Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

ĐIỀU TRA DỊCH TỄ BỆNH ĐỎ THÂN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boone, 1931) TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA DỊCH TỄ BỆNH ĐỎ THÂN
TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boone, 1931)
TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH NGA
Ngành:
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành:
NGƯ Y
Niên khóa:
2004 - 2008

Tháng 10/2008


ĐIỀU TRA DỊCH TỄ BỆNH ĐỎ THÂN TRÊN
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boone, 1931)
TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Tác giả

NGUYỄN THỊ THANH NGA

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi trồng thủy sản chuyên ngành Ngư Y



Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Văn Tư

Tháng 10 năm 2008
i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quý thầy cô Khoa Thủy Sản, Khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong thời gian chúng tôi học tại trường.
Tôi xin gởi lời biết ơn chân thành sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Con xin thành kính biết ơn gia đình đã sinh thành, nuôi dưỡng và luôn động
viên con trong lúc làm đề tài.
Chúng tôi gởi lời cảm ơn đến:
- Các anh chị công tác tại phòng, ban thuộc Sở Thủy Sản, Trung tâm Khuyến
Ngư, Trung tâm Giống, Chi cục Quản lý Chất Lượng và Thú y Thủy Sản, Trung tâm
Khí Tượng Thủy Văn tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ chúng tôi trong suốt thời gian làm đề
tài.
- Gia đình các hộ nông dân ở 2 xã Đức Phong và Phổ Quang đã cung cấp số
liệu để chúng tôi hoàn thành đề tài.
- Các bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế và bước đầu
làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và các

bạn để khóa luận chúng tôi được hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Điều tra dịch tễ bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng
(Penaeus vannamei) tại tỉnh Quảng Ngãi”
Bệnh đỏ thân đặc biệt nguy hiểm trên tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm tại
Quảng Ngãi. Dịch bệnh thường xảy ra trên diện rộng, ở các mô hình nuôi khác nhau
và đã gây nhiều thiệt hại cho người dân. Cho đến nay, tác nhân gây bệnh chính chưa
được xác định rõ ràng. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu về dịch tễ học bao gồm
điều kiện kinh tế - xã hội, thông tin kỹ thuật và các yếu tố liên quan tới bùng phát dịch
bệnh ở mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trên vùng đất cát tại Quảng Ngãi
trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2008. Bản câu hỏi phóng vấn được xây
dựng để thu thập thông tin về dịch bệnh trong mùa vụ trước và kéo dài cho đến thời
điểm khảo sát của 30 nông hộ. Kết quả điều tra cho thấy:
Trong vùng nuôi, người dân có trình độ tương đối cao (cấp II và cấp III chiếm
tỷ lệ 80%). Đa phần người dân nằm trong độ tuổi lao động (30 - 59) chiếm 76,67% và
có kinh nghiệm nuôi tôm từ 5 năm trở lên chiếm 80%.
Các yếu tố liên quan tới điều tra dịch tễ bệnh đỏ thân được phân tích thông qua
nhiều hướng tiếp cận khác nhau đã chỉ ra:
- Bệnh thường xuất hiện vào những tháng có nhiệt độ thấp (chủ yếu tập trung
vào tháng 1 và tháng 2).
- Tần số xuất hiện bệnh cao ở giai đoạn tôm nuôi đạt 1 - 2 tháng tuổi. Tôm
bệnh chủ yếu có xuất xứ trong tỉnh.
Phân tích dịch tễ học theo hướng Cross-Sectional cho kết quả: khi nuôi tôm ở
mật độ cao >= 200 PL/m2 không có liên quan đến sự xuất hiện bệnh (OR = 0,766).
Tuy nhiên, việc bón vôi kết hợp với hóa chất cải thiện môi trường trong quá trình nuôi

là yếu tố ngăn ngừa bệnh (P<0,05).

iii


ABSTRACT
The survey of epidemiology of red-pink coloration body syndrome on white-leg
shrimp was carried out in Quang Ngai Province.
The symdrome of red-pink coloration body is the most serious disease for
cultured white-leg shrimp (Penaeus vannamei) in Quang Ngai Provine. Until now, the
cause of disease hasn’t been defined clearly. By studying aspects, the epidemiological
disease, we focused on socio-economic, technic and factors associated with the annual
outbreak of intensive shrimp farming in sandy areas from 20th April to 5th July 2008 in
Quang Ngai Provine. The questionnarie as designed to collect the information from 30
shrimp culture farmers between the time of disease outbreak in previous crop and
survey. The results showed that:
Education degree of shrimp culture farmers were relatively high (80% of level
II and III). Almost age category of the famers were 30 - 59 years old (76,67%).
Experience of shrimp culture over five years was 80%.
Factors correlated the red-pink coloration body symdrome outbreak were
analyzed by applying the epidemicological Cross-Section showed that:
The disease cases were concided with long spell and abrupt change of air
temperature in the beginning of the year (with on peak on January and February in
tropical year).
Frequency of the disease appeared high on the DOC 30 - 90 days after stocking
which were significantly associated with the presence of disease.
Shrimp was stocked with a high density between 100 PL and 300 PL per m2 of
pond. It is was not associated to the disease (OR = 0,766). However, liming the pond
combined with applying chemicals to improve pond enviroment became a protective
factor (P < 0,05) throughout the production cycle.

From the thesis, the primary results will contribute to define risk factors and
issue management methods of the disease better.

iv


MỤC LỤC

Đề Mục

Trang

Trang tựa............................................................................................................ i
Cảm tạ............................................................................................................... ii
Tóm tắt............................................................................................................. iii
Abstract............................................................................................................ iv
Mục lục ............................................................................................................. v
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. ix
Danh sách các bảng ......................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ .................................................................................... xii
Danh sách các hình ảnh và bản đồ................................................................. xiii
Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1

Đặt Vấn Đề ....................................................................................................... 1

1.2


Mục Tiêu Đề Tài .............................................................................................. 1

Chương 2
2.1

TỔNG QUAN

Sơ Lược Về Tỉnh Quảng Ngãi.......................................................................... 2

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên............................................................................. 2
2.1.2 Đặc điểm nguồn tài nguyên.............................................................................. 4
2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh ................................................................ 5
2.1.4 Định hướng chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản trong
giai đoạn 2001 - 2010 ....................................................................................... 6
2.2

Con Đường Di Nhập Tôm Thẻ Chân Trắng Vào Việt Nam ............................ 8

2.3

Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng ............................................ 10

2.3.1 Phân loại ......................................................................................................... 10
2.3.2 Hình thái cấu tạo............................................................................................. 10
2.3.3 Phân bố ........................................................................................................... 10
v


2.3.4 Một số đặc điểm thích nghi môi trường sống của tôm thẻ chân trắng ........... 11

2.3.5 Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................... 12
2.3.6 Đặc điểm tăng trưởng ..................................................................................... 12
2.3.7 Đặc điểm sinh sản........................................................................................... 12
2.4

Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Chân Trắng Trên Thế Giới
Và Ở Việt Nam............................................................................................... 13

2.5

Nghiên cứu dịch tễ học trên động vật thủy sản .............................................. 14

2.6

Đặc Điểm Hội Chứng Đốm Trắng (WSSV)................................................... 15

2.6.1 Tác nhân gây bệnh và khả năng chịu đựng của virus..................................... 15
2.6.2 Vật chủ cảm nhiễm với bệnh.......................................................................... 16
2.6.3 Điều kiện phát sinh bệnh ................................................................................ 16
2.6.4 Quá trình truyền lây........................................................................................ 17
2.6.5 Phân bố bệnh .................................................................................................. 17
2.6.6 Dấu hiệu nhận biết bệnh ................................................................................. 18
2.6.7 Chẩn đoán bệnh .............................................................................................. 18
2.6.8 Các phương pháp phòng bệnh đốm trắng....................................................... 19
Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1


Thời Gian Và Địa Điểm Điều Tra .................................................................. 20

3.2

Bố Trí Điều Tra .............................................................................................. 20

3.3

Phương Pháp Thu Thập Số Liệu .................................................................... 20

3.3.1 Số liệu thứ cấp ................................................................................................ 20
3.3.2 Số liệu sơ cấp.................................................................................................. 21
3.4

Phương Pháp Phân Tích Số Liệu.................................................................... 21

3.4.1 Phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội và kỹ thuật............................................ 21
3.4.2 Phương pháp phân tích dịch tễ ....................................................................... 21
3.4.3 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế ........................................................ 21
Chương 4
4.1

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tình Hình Nuôi Tôm Ở Tỉnh Quảng Ngãi Giai Đoạn 2000 - 2007 ............... 23

4.1.1 Diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2000 - 2007 ............. 23
4.1.2 Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2000 - 2007 .................... 24
vi



4.1.3 Tình hình dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn 2003 - 2007.... 26
4.2

Hiện Trạng Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Tỉnh Quảng Ngãi .............. 28

4.3

Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Của Các Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng ......... 29

4.3.1 Trình độ học vấn............................................................................................. 29
4.3.2 Độ tuổi và kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ ................................................ 30
4.3.3 Nguồn vốn tín dụng ........................................................................................ 31
4.3.4 Tính sở hữu của ao nuôi ................................................................................. 32
4.3.5 Nguồn thông tin học hỏi kỹ thuật nuôi tôm.................................................... 33
4.4

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Cát Ở Quảng Ngãi .................... 33

4.4.1 Dọn tẩy ao....................................................................................................... 33
4.4.2 Xử lý mầm bệnh ............................................................................................. 34
4.4.3 Bón vôi ........................................................................................................... 35
4.4.4 Chuẩn bị nước trước khi thả tôm giống.......................................................... 37
4.4.5 Phương pháp thả giống................................................................................... 39
4.4.6 Lựa chọn thức ăn và phương thức cho ăn ...................................................... 41
4.4.7 Chu kỳ thay nước............................................................................................ 43
4.4.8 Thu hoạch ....................................................................................................... 45
4.5

Dịch Tễ Học Bệnh Đỏ Thân........................................................................... 45


4.5.1 Thông tin về tình hình xuất hiện bệnh trong vụ đông .................................... 45
4.5.2 Mô tả dấu hiệu bệnh lý ................................................................................... 46
4.5.3 Khảo sát thời gian xuất hiện bệnh đỏ thân ..................................................... 47
4.5.4 Quản lý các ký chủ trung gian mang mầm bệnh ............................................ 49
4.5.5 Giai đoạn tuổi tôm bệnh ................................................................................. 50
4.5.6 Khảo sát nguồn gốc tôm giống liên quan tới sự xuất hiện của bệnh.............. 50
4.5.7 Liên quan giữa mật độ thả nuôi tới sự xuất hiện bệnh đỏ thân ...................... 51
4.5.8 Khảo sát sự liên quan giữa bệnh đỏ thân với phương thức bón vôi............... 51
4.5.9 Nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ra bệnh đỏ thân trên tôm thẻ
chân trắng tại Quảng Ngãi............................................................................... 52
4.5.10 Dự chẩn sơ bộ về nguyên nhân gây bệnh ở ao nuôi tôm của các
chủ hộ trong quá trình khảo sát ...................................................................... 52
4.6

Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế ......................................................................... 55
vii


4.7

Đánh Giá Về Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Quảng Ngãi............ 59

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1

Kết Luận ......................................................................................................... 61


5.2

Đề Nghị........................................................................................................... 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACIAR

Australian Center for International Agriculteral Research

CP

Công ty Charoen Pokphang

DOC

Days of Culture

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

FCR


Food Conversion Ratio

HHNBV

Hypodermal Hepatopoietic Necrosis Baculovirus

IISD

International Institute for Sustainable Development

ISVEE

International Society of Ver Epidemiology and Economic

ISAEE

International Society of Aquatic Animal Epidemiology and
Economics

IUCN

The International Union for Convervation of Nauture

MPEDA

Marine Products Export Development Agency of India

MBV


Monodon Baculovirus

NACA

Network of Aquaculture Centres in Asia Pacific

NAFIQUAVED

National Fisheries Quality Assurance and Veterinary Directorate

PL

Post-larvae

SPF

Specific Pathogen Free

SEMBV

Systemic Ectodermal and Mesodermal Baculovirus

RV-PJ

Japan’s Rod-shaped Nuclear Virus

OIE

The World Organisation For Animal Health


WSBV

White Spot Symdrome Baculovirus Complex

WSSV

White Spot Symdrome Virus
ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1

Tiềm năng đất cát ven biển có thể chuyển sang
nuôi trồng thủy sản ............................................................................... 5

Bảng 4.1

Diễn biến diện tích nuôi theo phương thức ........................................ 23

Bảng 4.2

Tốc độ tăng trưởng diện tích nuôi giai đoạn 2000 - 2007 .................. 24


Bảng 4.3

Diễn biến sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng
giai đoạn 2000 - 2007 ......................................................................... 25

Bảng 4.4

Tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng
(2001- 2007) ...................................................................................... 26

Bảng 4.5

Diễn biến dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng trong
giai đoạn 2003 - 2007 ......................................................................... 27

Bảng 4.6

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo địa phương năm 2007 .......... 28

Bảng 4.7

Độ tuổi và kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ (n = 30)....................... 30

Bảng 4.8

Lượng vôi (kg) được sử dụng ở mỗi nhóm ........................................ 36

Bảng 4.9


Công thức gây màu nước bằng Dolomite, Ca100 và zeolite.............. 38

Bảng 4.10

Thời gian cho ăn trong ngày............................................................... 41

Bảng 4.11

So sánh hiệu quả phương pháp nuôi ở 2 mức độ mặn khác nhau
(tính cho ao nuôi có diện tích 2500 m2)............................................. 44

Bảng 4.12

Đặc điểm khí hậu trong tỉnh từ tháng 12/2007 đến tháng 4/2008 ...... 48

Bảng 4.13

Diễn biến thời gian xuất hiện bệnh đỏ thân (n = 15).......................... 48

Bảng 4.14

Khảo sát giai đoạn tuổi tôm bệnh (n = 15) ......................................... 50

Bảng 4.15

Nguồn gốc tôm giống ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh (n = 30) ..... 50

Bảng 4.16

Sự liên quan giữa phương thức bón vôi và bệnh (n = 30) .................. 51


Bảng 4.17

Chi phí cố định đầu tư cho một vụ nuôi
(tính cho ao có diện tích 1ha) ............................................................. 56

Bảng 4.18

Chi phí đầu tư lưu động cho một vụ nuôi
(tính cho ao có diện tích 1ha) ............................................................. 57

Bảng 4.19

Doanh thu đạt được sau một vụ nuôi tôm
x


(tính cho ao có diện tích 1 ha) ............................................................ 57
Bảng 4.20

Phân tích hiệu quả kinh tế chung của mô hình nuôi........................... 58

Bảng 4.21

So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 vùng nuôi......................................... 58

xi


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ


ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

TRANG

Đồ thị 4.1

Sản lượng tôm thẻ chân trắng và tôm sú giai đoạn 2000 - 2007 ........ 25

Đồ thị 4.2

Diện tích tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn 2003 - 2007................. 28

Đồ thị 4.3

Trình độ học vấn của các chủ hộ ........................................................ 30

Đồ thị 4.4

Phương pháp bón vôi giữa hai vùng................................................... 36

Đồ thị 4.5

Tần số xuất hiện bệnh trong vụ đông ................................................. 46

Đồ thị 4.6

Sự tương quan giữa tần số xuất hiện bệnh theo tháng........................ 48


xii


DANH SÁCH BẢN ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 4.1

Diệt khuẩn bằng KMnO4……………………………………………….35

Hình 4.2

Gây màu nước bằng Dolomite…………………………………………39

Hình 4.3

Hệ thống máy quạt nước……………………………………………… 42

Hình 4.4

Sàn cho ăn có ít tôm……………………………………………………42

Hình 4.5


Thu hoạch tôm bằng hình thức dùng lưới điện ………………………..45

Hình 4.6

Tôm đỏ ửng toàn thân………………………………………………….47

Hình 4.7

Tôm bị ăn mòn phụ bộ…………………………………………………53

Hình 4.8

Gan tôm có biểu hiện sưng và chuyển nhạt màu……………………....55

BẢN ĐỒ
Hình 2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi .................................................... 8

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt Vấn Đề
Ở Việt Nam, tôm sú chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nuôi tôm công

nghiệp. Tuy nhiên, vào những năm gần đây nghề nuôi tôm sú gần như không còn

mang lại lợi nhuận, sản lượng tôm nuôi giảm một cách đáng kể do dịch bệnh bùng
phát, nguồn giống không đảm bảo chất lượng, môi trường ô nhiễm…. Trước tình hình
đó, đối tượng nuôi mới sẽ góp phần giảm bớt khó khăn trước mắt cho người dân nên
một số tỉnh miền Trung chuyển dần sang nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.
Từ những năm 1978 - 1979, tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc Châu Mỹ La Tinh
được di nhập vào Châu Á để nuôi thử nghiệm. Hiện nay ở Việt Nam, tôm thẻ chân
trắng được di nhập từ nhiều nguồn khác nhau như Hawaii, Trung Quốc. Bên cạnh
những đặc điểm ưu việt của loài tôm này như nuôi được ở mật độ cao, không đòi hỏi
nhiều về nhu cầu protein. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho thấy, loài tôm này cũng
mang khá nhiều bệnh, đặc biệt bệnh do virus. Đây là một thách thức không nhỏ cho
nghề nuôi tôm trong tỉnh và cả nước. Như vậy, tìm hiểu những yếu tố tạo nên sự gia
tăng bệnh xảy ra trong quần thể chỉ có thể thông qua phân tích dịch tễ.
Xác định được vai trò quan trọng đó, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài:
Điều tra dịch tễ bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng
(Penaeus vannamei Boone, 1931) tại tỉnh Quảng Ngãi
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
- Xác định các yếu tố: điều kiện khí hậu, thông tin kỹ thuật liên quan tới sự

xuất hiện của bệnh đỏ thân.
- Tìm hiểu những mặt thuận lợi và khó khăn người nuôi gặp phải, cơ hội và
thách thức trong thời gian tới.

1


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1

Sơ Lược Về Tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
a. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở 14032’ - 15025’ vĩ Bắc, 108006’ - 109004’ kinh Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon
Tum, phía Tây Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển
của đất liền dài 140 km với 6 cửa biển chính: Sa Kỳ, Sa Cần, Cổ Lũy, Cửa Lở, Mỹ Á
và Sa Huỳnh.
Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5131,5 km2; bằng 1,7% diện tích cả
nước bao gồm 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 5 huyện miền núi và 1 huyện
đảo.
b. Địa hình
Quảng Ngãi có 4 loại địa hình chủ yếu: núi, đồi thấp, đồng bằng và bãi cát ven
biển nơi có cồn cát cao đến 10 m và rộng đến vài km tạo thành đê chắn. Địa hình khá
đặc biệt, phần núi phía Tây chủ yếu chạy theo chiều Tây Bắc - Đông Nam có hướng
nghiêng từ Tây sang Đông với độ dốc khá lớn, là nhân tố chính tạo nên sự khác biệt
giữa 2 mùa: mùa mưa và mùa ít mưa.
2.1.1.2 Điều kiện môi trường và khí hậu
a. Nhiệt độ
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít
biến động trong năm.
Vào mùa hè (từ tháng 5 - 8) ở vùng đồng bằng, vùng ven biển có nhiệt độ nóng
nhất giao động từ 28,4 - 29,50C; thường trung bình khoảng 26,50C. Vào ban ngày nhiệt
độ khoảng 24 - 350C, ban đêm nhiệt độ xuống thấp nhất trung bình 23 - 250C.
2



Vào mùa đông (tháng 12, 1 và tháng 2) có nhiệt độ khá thấp, tháng 1 là tháng
có nhiệt độ thấp nhất trong năm. Ở vùng đồng bằng, vùng ven biển có nhiệt độ trung
bình từ 21 - 220C, nhiệt độ cao nhất khoảng 25 - 260C, nhiệt độ thấp nhất xuống đến
19 - 210C.
Biến đổi nhiệt độ theo ngày: trong một ngày đêm nhiệt độ thấp nhất thường xảy
ra vào 4 giờ sáng và trước lúc mặt trời mọc, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường xảy
ra vào lúc quá trưa đến trước 14 giờ. Biên độ giao động ngày của nhiệt độ ở đồng bằng
từ tháng 4 đến tháng 9 từ 7,2 - 9,30C; từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau từ 3,4 - 7,20C.
Nhiệt độ nước biển cao nhất thường lên đến 300C (chủ yếu vào tháng 5 - 6),
thấp nhất là 240C (thường vào tháng 2), nhiệt độ nước trung bình là 27 - 280C.
b. Lượng mưa
Tổng lượng mưa trung bình năm ở đồng bằng giao động từ 2200 - 2500 mm.
Mộ Đức, Đức Phổ là 2 huyện có tổng lượng mưa ít nhất trong tỉnh, dưới 2000 mm.
c. Độ mặn
Độ mặn của nước biển ven bờ thường đạt mức ổn định 33 - 34%o và trung bình
khoảng 32%o, gần cửa sông độ mặn giảm dần. Độ mặn cũng thay đổi tùy theo mùa,
mùa khô độ mặn cao, mùa mưa độ mặn giảm.
d. Lượng bốc hơi nước
Tổng lượng bốc hơi nước vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi giao động
trong khoảng 900 - 920 mm, Sa Huỳnh có lượng bốc hơi nước lớn nhất trong tỉnh
1029 mm.
e. Chế độ gió mùa
Mùa Đông gió thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc với tốc độ trung bình 2,4
- 3,3 m/s; mùa hè có gió Đông và gió Đông Nam, tốc độ gió trung bình 2,86 m/s.

f. Chế độ thủy triều
Chế độ thuỷ triều rất phức tạp, đó là chế độ vừa có nhật triều vừa có bán nhật
triều không đều.
3



Trong một tháng, những ngày chỉ có 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống (nhật
triều), cũng có những ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống với biên độ không
bằng nhau (bán nhật triều không đều).
Biên độ triều vùng cửa sông trong mùa khô trung bình 1,2 - 1,3 m; lớn nhất
không vượt quá 1,5 m.
2.1.2 Đặc điểm nguồn tài nguyên
2.1.2.1 Diện tích đất cát ven biển
Địa hình vùng đất cát ven biển Quảng Ngãi hầu hết không bị ảnh hưởng bởi lũ
lụt tàn phá. Vùng đất cát nằm ngoài rừng phòng hộ có cao trình trung bình từ 3,5 - 5
m; vùng phía trong rừng phòng hộ có cao trình từ 6 m trở lên.
Tuy nhiên phát triển nuôi tôm trên cát qui mô lớn phải có đủ ít nhất 2 điều kiện:
Nguồn nước mặn và nguồn nước ngọt đảm bảo cung cấp chủ động trực tiếp.
Có biện pháp kỹ thuật chống thẩm thấu nước cho hệ thống ao nuôi tôm và
hệ thống thoát nước sau khi thu hoạch.
Phân bố diện tích đất cát có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh ở khắp các
huyện ven biển, nhưng tập trung lớn nhất ở 2 huyện Mộ Đức và Đức Phổ. Diện tích
đất tiềm năng đưa vào nuôi trồng thủy sản bao gồm vùng đất cát trống sát ven biển và
vùng đất cát pha phía trong rừng phòng hộ hiện có đang được sử dụng trồng cây nông
lâm nghiệp, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không cao. Không sử dụng vùng đất cát đã
trồng rừng phòng hộ chắn cát, chắn sóng để bảo vệ môi trường.

4


Bảng 2.1: Tiềm năng đất cát ven biển có thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản
Đơn vị: ha
Diện tích


Diện tích

Đất cát hoang

Tổng

rừng

đất trồng

hoá ven biển

cộng

Huyện Bình Sơn

160

0

0

160

Huyện Sơn Tịnh

0

0


35

35

Huyện Mộ Đức

629

393

162

1.184

Huyện Đức Phổ

340

437

281

1.058

Huyện Lý Sơn

0

0


20

20

1.129

830

498

2.457

Địa phương

Tổng cộng

2.1.2.2 Điều kiện nguồn nước ngầm ở vùng đất cát
Nguồn nước ngầm trong tỉnh phân bố rộng rãi từ đồng bằng đến vùng đất cát
ven biển. Dự báo có thể khai thác nguồn nước ngầm ở khu vực đồng bằng Mộ Đức và
Đức Phổ là 2000 m3/ngày đêm. Như vậy, với trữ lượng nguồn nước ngầm như trên
việc khai thác phục vụ cho nuôi trồng thủy sản rất hạn chế.
2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh
2.1.3.1 Tình hình chung
Nền kinh tế của tỉnh nhiều năm qua đã có những bước phát triển đáng kể, liên
tục tăng trưởng và duy trì được tốc độ tăng ở một số ngành trọng điểm. Trong giai
đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh đạt 9,86%/năm, trong
đó khối nông - lâm nghiệp và thủy sản đạt 6,73%/năm.
Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên tỷ trọng nông - lâm nghiệp và thủy sản có xu
hướng giảm từ 37,73% năm 2005 xuống 29% năm 2007, dự kiến đến năm 2010 còn 20
- 21%. Trong khi đó cơ cấu công nghiệp và xây dựng tăng từ 28,03% năm 2005 lên

36% trong năm 2007, dự kiến đến năm 2010 đạt 48 - 49%.
Theo số liệu thống kê dân số trung bình của tỉnh tính đến năm 2006 đạt
1.295.608 người phân bố ở 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi và 1
huyện đảo. Mật độ dân số trung bình đạt 252 người/km2.
5


Năm 2005, với hơn 600.000 người trong độ tuổi lao động ở Quảng Ngãi đã
tham gia vào nền kinh tế quốc dân, phần lớn là nông - lâm - thủy sản (chiếm trên 80%
tổng số lao động) đã tạo ra 37,73% GDP. Nhìn chung, năng suất lao động trong nông lâm - thủy sản còn thấp chỉ bằng 60% năng suất lao động chung toàn tỉnh. Nguyên
nhân do trình độ lao động tham gia trong khối nông - lâm - thủy sản còn hạn chế, quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng dần tỷ trọng khối công nghiệp và xây
dựng, giảm tương đối khối nông - lâm - ngư nghiệp cũng làm ảnh hưởng giá trị đóng
góp của khối vào GDP của tỉnh; số lao động hoạt động trong khu vực nông - lâm thủy sản tăng nhanh hơn khối lượng GDP tạo ra đã làm giảm năng suất trên mỗi lao
động.
2.1.3.2 Tình hình nuôi tôm hiện nay ở Quảng Ngãi
Hiện nay, tình hình nuôi tôm trong tỉnh chủ yếu theo hình thức tự phát: điều
kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi và ao nuôi không đảm bảo kỹ thuật, môi trường nước và
vùng nuôi bị ô nhiễm, người dân tùy tiện trong sản xuất, không chấp hành các qui định
của Nhà nước chẳng hạn nguồn nước đưa vào nuôi tôm chưa qua xử lý, con giống
chưa qua kiểm dịch, chất lượng không đảm bảo, không tuân thủ qui trình cải tạo ao hồ
chăm sóc quản lý trong quá trình nuôi, thả nuôi không đúng thời vụ, sử dụng hóa chất
phòng bệnh không đúng qui định theo các tiêu chuẩn ngành.... Từ đó dẫn đến tình
trạng dịch bệnh liên tục xảy ra, sản phẩm thu hoạch chất lượng chưa cao, chưa đảm
bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Người nuôi tôm bị thua lỗ trong nhiều năm,
nhiều nơi người dân không còn đủ điều kiện kinh tế để tiếp tục nuôi tôm.
2.1.4 Định hướng chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn
2001 - 2010
2.1.4.1 Định hướng chung
Quan điểm định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững gắn

với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, phòng chống
dịch bệnh, từng bước áp dụng qui trình kỹ thuật tiên tiến. Sử dụng hợp lý và hiệu quả
các loại đất, mặt nước mặn, ngọt, lợ bao gồm đất cát bãi bồi ven biển, đất màu nông
nghiệp nhiễm mặn hoặc ngập úng, đất cát ven biển, hồ chứa nước thủy lợi, ao hồ nhỏ...

6


để đưa vào nuôi các loài thủy sản đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng nội địa,
tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo việc
làm cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định kinh tế xã
hội, an ninh quốc phòng. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản dựa trên nguồn lực của
Nhà nước và nhân dân, huy động các thành phần kinh tế, gắn với sản xuất thị trường.
Phát triển nuôi trồng thủy sản về năng suất, sản lượng, thủy sản thương phẩm,
sản xuất giống, phòng trừ dịch bệnh và cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản ở
các vùng ven biển, đồng bằng trung du miền núi, nhưng trọng tâm là nuôi trồng thủy
sản nước lợ mà chủ yếu là nuôi tôm. Đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng các vùng nuôi
tôm tập trung qui mô diện tích mặt nước từ 20 ha trở lên phù hợp với từng vùng sinh
thái, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, áp dụng qui trình kỹ thuật tiên tiến nhằm
mục tiêu cho năng suất, chất lượng sản phẩm thu hoạch cao và ổn định.
2.1.4.2 Định hướng chiến lược phát triển vùng nuôi tôm thẻ chân trắng
Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhưng lấy tôm sú và tôm thẻ chân trắng làm chủ
đạo. Đối với nuôi thủy sản nước lợ, có 2 vùng nuôi chủ yếu: nuôi trên cát và nuôi vùng
triều.
Nuôi trồng thủy sản vùng triều giai đoạn 2007 - 2010 cần tập trung sắp xếp lại
khu vực nuôi, cần nhanh chóng dỡ bỏ những khu vực lấn chiếm lòng sông, ảnh hưởng
đến giao thông đường thủy để nuôi tôm. Đa dạng hình thức nuôi cũng cần thiết; tuy
nhiên, nhất thiết không được kết hợp nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên một tuyến
sông của một vùng.

Nuôi trồng thủy sản trên cát về cơ bản có thể chuyển đổi diện tích cũng không
nhiều do mâu thuẫn sử dụng với qui hoạch nông nghiệp và nhiệm vụ bảo vệ rừng
phòng hộ, chắn cát ven biển cũng như vấn đề trữ lượng và chất lượng nước ngầm. Đối
tượng nuôi chính ở vùng đất cát cũng là tôm thẻ chân trắng. Giai đoạn 2007 - 2010 cần
tiếp tục các dự án nuôi trên cát còn dở dang và hoàn chỉnh qui hoạch chi tiết các dự án
khả thi. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng vấn đề môi trường, trước mắt cần thực hiện
các dự án xử lý chất thải và xây dựng mô hình ít thay nước.
7


Từ những định hướng như trên, mục tiêu cụ thể về nuôi tôm thẻ chân trắng trên
cát cần được thực hiện đến năm 2010 theo phương án 1: qui hoạch diện tích nuôi 350
ha, tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,2%/năm, đối với phương án 2 qui hoạch diện
tích nuôi 530 ha, tốc độ tăng trưởng bình quân là 19,3%/năm.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi
2.2

Con Đường Di Nhập Tôm Thẻ Chân Trắng Vào Việt Nam.
Năm 2001, Bộ Thủy Sản (cũ) đã cấp 9 giấy phép cho một số công ty liên

doanh, cho phép nhập khẩu hơn 48,5 triệu PL và 5900 tôm thẻ chân trắng bố mẹ vào
nuôi thí nghiệm ở một số cơ sở nuôi an toàn và được qui hoạch nhằm mục đích đánh
giá tác động tích cực hoặc những mặt không tích cực của loài tôm này.
Nguồn gốc của loài này được nhập từ Hawaii (Hoa Kỳ) và Trung Quốc đại lục,
phải kiểm tra đảm bảo không có bệnh mới được thả nuôi. Tuy nhiên trong giai đoạn
này, các quá trình kiểm tra cũng khó xác định con giống nhập khẩu có thật sự không
mang mầm bệnh hay không.
Các công ty nhập khẩu PL vào nuôi hoặc chuyển giao cho công ty khác (được
Bộ Thủy Sản (cũ) cho phép). Mặc dù, số lượng còn hạn chế hoặc chưa công bố chính

8


thức. Nhưng trong giai đoạn này tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu được nuôi ở miền Bắc.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2003, đã có 2 tỉ PL được nhập khẩu trái phép từ Trung
Quốc vào nuôi ở Việt Nam.
Tại Quảng Ngãi, trong năm 2003, sản lượng tôm sú giảm nghiêm trọng do dịch
bệnh, ao đìa ở vùng triều bỏ trống nhiều, tôm sú không còn là thế mạnh như trước kia.
Những khó khăn, trăn trở của bà con cũng được tháo gỡ khi tôm thẻ chân trắng bắt đầu
có mặt trong tỉnh.
Qua chương trình thời sự trên đài truyền hình Việt Nam giới thiệu về đối tượng
nuôi mới, một hộ nông dân ở xã Phổ Quang - huyện Đức Phổ đã trực tiếp vào công ty
Hawaii (Phú Yên) lấy giống về nuôi thử nghiệm. Ban đầu nuôi tôm thẻ chân trắng trên
ao đất ở vùng triều; với diện tích 4000 m2 thả 1 triệu giống, sau 20 ngày nuôi tôm gặp
sự cố, 2 vụ đầu nuôi không thành công do chưa có kinh nghiệm với đối tượng nuôi
mới. Đến vụ thứ 3 nuôi mật độ thưa hơn, với diện tích như trên thả 40 vạn PL trong
vòng 80 ngày nuôi thu hoạch được 5 tấn, năng suất đạt 12,5 tấn/ha/vụ. Thành công này
đã mở ra triển vọng mới cho bà con vùng nuôi.
Giai đoạn đầu, tôm thẻ chân trắng được nuôi trong tỉnh chủ yếu do tự phát của
người dân, không theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Đến năm 2001, được sự
đồng ý của UBND tỉnh, Sở Thủy Sản (cũ) chỉ đạo Trung tâm Khuyến ngư và Dịch vụ
Thủy sản thực hiện nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng tại xã Đức Phong - huyện Mộ
Đức. Trung tâm Khuyến ngư đã triển khai nuôi tôm trên cát được hai vụ, sản lượng thu
hoạch vụ hè đạt 409,5 kg trên 1200 m2. Đến năm 2006, Bộ Thủy Sản (cũ) mới chính
thức chủ trương nuôi bổ sung tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình
Thuận.

9



2.3

Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng

2.3.1 Phân loại
Ngành : Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên Việt Nam: tôm thẻ chân trắng
Tên Tiếng Anh: White Leg shrimp
2.3.2 Hình thái cấu tạo
Tôm có vỏ mỏng màu trắng đục, chân bò có màu trắng nên gọi là tôm thẻ chân
trắng. Chân bơi có màu vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh. Chủy là
phần kéo dài tiếp với phần đầu ngực. Dưới chủy có 2 - 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6
răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai.
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi,
không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực.
Gờ bên chủy ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị, có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng rãnh
bụng rất hẹp hoặc không có. Gai đuôi không phân nhánh. Râu không có gai phụ và
chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp.
2.3.3 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc ở bờ biển Đông Thái Bình Dương từ Bắc
Mexico đến Peru tập trung nhiều nhất ở vùng biển Ecuador.
Trong môi trường tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố chủ yếu ở độ sâu 0 - 72
m, ở tầng đáy bùn hay đáy cát.
Khi độ trong tăng, tôm thẻ chân trắng thường kết đàn rất đông, làm xáo trộn
bùn đáy gây đục môi trường để tự vệ.

10


Loài tôm này được di nhập vào các quốc gia Châu Á như Đài Loan, Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam… để nuôi thương phẩm.
Các chỉ tiêu môi trường sống của tôm thẻ chân trắng
Độ mặn:

5 - 50%o

Nhiệt độ nước:

28 - 340C

pH:

7,7 - 8,3

Độ trong:

25 - 30 cm

DO:

> 3 mg/L

Nitrite:

< 0,1 mg/L


Độ sâu:

1-2m

H2S:

< 0,001 mg/L

2.3.4 Một số đặc điểm thích nghi môi trường sống của tôm thẻ chân trắng
Sự thích nghi với độ mặn
Tôm thẻ chân trắng chịu được sự thay đổi độ mặn lớn, từ 0,5 - 45 ppt và thích
hợp ở độ mặn từ 7 - 34 ppt, song lại phát triển đặc biệt tốt ở độ mặn thấp khoảng 10 15 ppt (đây là mức môi trường và máu tôm đạt mức thẩm thấu cân bằng) (Wyban và
Sweeny, 1991; trích bởi FAO, 2005). Khả năng này giúp cho tôm thẻ chân trắng thích
nghi được trong các ao nuôi ở vùng triều nơi có độ mặn thấp.
Sự thích nghi với nhiệt độ
Tôm thẻ chân trắng có thể chịu được ngưỡng nhiệt độ lớn, chúng phát triển tốt
ở nhiệt độ từ 23 - 300C, phát triển tối ưu ở nhiệt độ 300C đối với tôm nhỏ (1g) và 270C
tôm lớn (12 - 18 g).
Sự thích nghi với hàm lượng ôxy
Ngưỡng ôxy thấp nhất khoảng 1,2 mg/L, tôm càng lớn ngưỡng ôxy càng cao
dần (cỡ tôm 2 ÷ 4 cm cần thiết 2 mg/L, cỡ tôm dưới 2 cm là 1,05 mg/L).

11


×