Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY THUỶ SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.48 KB, 63 trang )

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY THUỶ SINH

Thực hiện bởi

NGUYỄN THANH PHÚ

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN PHÚ HÒA
ThS. NGUYỄN VĂN PHONG

Tháng 10 năm 2008


CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt
cho chúng tôi những kiến thức khoa học vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập
tại trường.
- TS. Nguyễn Phú Hòa và ThS. Nguyễn Văn Phong đã tận tình hướng dẫn chúng tôi
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt
thành.
- Ban Lãnh đạo, cùng tập thể Anh Chị kỹ sư, công nhân tại Trạm thực nghiệm Nông
nghiệp Nhị Xuân (Hóc Môn – Tp. HCM) đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp trong thời gian vừa qua.
- Gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi thật tốt để chúng học tập tại
trường.
- Các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã động viên và giúp đỡ chúng tôi trong quá
trình học tập, trong cuộc sống cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.


Do giới hạn về thời gian thực hiện đề tài nên Luận văn này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong đón nhận sự góp ý quý báu của quý thầy cô và các bạn
độc giả để cuốn luận văn này được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sự tăng trưởng
của cây thủy sinh” được tiến hành nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện ngoại
cảnh đến sự tăng trưởng và phát triển của một số giống kiểng thủy sinh. Đề tài được
thực hiện tại Trạm thực nghiệm Nông Nghiệp Nhị Xuân (Hóc Môn – Tp. HCM), thời
gian 5 tháng (từ tháng 5/2008 – tháng 10/2008).
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng và
hàm lượng CO2 đến sự tăng trưởng và phát triển của một số giống kiểng thủy sinh.
Cường độ chiếu sáng được bố trí với 3 mức: 1500 lux, 2000 lux, 3000 lux; thời gian
chiếu sáng được bố trí với 3 mức: 8 giờ/ngày, 10 giờ/ngày, 12 giờ/ngày; hàm lượng
CO2 được bố trí với 3 mức: 12 mg/l/giờ, 15 mg/l/giờ, 18 mg/l/giờ.
Kết quả thu được như sau:
- Với mức cường độ ánh sáng từ 1.500 lux – 2.000 lux thì một số giống Sunset xanh,
Rubi lá hẹp, Lan nước tăng trưởng và phát triển tốt. Riêng các cây màu xanh như: Lan
muỗng, Vẩy ốc xanh thì phát triển tốt nhất ở mức 2.000 lux. Với mức cường độ ánh
sáng 3.000 lux thì cây tăng trưởng kém hơn nhưng cây có màu sắc đẹp.
- Với thời gian chiếu sáng từ 8 giờ/ngày – 10 giờ/ngày thì một số giống Sunset xanh,
Lan nước, Giấy đỏ tăng trưởng và phát triển tốt nhất. Riêng các cây màu xanh như:
Lan muỗng, Vẩy ốc xanh phát triển tốt nhất ở thời gian chiếu sáng là 10 giờ/ngày. Với
thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày thì cây thủy sinh phát triển yếu hơn nhưng cây cho
màu sắc rõ nét hơn, rực rỡ hơn.
- Đa số các giống cây kiểng thủy sinh đều phát triển tốt ở hàm lượng CO2 là 18
mg/l/giờ.


iii


MỤC LỤC
Đề mục
Trang
Tên đề tài
Cảm tạ
ii
Tóm tắt
iii
Mục lục
iv
Danh sách các bảng
vi
Danh sách các hình
vii
1.
GIỚI THIỆU
1
1.1
Đặt vấn đề
1
1.2
Mục tiêu
1
2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2

2.1
Điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh
2
2.1.1
Vị trí địa lý
2
2.1.2
Địa hình
2
2.1.3
Khí hậu và thời tiết
3
2.2
Khái quát về cây thủy sinh
4
2.2.1
Khái niệm cây thủy sinh
4
2.2.2
Đặc điểm của cây thủy sinh
4
5
2.2.3
Một số giống cây thủy sinh tham gia thí nghiệm
2.2.4
Các thiết bị cần thiết khi trồng cây thủy sinh
9
2.3
Tình hình nghiên cứu cây thủy sinh hiện nay
10

2.3.1
Công trình nghiên cứu nước ngoài
10
2.3.2
Công trình nghiên cứu trong nước
10
2.4
Một Số Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Sự Tăng Trưởng Của Cây Thủy 11
Sinh
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.
13
3.1
3.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.4
4.
4.1
4.1.1
4.1.2

Thời gian và địa điểm
Vật Liệu Nghiên Cứu
Bố Trí Thí Nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sự tăng
trưởng của 3 họ Acanthaceae, Alismataceae và Lythraceae.
Thí nghiệm 2 : Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự tăng

trưởng của 3 họ Acanthaceae, Alismataceae và Lythraceae
Thí nghiệm 3 : Ảnh hưởng của hàm lượng CO2 đến sự tăng trưởng
của 3 họ Acanthaceae, Alismataceae và Lythraceae
Phương Pháp Phân Tích Số Liệu
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sự tăng trưởng của một số
giống kiểng thủy sinh
Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sự tăng trưởng của nhóm
cây thuộc họ Acanthaceae
Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sự tăng trưởng của nhóm
cây thuộc họ Alismataceae
iv

13
13
14
15
15
16
16
17
17
17
20


4.1.3

Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sự tăng trưởng của nhóm
cây thuộc họ Lythraceae.

4.2
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến quá trình sinh trưởng của
một số giống kiểng thủy sinh
4.2.1
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự tăng trưởng của nhóm
cây thuộc họ Acanthaceae
4.2.2
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự tăng trưởng của nhóm
cây thuộc họ Alismataceae
4.2.3
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự tăng trưởng của nhóm
cây thuộc họ Lythraceae.
4.3
Ảnh hưởng của hàm lượng CO2 đến quá trình sinh trưởng của một
số giống kiểng thủy sinh
4.3.1
Ảnh hưởng hàm lượng CO2 đến sự tăng trưởng của nhóm cây thuộc
họ Acanthaceae
4.3.2
Ảnh hưởng của hàm lượng CO2 đến sự tăng trưởng của nhóm cây
thuộc họ Alismataceae
4.3.3
Ảnh hưởng của hàm lượng CO2 đến sự tăng trưởng của nhóm cây
thuộc họ Lythraceae.
5.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1
Kết Luận
5.2
Đề Nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục

v

21
23
23
24
25
27
27
28
30
31
31
31
32


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8

Bảng 4.9

Ảnh hưởng của cường độ áng sáng đến sự sinh trưởng của 3 giống
cây thuộc họ Acanthaceae
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến sự sinh trưởng số lá/cây
của 3 giống cây thuộc họ Alismataceae
Ảnh hưởng của cường độ áng sáng đến sự tăng trưởng chiều cao
cây của 3 giống cây thuộc họ Lythraceae
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự sinh trưởng cm/cây
của 3 giống thuộc họ Acanthaceae
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự sinh trưởng số lá/cây
của 3 giống cây thuộc họ Alismataceae
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự sinh trưởng chiều cao
cây của 3 giống cây thuộc họ Lythraceae
Ảnh hưởng của hàm lượng CO2 đến sự sinh trưởng cm/cây của 3
giống thuộc họ Acanthaceae
Ảnh hưởng của hàm lượng CO2 đến sự sinh trưởng số lá/cây của 3
giống cây thuộc họ Alismataceae
Ảnh hưởng của hàm lượng CO2 đến sự sinh trưởng chiều cao cây
của 3 giống cây thuộc họ Lythraceae

vi

Trang
19
21
22
23
24
26

27
29
30


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4

Sunset xanh
Liễu thơm
Thái dương
Rubi lá hẹp
Lan muỗng
Lan nước
Vẩy ốc xanh
Vẩy ốc Ấn Độ

Giấy đỏ
Máy đo cường độ ánh sáng
Bình khí CO2 và máy đo hàm lượng CO2
Cường độ chiếu sáng 2000 lux trên họ Acanthaceae
Cường độ chiếu sáng 2000 lux trên họ Alismataceae
Thời gian chiếu sáng ở mức 8 giờ/ngày trên họ Lythraceae
Hàm lượng CO2 ở mức 18 mg/l/giờ trên gống Alismataceae

vii

Trang
5
5
6
6
7
7
8
8
10
14
14
18
20
25
28


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề
Hiện nay, tốc độ đô thị hóa tại các thành phố lớn rất nhanh, đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), điều này dẫn đến mảng xanh đô thị bị thu hẹp lại. Do
vậy, không gian thư giãn của con người bị hạn chế. Để giúp con người gần gũi với
thiên nhiên hơn, giải pháp trồng cây thủy sinh trong hồ kính nhân tạo là rất cần thiết.
Thật vậy bể thủy sinh đã làm nên bức tranh thu nhỏ muôn màu của thiên nhiên,
bể thủy sinh có thể giúp mọi người cảm nhận đủ thiên nhiên trong ngôi nhà của mình.
Ngắm nhìn những chú cá tung tăng bơi lội trong làn nước cùng cỏ cây, nghe âm thanh
róc rách của nước và cảm nhận luồng không khí mát rượi tỏa ra từ bể thủy sinh. Như
vậy, con người đã cảm nhận được sự thoải mái và dễ chịu của thiên nhiên trong ngôi
nhà của mình.
Tuy nhiên, điều kiện sống của một số giống thủy sinh dưới tác động của một số
yếu tố ngoại cảnh thì chưa được nghiên cứu nhiều, điều đó gây lúng túng cho người
nuôi trồng cây thủy sinh. Để góp phần giải quyết bức xúc trên, được sự cho phép của
khoa Thủy Sản, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một
số yếu tố ngoại cảnh đến sự tăng trưởng của một số giống cây thủy sinh”.
1.2 Mục Tiêu
Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: cường độ ánh sáng, thời
gian chiếu sáng và hàm lượng CO2 hoà tan đến sự tăng trưởng và phát triển của một
số giống kiểng thủy sinh.

1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều Kiện Tự Nhiên Của Thành Phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 100 10’ – 10038’ vĩ độ
Bắc và 106022’ – 106054’ kinh độ Đông.

Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông và
Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây
Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
2.1.2. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam bộ
và đồng bằng sông Cửu Long.
Địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây,
Được chia thành 3 tiểu vùng địa hình.
+ Vùng cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc ( thuộc Bắc huyện Củ
Chi, Đông Bắc quận Thủ Đức và quận 9), với dạng địa hình lượng sóng, độ cao trung
bình 10 m – 25 m và xen kẽ có những đồi gò có thể cao tới 32 m như đồi Long Bình
(quận 9).
+ Vùng thấp trũng ở phía Nam – Tây Nam và Đông Nam thành phố (thuộc các quận 9,
8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên
dưới 1 m và cao nhất là 2 m, thấp nhất 0,5 m.
+ Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành
cũ, một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có
độ cao trung bình 5 m – 10 m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá
đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
2


2.1.3. Khí hậu và thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt
độ cao đều trong năm và có 2 mùa mưa – khô rõ rệt làm tác động chi phối môi trường
cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau.
Theo quan trắc của trạm Tân Sơn Nhất, cho thấy đặc trưng khí hậu TPHCM
như sau:

+ Lúc bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình/
tháng 160 – 270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4
(28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1
(25,70C).
+ Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 – 280C. Điều kiện nhiệt độ
và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển của chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng
suất sinh học cao, đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các
chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
+ Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và nhỏ
nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng
mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó hai
tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa
không đáng kể.
+ Độ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%, bình quân mùa mưa 80% và
trị số cao tuyệt đối tới 100%, bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống
tới 20%.
+ Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính: gió mùa
Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào
trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi
mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc – Đông Bắc từ biển Đông
thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s.
Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam – Đông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5

3


tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão (theo cục
thống kê Thành phố Hồ Chí Minh).
2.2 Khái Quát Về Cây Thủy Sinh:

2.2.1 Khái niệm cây thủy sinh
Cây thủy sinh là những lòai cây thích nghi với việc sống trên hoặc trong nước.
cây thủy sinh chỉ có thể phát triển trong nước hoặc có thể phát triển trong đất bảo hòa
về nước một cách thường xuyên. Cây có mạch thủy sinh có thể là dương xỉ hoặc cây
hạt kín (bao gồm lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm). Rong biển không phải là cây có
mạch thủy sinh nhưng là tảo biển đa bào và do đó không được tính đến trong phân loại
cây thủy sinh (theo tự điển Wikipedia, 2008).
Hiện tại, khi đề cập đến cây thủy sinh người ta nghĩ ngay đến những cây sống
trong nước nhưng trên thực tế cây thủy sinh là loại cây có thể sống được cả môi trường
cạn lẫn môi trường nước. Mỗi môi trường có đặc điểm hình thái khác nhau, môi
trường cạn lá dày và tròn hơn, môi trường nước lá mỏng và dài hơn.
2.2.2 Đặc điểm của cây thủy sinh
Để sống và thích nghi với môi trường nước cây thủy sinh có những đặc điểm
sau:
- Cơ quan khí khổng phát triển: Do lượng O2 hòa tan trong nước ít hơn so với môi
trường trên cạn nên hầu hết bộ rễ cây thủy sinh có những khoang rỗng tương đối lớn
giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí .Đặc biệt, biểu bì rễ cây là
một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua
(thẩm thấu), vào trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi
khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.
- Cấu tạo thân yếu: Hầu hết cây thủy sinh là thân thảo sống trong môi trường nước,
không hóa gỗ nên thân mềm và yếu.
- Cơ quan thoát nước phát triển: nếu nước trong thân quá nhiều không thoát được ra
ngoài, ứ đọng lâu trong thân sẽ sinh ra thối rữa. Khi khí áp bên ngoài quá thấp hoặc
thoát hơi nước giảm đi, cây sẽ thải lượng nước thừa nhờ cơ quan thoát nước, có thể
làm cho muối khoáng vận chuyển lên lá.
- Bộ rễ kém phát triển: Do sống trong môi trường nước, nên hầu hết bộ rễ của cây thủy
sinh không phát triển như cây trồng cạn, không phải vươn dài rễ để hút nước và chất
4



dinh dưỡng, bộ rễ này có tác dụng giữ cho cây sống trong môi trường nước. Hơn nữa,
bộ rễ cây thủy sinh cũng không có nhiều lông hút như cây trồng cạn mà trơn láng hơn.
- Đặc điểm phát tán của phấn hoa: Không như ở trên cạn cây phát tán phấn hoa nhờ
gió, cây thủy sinh có cấu tạo đặc biệt để có thể phát tán phấn hoa khi nước chuyển
động. Một số loại thủy sinh, khi ra hoa thì hoa phải vươn lên khỏi mặt nước để tiến
hành quá trình thụ phấn nhằm duy trì nòi giống.
- Sinh sản sinh dưỡng: Một số loại cây (cỏ Kim Ngưu chẳng hạn), sau khi cắt ra từng
đoạn có thể phát triển thành cây mới. Đa số cây thủy sinh được nhân giống bằng cách
giâm cành. Sau khi cây đủ lớn chọn những nhánh bánh
tẻ cắt khúc, đảm bảo cây có từ 3 – 4 mắc lá, giâm xuống
lớp phân nền là phát triển thành cây mới.
2.2.3 Một số giống cây thủy sinh tham gia thí nghiệm
Theo Nguyễn Văn Phong (2008), đặc điểm sinh
học của một thực vật tham gia thí nghiệm được mô tả
như sau:
a/ Họ Acanthaceae
- Sunset xanh (hình 2.1):
Tên khoa học: Hygrophila corybosa

Hình 2.1: Sunset xanh
(Nguy n V n Phong,

Đặc điểm:
+ Cây đa niên, thân thảo, cao 25 - 30 cm
+ Thân thảo, mọc đứng, lá đơn mọc đối chữ thập, lá dài
3 – 5 cm, rộng 1- 1,5 cm, mỗi đốt lá mọc cách nhau 2,5 3 cm, đầu lá và gốc lá thuôn nhọn không có cuống lá,
mép lá nguyên, mặt trên lá màu xanh
- Liễu thơm (hình 2.2):
Tên khoa học: Hygrophila balsamica

Nguồn gốc: Đông Á
Đặc điểm:
+ Cây đa niên, thân thảo cao 30 – 50 cm, lá mọc đối
xẻ thùy không đều, lá dài 5 – 7 cm, rộng 3 - 4 cm có
màu xanh lá chuối non.
5

Hình 2.2: Li u th m
(Nguy n V n Phong,


+ pH: 6,5 - 7,5
+ Thời gian chiếu sáng 12h/ngày. Nhu cầu ánh sáng trung bình. Nhiệt độ thích hợp 22
0

C– 28 0C.

+ Nhân giống bằng cách giâm cành
+ Vị trí phối kết: trung cảnh, hậu cảnh
- Hoàng thái dương (hình 2.3):
Tên khoa học: Hygrophila sp.
Nguồn gốc:Trung Mỹ
Đặc điểm:
+ Cây đa niên, thân thảo, cao 20 – 70 cm.
+ Lá đơn mọc đối mọc trên thân từng mấu. Đầu lá hơi
tròn, gốc lá thuôn nhọn. Lá có màu xanh lục nhạt
có lá hơi hồng. Lá dài 5 – 7 cm, rộng từ 2 – 3cm.

Hình 2.3: Hoàng thái d
ng

(Nguy n V n Phong, 2008)

+ pH: 5 – 7
+ Thời gian chiếu sáng 8 - 10 h/ngày. Nhu cầu ánh sáng trung bình. Nhiệt độ thích
hợp:18 – 28 0C.
+ Nhân giống bằng cách giâm cành
+ Vị trí phối kết: trung cảnh
b/ Họ Alismataceae
- Rubi lá hẹp (hình 2.4):

Tên khoa học: Echinodorus
Nguồn gốc:
Đặc điểm:
+ Cây đa niên, cao 30 – 35 cm. Lá hình phiến dài 30 –
35 cm có màu xanh đậm đến nâu, cuống lá dài 3 – 5 cm.
Lá có 3 gân chính
+ pH: 5,5 - 7,5
+ Thời gian chiếu sáng 12h/ngày. Nhu cầu ánh sáng
0

cao. Nhiệt độ thích hợp: 25 – 28 C
- Nhân giống bằng cách tách những cây con
6

Hình 2.4: Rubi lá h p
(Nguy n V n Phong,
2008)


-Vị trí phối kết: trung cảnh

- Lan muỗng (hình 2.5):
Tên khoa học: Echinodorus osiris
Đặc điểm
+ Cây đa niên, Lá hình phiến dài 10 - 20 cm, rộng 5 – 8
cm, có màu xanh sáng, cuống lá dài 3 – 7 cm. Lá có 3
gân chính
+ Thời gian chiếu sáng 10 - 12h/ngày. Nhu cầu ánh sáng
cao. Nhiệt độ thích hợp: 25 – 28 0C
+ Nhân giống bằng cách tách những cây con
+ Vị trí phối kết: trung cảnh

Hình 2.5: Lan mu ng
(Nguy n V n Phong,

- Lan nước (hình 2.6):
Tên khoa học: Echinodorus
Nguồn gốc:
Đặc điểm
+ Cây đa niên, Lá hình phiến dài 20 -35 cm, rộng 7 – 8
cm, có màu xanh đậm đến nâu, cuống lá dài 3 – 10 cm.
Lá có 3 gân chính
+ Thời gian chiếu sáng 8 - 10 h/ngày. Nhu cầu ánh
trung bình. Nhiệt độ thích hợp: 25 – 28 0C
+ Nhân giống bằng cách tách những cây con
c/ Họ Lythraceae

Hình 2.6: Lan n
c
(Nguy n V n Phong,


- Vẩy ốc xanh (hình 2.7):
Tên khoa học: Rotala rotundfolia
Nguồn gốc:
Đặc điểm:

+ Cây đa niên, thân thảo cao 20 – 30 cm. Lá hình elip mọc đối, đầu lá thuôn nhọn, gốc
lá có bẹ, lá dài 2 – 3 cm, rộng 1 - 1,5 cm
+ pH: 5,5 - 7,5

7


+ Thời gian chiếu sáng 12 h/ngày. Nhu cầu ánh sáng cao,cây phát triển khá nhanh.
Nhiệt độ thích hợp 25 – 28 0C
+ Nhân giống bằng cách giâm cành
+ Vị trí phối kết: trung cảnh
- Vẩy ốc Ấn Độ (hình 2.8):
Tên khoa học: Rotala indica
Nguồn gốc: Ấn Độ
Đặc điểm:
+ Cây đa niên, thân thảo cao 30 - 40 cm, cây mọc thẳng
đứng trong nước.
+ Lá đơn mọc đối chữ thập mỗi đốt cách nhau 3 – 4 cm,
lá hình elip, đầu lá tròn, cuống lá thuôn nhọn, phần
chồi non thường có màu tím nhạt lớn có màu xanh hơi

Hình 2.7: V y c xanh
(Nguy n V n Phong,

nâu.Cây phân cành rất mạnh

+ pH: 5,5 - 7,3
+ Thời gian chiếu sáng 8 h/ngày. Nhiệt độ thích hợp 22 – 26 0C, nhu cầu ánh sáng
trung bình. Cây phát triển trung bình
+ Nhân giống bằng cách giâm cành
+ Vị trí phối kết: trung cảnh
- Giấy đỏ (hình 2.9):
Tên khoa học: Rotala macarandra
Nguồn gốc: Ấn Độ
Đặc điểm:
+ Cây đa niên, thân thảo, cao 30 - 70 cm, rễ chùm
+ Lá đơn, mọc đối chữ thập, lá hình trứng dài 3 - 5 cm,
rộng 1 - 3 cm, mép lá gợn sóng, không có cuống lá. Đầu
lá nhọn, gốc lá tù. Mặt trên và mặt dưới lá màu đỏ
cam có pha xanh.
+ pH: 5 – 8
+ Thời gian chiếu sáng: 8 h/ngày
+ Nhiệt độ tối thích: 25 – 28 0C
8

Hình 2.8: V y c n
(Nguy n V n Phong,
2008)


+ Nhân giống bằng cách giâm cành.
+ Vị trí phối kết: trung cảnh hoặc hậu cảnh. Nên bố trí
cây theo cụm làm nổi bật màu sắc của cây
2.2.4 Các thiết bị cần thiết khi trồng cây thủy sinh
Bể kính: Thông thường bể thủy sinh được làm
bằng kính, các tấm kính được cắt và ghép lại với nhau,

một số loại bể được uốn cạnh tròn nhưng giá thành cao
hơn. Thể tích bể nên lấy chiều dài làm chuẩn, có nhiều
kích cỡ khác nhau (dài x rộng x cao): 70 cm x 45 cm
x 35 cm; 100 cm x 50 cm x 40 cm; 130 cm x 60 cm x

Hình 2.9: Gi y

(Nguy n V n Phong,

45 cm hay 160 cm x 65 cm x 50 cm.

Giá đỡ: bằng nhôm hoặc sắt, giá đỡ là những thanh hình trụ được ghép thành
khung hình chữ nhật, chiều cao của giá đỡ tùy thuộc tầm ngắm của người chơi.
Máy lọc: máy lọc có tác dụng làm trong nước và hòa tan O2, CO2. Có 2 loại
máy lọc:
+ Máy lọc động lực: loại máy lọc này được gắn ở phía trên bể, gắn phối họp với đèn
một cách khéo léo. Sau một thời gian sử dụng phải rửa các thiết bị lọc nếu không chất
bẩn sẽ dính vào ống cao su, thùng bơm nước, làm giảm lưu lượng nước. Lưu ý khi rửa
lưới lọc không nên hứng dưới vòi nước mạnh hoặc sử dụng chất tẩy rửa sẽ không có
lợi cho việc lọc nước.
+ Máy lọc đặt dưới bể: loại máy này được đặt chìm dưới đáy bể, hút nước từ dưới lên
tạo sự tuần hoàn nước nhưng không nên để dòng nước tuần hoàn quá mạnh ảnh hưởng
đến những loài hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ.
Nên sử dụng hệ thống lọc đảo (nước được bơm lên khỏi mặt nước và qua hệ
thống lưới lọc) làm như vậy sẽ giúp nước tiếp xúc trực tiếp với O2 trong không khí sẽ
giúp cho quá trình khuyếch tán vào nước tốt hơn. Mặt khác, giúp oxy hóa các kim lọai
nặng không có lợi cho hồ thủy sinh.
Đèn chiếu sáng: Trên thị trường có nhiều loại đèn như: đèn neon, huỳnh quang,
đèn thủy ngân, đèn halogen kim loại nhưng phổ biến nhất người sử dụng 2 loại đèn là
đèn neon và halogen kim loại.

Thiết bị khác:
9


+ Thiết bị gia nhiệt: thiết bị này dùng cho khu vực có không khí lạnh (nhất là mùa
đông), các tỉnh thành khu vực phía Đông Nam bộ, Tây Nam bộ thì không cần thiết sử
dụng.
+ Thiết bị bổ sung CO2: bao gồm bình CO2, hộp khuyếch tán CO2, đồng hồ áp suất.
2.3 Tình Hình Nghiên Cứu Cây Thủy Sinh Hiện Nay
2.3.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài
Hiện tại, một số quốc gia trên thế giới như Nhật, Đức, Đài Loan, Đan Mạch... đã
công nghiệp hóa nghề trồng và nhân giống một số loại thực vật thủy sinh dùng làm
trang trí cho hồ cá cảnh. Năm 2006, cuộc thi về hồ kiểng cây thủy sinh diễn ra tại Nhật
đã thu hút được 959 hồ kiểng thủy sinh đến từ 36 quốc gia trên tòan thế giới đã đem
đến cho người xem những tác phẩm về cây thủy sinh trồng trong hồ kính tuyệt đẹp
(Tạp chí Thế giới cá kiểng, số 30/ 2007). Ảnh hưởng của hàm lượng CO2, phân bón
hòa tan, cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng ... đến sinh trưởng và phát triển của
một số cây thủy sinh dùng làm kiểng trang trí trong hồ thủy tinh. Kết quả cho thấy :
pH biến động trong khoảng 6.8 – 7.2 ; độ cứng của nước biến động trong khoảng 4.0 –
8.0 0dH ; hàm lượng CO2 biến động 7.5 – 18.6 mg/ l sẽ giúp cho một số loại rong rêu
thủy sinh phát triển tốt, màu sắc đẹp (Peter Hiscook, 2003) . Tác giả Jamie S.Johnson
(2006) đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, nồng
độ CO2 ...đến sự sinh trưởng và phát triển cho cây kiểng thủy sinh. Theo kết quả này,
hàm lượng N và K có ảnh hưởng khá quan trọng đến quá trình phát triển của cây thủy
sinh.
Việc thiết kế và bố trí các loại cây sao cho phù hợp trong một bể thủy sinh được
Pablo Tepoot (2005) chi tiết bằng hình ảnh trong quyển: “Aquarium plants:The
practical guide” hoặc Takashi Amano trình bày trong quyển “Aquarium plant
paradise”.
Một sồ loại mầm bệnh gây hại, biện pháp khác phục và chế độ dinh dưỡng cho

cây thủ sinh cũng được tác giả Norman C. Fassett (1957) nghiên cứu.
2.3.2 Công trình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, tại nước ta, kiểng thủy sinh được các nghệ nhân phát triển theo
hướng tự phát, chưa thấy công bố các kết quả nghiên cứu cụ thể về các yếu tố như
nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng CO2, độ pH, hàm lượng dinh dưỡng ...đến sự sinh
10


trưởng và phát triển của thực vật thủy sinh nuôi trồng trong hồ kính. Dù rằng, các loại
tthực vật thủy sinh dùng làm cây kiểng luôn là mặt hàng rất đắt giá. Tại Tp. HCM,
trung bình, một hồ kiểng thủy sinh (có khoảng 10 loại cây kiểng thủy sinh, kích thước
120 cm x 70 cm x 70 cm) giá trị có thể tới 10 – 12 triệu đồng/hồ. Đa số, các loại thủy
sinh được nhập nội từ nước ngòai. Một số loại khác được sưu tập trong nước như Biệt
liên, cò Mạc ty, Phượng vĩ đài... Nhiều giống thủy sinh được bán khá đắt, biến động từ
30.000 đ – 200.000 đ/cây, tùy thuộc vào giống cây và kích thước cây. Đặc biệt, nhóm
rêu thủy sinh có giá bán rất cao, trung bình khoảng 150.000 đ – 200.000 đ/1cm2.
Diễn đàn về cá cảnh, cây kiểng thủy sinh tại địa chỉ www.aquabird.com.vn khá
hấp dẫn, nhằm trao đổi các thông tin KHKT có liên quan đến lĩnh vực này.
2.4 Một Số Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Sự Tăng Trưởng Của Cây Thủy Sinh
- Cường độ ánh sáng:
Trong tự nhiên độ chiếu sáng (lux) trong ngày dao động từ 2000 lux – 6000 lux
(Saigonbook, 2005). Trong nghiên cứu nuôi cấy mô thích hợp nhất với cường độ
chiếu sáng từ 1000 lux – 3000 lux (Dương Công Kiên, 2002).
Theo Jamie S.Johnson (2006), cường độ ánh sáng phù hợp cho một số giống thủy
sinh biến động từ 3.500 lux – 4.000 lux. Nhưng qua thí nghiệm, nhận thấy khi chiếu
ánh sáng với cường độ 3.700 lux đa số các cây bị thui đỉnh sinh trưởng, lá bị quắn cây
tăng trưởng kém. Điều này cho thấy, cây thủy sinh có sức chịu đựng về cường độ ánh
sáng kém cây trồng cạn. Có thể thí nghiệm của Jamie S.Johnson thực hiện ở xứ ôn đới,
nên ánh sáng có thể cao hơn.
- Thời gian chiếu sáng:

Cây thủy sinh cũng như các loài thực vật khác cần có sự quang hợp để tổng hợp
chất hữu cơ cho cây tăng trưởng và phát triển, nhưng đa số cây thủy sinh được trồng
để trang trí cảnh trong nhà cho nên hạn chế sự tiếp súc của ánh sáng mặt trời cản trở
việc quang hợp. Vì vậy thí nghiệm ánh sáng điện ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và
phát triển của một số giống kiểng thủy sinh. Bên cạnh đó mỗi giống có một mức cảm
ứng với ánh sáng khác nhau cho nên bố trí thí nghiệm thời gian chiếu sáng cho thích
hợp nhằm để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của cây thủy sinh.

11


Trong tự nhiên, thực vật được chiếu sáng trung bình mỗi ngày từ 6 – 10 giờ/ngày
(Saigonbook, 2005). Trong nuôi cấy tế bào thực vật, ánh sáng thường được chiếu từ
12 – 16 giờ/ngày (Dương Công Kiên, 2002).
- Hàm lượng CO2:
Hàm lượng CO2 quan trọng cho quá trình quang hợp, để tích lũy năng lượng cho
cây, giúp cây tồn tại và phát triển bình thường. Trong nuôi trồng nhân tạo các giống
cây thủy sinh, lượng CO2 được cung cấp qua việc sục khí. Tuy nhiên, hàm lượng CO2
trong không khí bình thường không nhiều, không đủ cho hoạt động quang hợp của
cây, nên cần phải cung cấp thêm thông qua con đường bơm trực tiếp CO2 vào nước.
Theo nghiên cứu của Kaspar Horst và Horst E.Kipper (2006); Jamie S.Johnson
(2006) thì hàm lượng CO2 tốt nhất cho cây thủy sinh biến động từ 7,5 mg/ l – 24
mg/l/giờ, tốt nhất ở khoảng 11,8 mg/l/giờ – 17,8 mg/l/giờ.

12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm

Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm – Trạm Thực nghiệm Nông nghiệp Nhị
Xuân (Hóc Môn – Tp. HCM)
Thời gian: 5 tháng (Tháng 5/ 2008 – 10/ 2008)
3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Gồm 3 họ
Họ Acanthaceae: Gồm 3 giống cây
Sunset xanh (Hygrophila corybosa)
Hoàng thái dương (Hygrophila sp.)
Liễu thơm (Hygrophila balsamica)
Họ Alismataceae: Gồm có 3 giống
Rubi lá hẹp (Echinodorus)
Lan muỗng (Echinodorus sp.)
Lan trầu tím (Echinodorus)
Họ Lythraceae gồm có 3 giống
Giấy đỏ (Rotala macarandra)
Vẩy ốc Ấn Độ (Rotala indica)
Vẩy ốc xanh (Rotala rotundfolia).
- Trang thiết bị
+ Thí nghiệm được bố trí trong 9 hồ kính (kích thước 1,0m x 0,6m x 0,8m)
+ Máy đo pH kế
+ Bình chứa CO2, máy đo hàm lượng CO2
13


+ Máy đo ánh sáng
+ Máy lọc nước…

Hình 3.1: Máy đo cường độ ánh sáng

Hình 3.2: Bình khí CO2 và máy đo hàm lượng CO2

3.3 Bố Trí Thí Nghiệm
Các giống cây tham gia thí nghiệm có độ tuổi một tháng tuổi (4 – 5 lá/cây,
chiều cao khoảng 15 cm/cây), các giống cây cùng họ được bố trí trong cùng hồ kính.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 1 yếu tố, 3 lần lặp lại, mỗi lần
lặp lại gồm có 10 cây/giống.

14


3.3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sự tăng trưởng của
3 họ Acanthaceae, Alismataceae và Lythraceae.
Trong tự nhiên độ chiếu sáng (lux) trong ngày dao động từ 2000 lux – 6000 lux
(Saigonbook, 2005).
Trong nghiên cứu nuôi cấy mô thích hợp nhất với cường độ chiếu sáng từ 1000
lux – 3000 lux (Dương Công Kiên, 2002).
Theo Jamie S.Johnson (2006), cường độ ánh sáng phù hợp cho một số giống
thủy sinh biến động từ 3.500 lux – 4.000 lux.
Hiện nay, tại thị trường Tp.HCM loại đèn huỳnh quang chuyên dùng cho bể
thủy sinh (hiệu Tianniao – Đài loan) độ sáng của loại bóng đèn này được đo cụ thể tại
bảng 1 và bảng 2 (Phụ lục đính kèm).
Dựa vào các luận chứng trên đề tài chọn giá trị chặn trên là 3.000 lux tương ứng
với 2 bóng đèn hiệu Tianniao lắp cho bể có kích thước 1 m x 0,6 m x 0,8 m và mực
nước trong bể là 0,7 m, khoảng cách giữa bóng đèn và mặt hồ là 0,25 m, giá trị chặn
dưới là 1.500 lux với 1 bóng đèn hiệu Tianniao lắp cho bể có kích thước 1 m x 0,6 m x
0,8 m và mực nước trong bể là 0,7 m, khoảng cách giữa bóng đèn và mặt hồ là 0,2 m.
Do đó thí nghiệm được bố trí như sau :
Cường độ ánh sáng

Giống


1500 lux

2000 lux

3000 lux

Giống 1
Giống 2
Giống 3
3.3.2 Thí nghiệm 2 : Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự tăng trưởng của
3 họ Acanthaceae, Alismataceae và Lythraceae
Trong tự nhiên, thực vật được chiếu sáng trung bình mỗi ngày từ 6 – 10
giờ/ngày (Saigonbook, 2005).
Trong nuôi cấy tế bào thực vật, ánh sáng thường được chiếu từ 12 – 16
giờ/ngày (Dương Công Kiên, 2002).

15


Dựa vào 2 luận chứng trên đề tài được chọn 3 NT với 3 mức thời gian chiếu
sáng và thí nghiệm được bố trí như sau :
Thời gian chiếu sáng

Giống

8 giờ/ngày

10 giờ/ngày

12 giờ/ngày


Giống 1
Giống 2
Giống 3
3.3.3 Thí nghiệm 3 : Ảnh hưởng của hàm lượng CO2 đến sự tăng trưởng của 3 họ
Acanthaceae, Alismataceae và Lythraceae
Theo Kaspar Horst và Horst E.Kipper (2006); Jamie S.Johnson (2006) thì hàm
lượng CO2 tốt nhất cho cây thủy sinh biến động từ 7,5 mg/l/giờ – 24 mg/l/giờ, tốt nhất
ở khoảng 11,8 mg/l/giờ – 17,8 mg/l/giờ.
Dựa vào luận chứng trên đề tài được chọn 3 NT với 3 mức hàm lượng CO2 là :
12 mg/l/giờ, 15 mg/l/giờ và 18 mg/l/giờ được bơm trong thời gian 10 giờ chiếu sáng
trong 1 ngày và thí nghiệm được bố trí như sau:
Hàm lượng CO2

Giống

12 mg/l/giờ

15 mg/l/giờ

18 mg/l/giờ

Giống 1
Giống 2
Giống 3
Điều kiện thí nghiệm :
- Các thí nghiệm đồng nhất về các yếu tố khác liên quan: Chất nền đất sét + đất thịt +
phân trùn, theo tỷ lệ 5:1:1, chất lượng nước dùng nước sinh hoạt do Trung Tâm nước
sạch Hóc Môn cung cấp…
- Quản lý và chăm sóc: Thay nước 7 ngày/ lần.

- Mỗi thí nghiệm được thực hiện trong 45 ngày.
3.4 Phương Pháp Phân Tích Số Liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel và MINITAB 14

16


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Để đánh giá sự tăng trưởng của cây thủy sinh phải dựa vào quá trình ra lá và sự
tăng trưởng về chiều cao của cây. Thông thường trị số tổng số lá/cây và chiều cao cây
(cm/cây) quyết định sự tăng trưởng của một giống. Trị số này thường tỷ lệ thuận với
quá trình tăng trưởng của cây. Khi cây tăng trưởng mạnh, thì trị số này càng lớn và
ngược lại. Để đánh giá tác động của một số yếu tố ngoại cảnh đến sự tăng trưởng của
cây thủy sinh, đề tài thí nghiệm ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, thời gian chiếu
sáng và hàm lượng CO2 trên 9 giống thủy sinh hiện có trên thị trường khác nhau thuộc
nhóm Alismataceae, Acanthaceae, và Lythraceae
4.1 Ảnh Hưởng Của Cường Độ Chiếu Sáng Đến Sự Tăng Trưởng Của Một Số
Giống Kiểng Thủy Sinh
4.1.1 Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sự tăng trưởng của nhóm cây
thuộc họ Acanthaceae
Đối với cây thủy sinh thuộc họ thực vật Acanthaceae, trị số chiều cao cây quyết
định sự tăng trưởng của cây. Vì vậy, đề tài dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá sự tăng
trưởng của cây.
Kết quả thống kê tại Bảng 4.1 cho thấy: Cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng và phát triển của 3 giống thủy sinh tham gia thí nghiệm. Với
mức chiếu sáng 1.500 lux – 3.000 lux, sự tăng trưởng của cây khác biệt ở mức có
nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Nếu khi chiếu sáng ở cường độ quá thấp (< 1500
lux) hay quá cao (> 3.000 lux) thì ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của nhóm
thủy sinh thuộc họ này.


17


Bảng phân tích số liệu thống kê cho thấy: Ở mức 1.500 lux, giống Sunset xanh
tỏ ra thích hợp. Bằng chứng chiều cao cây đạt 64,46 cm/cây cao hơn khoảng 19,46 cm
– 33,7 cm so với 2 giống còn lại và khác biệt rất có nghĩa về mặt thống kê (p < 0.01).
Mức chiếu sáng này không thấy khác biệt trên giống Hoàng thái dương và Liễu thơm.
Với giống Hoàng thái dương và Liễu thơm ở cường độ ánh sáng 1500 lux thì
cây tăng trưởng kém nhưng khi tăng lên 2.000 lux thì cây tăng trưởng rõ rệt. Đặc biệt
là giống Liễu thơm, khi cường độ ánh sáng ở mức 1500 lux thì cây đạt chiều cao là
30,76 cm/cây, nhưng ở mức 2.000 lux thì chiều cao cây tăng hơn 18 cm (đạt 49,56
cm/cây), như vậy với mức ánh sáng 2000 lux, sự tăng trưởng của giống Liễu thơm là
tốt nhất.

Hoàng thái d ong

Li u

Hình 4.1: Cường độ chiếu sáng 2000 lux trên họ Acanthaceae
Đối với giống Hoàng thái dương, trong thí nghiệm tuy không có sự khác biệt về
mặt thống kê giữa 3 mức chiếu sáng, nhưng kết quả cho tại Bảng 4.1 cho thấy: Ở mức
2.000 lux giống này đạt chiều cao cây ở trị số 59,06 cm/cây, tốt nhất so với 2 nghiệm
thức còn lại.
Ngược lại, với giống Liễu thơm, ở mức chiếu sáng 2.000 lux có sự khác biệt rất
có nghĩa về mặt thống kê so với 2 mức chiếu sáng còn lại và đạt trị số chiều cao cây
lón nhất (49,56 cm/cây).

18



×