Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỈ LỆ ĐỰC HÓA CỦA CÁ RÔ PHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.32 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THUỶ SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỈ LỆ ĐỰC HÓA CỦA CÁ RÔ
PHI

Họ và tên sinh viên: TRẦN LỆ THUỶ
Ngành: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN chuyên ngành NGƯ Y
Niên khoá: 2004 – 2008

Tháng 09/2008


ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỈ LỆ ĐỰC HÓA CỦA
CÁ RÔ PHI

Tác giả

TRẦN LỆ THỦY

Khoá luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi trồng thuỷ sản chuyên
ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN VĂN TƯ

Tháng 09/2008


i


TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện tại Trại thực nghiệm của Khoa Thủy Sản- Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 10/04/2008 đến ngày 30/07/2008 nhằm đánh giá ảnh
hưởng của nhiệt độ và việc sử dụng hormon MT với nồng độ thấp lên tỉ lệ đực hóa của cá rô
phi dòng GIFT Oreochromis niloticus.
Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm và được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi
nghiệm thức lập lại 3 lần. Tiến hành xử lí nhiệt ở thời điểm cá 8 ngày tuổi, khi chưa có sự biệt
hóa giới tính và ngâm hormone ở ngày tuổi thứ 13 sau khi nở.
Thí nghiệm 1 (TN1): Xác định tác động kết hợp của nhiệt độ cao (340C) đồng thời
ngâm hormone MT.
Nghiệm thức 1 (NT1): ương ở nhiệt độ thường, không xử lí hormon.
Nghiệm thức 2 (NT2): ương ở nhiệt độ thường, có ngâm hormone MT ở liều 1,2 mg/l.
Nghiệm thức 3 (NT3): ương ở nhiệt độ 340C, ngâm hormon MT ở liều 0,6 mg/l.
Nghiệm thức 4 (NT4): ương ở nhiệt độ 340C, ngâm hormon MT ở liều 0,3 mg/l.
Tỉ lệ đực cao nhất ở TN1 là NT3 (94,67%), kế tiếp là NT4 (90%).
Kết quả TN1 cho thấy khi xử lí ở nhiệt độ cao kết hợp với ngâm hormone ở nồng độ
thấp thì cho tỉ lệ đực cao. Không những vậy khi xử lí nhiệt còn làm nâng cao tỉ lệ sống và tốc
độ tăng trưởng của cá thí nghiệm.
Thí nghiệm 2 (TN2): Đánh giá tác động của các mức nhiệt độ khác nhau lên sự đực hóa
của cá rô phi, xử lí nhiệt trong vòng 5 ngày liên tục.
 Nghiệm thức 1 (NT1): nghiệm thức đối chứng, ương ở nhiệt độ thường

ii


 Nghiệm thức 2 (NT2): ương ở 340C

 Nghiệm thức 3 (NT3): ương ở 360C
Tỷ lệ đực cao nhất là ở NT3 (97,67%), kế đến là của NT2 (86,67%).
Kết quả trên cho thấy rằng khi xử lí ở nhiệt độ càng cao thì tỉ lệ đực càng cao. Chứng
tỏ xử lí ở nhiệt độ cao làm tăng tỉ lệ đực hóa của cá rô phi.

iii


ABSTRACT

The study was carried out at the Experimental Farm of Fisheries Faculty. Nong Lam
University from 10th April to 30th July in 2008, aimed to assess the impact of water
temperature and MT hormone use at a low concentration on sex ratio of Oreochromis
niloticus of GIFT strain.
The study was included two experiments, which were a completely randomized design.
Each treatment was replicated three times. Eight-day-olds fry were treated with high
temperature.
Experimental 1 (TN1): To define effect of treatment period of high temperature of 34oC
combined immersion of MT hormone.
 Treatment 1 (NT1): ordinary temperature, without MT hormone tr atment.
 Treatment 2 (NT2): ordinary temperature, with MT hormone immersion at the
concentration of 1.2 mg/l.
 Treatment 3 (NT3): high temperature of 34oC, with MT hormone immersion at the
concentration of 0.6 mg/l.
 Treatment 4 (NT4): high temperature of 34oC, with MT hormone immersion at the
concentration of 0.6 mg/l.
The study showed that the constant high temperature combined with the MT hormone
immersion resulted in high masculinizing rates. Furthermore, the treatment of high
temperature was also produced survival and growth improvement.
Experimental 2 (TN2): To access the effect of temperature levels on tilapia

masculization, in five days.
 Treatment 1 (NT1): ordinary temperature
iv


 Treatment 2 (NT2 ): high temperature of 34oC
 Treatment 3 ( NT3 ): high temperature of 36oC.
The highest male percentage was of NT3 (96,67%) and followed by NT2 (86,67%).

v


LỜI CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm tạ đến:
- Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh đã hết sức tạo mọi điều kiện để chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài.
- Xin chân thành cảm ơn đến các quý thầy cô trong trường đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức cần thiết giúp tôi hoàn thành đề tài.
- Đặc biệt xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Tư đã rất quan tâm,
tận tình hướng dẫn và chỉ dạy cho tôi nhiều điều, đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm đề tài.
- Cảm ơn Thầy Võ Thanh Liêm, Thầy Huỳnh Văn Nhật đã đóng góp những ý kiến
hết sức sâu sắc, ủng hộ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
- Cảm ơn sự giúp đỡ của những người bạn của tôi là Trần Danh Nam, Đồng Thị
Hồng Diệp, Lê Thanh Tú, Trần Thanh Lưu, Nguyễn Chí Tâm, Trần Thị Thanh Tâm, Nguyễn
Thị Phương Thắm, Nguyễn Thị Thủy. Nếu như không có sự giúp đỡ tận tình và động viên của
các bạn thì tôi sẽ rất khó để hoàn tất đề tài này.
- Cảm ơn chị Phạm Phong Tam Giang đã chỉ dạy tôi những điều mà tôi chưa biết.
- Và cũng cảm ơn cha mẹ tôi đã ủng hộ tôi về mặt vật chất và tinh thần, tạo mọi điều

kiện để tôi có thể yên tâm học hành.
- Cảm ơn các bạn Ngư y và NTTS30 đã chia sẻ và giúp đỡ tôi học tập tốt.

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Tóm tắt

ii

Abstract

iv

Lời cảm tạ

vi

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt


x

Danh sách các bảng

xi

Danh sách các hình

xii

Danh sách các đồ thị

xiii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4


2.1 Nguồn Gốc và Sự Phân Bố

4

2.2 Phân loại

5

2.3 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Rô Phi

5

2.3.1 Đặc điểm hình thái

5

2.3.2 Môi trường sống

6

2.3.3 Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng

7

2.3.4 Sinh sản

8

2.4 Hiện Trạng Di Nhập


10

2.4.1 Hiện trạng di nhập cá rô phi ở Châu Á

10
vii


2.4.2 Hiện trạng di nhập cá rô phi vào Việt Nam

11

2.5 Vì Sao Lại Chuyển Đổi Giới Tính của Cá Rô Phi

11

2.6 Các Phương Pháp Tạo Đàn Cá Rô Phi Toàn Đực

12

2.6.1 Lựa bằng tay

12

2.6.2 Phương pháp lai

13

2.6.3 Phương pháp chuyển đổi giới tính bằng hormone


13

2.7 Một Vài Tác Dụng Sinh Lí Của Nhiệt Độ

14

2.7.1 Vai trò của CYP450 arom trong chuyển đổi giới tính ở cá

14

2.7.2 Chất ức chế Aromatase

15

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1 Thời gian và Địa Điểm

16

3.2 Vật Liệu và Phương Pháp Nghiên Cứu

16

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

16


3.2.2 Vật liệu và trang thiết bị

16

3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu

17

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

17

3.3.2 Cách tiến hành

18

3.3.3 Chăm sóc và cách quản lí

21

3.3.4 Kiểm tra tuyến sinh dục

23

3.4 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

26

3.5 Các Chỉ Tiêu Trên Cá Thí Nghiệm


26

3.5.1 Tỉ lệ đực hóa

26

3.5.2 Tỉ lệ sống

26

3.6 Phương Pháp Xử Lí Số Liệu

26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1 Kết Quả Thí Nghiệm 1

25

viii


4.1.1 Các Thông Số Môi Trường

27

4.1.2 Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ lên cá thí nghiệm 1


31

4.2 Kết Quả Thí Nghiệm 2

37

4.2.1 Các thông số môi trường

37

4.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ cao kết hợp với việc sử dụng
hormone bằng phương pháp ngâm lên cá bột ở thí nghiệm 2

40

4.3 Kết Quả So Sánh Giữa Hai Lần Thí Nghiệm

46

4.3.1 So sánh tỉ lệ đực hóa giữa hai lần thí nghiệm

46

4.3.2 Kết quả so sánh tỉ lệ sống giữa hai lần thí nghiệm

47

4.3.3 So sánh tỉ lệ tăng trưởng


48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

51

5.1 Kết Luận

51

5.2 Đề Nghị

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các Chỉ Tiêu Môi Trường
Phụ lục 2: Kết Quả Phân Tích Thống Kê của TN1
Phụ lục 3: Kết Quả Phân Tích Thống Kê của TN2
Phụ lục 4: Kết Quả Về Tỉ Lệ Đực
Phụ lục 5: Bảng tăng trưởng về trọng lượng và chiều dài của cá TN

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DO: Dissolved Oxygen (hàm lượng ôxy hòa tan)

NTTS: Nuôi trồng Thủy Sản
VAC: vườn ao chuồng
MT: 17α - Methyltestosterol hormone
MP: male percentage (tỉ lệ đực)
MR: Masculinizing Rate (tỉ lệ đực hóa)
DMS: Dimethyl sulfamide
CYP450arom: Cytochrome P450 aromatase
NT: Nghiệm thức
NTĐC: Nghiệm thức đối chứng
GIFT: Genetically Improved Farmed Tilapia (cá rô phi cải thiện di truyền)
TB: Trung bình
SSTC: Sai số tiêu chuẩn
TN: Thí nghiệm

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Đặc điểm phân biệt đực cái của cá rô phi

6

Bảng 4.1: Tỷ lệ đực và tỉ lệ đực hóa của cá rô phi ở TN1

31

Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cá ở TN1


33

Bảng 4.3: Tăng trưởng về trọng của cá theo thời gian ở TN1

34

Bảng 4.4: Tảng trưởng về chiều dài của cá theo thời gian ở TN1

36

Bảng 4.5: Tỉ lệ đực và tỉ lệ đực hóa của cá rô phi ở TN2

40

Bảng 4.6: Tỷ lệ sống của cá ở TN2

42

Bảng 4.7: Tăng trưởng về trọng lượng của cá theo thời gian ở TN2

43

Bảng 4.8: Tảng trưởng về chiều dài của cá theo thời gian ở TN2

45

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Các hoá chât để pha hormone

18

Hình 3.2 Pha hormon trước khi cho vào bể xử lí

19

Hình 3.3 Bơm hormon vào bể xử lí nhiệt độ

20

Hình 3.4 Cách bố trí heater vào các bể có xử lí nhiệt

20

Hình 3.5 Nhiệt độ nước ở 360C

22

Hình 3.6 Bột cá rây lại trước khi cho ăn

22

Hình 3.7 Một góc giai bố trí cho cả 2 TN

23

Hình 3.8 Giải phẩu cắt tuyến sinh dục của cá


24

Hình 3.9 Tuyến sinh dục của cá

24

Hình 3.10 Tuyến sinh dục cá cái

25

Hình 3.11 Tuyến sinh dục cá đực

25

xii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1: Nhiệt độ nước trung bình của NTĐC nuôi trong bể kính

27

Đồ thị 4.2: Nhiệt độ nước trung bình khi nuôi trong ao

28

Đồ thị 4.3: DO trung bình khi nuôi 25 ngày trên bể kính


29

Đồ thị 4.4: DO trung bình khi nuôi trong giai

29

Đồ thị 4.5: pH trung bình của các NT khi nuôi trong bể kính

30

Đồ thị 4.6: pH trung bình của các NT khi nuôi trong giai

30

Đồ thị 4.7: Tỉ lệ đực và tỉ lệ đực hóa của TN1

32

Đồ thị 4.8: Tỷ lệ sống của cá ở TN1

33

Đồ thị 4.9: Trọng lượng trung bình của cá ở TN1

35

Đồ thị 4.10: Chiều dài trung bình của cá ở TN1

36


Đồ thị 4.11: Nhiệt độ nước trung bình của NTĐC trong bể kính

37

Đồ thị 4.12: Nhiệt độ nước trung bình khi nuôi trong ao

37

Đồ thị 4.13: DO trung bình khi nuôi trong bể kính

38

Đồ thị 4.14: DO trung bình khi nuôi trong giai

38

Đồ thị 4.15: pH trung bình của các NT khi nuôi trong bể kính

39

Đồ thị 4.16: pH trung bình của các NT khi nuôi trong giai

40

xiii


Đồ thị 4.17: Tỉ lệ đực và tỉ lệ đực hóa của TN2

41


Đồ thi 4.18: Tỉ lệ sống của cá ở TN2

42

Đồ thị 4.19: Trọng lượng trung bình của cá ở TN2 theo thời gian

44

Đồ thị 4.20: Chiều dài trung bình của cá ở TN2

45

Đồ thị 4.21: So sánh tỉ lệ đực hóa giữa 2 lần thí nghiệm

46

Đồ thị 4.22: So sánh tỉ lệ sống sau khi kết thúc thí nghiệm

47

Đồ thị 4.23: So sánh trọng lượng trung bình của cá sau khi kết thúc thí nghiệm 48
Đồ thị 4.24: So sánh chiều dài trung bình của cá sau khi kết thúc thí nghiệm

xiv

49


Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1. Đặt Vấn Đề
Cá rô phi là loài cá có giá trị thương phẩm. Sản lượng cá rô phi ngày càng gia tăng và
đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo, nâng cao đời sống
cho người dân và tạo cho người dân có công ăn việc làm ổn định. Không chỉ vậy nuôi cá rô phi
còn tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Mặc dù có nguồn gốc từ Châu Phi, nhưng cá rô phi đã được di giống, thuần hóa và nuôi
thương phẩm ở trên 100 nước trên thế giới. Hiện nay cá rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến
thứ 2 trên thế giới, chỉ sau nhóm cá chép (Fitzsimmons và Gonzalez, 2005; trích dẫn bởi Trung
tâm tin học - Bộ Thủy Sản (cũ), 2005). Một số loài cá rô phi như O. mossambicus (rô phi đen),
O. niloticus (rô phi vằn), O. aureus (rô phi xanh),… đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng ở
nhiều nước với các mô hình nuôi khác nhau, không chỉ trong nước ngọt mà cả trong nước lợ.
Rô phi có nhiều ưu điểm để nuôi (Coddington và ctv., 1997, trích bởi Phelps và Popma,
2000). Ðồng thời cá rô phi còn có những ưu thế là ít bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng
cao, cá có màu thịt trắng, có khả năng thay thế cho một số loại cá biển, cá dễ chế biến theo
nhiều loại sản phẩm khác nhau nên được đa số người tiêu dùng chấp nhận, nhất là người tiêu
dùng ở TP. Hồ Chí Minh vốn khó tính và khắc khe. Ngoài việc góp phần đa dạng hóa sản
phẩm, cá rô phi còn có khả năng giúp làm giảm rủi ro trong nuôi trồng thủy sản (như nuôi tôm
sú, tôm càng xanh, cá tra, basa,…), là biện pháp cải tạo môi trường ao nuôi hiệu quả, đặc biệt
những vùng nuôi đang bị suy thoái môi trường.
Cá rô phi có tuổi sinh sản sớm, đẻ nhiều lần trong năm và đặc tính đó đã dẫn đến hậu
quả là khi nuôi cá rô phi, lúc thu hoạch kích cỡ cá không đều, vì vậy hiệu quả kinh tế thấp, do
đó cần có những biện pháp nhằm khắc phục nhược điểm này. Yêu cầu đặt ra cho thực tế sản

1


xuất là nghiên cứu những kĩ thuật sản xuất giống toàn đực và các nhân tố ảnh hưởng tới giới
tính của cá rô phi để tác động, nâng cao tỉ lệ đực hóa của cá rô phi.
Gần đây, rất nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng những nhân tố môi trường như nhiệt độ,

pH, độ mặn cũng ảnh hưởng đến giới tính của cá. Nhân tố môi trường chủ yếu tác động đến
giới tính là nhiệt độ. Đối với hầu hết các loài nhạy cảm với nhiệt độ như Atherinid, Cichlid,
Poecilid gồm cá vàng Carassius auratus, rô phi Oreochromis spp. thì tỉ lệ đực tăng dần khi
nhiệt độ cao và giảm dần khi nhiệt độ thấp. Ở một số loài như Dicentrarchus labrax, Ictalurus
punctatus thì ngược lại. Cá bơn Paralichthys olivaceus, cả nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp đều
làm tăng tỉ lệ đực, trong khi ở nhiệt độ trung bình thì tỉ lệ đực:cái là 1:1 (Baroiller và D'Cotta,
2001).
Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc nuôi cá rô phi xuất khẩu đó là sự đồng cỡ khi
thu hoạch và kích thước cá phải lớn (600-1.000 g/con) để tăng tỷ lệ phi lê xuất khẩu. Do đó,
giống nuôi phải là cá rô phi đơn tính đực có chất lượng. Thông qua nhập nội và tiến hành
chọn giống đã cung cấp một số giống cá rô phi có chất lượng, như cá rô phi dòng GIFT, cá rô
phi vằn dòng Thái Lan và cá rô phi đỏ (còn được gọi là Diêu hồng). Trong đó, cá rô phi dòng
GIFT được cho là có ưu thế hơn cả bởi tốc độ tăng trưởng của loài cá này rất nhanh so với các
dòng cá rô phi khác tuy màu sắc không đẹp bằng cá Diêu hồng. Và từ đó chúng đã dần thay
thế các dòng cá rô phi khác có chất lượng thấp hơn.
Ở một số nước trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và cả ở nước ta
hiện nay đã tìm ra được một số cách để có thể chuyển đổi giới tính cá rô phi thành toàn đực.
Các cách đó là: xử lí ở nhiệt độ cao, cho ăn hoặc ngâm hormon MT, phương pháp lai,… Tuy
nhiên ở Việt Nam thì việc sử dụng các cách trên để chuyển đổi giới tính thì vẫn chưa được áp
dụng rộng rãi. Việc sử dụng phương pháp cho cá bột ăn thức ăn có chứa MT cho tỉ lệ đực hoá
cao nhưng ngược lại là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chỉ có thể giải quyết những
vấn đề con giống trước mắt, còn về lâu dài thì phương pháp này vẫn còn những hạn chế nhất
định làm cản trở việc áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu các công nghệ
mới, đặc biệt áp dụng kỹ thuật di truyền điều khiển giới tính để sản xuất cá rô phi đơn tính đực
có ý nghĩa khoa học và kinh tế xã hội sâu sắc và không ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh.

2



1.2 Mục Tiêu
- Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ đực, tỉ lệ sống và tỉ lệ tăng trưởng của cá rô
phi.
- Xử lí bằng nhiệt độ cao thay thế các cách xử lí như cho ăn hormon MT, phương pháp
tạo con siêu đực… nhằm cho tỉ lệ đực hoá cao mà không gây ô nhiễm cho môi trường nước và
có khả năng áp dụng vào sản xuất để giúp bà con nông dân cải thiện năng suất nuôi cá rô phi.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn Gốc và Sự Phân Bố
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc họ Cichlidae, bộ cá vược Perciformes. Cho
đến năm 1964, người ta mới biết khoảng 30 loài cá rô phi, hiện nay con số đó khoảng 100
loài, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế.
Những loài được nuôi phổ biến là cá rô phi vằn, rô phi xanh, rô phi đỏ và rô phi đen
trong đó loài nuôi phổ biến nhất là cá rô phi vằn.
Ngày nay cá rô phi không những được nuôi ở châu Phi mà đã được phát tán và nuôi ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong vài chục năm
trở lại đây, chúng mới thực sự trở thành loài cá nuôi công nghiệp, sản lượng lớn và giá trị kinh
tế cao.
Cá rô phi là những loài cá có thịt ngon, giá trị thương phẩm cao, nhanh lớn và dễ nuôi
ở các mô hình nuôi khác nhau. Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy nuôi đơn cá
rô phi hay nuôi ghép với các loài cá khác, cá sinh trưởng nhanh và rất ít khi bị bệnh. Cá rô phi
có khả năng chống chịu tốt với các môi trường sống khác nhau và cho hiệu quả kinh tế cao.
2.2 Phân Loại
Cá rô phi hiện đang nuôi phổ biến ở Việt Nam thuộc :
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae

Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá rô phi thành 3 giống:
Giống Tilapia (cá đẻ cần giá thể)
4


Giống Sarotherodon (Cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng)
Giống Oreochromis (Cá mẹ ấp trứng trong miệng).
Tên tiếng Anh: Tilapia
Đã có 2 loài rô phi được nhập và nuôi tại Việt Nam là :
- Cá rô phi đen (O. mossambicus), được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua ngã
Thái Lan.
- Cá rô phi vằn (O. niloticus) được nhập vào Việt Nam năm 1974 từ Đài Loan, còn
được gọi là cá rô phi Đài Loan.
Ngoài ra còn có cá rô phi đỏ (red tilapia), có màu hồng được nhập vào Việt Nam
năm 1985 từ Malaysia.
2.3 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Rô Phi
2.3.1 Đặc điểm hình thái
Cá rô phi có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ
lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và
phân bố khắp vi đuôi. Vi lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi
lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.
Loài cá rô phi đen O. mossambicus: toàn thân phủ vảy, vảy ở lưng có màu xám tro đạm
hoặc xanh đến hơi nhạt. Phần bụng có màu trắng xám hoặc xám ngà. Trên thân và vây đuôi
không có các sọc chạy từ phía lưng xuống bụng như là cá rô phi vằn. Cá rô phi đen (còn gọi là
cá rô phi cỏ, rô phi sẻ) là loài lớn chậm, đẻ mau nên kích cỡ thương phẩm nhỏ và không được
ưa chuộng.
Loài cá rô phi vằn O. niloticus: toàn thân phủ vảy, ở phần lưng có màu xám nhạt, phần
bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7 – 9 vạch chạy từ phía lưng xuống
bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống bụng rất rõ. Cá rô phi vằn là loài
lớn nhanh và đẻ thưa hơn cá rô phi đen nên kích cỡ thương phẩm lớn. Đây là loài được nuôi

phổ biến nhất thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
5


Phân biệt cá rô phi đực và cái
Đến thời kỳ sinh sản cá rô phi đực thường có màu sắc sặc sỡ, các vạch ngang thân rõ
ràng hơn so với cá cái, đặc biệt là màu sắc ở vây lưng, vây đuôi. Ngoài ra có thể phân biệt theo
hình dạng cơ thể, khi con cái mang trứng bụng cá thường tương đối thon đều trong khi đó con
đực thường có bụng dưới (từ sau vây bụng đến trước vây hậu môn) thót nhỏ hơn. Cũng có thể
phân biệt đực cái dựa theo đặc điểm của cơ quan sinh dục. Đối với cá cái trước vây hậu môn
có 3 lỗ: phía trước là lỗ hậu môn, sau cùng là lỗ niệu và ở giữa là lỗ sinh dục, cá đực chỉ có hai
lỗ là lỗ hậu môn ở phía trước sau đó là lỗ niệu - sinh dục.
Bảng 2.1: Đặc điểm phân biệt đực cái cá rô phi
Đặc điểm phân biệt
Đầu

Cá đực
To và nhô cao

Cá cái
Nhỏ, hàm dưới trề do ngậm
trứng và con

Màu sắc
Lỗ niệu sinh dục

Vi lưng và vi đuôi sặc sỡ

Màu nhạt hơn


2 lỗ : lỗ niệu sinh dục và lỗ 3 lỗ : lỗ niệu. lỗ sinh dục và
hậu môn

lỗ hậu môn.

(Nguồn Trung tâm tin học - Bộ Thủy Sản (cũ), 2005)
2.3.2 Môi trường sống
Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau.
2.3.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-320C, thích hợp nhất là 25320C, khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-420C, cá chết rét ở 5,50C và
bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và
tăng rủi ro nhiễm bệnh.
6


2.3.2.2 Độ mặn
Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối,
đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%o.
Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt
thơm ngon.
2.3.2.3 pH
Môi trường có độ pH từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng
trong môi trường nước có độ pH thấp bằng 4.
2.3.2.4 Ôxy hoà tan
Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm
lượng chất hữu cơ cao, thiếu ôxy. Yêu cầu hàm lượng ôxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở
mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú.
2.3.3 Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng.
2.3.3.1 Tập tính ăn
Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi. Cá rô phi là

loài cá ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo và một phần thực vật bậc cao và mùn bã
hữu cơ. Ở giai đoạn cá con, từ cá bột lên cá hương, thức ăn chủ yếu là động vật phù du
(ÐVPD) và một ít thực vật phù du (TVPD). Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành thức
ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và TVPD. Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các loài tảo xanh, tảo
lục mà một số loài cá khác không có khả năng tiêu hoá. Ngoài ra cá rô phi còn ăn được thức ăn
bổ sung như cám gạo, bột ngô, các loại phụ phẩm nông nghiệp khác.
Ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất có hiệu quả thức ăn tinh như: cám gạo, bột ngô,
khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá ... và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Trong nuôi thâm canh nên
cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (18-35% prôtein).
Cá rô phi có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá chép về thành phần tinh bột (dưới
40%), canxi (1,5- 2%), P (1- 1,5%); chỉ có một điều khác là thức ăn của cá rô phi yêu cầu về
7


hàm lượng đạm thấp hơn. Ðiều này rất có ý nghĩa khi chế biến thức ăn công nghiệp cho cá rô
phi.
2.3.3.2 Sinh trưởng
Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn chế biến; cá
rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6.
Tốc độ lớn của cá rô phi của phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả và
kĩ thuật chăm sóc.
Trong 3 dòng cá rô phi nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay thì cá rô phi dòng GIFT có tốc
độ tăng trưởng lớn hơn cá rô phi dòng Thái và dòng Đài Loan. Trong điều kiện môi trường
nuôi tốt, rô phi đực Oreochromis niloticus 5 – 6 tháng đạt 400 – 600 g/con, rô phi đỏ và rô phi
dòng GIFT 600 – 800 g/con. Khi chưa thành thục sự tăng trưởng như nhau, nhưng khi thành
thục cá đực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá cái.
2.3.4 Sinh sản
Ngoài một số ưu điểm của cá rô phi, có một số vấn đề liên quan đến việc nuôi chúng.
Một trong những vấn đề đó là cá thành thục sớm, do đó con cái tăng trưởng chậm và nuôi mật
độ cao thì chậm lớn. Thí dụ: rô phi đen thành thục 3 tháng tuổi sau khi nở. Rô phi vằn và rô

phi xanh thành thục sau 6 tháng nuôi. Cả hai trường hợp này, sự thành thục xảy ra trước khi cá
đạt kích cỡ bán.
Tập tính sinh sản
Ðến thời kỳ thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp của cá rô phi
rất rõ. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới cằm, viền vây ngực, vây lưng và vây đuôi;
trong khi đó ở con cái có màu hơi vàng. Ngoài ra con cái xoang miệng hơi trễ xuống.
Trước khi đẻ cá đực đào tổ xung quanh bờ ao, nơi có nền đáy cứng, độ sâu mực nước
50 – 60 cm. Hố hình lòng chảo, đường kính tổ đẻ từ 30 – 40 cm, sâu 7 – 10 cm. Cá cái đẻ
trứng vào tổ, cá đực tiến hành thụ tinh, sau khi thụ tinh cá cái nhặt hết trứng vào miệng để ấp.
- ở nhiệt độ 200C thời gian ấp khoảng 6 ngày
8


- ở nhiệt độ 280C thời gian ấp khoảng 4 ngày
- ở nhiệt độ 300C thời gian ấp khoảng 2 – 3 ngày
Cá sau khi nở lượng noãn hoàng lớn, cá rất yếu, cá mẹ tiếp tục ấp trong miệng từ 4 – 6
ngày, cá mẹ nhả con và vẫn tiếp tục bảo vệ ở phía dưới trong 1 – 2 ngày đầu. Cá bột khi còn
nhỏ thường bơi thành đàn xung quanh ao, có thể quan sát được vào lúc sáng sớm.
Sức sinh sản của cá rô phi thấp, thường khoảng vài trăm – 2000 trứng/cá cái mỗi lần
sinh sản. Tuy nhiên, do cá đẻ nhiều lần trong năm, một ao nuôi vỗ cá bố mẹ với vài trăm cá
cái/ ha, trong suốt vụ sinh sản có thể sản xuất hàng ngàn cá giống.
Nếu cá giống nhỏ cạnh tranh thức ăn với nhau có thể dẫn đến còi cọc. Ngoài ra, số
lượng cá con trong ao ương giảm do cá con có thể ăn thịt lẫn nhau.
Khoảng cánh giữa 2 lần đẻ là 30 ngày. Ở vùng nhiệt đới mùa sinh sản gần như quanh
năm, mặc dù các nhà nghiên cứu nói rằng cá cái không đẻ hơn 8 lần/năm.
Hầu hết các loài cá rô phi trong giống Orechromis đều tham gia sinh sản nhiều lần trong
1 năm. Trong điều kiện khí hậu ấm áp cá rô phi đẻ quanh năm (10 – 11 lứa ở các tỉnh phía
Nam; 5 – 7 lứa ở các tỉnh phía Bắc). Quan sát buồng trứng cá rô phi cho thấy: trong buồng
trứng lúc nào cũng có tất cả các loại trứng, từ loại non nhất đến loại chín sẵn sàng rụng để đẻ.
Vì vậy trong tự nhiên ở các ao nuôi cá rô phi chúng ta gặp rất nhiều cá con ở các cỡ khác nhau

(trừ ao nuôi cá rô phi đơn tính).
Vì sinh sản ở nhiệt độ cao nên rất cần nhiều năng lượng cho việc hình thành và phát
triển trứng. Trong thực tế cá cái không ăn trong thời gian ấp trứng và chăm sóc con nên sinh
trưởng của cá cái chậm hơn cá đực.
2.4 Hiện Trạng Di Nhập Cá Rô Phi
2.4.1 Di nhập cá rô phi vào các nước Châu Á
Việc di nhập rô phi đến những nước Châu Á bắt đầu từ thập kỷ 30 của thế kỉ 20 khi O.
mossambicus được di nhập vào Java như là một loài cá kiểng. Trong thế chiến thứ 2, người
Nhật đã di nhập cá rô phi vào các nước Đông Nam Á và ngày nay rô phi được xem là “loài bản
9


địa” ở nhiều nước Châu Á. Cá rô phi được di nhập đầu tiên vào các nước Caribe ở thập kỷ 40
của thế kỉ 20, sau đó sang các nước Mỹ la tinh và Hoa Kì. Cuối thập kỷ 50 của thế kỉ 20, cá rô
phi trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở Đại học Auburn – Hoa Kỳ.
Rô phi không chỉ được xem là nguồn thực phẩm. Ở Califonia, Tilapia zillii là loài ăn
thực vật, được nuôi ở kênh để kiểm soát thực vật thủy sinh. Vài loài rô phi có màu sắc sặc sỡ
xem như là loài cá kiểng.
Một số loài rô phi và con giống có thể chịu đựng được độ mặn ở các vùng duyên hải và
các lồng nuôi cá rô phi trên biển bắt đầu phát triển. Việc ương nuôi rô phi trong nước mặn tiếp
tục phát triển ở Caribe và Bahamas.
Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến các loài của giống Tilapia. Tuy nhiên nó đã thay đổi
trong thập kỷ 70 của thế kỉ 20 khi một nhà phân loại học đã khảo sát và khẳng định rằng hầu
hết các loài cá nuôi được xếp vào giống Sarotherodon. Phần lớn các nước trên thế giới chấp
nhận điều này nhưng Hiệp hội nghề cá của Mỹ đã công bố danh sách tên các loài cá được phát
hiện ở Bắc Mỹ thì không thừa nhận điều này. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỉ 20 việc
phân loại được xem xét lại và những loài nuôi phổ biến nhất nên được xếp vào giống
Oreochromis. Một lần nữa các chuyên gia Hiệp hội nghề cá của Mỹ không chấp nhận nhưng
sau đó họ đã thừa nhận điều này trong thời gian gần đây. Tuy nhiên tên thông thường
“Tilapia” tiếp tục được sử dụng. Nhiều nước trên thế giới nhanh chóng nhận sự thay đổi về hệ

thống phân loại, kết quả các loài cá rô phi được nuôi phổ biến nhất là rô phi xanh, rô phi sông
Nile (rô phi vằn) và rô phi đen.
2.4.2 Di nhập cá rô phi vào nước ta
Cá rô phi được di nhập vào nước ta có rất nhiều dòng và thời gian du nhập khác nhau.
Mỗi dòng cá có những ưu điểm khác nhau, tuy nhiên việc quản lý lưu giữ giống thuần của các
dòng cá khác nhau đã không được quan tâm đúng mức. Việc tạp giao giữa cá rô phi đen (O.
mossambicus) và cá rô phi vằn (O. niloticus) đã dẫn đến suy thoái chất lượng giống nghiêm
trọng. Từ năm 1993 đến 1997, thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học và các chương trình
hợp tác quốc tế, Viện Nghiên cứu NTTS I đã nhập một số giống cá rô phi vằn có chất lượng
cao như cá rô phi vằn dòng Thái Lan, cá rô phi vằn dòng GIFT thế hệ thứ 5 từ Philippine, cá
rô phi vằn dòng Swansea và cá rô phi hồng.
10


×