Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẢM NHIỄM CỦA TRÊN CÁ LÓC BÔNG (Channa micropeltes) VÀ CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) ĐỐI VỚI Edwardsiella ictaluri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
CẢM NHIỄM CỦA TRÊN CÁ LÓC BÔNG
(Channa micropeltes) VÀ CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus)
ĐỐI VỚI Edwardsiella ictaluri

Họ và tên sinh viên: MAI THỊ BÍCH HẠNH
NGUYỄN THỊ BẢO VÂN
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 10/2008


KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ TRA
(Pangasius hypophthalmus) VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẢM
NHIỄM CỦA TRÊN CÁ LÓC BÔNG (Channa micropeltes) và
CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) ĐỐI VỚI
Edwardsiella ictaluri

Tác giả

Mai Thị Bích Hạnh
Nguyễn Thị Bảo Vân


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
nuôi trồng thủy sản chuyên ngành ngư y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Hữu Thịnh

Tháng 9 năm 2008

i


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi kính gửi lòng biết ơn chân thành đến:
Ông bà, cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh, động viên và hỗ trợ về tinh
thần lẫn vật chất cho con trong suốt những năm đi học cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để con hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản.
Quý Thầy Cô trong khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy, cung cấp và truyền
đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong quá trình thực tập.
Anh Trường chủ trại cá cảnh Sinh - Trường - Thịnh quận 9 đã tạo điều kiện
cho chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Toàn thể các bạn trong lớp Ngư Y 30 và các bạn ngoài lớp đã giúp đỡ chúng
tôi trong thời gian làm đễ tài.
Đặc biệt chúng tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Thịnh đã
tận tình hướng dẫn giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt luận văn này.

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá tra (Pangasius
hypophthalmus) và đánh giá khả năng cảm nhiễm của cá lóc bông (Channa
micropeltes) và cá rô đồng (Anabas testudineus) đối với Edwardsiella ictaluri trên ”
được tiền hành từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 8 năm 2008 tạii trại cá cảnh Sinh Trường - Thịnh quận 9 và phòng bệnh học khoa Thủy Sản trường đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi tiến hành 3 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: khảo sát đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cá tra (Pangasius
hypophthalmus) khi gây nhiễm bệnh bằng vi khuẩn Edwardsiella ictalur.i
Kết quả thu được là cá tra còn sống sót sau lần gây nhiễm đầu tiên tiếp tục gây
nhiễm lần 2 tỷ lệ chết thấp hơn và hiệu giá ngưng kết huyết thanh cao hơn cá chỉ gây
nhiễm một lần.
Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng mẫn cảm của cá rô đồng (Anabas
testudineus) đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Kết quả: cá lóc mẫn cảm với vi khuẩn E. ictaluri, nghiêm thức tiêm vi khuẩn ở
mật độ cao nhất 3,0 x 106 cfu/mL tỷ lệ chết cao nhất.
Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng mẫn cảm của cá lóc bông (Channa
micropeltes) đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Kết quả: cá rô đồng mẫn cảm rất thấp với vi khuẩn E. ictaluri.

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG ĐỀ TÀI


i

TRANG TÓM TẮT

ii

LỜI CẢM TẠ

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

x

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

xi

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

xii


Chương 1 MỞ DẦU

1

1.1

Đặt vần đề

1

1.2

Mục tiêu đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

3

Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra

2.1.1 Phân loại

3


2.1.2 Hình thái

3

2.1.3 Phân bố

3

2.1.4.1Điều kiện sống

4

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

4

2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng

4

2.1.7 Đặc điểm sinh sản

4

2.2

5

Đặc Điểm Sinh Học của Cá Rô Đồng


2.2.1 Phân loại

5

iv


2.2.2 Hình thái

5

2.2.3 Phân bố

5

2.2.4 Đặc điểm Dinh dưỡng

5

2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng

6

2.2.6 Đặc điểm sinh sản

6

2.3


6

Đặc Điểm Sinh Học của Cá Lóc Bông

2.3.1 Phân Loại

6

2.3.2 Hình thái

7

2.3.3 Phân Bố

7

2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng

8

2.3.5 Đặc điểm sinh trưởng

8

2.3.6 Đặc điểm sinh sản

8

2.4


8

Giới Thiệu về Bệnh Gan Thận Mủ Trên Cá Tra

2.4.1 Thông tin về bệnh gan thân mủ trên cá tra

8

2.4.2 Tác nhân gây bệnh

9

2.4.3 Biểu hiện của bệnh

10

2.5

Miễn dịch học trên cá xương

10

2.5.1 Khái niệm kháng nguyên, kháng thể

10

2.5.1.1 Kháng nguyên

10


2.5.1.2 Kháng thể

11

2.5.2 Các cơ chế bảo vệ không đặc hiệu

12

2.5.2.1 Các đáp ứng miễn dịch cục bộ

12

2.5.2.2 Ký ức miễn dịch

15

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

16

3.1

16

Thời Gian và Địa Điểm
v


3.2


Vật Liệu, Trang Thiết Bị và Hóa Chất

16

3.2.1 Dụng cụ

16

3.2.2 Hóa chất và môi trường

16

3.2.3 Cá thí nghiệm

16

3.2.4 Vi khuẩn gây bệnh

17

3.3

17

Bố trí thí nghiệm

3.3.1 Thí nghiệm 1: khảo sát đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cá tra
(Pangasius hypophthalmus)khi gây nhiễm bệnh bằng
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.


17

3.3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng mẫn cảm của cá lóc bông
(Channa micropeltes) đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

18

3.3.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng mẫn cảm của cá rô đồng

3.4

(Anabas testudineus) đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

19

Phương Pháp Nghiên Cứu

20

3.4.1 Phương pháp gây bệnh

20

3.4.2 Phương pháp pha huyền phù vi khuẩn

21

3.4.3 Phương pháp đếm số lượng vi khuẩn

21


3.4.4 Phương pháp lấy máu cá thu huyết thanh

22

3.4.5 Phương Pháp tạo FKC

22

3.4.6 Phản ứng vi ngưng kết

23

3.4.7 Phương pháp phân lập vi khuẩn và định danh

24

3.4.8 Phương pháp định danh

24

3.4.8.1 Nhuộm Gram

24

3.4.8.2 Thử Oxidase

26

3.4.8.3 Thử Catalase


26

vi


3.4.9 Định danh vi khuẩn

27

3.4.10 Phương pháp xử lí số liệu

28

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1

29

Các thông số môi trường

4.1.1 Nhiệt độ

29

4.1.2 pH


29

4.1.3 Ôxy hòa tan

30

4.1.4 NH3

30

4.2

30

Thí Nghiệm

4.2.1 Kết quả kiểm tra cá trước thí nghiệm

30

4.2.2 Biểu hiện của cá sau gây bệnh

31

4.2.3 Kết quả phân lập và định danh

31

4.2.4 Tỷ lệ cá chết


32

4.2.5 Kết quả phản ứng ngưng kết

35

4.2.6 Kết quả kiểm tra cá sau 14 ngày gây nhiễm

36

4.2.7 Sự biến đổi cấu trúc mô bệnh

37

4.3

38

Thí Nghiệm 2

4.3.1 Kết quả kiểm tra cá trước thí nghiệm

38

4.3.2 Biểu hiện của cá lóc sau gây bệnh

38

4.3.3 Kết quả phân lập và định danh


40

4.3.4 Tỷ lệ cá chết

41

4.3.5 Kết quả kiểm tra cá sau 14 ngày gây nhiễm

42

4.3.6 Kết quả phản ứng huyết thanh

43

4.4

43

Thí nghiệm 3

4.4.1 Kết quả kiểm tra cá trước thí nghiệm
vii

43


4.4.2 Biểu hiện của cá sau gây bệnh

43


4.4.3 Kết quả phân lập và định danh

44

4.4.4 Tỷ lệ cá chết

45

4.4.5 Kết quả kiểm tra cá sau 14 ngày gây nhiễm

46

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

47

5.1

Kết Luận

47

5.2

Đề Nghị

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO


49

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ig

Immunoglobulin

ONPG

O – nitrophenyl Beta – D – galactopyranoside

PAD

Phenyl alanin deaminnase

VP

Voges – proskauer

LDC

Lysin decarboncylase

IDS 14 GNR

Identification system with 14 biochemical reactions for
identification of non fastidious gRAM negative rods


DO

Dissolve Oxygen

BHIA

Brain heart infucsion agar

BHI broth

Brain heart infucsion broth

Mab

Monoclonal antibody

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 3.1

Các phản ứng sinh hóa trong bộ định danh


27

Bảng 3.2

Kết quả của các phản ứng sinh hóa

28

Bảng 4.1

Mật độ vi khuẩn ngâm trong các đợt gây bệnh

32

Bảng 4.2

Tỷ lệ cá chết sau đợt gây nhiễm đầu tiên

32

Bảng 4.3

Tỷ lệ cá chết sau đợt gây nhiễm 2, 3, 4

33

Bảng 4.4

Hiệu giá ngưng kết huyết thanh (log2) trước và

sau lần gây bệnh đầu tiên

Bảng 4.5

34

Hiệu giá ngưng kết huyết thanh (log2)
trước và sau khi gây bệnh đợt 2, 3, 4.

35

Bảng 4.6

Tỷ lệ cá chết của cá lóc sau gây bệnh

41

Bảng 4.7

Hiệu giá ngưng kết huyết thanh (log2) của cá lóc

42

Bảng 4.8

Tỷ lệ chết của cá rô đồng sau gây bệnh

45

x



DANH SÁCH HÌNH ẢNH
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 3.1

Thao tác lấy máu cá

22

Hình 4.1

Gan, thận, lách cá tra có đốm hoại tử

31

Hình 4.2

Khuẩn lạc vi khuẩn sau 48 giờ ủ ở 30oC

32

Hình 4.3

Kết quả phản ứng sinh hóa của vi khuẩn E. Ictaluri


32

Hình 4.4

Kết quả phản ứng vi ngưng kết

36

Hình 4.5

Gan cá tra khỏe
tế bào gan (a), đảo tụy nguyên vẹn (b) (H&E, x100)

Hình 4.6

37

Tế bào gan bị mất cấu trúc (c),
ống mật bị phá hủy (d) (H&E, x100)

37

Hình 4.7

Thận cá tra khỏe, các ống thận nguyên vẹn (H&E, x 100)

37

Hình 4.8


Các ống thận bị phá hủy (H&E, x 100)

37

Hình 4.9

Lách cá khỏe (H&E, x 100)

38

Hình 4.10

Lách cá bệnh, các trung tâm đại thực bào sắc tố (a)
(H&E, x 1000)

38

Hình 4.11

Cá lóc bị xuất huyết bên ngoài sau gây bệnh

39

Hình 4.12

Gan, lách cá bị sưng và xuất huyết

39


Hình 4.13

Cá rô bị xuất huyết bên ngoài sau gây bệnh

44

Hình 4.14

Gan cá rô có đốm hoại tử

44

xi


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG

Biểu đồ 4.1

Tỷ lệ cá chết ở các nghiệm thức trong đợt 1

33

Biểu đồ 4.2


Tỷ lệ cá chết ở các nghiệm thức trong đợt 2, 3, 4

34

Biểu đồ 4.3

Hiệu giá ngưng kết (log2) trước và sau
gây bệnh ở các nghiệm thức

35

Biểu đồ 4.4

Tỷ lệ cá chết tích lũy theo ngày ở các nghiệm thức

40

Biểu đồ 4.5

Tỷ lệ chết của cá lóc ở các nghiệm thức

41

Biểu đồ 4.6

Hiệu giá ngưng kết huyết thanh của cá lóc sau gây bệnh

42

Biểu đồ 4.7


Tỷ lệ chết của cá rô ở các nghiệm

xii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được nuôi chủ yếu trong ao đất ở đồng
bằng sông Cửu Long, là loài cá nuôi nước ngọt có sản lượng lớn nhất nước hiện nay.
Năm 2007, sản lượng cá đã đạt trên 1 triệu tấn và có giá trị kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ
USD. Nghề nuôi cá tra đã mang lại nhiều lợi nhuận cho người nuôi, các nhà chế biến
và các ngành nghề liên quan, giải quyết được hàng trăm ngàn lao động ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Vì vậy, cá tra được xem là đối tượng nuôi chiến lược và có tầm quan
trọng đối với ngành thủy sản nước ta.
Bên cạnh cá tra nuôi xuất khẩu, còn có một vài loài cá nuôi khác có giá trị kinh
tế cao, có tiềm năng lớn và sản phẩm chủ yếu hiện nay được tiêu thụ trong nước như
rô, lóc. Đây là những loài cá có thịt thơm ngon, chế biến được nhiều món nên được
phần lớn người Việt Nam ưa thích. Mặc dù sản lượng nuôi không lớn, thị trường tập
trung trong nước, nhưng người nuôi các loài cá này cũng có thu nhập cao và vươn lên
làm giàu.
Cùng với những thuận lợi, trong quá trình ương nuôi các loài cá trên, người dân
đã gặp phải không ít những khó khăn và dịch bệnh thường gây thiệt hại lớn nhất. Đặc
biệt bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá nuôi.
Tìm hiểu nguyên nhân, tác nhân gây bệnh để có biện pháp phòng trị hiệu quả là
việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp nghề nuôi cá tra nói riêng và các đối tượng nuôi
khác phát triển lâu dài, bền vững. Mặc dù nhiều dự án sản xuất vaccine phòng bệnh
cho cá tra đã được tiến hành, tuy nhiên vẫn chưa có những công trình nghiên cứu cơ
bản về đáp ứng miễn dịch của đối tượng nuôi này được công bố.

Ảnh hưởng của vi khuẩn E. ictaluri trên cá tra nuôi là rõ nét. Tuy nhiên trong
tương lai sự đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt nhằm mục đích tạo nên sự
1


phong phú trong khả năng sản xuất, tránh sự lệ thuộc một đối tượng nuôi của kinh tế
ngành thủy sản.
Dựa trên hiện trạng, nhu cầu của nghề nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long và định hướng phát triển lâu dài toàn diện, được sự hỗ trợ của Khoa Thủy Sản
trường Đại Học Nông Lâm chúng tôi tiến hành đề tài:
“KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ TRA
(Pangasius hypophthalmus) VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẢM NHIỄM CỦA CÁ
LÓC BÔNG (Channa micropeltes) và CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) ĐỐI
VỚI Edwardsiella ictaluri ”.
1.2 Mục tiêu
Khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá tra nhiễm vi khuẩn E. ictaluri
Khảo sát khả năng cảm nhiễm và gây bệnh của E. ictaluri trên một số đối tượng
cá nuôi nước ngọt

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra
2.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae

Giống: Pangasius
Loài: Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878)
2.1.2 Hình thái
Cá có thân dài, dẹp ngang, không có vảy bao phủ. Thân có màu hơi xanh trên
lưng, màu xanh nhạt dần ở hai bên hông, bụng cá có màu trắng bạc. Đầu nhỏ vừa phải,
rộng và dẹp bằng, mắt tương đối to, miệng rộng phần sau hơi dẹp bên. Có hai đôi râu,
trong đó râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn hơn ¼ chiều dài
đầu. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây mỡ nhỏ, vây
hậu môn tương đối dài (Trần Thanh Xuân, 1994).
2.1.3 Phân bố
Cá tra sống ở nước ngọt, phân bố trong vùng địa lý hẹp ở lưu vực sông Mê
Kông và sông Chao Phraya (Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam). Cá thường sống ở
tầng đáy trong các thuỷ vực nước tĩnh hoặc nước chảy, cá có thể sống trong ao tù nước
đọng, nhiều chất hữu cơ, ôxy hoà tan thấp. Ở Việt Nam cá xuất hiện ở vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Tuân, 2000). Hiện nay, cá tra là loài cá được nuôi phổ
biến trong nghề nuôi cá bè ở An Giang và Đồng Tháp.
3


2.1.4 Điều kiện sống
Nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng dao động từ 26 - 300C. Nhờ có cơ quan
hô hấp phụ nên cá có khả năng sống ở những nơi ao tù nước bẩn, hàm lượng oxy hoà
tan thấp.
Cá có khả năng chịu đựng pH từ 4 - 5 (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2001).
pH thích hợp cho cá phát triển là 7 – 8,5.
Cá có thể sống ở độ mặn từ 7 - 10‰.
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra sau khi tiêu hết noãn hoàng có chiều dài từ 1,0 - 1,1 cm. Sau 14 ngày
ương cá có thể đạt đến chiều dài 2 - 2,3 cm và có khối lượng trung bình là 0,52 g. Cá
ương 5 tuần tuổi có chiều dài từ 5,0 - 6,0 cm và trọng lượng là 1,28 - 1,50 g. Sau một

năm tuổi cá có thể đạt trọng lượng từ 1,2 - 1,5 kg. Sau 3 - 4 năm tuổi có thể đạt 3 – 4
kg (Trần Thanh Xuân, 1994).
Nhìn chung cá tra có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng của cá
tùy thuộc vào mật độ nuôi, chất lượng thức ăn và chế độ chăm sóc.
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật. Khi tiêu hết noãn hoàng thì thức ăn yêu
thích là nhóm động vật phù du (Cladocera, Copepoda, Chiromidae, côn trùng nước).
Ngoài ra cá còn có đặc điểm ăn nhau bắt đầu từ thời điểm 20 - 30 giờ sau khi nở và
phát triển mạnh vào thời điểm 2 - 4 ngày sau khi nở (Lê Thanh Hùng và ctv., 1998).
Khi cá lớn có xu hướng ăn mồi chết và có phổ thức ăn rộng: cá nhỏ, ốc, giun,
thức ăn tổng hợp.
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá tra là khoảng 3 - 4 tuổi, trọng lượng trung bình từ 5 - 6
kg/con với chiều dài tối thiểu là 60 cm.
Rất khó phân biệt cá tra đực và cái bằng mắt thường vì cá tra không có cơ quan
sinh dục phú.
Mùa vụ sinh sản của cá tra thường dao động từ cuối tháng 5 – 7 hàng năm.
4


Sức sinh sản của cá tra 139.000 - 150.000 trứng/kg cá cái (Trần Thanh Xuân,
1994).
2.2 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Rô Đồng
2.2.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Anabantoidei
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas testudineus.

2.2.2 Hình thái
Cá rô đồng có màu xám đen mờ dần từ lưng xuống bụng, đầu hơi rộng, thân
dạng thuôn có vẩy lược, nắp mang có răng cưa, vây lưng và vây hậu môn dài có gai
cứng, thùy đuôi tròn.
Khi còn ở giai đoạn nhỏ trên thân có sọc ngang đậm, cuống đuôi vá mép mang
có chấm đen, khi lớn sọc ngang và chấm đen mờ dần.
2.2.3 Phân bố
Cá rô đồng sống hầu hết ở các thủy vực nước ngọt ao, hồ, đầm, ruộng, hồ chứa.
Trên thế giới có ở Thái Lan, Ấn Độ, Philippin, Myanma, nam Trung Quốc, Lào,
Campuchia. Nước ta cá tập trung ở Miền Nam, đặc biệt là ở Đồng Bằng sông Cửu
Long hầu như ở tỉnh nào cũng có cá rô đồng.
2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô đồng là loài cá ăn tạp thiên về động vật, tính ăn rất ít thay đổi (về thành
phần) từ khi còn rất nhỏ (cá bột) cho đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, từ khi còn
nhỏ tính ăn của cá như cá trưởng thành (khác với các loài cá trắm, mè, v.v…). Cá ăn
được nhiều loại thức ăn như tôm tép, cá con, trứng ếch, giáp xác, ăn thực vật như bèo,

5


hạt lúa, mùn bã hữu cơ, thức ăn viên tổng hợp. Nhu cầu đạm của cá là 27 - 30%. Mới
nở cá bột ăn phiêu sinh động vật và mảnh vụn hữu cơ.
Cá hoạt động tầng đáy là chủ yếu và hoạt động mạnh về chiều tối đến đêm.
2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng chậm, cá nuôi thâm canh, cung cấp đầy đủ thức ăn, môi
trường thuận lợi, sau 6 – 7 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình: con cái 80 – 120
g/con, con đực 50 – 80 g/con. Năm một đạt 9 – 10 cm, năm hai đạt 12 – 13 cm, con
lớn nhất có thể đạt 300 – 400 g.
Cá tăng trưởng mạnh từ 3,5 – 6,5 tháng tuổi. Giai đoạn trước và từ sau 6 – 7
tháng tuổi: cá cái mang trứng nhưng vẫn tiếp tục tăng trọng tuy chậm, cá đực tăng

trọng rất chậm, có con hầu như ngừng tăng trọng.
2.2.6 Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản tự nhiên của cá rô đồng là từ tháng 4 - 8 tập trung vào mùa mưa
(tháng 6 - 7). Cá rô đồng thành thục sau 5 – 7 tháng tuổi tuỳ vào nhiệt độ môi trường
và chế độ dinh dưỡng. Điều kiện sinh thái đẻ trứng trong thiên nhiên tương đối khắc
khe: có mưa, nhiệt độ mát, có nước mới, giàu dinh dưỡng, mực nước cạn. Vì thế khi
nuôi trong ao, mặc dù cá cái đã có trứng nhưng trứng chỉ ở cuối giai đoạn III, đang vào
pha nghỉ, chờ điều kiện sinh thái thuận lợi như đã nói ở trên mới chín và rụng.
Sức sinh sản: 1.000 – 6.000 trứng/cá cái (80 – 120 g). Cá đẻ 4 – 5 lần trong
năm, tập trung vào mùa mưa. Thời gian tái thành thục là 3 – 4 tuần phụ thuộc nhiều
vào nhiệt độ và thức ăn.

6


2.3 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Lóc Bông
2.3.1 Phân Loại
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Channiformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
Loài: Channa micropeltes (Cuvier & Valencienes 1831).
Ophiocephalus micropeltes (Cuvier et Valenciennes, 1931)
2.3.2 Hình thái
Đầu dài, đỉnh đầu phẳng, mõm hơi nhọn, ngắn, miệng cận trên. Răng sắc và xếp
thành hàng trên hàng trên, xương khầu cái, xương lá mía. Mắt tròn nằm lệch về phía
sau của đầu. Thân dài, phần phía trước tròn, phần sau hẹp bên. Vây nhỏ, chắp phủ toàn
thân, đầu. Đường bên hoàn toàn không gãy đột ngột, chỉ uốn cong. Viền vây đuôi hơi
xiên, gần tròn. Mặt lưng cá có màu xám nâu, mặt bụng trắng. Trên vây lưng vây hậu

môn có nhiều vệt sẫm chạy xéo, mút cuối các tia vây có màu hồng nhạt.
2.3.3 Phân Bố
Cá lóc là đối tượng nuôi quan trọng và là nguồn thực phẩm rất tốt và quen
thuộc với nhiều người.
Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, lung đìa và sông,
thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, nươc lợ, có thể chịu đựng được ở
nhiệt độ trên 300C. Cá thích xuất hiện ở nơi có rong đuôi chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơi
đây cá dể ẩn mình rình mồi. Vào mùa hè cá thường hoạt động và bắt mồi ở tầng nước
mặt. Mùa đông cá hoạt động ở tầng nước sâu hơn. Về mùa đông cá bông cũng như
nhiều loài cá lóc khác thường bị bệnh nấm, có khi thành dịch, lây lan cả một vùng gây
chết hàng loạt.

7


2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Là loài cá dữ, phàm ăn, tính ăn rộng: Cá nhỏ ăn : giáp xác, chân chèo, ấu trùng
bọ gậy, ấu trùng côn trùng, tôm con, nòng nọc, các loại cá nhỏ khác. Cá trưởng thành
ăn tạp: cá, ếch, nhái, tôm...
Chúng ăn mạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 120 C cá ngừng
kiếm ăn. Cá béo vào trước mùa đẻ, cá ở vùng nước lợ béo hơn ở vùng nước ngọt.
2.3.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá 3 - 4 tuổi nặng 4 - 5 kg, con lớn nhất nặng tới 20 kg. Kích cỡ cá lớn nhất đạt
tới chiều dài 130cm.
2.3.6 Đặc điểm sinh sản
Cá 1 - 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, có thể đẻ 5 lần/năm. Sau khi đẻ, cá mẹ bảo vệ cá
con khoảng một tháng rồi tiếp tục đẻ lần khác. Mùa đẻ ở miền Bắc vào tháng 5 - 8, tập
trung vào tháng 4 - 5.
Cá đẻ ở nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh, đẻ vào sáng sớm, sau
mỗi trận mưa rào 1 - 2 ngày. Trước lúc đẻ, cá làm tổ hình tròn, đường kính tổ khoảng

40 - 50 cm. Ở nhiệt độ 20 – 350C sau ba ngày nở thành con. Trong môi trường tự
nhiên, sau 3 ngày cá con tiêu hết noãn hoàng, lớn dài 4 - 5 cm bắt đầu tách khỏi đàn
sống độc lập.
2.4 Giới Thiệu về Bệnh Gan Thận Mủ Trên Cá Tra
2.4.1 Thông tin về bệnh gan thân mủ trên cá tra
Theo nghiên cứu của Ferguson, Turnbull, Thormpon, Dung và Crumlish (2005)
bệnh mủ gan được ghi nhận đầu tiên xuất hiện trên cá tra nuôi ở ĐBSCL vào cuối năm
1998 và có tên là BNP (Bacillary Necrosis of Pangasius). Bệnh này gây hại nghiêm
trọng cho nghề nuôi cá tra ở nước ta.
Bệnh gan thận mủ thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ kéo dài đến mùa khô.
Thời điểm phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo từng năm.
Hiện nay bệnh gan thận mủ gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá tra thâm canh ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long
8


2.4.2 Tác nhân gây bệnh
Edwardsiella ictaluri được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981 ở Mỹ bởi
Hawke. Loài vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng máu trên cá nheo
Mỹ và có khả năng lây lan cao, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi cá thâm
canh ở miền nam nước Mỹ với tỉ lệ chết 10 - 50 % (Plumb, 1993).
Năm 1987, E. ictaluri được phát hiện gây bệnh trên cá trê (Clarias bactrachus)
ở Thái Lan và đến năm 1992, vi khuẩn này được phát hiện trên cá tra (Pangasius
hypophthalmus) nuôi bè ở Việt Nam và gây tác hại nghiêm trọng.
Edwardsiella ictaluri thuộc họ vi khuẩn vi đường ruột Enterobacteriaceae, là
trực khuẩn ngắn 0,75 - 1,25 µm, Gram -, di động yếu ở 25 - 300C nhưng nó không di
động ở nhiệt độ cao hơn. Cytochrome oxidase âm, Vi khuẩn lên men và sinh hơi
glucose ở nhiệt độ 20 - 300C nhưng không ở nhiệt độ 370C, indole và H2S âm tính.
Edwardsiella ictaluri phát triển yếu trên môi trường nuôi cấy, trong khoảng
thời gian 36 - 48 giờ, vi khẩn mọc thành những đám nhỏ trên môi trường BHIA ở 28 300C, và phát triển yếu hoặc không ở nhiệt độ 370C.

Vi khuẩn có thể sống trong bùn đến 90 ngày ở nhiệt độ 25oC (Plum và Quinlan,
1986). Tồn tại trong gan, thận, lách, não cá sau khi khỏi bệnh đến vài tháng.
Vi khuẩn có thể nhiễm vào cá theo hai con đường khác nhau. Vi khuẩn trong
nước có thể qua mũi xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di cư đến thần kinh sau đó
vàonão (Miyazaki và Plumb, 1985; Shott và ctv, 1986). Sự nhiễm trùng lan rộng từ
màng não đến sọ và da. E. ictaluri có thể xâm nhập theo đường miệng vào ruột gây
nhiểm khuẩn ruột, bệnh phát triển thành viêm ruột, viêm gan, viêm kẻ thận trong vòng
2 tuần nhiễm (Shotts và ctv, 1986). Vi khuẩn được bài thải từ phân, xác cá chết vào
nước.
Tốc độ lây lan của bệnh gan thận mủ rất nhanh. Trong điều kiện thí nghiệm, khi
có mầm bệnh xâm nhập, khoảng 3 - 4 ngày toàn bộ cá nuôi trong bể đều bị nhiễm bệnh
Chim có thể là vật làm lây lan bệnh. Dụng cụ như vợt, lưới dung chung cho các
ao làm bệnh lây lan.

9


2.4.3 Biểu hiện của bệnh
Cỡ cá bệnh là 0,2 – 300 g (cá giống và cá thịt). Tỷ lệ chết có thể lên đến 100%
sau 5 ngày phát bệnh đối với cá giống. Còn đối với cá nuôi thương phẩm chết 30 50% trong một đợt dịch bệnh. Bệnh bộc phát mạnh khi nhiệt độ nước từ 20 – 28oC. Tỷ
lệ chết giảm khi nhiệt độ nước trên 30oC.
Cá lờ đờ, bơi xoay vòng, treo lơ lửng cơ thể ở mặt nước. Cá bỏ ăn ngay sau khi
nhiễm bệnh.
Cá bị xuất huyết các gốc vây, quanh hậu môn, miệng, bụng. Tích dịch dưới da
vùng đầu, lồi mắt, mang nhạt màu.
Tích dịch xoang bụng, dịch viêm xoang bụng hơi vàng có lẫn máu. Xuất hiện
các đốm trắng trên thận, gan, lách. Bệnh nặng phát triển thành mủ.
Xuất huyết điểm trên ruột, cơ, mô mỡ. Lòng ruột có chứa dịch lẫn máu.
2.5 Miễn Dịch Học trên Cá Xương
2.5.1 Khái niệm kháng nguyên, kháng thể

2.5.1.1 Kháng nguyên
+ Định nghĩa: Kháng nguyên là những protein lạ mà khi vào cơ thể kích thích
cơ thể tạo kháng thể kết hợp đặc hiệu với nó. Tất cả kháng nguyên đều có 2 tính chất:
tính sinh miễn dịch của kháng nguyên và tính đặc hiệu của kháng nguyên.
+ Tính sinh miễn dịch của kháng nguyên
Là khả năng tạo sự miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên, tính chất này
phụ thuộc vào các điều kiện sau:
Bản chất hóa học của kháng nguyên: thường là những protein lạ đối với
cơ thể vật chủ. Các kháng nguyên bản chất hóa học là protein, thường là kháng nguyên
hoàn toàn và mạnh vì nó kích thích cơ thể sinh kháng thể.
Phụ thuộc vào cá nhân được miễn dịch: cá cơ thể khác nhau có sự đề
kháng khác nhau đối với mầm bệnh.

10


Phụ thuộc vào đường xâm nhập của kháng nguyên, thường kháng
nguyên xâm nhập qua miệng có thể có sự đề kháng yếu hơn kháng nguyên xâm nhập
qua da.
+ Tính đặc hiệu của kháng nguyên
Là sự phản ứng đặc hiệu với kháng thể mà kháng nguyên đó kích thích cơ thể
sản sinh ra kháng thể đó.
Tính đặc hiệu của kháng nguyên phụ thuộc vào các đặc hiệu sau: cấu trúc phân
tử protein của kháng nguyên, các nhóm quyết định kháng nguyên (những điểm thụ thể
nằm trên bề mặt kháng nguyên), trọng lượng phân tử của kháng nguyên.
2.5.1.2 Kháng thể
+ Định nghĩa: kháng thể là những γ-globulin miễn dịch (Immunoglobulin – Ig)
có trong huyết thanh và dịch chiết tại chỗ, chúng là một loại protein có mang thêm 1
glucid nên còn gọi là glycoprotein.
Ở động vật có vú tất cả kháng thể được xếp vào 5 lớp Ig: IgG, IgA, IgM, IgD,

IgE. Nhưng ở cá xương chỉ có một lớp đồng dạng là IgM (Kaatari và Piganelli, 1996).
+ Chức năng của Ig ở cá
Trung hòa: vai trò quan trọng của kháng thể của cá trong việc trung hòa tính
gây nhiễm của virus đã được chứng minh rõ ràng, kháng thể cá còn có vai trò trong
việc vô hiệu hóa các nhân tố gây bệnh của vi khuẩn như: các độc tố, nhân tố kết
dính,... (Ellis, 1999).
Hoạt hóa bổ thể: đã xác lập được tác dụng hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ
điển, đòi hỏi sự có mặt của ion Ca2+, tương tự như ở động vật có vú.
Opsonin hóa tiểu thể: chức năng này vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Ở động vật
có vú, các thực bào có thụ thể đối với mảnh Fc của IgG khi phân tử này kết hợp với
kháng nguyên. Vì vậy, IgG của động vật có vú là 1 opsonin nhưng IgM thì không. Ở
cá, các kháng thể đặc hiệu bao quanh có thể làm gia tăng khả năng thực bào, nhưng đạt
đến hoạt tính thực bào cao luôn đòi hỏi sự có mặt của bổ thể (Secombes, 1996). Vì thế,
IgM ở một vài loài cá nhất định có thể có vai trò opsonin hóa 1 cách trực tiếp, có lẽ
11


thông qua thụ thể đối với IgM, hoặc - và quan trọng hơn – gián tiếp thông qua các thụ
thể đối với bổ thể được hoạt hóa thể con đường khác.
Phản ứng quá mẫn: phản ứng quá mẫn ở cá được biết đến từ lâu, nhưng cơ chế
của quá trình này vẫn chưa được sáng tỏ. Ở động vật có vú, IgE có vai trò xúc tác việc
giải phóng histamin từ các dưỡng bào được mẫn cảm, đây là hoạt động quan trọng
trong phản ứng viêm và dị ứng. Tuy nhiên, cá không có kháng thể tương tự như IgE.
Phản ứng mẫn cảm da của cá bơn có liên quan đến sự tiêu giảm hạt kích thích bởi
protein phản ứng C, và do có các yếu tố bổ thể C3a và C5a, có lẽ các nhân tố này kích
hoạt phản ứng quá mẫn ở cá như đã được biết ở động vật có vú (Reite, 1998).
2.5.2 Các cơ chế bảo vệ không đặc hiệu
2.5.2.1 Các đáp ứng miễn dịch cục bộ
Các đáp ứng miễn dịch trên bề mặt da và niêm mạc ở cá vẫn còn ít được chú ý
nghiên cứu dù tầm quan trọng của các đáp ứng này rất rõ rệt.

+ Mang
Vẫn còn ít thông tin về đáp ứng miễn dịch ở mang cá ngoài một số thông báo
về hiện tượng thực bào thực hiện bởi các đại thực bào thuộc mạng lưới nội mô trong
vách mạch máu phiến mang thứ cấp và sự tập trung của các tế bào lympho khi mang bị
cảm nhiễm. Mang được xem là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thụ
kháng nguyên, đặc biệt là các kháng nguyên không hoà tan (Castillo, 1998). Ở mang
có rất nhiều tế bào lympho, đại thực bào và tương bào cư trú (Davidson, 1997; Lin,
1998) và việc sản xuất kháng thể tại chỗ hẵn phải đóng vai trò đề kháng quan trọng đối
với các bệnh ở mang do vi khuẩn (Lumsden, 1995).
+ Da
Ellis (1998) cho rằng đáp ứng miễn dịch tích cực ở da cá khi gây miễn dịch
chính là việc ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn Vibrio và ký sinh
trùng Ichthyophthirius, nhưng cơ chế ngăn chặn này vẫn chưa được sáng tỏ.
Globulin miễn dịch với nồng độ thấp đã được phát hiện trong dịch nhớt ở da cá.
Cùng với sự có mặt của bổ thể, các Ig này vẫn chưa được khẳng định nhưng đã có một

12


×