Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ TRA TẠI TRẠM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.13 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ TRA TẠI TRẠM
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VĨNH LONG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN NGỌC QUỲNH
Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên Ngành: Ngư Y
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 8/2008


KHẢO SÁT KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ TRA TẠI TRẠM NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN VĨNH LONG

Tác giả

NGUYỄN NGỌC QUỲNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư nuôi trồng
thủy sản chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN NHƯ TRÍ

Tháng 8 năm 2008
i




LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ba Mẹ đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và tốt
nghiệp.
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng Quí Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thầy Nguyễn Như Trí đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực tập tốt nghiệp.
Các anh chị hiện đang công tác tại Trạm Nuôi Trồng Thủy Sản Vĩnh Long
đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Các bạn bè thân yêu của lớp Ngư Y K30 đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt
thời gian học và thực tập.
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài mặc dù tôi đã vận dụng hết kiến thức
và sự hiểu biết của mình nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng
góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát qui trình ương nuôi cá tra trong ao đất tại Trạm Nuôi Trồng
Thủy Sản Vĩnh Long” đã được thực hiện từ ngày 24/04 đến 24/07/2008. Đề tài tiến
hành khảo sát qui trình ương tại cụm CT09, qui trình nuôi tại hai cụm CT08 và CT07.
Nội dung đề tài bao gồm việc khảo sát qui trình ương nuôi, theo dõi các chỉ tiêu chất
lượng nước, tốc độ tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá tra trong 3 cụm và
khảo sát qui trình nuôi của các cụm nuôi khác thuộc Trạm Nuôi Trồng Thủy Sản Vĩnh
Long. Kết quả thu được như sau:

- Qui trình ương trong cụm CT09 có tỷ lệ sống là 96,7%. Qui trình nuôi
thương phẩm trong cụm CT08 và CT07 có tỷ lệ sống lần lượt là: 68,6% và 97,9%.
- Qua 3 tháng theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước như: Nhiệt độ, pH, DO,
NH3 trong 3 cụm dao động không lớn và nằm trong khoảng thích hợp với sự phát triển
của cá tra. Nhiệt độ nước trung bình biến động từ 31,4 – 320C, pH từ 7,4 – 7,5, DO từ
4,1 – 4,2 mg/l, NH3 từ 0,018 – 0,042 mg/l. Hàm lượng NO2- trung bình trong hai cụm
nuôi thương phẩm thì nằm ở mức nguy hiểm đối với sự phát triển của cá. Hàm lượng
NO2- trung bình trong 3 cụm biến động từ 0,097 – 0,276 mg/l.
- Tốc độ tăng trưởng về chiều dài tương đối của cá qua các lần đo trong cụm
CT09, CT08 và CT07 lần lượt là: 128,38%; 91,67%; 28,49%.
- Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng tương đối của cá qua các lần đo trong
cụm CT09, CT08 và CT07 lần lượt là: 1221,28%; 502,63 %, 100,23 %.
- Tại thời điểm khảo sát các cụm nuôi khác trong xí nghiệp chúng tôi thu
được kết quả về tỷ lệ sống của các cụm dao động trong khoảng từ 57,3 – 99%.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các đồ thị...................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ................................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài........................................................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
2.1 Hiện Trạng Nuôi Cá Da Trơn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ..................................3
2.1.1 Mặt tích cực ......................................................................................................3
2.1.2 Mặt hạn chế.......................................................................................................4
2.2 Giới Thiệu Về Xí Nghiệp Kinh Doanh - Nuôi Trồng Thuỷ Sản...............................4
2.3 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra ...............................................................................5
2.3.1 Phân loại............................................................................................................5
2.3.2 Phân bố..............................................................................................................5
2.3.3 Đặc điểm hình thái, sinh lý ...............................................................................6
2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng........................................................................................6
2.3.5 Đặc điểm sinh trưởng........................................................................................7
2.3.6 Đặc điểm sinh sản .............................................................................................7
2.4 Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Môi Trường................................................................8
2.4.1 Nhiệt độ.............................................................................................................8
2.4.2 pH......................................................................................................................8
2.4.2.1 Ảnh hưởng của pH.................................................................................8
2.4.2.2 Biện pháp quản lý pH ............................................................................9
2.4.3 DO ...................................................................................................................10
2.4.4 Ammonia (NH3)..............................................................................................11
iv


2.4.5 Nitrite (NO2-)...................................................................................................11
2.5 Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Tra .......................................................................12
2.5.1 Bệnh nhiễm khuẩn ..........................................................................................12
2.5.1.1 Bệnh gan thận mủ ................................................................................12
2.5.1.2 Bệnh xuất huyết ...................................................................................13
2.5.2 Bệnh ký sinh trùng ..........................................................................................13
2.5.2.1 Bệnh trùng bánh xe..............................................................................13
2.5.2.2 Bệnh trùng quả dưa (Ichthyophthiosis) ...............................................14

2.5.2.3 Bệnh do sán lá đơn chủ ký sinh ...........................................................14
2.5.2.4 Bệnh do giun sán nội ký sinh...............................................................14
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................15
3.1 Thời Gian, Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài.................................................................15
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu...........................................................................................15
3.3 Vật Liệu Nghiên Cứu ..............................................................................................16
3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................................16
3.4.1 Phương pháp khảo sát qui trình ương nuôi .....................................................16
3.4.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng nước ......................................16
3.4.3 Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của cá...........................................17
3.5 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu...................................................................................17
3.5.1 Tăng trưởng về chiều dài ................................................................................17
3.5.2 Tăng trưởng về trọng lượng ............................................................................17
3.5.3 Tỷ lệ sống........................................................................................................18
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.........................................................................19
4.1 Qui Trình Ương Cá Tra ..........................................................................................19
4.1.1 Chuẩn bị ao ....................................................................................................19
4.1.1.1 Vị trí ao và cấu tạo ao ..........................................................................19
4.1.1.2 Cải tạo ao .............................................................................................19
4.1.1.3 Cấp nước và xử lý nước.......................................................................19
4.1.2 Cách chọn, vận chuyển, thả cá và mật độ thả cá tra giống .............................20
4.1.2.1 Cách chọn giống ..................................................................................20
4.1.2.2 Cách vận chuyển..................................................................................20
v


4.1.2.3 Cách thả cá và mật độ thả ....................................................................20
4.1.3 Kỹ thật ương ..................................................................................................21
4.1.3.1 Quản lý môi trường..............................................................................21
4.1.3.2 Quản lý thức ăn....................................................................................21

4.1.3.3 Quản lý dịch bệnh................................................................................21
4.1.4 Thu hoạch........................................................................................................23
4.1.5 Tỷ lệ sống........................................................................................................23
4.2 Qui Trình Nuôi Cá Tra Trong Ao Đất.....................................................................24
4.2.1 Chuẩn bị ao ....................................................................................................24
4.2.1.1 Vị trí ao và cấu tạo ao ..........................................................................24
4.2.1.2 Cải tạo ao .............................................................................................24
4.2.1.3 Cấp nước và xử lý nước.......................................................................24
4.2.2 Cách chọn, vận chuyển, thả cá và mật độ thả cá ............................................24
4.2.2.1 Cách chọn giống ..................................................................................24
4.2.2.2 Cách vận chuyển..................................................................................24
4.2.2.3 Cách thả cá và mật độ thả ....................................................................25
4.2.3 Kỹ thật nuôi cá tra...........................................................................................25
4.2.3.1 Quản lý môi trường..............................................................................25
4.2.3.2 Quản lý thức ăn....................................................................................25
4.2.3.3 Quản lý dịch bệnh................................................................................26
4.2.4 Thu hoạch........................................................................................................27
4.2.5 Tỷ Lệ Sống......................................................................................................28
4.3 Sự Biến Động Của Các Yếu Tố Môi Trường Trong Thời Gian Khảo Sát..............29
4.3.1 Nhiệt độ...........................................................................................................29
4.3.2 pH....................................................................................................................30
4.3.3 Hàm lượng DO................................................................................................32
4.3.4 Hàm lượng ammonia.......................................................................................33
4.3.5 Hàm lượng nitrite............................................................................................34
4.4 Tốc Độ Tăng Trưởng Chiều Dài Và Trọng Lượng .................................................35
4.4.1 Sự tăng trưởng về chiều dài ............................................................................35
4.4.1.1 Cụm CT09 ...........................................................................................35
vi



4.4.1.2 Cụm CT08 ...........................................................................................36
4.4.1.3 Cụm CT07 ...........................................................................................37
4.4.2 Sự tăng trưởng về trọng lượng ........................................................................39
4.4.2.1 Cụm CT09 ...........................................................................................39
4.4.2.2 Cụm CT08 ...........................................................................................40
4.4.2.3 Cụm CT07 ...........................................................................................41
4.5 Khảo Sát Qui Trình Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Ở Một Số Cụm Nuôi Của Xí
Nghiệp ....................................................................................................................42
4.5.1 Chuẩn bị ao .....................................................................................................42
4.5.2 Cách chọn, vận chuyển, thả cá và mật độ thả .................................................43
4.5.3 Kỹ thuật nuôi...................................................................................................43
4.5.3.1 Quản lý môi trường..............................................................................43
4.5.3.2 Quản lý thức ăn....................................................................................43
4.5.3.3 Quản lý dịch bệnh................................................................................44
4.3.4 Thu hoạch........................................................................................................47
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................48
5.1 Kết Luận ..................................................................................................................48
5.2 Đề Nghị....................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................50
PHỤ LỤC .....................................................................................................................51

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Hóa chất xử lý nước......................................................................................20
Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cá trong hai cụm nuôi ...........................................................28
Bảng 4.3: Tăng trưởng về chiều dài của cá trong cụm CT09........................................35
Bảng 4.4: Tăng trưởng về chiều dài của cá trong cụm CT08........................................36

Bảng 4.5: Tăng trưởng về chiều dài của cá trong cụm CT07........................................37
Bảng 4.6: Tăng trưởng về trọng lượng của cá trong cụm CT09 ...................................39
Bảng 4.7: Tăng trưởng về trọng lượng của cá trong cụm CT08 ...................................40
Bảng 4.8: Tăng trưởng về trọng lượng của cá trong cụm CT07 ...................................41
Bảng 4.9: Bảng số liệu khảo sát trong cụm CT01.........................................................45
Bảng 4.10: Bảng số liệu khảo sát trong cụm CT02.......................................................45
Bảng 4.11: Bảng số liệu khảo sát trong cụm CT03.......................................................46
Bảng 4.12: Bảng số liệu khảo sát trong cụm CT10.......................................................46

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.2: Hình dáng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Hình 4.1: Thu hoạch cá giống ở cụm CT09 ..................................................................23
Hình 4.2: Cho cá ăn ở cụm CT07..................................................................................26
Hình 4.3: Thu hoạch cá nuôi thương phẩm ở cụm CT07..............................................28

viii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1: Biến động nhiệt độ của các cụm nuôi vào buổi sáng ..................................29
Đồ thị 4.2: Biến động nhiệt độ của các cụm nuôi vào buổi chiều.................................30
Đồ thị 4.3: Biến động pH trong các cụm nuôi vào buổi sáng .......................................31
Đồ thị 4.4: Biến động pH trong các cụm nuôi vào buổi chiều ......................................31
Đồ thị 4.5: Biến động DO trong các cụm nuôi vào buổi sáng ......................................32
Đồ thị 4.6: Biến động DO trong các cụm nuôi vào buổi chiều .....................................33
Đồ thị 4.7: Biến động ammonia trong các cụm nuôi.....................................................34
Đồ thị 4.8: Biến động nitrite trong các cụm nuôi ..........................................................35
Đồ thị 4.9: Tăng trưởng về chiều dài của cá trong cụm CT09 ......................................36

Đồ thị 4.10: Tăng trưởng về chiều dài của cá trong cụm CT08 ....................................37
Đồ thị 4.11: Tăng trưởng về chiều dài của cá trong cụm CT07 ....................................38
Đồ thị 4.12: Tăng trưởng về trọng lượng của cá trong cụm CT09................................39
Đồ thị 4.13: Tăng trưởng về trọng lượng của cá trong cụm CT08................................40
Đồ thị 4.14: Tăng trưởng về trọng lượng của cá trong cụm CT07................................41

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản ở nước ta phát triển nhanh và có
vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nghề nuôi thủy sản đã đem lại nguồn lợi
lớn cho người nuôi và là một trong những ngành đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Trong các loài cá nước ngọt, cá tra là loài cá có giá trị kinh tế cao và được nuôi
phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long để phục vụ cho nhu cầu trong nước và
ngoài nước. Năm 2006 sản lượng cá tra nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long đạt 800.000
tấn, xuất khẩu đạt 292.800 tấn, thu về kim ngạch xuất khẩu 773,64 triệu USD, chiếm
23,4% so với thủy sản cả nước (Phạm Văn Thiện, 2007).
Nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phát triển, nuôi với qui
mô công nghiệp, tập trung số lượng lớn cá và mật độ cao. Tuy nhiên kỹ thuật nuôi
chưa đảm bảo, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong các công đoạn nuôi chưa đồng bộ
như: Ao nuôi không có hệ thống ao lắng và ao xử lý nước thải, nhiều loại thuốc và hóa
chất được sử dụng trong quá trình nuôi, đặc biệt các chỉ tiêu chất lượng nước không
được theo dõi. Chính những nguyên nhân trên đã làm môi trường nước bị ô nhiễm,
dịch bệnh xảy ra thường xuyên.
Xuất phát từ thực tế đó và được sự phân công của Khoa Thủy Sản trường Đại
học Nông Lâm TP. HCM, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát kỹ thuật ương
nuôi cá tra tại Trạm Nuôi Trồng Thủy Sản Vĩnh Long” của Xí Nghiệp Kinh Doanh Nuôi Trồng Thủy Sản thuộc Công ty Cổ Phần Kinh Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn

(APT).

1


1.2 Mục Tiêu Đề Tài
- Khảo sát qui trình ương nuôi cá tra trong ba cụm CT09, CT08 và CT07 để đưa
ra những nhận xét nhằm hoàn thiện qui trình ương nuôi cá tra.
- Xác định các chỉ tiêu chất lượng nước trong suốt quá trình ương nuôi.
- Xác định tốc độ tăng trưởng của cá trong các giai đoạn nuôi.
- Khảo sát qui trình nuôi trong các cụm nuôi khác trong Trạm Nuôi Trồng Thủy
Sản Vĩnh Long để so sánh với qui trình nuôi trong 2 cụm CT08 và CT07.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Hiện Trạng Nuôi Cá Da Trơn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
2.1.1 Mặt tích cực
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí rất quan trọng đối với kinh tế
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gồm 13 tỉnh, thành phố, là một vùng đất thấp, khá
bằng phẳng, đặc trưng bởi hoạt động tương tác mạnh và đan xen giữa các hệ nước mặn
với nước ngọt trên một không gian rộng lớn. Toàn vùng có 22 cửa sông, lạch lớn, nhỏ
với diện tích vùng triều khoảng 800.000 ha, trong đó diện tích bãi triều cao khoảng 70
– 80%. Mùa khô, độ mặn khoảng 20 - 30‰, mùa mưa 5 – 20‰, thâm nhập mặn theo
các nhánh sông vào nội đồng nhiều nơi đến 40 – 60 km. Diện tích tự nhiên của
ĐBSCL là 39.889 km2, chiếm khoảng 11,86% diện tích của cả nước, trong đó có 3,81
triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 50,95% diện tích đất nông nghiệp của cả nước. Vùng
ĐBSCL có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên cả 3 loại hình mặt nước: nước

mặn, nước lợ, nước ngọt. Đến năm 2005, tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy
sản khoảng 1,35 triệu ha, bằng 55% của cả nước, trong đó nước ngọt là 48,4%, nước
mặn và nước lợ 68,4%, ruộng trũng 66,42% diện tích cả nước (Bộ Thủy Sản, 2004).
Hiện nay, ĐBSCL đã mở rộng diện tích nuôi cá da trơn lên trên 3.600 ha với
sản lượng khoảng 1 triệu tấn nguyên liệu, cung ứng cho gần 100 nhà máy, cơ sở chế
biến thủy sản xuất khẩu. Các tỉnh trọng điểm về nuôi cá da trơn tại đây đang đặt ra
mục tiêu gắn kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu với chế biến thủy sản nhằm tăng
nhanh kim ngạch xuất khẩu.
Nuôi và chế biến xuất khẩu cá da trơn là thế mạnh thứ hai của kinh tế thủy sản
đồng bằng sông Cửu Long sau con tôm sú. Thời gian qua nhờ thị trường xuất khẩu
ngày càng rộng mở, kỹ thuật nuôi tiên tiến áp dụng vào qui trình sản xuất cá da trơn
thâm canh qua hình thức nuôi ao đầm thay cho phương pháp nuôi lồng bè nên diện
tích, sản lượng tăng nhanh. Với năng suất bình quân 400 - 450 tấn/ha trở lên, mỗi năm
3


có thể sản xuất 2 vụ, người nuôi cá da trơn đồng bằng sông Cửu Long thu lợi nhuận
200 - 300 triệu đồng/ha mặt nước (Minh Trí, 2008).
2.1.2 Mặt hạn chế
Phong trào nuôi cá tra thâm canh phát triển rất mạnh ở khu vực sông Tiền và
sông Hậu của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ
và Vĩnh Long. Nghề nuôi cá tra phát triển một cách tự phát. Ao nuôi thiếu qui hoạch,
không có hệ thống ao lắng và ao xử lý nước thải nên môi trường ô nhiễm, dịch bệnh
thường xuyên xảy ra gây hiệt hại lớn về kinh tế xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến
người nuôi và người dân trong vùng.
2.2 Giới Thiệu Về Xí Nghiệp Kinh Doanh - Nuôi Trồng Thủy Sản
Xí Nghiệp Kinh Doanh - Nuôi Trồng Thủy Sản được thành lập vào năm 1976.
Trụ sở của xí nghiệp tọa lạc ở số 202 - 204 Hàn Hải Nguyên - P9 – Q.11 - Tp. HCM,
trực thuộc Công ty Cổ Phần Kinh Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn (APT). Từ khi thành
lập đến nay Xí Nghiệp hoạt động theo hướng nuôi thương phẩm và ương giống, chủ

yếu là cá diêu hồng và cá tra. Hiện tại Xí Nghiệp có 4 trung tâm nuôi, nằm trên địa bàn
các tỉnh phía Nam là: Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long. Dự kiến trong
năm 2008 sẽ phát triển thêm địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Trung tâm nuôi trồng thủy sản Vĩnh Long có 2 trạm: Trạm 1 và 2.
Trạm 1 có văn phòng đại diện ở số 1/1 Phạm Hùng, P.9, TX Vĩnh Long, chuyên
ương giống và nuôi cá tra thương phẩm với tổng diện tích 27 ha, sản lượng cá nuôi
thương phẩm hàng năm đạt 8 - 10 ngàn tấn.
Trạm 1 gồm 10 cụm:
Bến Tre có 3 cụm:
- CT01 ấp Cồn Kiến, Sơn Định, Chợ Lách với diện tích 2,6 ha.
- CT02 ấp Tiên Châu, Sơn Định, Chợ Lách với diện tích 2,3 ha.
- CT010 ấp Tiên Định, Tiên Long, Châu Thành với diện tích 2,4 ha.
Đồng Tháp có 2 cụm:
- CT04 và CT05 với tổng diện tích lần lượt là 5,4 ha và 2,7 ha. Cả hai cụm
đều ở ấp An Hòa, An Nhơn, Châu Thành.
Vĩnh Long có 5 cụm:
- CT03 An Long 1, Đồng Phú, Long Hồ với diện tích 4,3 ha.
4


- CT06 An Bình, Long Hồ với diện tích 4,2 ha.
- CT07 ấp Tân Vĩnh, Trường An với diện tích 0,4 ha.
- CT08 ấp Tân Vĩnh, Trường An với diện tích 0,35 ha.
- CT09 Phú Long, Phú Quới, Long Hồ với diện tích 1,2 ha.
Trạm 2 nằm ở xã Thanh Đức, Long Hồ, Vĩnh Long, chuyên nuôi cá diêu hồng
trên lồng bè. Trạm có tất cả 25 bè, sản lượng cá nuôi thương phẩm hàng năm đạt 160 –
210 tấn.
2.3 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra
2.3.1 Phân loại
Ngành: Vertebrata

Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)

Hình 2.1: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.3.2 Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít
gặp trong tự nhiên do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê Kông để sinh sống và
tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho
thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9
hàng năm (Chi cục Thủy Sản Cần Thơ, 2007).
5


Những năm trước đây, nghề nuôi cá tra ở ven sông Tiền, sông Hậu của đồng
bằng sông Cửu Long không chủ động được con giống. Nguồn giống phụ thuộc vào tự
nhiên. Người dân thu vớt cá bột trên sông đưa về ương thành cá giống.
2.3.3 Đặc điểm hình thái, sinh lý
Cá tra là cá da trơn không vẩy có thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải, mắt
tương đối to, miệng rộng, có hai đôi râu, vây lưng và vây ngực có gai cứng, mang răng
cưa mặt sau. Lưng màu xám đen, thân có màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây lưng và
vây bụng xám đen, cuối vây đuôi hơi đỏ.
Cá tra sống ở những vùng nước ấm với nhiệt độ thích hợp 26 - 32oC. Phát triển
tốt ở pH từ 6 – 8 (tốt nhất 6,5 – 7,5). Cá sống ở tầng nước mặt, tầng giữa và tầng đáy.
Cá tra có số lượng hồng huyết cầu trong máu nhiều hơn các loài khác. Cá có cơ quan
hô hấp phụ có thể thở bằng bóng khí và da. Cá tiêu hao oxy và có ngưỡng oxy rất thấp
nên có thể sống được ở những nơi ao hồ chật hẹp, thiếu oxy. Tuy nhiên trong ao nuôi

thâm canh thì cá sẽ phát triển tốt trong môi trường nước có hàm lượng DO ≥ 3 mg/lít
(Nguyễn Chung, 2008).
2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu không được cho ăn đầy đủ,
thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Ngoài ra, khi
khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể
và mắt cá con các loài cá khác.
Dạ dày của cá phình to ra hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không
gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục.
Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn
hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau
trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương.
Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loài phù du
động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn
thể hiện tính ăn rộng: ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức
ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc khác

6


như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá tra có khả năng
thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy.
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành
phần thức ăn khá đa dạng. Thành phần thức ăn trong ruột cá tra tự nhiên gồm:
Nhuyễn thể

35,4%

Cá nhỏ


31,8%

Côn trùng

18,2%

Thực vật thượng đẳng

10,7%

Thực vật đa bào

1,6%

Giáp xác

2,3%

(Chi cục Thủy Sản Cần Thơ, 2007).
2.3.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều
dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 - 12 cm (14 - 15 g). Từ khoảng
2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên
10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có thể
sống trên 20 năm.
Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi. Nuôi trong ao 1 năm
cá đạt 1 - 1,5 kg/con (năm đầu tiên). Những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có
khi đạt tới 5 - 6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như
loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Độ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng

lượng và nhanh nhất ở những năm đầu. Cá đực thường có độ béo hơn cá cái và độ béo
thường giảm đi khi vào mùa sinh sản (Nguyễn Chung, 2008).
2.3.6 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi. Trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5 - 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của
Campuchia và Thái Lan. Cá không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Trong sinh
sản nhân tạo, ta có thể nuôi vỗ cho cá thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự
nhiên.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp) nên nếu chỉ nhìn hình
dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh
7


dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng
hay noãn sào. Bắt đầu phân biệt được đực, cái dựa vào tuyến sinh dục giai đoạn II tuy
màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt
trứng màu vàng còn tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang
màu trắng sữa. Nguyễn Văn Trọng (1989) cho rằng hệ số thành thục của cá tra khảo
sát được trong tự nhiên trên từ 1,76 - 12,94 (cá cái) và từ 0,83 - 2,1 (cá đực) ở cá đánh
bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8 – 11 kg. Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có
thể đạt tới 19,5% (trích dẫn bởi Chi cục Thủy Sản Cần Thơ, 2007).
2.4 Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Môi Trường
2.4.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là đại lượng biểu thị trạng thái nhiệt của nước và là một yếu tố điều
chỉnh năng suất vật nuôi trong ao. Nước trong ao nuôi được cung cấp nhiệt từ các
nguồn sau:
-

Bức xạ nhiệt của mặt trời.


-

Sự tỏa nhiệt từ đất.

-

Từ các phản ứng hóa học và từ sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước và nền
đáy ao.
Nhiệt độ của nước còn thay đổi theo chu kỳ ngày đêm và theo từng mùa.
Tốc độ tiêu hoá thức ăn của tôm cá tăng lên rất mạnh khi nhiệt độ tăng nhưng

trong khoảng thích hợp (Nguyễn Đình Trung, 2004).
Tôm, cá có thể chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ 0,2°C/phút, nhưng khi nhiệt
độ thay đổi đột ngột 3 hay 4oC hoặc vượt quá giới hạn thích ứng sẽ gây sốc, thậm chí
làm tôm, cá chết. Sự thay đổi của nhiệt độ là nguyên nhân chính làm thay đổi cường
độ trao đổi chất, rối loạn sự hô hấp, mất cân bằng pH máu, tổn thương bóng hơi của
cá. Ngoài ra nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của mầm bệnh. Do vậy, việc
theo dõi nhiệt độ môi trường nước rất cần thiết trong nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ
thích hợp cho cá tra phát triển là 26 – 32oC (Lê Thanh Hùng, 2006).
2.4.2 pH
2.4.2.1 Ảnh hưởng của pH
Ảnh hưởng mang tính sinh lý của pH đối với tôm, cá là duy trì sự cân bằng pH
máu trong cơ thể. Khi pH giảm xuống thấp (pH < 5) sẽ làm giảm khả năng vận chuyển
8


oxy của hemoglobin, hậu quả là mang tiết ra nhiều chất nhầy, da và phần ngoài cơ thể
tiết ra nhiều nhớt, một số vùng da trở nên đỏ, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng
của cá, tôm đối với bệnh, nhất là bệnh do vi khuẩn. Khi pH tăng cao (pH > 9) sẽ làm
cho các tế bào ở mang và các mô của cá, tôm bị phá hủy (Trương Quốc Phú, 2006).

Trong ao nuôi thủy sản, rất hiếm khi pH < 5 và pH > 9, bởi vậy sự ảnh hưởng
trực tiếp của pH quá cao hoặc quá thấp như thế thường không đáng kể bằng ảnh hưởng
gián tiếp của pH:
- Trong các ao nuôi có độ kiềm thấp, pH chưa đạt đến mức gây hại đến tôm, cá
nhưng nó có thể gây thiếu CO2 cho tảo quang hợp.
- Trong các ao nuôi thâm canh, hàm lượng ammonia thường cao, pH cao sẽ làm
tăng độc tính của NH3 đối với tôm, cá nuôi.
- pH thấp làm tăng tính độc hại của H2S.
- Khi pH nằm trong giới hạn cho phép, độ độc các khí trên là rất thấp. Nếu
ngược lại sẽ làm cá kém ăn, giảm sức đề kháng và dễ nhiễm bệnh.
Nếu tôm cá được chuyển từ vùng nước này tới vùng nước khác có sự sai khác
lớn về pH sẽ bị sốc và chết.
2.4.2.2 Biện pháp quản lý pH
Biện pháp khắc phục pH thấp:
Trong ao nuôi thủy sản pH ≤ 5 gây chết cá là do nguyên nhân oxy hóa của đất
phèn, do đó để quản lý pH thấp trong vùng chịu ảnh hưởng của đất phèn cần chú ý một
số vấn đề sau:
- Ở vùng đất phèn không phơi đáy ao nứt nẻ.
- Tránh trường hợp đất phèn tiếp xúc với không khí (đất đào ao bị phơi khô).
- Trước những cơn mưa đầu mùa cần bón vôi xung quanh bờ ao (đối với ao mới
đào).
- Ao mới đào nên trao đổi nước nhiều, bón vôi và bón phân.
- Thay nước, cấp nước mới khi pH giảm thấp.
Trong trường hợp pH giảm do CO2 sinh ra từ quá trình hô hấp của thủy sinh vật
hay phân hủy hữu cơ thường không gây chết cá nhưng pH thấp (dưới 6,5) cũng không
có lợi cho cá. Cần hạn chế sự tích lũy vật chất hữu cơ từ phân bón và thức ăn thừa

9



trong ao nuôi. Nếu mật độ nuôi cao cần áp dụng biện pháp sục khí để làm giảm CO2 và
tăng hàm lượng oxy hòa tan.
Biện pháp khắc phục pH cao:
Để hạn chế pH tăng cao trong ao nuôi thủy sản cần áp dụng một số biện pháp
hạn chế việc tích lũy dinh dưỡng trong ao để làm giảm sự phát triển quá mức của thực
vật như:
- Cải tạo ao tốt ở đầu vụ nuôi.
- Không cho thức ăn quá thừa và phân bón quá liều.
- Áp dụng các biện pháp khống chế sự phát triển của thực vật.
2.4.3 Oxygen hòa tan (DO)
Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường
nước. Nó rất cần đối với đời sống sinh vật, đặc biệt đối với thủy sinh vật vì hệ số
khuếch tán của oxy trong nước nhỏ hơn rất nhiều so với trong không khí. Krogh
(1919) cho rằng hệ số khuếch tán của oxy trong không khí là 11 còn trong nước chỉ là
34×10-16 (trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006). Do đó dễ đưa đến hiện tượng thiếu
oxy cục bộ trong thủy vực. Hơn nữa, trong thủy quyển oxy hòa tan chỉ chiếm 3,4% thể
tích, còn trong không khí nó chiếm tới 20,98% thể tích.
Theo Swingle (1969) thì nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm, cá
là trên 5 ppm (trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006). Tuy nhiên, nếu hàm lượng oxy
hòa tan vượt quá mức bão hòa cá sẽ bị bệnh bọt khí trong máu, làm tắc nghẽn các
mạch máu dẫn đến não và tim đưa đến sự xung huyết các vây và hậu môn.
Cá tra có cơ quan hô hấp phụ, có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng
được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Hàm lượng oxy hòa tan ≥ 3 mg/lít thích hợp
nhất cho sự phát triển của cá tra (Nguyễn chung, 2007).
Các biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu oxy trong ao nuôi:
- Ao nuôi cần thoáng khí.
- Không cho ăn thức ăn quá dư thừa và bón phân quá liều lượng.
- Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt.
- Khi thấy có hiện tượng xấu như cá nổi đầu hàng loạt và hoạt động yếu (không
phản ứng với tiếng động) thì phải tiến hành sục khí hay thay nước (Trương Quốc Phú,

2006).
10


2.4.4 Ammonia (NH3)
NH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với
thủy sinh vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH4+ không độc. Downing
và Markins (1975) cho rằng nồng độ NH3-N gây độc đối với cá là 0,6 - 2,0 ppm. Còn
Colt và Armstrong (1979) nói lên tác động độc hại của NH3 đối với cá là khi hàm
lượng NH3 trong nước cao, cá khó bài tiết NH3 từ máu ra môi trường ngoài. NH3 trong
máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của
enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào
đưa đến cá chết vì không điều khiển được quá trình trao đổi ion giữa cơ thể và môi
trường bên ngoài. NH3 cao cũng làm tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thương mang
và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu (trích dẫn bởi Trương Quốc Phú,
2006). Ở hàm lượng dưới mức gây chết NH3 cũng có ảnh hưởng xấu đến thủy sinh vật:
- Gia tăng tính mẫn cảm của động vật đối với những điều kiện không thuận lợi
của môi trường như dao động nhiệt độ, thiếu oxy.
- Giảm khả năng sinh sản và khả năng kháng bệnh.
- Tăng nồng độ NH3 máu và các cơ quan của cá, làm giảm khả năng miễn dịch.
- Giảm lượng ăn vào, ảnh hưởng đến tăng trọng.
- Gây stress, tăng mẫn cảm với bệnh.
- Hư hại mang cá, thiếu oxy.
- Rất nguy hiểm khi kết hợp với pH cao.
Hàm lượng: NH3 < 0,1 mg/lít thích hợp cho sự phát triển của cá tra.
Biện pháp duy trì hàm lượng ammonia thích hợp:
- Cải tạo ao tốt trước mỗi vụ nuôi (loại bỏ vật chất hữu cơ tích tụ trong ao).
- Duy trì mật độ nuôi thích hợp.
- Không cho thức ăn quá thừa và bón phân quá liều.
- Khống chế mức dao động pH nước ao theo ngày đêm không quá 1.

- Thay nước khi hàm lượng ammonia vượt quá mức cho phép.
- Bón phân khi hàm lượng ammonia quá thấp.
2.4.5 Nitrite (NO2-)
Ammonia chuyển sang NO2- dưới tác dụng của vi khuẩn cố định nitrite
(Nitrosomonas) với sự có mặt của O2. Khi NO2- được cá hấp thu, nó kết hợp với
11


hemoglobin thành methemoglobin. Methemoglobin không có khả năng kết hợp với O2.
Máu chứa nhiều methemoglobin có màu nâu, vì vậy thuật ngữ cho nhiễm độc NO2- là
“bệnh máu nâu”.
NO2- được cá hấp thu nhanh qua tế bào clo ở tơ mang. Tế bào clo lọc không
phân biệt NO2- và Cl- nên lượng NO2- hấp thu được điều chỉnh thông qua tỷ số NO2- và
Cl- trong môi trường nước.
Độ độc của NO2- tăng nhanh khi pH giảm, nhiệt độ tăng và lượng oxy hoà tan
giảm. Với các loài thủy sản NO2- độc hơn NH3.
Độ độc của NO2- trong môi trường nước ngọt mạnh gấp 55 lần trong môi trường
nước lợ có độ măn 16‰. Bởi vậy người ta dùng NaCl hòa vào trong nước để chống lại
bệnh máu nâu. NO2- làm tăng tính mẫn cảm của cá đối với bệnh do vi khuẩn.
Schwedler (1985) đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của
NO2-: pH, nồng độ ion Cl-, kích cỡ vật nuôi, tình trạng nuôi dưỡng, mức độ nhiễm bẩn
và nồng độ O2 hòa tan. Bởi vậy đó là một cản trở để đưa ra lời khuyến cáo về nồng độ
gây chết hoặc nồng độ an toàn của NO2- trong ao nuôi thủy sản (trích dẫn bởi Trương
Quốc Phú, 2006).
2.5 Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Tra
2.5.1 Bệnh nhiễm khuẩn
2.5.1.1 Bệnh gan thận mủ
 Nguyên nhân:
- Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra ở giai đoạn còn nhỏ là
chủ yếu. Bệnh tác động đến các cơ quan nội tạng của cá như: gan, thận, lá lách, túi mật

(Từ Thanh Dung và ctv, 2005). Đây là vi khuẩn hình que dài, gram âm, kích thước
1,0×2-3 µm, chuyển động nhờ vành tiêm mao.
- Bệnh thường gặp trong các ao nuôi thâm canh với mật độ cao, nhiệt độ nước
thay đổi, cá bị stress và trong ao nuôi có nhiều vi khuẩn này phát triển.
 Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá bơi lờ đờ, tập trung ở gần bờ, cá tách đàn, bụng phình to, vài ngày sau thì
cá chết. Khi cá bị bệnh nặng, cá bơi xoay vòng liên tục, mất định hướng, đôi khi cá
nhảy lên khỏi mặt nước sau đó chìm xuống đáy ao hoặc tấp vào bờ rồi chết. Cá chết
phần bụng nổi lên trên mặt nước.
12


- Cá bệnh có biểu hiện gan và thận có những đốm trắng nhỏ li ti. Gan sưng to,
dần dần chuyển sang màu trắng. Túi mật chuyển sang màu nâu sậm. Lá lách cũng có
đốm mủ nhỏ li ti. Cá bệnh nặng thường kèm theo trắng mang và xuất huyết.
- Bệnh xảy ra nhanh, mức độ lây lan cao, tỷ lệ chết cao nếu không điều trị kịp
thời. Bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa mưa, cần phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời.
Bệnh lây lan nhanh nếu môi trường nước dơ.
2.5.1.2 Bệnh xuất huyết
 Nguyên nhân:
Theo nhiều tác giả thì bệnh này do vi khuẩn Streptococcus spp và vi khuẩn
Aeromonas hydrophila.
Streptococcus là vi khuẩn dạng hình cầu hoặc hình ovan, đường kính nhỏ hơn 2
µm, thuộc loại gram dương không di động.
Aeromonas hydrophila là trực khuẩn hình que ngắn, chiều dài 2 – 3 µm, hai đầu
hơi tròn, có một tiêm mao, không có nha bào, không có giác mạc, di động, gram âm.
Nuôi cấy chúng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 – 30oC. Sinh trưởng trong môi trường
có pH thích hợp 7,1 – 7,2.
 Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá bơi tách đàn, lờ đờ, bỏ ăn. Hai bên thân nhất là vùng bụng bị xuất huyết,

bụng phình to chứa dịch màu vàng bên trong, hậu môn sưng đỏ, nội tạng bị xuất huyết.
Vây bụng và vây đuôi xuất hiện các mạch máu nhỏ li ti kéo dài (Từ Thanh Dung và
ctv, 2005).
2.5.2 Bệnh ký sinh trùng
2.5.2.1 Bệnh trùng bánh xe
 Dấu hiệu bệnh lý:
- Khi cá mới mắc bệnh, mình cá có lớp nhớt màu trắng hơi đục, mang cá đầy
nhớt. Cá bệnh thường nổi đầu và tập trung nơi có nước chảy, thích cọ mình vào các
thành bè, cảm giác ngứa ngáy, đôi khi nhô đầu nên mặt nước và lắc mạnh đầu. Cá
bệnh nặng trông lờ đờ, đảo lộn vài vòng, chìm xuống đáy rồi chết. Trùng bánh xe ký
sinh chủ yếu qua da, mang và các gốc vây. Bệnh thường xuất hiện ở các nơi ương nuôi
với mật độ dày và môi trường nước quá bẩn.

13


2.5.2.2 Bệnh trùng quả dưa (Ichthyophthiosis)
 Dấu hiệu bệnh lý:
- Trùng quả dưa ký sinh trên da, mang và các vây của cá. Trùng bám thành các
hạt lấm tấm rất nhỏ, đường kính lớn nhất bằng 0,5 - 1 mm, có thể thấy được bằng mắt
thường. Da và mang tiết nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
- Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều trên
mang, phá hoại biểu mô mang và làm cá ngạt thở. Bệnh thường gặp và chủ yếu làm
chết cá giống.
2.5.2.3 Bệnh do sán lá đơn chủ ký sinh
 Nguyên nhân:
- Chủ yếu do 2 giống: Dactylogyrus (sán lá 16 móc) và Gyrodactylus (sán lá 18
móc). Chúng ký sinh và gây hại nghiêm trọng đối với cá hương và cá giống.
 Dấu hiệu bệnh lý:
- Sán lá đơn chủ ký sinh ở da, mang. Cá bị sán lá đơn chủ ký sinh thường nổi

đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy. Khi cá bị sán lá đơn chủ ký sinh nhiều, mang
bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia mang rời ra, cá không hô hấp được và chết.
2.5.2.4 Bệnh do giun sán nội ký sinh
 Nguyên nhân:
- Giun đầu móc (Ancanthocephala), sán dây (Bothricephalus), giun tròn
(Philometra).
 Dấu hiệu bệnh lý:
- Giun sán ký sinh nhiều làm cá chậm lớn, gầy yếu, đoạn ruột có giun sán ký
sinh phình to.
- Giun sán ký sinh thường không gây thành dịch, bệnh không làm chết cá hàng
loạt nhưng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Nếu ký sinh với số lượng nhiều gây hiện
tượng tắc ruột, có thể đâm thủng ruột tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn khác phát triển
và gây bệnh cho cá. Đối với giun tròn có thể gây tắc ống dẫn mật hoặc tắc ruột.

14


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian, Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Thời gian:
Đề tài được tiến hành từ ngày 24/4/2008 – 24/7/2008.
Địa điểm:
 Chúng tôi tiến hành khảo sát qui trình ương tại cụm CT09 ấp Phú Long, xã Phú
Quới, Long Hồ, Vĩnh Long với tổng diện tích là 12.200 m2.
- Cụm CT09 gồm 3 ao:
Ao 1: Diện tích 6.800 m2
Ao 2: Diện tích 1.800 m2
Ao 3: Diện tích 3.600 m2
Trong đó ao 2 được chọn làm ao khảo sát qui trình ương.

 Qui trình nuôi ba tháng đầu được khảo sát tại cụm CT08. Qui trình nuôi 3 tháng
sau được khảo sát tại cụm CT07. Mỗi cụm chỉ có một ao với diện tích lần lượt là 3.500
m2 và 4.000 m2. Cả 2 cụm đều thuộc ấp Tân Vĩnh, Trường An, Thị xã Vĩnh Long.
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu
 Qui trình ương:
- Cụm CT09 chúng tôi sử dụng 180.000 con cá tra giống với chiều cao thân là 1
cm, chiều dài 6,4 cm, trọng lượng 260 con/kg, có nguồn gốc từ Hồng Ngự, Đồng
Tháp.
 Qui trình nuôi:
- Cụm CT08 chúng tôi sử dụng 134.000 con cá tra giống với chiều cao thân là
1,8 – 2 cm, chiều dài 12,5 cm, trọng lượng 34 con/kg.
- Cụm CT07 số lượng giống thả ban đầu 220.000 con với chiều cao thân là 1,7
cm, trọng lượng 46 con/kg. Sau khi nuôi được 4 tháng số lượng cá còn lại 176.000 con
( hao hụt 20%). Cá có trọng lượng 400 – 450 g.
15


×