Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT
NAM
I. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ.
1. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước thời kỳ đổi mới.
Sau ngày đất nước thực sự thông nhất thì nền kinh tế nước ta vẫn đầy
rẫy những khó khăn, năm 1978 và 1979 phải chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở
biên giới tây nam và biên giới phía bắc nền hai năm đó tăng trưởng kinh tế
chỉ ở mức 0,7% và 0,6% so với năm trước, năm 1980 suy thoái nghiêm
trọng nên GDP giảm 2,9% so với năm 1979; bình quân hàng năm trong 10
năm đầu sau khi thống nhất đất nước giai đoạn 1976 – 1985 kinh tế chỉ tăng
trưởng 3,56%. Ngay sau đó là sự suy thoái tương đối vào năm 1986, chỉ tăng
2,3% so với năm 1985 vì hướng chịu trực tiếp sai lầm của tổng điều chỉnh
giá - lương – tiền và đổi tiền tháng 9/1985. Các năm 1987 – 1988 tư duy
kinh tế mới bắt đầu được đổi mới nhưng hậu quả sai lầm về sử lý giá - lương
– tiền giai đoại trước vẫn còn sâu rộng, ngân sách nhà nước vẫn còn mất cân
đối nghiêm trọng do đó tăng trưởng kinh tế nước ta giai đoạn 1986 – 1990
tăng chậm và đến năm 1990 thì tăng trưởng kinh tế đạt 5,1%. Bình quân
tăng trưởng kinh tế trung bình cho thời kỳ 1986 – 1990 là 3,9% và cho cả
thời kỳ 1976 – 1990 là 3,7%.
Thời kỳ 1975 – 1980: Chúng ta đã bỏ qua thời kỳ khôi phục kinh tế
bắt tay ngay vào việc phát triển kinh tế với quy mô lớn và tốc độ cao, đẩy
nhanh quá trình cải tạo XHCN. Đặc trưng cơ bản của nông nghiệp thời kỳ
này là hợp tác hoá phát triển với mô hình tập thể hoá, tập trung hoá và
chuyên môn hoá cao. Phong trào phát triển nhanh mà không vững mạnh, sản
xuất không ổn định và mất cân đối lớn giữa sản xuất và tiêu dung lương
thực, thực phẩm. Sản lượng lúa năm 1976 đạt 11,827 triệu tấn nhưng trong 4
năm tiếp theo vẫn không duy trì được mức đó nữa, năm 1978 giảm nhiều chỉ
1
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
đạt 9,79 triệu tấn. Nhiều xí nghiệp công nghiệp quốc doanh được xây dựng
nhưng các xí nghiệp này không có mấy cơ hội phát huy tính chủ động của
mình vì kế hoạch hoá tập trung và quản lý của nhà nước còn rất mạnh; do đó
tuy số lượng tăng nhanh nhưng kết quả sản xuất tăng không tương xứng. So
với năm 1975 giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1978 tăng 30,6%, đến
năm 1980 chỉ còn tăng 12,8%, mức tăng trung bình hàng năm trong các năm
1975 – 1980 chỉ là 2,4%.
Kết quả là 22 chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra đều không đạt. Năm 1980
sản lượng lương thực là 14,4 triệu tấn đạt 68,5% chỉ tiêu kế hoạch đề ra,
chăn nuôi lợn là 10 triệu con đạt 60,6%, đánh bắt cá biẻn là 399 nghìn tấn
đạt 39,9%, sản lượng điện đạt 73,6%, sản xuất thép đạt 25%,…Đặc biệt thu
nhập quốc đan sản xuất chỉ tăng bình quân 0,4% một năm trong khi kế
hoạch đề ra là tăng 13 – 14%. Năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế đạt
mức độ thấp. Trong công nghiệp các xí nghiệp chỉ sử dụng 50% công xuất,
chất lượng sản phẩm kém, hàng hoá tiêu dùng thiết yếu thiếu nghiêm trọng.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước bị lỗ nghiêm trọng và phải bù đắp bằng ngân
sách nhà nước, các mặt mất cân đối trầm trọng. Đó là nguần gốc cơ bản gây
ra khó khăn trên nhiều lĩng vực lưu thông phân phối, ngân sách và tiền tệ.
Đất nước bắt đầu rơi ào cuộc khủng khoảng xã hội nghiêm trọng.
Thời kỹ năm 1981 – 1985: Đánh dấu bước chuẩn bị, khởi đầu mới.
Chính sách, cơ chế quản lý và công cuộc cải cách đã bắt đầu từ khu vựng
nông nghiệp với cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và cá nhân người nông
dân. Đó là bước đi đầu tiên nhiều ý nghĩa trong việc thực hiện quyền dân
chủ trong sản xuất, tái lập chế độ canh tác theo gia đình, chặn đứng sự sa sút
trong sản xuất nông nghiệp, tạo động lực gia tăng cho những năm sau. Sản
xuất lúa mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn, năm 1985 đạt mức 15,875 triệu tấn.
2
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Những cải cách tưng tự trong nghành công nghiệp cũng được thực hiện
nhằm phát huy quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ
về tài chính trong các doanh nghiệp quốc doanh. Giá trị tổng sản lượng công
nghiệp năm 1985 tăng 54,3% so với năm 1980, cơ cấu nhóm A/ nhóm B
trong công nghiệp năm 1980 là 37,8%/62,2%, năm 1985 chuyển dịnh thành
31,4%/68,6%. Công nghiệp ngoài quốc doanh năm 1981 chiếm 39,8% toàn
ngành, năm 1985 tăng lên mức 43,7%.
Mặc dù tiến hành cải cách trong hai ngành công nghiệp và nông
nghiệp nhưng nhiều chỉ tiêu quan trọng trong giai đoạn 1981 – 1985 vẫn
không thực hiện được: năm 1985 sản lượng lương thực là 18,2 triệu tấn đạt
95,8% kế hoạch đề ra, sản lượng điện đạt 5,5 tỷ chỉ đạt 94,5%, sản xuất than
đạt 67,1%, sản xuất xi măng đạt 75%,…Nét nổi bật và phổ biến trong giai
đoạn năm 1975 – 1985 là luôn xảy ra lạm phát phi mã, giá cả hàng hoá và
dịch vụ tiêu dùng tăng và năm sau tăng hơn năm trước.
Do cả hai kế hoạch năm 1967 – 1980 và 1981 – 1985 về cơ bản được
xây dựng trên nền tảng của cơ chế cũ là kế hoạch hoá tập trung và bệnh hành
chính bao cấp nặng nề, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp và cùng
với những vấp váp sai lầm trong các chích sách tổng điều chỉnh giá - tiền –
lương, đặc biệt là thất bại trong việc đổi tiền nên đến năm 1986 nước ta hoàn
toàn rơi vào cuộc khủng khoảng nghiêm trọng.
Thời kỳ năm 1986 – 1990 là thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế để
thay thế cơ chế quản lý cũ nhà nước đã ban hành hàng loạt các chỉ thị, nghị
quyết nhằm xác lập cơ chế quản lý mới. Đổi mới cơ chế quản trong nông
nghiệp chuyển từ khoán theo khâu sang khoán theo hộ, tự chủ kinh doanh để
khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp. Sản lượng lương thực đã có bước
phát triển đáng kể từ 18 triệu tấn năm 1987 đã tăng lên 21,5 triệu tấn năm
3
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
3
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1989 và năm 1990. Tính chung 5 năm 1986 – 1990 sản lượng lương thực
tăng 13,5% so với 5 năm 1981 – 1985. Do vậy, mặc dù dân số thường xuyên
tăng với tốc độ cao nhưng lương thực bình quân đầu người vẫn đạt 310Kg.
Trong công nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi cơ chế
quản lý vì công nghiệp là ngành trước đây được nhà nước bao cấp nhiều
nhất, nhưng một số ngành công nghiệp mũi nhọn như điện, thép, xi măng
vẫn đạt mức tăng trưởng khá.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn chở ngại trong kế hoạch 5 năm này nhưng
ba chương trình kinh tế lớn cũng đạt được kết quả nhất định. Tính chung cho
5 năm 1986 – 1990 tổng sản phẩm trong nước tăng 3,9%.
Như vậy trong giai đoạn 1975 – 1990 thì tốc độ tăng trưởng thấp bình
quân cho cả thời chỉ kỳ đạt 3,7%. Các chính sách áp dung chưa được hợp lý
do đó giá trị của các ngành nông nghiệp và công nghiệp còn thấp và chưa
đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nền kinh tế đất nước ta giai đoạn này rơi
vào cuộc khủng khoảng nghiêm trọng.
2. Tăng trưởng Viêt Nam sau thời kỳ đổi mới
Sau thời kỳ đổi mới thì kinh tế Viêt Nam đã đạt được mức tăng trưởng
cao nhất từ trước tới nay, đó là vào năm 1995 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
được 9,5%. Cụ thể là trong thời kỳ năm 1991 – 1995 tốc độ tăng trưởng kinh
tế tăng nhanh từ 6% vào năm 1991 thì đến năm 1995 tốc độ tăng trưởng kinh
tế đạt 9,5%, Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ năm 1991 – 1995
là 8,2% vượt so với chỉ tiêu đề ra là 5 – 6,5%. Tốc độ tăng trưởng của ngành
nông nghiệp tăng mạnh từ 2,2% vào năm 1991 lên tới 6,9% vào năm 1992
nhưng lại giảm xuống còn 4,8% vào năm 1995. Trong khi đó tốc độ tăng
trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Tăng trưởng
ngành công nghiệp tăng từ 7,7% vào năm 1991 lên 13,6% vào năm 1995.
4
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
4
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Như vậy trong 5 năm mà tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp tăng gấp
đôi. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ tăng từ 7,4% vào năm 1991 lên 9,8%
vào năm 1995. Sự tăng trưởng cua rngành công nghiệp thời kỳ 1991 – 1995
càng có ý nghĩa nếu xét về hoàn cảnh lịch sử, cụ thể là sự chuyển đổi cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong quá trình
chuyển đổi ngành công nghiệp có nhiều sự xáo trộn nhất do trước đây ngành
công nghiệp là ngành được bao cấp lớn nhất và kế hoạch hoá tập trung bao
cấp trong ngành công nghiệp được thực hiện đầy đủ nhất.
Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và bước đầu hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế đã giúp cho hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đề ra cho kế hoạch 5
năm 1991 – 1995 hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đây là kế hoạch 5
năm đầu tiên đạt và vượt mục tiêu. Quá trình mở cửa hội nhập với bên ngoài
cũng thu được những kết quả nhất định. Những kết quả đạt được nói chung
đã đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế xã hội, tạo tiền đề
bước vào giai đoạn phát triển mới.
Thời kỳ 1996 – 2000: Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả thời kỳ đạt khoảng 6,7% nhỏ
hơn so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 9 – 10%. Trong thời kỳ này tốc độ tăng
trưởng kinh tế vẫn đạt mức cao trong những năm đầu, cụ thể là: năm 1996
đạt 9,3%, năm 1997 đạt 8,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút mạnh vào
năm 1998 là năm tiếp theo của năm nổ ra khủng khoảng tài chính tiền tệ khu
vực. Năm 1998 tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống chỉ còn 5,8% và tốc
độ tăng trưởng kinh tế giảm giảm xuống thấp nhất vào năm 1999 chỉ đạt
4,5%. Đây là mức tăng trưởng khá thấp so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân
của tình trạng nói trên là do sự giảm sút của tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
các ngành công nghiệp và dịch vụ. So với kế hoạch chỉ có ngành nông
5
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
nghiệp đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng là 4,5% (chỉ tiêu kế hoạch đề ra
là 4,5 – 5%). Trong các ngành kinh tế, công nghiệp và dịch vụ chiém tỷ
trọng lớn, năm 2000 công nghiệp chiếm 34,5%, dịch vụ chiếm 40,5%. Hai
ngành này có tốc độ tăng trưởng thấp so với chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra kéo
theo sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. Công nghiệp đạt
tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12,2%/năm (chỉ tiêu kế hoạch đề ra là
12 – 13%/năm). Nhìn chung công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn
trong nền kinh tế quốc dân. Sự suy giảm nhịp độ tăng trưởng của các ngành
này là tất yếu dẫn đến sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước
ta.
Mặc dù chưa đạt được mục tiêu đề ra nhưng đây là mức độ tăng
trưởng khá cao so với các nước trong khu vực. Trong điều kiện nền kinh tế
còn có nhiều khó khăn, các nước trong khu vực đạt tốc độ tăng trưởng rất
thấp, nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng âm, thì với nước ta mức tăng trưởng
6,7% trong thời kỳ 1996 – 2000 là đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
trong thời kỳ này giảm sút rõ rệt so với thời kỳ năm 1991 – 1995. Trong thời
kỳ năm 1991 – 1995 tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng trưởng cao
và vững chắc ở mức 8,2%/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996 –
2000 chỉ đạt 6,7%/năm thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra 9 – 10%. Trong
đó ngành nông nghiệp vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng bình quân
4,5%/năm. Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhưng vẫn
giảm sút so với thời kỳ 1991 – 1995, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ
thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch và cũng thấp hơn so với thời kỳ
1991 – 995. Tuy vậy đây vẫn là sự lỗ lực to lớn của Đảng và nhà nước ta
trong điều kiện nền kinh tế chịu nhiều sự tác động của các yếu tố không
thuận lợi. Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế thế giới giảm sút nước ta đã
6
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
có nhiều cố gắng phát huy nội lực và kết hợp với nguồn vốn huy động từ bên
ngoài để tăng nguồn lực phát triển.
Từ năm 2001 đến nay: tăng trưởng kinh tế nước ta tiếp tục tăng từ
6,9% lên 7,04% năm 2002 và đến năm 2003 ước đạt bình quân 7,2% đến
7,3%. Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt bình quân khoảng 7,1%
(trong đó chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2001- 2005 là 7,5%). Trong đó tốc độ tăng
trưởng của các nghành công nghiệp và nông nghiệp vẫn tăng vượt chỉ tiêu kế
hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng nghành nông ngư nghiệp bình quân là 5%
so với kế hoạch là 4,8%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông
nghiệp tăng 14,6% so với chỉ tiêu kế hoạch là 13,1%. Chỉ có các ngành dịch
vụ là chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra với tốc độ tăng trưởng bình quân
là 7% so với kế hoạch là 7,5%. Nguyên nhân của việc tăng trưởng kinh tế
không đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra la do tỷ trọng ngành dịch vụ ngày
càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Nhìn lại 3 năm qua, tuy
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rất gay gắt, với sự nỗ lực phấn
đấu rất cao của các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Chúng ta
đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, nền kinh tế tiếp tục phát triển với
nhịp độ tăng trưởng khá cao theo chiều hướng tích cực.
Biểu 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội
giai đoạn 1991 – 2003.
Năm Cả nước
Ngành
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1991 6.0 2.2 7.7 7.4
1992 8.6 6.9 12.8 7.6
1993 8.1 3.3 12.6 8.6
1994 8.8 3.4 13.4 9.6
1995 9.5 4.8 13.6 9.8
1996 9.3 4.4 14.5 8.8
1997 8.2 4.3 12.6 7.1
1998 5.8 3.5 10.4 4.5
7
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
7
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1999 4.5 2.8 8.0 3.0
2000 6.7 4.4 15.0 6.0
2001 6.9 4.6 14.0 6.7
2002 7.04 5.4 14.4 7.0
2003 7.2-7.3 4.7 15.0 7.0
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991 – 2003
Nhận xét: Tăng trưởng kinh tế nước ta từ sau thời kỳ đổi mới đến nay
nhìn chung cao và có năm đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất từ trước
đến nay đó là vào năm 1995 với tốc độ tăng trưởng đạt 9,5% - kinh tế nước
ta đã thoát khỏi khủng hoảng và phát triển mạnh. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu của
nền kinh tế nước ta đã có sự tăng trưởng ngoạn mục. Nền kinh tế phát triển
với nhịp độ tăng trưởng khá cao theo chiều hướng tích cực.
II. Các nhân tố chính ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế .
1.Lao động với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
1.1. Thực trạng lao động ở Việt Nam
a) Nguồn nhân lực và nguồn lao động
Dân số : dân số nước ta sau thời kỳ đổi mới tăng nhanh năm 1990
dân số nước ta là 66016.7 nghìn người thì đến năm 2002 dân số nước ta
lên tới 79727.4 nghìn người. Nhưng tỷ lệ tăng dân số của nước ta lại giảm
từ 1.92% năm 1990 xuống còn 1.32% năm 2002. Tỷ lệ tăng trung bình
của cả thời kỳ 1990 – 2002 là 1.61%. Dân số giữa hai khu vực nông thôn
và thành thị không đồng đều và số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
Năm 1990 có khoảng 80% dân số sống ở nông thôn và 20% dân số sống ở
thành thị. Xu hướng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị đã làm
thay đổi cơ cấu dân số giữa nông thôn và thành thị. Đến năm 2002 thì dân
8
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
8
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
số sống ở nông thôn chiếm khoảng 75% và dân số sống ở thành thị chiếm
khoảng 25%(biểu)
Về lực lượng lao động: nhìn chung dân số nước ta là dân số trẻ nên
lực lượng lao động dồi dào. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số từ
đủ 15 tuổi trở lên thay đổi theo độ tuổi: các nhóm tuổi có tỷ lệ tham gia hoạt
động kinh tế cao nhất là 35-39, các nhóm tuổi 20-24 trở xuống và 50-54 tuổi
trở lên thì tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế giảm dần. Số người dủ 15 tuổi trở
lên có việc làm thường xuyên tăng lên liên tục và mỗi năm tăng trung bình
khoảng 740 nghìn người Đến năm 2002 thì cả nước có 40.694.390 người đủ
15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên; so với năm 2001 tăng
1.205.460 người ( bằng 2.99%).
Biểu 2: Dân số trung bình và tỷ lệ tăng dân số trung bình
Năm Dân số
(nghìn người)
Tỷ lệ
tăng(%)
1990 66016.7 1.92
1991 67242.4 1.86
1992 68450.1 1.80
1993 69644.5 1.74
1994 70824.5 1.69
1995 71995.5 1.65
1996 73156.7 1.61
1997 74306.9 1.57
1998 75456.3 1.55
1999 76596.7 1.51
2000 77635.4 1.36
2001 78685.8 1.35
2002 79727.4 1.32
Việc làm: Theo các số liệu ở biểu ta thấy số người có việc làm
thường xuyên tăng lên liên tục trong thời kỳ 1996-2002, mỗi trung bình
9
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
9
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
tăng thêm khoảng 740 nghìn người trong đó năm tăng nhiều nhất là năm
2002 so với năm 2001 với số tuyệt đối là 1609 nghìn người và năm tăng ít
nhất là năm 1998 so với năm 1997 với số người là 449 nghìn người. Số
việc làm trong nông lâm ngư nghiệp trong thời kỳ này nói chung không
thay đổi nhiều, có xu hướng giảm nhẹ nhưng không đều. Năm có số việc
làm tuyệt đối cao nhất là năm 1996 với 23431 nghìn và năm thấp nhất là
năm 1997 với 22589 nghìn việc làm. So sánh năm 2001 với năm 1996, số
việc làm trong nông lâm ngư nghiệp giảm đi 618 nghìn người nhưng đến
năm 2002 lại tăng lên nhưng nguồn lao động ở khu vực nông thôn không
hề giảm đi về số tuyệt đối. Đối với nhóm ngành xây dựng, công nghiệp
có xu hướng thay đổi tích cực, số việc làm tăng lên liên tục trong suốt thời
kỳ trừ năm 1997 giảm nhẹ. Trung bình mỗi năm trong thời kỳ tăng 346
nghìn việc làm, năm 2002 cũng tăng lên 520 nghìn việc làm so với năm
2001. Đối với nhóm ngành dịch vụ, xu hướng thay đổi tích cực tương tự
như trong xây dựng, công nghiệp, số tuyệt đối việc làm cũng tăng lên liên
tục và trung bình mỗi năm khoảng 320 nghìn.
10
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
10
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Biểu 3: Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường
xuyên thời kỳ 1996-2002
(Đơn vị: triệu người)
CÁC CHỈ
TIÊU
1990 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng số 30.3 33.978 34.352 34.801 35.679 36.205 37.677 39.286
Nông,lâm,
Ngư nghiệp
21.9 23.431 22.589 23.018 22.861 22.670 22.813 23.835
Xây dựng,
công nghiệp
4.2 3.698 4.170 4.049 4.435 4.744 5.428 5.942
Dịch vụ 4.2 6.849 7.593 7.734 8.382 8.791 8.426 9.509
Nguồn : Số liệu thống kê lao động thương binh và xã hội ở Việt
Nam 1996-2000. Nxb Lao động-xã hội-Hà nội 2001; Báo cáo sơ bộ kết
quả điều tra lao động-việc làm 1/7/2001 Hà Nội tháng 10/2001.
Về thất nghiệp: Mặc dù số người có việc làm tăng hơn năm trước và
tăng hơn số tăng lao động nhưng vẫn còn nhiều người thất nghiệp. Tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 10% năm 1991 xuống 5.88%
vào năm 1996 và tăng nhanh lên 6.74% năm 1999 do cuộc khủng hoảng
trong khu vực và sau đó giảm dần theo các năm tiếp theo. Năm 2000 tỷ lệ
thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 6.44%, năm 2001
tỷ lệ này là 6.28%, năm 2002 là 6.01%. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động
trong khu vực nông thôn liên tục tăng từ 72.28% năm 1996 lên 74.26% năm
2001 và lên 75.3% năm 2002. Tuy còn tình hình thất nghiệp và sử dụng thời
gian lao động như trên nhưng nhiều nơi vẫn không tuyển đủ lao động có
chuyên môn kỹ thuật thậm chí ngay cả lao động thông thường là nữ do nhiều
nguyên nhân khác nhau cũng không thể tuyển được.
b) Thị trường lao động ở Việt Nam
11
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
11
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Thị trường lao động đã hình thành nhưng còn nhiều bất cập: thị
trường lao động ở Việt Nam đã chính thức được công nhận qua việc
khẳng định trong bộ luật lao động: quyền tự do đi tìm việc làm và lựa
chọn người làm việc cho mình đó là hai yếu tố cơ bản tạo ra cung, cầu về
lao động, tạo ra thị trường lao động đã được xác nhận về mặt luật pháp.
Tuy nhiên hệ thống thể chế thị trường lao động còn chưa đồng bộ, đầy đủ,
còn chồng chéo phức tạp.
Tính tự phát của thị trường lao động còn cao: thị trường lao động Việt
Nam vẫn là một thị trường còn mang nặng tính phi chính quy còn manh nha
và tự phát, thiếu sự kiểm tra giám sát hỗ trợ của nhà nước. Tính linh hoạt của
thị trường lao động thể hiện qua khả năng dịch chuyển lao động còn rất kém,
chủ yếu do các thể chế pháp luật liên quan đến thị trường lao động còn cứng
nhắc chưa phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra người lao động vẫn còn tư
tưởng muốn bám dựa vào nhà nước và chưa có đủ năng lực và trình độ, cũng
thiếu sự tự tin cần thiết, để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thị trường mất cân đối cung- cầu: thị trường lao động Việt nam có
một đặc trưng nổi bật là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu về
lao động việc làm, cả về tổng thể và cơ cấu. Về tổng thể , mức tăng cung lao
động thường xuyên lớn hơn mức tăng cầu về việc làm. Về cơ cấu nguồn
cung tuy đông mà không mạnh, số lao động giản đơn thì thừa nhưng số lao
động lành nghề thì lại quá thiếu. Sự mất cân đối trên của thị trường lao động
gây ra tình trạng thất nghiệp cao ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.
Người lao động thường ở thế yếu trên thị trường lao động.
Quy mô và mức độ tham gia thị trường lao động còn thấp: thị trường
lao động chỉ thực sự hoạt động ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp.
Mức sôi động của thị trường lao động có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và
12
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
12
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
nông thôn, giữa khu vực dân doanh và khu vực nhà nước. Tỷ lệ lao động và
mức độ tham gia thị trường lao động đặc biệt ở nông thôn còn rất thấp.
Trong số 33.89 triệu lao động ở nông thôn hầu hết đều là lao động tự do, số
người làm công ăn lương chuyên nghiệp ở nông thôn chỉ chiếm 4.29%
Thị trường lao động Việt Nam là một thị trường đang được hình thành
và chuyển đổi mạnh: số lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp
còn chiếm khoảng 60% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân của cả nước. Trong công nghiệp và xây dựng chiếm gần 17% và
dịch vụ chiếm trên 23%. Cùng với đà chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì cơ cấu
lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm, lao động trong ngành dịch vụ
và công nghiệp ngày càng tăng. Hiện có xu hướng người tham gia vào thị
trường lao động ngày càng đông mà không trang bị đầy đủ các năng lực cần
thiết. Nhà nước cần có các chính sách thoả đáng để hạn chế các hậu quả xấu
của quá trình biến đổi cơ câú này trong thời gian sắp tới.
Cầu về lao động của các doanh nghiệp: cầu lao động trong các doanh
nghiệp nhà nước có xu hướng giảm xuống do thực hiện lại tổ chức sản xuất,
sắp xếp lại lao động; cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê và giảI thể doanh
nghiệp nhà nước. Mức cầu doanh nghiệp nhà nước còn tiếp tục giảm do tiếp
tục nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và việc giải quyết việc
làm và chính sách trợ cấp lao động dôi dư vẫn là vấn đề đặt ra cho các doanh
nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
Cầu lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần có xu hướng ngày càng tăng do sự phát triển của
các loại hình doanh nghiệp này. Từ năm 1990 đến năm 1998 bình quân mỗi
năm có 5.000 DN và công ty tư nhân mới đăng ký và trong 5 năm tạo ra hơn
500 nghìn chỗ làm việc. Cầu lao động của các DN tư nhân có quy mô nhỏ
13
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
13
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
nhưng đã có tác dụng hạn chế thất nghiệp và thúc đẩy sự hình thành và phát
triển thị trường lao động.
Cầu lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: việc
phát triển nền kinh tế thị trường mang tính hội nhập với nền kinh tế khu vực
và thế giới đã tạo điều kiện cho đồng vốn, công nghệ nước ngoài đầu tư chảy
vào nước ta. Sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một
trong những yếu tố tác động đến sự đIũu chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động giữa các khu vực kinh tế. Cầu lao động của khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài tính đến năm 1999 là 296 nghìn lao động và hàng trăm nghìn
lao động khác có liên quan. Việc thực hiện vốn đầu tư của các dự án đã có và
thực hiện các giải pháp gọi vốn đầu tư nước ngoài cho các dự án mới mà
chính phủ đã đưa ra thì khả năng nâng cao mức cầu lao động của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ rất đáng kể.
1.2. Lao động với tăng trưởng kinh tế
Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ
tiêu về số lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ của người lao
động và sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố đầu vào khác và các chỉ tiêu
này được thể hiện tập trung trung qua mức tiền công của người lao động.
Dân số và lao động là một nhân tố quan trọng hàng đầu của tăng
trưởng phát triển kinh tế. Với dân số trẻ và có học vấn tương đối khá, nguồn
nhân lực dễ tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới , thực sự là một nguồn lực to
lớn của phát triển. Kinh nghiệm giai đoạn khởi đầu đổi mới cho thấy chỉ
riêng chính sách khoán trong và cải tiến quản lý trong công nghiệp đã có sức
đột phá đối với sự phát triển công nông nghiệp mà không phải yếu tố vốn,
thậm chí chưa phải là yếu tố khoa học công nghệ. Nhưng cũng cần thấy là
nếu lao động không được khuyến khích đủ mức và nhất là trình độ kiến thức
14
SV. TrÇn Anh Dòng Líp: KÕ ho¹ch 42A
14