Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY CẢM NHIỄM CỦA EDWARDSIELLA ICTALURI TRÊN MỘT SỐ LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT NHƯ CÁ TRA, CÁ RÔ ĐỒNG, CÁ ĐIÊU HỒNG, CÁ TRÊ, CÁ LĂNG NHA VÀ CÁ CHÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.67 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THUỶ SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY CẢM NHIỄM CỦA
EDWARDSIELLA ICTALURI TRÊN MỘT SỐ LOÀI CÁ NƯỚC
NGỌT NHƯ CÁ TRA, CÁ RÔ ĐỒNG, CÁ ĐIÊU HỒNG, CÁ TRÊ,
CÁ LĂNG NHA VÀ CÁ CHÉP

Ngành
: Nuôi trồng thuỷ sản
Chuyên ngành
: Ngư Y
Niên khoá
: 2004-2008
Sinh viên thực hiện : Lê Văn Thống

Tháng 09/2008


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY CẢM NHIỄM CỦA EDWARDSIELLA
ICTALURI TRÊN MỘT SỐ LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT NHƯ CÁ TRA, CÁ RÔ
ĐỒNG, CÁ ĐIÊU HỒNG, CÁ TRÊ, CÁ LĂNG NHA VÀ CÁ CHÉP

Tác giả

LÊ VĂN THỐNG

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Thủy Sản


Giáo viên hướng dẫn
Th.S LƯU THỊ THANH TRÚC

Tháng 09/2008
ii


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá khả năng gây cảm nhiểm của Edwardsiella ictaluri trên
một số loài cá nước ngọt như cá tra, cá rô đồng, cá điêu hồng, cá trê, cá lăng nha
và cá chép” được thực hiện từ tháng 04/2008 đến tháng 10/2008 tại phòng thí nghiêm
Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Chúng tôi thực hiện 6 thí nghiệm gây bệnh đối với các loài cá trên bằng phương
pháp tiêm vi khuẩn E. ictaluri. Mỗi loài cá gồm 2 nghiệm thức: Một nghiệm thức tiêm
vi khuẩn và một nghiệm thức đối chứng (tiêm nước muối sinh lý).
Các điều kiện quản lý và chăm sóc là như nhau giữa các nghiệm thức. Các chỉ
tiêu cần quan sát và theo dõi là: điều kiện môi trường, tỉ lệ chết, biểu hiện bên ngoài và
bệnh tích.
Trong điều kiện nhiệt độ 23 – 280C, kết quả thí nghiệm thu được như sau:


Cá tra nhiễm bệnh với tỉ lệ chết là 100%, bệnh tích điển hình



Cá rô đồng nhiễm bệnh với tỉ lệ chết là 58,66%, bệnh tích điển hình



Cá điêu hồng nhiễm bệnh với tỉ lệ chết là 30%, bệnh tích điển hình




Cá trê nhiễm bệnh với tỉ lệ chết là 44,66%, bệnh tích điển hình



Cá lăng nha nhiễm bệnh với tỉ lệ chết là 77,77%, không có bệnh tích điển hình



Cá chép không có biểu hiện nhiễm bệnh.

Đề tài đã cho thấy khả năng gây cảm nhiễm của vi khuẩn E. ictaluri trên nhiều loài cá
nước ngọt và mức độ tác hại của vi khuẩn này đối với nghề nuôi cá đặc biệt là cá tra
thương phẩm.

iii


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ông bà, cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh, động viên và hỗ trợ về tinh thần
lẫn vật chất cho con trong suốt những năm đi học cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để con hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản.
Quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tạo mọi điều kiện và tận tình giảng dạy, truyền
đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học.
Đặc biệt chúng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Lưu Thị Thanh Trúc đã

tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp DH04 NY và các bạn
khóa 30 đã động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

iv


MỤC LỤC
Mục

Trang

Tóm tăt…………………………………………………………………………iii
Cảm tạ………………………………………………………………………….iv
Mục lục ………………………………………………………………………..v
Danh sách các bảng………………………………………………… ………...vii
Danh sách các hình ………………………………………………………….viii
Chương1. MỞ ĐẦU ………………………………………………………….. 1
1.1 Đặc Vấn Đề………………………………………………………………... 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài…………………………………………………………... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………. 3
2.1 Giới Thiệu Chung Về Vi Khuẩn Edwardsiella ictaluri……………………… 3
2.1.1 Vi khuẩn Edwardsiella và E. ictaluri………………………………………… 3
2.1.2 Quá trình phát hiện và nghiên cứu về E. ictaluri…………………………… 3
2.1.3 Đặc điểm sinh hoá và phân loại của vi khuẩn E. ictaluri …………………4
2.1.3.1 Đặc điểm phân loại……………………………………………………. 4
2.1.3.2 Đặc điểm sinh hoá và nuôi cấy…………………………………………5
2.1.4. Đặc điểm gây bệnh của E. ictaluri ……………………………………………6
2.1.4.1. Sự xâm nhập vào cơ thể ……………………………………………….7
2.1.4.2 Sự lây lan ………………………………………………………………7

2.1.4.3 Khả năng gây cảm nhiễm tự nhiên của vi khuẩn……………………….7
2.2. Giới thiệu về các loai cá thí nghiệm ……………………………………….8
2.2.1 Cá tra ……………………………………………………………………..8
2.2.2 Cá rô đồng ………………………………………………………………..9
2.2.3 Cá điêu hồng…………………………………………………………….11
2.2.4. Cá trê …………………………………………………………………..12
2.2.5 Cá lăng nha ……………………………………………………………13
2.2.6 Cá chép ………………………………………………………………….14
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………16
3.1. Thời Gian và Địa Điểm …………………………………………………16
3.2. Nội Dung của Thí Nghiệm ……………………………………………….16
3.3. Vật Liệu Nghiên Cứu …………………………………………………….16
v


3.3.1. Dụng cụ thí nghiệm và hoá chất ……………………………………….16
3.3.2. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………16
3.3.2.1. Vi khuẩn ……………………………………………………………..16
3.3.2.2. Cá giống………………………………………………………………17
3.4. Phương pháp Nghiên Cứu ………………………………………………..18
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ………………………………………………………18
3.4.2. Quản lí và chăm sóc……………………………………………………20
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi …………………………………………………..20
3.5. Phương Pháp Phân Lập và Định Danh Vi Khuẩn ……………………….21
3.5.1. Cấy phân lập và thuần vi khuẩn ………………………………………..21
3.5.2. Định danh vi khuẩn ................................................................................21
3.6. Phương Pháp Xử Lý Số Liệu .....................................................................24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………………….25
4.1. Các Yếu Tố Môi Trường …………………………………………………25
4.2. Khả Năng Gây Cảm Nhiễm của E. ictaluri Trên Các Loài Cá …………..26

4.2.1. Khả năng gây cảm nhiễm trên cá tra …………………………………..26
4.2.2. Khả năng gây cảm nhiễm trên cá rô đồng ……………………………29
4.2.3. Khả năng gây cảm nhiễm trên cá điêu hồng …………………………30
4.2.4. Khả năng gây cảm nhiễm trên cá trê …………………………………...32
4.2.5. Khả năng gây cảm nhiễm Cá lăng nha …………………………………34
4.2.6. Khả năng gây cảm nhiễm Cá chép ……………………………………..35
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ………………………………………37
5.1. Kết Luận ………………………………………………………………….37
5.2. Đề Nghị …………………………………………………………………..38
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….39

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm sinh lý sinh hóa của E. ictaluri và E. tarda ………………6
Bảng 2.2. Các loài cá cảm nhiễm tự nhiên với E. ictaluri ……………………8
Bảng 3.1. Chiều dài và trọng lượng trung bình của cá thí nghiệm……………18
Bảng 3.2. Nồng độ vi khuẩn đã sử dụng cho các nghiêm thức. ………………19
Bảng 3.3. Các phản ứng, thuốc thử và đọc kết quả của bộ test IDS 14GNR

24

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu vê môi trường…………………………………….…..26
Bảng 4.2. Tỷ lệ chết của cá tra .........................................................................26
Bảng 4.3 Tỷ lệ chết của cá rô đồng ...................................................................29
Bảng 4.4. Tỷ lệ chết của cá điêu hồng...............................................................31
Bảng 4.5. Tỷ lệ chết của cá trê .........................................................................33
Bảng 4.6 Tỷ lệ chết của cá lăng nha ................................................................34
Bảng 4.7. Tỷ lệ chết của cá chép ......................................................................35


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vi khuẩn hình que, Gram (-) nhuộn Gram bắt màu hồng. …………5
Hình 2.2. Khuẩn lạc vi khuẩn nhỏ màu trắng đục ……………………………..6
Hình 3.1. Pha loãng dịch huyền phù theo hệ số 10 …………………………..17
Hình 3.2. Tiêm cá bằng vi khuẩn E. Ictaluri ...................................................19
Hình 3.3. Bố trí thí nghiệm ...............................................................................20
Hình 4.1. Gan, thận và lách cá tra có mủ .........................................................28
Hình 4.2. Định danh vi khuẩn bằng bộ dịnh danh Nam Khoa .........................28
Hình 4.3. Bệnh tích ở gan và lách cá rô đồng ..................................................30
Hình 4.4. Bệnh tích ở lách của cá điêu hồng ....................................................32
Hình 4.5 Bệnh tích ở gan và thận của cá trê......................................................34

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt Vấn Đề
Trong những năm gần đây, cá tra trở thành đối tượng nuôi thương phẩm có
đóng gớp quan trọng trong lỉnh vực xuất khẩu các mặc hàng thủy sản của Việt Nam
đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, khi nghề nuôi
cá tra phát triển thì dịch bệnh trở thành vấn đề đáng quan tâm và một trong những
bệnh đó là bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra.
Vi khuẩn E. ictaluri được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1979 ở Mỹ bởi
Hawke. Loài vi khuẩn nay là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng máu trên cá nheo

Mỹ và có khả năng lây lan cao, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi cá thâm
canh ở miền nam nước Mỹ với tỷ lệ chết 10 -50 % (Plumb,1983).
Năm 1987, E. ictaluri được phát hiện gây bệnh trên cá trê (Clarias bactrachus)
ở Thái Lan. Đến năm 1992, vi khuẩn này được phát hiện trên cá tra (Pangasius
hypophthalmus) ở Việt Nam và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi do có khả
năng lây lan dữ dội và tỷ lệ chết cao và là bệnh thường xuyên lưu hành trong các ao
nuôi cá tra thương phẩm.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về loài vi khuẩn này trên cá tra ở Việt Nam.
Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là ngoài khả năng gây bệnh trên cá tra thì loài vi
khuẩn này còn có khả năng gây bệnh trên các loài cá khác hay không.
Được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Đại học Nông Lâm Tp.HCM chúng tôi
thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng gây cảm nhiễm của E. ictaluri trên một số loài
cá nước ngọt như cá tra, cá rô đồng, cá điêu hồng, cá trê, cá lăng nha và cá chép”
nhằm đánh giá khả năng gây bệnh và mức độ thiệt hại do vi khuẩn này gây ra trên
nhiều loài cá nước ngọt.

-1-


1.2. Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài “Đánh giá khả năng gây cảm nhiễm của E. ictaluri trên một số loài
cá nước ngọt như cá tra, cá rô đồng, cá điêu hồng, cá trê, cá lăng nha và cá chép”
được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu sau đây:


Xác định được khả năng gây cảm nhiễm của E. ictaluri trên từng loài cá
thí nghiệm.




Ghi nhận và mô tả biểu hiện bên ngoài của từng loài cá sau khi được
tiêm vi khuẩn.



Quan sát được bệnh tích bên trong của từng loài cá sau khi đã bị nhiễm
khuẩn

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu Chung Về Vi Khuẩn Edwardsiella ictaluri
2.1.1 Vi khuẩn Edwardsiella và E. ictaluri
Các loài vi khuẩn Edwardsiella được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1962 bởi
Sakazaki và được mô tả năm 1965 bởi Ewing và đồng sự (Plumb,1983). Chúng là
những vi khuẩn Gram âm, kích thước nhỏ (1 x 2 – 3 µm), không sinh bào tử và có thể
di động bằng tiêm mao. Đó là những vi khuẩn kị khí không bắt buộc, cho phản ứng
Catalase dương tính và oxyda âm tính. Chúng có khả năng lên men đường glucose.
Hiện nay có 3 loài vi khuẩn Ewardsiella được biết đến là: E. ictaluri, E. tarda
và E. hosinae.


E. ictaluri là tác nhân gây bệnh “nhiễm trùng máu và viêm ruột” trên cá
nước ngọt. Chúng có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao 10 – 50%
(Plumb 1983).




E. tarda là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn huyết trên cá biển và cá nước
ngọt vùng ôn đới đặc biệt là cá da trơn và bộ cá chình, xuất hiện ở Mỹ và
một số nước châu Á.



E. hosinae gây bệnh trên cá vùng ôn đới.

2.1.2 Quá trình phát hiện và nghiên cứu về E. ictaluri
Vi khuẩn E. ictaluri được báo cáo lần đầu tiên bởi Hawke năm 1979, gây bệnh
trên cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) ở một số bang thuộc miền nam nước này
(Plump, 1983).
Năm 1981, Hawke và đồng sự đã mô tả nguyên nhân và định danh vi khuẩn.
Bệnh được gọi là “bệnh nhiễm trùng huyết và viêm ruột” (ESC), còn có tên khác là
“bệnh lổ đầu” (hole in the head).

-3-


Năm 1987, phát hiện vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh trên cá trê (Clarias
bactrachus) ở Thái Lan. Đến năm 1992, vi khuẩn được phát hiện trên cá tra của Việt
Nam và được gọi là bệnh gan thận mủ (2001).
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vi khuẩn E.
ictaluri và các vấn đề có liên quan nhằm có được giải pháp hữu hiệu trong phòng và trị
bệnh do vi khuẩn này gây nên.
Một số công trình nghiên cứu trên thế giới về E. ictaluri:


Năm 1981, Hawke và đồng sự đã mô tả và định danh vi khuẩn E.
ictaluri.




Năm 1983, Areechon và Plumb đã chứng minh được hầu hết các tổn
thương lớn do E. ictaluri là ở gan, thận và lách cá.



Jarboe et at. (1984), Miyazaki et at. (1085) và Shotts et at. (1986) đã có
những nghiên cứu về mô học bệnh tích.



Năm 1986, Waltmann đã mô tả đặc điểm sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn
này.



Năm 1989, Plumb và Vinitnantharat đã tìm thấy đặc điểm kháng huyết
thanh trong phạm vi loài.



Ở Việt Nam cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về vi khuẩn E. ictaluri
như Lê Thị Bé (2002), Từ Thanh Dung (2004).

2.1.3 Đặc điểm sinh hóa và phân loại của vi khuẩn E. ictaluri
2.1.3.1 Đặc điểm phân loại
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammapproteobacteria

Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Edwardsiella
Loài: Edwardsiella ictaluri

-4-


2.1.3.2 Đặc điểm sinh hóa và nuôi cấy
E. ictaluri là thành viên của nhóm vi khuẩn đường ruột, hình que, Gram âm,
kích thước 1 x 2 – 3 µm. Chúng có khả năng di động yếu ở nhiệt độ 25 – 300C nhưng
không di động ở nhiệt độ cao (370C).
E. ictaluri cho các phản ứng Oxydase (-), Catalase (+), Indol (-), H2S (-). Chúng
có khả năng lên men và sinh hơi glucose ở 20 – 300C nhưng không sinh hơi ở 37OC
(bảng 2.1)
E. ictaluri là loài vi khuẩn khó tính nhất trong giống Edwardsiella. Vi khuẩn
phát triển chậm trong môi trường nuôi cấy. Cần đến 36 – 48 giờ, vi khuẩn mới phát
triển thành những khuẩn lạc nhỏ trong môi trường BHIA ở 28 – 300C và mọc chậm
hoặc không mọc ở nhiệt độ 37 0C (Plumb, 1983).
Có thể nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường BHIA, NA, hay TSA + 5% máu
cừu. Tuy nhiên, môi trường BHIA giúp vi khuẩn phát triển tốt hơn.
Khuẩn lạc của E. ictaluri có hình tròn nhỏ, màu trắng đục, ở giữa có nhân màu
vàng, rìa có răng cưa (Bùi Quang Tề, 2006).

Hình 2.1: Vi khuẩn hình que, Gram (-) nhuộn Gram bắt màu hồng.

-5-


Hình 2.2: Khuẩn lạc vi khuẩn nhỏ màu trắng đục

Bảng 2.1: Đặc điểm sinh lý sinh hóa của E. ictaluri và E. tarda
Đặc điểm
E. tarda
E. ictaluri
0
Di động ở 25 C
+
+
Di động ở 350C
+
Sinh indol
+
Methyl red
+
Citrate simmons
Citrate christensens
+
+
Sinh H2S trong triple sugar iron
+
Sinh H2S trong pepton iron agar
Giới hạn nồng độ muối 1,5 %
+
+
Giới hạn nồng độ muối 3,0 %
+
Tỷ lệ % G – C của DNA
55 – 58%
53%
2.1.4 Đặc điểm gây bệnh của E. ictaluri

Bệnh do E. ictaluri được xem là bệnh đáng lưu ý nhất trong nghề nuôi cá tra, cá
basa. Bệnh lưu hành thường xuyên trong các ao nuôi cá tra, cá basa thương phẩm.
E. ictaluri có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường khi điều kiện thuận lợi.
Ở 250C, E. ictaluri có thể sống được 90 ngày trong bùn. Trong cơ thể cá sau khi khỏi
bệnh, vi khuẩn có thể tồn tại nhiều tháng ở các cơ quan như gan, thận và não.
Vi khuẩn phát triển và gây bệnh mạnh nhất trong điều kiện nhiệt độ 20 – 280C.
Khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 300C, tỷ lệ chết giảm. Điều này rất có ý nghĩa trong
việc phòng và trị bệnh do E. ictaluri gây ra.

-6-


2.1.4.1 Sự xâm nhập vào cơ thể
Trong môi trường nước, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể cá bằng
nhiều cách. Khe mũi, mang và ruột là những vị trí có thể bị vi khuẩn tấn công.
E. ictaluri xâm nhập vào cơ quan khứu giác qua khe mũi, di chuyển vào trong
thần kinh khứu giác và sau đó đi đến não. Sự nhiễm trùng bắt đầu và lan rộng từ màng
não đến hộp sọ và vùng da trên sọ. Như vậy tạo nên một lổ lõm ở đầu cho nên còn gọi
là bệnh lổ đầu (hole in the head).
Vi khuẩn có thể đi vào máu cá nhờ sự hấp thụ thức ăn trong quá trình tiêu hóa
hoặc qua các mao mạch ở mang mà kết quả dẫn đến đều là sự nhiễm trùng máu. Như
vây, vi khuẩn dường như lưu hành trong các mao mạch ở các cơ quan. Đây là nguyên
nhân dẫn đến sự hoại tử và mất sắc tố ở gan, thận và lách.
2.1.4.2 Sự lây lan
Bệnh do E. ictaluri có khả năng lây lan mạnh với tỷ lệ chết cao. Vi khuẩn có
thể lây lan bằng nhiều cách.
E. ictaluri được bài thải ra ngoài môi trường nước qua phân cá hoặc xác cá
chết. Các vi khuẩn này có thể xâm nhập lại cơ thể cá khỏe qua mang, mũi và ruột.
Điều này làm cho quá trình lây lan xảy ra nhanh hơn.
Vi khuẩn có thể được mang từ ao này sang ao khác bằng các vật dụng trong

nuôi trồng như: vợt, xuồng, dụng cụ cho ăn… kể cả người nuôi. Chim, cò và vật nuôi
cũng góp phần làm lây lan mầm bệnh.
2.1.4.3 Khả năng gây cảm nhiễm tự nhiên của vi khuẩn
Trong tự nhiên, E. ictaluri có khả năng gây bệnh trên nhiều loài cá. Các loài cá
cảm nhiễm tự nhiên với E. ictaluri đươc trình bày trong bảng 2.2.

-7-


Bảng 2.2: Các loài cá cảm nhiễm tự nhiên với E. ictaluri
Stt

Tên thông thường

Tên tiếng anh

Tên khoa học

1

Cá nheo đốm

Channel catfish

Ictalurus punctatus

2

Cá trê sông nâu


Brown bullhead

I. nebulous

3

Cá trê sông xanh

Blue catfish

I. furcatus

4

Cá danio

Danio

Danio devario

5

Cá tra

Mekong catfish

Pangasius hypophthalmus

6


Cá trê trắng

Wallking catfish

Clarias batrachus

7

Cá trê sông trắng

White catfish

I. catus

(Bùi Quang Tề, 2006)
2.2 Giới thiệu về các loài cá thí nghiệm
2.2.1 Cá tra
Phân loại
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriomes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasius hypophthalmus
Cá tra phân bố ở lưu vực sông MeKông. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao
nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên thuộc địa phận Việt Nam.
Hình dạng: Cá có thân dài, hẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải. Có hai đôi râu trong
đó đôi râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn hơn chiều dài đầu.
Gai trên cùng mang thưa và ngắn nên không có tác dụng lọc thức ăn như cá ăn sinh vật
phù du. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây mỡ nhỏ, vây
hậu môn tương đối dài. Da trơn không có vẩy, hơi xanh trên mặt lưng.

Môi trường sống: Cá tra sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có thể sống
được ở môi trường nước lợ với nồng độ muối 7- 100/00, có thể chịu đựng được nước
phèn với pH > 5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C nhưng chịu nóng tới 390C. Cá tra
có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá tra có cơ quan hô hấp
phụ là bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường có oxy thấp.
-8-


Đặc điểm dinh dưỡng: Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống. Vì
vậy, chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá
ương không được cho ăn đầy đủ.
Khi cá lớn thể hiện rõ tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ
chuyển đổi thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn cá có thể sử dụng các loại thức ăn
bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật.
Đặc điểm sinh trưởng: Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ
cá tăng nhanh về chiều dài. Cỡ cá 10 tuổi trong tự nhiên tăng trọng rất ít và có thể sống
trên 20 năm, kích thước tối đa đạt được là 1,8 m.
Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 – 1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá
tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5 – 6 kg/năm tùy môi trường, loại thức ăn sử
dụng.
Đặc điểm sinh sản: Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái là 3 tuổi,
trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 2,5 – 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục
trên sông thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ nên nhìn hình dáng bên ngoài thì khó
phân bịệt được đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn
gọi là buồng tinh, cá cái gọi là buồng trứng.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch, cá
có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên khúc sông có điều kiện sinh thái thích hợp thuộc địa
phận Campuchia và Thái Lan. Sức sinh sản tương đối 135.000 trứng/kg cá cái. Trứng
sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm sau khi đẻ ra và hút nước có thể tới 1,5 – 1,6

mm.
2.2.2 Cá rô đồng
Phân loại:
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Anabantoidei
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas testudineus
-9-


Cấu tạo: Cấu tạo miệng phù hợp với loài ăn đáy là chủ yếu. Cấu tạo hệ tiêu hóa
phù hợp tính háu và ăn tạp thiên về động vật. Sự phát triển của cơ quan trên mang (cơ
quan mê lộ) với vai trò là cơ quan hô hấp phụ, giúp cá thích nghi trong điều kiện môi
trường thiếu dưỡng khí, mật độ quần đàn cao.
Phân bố: Cá rô đồng phân bố chủ yếu vùng nước ngọt, nhờ vào các cấu tạo cơ
thể thích nghi trên mà yếu tố sinh thái giới hạn sự phân bố của cá rô đồng trong thiên
nhiên chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thức ăn có trong thủy vực, đặc biệt là thức ăn nền
đáy. Khác với nhiều loài cá nước ngọt khác, yếu tố pH, dưỡng khí chỉ là yếu tố giới
hạn mang tính thứ cấp chứ không đóng vai trò chủ yếu.
Đặc điểm dinh dưỡng: Cá có tính ăn tạp thiên về động vật, tính ăn rất ít thay đổi
về thành phần từ khi còn rất nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, từ khi còn
nhỏ tính ăn của cá như cá trưởng thành.
Cá ăn được nhiều loại thức ăn: chất vẫn, mùn bã hữu cơ, phiêu sinh động vật,
côn trùng, động vật đáy, bèo, mầm cỏ, hạt ngũ cốc nẩy mầm và cả thức ăn chế bịến,
thức ăn viên tổng hợp .…Cá hoạt động tầng đáy là chủ yếu và hoạt động mạnh về
chiều tối đến đêm.
Đặc điểm sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng chậm, cá nuôi thâm canh, cung cấp
đầy đủ thức ăn, môi trường thuận lợi, sau 6 – 7 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung

bình: con cái 80 – 120 g/con, con đực 50 – 80 g/con.Cá tăng trưởng mạnh từ 3,5 – 6,5
tháng tuổi . Giai đoạn trước và từ sau 6 – 7 tháng tuổi: cá cái mang trứng nhưng vẫn
tiếp tục tăng trọng tuy chậm, cá đực tăng trọng rất chậm, có con hầu như ngừng tăng
trọng.
Đặc điểm sinh sản: Cá Rô đồng thành thục sau 5 – 7 tháng tuổi tùy vào nhiệt độ
môi trường và chế độ dinh dưỡng. Điều kiện sinh thái đẻ trứng trong thiên nhiên tương
đối khắt khe: có mưa, nhiệt độ mát, có nước mới, giàu dinh dưỡng, mực nước cạn. Vì
thế khi nuôi trong ao, mặc dù cá cái đã có trứng nhưng trứng chỉ ở cuối giai đoạn III,
đang vào pha nghỉ, chờ điều kiện sinh thái thuận lợi như đã nói ở trên mới chín và
rụng.
Sức sinh sản: 1.000 – 6.000 trứng/cá cái (80 – 120 g). Cá đẻ 4 – 5 lần trong
năm, tập trung vào mùa mưa. Thời gian tái thành thục là 3 – 4 tuần phụ thuộc nhiều
vào nhiệt độ và thức ăn.
- 10 -


2.2.3 Cá điêu hồng
Phân loại:
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis spp (Trewavas, 1982).
Tên tiếng Anh: Red Tilapia
Tên Việt Nam: cá rô phi đỏ, cá điêu hồng.
Nguồn gốc và phân bố: Nguồn gốc cá rô phi đỏ là do đột biến gen có 3 dòng
nguyên gốc đều được mang tên Oreochromis (Popma và Masser, 1999; trích bởi Lê
Thị Minh Nguyệt, 2004).
Cá rô phi đỏ được nhập vào nước ta lần đầu tiên năm 1975 từ Malaysia. Hiện
nay cá điêu hồng được nuôi phổ biến ở nước ta đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu

Long.
Đặc điểm hình thái: Toàn thân cá rô phi đỏ phủ vảy, có màu sáng hồng. Vẩy
trên thân có màu vàng đậm hoặc màu vàng nhạt hoặc đỏ hồng, cũng có thể gặp những
cá thể màu vàng, màu hồng xen lẫn những đám vẩy màu đen nhạt.
Đặc điểm sinh thái: Nhìn chung các loài cá rô phi ở nước ta có các đặc điểm
sinh thái gần giống nhau. Cũng như các loài rô phi khác, cá điêu hồng là loài rộng
nhiệt. Cá có thể chịu được một thời gian ngắn nhiệt độ thấp nhất 7oC, cao nhất 40oC,
nhệt độ bình thường 18-35oC, nhiệt độ thích hợp nhất 25 - 35oC (Ngô Trọng Lư và
Thái Bá Hồ, 2005).
Cá có thể sống trong môi trường nước có pH từ 4 – 10, tuy nhiên khi pH<5
ngăn cản sự kết hợp giữa máu với oxygen ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
cá. pH bình thường 5 – 9, tốt nhất 6,8 – 8,3.
Cá có thể sống được ở môi trường thiếu oxy, có hàm lượng chất hữu cơ cao
trong nhiều giờ. Có thể chịu được ngưỡng oxygen thấp tới 0,4 mg/l (Ngô Trọng Lư và
Thái Bá Hồ, 2005).
Tuy là loài thủy sản nước ngọt nhưng chúng có thể sống và phát triển cả trong
môi trường nước lợ và nước mặn có nồng độ muối tới 32º/oo.
- 11 -


Đặc điểm sinh trưởng: Do tính ăn tạp và khả năng bắt mồi lớn nên cá điêu hồng
có tốc độ tăng trưởng nhanh trong điều kiện nuôi bình thường. Cá cá đực lớn nhanh
hơn cá cái 2 – 5 lần. Cá có thể đạt 120 – 200 g/con trong 4 tháng nuôi lồng. cá có thể
đạt trọng lượng trên 500 g/con sau 5 – 6 tháng nuôi.
Đặc điểm sinh sản: Cá điêu hồng thành thục sinh dục chậm hơn các loài cá rô
phi khác, tới 6 - 8 tháng. Cá đẻ nhiều lần trong năm từ 10 – 12 lần và hầu như đẻ
quanh năm.
Khi thành thục, cá bắt cặp và tự đào tổ ở đáy ao để đẻ trứng. Cá cái đẻ trứng
vào tổ và cá đực tưới tinh dịch để thụ tinh. Sau trứng thụ tinh cá cái sẽ ngậm trứng vào
miệng để ấp.

Cá cái giữ cá con trong miệng đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàng và tự kiếm
được thức ăn bên ngoài. Sau 4 – 5 ngày cá con tách khỏi mẹ cá mẹ lại chuẩn bị cho
chu kỳ sinh sản mới.
2.2.4 Cá trê
Phân loại:
Lớp: Osteichthyes
Bộ: siluriformes
Họ: Claridae
Giống: Clarias
Loài: C. macrocephalus (trê vàng)
C. bactrachus (trê trắng)
C. gariepinus (trê phi)
C. focus (trê đen)
Phân bố: Cá trê vàng phân bố ở Philippin, Thái Lan, Campuchia và miền nam
Việt Nam. Cá trê trắng phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Indonesia, miền nam Việt Nam.
Cá trê phi phân bố nhiều ở các nước châu Phi và được nhập sang Việt Nam vào năm
1975 từ Pháp. Cá trê đen có ở Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam…
Hình thái: Hầu hết các giống cá trê đều có da trơn láng, đầu dẹp theo chiều
thẳng đứng, thân hình trụ tròn, càng về phía đuôi càng dẹp ngang. Cá trê vàng có màu
vàng và nhạt dần về phía bụng, mấu xương chẩm tròn trong khi đó cá trê trắng mặt
- 12 -


lưng của đầu màu xám nhạt và lợt dần về phía bụng, gốc xương chẩm hình tam giác,
còn cá trê phi có thân màu lục, bụng màu trắng sữa.
Điều kiện môi trường sống: Các loài cá trê nhìn chung đều có khả thích ứng
rộng với điều kiện môi trường. Do đó cá trê thường có ở trong nhiều loại thủy vực.
Chúng có thể chịu nhiệt, chịu phèn tốt. Do có cơ quan hô hấp phụ mà cá trê có thể
sống trong môi trường nghèo oxy hoặc nuôi ở mật độ cao.
Sinh trưởng: Các loài cá trê nhìn chung có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và phụ

thuộc nhiều vào mật độ nuôi, phương thức cho ăn, phương thức quản lý và điều kiện
môi trường.
Các loài khác nhau có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Cá trê phi tăng trọng
nhanh nhất rồi đến cá trê lai và cá trê vàng.
Sinh sản: Hầu hết các loài cá trê sinh sản ở các thủy vực mà nó sinh sống, bãi
đẻ là những nơi nước cạn ven bờ có cây cỏ thủy sinh phát triển. Cá trê thành thục khá
sớm. Một năm tuổi cá có thể sinh sản lần đầu tiên. Mùa sinh sản của cá trê là từ tháng
5 đến tháng 8. (Dương Thị Mai Nở, 2007)
2.2.5 Cá lăng nha
Phân loại:
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes.
Họ: Bagridae.
Giống: Mystus.
Loài: Mystus wyckioides (Chaux và Fang, 1949.)
Tên Việt Nam: Cá lăng nha hay cá lăng đuôi đỏ.
Tên tiếng Anh: Red tail catfish.
Phân bố: Cá lăng nha phân bố rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á,
chủ yếu ở các con sông lớn từ thượng nguồn đến tận vùng cửa sông (Smith, 1945; trích
bởi Lê Đại Quan, 2004).

- 13 -


Cá lăng nha được tìm thấy trên các sông lớn và lưu vực sông Mê Kông, đôi khi
ở Tonlé Sap và hạ lưu sông Mê Kông (Rainboth, 1996; trích bởi Đào Dương Thanh,
2004).
Tập tính sống: Cá sống thành đàn, ở tầng đáy nơi có nước chảy nhẹ. Cá thích

tối, hoạt động về đêm. Môi trường sống thích hợp cho cá: pH 6 – 8, DO >3 mg/l, nhiệt
độ: 28-30oC, độ mặn: 7‰.
Đặc điểm dinh dưỡng: Cá lăng nha được xếp vào loài cá dữ. Theo Ngô Trọng
Lư và Thái Bá Hồ (2001) khi còn nhỏ cá ăn côn trùng ở trong nước, ấu trùng mũi, giun
ít tơ, rễ cây…, cá lớn ăn cả tôm, cua, cá con.
Cá lăng có cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá dữ điển hình, miệng rộng, răng hàm
sắc, nhọn, dạ dày lớn. Phân tích 25 mẫu vật thức ăn trong ruột cá cho thấy thành phần
thức ăn chính là động vật. Thức ăn ưa thích là cá tạp, giáp xác. Cá có thể ăn thức ăn
nhân tạo nếu được tập luyện.
Đặc điểm sinh sản: Khi cá đạt đến một kích cỡ nhất định tương ứng với tuổi
thành thục và trong điều kiện môi trường thích hợp cá sẽ sinh sản. Cá có chiều dài 30
cm trở lên có thể tham gia sinh sản.
Cá vào bờ sinh sản sau khi nước lên, mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 7 và chỉ
sinh sản một lần trong năm. (Mai Thị Kim Dung, 1998).
Cá đẻ trứng dính vào các vật thể trong nước. Tuổi thành thục của cá là 3 năm,
sức sinh sản thực tế là 15.000 – 20.000 trứng/kg cá cái. Thời gian tái phát dục khoảng
2 - 2,5 tháng, thời gian phát triễn phôi: 24 – 36 giờ (ở nhiệt độ 28 – 32oC).
2.2.6 Cá chép
Phân loại:
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinius
Loài: Cyprinius carpio
Tên Việt Nam: Cá chép

- 14 -


Phân bố: Cá chép phân bố rộng, chúng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới

như các nước Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu. Cá chép có nhiều loài như cá chép vảy, cá
chép kính, cá chép trần, cá chép gù, cá chép đỏ. Loài nuôi thương phẩm phổ biến ở
nước ta là cá chép vảy hay còn gọi là cá chép trắng.
Tập tính sống: Cá chép là loài sống ở tầng giữa và tầng đáy là chủ yếu. Chúng
hoạt động thành đàn, hay sục bùn tìm thức ăn nên làm nước đục, sạt bờ ao.
Cá chép có thể sống ở vùng nước rất cạn (20cm) hoặc nước rất sâu. Chúng có
khả năng chịu được sự biến đổi lớn của môi trường. Điều kiện chất lượng nước thích
hợp là: Nhiệt độ: 18 – 360C; pH :6 – 8; DO > 3 mg/l; độ mặn dưới 70/00
Sinh trưởng: Cá chép là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các loài cá
thuộc họ Cyprinidae. tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, mật độ
nuôi, chất lượng giống, chất lượng thức ăn, dinh dưỡng...
Trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam, cá chép nuôi trong ao đất sau 1 năm tuổi
có thể đạt trọng lượng 500 – 800 g.
Sinh sản: Cá chép là loài dễ đẻ, chúng có thể sinh sản trong môi trường nuôi tự
nhiên khi có điều kiện thích hợp. Cá thường sinh sản vào mùa mưa, nhiệt độ thích hợp
cho cá sinh sản thấp. Vì vậy cá chép thường đẻ vào 4 – 5 giờ sáng.
Cá chép đẻ trứng dính, tuổi thành thục là 1 – 1,5 tuổi. Mùa sinh sản từ tháng 3
đến tháng 10.

- 15 -


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời Gian và Địa Điểm
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2008 đến tháng 10/2008.
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản, Đại học
Nông Lâm Tp.HCM.
2.2 Nội Dung Thí Nghiệm
Gây bệnh thực nghiệm trên sáu loài cá nước ngọt là cá tra, cá rô đồng, cá điêu

hồng, cá trê, cá lăng nha và cá chép bằng vi khuẩn E. ictaluri. Xác định khả năng gây
bệnh của E. ictaluri đối với các loài cá trên và mô tả các triệu chứng và bệnh tích trên
các loài cá đó.
2.3 Vật Liệu Nghiên Cứu
2.3.1 Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất


Dụng cụ thí nghiệm gồm có: Bể kính (30 x 40 x 40 cm3), máy bơm oxy,
cân, kim tiêm, nhiệt kế, text pH, text DO….



Dụng cụ giải phẫu: dao, kéo, kẹp, khay, bao tay, khẩu trang…



Dụng cụ phân lập: đĩa pertri, đèn cồn, môi trường, tủ sấy, tủ lạnh, ống
nghiệm….



Môi trường: BHIA, NA



Bộ định danh IDS 14 GND của công ty Nam Khoa



Hóa chất gồm có: Crystal violet, Fuchsin, Lugol, cồn, thuốc mê MS 222.


2.3.2 Đối tượng nghiên cứu
2.3.2.1 Vi khuẩn
Vi khuẩn dùng trong thí nghiệm là chủng vi khuẩn E. ictaluri VL33 được phân
lập từ cá tra nuôi bị gan thận mủ ở Vĩnh Long tháng 06 năm 2007, được định danh lại
29/03/2008. Vi khuẩn đã được giữ ở nhiệt độ -20oC.
- 16 -


Vi khuẩn E. ictaluri đã được định danh lại trước khi làm thí nghiệm. Tăng sinh
vi khuẩn trong môi trường BHIA ở 30oC trong 48 giờ.
Dịch huyền phù vi khuẩn được pha trong nước muối sinh lý. Nồng độ vi khuẩn
có trong dịch huyền phù được dự liệu dựa vào độ đục của dung dịch. Dịch huyền phù
được pha có độ đục tương đương với nồng độ vi khuẩn 9 x 108 CFU/ml.
Nồng độ vi khuẩn thực tế đã tiêm được xát định bằng phương pháp đếm khuẩn
lạc. Pha loãng vi khuẩn theo hệ số mười để có được những nồng độ khác nhau. Tiêm
vi khuẩn ở nồng độ ước tính là 106 CFU/ml. Chọn 4 nồng độ thích hợp, cấy trang 0,1
ml huyền phù vi khuẩn trong môi trường BHIA (mỗi nồng độ cấy 2 đĩa) ủ ở 300C
trong 36 - 48 giờ. Đếm số khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch (Những đĩa có 25 – 250 khuẩn
lạc).
Xát định nồng độ vi khuẩn có trong dịch huyền phù theo công thức:
N= A/(n1Vf1 + n2Vf2+…+niVfi)
Trong đó:

N: Tổng số vi khuẩn có trong dịch huyền phù ban đầu
A: Tổng số khuẩn lạc đếm được
ni: Số đỉa đã đếm ở lần pha loãng thứ i
V: Thể tích dung dịch huyền phù đã cấy
fi: Hệ số pha loãng thứ i


Hình 3.1: Pha loãng dịch huyền phù theo hệ số 10

- 17 -


×