong sổ bộ
nhưng trên bản đồ thì khơng có.

 Sai diện tích: Diện tích của thửa đất trên bản đồ và sổ bộ khác nhau.
 Sai loại đất : Loại đất của thửa đất trên bản đồ và sổ bộ khác nhau.
Việc chuẩn hóa CSDL là bước quan trọng tạo chuẩn CSDL đầu vào, làm tiền đề cho
xây dựng hệ thống thông tin đất đai tồn diện sau này.
Sau khi thực hiện chuẩn hóa CSDL xong, CSDL sẽ được chuyển đổi vào phần
mềm Phân hệ QLĐĐ cho phép thực hiện các ứng dụng, góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
II.2. CHUYỂN DỮ LIỆU VÀO PHÂN HỆ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
II.2.1. Chuyển dữ liệu bản đồ
Chức năng này dùng để chuyển đổi dữ liệu đồ họa được lưu trữ theo cấu trúc Shape
file (*.shp) sang dạng GeoDatabase của ESRI.
Sử dụng các chức năng trong Quản trị hệ thống để chuyển.

Trang 19


×