Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài soạn giảng môn triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.35 KB, 12 trang )

CHƯƠNG II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
V. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
Ngày soạn : 28/11/2017
Người soạn : Hòang Thị Phương Loan
Lớp giảng : Chủ nghĩa xã hội khoa học K37
Thời gian thực hiện : 20 phút
I. Mục tiêu bài giảng
1. Về kiến thức :
- Sinh viên hiểu được quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự
nhận thức chân lí
- Hiểu được đặc điểm, các hình thức của nhận thức cảm tính
- Hiểu được đặc điểm, các hình thức của nhận thức lí tính
- Nắm được mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính với thực tiễn
2. Về kỹ năng :
- Rèn luyện kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp , khái quát hóa, trừu tượng hóa
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm…
- Biết vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện
chứng và sự vận dụng vào sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay .
3. Về thái độ:
- Hình thành ở sinh viên thế giới quan duy vật biện chứng
- Có niềm tin vào thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng khoa học
- Người học có thái độ nghiêm túc, tích cực, năng động


II . Kiến thức trọng tâm
Bài giảng bao gồm hai đơn vị kiến thức :
1.Khái niệm trực quan sinh động và tư duy trừu tượng
-Trực quan sinh động ( nhận thức cảm tính )
- Tư duy trừu tượng ( nhận thức lý tính )
2.Mối quan hệ gữa trực quan sinh động với thực tiễn


III.Tài liệu, phương tiện dạy học
1. Giáo trình , tài liệu tham khảo :
- Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin (dành cho sinh
viên đại học , cao đẳng khối không chuyên ngành Mác –LêNin , tư tưởng Hồ Chí
Minh ) , NXB Chính trị quốc gia-sự thật , Hà Nội 2013.
- Giáo trình Triết học Mác Lê Nin , Học viện Báo chí và Tuyên truyền , Hà Nội
2012
- C. Mác và Ăng ghen toàn tập , NXB Chính tri quốc gia , Hà Nội 1994
2. Phương tiện dạy học :
- Giáo Án : Giáo án số 6
- Hồ sơ giảng dạy : Danh sách lớp, Bảng theo dõi điểm danh .
- Miccro
- Phấn
- Bảng
- Máy tính
- Máy chiếu


IV. Phương pháp giảng dạy
- Sử dụng phương pháp thuyết trình
- Hỏi đáp
- Thảo luận nhóm
Bướ
c
1

2

Nội dung


Phương pháp

Cơ bản
Chi tiết
Ổn định
Hỏi - đáp
lớp
Ổn định lớp - Điểm danh
+ Sĩ số lớp:
+ SV vắng :
- Nhắc nhở sinh viên nghe giảng và có ý
thức xây dựng bài
Kiểm tra - GV nói : Ở giờ học trước chúng ta đã
Hỏi -đáp
bài cũ
cùng nhau tìm hiểu xong nội dung phần
1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của
thực tiễn với nhận thức.Trước khi bắt đầu
buổi học ngày hôm nay, cô sẽ kiểm tra
bài cũ, thông qua hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm
- GV chiếu trên slide 3 câu hỏi trắc
nghiệm liên quan đến kiến thức bài cũ .
1.Theo quan điểm triết học Mác - Lê nin,
thực tiễn là :
A. Toàn bộ hoạt động vật chất có mục
đích, mang tính lịch sử xã hội của con
người nhằm cải tạo thế giới khách quan
B.Toàn bộ hoạt động tinh thần có mục
đích, mang tính lịch sử xã hội của con

người nhằm cải tạo thế giới khách quan
C.Toàn bộ hoạt động vật chất và tinh thần
có mục đích mang tính lịch sử xã hội của
con người nhằm cải tạo thế giới khách

Phương
tiện

Thời
gian

-Miccro

1
phút

-Miccro
-Máy tính
-Máy
chiều

4
phút


quan
D. Tất cả đáp án đều đúng
Câu 2.Hoạt động nào sau đây là hoạt
động thực tiễn
A,Hoạt động vật chất của con người

B.Hoạt động tư duy sáng tạo các ý tưởng
C.Hoạt động quan sát và thực nghiệm
khoa học
Câu 3: Theo quan niệm triết học Mác –Lê
nin, bản chất của nhận thức là :
A.Sự phản ánh thế giới khách quan vào
đầu óc của con người
B.Sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng
tạo của chủ thể trước khách thể
C.Sự tiến gần của tư duy đến khách thể
D. Tất cả đáp án đều đúng
- Kết thúc hoạt động kiểm tra bài cũ,
GV nhận xét đánh giá thái độ ôn bài của
sinh viên.Tuyên dương tinh thần học tập .
3

Giới
Như vậy, trong buổi học trước chúng ta
-Thuyết trình
thiệu bài đã tìm hiểu xong nội dung phần 1. Thực
giảng
tiễn, nhận thức và vai trò của nhận thức
đối với thực tiễn của mục V.LÝ LUẬN
NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN
CHỨNG.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục
tìm hiểu phần 2. Con đường biện chứng
của sự nhận thức chân lí. Trước hết,
chúng ta cùng nhau tìm hiểu mục a.
Quan điểm của V.I.Lênin về con đường

biện chứng của sự nhận thức chân lí

- Miccro
- Phấn
- Bảng
- Máy tính
- Máy
chiếu


V.LÝ
LUẬN
NHẬN
THỨC
DUY
VẬT
BIỆN
CHỨNG
.

2. Con đường biện chứng của sự nhận
thức chân lí
a. Quan điểm của V.I.Lênin về con đường
biện chứng của sự nhận thức chân lí.
- GV dẫn dắt : Nhận thức là quá trình ý
thức của con người, phản ánh thế giới
xung quanh, tồn tại khách quan và không
phụ thuộc vào ý thức.Thừa nhận thế giới
hiện thực và sự phản ánh thế giới đó vào
đầu óc con người và là cơ sở lí luận của

nhận thức luận theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác- Lê Nin.Quá trình đó hình
thành và phát triển trên cơ sở hoạt động
của con người và thực tiễn xã hội.
- Trong tác phẩm Bút kí triết học, Lê Nin
đã viết: “Từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn” - đó là con đường biện
chứng của sự nhận thức chân lý, của sự
nhận thức hiện thực khách quan”
GV giải thích : Theo sự khái quát này,
con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lí (tức sự phản ánh đúng đắn đối với
hiện thực khách quan) là một quá trình.
Đó là quá trình bắt đầu từ "trực quan sinh
động" ( hay chính là nhận thức cảm tính)
tiến đến "tư duy trừu tượng" (hay chính là
nhận thức lí tính). Sự trừu tượng không
phải là điểm cuối cùng của một chu kì
nhận thức, mà nhận thức phải tiếp tục tiến
tới thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà
nhận thức có thể kiểm tra và chứng minh
tính đúng đắn của nó.

-Miccro
-Phấn
-Bảng
-Máy tính
-Máy
chiếu



- GV tiến hành hỏi đáp
 Như vậy, quá trình nhận thức của con
người bao gồm 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng,
+Giai đoạn 2 :Từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn.

- GV tiến hành hoạt động thảo luận
nhóm
GV nói : Kết thúc buổi học ngày hôm
trước, cô đã dặn dò các em về nhà tìm
hiểu và nghiên cứu trước bài mới. Đồng
thời cô đã tiến hành công việc phân công
lớp thành 3 nhóm và giao chủ đề thảo
luận cho từng nhóm .Và sau đây, chúng ta
sẽ cùng nhau trao đổi ,thảo luận kết quả
hoạt động của nhóm mình đã chuẩn bị ,
để làm rõ nội dung nhận thức cảm tính,
nhận thức lí tính và mối quan hệ giữa
nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính với
thực tiễn.

-Hỏi đáp
+GV hỏi :
“Theo
các
em, quá trình

nhận
thức
bao gồm mấy
giai đoạn ?”
+GV gọi 1-2
Sv làn lượt
trả lời
+GV
nhận
xét và tổng
kết
Phương
- Miccro
pháp
thảo - Bảng
luận nhóm:
- Giấy A0
-Nam
Giảng viên châm
chia
lớp - Máy tính
thành
3 -Máy
nhóm:
chiếu
- Câu hỏi
thảo
luận
giao cho các
nhóm

như
sau :
+Nhóm
1:
Nêu
khái
niệm,
đặc
điểm,
các
hình thức của
nhận
thức
cảm tính

Đọc lại nội dung đề tài đã giao cho các
nhóm lần lượt ở tuần trước về chuẩn bị
như sau :
+ Nhóm 1 ( tương ứng với Bàn 1 ) : Nêu
khái niệm, đặc điểm, các hình thức của +Nhóm
2:
nhận thức cảm tính
Nêu
khái
niệm,
đặc
+Nhóm 2 ( Bàn 2): Nêu khái niệm, đặc điểm,
các



điểm, các hình thức của nhận thức lí tính

hình thức của
nhận thức lí
+Nhóm 3 ( Bàn : Mối quan hệ giữa nhận tính
thức cảm tính, nhận thức lí tính với thực
tiễn
+ Nhóm 3:
Mối quan hệ
giữa
nhận
thức
cảm
tính,
nhận
thức lí tính
với thực tiễn
- Đại diện các
nhóm làn lượt
lên
thuyết
trình
nội
dung,
thể
hiện
dưới
dạng sơ đồ tư
duy thể hiện
trên giấy A0

- Thành viên
các
nhóm
khác
lắng
nghe, và phát
biểu cho ý
kiến
-Kết thúc mỗi
phần
trình
bày của các
nhóm,
GV
đánh giá và
tổng kết

- Nội dung tổng kết:

-Thuyết trình
+Chiếu slide
1. Nhận thức cảm tính:
thuyết
-. Đặc điểm: Là giai đoạn mở đầu quá và
trình nhận thức, là giai đoạn nhận thức trình các nội
mà con người trong hoạt động thực tiễn dung
sử dụng các giác quan để tiến hành phản


ánh các sự vật, hiện tượng khách quan,

mang tính chất cụ thể, với những biểu
hiện phong phú của nó trong mối quan hệ
với sự quan sát của con người.
Ở giai đoạn này, nhận thức chỉ phản ánh
được cái hiện tượng, cái biểu hiện bên
ngoài của sự vật cụ thể, chưa phản ánh
được cái bản chất, quy luật nguyên nhân
của những hiện tượng quan sát được
- Nhận thức cảm tính gồm có 3 hình thức:
cảm giác, tri giác và biểu tượng
+ Cảm giác: Là hình thức đầu tiên của
quá trình nhận thức và là nguồn gốc của
mọi sự hiểu biết của con người. Cảm giác
là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính
bên ngoài của sự vật vào các giác quan
của con người. Sự vật, hiện tượng trực
tiếp tác động và các giác quan của con
người thì gây nên cảm giác
Ví dụ: Khi con người ngửi một bông hoa
hồng, họ thấy có mùi thơm. Đó chính là
cảm giác về mùi
+ Tri giác: Là sự tổng hợp nhiều cảm
giác, nó đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn
về sự vật. Tri giác nảy sinh trên cơ sở các
cảm giác, là sự kết hợp các cảm giác. Tri
giác là hình thức cao hơn của nhận thức
cảm tính, nó đem lại cho chúng ta tri thức
về sự vật đầy đủ, phong phú hơn
Ví dụ :
+ Biểu tượng: Là hình ảnh của sự vật

được giữ lại trong trí nhớ. Sự tiếp xúc
trực tiếp nhiều lần với sự vật sẽ để lại
trong chúng ta những ấn tượng, những
hình ảnh về sự vật đó. Những hình ảnh
này đậm nét và sâu sắc đến mức có thể
hiện lên trong kí ức chúng ta ngay cả khi
sự vật không còn trước mặt
Ví dụ: Khi chúng ta đọc 1 quyển sách, thì
lúc cất sách đi ta vẫn có thể tưởng tượng


lại sách màu, gì, trong sách có những
hình ảnh gì...
Biểu tượng là hình thức trung gian quá độ
cần thiết để chuyển từ nhận thức cảm tính
lên lí tính
Ví dụ điển hình Nhận thức cảm tính
Nhìn bông hoa ta thấy màu đỏ và mùi
thơm
- Nhận thức lí tính hay còn gọi là tư duy
trừu tượng
+ Đặc điểm: Đây là giai đoạn tiếp theo và
cao hơn về chất của quá trình nhận thức,
nó nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính
Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng
và khái quát những thuộc tính, những đặc
điểm bản chất của sự vật hiện tượng
khách quan. Đây là giai đoạn nhận thức
thực hiện chức năng quan trọng nhất là
tách ra và nắm lấy cái bản chất, có tính

quy luật của các sự vật, hiện tượng
+ Ba hình thức: Khái niệm, phán đoán,
suy lí
Khái niệm: là một hình thức của tư duy
trừu tượng, phản ánh những mối liên hệ
và thuộc tính bản chất, phổ biến của một
tập hợp các sự vật, hiện tượng nào đó
Ví dụ: Khái niệm cái bút là chỉ tập hợp
những cái mà dùng để viết
hay khái niệm giai cấp dùng để chỉ 1 tập
đoàn người có địa vị khác nhau trong hệ
thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch
sử
Phán đoán: Là hình thức cơ bản của nhận
thức lí tính, được hình thành thông qua
việc liên kết các khái niệm với nhau theo
phương thức khẳng định hay phủ định
một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của
đối tượng nhân thức


Ví dụ: 1 phán đoán khẳng định là sắt là
kim loại…
Phán đoán được chia làm 3 loại: phán
đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù, phán
đoán phổ biến
Suy lí: Là hình thức của tư duy trừu
tượng trong đó xuất phát từ một hoặc
nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra
phán đoán mới làm kết luận

Ví dụ: Từ hai phán đoán là: "mọi kim
loại đều dẫn điện" , "sắt là kim loại" đi
đến 1 phán đoán mới làm kết luận "sắt
dẫn điện"
Ví dụ điển hình nhận thức lí tính
Đó chính là nhận thức bằng các khái
niệm, phạm trù đc con người khái quát từ
quan sát thực tiễn
- các khái niệm phạm trù phải trở lại góp
phần cải tạo thực tiễn
Vd các nhà khoa học quan sát cây nghệ
ngoài thực tế, phân tích trong phòng thí
nghiệm rút ra các đặc tính của nó, nó có
tác dụng gì cho chữa bệnh, đem các
nguyên lý rút ra đc đó áp dụng vào quá
trình bào chế thuốc phục vụ cho đời sống
3. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm
tính, nhận thức lí tính với thực tiễn
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và
nhận thức lí tính: Nhận thức cảm tính và
nhận thức lí tính là những nấc thang hợp
thành chu trình nhận thức. Chúng diễn ra
đan xen nhau, song chúng có những chức
năng và nhiệm vụ khác nhau
+ Nhận thức cảm tính gắn liền với thực
tiễn, là cơ sở cho nhận thức cảm tính,
phản ánh cái bên ngoài của sự vật hiện
tượng,



+Nhận thức lí tính lại có thể hiểu biết
được bản chất, quy luật vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng giúp cho
nhận thức cảm tính có được sự định
hướng đúng và trờ nên sâu sắc hơn
Giai đoạn 2 : Tư duy trừu tượng đến thực
tiễn
- Mối quan hệ với thực tiễn: Nếu chỉ
dừng lại ở nhận thức lí tính thì con người
mới chỉ có những tri thức về bản thân sự
vật, còn những tri thức đo có đúng hay
không thì con người vẫn chưa biết được.
Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải xác
định xem những tri thức đó có chân thực
hay không.
Vì thế, nhận thức nhất thiết phải trở về
với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu
chuẩn, làm thước đo tính chân thực của
những tri thức đã đạt được trong quá trình
nhận thức. Mặt khác, mọi nhận thức suy
đến cùng đều là xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn và trở lại thực tiễn
Như vậy, quá trình nhận thức đi từ thực
tiễn đến nhận thức, từ nhận thức trở về
thực tiễn- từ thực tiễn tiếp tục quá trình
phát triển nhận thức. Quá trình này lặp đi,
lặp lại, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt
dần tới những tri thức ngày càng đúng
đắn, đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thực tại
khách quan.

4. Củng cố kiến thức (2 phút)
Như vậy , trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu nội
dung Quan điểm V.I.Lê Nin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí
.Trong đó, chúng ta cần nắm vững các kiến thức trọng tâm như sau :


- Quan điểm của V.I.LêNin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí
- Đặc điểm, các hình thức của nhận thức cảm tính
- Đặc điểm, các hình thức của nhận thức lí tính
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính với thực tiễn
5. Dặn dò (2 phút)
- Giảng viên nhắc sinh viên về ôn tập lại kiến thức và chuẩn bị nội dung tiếp theo
b, Chân lý và vai trò của chan lý đối với thực tiễn (trang 119 đến trang 124 )



×