Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA GIUN TRÒN (Nematoda) TRONG TÚI MẬT CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỊ BỆNH VÀNG DA VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG CẤU TRÚC MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA GIUN TRÒN (Nematoda) TRONG
TÚI MẬT CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỊ BỆNH
VÀNG DA VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG CẤU TRÚC MÔ

Ngành

: NGƯ Y

Niên khóa

: 2004 – 2008

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THẢO SƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh 9/2008


KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA GIUN TRÒN (Nematoda) TRONG TÚI
MẬT CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỊ BỆNH VÀNG DA
VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG CẤU TRÚC MÔ

Tác giả

NGUYỄN THẢO SƯƠNG



Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản chuyên ngành
Ngư y

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Lưu Thị Thanh Trúc

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2008

i


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi dạy con, cho con tất cả những gì cần thiết để
con trưởng thành và khôn lớn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cô trong khoa Thủy Sản, Đại học Nông
Lâm Tp HCM đã cho tôi một kho kiến thức, chỉ dạy tôi trong suốt 4 năm đại học.
Những kiến thức đó sẽ mãi mãi là hành trang theo tôi trong suốt cuộc đời. Xin được
gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lưu Thị Thanh Trúc, người đã hướng dẫn tôi hoàn
thành cuốn khóa luận này.
Cũng xin được cảm ơn gia đình chú Hải, các anh chị ở phòng thí nghiệm của công
ty Vĩnh Thịnh, các anh chị ở phòng cắt mô bệnh viện Từ Dũ đã tạo cho tôi một môi
trường làm việc vui vẻ và thân thiện, đặc biệt xin cảm ơn thầy Trang Trung Trực Bác
sĩ chuyên khoa II - Trưởng khoa Mô Học - Tế Bào bệnh viện Từ Dũ đã chỉ bảo cho tôi
một cách tận tình.
Xin được cảm ơn Quốc Huy, Minh Thắng đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình
thực tập, cảm ơn sự quan tâm, động viên, khuyến khích của tất cả các bạn bè lớp
DH04NY.


ii


TÓM TẮT
Nội dung đề tài “ Khảo sát sự hiện diện của giun tròn (Nematoda) trong túi mật
của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bị bệnh vàng da và những biến đổi
trong cấu trúc mô” gồm các phần:
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các trại nuôi cá tra thương phẩm tại Vĩnh Long và
Đồng Tháp để thu thập thông tin nông hộ, kĩ thuật nuôi và tình hình dịch bệnh vàng
da.
 Thu mẫu bệnh phẩm, ghi nhận bệnh tích.
 Khảo sát sự hiện diện của Nematoda trong túi mật.
 Tiến hành cắt mô tại phòng thí nghiệm bệnh viện Từ Dũ.
 Nghiên cứu bệnh tích vi thể trên mô cá bệnh.
Sau khi khảo sát trên 87 mẫu cá vàng da thu được ở 13 trại thuộc hai tỉnh Đồng
Tháp và Vĩnh Long, chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
Dịch bệnh vàng da xảy ra ở cá có trọng lượng phổ biến từ 150 – 500 g (72,4%).
Tỷ lệ cảm nhiễm giun tròn trong cuống mật là rất thấp (0 - 50%).
Cấu trúc mô cá bệnh có sự thay đổi so với cá khỏe với các biến đổi chủ yếu bao
gồm: xung huyết, xuất huyết, thoái hóa và hoại tử.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

trang


Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ................................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài .......................................................................................................2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................3
2.1 Giới Thiệu Về Cá Tra................................................................................................3
2.1.1 Hình thái .................................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................................4
2.1.3. Đặc điểm sinh sản..................................................................................................4
2.2. Tình Hình Nghiên Cứu Mô Bệnh Học Trên Cá .......................................................5
2.3 Tổng Quan Về Bệnh Vàng Da...................................................................................6
2.3.1 Giới thiệu về bệnh vàng da.....................................................................................6
2.3.2 Một số quan điểm về nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da trên cá tra ............7
2.3.2.1 Về di truyền và chọn giống..................................................................................7
2.3.2.2 Do tác nhân gây bệnh..........................................................................................8
2.3.2.3 Do môi trường ...................................................................................................11
2.3.2.4 Do thiếu hoặc mất cân đối về dinh dưỡng ........................................................12
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................14
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm ..........................................................................................14
3.2 Vật Liệu, Dụng Cụ, Hóa Chất .................................................................................14
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................14
3.2.2 Dụng cụ.................................................................................................................14
3.2.3 Hóa chất................................................................................................................14
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................................15
iv



3.3.1 Phương pháp thu và cố định mẫu .........................................................................15
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu mô học .........................................................................16
3.3.2.1 Phương pháp làm tiêu bản ................................................................................16
3.3.2.2 Phương pháp phân tích mẫu mô.......................................................................22
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................23
4.1 Tổng Quan Về Thời Gian Xuất Hiện Bệnh.............................................................23
4.2 Dấu Hiệu Bên Ngoài Của Cá Tra Khỏe Và Cá Bị Bệnh Vàng Da .........................24
4.3 Dấu Hiệu Bên Trong Của Cá Khỏe Và Cá Bệnh Vàng Da.....................................26
4.4 Kết Quả Về Giun Tròn Ký Sinh Trong Cuống Mật ................................................29
4.5 Kết Quả Về Những Biến Đổi Trong Cấu Trúc Mô .................................................31
4.5.1 Thận ......................................................................................................................31
4.5.1.1 Cấu trúc thận cá khỏe........................................................................................31
4.5.1.2 Cấu trúc thận cá bệnh .......................................................................................32
4.5.2 Tỳ tạng..................................................................................................................34
4.5.2.1 Cấu trúc tỳ tạng cá khỏe....................................................................................34
4.5.2.2 Cấu trúc tỳ tạng cá bệnh ...................................................................................34
4.5.3 Gan........................................................................................................................38
4.5.3.1 Cấu trúc gan cá khỏe.........................................................................................38
4.5.3.2 Cấu trúc gan cá bệnh ........................................................................................38
4.5.4 Cơ .........................................................................................................................43
4.5.4.1 Cấu trúc cơ cá khỏe...........................................................................................43
4.5.4.2 Cấu trúc cơ cá bệnh...........................................................................................43
4.5.5 Ruột ......................................................................................................................44
4.5.5.1 Cấu trúc ruột cá khỏe ........................................................................................44
4.5.5.2 Cấu trúc ruột cá bệnh........................................................................................45
4.5.6 Túi mật..................................................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................48
5.1 Kết Luận ..................................................................................................................48

5.1.1 Tình hình dịch bệnh vàng da ................................................................................48
5.1.2 Hiện diện của giun tròn trong túi mật...................................................................48
5.1.3 Bệnh tích vi thể mô cá tra bị vàng da ...................................................................48
v


5.2 Đề Nghị....................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

trang

Hình 2.1: Hình thái ngoài cá tra ..................................................................................... 4
Hình 2.2: Cá tra nghệ (Pangasius kunyit) ...................................................................... 8
Hình 2.3: Quá trình tạo bulirubin trong cơ thể............................................................... 9
Hình 2.4: Thịt cá tra bị vàng do thiếu dinh dưỡng ....................................................... 12
Hình 3.1: Thu và cố định mẫu trong dung dịch Bouin................................................. 16
Hình 3.2: Máy đúc khối Tissue-Tek và các khối mô ................................................... 18
Hình 3.3:Thao tác cắt mô và căng mỏng...................................................................... 19
Hình 3.4: Hematein ...................................................................................................... 20
Hình 3.5: Eosin ............................................................................................................. 21
Hình 3.6: Nhuộm mẫu .................................................................................................. 22
Hình 4.1: Biểu hiện bên ngoài của cá bị vàng da ......................................................... 26
Hình 4.2: Mang cá bị vàng và nhạt màu....................................................................... 26

Hình 4.3: Biểu hiện bên trong của cá bị vàng da ......................................................... 28
Hình 4.4: Cá bị vàng da và thận có mủ ........................................................................ 28
Hình 4.5: Gan cá bị vàng và mềm nhũn ....................................................................... 29
Hình 4.6: Túi mật bị sưng to và có màu xanh đen ....................................................... 29
Hình 4.7: Lách cá sưng to và đen ................................................................................. 29
Hình 4.8: Cuống mật bị sưng to và có nhiều nốt sần ................................................... 30
Hình 4.9: Giun tròn ký sinh trong cuống mật............................................................... 31
Hình 4.10: Sự biến đổi cấu trúc mô thận cá bị vàng da ............................................... 34
Hình 4.11: Sự biến đổi cấu trúc mô lách cá bị vàng da thu tại Đồng Tháp ................. 37
Hình 4.12: Sự biến đổi cấu trúc mô lách cá bị vàng da thu tại Vĩnh Long .................. 38
Hình 4.13: Sự biến đổi cấu trúc mô gan cá bị vàng da thu tại Vĩnh Long ................... 41
Hình 4.14: Sự biến đổi cấu trúc mô gan cá bị vàng da thu tại Nha Mân, Đồng Tháp . 42
Hình 4.15: Sự biến đổi cấu trúc mô gan cá bị vàng da thu tại Cái Tàu Hạ, Đồng Tháp
...................................................................................................................................... 43
Hình 4.16: Sự biến đổi cấu trúc mô cơ cá bị vàng da................................................... 45
Hình 4.17: Sự biến đổi cấu trúc mô ruột cá bị vàng da thu tại Vĩnh Long .................. 46
Hình 4.18: Sự biến đổi cấu trúc mô cuống mật cá bị giun tròn thu tại Đồng Tháp ..... 48
vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

trang

Bảng 4.1: Kích cỡ cá bị vàng da trong quá trình thu mẫu.............................................24
Bảng 4.2: Tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm giun tròn trên các mẫu cá thu
được ...............................................................................................................................32

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Thủy sản nước ngọt là một trong những lợi thế phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Bộ Thủy Sản cũng đã đánh giá ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt
đóng vai trò làm tăng nhanh giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, cá tra đã trở thành mặt hàng
xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên do xu hướng nuôi thâm canh ngày càng phát triển nên
vấn đề dịch bệnh cũng xảy ra nhiều hơn. Do đó, nếu kỹ thuật nuôi chưa được đảm bảo,
việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong các công đoạn nuôi chưa được đồng bộ thì vấn
đề ô nhiễm môi trường nước, phá vỡ môi trường sinh thái, bùng nổ dịch bệnh… là một
thực tế không thể tránh khỏi và gây ra nhiều thiệt hại lớn cho người nuôi. Cá tra cũng
như nhiều loài cá nước ngọt khác dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh phổ biến ở tất cả các
giai đoạn nuôi: cá bố mẹ nuôi vỗ sinh sản, cá hương, cá giống và cá thịt. Nguyên nhân
gây bệnh được chia thành 2 nhóm: bệnh truyền nhiễm (do virus, vi khuẩn và kí sinh
trùng) và tác nhân không truyền nhiễm như bệnh do môi trường hoặc do dinh dưỡng.
Hiện nay đang xảy ra một dịch bệnh mới gây nên hiện tượng vàng da trên cá tra chiếm
tỉ lệ khá cao 21,6% (theo thống kê của Lý Thị Thanh Loan, 2008) làm ảnh hưởng
không nhỏ đến giá trị xuất khẩu cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của
người nuôi. Bên cạnh đó, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh thực sự để có hướng khắc
phục và chữa trị vẫn chưa đem lại kết quả khả quan. Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản
xuất và mong muốn làm rõ một giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh, được sự phân
công của Khoa Thủy Sản, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, chúng tôi tiến hành đề tài
“Khảo sát sự hiện diện của giun tròn (Nematoda) trong túi mật của cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus) bị bệnh vàng da và những biến đổi trong cấu
trúc mô”.

1



1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Khảo sát sự hiện diện của giun tròn (Nematoda) ở cá tra bị bệnh vàng da từ đó làm
cơ sở củng cố cho giả thuyết về nguyên nhân gây nên hiện tượng bệnh lý trên là do
giun tròn kí sinh trong ống mật.
Khảo sát sự biến đổi trong cấu trúc mô của cá bị vàng da so với cá khỏe

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu Về Cá Tra
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những loài cá có giá trị kinh tế
quan trọng và được nuôi rộng rãi ở khu vực ĐBSCL. Cá tra có khả năng chịu đựng
môi trường nước khắc nghiệt, thích nghi rộng với nhiều loại thức ăn. Tốc độ tăng
trưởng khá nhanh: 0,7 - 1,5 kg/năm. Mật độ nuôi trong ao có thể đạt tới 15 - 20
con/m2, năng suất trung bình từ 10 - 15 tấn/ha (Trần Thanh Xuân, 1996).
Trước đây giống cá tra được vớt ở sông Cửu Long (vùng giáp giới với Campuchia).
Đến nay tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, việc nuôi cá bè phân bố ở một nửa số
tỉnh của vùng trong đó cá tra thường được nuôi ở các bè cỡ lớn (Phạm Văn Khánh,
2000).
2.1.1 Hình thái
Theo kết quả phân loại của Sauvage, 1880, cá tra thuộc:
Ngành có dây sống: Chordata
Ngành phụ có hàm: Gnathostomata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá nheo: Siluriformes
Họ cá tra: Pangasiidae
Giống cá tra dầu: Pangasianodon

Loài: Pangasianodon hypophthalmus
Cá tra là loài cá da trơn, có thân dài, bề ngang hẹp, đầu nhỏ vừa phải, miệng rộng.
Loài này có hai đôi râu, trong đó có râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu, râu hàm
dưới ngắn hơn ¼ chiều dài đầu. Vây lưng và vây ngực của cá tra có gai cứng, có răng
cưa ở mặt sau. Điểm khởi đầu của vây lưng gần đối xứng với vây bụng. Vây hậu môn

3


tương đối dài. Thân cá có màu xám hơi xanh trên lưng, bụng có màu trắng hơi bạc
(Phạm Văn Khánh, 2000)

Hình 2. 1. Hình thái ngoài cá tra
2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng
Sau khi nở được 14 ngày cá có chiều dài từ 2 - 2,3 cm và nặng 0,25 g. Cá tra 5 tuần
tuổi có chiều dài 5 - 6 cm, nặng 1,28 - 1,50 gr/con. Sau một năm đạt 0,7 – 1,5 kg/con
và sau 3 - 4 năm đạt 3 - 4 kg/con (Phạm Văn Khánh, 1997).
2.1.3. Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, tuổi thành thục của cá tra từ 3 - 4 năm, thường sinh sản vào tháng
5 - 7 hàng năm. Cá tra có tập tính bơi ngược dòng đến các bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh
thái phù hợp cho sự phát triển của tuyến sinh dục. Các bãi đẻ thường nằm ở vùng
Kratie của Campuchia (www.fistenet.com.vn).
Cá mẹ nặng 8 – 10 kg/con có sức sinh sản thực tế 3 - 6 vạn trứng/con, cá nặng 3,2
kg/con có sức sinh sản tương đối 139 - 150 ngàn trứng/con (Phạm Văn Khánh, 1997).
Trong sinh sản nhân tạo, cá được nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự
nhiên, cá tra có thể phát dục 1 – 3 lần trong một năm (Phạm Văn Khánh, 2000).

4



2.2. Tình Hình Nghiên Cứu Mô Bệnh Học Trên Cá
Theo Robert (1995), phân tích mô bệnh học là nghiên cứu những thay đổi hiển vi
diễn ra trong mô của cơ thể trong suốt quá trình bệnh. Những thay đổi này thường là
điểm đặc trưng của bệnh và cho phép chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Việc nghiên cứu tế bào học và mô học được bắt đầu từ cuối thế kỷ 17 nhưng mãi
đến cuối thế kỷ 19 tế bào học và mô học mới thực sự được coi là ngành khoa học. Sau
khi học thuyết tế bào ra đời (1839), đặc biệt là sau khi lĩnh vực mô học mô tả ra đời thì
những thành phần cấu tạo khác của cơ quan và các mô được nghiên cứu cẩn thận và tỉ
mỉ hơn. Thành tựu lớn nhất của giai đoạn này là chế tạo ra máy cắt lát mỏng
(microtome) cho phép nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc vi thể của tế bào và mô (Phan
Thanh Địch, 1998).
Từ khi học thuyết tế bào ra đời, sự phát triển của tế bào học và mô học diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, đặc biệt là giữa thế kỉ 20 đến nay.
Một vài nghiên cứu của nước ngoài về mô bệnh học trong lĩnh vực thủy sản từ cuối
thập niên 70 đến 90:
Angka (1990) nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý, LD50, và mô bệnh trên cá trê trắng
(Clarias batrachus) bị nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophyla. Kết quả mô học cho
thấy những vùng hoại tử, xuất huyết trên gan, thận, tỳ tạng và cơ quan sinh dục.
Palisoc (1990) tiến hành nghiên cứu mô bệnh trên cá lóc (Ophiocephalus striatus)
mắc bệnh EUS (hội chứng lở loét). Mẫu mô được quan sát ở 8 cơ quan: da, gan, thận,
lách, tim, bóng bơi, dạ dày, mang. Các mẫu mô được thu và cố định trong dung dich
Formaline 10%.
Sau khi mẫu mô đã qua xử lý được nhuộm H&E và kiểm tra dưới kính hiển vi. Kết
quả nghiên cứu cho thấy mô ở cơ, da thể hiện hầu hết các thay đổi bệnh lý đặc trưng ở
các giai đoạn bệnh, ngoài ra còn có sự gia tăng về số lượng của trung tâm đại thực bào
sắc tố, các tế bào mô bị phá vỡ ở trên thận là rất ít. Mẫu lách thì cho thấy sự gia tăng
của tế bào sản xuất tủy trắng và các trung tâm hoại tử, chỉ có vài thay đổi nhỏ trên tim,
gan, mang, còn trên dạ dày và bóng bơi thì không có thay đổi gì đáng chú ý.
Si Si Ha Bu và Leong Takseng (1997) nghiên cứu mô bệnh học trên cá bống mú bị
bệnh “sleepy grouper disease’’ bằng phương pháp thu 3 mẫu cá khỏe và 6 mẫu cá bệnh

tại mỗi điểm có bệnh xảy ra, khảo sát trên 9 cơ quan: mang, gan, thận, tim, tỳ tạng,
5


não, da, dạ dày, ruột. Các cơ quan này được cố định, xử lý, nhuộm và quan sát dưới
kính hiển vi quang học. Kết quả có 5 cơ quan có sự thay đổi về cấu trúc hiển vi khi so
sánh giữa cá khỏe và cá bệnh là gan, thận, tỳ tạng, mang và tim.
Đối với bệnh vàng da, Sakai et al. (1998) nghiên cứu về bệnh vàng da trên cá trác
bằng phương pháp mô học, mỗi nơi thu mẫu gồm 8 mẫu cá bệnh (trọng lượng trung
bình 5,39 kg/con), và 5 mẫu cá khỏe (trọng lượng trung bình 5,4 kg/con). Về mô học
khảo sát trên gan, thận và tỳ tạng. Kết quả ở cá bệnh, tế bào tỳ tạng có hiện tượng phì
đại, tế bào gan bị hoại tử và thành phần huyết tương có sự thay đổi so với cá khỏe.
Ở nước ta cũng đã có những công trình nghiên cứu về mô học trong lĩnh vực thủy
sản như:
Nguyễn Quốc Thịnh (2002) nghiên cứu về mô bệnh đốm trắng trong nội tạng cá
tra thu ở ao, bè. Tác giả đã đưa ra sự so sánh về những biến đổi cấu trúc của mô cá
bệnh như hiện tượng xuất huyết, xung huyết, hoại tử trên các cơ quan: gan, thận, lách,
mang, tim, cơ so với cá khỏe.
Trần Hồng Ửng (2003) nghiên cứu mô bệnh học bệnh trắng gan trên cá tra, cơ
quan khảo sát là tỳ tạng kết quả thu được là: tùy từng giai đoạn khác nhau của bệnh mà
cấu trúc mô của tỳ tạng có những đặc điểm như: hoại tử dạng hạt, hoại tử hóa lỏng hay
cấu trúc của tủy đỏ và tủy trắng khác nhau.
2.3 Tổng Quan Về Bệnh Vàng Da
2.3.1 Giới thiệu về bệnh vàng da
Theo y học trên người thì có nhiều cách phân loại vàng da nhưng cách phân loại
phổ biến và đơn giản nhất có lẽ vẫn là phân loại theo sự tăng bilirubin trực tiếp là chủ
yếu hay sự tăng biluribin gián tiếp là chủ yếu. Với vàng da do tăng bilirubin trực tiếp
có thể do ứ mật hoặc tắc mật.
Nguyên nhân gây tắc mật phần lớn là các bệnh lý ngoại khoa gồm: tắc trong đường
mật và tắc ngoài đường mật. Các nguyên nhân gây tắc trong đường mật gồm: sỏi

đường mật (và biến chứng), nang đường mật, chít hẹp đường mật, xơ gan mật nguyên
phát, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát và do ký sinh trùng (giun tròn). Nếu giun
tròn làm tắc ống mật sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết của mật hoặc giun đem theo vi
khuẩn vào ống dẫn mật thì mật bài tiết ra bị bế tắc gây ra bệnh Hoàng Đản hay còn gọi
là bệnh vàng da. ()
6


Trên thủy sản, Pearson và Chinabut (1993) nghiên cứu về bệnh vàng da trên cá trê
lai ở Thái Lan, tác giả cho biết bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cá có kích cỡ từ 150
– 350 g và tỉ lệ cá chết cao có khi lên đến 100%.
Theo các kết quả nghiên cứu trước đây có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân
gây bệnh vàng da chẳng hạn Sakai và ctv (1987, 1988, 1990) cho rằng nguyên nhân
gây bệnh vàng da trên các loài cá tác giả phân tích (cá trác, cá vền, cá hồi) là do sự tồn
tại Bilirubin kết hợp trong túi mật và 1989 tác giả cho rằng sự gia tăng quá trình oxy
hóa lipid trong cơ thể cá là nguyên nhân chủ yếu của bệnh vàng da.
Ngoài ra còn một ý kiến khác cho rằng nguyên nhân của bệnh vàng da là do sự tích
lũy sắc tố mật trong hệ tuần hoàn và trong mô (Turnbull, 1998). Tonguthai et al.
(1993) nghiên cứu một số bệnh trên cá trê, trong đó có nói đến bệnh vàng da và theo
tác giả thì bệnh có nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng, cụ thể là do cá ăn phế phẩm từ
nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng thấp và có khi bị
phân hủy hoặc do cá ăn thức ăn viên cũ đã bị nấm phát triển (trích dẫn bởi Phan Thị
Hừng, 2004).
2.3.2 Một số quan điểm về nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da trên cá tra
2.3.2.1 Về di truyền và chọn giống
Có một loài cá da trơn da màu vàng mà người dân gọi là cá tra nghệ (Pangasius
kunyit). Đây là một loại cá có đặc trưng da thịt đều vàng như nghệ nhưng thịt có mùi vị
thơm ngon rất đặc trưng. Sản lượng của cá không nhiều, chủ yếu khai thác từ tự
nhiên.Loại cá này Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất giống Thủy sản An Giang đã cho
sinh sản nhân tạo trong năm 2001.


Hình 2.2: Cá tra nghệ (Pangasius kunyit)

7


2.3.2.2 Do tác nhân gây bệnh
a) Bệnh do giun tròn kí sinh trong ống mật
Một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân gây nên bệnh vàng da có liên quan đến gan
và mật. Tác nhân gây bệnh là do có sự hiện diện của giun tròn ký sinh trong túi mật
của cá gây tắc nghẽn ống mật, làm sai lệch chức năng gan.
Theo Turnbull (1998), tại cơ quan tạo máu Hemoglobin tách globin và Fe2+ (của
Heme) tạo nên bilirubin không kết hợp (có màu vàng và độc cho cơ thể), tiếp theo
bilirubin này lại kết hợp với albumin theo máu chuyển đến gan, tại gan lại tách
albumin và được vận chuyển tích cực vào tế bào gan để kết hợp với 1 hoặc 2 gốc acid
glucoronic tạo thành bilirubin kết hợp (không màu và không độc cho cơ thể) được vận
chuyển vào ống mật trong gan và theo mật xuống ruột non.
Ở ruột non bilirubin kết hợp sẽ bị thuỷ phân thành bilirubin không kết hợp và được
khử tiếp thành chất không màu, 50% sẽ được tái hấp thu trở lại gan và 50% còn lại sẽ
được thải ra ngoài. Quá trình này xảy ra liên tục và đều đặn.

8


Hình 2.3: Quá trình tạo bilirubin trong cơ thể
Nếu ống mật bị tắc quá trình chuyển hóa này không thể diễn ra một cách bình
thường và khi ống mật bị tắc nghẽn, hồng cầu vỡ ồ ạt hay gan bị tổn thương sẽ gây nên
bệnh vàng da.
Theo Bùi Quang Tề (1991) giun tròn trưởng thành thường được tìm thấy trong ruột
cá, tuy nhiên tùy thuộc vào loài giun tròn, loại cá, giun trưởng thành hoặc ấu trùng có

thể tìm thấy ở các nơi khác của cơ thể như: bong bóng, cơ quan nội tạng, dưới da hoặc
giữa các lớp cơ.
Về cấu tạo: Nematoda thường có thân dài, hình sợi hoặc hình thoi, luôn luôn tròn
trong mặt cắt ngang. Thành cơ thể có tầng cuticul bao ở ngoài, tiếp theo là tầng biểu
mô, lớp cơ dọc. Tầng cuticul có nhiệm vụ bảo vệ chống lại tác động cơ học, hóa học
của môi trường, tầng cuticul nhẵn nên có thể có thêm gờ hay móc cảm giác để di
chuyển hoặc để con đực bám vào con cái khi giao phối.
Ở phía trước cơ thể giun tròn có lỗ miệng, thường có ba môi: một môi lưng, hai
môi bụng bao quanh. Cấu tạo môi, số lượng và sự phân bố về phía sau của những cơ
quan cảm giác – cơ quan đường bên có ý nghĩa quan trọng trong phân loại.
Hệ thống tiêu hóa: sau khoang miệng là thực quản, ruột giữa và ruột sau, xoang
miệng thay đổi theo loài. Thực quản có thành cơ tương đối khỏe, có khi phình to thành
bầu thực quản, cấu tạo và hình dạng của thực quản là một chỉ tiêu phân loại của loài.
Thực quản của một số giống loài thuộc Nematoda được chia làm hai phần: thực
quản cơ và thực quản tuyến, có loài ở vị trí giáp ranh giữa thực quản và ruột có mọc
manh nang. Ruột chia thành các đoạn trước, giữa và sau. Hậu môn thông ra ngoài, ở

9


con cái hậu môn riêng biệt, ở con đực hậu môn liên thông ống phóng tinh thành xoang
bài tiết sinh dục nên hậu môn gọi là lỗ huyệt.
Hệ thống sinh dục: giun tròn có sự phân tính đực cái khác cơ thể. Tuyến sinh dục
đực có một tinh hoàn hình sợi, lớn dần thành ống dẫn tinh nằm dưới ruột hướng về sau
hình thành một phần ngắn là túi tinh. Gần huyệt sinh dục, túi tinh thắt lại một ống nhỏ
đó là ống phóng tinh. Ống này đổ vào ruột sau, trước huyệt sinh dục bài tiết. Ở mặt
lưng có thêm một đôi túi giao phối, trong đó có 1-2 gai giao cấu. Khi giao phối, móc
con đực móc vào huyệt con cái. Có con đực đuôi xòe rộng bám vào con cái. Con cái có
2 buồng trứng hình sợi mảnh, lớn dần thành ống dẫn trứng, chứa đầy trứng chưa có vỏ
và chưa phân cắt, ống dẫn trứng chuyển thành tử cung chứa đầy trứng đang phát triển.

Hai tử cung tập trung thành âm đạo đôi, ngắn.
Đa số giống loài có một đôi buồng trứng và một đôi tử cung, trứng được thụ tinh
trong tử cung và được bao lại bằng vỏ trứng do cơ thể phân tiết, âm đạo thông với lỗ
sinh dục cái ở mặt bụng đoạn giữa cơ thể. Cơ quan sinh dục cái uốn khúc nhiều lần,
cuốn quanh ruột. Phần lớn giun tròn đẻ trứng, trứng dày thường có lông và những sợi
tơ, hình dạng, kích thước trứng cũng rất khác nhau, có ý nghĩa trong phân loại, một số
ít đẻ ra ấu trùng.
Về chu kỳ phát triển: một số giun tròn phát triển trực tiếp, không cần kí chủ trung
gian. Một vài giống loài phát triển trực tiếp nhưng lại có sự di chuyển chủ động trong
cơ thể kí chủ, một số khác lại có chu kỳ phát triển phức tạp, đòi hỏi phải có một kí chủ
trung gian trong chu kỳ phát triển.
Những vật chủ trung gian của Nematoda ở cá chủ yếu là giáp xác (Copepoda,
Amphipoda), đồng thời còn là ấu trùng của côn trùng và Oligocheta. Trong xoang thân
của vật chủ trung gian ấu trùng phát triển lột xác và trở thành kí sinh, nói chung chu kỳ
phát triển của giun tròn có khác nhau tùy theo từng giống loài.
b) Do bệnh đốm trắng
Có một số giả thuyết cho rằng bệnh mủ gan (bệnh đốm trắng trên gan, thận) cũng là
nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da trên cá tra. Qua một số tài liệu thu thập được
thì đây cũng là một giả thuyết có căn cứ. Bệnh mủ gan được ghi nhận lần đầu tiên trên
cá tra ở đồng bằng Sông Cửu Long vào cuối năm 1998 (Ferguson và ctv., 2001),

10


nguyên nhân được biết đến là do vi khuẩn gram (-) Edwardsiella ictaluri (Crumlish và
ctv, 2002).
Khi nghiên cứu sâu về bệnh tích vi thể, qua quan sát tiêu bản ở gan có đốm trắng
dưới kính hiển vi cho thấy có các vùng hoại tử. Các tế bào gan không còn sát nhau như
ở mô thường mà tách rời ra từng tế bào hoặc thoái hóa thành một vùng không còn
nhận ra được cấu trúc với nhiều mức độ. Giai đoạn đầu hiện tượng xung huyết động

mạch và tĩnh mạch gan, đặc biệt là hệ thống xoang mao mạch giữa các dãy tế bào gan
làm cho toàn bộ tổ chức gan bị sưng to. Sau đó, do quá trình xung huyết kéo dài dẫn
đến vỡ mạch máu và giải thoát nhiều enzyme (protease, lipase,...) làm các tế bào ở
vùng viêm bị hủy hoại dẫn đến hoại tử. Lúc này quan sát thấy những tế bào đã tách rời
nhau, nhân tế bào co lại và vỡ vụn, cuối cùng những tế bào này bị tiêu hủy.
Khi cá bệnh nặng, những tổn thương lan rộng làm gan không còn chức năng khử
độc và lọc máu, làm chất độc tích tụ trong cơ thể kết hợp với những yếu tố khác làm cá
chết. Ngoài ra, do tổ chức gan bị hư hại làm mất khả năng tiết mật của gan. Một số cá
mới chết khi mổ ra thấy túi mật bị vỡ, dịch mật lan tràn khắp nội quan. Điều này có thể
do khi gan bị hoại tử đồng thời cũng hoại tử ống dẫn mật và túi mật làm túi mật vỡ,
dịch mật thoát ra ngoài (Nguyễn Quốc Thịnh, 2002). Ngoài ra, nếu cá bị bệnh kéo dài
hoặc lặp lại nhiều lần thì thịt cá cũng bị vàng (Thoại Sơn, 2006).
2.3.2.3 Do môi trường
Cá được nuôi trong môi trường nước ao tù đọng, dưỡng khí hòa tan thấp, nhiều
mùn bã hữu cơ, vi sinh vật, tảo và khí độc thì thịt cá tra sẽ bị vàng. Trong một ao cá,
sắc tố của từng con cũng khác nhau, cá càng lớn nuôi càng lâu trong môi trường có
nhiều tảo và mùn bã hữu cơ thì quá trình tích lũy sắc tố ảnh hưởng đến màu sắc càng
tăng. Trong ao cá nuôi nếu tình trạng thiếu oxy kéo dài thì cũng làm cho thịt cá bị vàng
(Vương Học Vinh, 2005).
Theo báo cáo của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Tháp, 2004
về tổng kết các mô hình nuôi cá tra thì mỗi mô hình nuôi đều có những ưu nhược điểm
riêng của nó, theo thứ tự như sau:
 Cá nuôi nước tĩnh ít thay nước thì hệ số thức ăn thấp, tỷ lệ sống cao, cá ít bệnh
nhưng thịt cá có màu vàng.

11


 Cá nuôi ao ở những bãi bồi có chế độ thay nước thường xuyên thì hệ số thức ăn
cao hơn, tỷ lệ sống thấp hơn nhưng thịt cá chiếm tỷ lệ thịt trắng nhiều hơn.

 Cá nuôi bè, đăng quầng nước chảy thì hệ số thức ăn cao hơn hết, tỷ lệ sống thấp
nhất (chỉ đạt khoảng 70 - 75%), nhưng cho thịt cá trắng đẹp, tỷ lệ thịt vàng rất
thấp. Tuy nhiên, mô hình nuôi này cá dễ nhiễm bệnh hơn do phải thường xuyên
thay nước bên ngoài.
2.3.2.4 Do thiếu hoặc mất cân đối về dinh dưỡng
Các loại vitamin là thành phần rất cần thiết đối với cá. Thức ăn thiếu vitamin C cá
bị tóp nắp mang, dị hình cột sống, nhất là trong giai đoạn cá giống ương nuôi. Cá
thương phẩm nếu thiếu vitamin C dễ dẫn đến thịt bị vàng, chất lượng thịt kém, hàm
lượng protein (đạm) trong thịt giảm thấp. Nếu thiếu trầm trọng cá bị giảm sức đề
kháng, dễ nhiễm bệnh, hệ miễn dịch kém, màu sắc cá sậm lại, cá chậm lớn, gầy yếu.
Nếu thiếu các vitamin thiết yếu khác như vitamin A, B12, axit folic, thiamin gây cho cá
kém ăn, thiếu máu, gầy. Nếu thiếu biotin hay vitamin E thì mỡ và thịt của cá cũng bị
vàng.
Màu sắc thịt cá còn chịu nhiều tác động của các loại thức ăn mà chúng hấp thu. Cơ
thịt cá tra sẽ bị vàng nếu chúng không được cung cấp đầy đủ thức ăn cần thiết và buộc
chúng phải tìm nguồn thức ăn khác, trong đó có những thức ăn chứa sắc tố khiến mỡ
và cơ thịt chúng bị vàng.

Hình 2.4: Thịt cá tra bị vàng do thiếu dinh dưỡng
(Nguồn: công ty Bayer Việt Nam)
Bên cạnh đó, thành phần các loại thức ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc cơ
thịt của cá tra nuôi. Dù nuôi ở bất kỳ hình thức nào (ao, bè, đăng quầng) hay bất cứ

12


môi trường nào (nước chảy hay nước tĩnh), nếu sử dụng những loại thức ăn xanh (rau
muống), chất kết dính (bột gòn) thì thịt cá sẽ có màu vàng (Thoại Sơn, 2006).

13



Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm
Thời gian thực hiện: 04/2008 – 08/2008
Địa điểm thực hiện:
 Các ao nuôi cá tra thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long
 Phòng mô học – bệnh viện Từ Dũ
 Phòng bệnh học Khoa Thủy Sản, Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
3.2 Vật Liệu, Dụng Cụ, Hóa Chất
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá tra khỏe và cá tra bị bệnh vàng da ở giai đoạn nuôi thịt.
3.2.2 Dụng cụ
 Dụng cụ quan sát: KHV điện.
 Dụng cụ thu mẫu: lame, lamelle.
 Dụng cụ giải phẫu : kéo lớn, kéo nhỏ, dao, kẹp, dùi, khay nhôm.
 Dụng cụ cắt mô : Máy Tissue-Tek, máy cắt mỏng Microtome, bồn nước ấm…
 Các dụng cụ khác : đĩa petri, cốc đong, cân, thước đo, lọ nhuộm tiêu bản, máy
ảnh, cassette….
3.2.3 Hóa chất
 Dung dịch Bouin
 Paraffin
 Xylene
 Thuốc nhuộm Hematoxylin, Eosin
 Keo Baume Canada, Mayer’s Albumen
 Cồn 90%, 70%, 50%

14



3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.1 Phương pháp thu và cố định mẫu
 Khi thu mẫu cá phải còn sống hoặc gần chết, ít bị tổn thương do đánh bắt.
 Đặt cá trong khay nhôm sạch, giữ ẩm. Nếu cá quẫy mạnh thì làm chết ngay.
 Cân trọng lượng, đo chiều dài và chụp hình cá.
 Quan sát và ghi nhận các dấu hiệu hình thái bên ngoài.
 Tiến hành giải phẫu cá
 Dùng kéo nhọn cắt túi mật ra, quan sát dịch mật, sau đó cạo nhớt bên trong túi
mật, ống mật, ép và quan sát dưới kính hiển vi xem có sự hiện diện của giun
tròn hay không, đếm và tính tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm.
+ Tỷ lệ cảm nhiễm (%): (số cá bị nhiễm giun tròn/tổng số cá được kiểm
tra)*100
+ Cường độ cảm nhiễm: số lượng kí sinh trùng/ống mật
 Mẫu mô được lấy ở các cơ quan: cơ, gan, thận, tỳ tạng, dạ dày, ruột, cuống mật
được cố định trong dung dịch Bouin. Cách lấy mẫu như sau:
+ Tỳ tạng và cuống mật: dùng kéo cắt lấy nguyên tỳ tạng và cuống mật.
+ Gan, thận, cơ…: dùng dao bén cắt dứt khoát, lưỡi dao thẳng góc với bề
mặt cơ quan, diện tích cắt mẫu khoảng 2cm2, độ dày 1cm.

Hình 3.1: Thu và cố định mẫu trong dung dịch Bouin

15


3.3.2 Phương pháp nghiên cứu mô học
3.3.2.1 Phương pháp làm tiêu bản
Mẫu sau khi cố định trong dung dịch Bouin 48h được rửa bằng cồn 50%, sau đó
ngâm trong cồn 70% và đem về phòng cắt mô thuộc bệnh viện Từ Dũ và tiếp tục được
xử lý qua các công đoạn sau:

Rửa mẫu cố định

Cắt tỉa, định hướng mẫu

Làm trong mẫu

Khử nước

Đúc khối

Cắt mẫu

Nhuộm

Hydrate hóa

Dán và hoàn tất tiêu bản

a) Rửa mẫu
Đây là bước có tầm quan trọng lớn vì chất cố định có ảnh hưởng đến quá trình
nhuộm màu và bảo quản phiến đồ.
Tiến hành rửa mẫu dưới vòi nước chảy để loại sạch dung dịch cố định.
Quá trình rửa nước được tiến hành như sau: Sau khi đổ hết dung dịch cồn 70%,
mẫu được rửa dưới vòi nước sạch chảy nhẹ trong 5 phút. Tiếp đến ngâm mẫu trong
nước sạch 30 phút. Sau thời gian ngâm mẫu, nước trong lọ đựng mẫu được đổ ra và lại
tiếp tục ngâm rửa mẫu. Qua 3 lần rửa và ngâm nước dung dịch cố định đã được loại ra
khỏi mẫu.
b) Cắt tỉa và định hướng cho mẫu mô đã được cố định
Mục đích:
 Xác định chính xác mẫu cần quan sát

 Tiết kiệm thời gian, chi phí
 Làm nổi bật cấu trúc của mẫu vật
16


×