BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO
CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus Saugave 1878)
TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN
TỈNH BẾN TRE
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN QUỐC PHONG
Ngành
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa
: 2004 - 2008
Tháng 9/2008
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ TRA (Pangasius
hypophthalmus Saugave 1878) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN
TỈNH BẾN TRE
Tác giả
Nguyễn Quốc Phong
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Phát
Tháng 9/2008
i
CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm, Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt khóa học.
Đặc biệt, tỏ lòng biết ơn sâu sắc gởi đến thầy Trần Văn Phát đã tận tình hướng
dẫn cho tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Ban giám đốc Trung Tâm Giống Thủy Sản Tỉnh Bến Tre đã tạo mọi điều kiện
chô tôi thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn anh Huỳnh Trọng Lễ, anh Phạm Văn Hóa cùng toàn thể anh chị em
công nhân viên đang công tác tại Trung Tâm Giống Thủy Sản Bến Tre đã tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Lòng biết ơn chân thành con xin được gửi tới bố mẹ đã tạo mọi điều kiện về tinh
thần cũng như vật chất để con hoàn thành tốt luận văn và trong những năm học vừa
qua
Các anh chị, các bạn sinh viên trong lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn hạn chế, nên trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn tất luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Kính
mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn.
ii
TÓM TẮT
Đề tài “Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá tra” được thực hiện từ 04/04/2008
đến 31/7/2008 tại trung tâm giống Thủy Sản Tỉnh Bến Tre.
Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, theo dõi ghi nhận các chỉ tiêu kỹ thuật
liên quan. Kết quả được ghi nhận như sau:
Trong điều kiện nuôi vỗ ở Trung Tâm hầu hết cá tra thành thục tốt, tỷ lệ thành
thục tương đối cao, tỷ lệ thành thục đối với cá cái là 85% và đối với cá đực là 90%.
Cho cá sinh sản bằng hình thức gieo tinh nhân tạo, chất kích thích sinh sản được
sử dụng là HCG. Thời gian hiệu ứng từ 8-12 giờ ở nhiệt độ nước 28-30oC. Kích
thích cho cá tra đẻ thành công đạt tỷ lệ 100%, Tỷ lệ thụ tinh trung bình: 87,5 ±
2,89%.
Nhiệt độ ấp tương đối ổn định ở 28-29oC. Thời gian nở từ 22-26 giờ, tỷ lệ nở
trung bình: 73,75 ± 9,46%.
Kết quả ương tương đối thấp, tỷ lệ sống trung bình: 14,64 ± 7,7%.
iii
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................... i
Cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt .................................................................................................................... iii
Mục lục.................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng................................................................................................ vii
Danh sách các sơ đồ, hình ảnh và đồ thị ............................................................... viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1 Đặt Vấn Đề......................................................................................................... 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học ........................................................................................... 3
2.1.1 Phân loại.......................................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm phân bố............................................................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm hình thái .......................................................................................... 4
2.1.4 Đặc điểm sinh thái........................................................................................... 4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng...................................................................................... 4
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng...................................................................................... 5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản ........................................................................................... 6
2.2 Sơ Lược Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Tra ........................................................ 6
2.2.1 Sản xuất giống cá tra ....................................................................................... 6
2.2.2 Nuôi cá tra ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 8
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm ..................................................................................... 8
3.1.1 Thời gian ......................................................................................................... 8
3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................... 8
3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 8
3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ............................................................................... 8
3.1.2.3 Vị trí địa lý .................................................................................................. 9
iv
3.1.2.4 Cơ sở vật chất.............................................................................................. 9
3.1.2.5 Sơ đồ bố trí mặt bằng trại............................................................................. 9
3.2 Vật Liệu Và Phương Pháp ............................................................................... 11
3.2.1 Vật liệu và trang thiết bị................................................................................ 11
3.2.1.1 Nhà sản xuất giống..................................................................................... 11
3.2.1.2 Kích dục tố sử dụng ................................................................................... 11
3.2.1.3 Hệ thống bể ương, bể ấp ............................................................................ 11
3.2.1.4 Hệ thống bể lắng ....................................................................................... 12
3.2.1.5 Các vật liệu khác ........................................................................................ 12
3.2.2 Phương pháp.................................................................................................. 12
3.2.2.1 Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường ............................................ 12
3.2.2.2 Phương pháp theo dõi quy trình sản xuất giống nhân tạo.......................... 13
3.3 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu ........................................................................... 13
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 13
4.1Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo ........................................................................... 14
4.1.1Nuôi vỗ cá bố mẹ ........................................................................................... 14
4.1.1.1 Ao nuôi vỗ.................................................................................................. 14
4.1.1.2 Chuẩn bị ao nuôi vỗ ................................................................................... 14
4.1.1.3 Chọn cá bố mẹ............................................................................................ 15
4.1.1.4 Thời gian nuôi vỗ ....................................................................................... 15
4.1.1.5 Mật độ nuôi vỗ ........................................................................................... 15
4.1.1.6 Thức ăn, cách cho ăn, chăm sóc và quản lý ............................................... 15
4.1.1.7 Kiểm tra độ thành thục của cá nuôi vỗ....................................................... 16
4.1.2 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo ............................................................................ 17
4.1.2.1 Dụng cụ chuẩn bị cho cá sinh sản .............................................................. 17
4.1.2.2 Tuyển chọn cá bố mẹ cho sinh sản ............................................................ 17
4.1.2.3 Phương pháp tiêm và liều lượng kích dục tố ............................................. 17
4.1.2.4 Phương pháp thụ tinh nhân tạo .................................................................. 19
4.1.2.5 Phương pháp khử dính ............................................................................... 20
4.1.2.6 Ấp trứng ..................................................................................................... 20
v
4.2 Kết Quả Sinh Sản Nhân Tạo ............................................................................ 21
4.3 Kỹ Thuật Ương Cá Bột Lên Cá Hương ........................................................... 25
4.3.1 Chuẩn bị và gây màu nước cho ao ương....................................................... 25
4.3.2 Nhu cầu thức ăn của cá khi tiêu hết noãn hoàng........................................... 26
4.3.3 Mật độ ương nuôi .......................................................................................... 27
4.3.4 Thức ăn và chế độ cho ăn.............................................................................. 27
4.3.5 Chăm sóc và quản lý ..................................................................................... 28
4.3.6 Bệnh thường gặp và phương pháp phòng trị bệnh........................................ 29
4.4 Kết Quả Ương Cá Bột Lên Cá Hương ............................................................. 33
4.4.1 Tốc độ tăng trưởng ........................................................................................ 34
4.4.2 Hệ số biến đổi thức ăn................................................................................... 40
4.4.3 Tỷ lệ sống ...................................................................................................... 41
4.4.4 Thu hoạch và vận chuyển cá hương.............................................................. 42
CHUƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 44
5.1 Kết Luận........................................................................................................... 44
5.2 Đề Nghị ............................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 46
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 48
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
ĐỀ MỤC
TRANG
Bảng 2.1.
Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên......................... 4
Bảng 4.1.
Công thức thức ăn trong 100 kg thức ăn chế biến ........................... 16
Bảng 4.2.
Tổng hợp kết quả sinh sản nhân tạo qua 4 đợt sinh sản................... 24
Bảng 4.3.
Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở .................................................................. 25
Bảng 4.4.
Các yếu tố môi trường nuôi ............................................................. 34
Bảng 4.5.
Chiều dài và trọng lượng trung bình của cá..................................... 35
Bảng 4.6.
Mật độ ương nuôi và tỷ lệ sống qua 4 đợt ương .............................. 42
vii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ
ĐỀ MỤC
TRANG
Sơ đồ 1
Sơ đồ bố trí mặt bằng trại ................................................................ 10
HÌNH
ĐỀ MỤC
Hình 2.1
Cá Tra bố mẹ...................................................................................... 2
Hình 3.1
Hệ thống bể lắng .............................................................................. 12
Hình 4.1
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ ........................................................................ 15
Hình 4.2
Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ................................................................ 17
Hình 4.3
Kiểm tra cá bố mẹ ............................................................................ 18
Hình 4.4
Tim kích dục tố ................................................................................ 20
Hình 4.5
Kiểm tra tính dính của trứng............................................................ 20
Hình 4.6
Ấp trứng bằng bình Weis ................................................................. 22
Hình 4.7
Xi phon và thay nước cho cá bột ..................................................... 22
Hình 4.8
Bón vôi............................................................................................. 27
Hình 4.11
Cá bị bệnh Xuất Huyết........................................................................ 30
ĐỒ THỊ
ĐỀ MỤC
Đồ thị 4.1
Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở qua 4 đợt sinh sản................................... 26
Đồ thị 4.2
Tốc độ tăng trưởng của cá................................................................ 36
Đồ thị 4.3
Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá ................................................ 37
Đồ thị 4.4
Tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá............................................ 38
Đồ thị 4.5
Tương quan chiều dài và trọng lượng của đợt 1 .............................. 39
Đồ thị 4.6
Tương quan chiều dài và trọng lượng của đơt 2 .............................. 39
Đồ thị 4.7
Tương quan chiều dài và trọng lượng của đợt 3 .............................. 40
Đồ thị 4.8
Tương quan chiều dài và trọng lượng của đợt 4 ............................. 40
Đồ thị 4.9
Hệ số biến đổi thức ăn của 4 đợt ương ........................................... 41
Đồ thị 4.10
Tỷ lệ sống qua 4 đợt ương .............................................................. 42
TRANG
TRANG
viii
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1
Đặt Vấn Đề
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản Việt Nam phát triển nhanh và có một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nghề nuôi trồng Thủy Sản đóng góp đáng kể
trong tổng sản lượng Thủy Sản và là nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu Thủy Sản.
Trong các loài cá nuôi, cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những
loài cá bản địa có giá trị kinh tế và là loài cá nuôi phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) với sản lượng chiếm tới 80% sản lượng chung của cả nước.
Cá tra được nuôi chủ yếu trong bè, ao, đăng quầng với nhiều mô hình nuôi khác
nhau, chủ yếu nuôi thâm canh… Cá tra có sức chống chịu tốt với môi trường nuôi khắc
nghiệt, tốc độ tăng trưởng nhanh, là loài ăn tạp và dễ dàng chuyển đổi thức ăn nên được
nuôi với mật độ cao: 25 - 30 con/m² trong ao, 85 - 100 con/m³ trong lồng bè, chủ yếu
nuôi tập trung ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang và
Bến Tre…
Do cá không đẻ tự nhiên trong ao hồ ở nước ta, nên nguồn giống cá tra chủ yếu vớt
trên sông Tiền, sông Hậu. Hiện nay do biến động về môi trường, lượng cá bột ngày càng
giảm sút. Hơn nữa, vớt cá tra bột còn làm thiệt hại không ít đến các loài cá khác, ảnh
hưởng lớn đến nguồn lợi trên sông. Do đó việc giải quyết con giống cá tra cho nghề nuôi
bằng biện pháp sinh sản nhân tạo nhằm chủ động về số lượng và chất lượng, đồng thời
bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên là một nhu cầu cần thiết.
Xuất pháp từ nhu cầu thực tiển trên đề tài “Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Nhân Tạo
Cá Tra” được chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện tại trại Trung Tâm Giống
Thủy Sản Tỉnh Bến Tre.
1
1.2
Mục Tiêu Đề Tài
Xác định các thông số kỹ thuật trong quá trình sinh sản nhân tạo cá tra.
Hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo cá tra từ khâu nuôi vỗ, sinh sản nhân tạo và
ương cá bột lần đầu tiên tại Bến Tre được sự chuyển giao công nghệ của Sở Thủy Sản
An Giang.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1
Đặc Điểm Sinh Học
Tra cái
Tra đực
Hình 2.1 Cá tra bố mẹ
2.1.1
Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Robert T.R and C.Vidthayvanon, 1991, cá tra được
phân loại:
Lớp: Osteichthyes
Bộ : Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasius hypophthalmus (Saugave, 1878)
Tên tiếng Anh: Tra catfish
Tên tiếng Việt: Cá tra.
2.1.2
Đặc điểm phân bố
Cá phân bố rất rộng xuất hiện ở hầu hết các lưu vực tự nhiên của hệ thống sông
Cửu Long ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Thái Lan, cá tra
cũng xuất hiện ở lưu vực sông Chao Pharaya.
Ở nước ta những năm trước đây khi cá tra chưa cho sinh sản nhân tạo được, nguồn
cá tra bột cung cấp cho người nuôi trước đây được vớt từ sông Tiền và sông Hậu, cá
trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp ngoài tự nhiên do cá có tập tính di cư
3
ngược dòng để tìm nơi sinh sản. Cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 05 năm sau, di
cư về hạ lưu từ tháng 05 đến tháng 09 hàng năm.
Cá phân bố ở cả 3 tầng nước: tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy nhưng thường sống ở
tầng đáy. Cá có thể sống ở các thủy vực nước tỉnh và nước chảy, cá có thể sống trong
các ao tù nước đọng có nhiều chất hữu cơ và oxy hòa tan thấp.
2.1.3
Đặc điểm hình thái
Cá tra là cá da trơn không vảy có thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải, mắt tương
đối to, miệng rộng, có 2 đôi râu dài, vây lưng và vây ngực có gai cứng, mang răng cưa
mặt sau. Lưng màu xám đen, thân có màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây lưng và vây
bụng xám đen, cuối vây đuôi hơi đỏ (Nguyễn Chung, 2007).
Cá tra có miệng rộng, răng mọc thành dãy, cơ quan tiêu hóa có dạ dày to, ruột ngắn
nên có tính ăn tạp và mồi ăn thiên về động vật, cá rất háu ăn không kén chọn thức ăn.
2.1.4
Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ: nhiệt độ sống thích hợp cho cá tra tăng trưởng dao động trong khoảng
26-300C (Nguyễn Chung, 2007).
Cá tra là loài chịu lạnh kém vì cá tra là một trong những loài đặc trưng cho loài
phân bố ở vùng nhiệt đới. Ở nhiệt độ 150C thì cường độ bắt mồi của cá giảm, nhưng cá
vẫn sống, ở nhiệt độ 390C cá bơi lội không bình thường (Trần Thanh Xuân, 1994).
pH: cá có khả năng chịu đựng pH từ 5-11, nhưng pH thích hợp cho cá phát triển là
6,5-7,5. Ở pH =5 cá có hiện tượng mất nhớt, các đôi râu teo dần, hoạt động chậm chạp,
khi pH =11 cá sẽ hoạt động lờ đờ và mất nhớt.
Khả năng chịu mặn: cá tra sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, không sống được ở
vùng nước mặn. Nhưng có thể sống ở vùng nước lợ có độ mặn 10-14‰ (Phạm Văn
Khánh, 2000).
Oxy hòa tan: cá tra có cơ quan hô hấp phụ nên chịu được hàm lượng oxy thấp. Do
đó cá tra có thể nuôi trong các ao nước tù, nước bẩn, nơi có nhiều chất hữu cơ hay
nuôi bè với mật độ cao.
2.1.5
Đặc điểm dinh dưỡng
Miệng cá tra rộng, có răng sắc nhọn, gai trên cung mang thưa và ngắn nên
không có tác dụng lọc thức ăn như các loài cá ăn phiêu sinh vật. Dạ dày hình chữ
U, ruột ngắn và không gấp khúc.
4
Trong thủy vực tự nhiên tính ăn của cá thiên về động vật. Ở giai đoạn cá bột và cá
hương thì cá ăn mồi sống nên dễ ăn lẫn nhau nếu thiếu thức ăn. Khi cá lớn, cá thể hiện
tính ăn rộng. Trong điều kiện nuôi có thể cho ăn bằng rotifera, moina, artermia, thức
ăn tự nhiên, thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp, cá tra có khả năng thích nghi với
nhiều loại thức ăn khác nhau. Do đó đặc điểm này rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi
rộng rãi loài cá này.
Ngày nay với việc nuôi thâm canh cá tra thức ăn công nghiệp với thành phần dinh
dưỡng cân bằng đang được khuyến khích sử dụng.
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên cho thấy thành phần
thức ăn rất đa dạng được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên
Thành phần
Tỷ lệ (%)
Nhuyễn thể
35,4
Cá nhỏ
31,8
Côn trùng
18,2
Thực vật thượng đẳng
10,7
Thực vật đa bào
1,6
Giáp xác
2,3
(Nguồn: Menon và Cheko, 1995, trích bởi Phạm Văn Khánh, 1996)
2.1.6
Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, khi cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều
dài. Khi trọng lượng đạt cỡ 2,5kg trở lên mức độ tăng trọng nhanh hơn so với chiều dài
cơ thể. Cá ương trong ao sau 1 tháng nuôi có thể đạt chiều dài 4 – 6cm và sau 2 tháng
đạt 10 – 12cm. Cá có khối lượng 10g, sau 1 năm đạt 1,5 – 2kg và sau 2 năm đạt 4,4kg
với điều kiện thức ăn đầy đủ, môi trường trong sạch.
Mức độ tăng trưởng của cá tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống và thức ăn.
Trong tự nhiên đã bắt được cá nặng 18kg hoặc có con dài tới 1,8m, cá có thể sống
trên 20 năm.
5
2.1.7
Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá tra từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, cá có
tập tính di cư ngược dòng sông Mêkông sang Campuchia và khu vực Thankthon của
Lào.
Trong sinh sản nhân tạo, cá cái thường thành thục lần đầu ở 4 tuổi, cá đực thành
thục ở 3 tuổi, trọng lượng khi thành thục trung bình khoảng 3 – 4 kg, chiều dài tối
thiểu là 60 cm. Cá tra cái cùng tuổi thì có trọng lượng lớn hơn cá tra đực 30 – 40%.
Sức sinh sản của cá tra khoảng 139.000 – 150.000 trứng/kg cá cái. Hệ số
thành thục cá tra cái ngoài tự nhiên dao động từ 3,0 – 12,57%, cá tra đực 0,83 –
2,1% (Trần Thanh Xuân, 1994).
Trứng cá tra thuộc dạng trứng dính, nở sau 17 – 21 giờ ở nhiệt độ 25 – 30C.
Nếu nhiệt độ nước thấp hơn 24C thì trứng cá khó nở, do phôi cá không phát
triển được. Nếu nhiệt độ cao quá 32C thì trứng bị hỏng hoàn toàn. Trứng khi đẻ
có đường kính từ 1,0 – 1,1 mm, sau khi trương nước khoảng 1,5 – 1,6 mm. Sau
khi nở, cá bột cá tra có chiều dài khoảng 2,98 mm.
2.2
Sơ Lược Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Tra
2.2.1
Sản xuất giống cá tra
- Lịch sử sản xuất giống cá tra
Năm 1978, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM phối hợp với Trường nông
nghiệp Long Định (nay là Viện Cây Ăn Quả Miền Nam) và Viện Nghiên Cứu Nuôi
Trồng Thủy Sản II đã bắt đầu nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá tra, năm 1979 lần
đầu tiên đã nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong ao. Đến 1995 đã cho sinh sản nhân tạo
cá tra thành công.
Nhìn chung những vấn đề về sinh sản nhân tạo cá tra đã sớm đặt ra sau năm 1975
nhưng do điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí và những nguồn tài liệu liên quan còn
thiếu, đồng thời chưa có một sự thống nhất đồng bộ trong công tác nghiên cứu về đối
tượng này của các trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan khác của các Ngành
Thủy Sản, do đó các kết quả nghiên cứu đạt được còn hạn chế.
Từ 1998, cá tra bột nhân tạo đã thay thế hoàn toàn cá tra vớt tự nhiên. Số trại sản
xuất giống tăng nhanh từ 1999 và ổn định sau năm 2000. Sản lượng cá bột tập trung
chủ yếu ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
6
- An Giang
Toàn tỉnh có 12 cơ sở ương giống cá tra bột (2 tỷ cá bột/năm) và 600 cơ sở sản xuất cá tra
giống cung ứng 200-300 triệu con giống/năm, đáp ứng 70% nhu cầu con giống thả nuôi của
nông dân (Sở Thủy Sản An Giang)
- Đồng Tháp
Huyện Hồng Ngự Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất cá tra bột, với năng lực sản
xuất khoảng 8,8 tỷ con bột và cung cấp khoảng 60% cá tra nuôi cho toàn vùng (Báo
Cần Thơ, 16/6/2008)
2.2.2
Nuôi cá tra
Cá tra nuôi chủ yếu tập trung ở các tỉnh Nam Bộ (gồm 7 tỉnh miền đông, TP.HCM
và 12 tỉnh miền Tây Nam bộ), nhiều nhất ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
- Đồng Tháp
Hiện nay, diện tích nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh là 992ha, giảm so với đầu năm
2008 là 113ha. Sản lượng cá tra đã thu hoạch đến hết tháng 06/2008 là 142.453 tấn.
Trong đó, cá tra quá cỡ còn tồn đọng đến hết tháng 06/2008 gần 37.000 tấn (từ 1,1
kg/con trở lên); cá tra đến cỡ thu hoạch chưa tiêu thụ 30.920 tấn; cá tra sắp đến cỡ thu
hoạch (0,7-0,9 kg/con) là 40.341 tấn.
- Bến Tre
Diện tích nuôi cá tra tăng nhanh, đến nay toàn tỉnh có 600 ha đã và đang đầu tư,
diện tích đã thả giống 495 ha tăng gấp 5,1 lần so với cùng kỳ, diện tích thu hoach 200
ha, năng suất bình quân 300 tấn/ha mặt nước nuôi, sản lượng thu hoạch đạt 40.639 tấn,
tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ, chất lượng cá đạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu
(Theo thống kê của Sở Thủy Sản Tỉnh Bến Tre, 13/11/2007).
Xuất phát từ tình hình trên, năm 2008 Trung tâm giống Thủy Sản Tỉnh Bến Tre đã
phối hợp với Trung tâm Khuyến ngư và giống Thủy Sản An Giang thực hiện dự án
chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra nhân tạo (Pangasius hypophthlmus) tại
Bến Tre, với mục tiêu: chủ động được nguồn cá tra bố mẹ khỏe mạnh, sạch bệnh và
sinh sản tốt. Tính đến 3/7/2008 đã sinh sản nhân tạo được 50 triệu cá tra bột.
7
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1
Thời Gian Và Địa Điểm
3.1.1
Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 4/4/2008 đến 31/7/2008.
3.1.2
Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại: Trung Tâm Giống Thủy Sản Bến Tre – Trại Thực
Nghiệm Và Sản Xuất Cá Giống.
3.1.2.1
Quá trình hình thành và phát triển
Trại thực nghiệm và sản xuất cá giống Sơn Đông được thành lập vào tháng 4-1983.
Trại thuộc công ty nuôi trồng Thủy Sản Bến Tre – Sở Thủy Sản.
Từ 4-1983 đến 5-1988 nhiệm vụ chính của trại là ương nuôi cá loài cá giống: Rô
phi đài loan, cá chép…để cung cấp cho nông dân trong tỉnh.
Từ 6-1988 hệ thống sinh sản nhân tạo được xây dựng xong, lúc này được đưa vào
sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi như cá trôi ấn độ, cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá
chép…
Năm 1990 giải thể công ty nuôi trồng Thủy Sản, trại trực thuộc trung tâm kỹ thuật,
giai đoạn này ngoài sản xuất cá bột, cá giống trại còn nhân thêm nhiệm vụ xây dựng
và phát triển các mô hình trình diễn nước ngọt tập huấn khuyến ngư ở các vùng trong
tỉnh.
Từ 9-1996 chuyển trung tâm kỹ thuật nuôi trồng Thủy Sản thành trung tâm khuyến
ngư. Từ đó trại trực thuộc trung tâm khuyến ngư cho đến nay.
Từ khi thành lập đến nay trại được nâng cấp 3 lần vào năm 1988, 1997 và 2000.
7-2007 trại đổi tên thành Trung Tâm Giống Thủy Sản Bến Tre - Trại Thực Nghiệm
Và Sản Xuất Cá Giống.
3.1.2.2
Chức năng và nhiệm vụ
Phục vụ sản xuất giống cá, tôm càng xanh cung cấp cho người nuôi.
Phục vụ yêu cầu tham quan học hỏi của sinh viên
8
Nơi chuyển giao, đào tạo kỹ thuật cho người dân trong tỉnh.
3.1.2.3
Vị trí địa lý
Trại có tổng diện tích 3.7 ha, phía đông giáp Trường Cao Đẳng Bến Tre (cơ sở I),
tây giáp Cao Đẳng Bến Tre (cơ sở II), nam giáp kênh Thanh Bình, bắc giáp tỉnh lộ
884.
Nguồn nước được lấy trực tiếp từ nguồn nước sông Hàm Luông thông qua kênh
Thanh Bình, đây là nguồn nước được khảo sát có chất lượng tốt vì nhà máy nước tỉnh
cũng lấy từ nguồn nước này.
3.1.2.4
Cơ sở vật chất
Trại chia làm nhiều khu vực: khu ương nuôi, khu nuôi vỗ, khu sản xuất giống, khu
nhà kho, khu nhà điều hành, khu nhà ở.
Trại có 15 ao ương nuôi các loại có diện tích trung bình trên 1000 m2. Khu ấp và đẻ
cá có 4 bể vòng, 15 bể composite 12m3, 8 bể chứa cá bố mẹ và đẻ, một hệ thống khai
ấp, một hệ thống ấp bằng bình Weis, 9 bể ương ximăng 40m2 mỗi cái.
3.1.2.5
Sơ đồ bố trí mặt bằng trại
9
A1
A2
A8
A7
Khu
sinh
sản cá
A9
tra
A12
Văn
Phòng
A3
A6
A14
A10
Khu sinh sản
nhân tạo cá
giống
Khu
xuất cá
giống
A4
A5
A11
10
Khu
nhà ở
tập thể
A13
A15
3.2
Vật Liệu Và Phương Pháp
3.2.1
3.2.1.1
Vật liệu và trang thiết bị
Nhà sản xuất giống
Được xây dựng kiên cố, mái che được lợp bằng tôn nhựa. Có 15 bể composite có
thể tích 12m3.
3.2.1.2
Hệ thống bể ương, bể ấp
Hệ thống gồm 10 bình weis bằng nhựa có thể tích 50 lít.
Bể composite 12 m³/bể: 15 bể.
Hệ thống đường ống và dây dẫn khí, đá bọt sủi khí.
Hệ thống đường ống dẫn nước, máy bơm nước.
Máy thổi khí: 4 cái (công suất: 75w).
Giai chứa cá bột.
Hệ thống đèn chiếu sáng.
Vợt vớt cá bột, thau, xô, ống xiphon.
3.2.1.3
Hệ thống bể lắng
Có 5 bể lắng xi măng, nước được lấy trực tiếp từ kênh Thanh Bình và được xử lý
vài ngày trước khi sử dụng.
Hình 3.1 Hệ thống bể lắng
11
3.2.1.4
Các vật liệu khác
Các loại hóa chất dùng cho việc khử trùng và xử lí nước: Chlorine, thuốc tím
(KMnO4), formaline… Các dụng cụ phục vụ cho sinh sản nhân tạo: lông gà, tanin,
nước muối sinh lý 9‰, băng ca, cân, nhiệt kế, ống tiêm, thùng đá, que thăm trứng, đĩa
Petri, khăn khô, thau dùng để hứng trứng.
3.2.1.5
Kích dục tố sử dụng
Sử dụng kích dục tố HCG (Human Chorionic Gonadotropin) của Việt Nam và
Trung Quốc sản xuất, đơn vị dùng IU (International Unit) sản xuất dưới dạng đông khô
và đóng gói trong các lọ thủy tinh với lượng 10.000 IU/lọ. Thuốc được hòa tan trong
nước cất hoặc nước muối sinh lý trước khi sử dụng.
3.2.2
3.2.2.1
Phương pháp
Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ
Vị trí đo nhiệt độ: ao nuôi vỗ cá bố mẹ, trong bể ấp, ao ương cá hương.
Thời gian đo: 7 giờ sáng và 17 giờ chiều.
Số lần đo: mỗi ngày 2 lần, riêng bể ấp trong quá trình ấp thì đo thường xuyên.
Dụng cụ đo: dùng nhiệt kế thủy ngân treo ngâm vào trong ao ương nuôi.
- pH
Vị trí lấy mẫu: ao nuôi cá bố mẹ, ao ương cá hương.
Thời gian lấy mẫu: 7giờ sáng và 17 giờ chiều.
Số lần lấy mẫu: 2 lần/ tuần.
Dụng cụ phân tích: test kit pH của Đức.
- Ammonia tổng cộng (NH3 – N)
Vị trí lấy mẫu: trong ao nuôi cá bố mẹ, ao ương cá hương.
Thời gian lấy mẫu: 7 giờ sáng, 17 giờ chiều.
Số lần lấy mẫu: 2 lần/tuần.
Dụng cụ phân tích: bộ test Sera so màu của Đức.
12
- Oxy hòa tan (DO)
Vị trí lấy mẫu: trong ao nuôi cá bố mẹ, ao ương cá hương.
Thời gian lấy mẫu: 7 giờ sáng, 17 giờ chiều.
Số lần lấy mẫu: 2 lần/tuần.
Dụng cụ phân tích: test kit O2 của Đức.
3.2.2.2
Phương pháp theo dõi quy trình sản xuất giống nhân tạo
Tham gia trực tiếp vào quy trình sinh sản nhân tạo và ghi chép số liệu cần thiết.
Trao đổi với kỹ thuật viên và công nhân trực tiếp ở trại.
- Theo dõi trọng lượng
Theo dõi tăng trưởng về trọng lượng khi cá 14 ngày tuổi trở lên.
Theo dõi mức tăng trưởng 1 tuần/lần. Dùng vợt vớt cá, sau đó cân, đếm số lượng cá
và tính trọng lượng trung bình.
- Theo dõi chiều dài
Theo dõi tăng trưởng về chiều dài khi cá 14 ngày tuổi trở lên.
Theo dõi 1 tuần/lần. Dùng vợt vớt khoảng 30 cá và dùng thước kẻ vạch đo chiều dài
từng con, sau đó tính chiều dài trung bình.
3.3
Phương Pháp Xử Lý Số Liệu
Nhiệt độ lấy giá trị trung bình hàng tuần.
pH, NH3 được lấy giá trị hàng tuần.
Tỷ lệ sống của cá hương (TLS) %
Số cá hương thu được
TLS =
x 100
Số cá khi thả ương
Hệ số biến đổi thức ăn
Tổng lượng thức ăn sử dụng
FCR =
x 100
Tổng lượng cá thu hoạch
Sử dụng phần mềm Microsoft office excel để sử lý thống kê số liệu và vẽ biểu đồ.
13
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1
Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo
4.1.1
4.1.1.1
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Ao nuôi vỗ
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ có diện tích 1263 m2, sâu 1,7-2m. Ao có vị trí gần kênh
Thanh Bình nên thuận lợi cho việc cấp nước vào ao. Ao có cống thoát nước và lấy
nước, hai đầu cống trong và ngoài có bịt lưới chắn có mắc lưới nhỏ để ngăn cá tạp,
địch hại xâm nhập vào ao và không để cá thoát ra ngoài. Đáy ao bằng phẳng và hơi
nghiêng về cống thoát.
Hình 4.1 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
4.1.1.2
Chuẩn bị ao nuôi vỗ
Trước khi thả cá, ao cần được diệt tạp và các loại mầm bệnh bằng cách tháo cạn,
vét bùn đáy ao, rải vôi với liều lượng 6kg/100m2. Phơi đáy ao vài ngày, sau đó lấy
nước vào ao qua lưới lọc đến khi mực nước đáy ao đạt yêu cầu.
14
4.1.1.3
Chọn cá bố mẹ
Cá bố mẹ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị hình, dị tật, thể trọng 4 – 6 kg, cá
trên 3 năm tuổi.
4.1.1.4
Thời gian nuôi vỗ
Cá bố mẹ được thả nuôi từ 4/12/2007 đến 12/3/2008 cá bắt đầu cho sinh sản.
4.1.1.5
Mật độ nuôi vỗ
Mật độ nuôi vỗ: 30kg/100m2. Tỉ lệ đực cái là 1:2.
4.1.1.6
Thức ăn, cách cho ăn, chăm sóc và quản lý
- Thức ăn
Để cá phát triển và có sản phẩm sinh dục tốt, cần phải cung cấp thức ăn cho cá
đủ về số lượng và chất lượng, cân đối về thành phần dinh dưỡng. Phải cung cấp
thức ăn hàng ngày cho cá. Nhu cầu về hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, đặc
biệt hàm lượng đạm phải đảm bảo từ 30% trở lên.
Thức ăn sử dụng cho nuôi vỗ là thức ăn chế biến bao gồm các thành phần chủ
yếu là: bột cá, thức ăn cargill (7404) có độ đạm 42%, cám.
Bảng 4.1. Công thức thức ăn trong 100kg thức ăn chế biến
Thành phần
Trọng lượng (kg)
Tỷ lệ (%)
Bột cá
40
40
Thức ăn cargill
28
28
Cám
28
28
Bột gòn
4
4
Thành phần vitamin C được bổ sung vào thức ăn tổng hợp khi cho cá ăn với liều
lượng là 0,2g/kg thức ăn.
15
Hình 4.2 Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ
- Cách cho ăn
Thức ăn chế biến được trộn đều, nắm thành cục và cho cá ăn. Ngày cho ăn 1 lần
vào lúc 17h, với khẩu phần ăn là 1% trọng lượng đàn cá.
- Chăm sóc và quản lý
Hàng ngày phải quan sát hoạt động và mức độ ăn của cá, tình hình thời tiết và
chế độ thủy lý hóa để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Định kỳ một tuần thay nước một lần, thay 30% nước trong ao nuôi. Khi thấy
màu nước ao thay đổi thì tiến hành thay nước ngay.
4.1.1.7
Kiểm tra độ thành thục của cá nuôi vỗ
Sau khi nuôi vỗ được 2 tháng, kiểm tra lần thứ nhất, quan sát ngoại hình, đánh
giá sức khỏe, độ béo của cá. Vào tháng thứ ba dùng que thăm trứng để kiểm tra
trứng cá cái, đối với cá đực tiến hành vuốt kiểm tra tinh dịch cá đực để đánh giá
mức độ thành thục và điều chỉnh chế độ nuôi vỗ cho hợp lý.
Từ tháng thứ tư kiểm tra phát dục mỗi tháng 2 lần. Trong những lần kiểm tra ghi
chép đầy đủ các số liệu của từng cá thể đực, cái đã được đánh dấu (chiều dài, trong
lượng cơ thể, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, kích thước vòng bụng và độ mềm...).
Căn cứ vào mức độ thành thục của cá để định ngày cho cá đẻ.
Khi kéo cá bố mẹ dùng lưới sợi mềm để tránh làm xây sát cá, dùng băng ca vải
mềm có kích thước phù hợp với độ lớn của cá để giữ cá khi kiểm tra.
16