Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

TÌM HIỂU KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1973) TẠI HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus
Zuiew, 1973) TẠI HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

Sinh viên thực hiện: HUỲNH MINH NHỰT
Ngành: THỦY SẢN
Niên khoá: 2004 – 2008

Tháng 9/2008


TÌM HIỂU KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1973)
TẠI HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

Tác giả

HUỲNH MINH NHỰT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
LÊ THỊ BÌNH

Tháng 9/2008
i



TÓM TẮT

Đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1973) tại
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 30 hộ nuôi lươn.
Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Qua đó
chúng tôi nhận thấy rằng:
Người dân sử dụng bể bạt để nuôi lươn với qui mô nhỏ.
Diện tích nuôi nhỏ chỉ từ 6 – 12 m2.
Lươn giống chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên và do phụ thuộc con giống tự nhiên
nên người dân thường bắt đầu nuôi từ tháng 8 – 9 âm lịch.
Bể nuôi lươn thường được bố trí một mô đất dày khoảng 30 – 50 cm.
Thức ăn cho lươn chủ yếu là ốc bươu vàng, cua đồng, cá tạp.
Trọng lượng giống chủ yếu từ 40 – 50 con/kg, ngoài ra một số hộ thả giống lớn
hơn từ 25 – 30 con/kg để rút ngắn thời gian nuôi.
Tùy vào giống bắt, mua được nhiều hay ít mà mật độ nuôi có thể khác nhau. Có
thể thả nuôi với mật độ 40 – 50 con/m2.
Thời gian nuôi từ 5 – 8 tháng tùy thuộc trọng lượng giống và nguồn thức ăn có đầy đủ.

ii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin kính gửi lòng biết ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Cùng tất cả quý thầy cô trong khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện thuận lợi để
chúng tôi hoàn tất khóa luận này cũng như đã tận tâm giảng dạy chúng tôi trong suốt
quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Bình đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này.

Chúng tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị, cô chú phòng Nông
Nghiệp, các hộ nông dân đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện khóa
luận.
Đồng thời chúng tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các thành viên trong gia đình
và bạn bè đã động viên, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Do thời gian thực hiện khóa luận có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế
nên trong quá trình thực hiện và hoàn tất khóa luận sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận được đầy
đủ và hoàn chỉnh hơn.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Tóm tắt

ii

Cảm tạ

iii

Mục lục

iv


Danh sách các hình

vii

Danh sách các bảng

viii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Long

3

2.1.1 Vị trí địa lý


3

2.1.2 Địa hình

4

2.1.3 Đất

5

2.1.4 Khí hậu

6

2.1.5 Nguồn nước

7

2.1.6 Sản xuất nông nghiệp

7

2.1.7 Giới thiệu chung về huyện Tam Bình

8

2.2

Đặc điểm sinh học của lươn


10

2.2.1 Phân loại

10

2.2.2 Đặc điểm hình thái

10

2.2.3 Phân bố

11

2.2.4 Tập tính sinh sống

11

2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng

13

2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng

13

2.2.7 Đặc điểm sinh sản

13


2.3

14

Một số bệnh thường gặp

2.3.1 Bệnh sốt nóng

14

2.3.2 Bệnh lở loét

14
iv


2.3.3 Bệnh nấm thủy mi

15

2.3.4 Bênh tuyến trùng

15

2.3.5 Bệnh đỉa

15

2.4


15

Tình hình nuôi lươn ở Việt Nam

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời gian và địa điểm

17

3.2

Đối tượng nghiên cứu

17

3.3

Phương pháp thu thập số liệu

17

3.4

Phương pháp phân tích số liệu

17


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

Thông tin chung về nông hộ

18

4.1.1 Trình độ học vấn

18

4.1.2 Kinh nghiệm

18

4.1.3 Nguồn thông tin kỹ thuật

19

4.2

20

Kỹ thuật nuôi lươn của nông hộ

4.2.1 Mùa vụ

20

4.2.2 Chuẩn bị bể


20

4.2.3 Diện tích

22

4.2.4 Nguồn giống

23

4.2.5 Trọng lượng giống

23

4.2.6 Mật độ thả

24

4.2.7 Môi trường nuôi

25

4.2.8 Thức ăn

27

4.2.9 Chăm sóc và quản lí

29


4.2.10 Thu hoạch

30

4.2

32

Đánh giá chung về mô hình

4.2.1 Thuận lợi

32

4.2.2 Khó khăn

32

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1

Kết luận

33

5.2

Đề nghị


33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

v


PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu điều tra về tình hình nuôi lươn
Phụ lục 2 Danh sách các hộ nuôi lươn
Phụ lục 3 Thông tin chung về nông hộ
Phụ lục 4 Thông tin về kĩ thuật nuôi

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản đồ hành chánh tỉnh Vĩnh Long

4

Hình 2.2 Bản đồ hành chánh huyện Tam Bình

9

Hình 2.3 Lươn đồng

10


Hình 4.1 Chuẩn bị bể bạt

21

Hình 4.2 Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng

22

Hình 4.3 Bể bạt nuôi không giữ nước

25

Hình 4.4 Bể bạt nuôi giữ nước

26

Hình 4.5 Ốc bươu vàng tách vỏ và bằm nhỏ

28

Hình 4.6 Ống thoát nước

29

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Trình độ học vấn người nuôi


18

Bảng 4.2 Kinh nghiệm nuôi của nông dân

19

Bảng 4.3 Nguồn thông tin kỹ thuật của người dân

19

Bảng 4.4 Bể nuôi lươn ở các nông hộ

21

Bảng 4.5 Số lượng bể nuôi của nông hộ

22

Bảng 4.6 Nguồn gốc lươn giống

23

Bảng 4.7 Trọng lượng giống thả nuôi

24

Bảng 4.8 Mật độ thả nuôi

24


Bảng 4.9 Cách cho lươn ăn

28

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1

Đặt Vấn Đề
Hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng để phát

triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và
nuôi nước ngọt. Đối tượng nuôi rất phổ biến như cá, tôm, nghêu, ốc hương, … không
chỉ cung cấp đầy đủ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu, góp phần không nhỏ
cho sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Các mô hình nuôi cá tôm thâm canh hiện nay đòi hỏi vốn đầu tư cao và có
nhiều rủi ro nên không thích hợp cho phần lớn người dân vùng nông thôn. Do đó, với
nhiều thuận lợi như: chi phí thấp, nguồn giống đánh bắt tự nhiên, yêu cầu kỹ thuật
không cao, diện tích nuôi nhỏ, phù hợp với điều kiện gia đình, … nên mô hình nuôi
lươn đã và đang được bà con nông dân áp dụng rộng rãi khắp các tỉnh Nam Bộ.
Vĩnh Long là một trong các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện nhiều
mô hình nuôi lươn và được xem là mô hình xóa đói giảm nghèo trong nhân dân.
Tuy nhiên, người nuôi lươn đang gặp một số khó khăn như nguồn giống không
chủ động, chủ yếu từ tự nhiên và đang khan hiếm do hoạt động sản xuất nông nghiệp
và khai thác bừa bãi của người dân.

Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Thủy Sản
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1973) tại huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”.

1


1.2

Mục Tiêu Khóa Luận
Khảo sát các biện pháp kỹ thuật nuôi lươn trên qui mô nông hộ.
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của mô hình.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Điều Kiện Tự Nhiên Tỉnh Vĩnh Long

2.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long, thuộc
vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, với dân số trên 1 triệu người gồm các dân tộc Kinh,
Khmer và Hoa cùng làm ăn và sinh sống trên diện tích 1.487 km2, cách Thành phố Hồ
Chí Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9o52’45” đến 10o19’50” vĩ độ Bắc và từ
104o41’25” đến 106o17’ kinh độ Đông.
 Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre

 Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng
 Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh
 Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
Vĩnh Long gồm thị xã Vĩnh Long và 07 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Tam
Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Bình Tân, Trà Ôn); gồm có 107 đơn vị xã, phường, thị
trấn và 846 khóm, ấp.
Nằm giữa sông Tiền, sông Hậu với hệ thống sông rạch thuận tiện và có 5 Quốc
lộ, trong đó Quốc lộ I A về miền Tây đã được nâng cấp, cầu Mỹ Thuận cũng đã nối
liền Tiền Giang với Vĩnh Long và các tỉnh phía Bắc sông Tiền, sắp tới cầu Cần Thơ sẽ
đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh Long phát triển nhanh và vững chắc.

3


Hình 2.1: Bản đồ hành chánh tỉnh Vĩnh Long (nguồn www.vinhlong.gov.com.vn)
2.1.2 Địa hình
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2o, có cao
trình khá thấp so với mực nước biển. Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông,
tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về 2 hướng bờ
sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Phân cấp địa hình của
Tỉnh có thể chia ra 4 cấp như sau:
 Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: diện tích là 29.934,21 ha, chiếm
22,74%. Phân bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng
4


như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn.
Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp và dân cư nông
thôn sống tập trung ven sông rạch lớn và trục giao thông chính, đầu mối giao thông
thủy bộ; nông nghiệp chủ yếu cơ cấu lúa - màu và cây ăn quả.

 Vùng có cao trình từ 0,8 - 1,2m: diện tích là 60.384,93 ha, chiếm
45,86%. Phân bố chủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và vùng đất cây hàng
năm với cơ cấu chủ yếu lúa màu hoặc 2 - 3 vụ lúa có tưới động lực, tưới bổ sung trong
canh tác, thường xuất hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn của tỉnh.
 Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: diện tích là 39.875,71 ha, chiếm
30,28%. Phân bố chủ yếu là đất 2 - 3 vụ lúa cao sản (chiếm 80% diện tích đất lúa) với
tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập
bờ bao mới đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu
ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.
 Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: diện tích là 1.481,15 ha, chiếm 1,12%
có địa hình thấp trũng, ngập sâu; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ trong
điều kiện quản lý nước khá tốt.
Sông Tiền và sông Hậu chảy ra biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long nổi lên
nhiều cù lao lớn nhỏ: cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Quới Thiện (sông
Cổ Chiên), Lục Sỹ Thành (sông Hậu), … Đây là những vùng trồng cây ăn trái đặc sản
trù phú, dân cư đông đúc, giàu có.
2.1.3 Đất
Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít,
song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt
tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu, đất tốt, độ phì nhiêu
cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về
giao thông đường thủy và bộ.
Vĩnh Long có 4 loại đất chính: đất phèn có 90.779,06 ha, chiếm 68,94% diện
tích đất toàn tỉnh; đất phù sa có 40.577,06 ha, chiếm 30,81%; đất giồng cát có 212,73

5


ha, chiếm 0,16%; đất xáng thổi có 116,14 ha, chiếm 0,09%.
Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào,

cát dưới lòng sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 m3. Ngoài ra do nằm ở vị trí tích tụ
thuận lợi nên hàng năm sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên luôn được bồi tụ một
lượng cát lớn, đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm được tập trung chủ yếu
dọc theo sông Tiền, tổng trữ lượng đất sét các loại có thể khai thác được toàn tỉnh đạt
92 triệu m3.
Nếu so sánh với toàn quốc và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì Vĩnh Long có
tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên cao hơn mức trung bình của vùng
và gấp 4 lần mức trung bình cả nước, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệ thấp.
2.1.4 Khí hậu
2.1.4.1 Nhiệt độ
Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ

rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, nhiệt độ trung bình là 27oC.
Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Thời gian chiếu
sáng bình quân năm đạt 2.181 - 2.676 giờ/năm. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong
năm dao động từ 2 – 4oC. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát
triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
2.1.4.2 Độ ẩm
Độ ẩm không khí liên hệ trực tiếp với chế độ mưa. Ẩm độ không khí bình
quân 79,8%, cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ trung bình 75 - 79%.
2.1.4.3 Lượng mưa
Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 – 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 11, tập trung nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10.
Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nhưng ít chịu ảnh hưởng thiên
6


tai, lũ lụt. Vĩnh Long cách biển Ðông gần 200 km, nên hầu như không có nước mặn.
Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông

qua hai sông chính là sông Tiền, sông Hậu và được nối liền bởi sông Mang Thít.
Khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây
trồng đặc sản như bưởi năm roi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng và các
loại thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, cá tra.
2.1.5 Nguồn nước
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông
Tiền và sông Hậu, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà
thiên nhiên ban tặng. Sông Mang Thít nối liền giữa sông Tiền và sông Hậu là trục giao
thông thủy quan trọng của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long. Vĩnh Long có mạng lưới
sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh,
lượng mưa hàng năm trên địa bàn tỉnh lớn.
Ngoài ra, Vĩnh Long còn có tiềm năng nguồn nước khoáng chất lượng cao, có
khả năng phát triển công nghiệp sản xuất nước giải khát và nước tinh khiết phục vụ
ngành y tế.
2.1.6 Sản xuất nông nghiệp
Tỉnh Vĩnh Long hiện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 117.000 ha,
chiếm 78,9% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích trồng lúa có trên 64.000 ha,
tính đến nay, vụ lúa hè thu năm 2008 toàn tỉnh cơ bản đã thu hoạch xong với năng suất
bình quân đạt 4,66 tấn/ha tăng 0,1 tấn/ha so cùng vụ năm trước, sản lượng ước tính đạt
khoảng 299.309 tấn, tăng 7.636 tấn so với vụ hè thu năm trước. Lúa thu đông đến giữa
tháng 8/2008, toàn tỉnh xuống giống được trên 42.000 ha, tăng gần 70% so kế hoạch
và tăng gần 65% so vụ thu đông năm 2007, trong đó có 4.217 ha lúa dưỡng chét.
Ngoài ra, diện tích trồng cây ăn trái có trên 36.700 ha, chiếm 31,4% diện tích
đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong thời gian qua, kinh tế vườn ở Vĩnh Long
không ngừng phát triển, hình thành những vùng cây ăn trái đặc sản khá nổi tiếng, cụ
thể như: vùng chuyên canh cây có múi (cam sành và bưởi Năm roi) ven sông Hậu và
sông Măng Thít thuộc 3 huyện: Bình Minh, Trà Ôn, Tam Bình với diện tích trên
7



14.000 ha; vùng chuyên canh nhãn, sầu riêng, chôm chôm tập trung ở các xã cù lao
ven sông Tiền và sông Hậu với diện tích trên 13.000 ha.
2.1.7 Giới thiệu chung về huyện Tam Bình
2.1.7.1 Vị trí địa lý
Huyện Tam Bình là một huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Vĩnh Long, cách thị xã
36 km về hướng Nam.
Phía Bắc và Đông bắc giáp với huyện Long Hồ và huyện Măng Thít, phía Đông
và Đông Nam giáp huyện Vũng Liêm và huyện Trà Ôn, phía Tây và Tây Nam giáp
huyện Bình Tân và huyện Bình Minh.
Huyện gồm 1 thị trấn Tam Bình và 14 xã (Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ,
Song Phú, Phú Thịnh, Tân Lộc, Long Phú, Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Hòa
Thạnh, Hòa Hiệp, Hòa Lộc, Mỹ Lộc và Phú Lộc).
Huyện Tam Bình có nhiều tuyến quốc lộ lớn chạy qua: Quốc lộ 1A, Quốc lộ
53, Tỉnh lộ 904, 905, 909, 908 với hơn 60 km đường ô - tô liên xã, hơn 100 km
đường liên ấp nên tương đối thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trong và ngoài
huyện.
2.1.7.2 Kinh tế xã hội
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện chưa được đầu tư đúng
mức, sản xuất vẫn ở mức độ vừa và nhỏ, đủ phục vụ nhu cầu tại chổ, chưa đủ sức cạnh
tranh với thị trường ngoài tỉnh và các thành phố lớn.
Ngành nông nghiệp và thủy sản được coi là trọng điểm của kinh tế toàn huyện.
Diện tích đất trồng lúa toàn huyện có khoảng 15.130 ha. Hiện trên địa bàn huyện đã
hình thành các vùng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như cam sành, bưởi 5 roi, xoài cát
Hòa Lộc. Đặt biệt, cam sành Tam Bình là thương hiệu độc quyền, là loại trái cây đặc
sản nổi tiếng trên thị trường cả nước về chất lượng thơm ngon và ngọt so với cam sành
ở các vùng lân cận. Vùng chuyên canh cam sành Tam Bình với diện tích khoảng 2.971
ha trồng tập trung tại các xã Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Loan Mỹ. Chăn nuôi chủ
yếu tập trung vào lợn, bò và gia cầm với số lượng ngày càng tăng. Thủy sản ngày càng
8



phát triển với nhiều mô hình như nuôi tôm càng xanh, nuôi cá trên ruộng lúa, nuôi ba
ba, nuôi lươn, …với tổng diện tích khoảng 1.020 ha.
Ngoài ra, Tam Bình còn có tiềm năng về du lịch với cảnh quan sông nước miệt
vườn hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Trong những năm tới, huyện phấn đấu tất cả các xã có trường mẫu giáo bán trú,
bưu điện, thư viện và các điểm văn hóa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân.
Đến năm 2010, 97% số hộ dân được dùng điện và 95% số hộ dân được dùng nước
sạch theo tiêu chuẩn, 100% số trạm y tế được ngói hóa và trang bị hiện đại, đáp ứng
tối đa nhu cầu khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Thực hiện
hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo, từng bước thu hẹp diện hộ nghèo, làm
tốt công tác đền ơn đáp nghĩa không còn hộ nghèo trong chính sách.

Hình 2.2: Bản đồ hành chánh huyện Tam Bình (nguồn www.vinhlong.gov.com.vn)

9


2.2

Đặc Điểm Sinh Học của Lươn

2.2.1 Phân loại
Theo các tác giả Vương Dĩ Khang, Mai Đình Yên, Nguyễn Viết Trường, Trần
Thị Thúy Hoa (trích bởi Đinh Việt Hồng, 2006), lươn đồng được phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Symbranchiformes
Họ: Symbranchidae
Giống: Monopterus Bloch

Loài: Monopterus albus (Zuiew, 1793)

Hình 2.3: Lươn đồng
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Thân rất nhỏ, dài, hình rắn. Thân trước hậu môn tròn về cuối đuôi dẹp bên và
nhỏ đần. Đầu hơi tròn, mõm ngắn, miệng bé, rạch miệng hơi cong. Chiều cao đầu lớn
hơn chiều cao thân nhiều. Môi trên trùm cả hàm trên, môi dưới dày có nếp gấp. Mũi
mỗi bên gồm hai lỗ ở cách xa nhau: lỗ mũi trước ở đầu mõm, lỗ mũi sau ở trên viền
10


trước mặt. Mắt nhỏ nằm ở phía trên, có màng mỏng che lại, gần mút mõm hơn tới phía
sau của góc miệng. Khe mang bé dạng chữ V nằm ở mặt dưới của mặt đầu, mang có
ba đôi đã bị tiêu giảm. Đường bên có dạng rãnh lõm chạy liên tục từ sau nắp mang đến
cuối đuôi.Vây ngực, vây bụng thoái hóa. Vây lưng và vây hậu môn thoái hóa chỉ lưu
nền da ở mé trên và dưới phần đuôi và nối liền với vây đuôi.
Thân trần không phủ vảy, da trơn được bao phủ bởi một lớp nhớt. Phía lưng có
màu nâu sẫm đến đen, lườn bụng màu vàng nhạt đến cam. Ở một số cá thể lườn bụng
có nhiều chấm đen phân bố trên nền trắng đến vàng nhạt tạo màu loang lỗ.
2.2.3 Phân bố
Trên thế giới, lươn phân bố ở các thủy vực nước ngọt như Thái Lan, Việt Nam,
Indonesia, Lào, Campuchia, … ở Việt Nam lươn tập trung rộng trong cả nước, nhiều ở
các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng
Tháp,Vĩnh Long, Trà Vinh, Cà Mau, …
2.2.4 Tập tính sinh sống
Môi trường sống của lươn rất rộng, từ môi trường rảnh chật hẹp, đồng ruộng, ao
hồ, kênh rạch vừa sâu vừa rộng, … Lươn thích nghi được với môi trường nước tù
đọng, nước lợ, nước nhiễm phèn nhẹ, miễn là nguồn nước không quá dơ bẩn, hôi thối.
Lươn thích sống nơi đất bùn, đất thịt pha sét.
Lươn sống trong hang: ban ngày ở trong hang, ban đêm chúng mới đi tìm mồi.

Lươn nhỏ độ vài chục con 1 kg chưa biết đào hang chỉ chui rúc dưới bùn, trong các bụi
cỏ, rơm dọc bờ ao, ruộng. Chỉ lươn từ 100 g trở lên mới biết đào hang để ở.
Hang lươn có ba ngách: cửa chính của hang trở lên mép nước khoảng 3 cm,
ngoài cửa hang được mà trơn láng như lươn vừa mới vô hang. Cuối hang chính này có
trỗ một hang phụ kết hợp với hang chính thành chữ U chúi sâu xuống nước. Một ngách
khác thông lên bờ ao, bờ ruộng để tạo không khí cho hang.
Khi vào hang, lươn rút hết thân mình vào sâu tận đáy hang, đầu lươn hướng ra
cửa chính để vừa bắt những con mồi như cua đồng, cóc nhái vào hang của nó; vừa
phát hiện kịp thời kẻ thù đột kích để còn kịp thoát thân. Kẻ thù của lươn rất nhiều như
11


rắn nước, rắn trun, đồng loại của nó và sau cùng là con người. Nhìn cửa hang to hay
nhỏ, ta có thể dễ dàng biết được con lươn nằm trong hang có kích thước lớn bé ra sao,
lươn lớn tất nhiên hang phải lớn.
Giờ giấc đi ăn của lươn: ban ngày lươn nằm lì trong hang, ban đêm chúng mới
bò ra kiếm mồi gần khu vực hang của chúng.
Dị ứng với thức ăn có mùi vị lạ: tuy lươn là loài ăn tạp, nhưng không vì thế mà
chúng không dị ứng với thức ăn có mùi vị lạ. Vì vậy, hễ nuôi lươn với loại thức ăn gì
thì nên tiếp tục cho ăn mãi loại thức ăn đó. Nếu cần phải thay đổi loại thức ăn mới thì
tốt nhất là nên tập cho lươn ăn từ từ để chúng quen với mùi vị lạ. Nên cho lươn ăn vừa
đủ no, nếu cho ăn nhiều chúng sẽ chết vì bội thực. Ngược lại nếu cho ăn không đủ no,
chúng sẽ xuống sức, ốm yếu (Việt Chương, Nguyễn Việt Thái, 2005).
Ăn thịt lẫn nhau: khi thiếu mồi, quá đói, lươn lớn sẽ ăn thịt lươn nhỏ. Do đó,
khi thả lươn giống vào nuôi, ta nên lựa lươn có cùng một cỡ như nhau để tránh hao hụt
đáng tiếc.
Có tài nhịn đói lâu ngày: lươn có khả năng nhịn đói vài tuần mà không chết,
nhưng trọng lượng giảm sút.
Thị giác kém, khứu giác tinh: mắt lươn rất nhỏ, chỉ bằng hột tấm gạo, do đó thị
giác kém nhưng bù lại khứu giác nó rất nhạy bén. Lươn có thể đánh hơi được mùi vị

hấp dẫn của miếng mồi từ xa và lần mò đến đúng chỗ.
Hoạt động mạnh trong mùa hè: nhiệt độ thích hợp đối với lươn từ 23oC – 28oC.
Lươn có khả năng chịu nóng hơn là chịu lạnh. Nhiệt độ dưới 10oC mọi hoạt động của
lươn hầu như ngừng hẳn, nó ở hẳn sâu trong hang sâu hoặc ẩn mình dưới lớp bùn dày
để trú rét.
Tính nhát: những con vật không có khả năng tự vệ trước kẻ thù đều có tính nhát
như nhau. Trên bãi ăn hay khi gặp nguy, lươn chỉ biết lủi xuống bùn hay ẩn mình trong
các bụi cỏ rậm rạp. Ban ngày, lươn rất sợ ánh sáng nếu không thu mình trong hang thì
cũng tìm nơi yên tĩnh để ẩn núp. Vì vậy, bể nuôi lươn phải trồng cỏ hay thả lục bình để
tạo nơi cho lươn trú ẩn.

12


2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của Mai Đình Yên và Đoàn Văn Đẩu (1982) (trích nguồn
Đinh Việt Hồng, 2006), thì thành phần thức ăn trong dạ dày của lươn gồm:
Thức ăn động vật: giun đất, cua, ấu trùng côn trùng, tôm, ốc, cá con, …
Thức ăn thực vật: lá, rễ cây.
Ngoài ra còn có mùn bã hữu cơ, đất, cát, bùn.
Hai tác giả đi đến kết luận lươn là loài ăn tạp thiên về động vật. Khi còn nhỏ,
lươn ăn sinh vật phù du, giai đoạn tiếp theo ăn côn trùng bọ gậy, ấu trùng chuồn
chuồn, đôi khi ăn các cá thể hữu cơ vụn nhỏ (rễ lúa, tảo sợi, …).
Lươn lớn ăn giun, ốc, cua, tôm tép, cá con, nòng nọc.
Khi thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau, lươn tìm thức ăn nhờ vào khứu
giác là chủ yếu.
2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng
Lươn có kích thước trung, lớn nhất đến 1 m, nặng 1,2 kg.
Lươn 1 tuổi dài 20 - 25 cm, nặng 20 g, 2 tuổi đạt 32 - 40 cm nặng 40 g.
Theo Lê Văn Đáng (trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 1992): khi còn nhỏ lươn lớn

chậm đến kích cỡ 30 con/kg thì lớn nhanh, lươn lớn nhanh nhất ở cỡ 100 g đến 200 g.
2.2.7 Đặc điểm sinh sản
Theo Liu (1994) (trích bởi Đinh Việt Hồng, 2006), lươn là loài cá lưỡng tính cái
trước (Protogynous hermaphrodite).
Theo Ngũ Hiến Văn (trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 1992), tuyến sinh dục của lươn
từ thời kỳ phôi thai đến thời kỳ thành thục sinh dục lần đầu tiên là buồng trứng. Sau
khi đẻ, bên trong buồng trứng có sự thay đổi: buồng trứng dần biến thành buồng tinh.
Như vậy mỗi cá thể trải qua hai giai đoạn cái, đực trong chu kỳ sống.
Liu (1942) và Liem (1963) (trích bởi Đinh Việt Hồng, 2006), nhận xét: lươn cỡ
nhỏ là lươn cái (cỡ nhỏ hơn 22 – 28 cm) cỡ từ 28 – 45,9 cm xuất hiện song song các cá
13


thể cái, đực và dạng gian tính (intersex), cỡ 46 cm trở lên đều là đực.
Kết quả nghiên cứu của Mai Đình Yên và Đoàn Văn Đẩu (1982) (trích bởi Đinh
Việt Hồng, 2006): cỡ nhỏ hơn 25 cm là lươn cái; cỡ 25 - 54 cm bao gồm các cá thể
lươn cái, lươn đực và dạng gian tính; cỡ trên 54 cm là lươn đực.
Khảo sát các cá thể ngoài tự nhiên, Mai Đình Yên và Đoàn Văn Đẩu (1982)
(trích bởi Đinh Việt Hồng, 2006), nhận xét: mùa đẻ chính của lươn ở miền Bắc vào
tháng 3 và tháng 4. Tuy nhiên vào các tháng khác trong năm (tháng 7, 8, 12) cũng gặp
lươn cái mang trứng kích thước lớn. Điều này chứng tỏ lươn có thể đẻ vào các thời
gian khác nhau trong năm. Theo Ngũ Hiến Văn mùa đẻ của lươn Trung Quốc muộn
hơn, vào tháng 6 và tháng 8.
Theo Liu (1964) (trích bởi Đinh Việt Hồng, 2006), thì lươn đẻ trứng trong tổ:
lươn cái đẻ trứng ngoài cửa tổ, lươn đực cắp trứng mang vào tổ ấp và bảo vệ. Tổ lươn
ở bờ sông, bờ ruộng cao có cấu trúc sau: tổ gồm “mà” hình bầu dục ăn thông với
ngách chính đi ngầm dưới bùn, mở ra hai đến ba cửa ở giữa ruộng và một ngách nhỏ
mở ra theo cạnh đứng của bờ ruộng. Trứng trong “mà” phủ đầy bọt lăn tăn màu vàng
và nằm sát ngay mặt nước.
Thường trong tổ có hai loại trứng phát triển ở hai giai đoạn khác nhau, hoặc một

số lươn con và một số trứng. Liu (1964) (trích bởi Đinh Việt Hồng, 2006), cho rằng có
hai lươn khác nhau tới đẻ chung một tổ. Theo Mai Đình Yên thì có thể lươn đẻ trứng
từng đợt nên có hiện tượng trên, (trích bởi Đinh Việt Hồng, 2006).
2.3

Một Số Bệnh Thường Gặp

2.3.1 Bệnh sốt nóng
Bệnh do nuôi với mật độ dày, dịch nhầy lươn tiết ra, lên men và khi nhiệt độ
nước tăng lên hàm lượng oxy giảm.
Lươn bị xáo động trong bể, quấn quýt vào nhau, dịch nhầy tiết vào trong nước,
độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng phồng to, lươn chết hàng loạt.
2.3.2 Bệnh lở loét
Nguyên nhân thường do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương.
14


Triệu chứng: trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn hay hình bầu dục. Da lươn
bị lở loét còn gọi là bệnh đóng dấu, nếu bị nặng đuôi lươn bị rụng đi, bơi lội khó khăn,
đầu lươn ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này thường xảy ra vào khoảng từ tháng 5 đến
tháng 9.
2.3.3 Bệnh nấm thủy mi
Do mốc ký sinh trùng trên mình hay trứng lươn gây ra, thường xảy ra vào mùa
xuân - thu, sợi hình bông bám vào lươn để hút dinh dưỡng.
2.3.4 Bệnh tuyến trùng
Do ký sinh trùng đường ruột gây nên.
Triệu chứng: tuyến trùng màu trắng dài khoảng 1 cm, đầu bám vào niêm mạc
phá hoại mô, hiện tượng bào tử nang, gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu kí sinh với số lượng
lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ sẽ chết dần.
2.3.5 Bệnh đỉa

Do đỉa bám vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn khiến
cho vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng
của lươn.
2.4

Tình Hình Nuôi Lươn ở Việt Nam
Xuất phát từ việc người dân đánh bắt được nhiều, giá bán thấp nên giữ lại trong

bể hẹp và cho ăn vỗ béo trước khi bán, dần dần mô hình nuôi lươn xuất hiện. Với chi
phí thấp, tận dụng thời gian rảnh của người dân và có hiệu quả nên mô hình nhanh
chóng được phổ biến khắp đồng bằng sông Cửu Long.
Lươn được nuôi phổ biến ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang,
Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, … và một số tỉnh miền Đông như: Tây Ninh, Đồng
Nai, …
Theo thống kê của ngành thủy sản An Giang năm 2004 toàn tỉnh có 290 hộ
nuôi, diện tích 4.300m2. Năm 2006 có gần 1.000 hộ nuôi với diện tích trên 30.000m2,
riêng ở huyện Châu Thành có 466 hộ nuôi, với trên 877 bồn nuôi lươn và tổng diện
tích trên 20.000m2. Tại An Giang mô hình đang phát triển mạnh ở các huyện: Châu
15


Thành, Chợ Mới, Long Xuyên, Thoại Sơn ().
Năm 2006, tỉnh Tiền Giang có khoảng 180 hộ nuôi lươn, tập trung nhiều ở Cái
Bè 90 hộ (gồm các xã Mỹ Hội, Thiện Trí, Mỹ Trung, Thiện Trung, Hậu Mỹ Trinh, ...)
Cai Lậy khoảng 50 hộ (gồm các xã Mỹ Thành Nam, Tân Hội, Nhị Mỹ). Tân Phước 30
hộ (tập trung tại ấp 3 xã Tân Lập I, Phước Lập)
Nguồn giống chưa được sản xuất nhân tạo mà chủ yếu được đánh bắt từ tự
nhiên bằng nhiều phương pháp như: xúc ụ, đặt trúm, đặt dớn và tránh được việc mua
nhằm lươn bị rà điện, bắt bằng mồi thuốc.
Hình thức nuôi chủ yếu được người dân sử dụng là bể lót bạt vì chi phí thấp,

ngoài ra người dân còn tận dụng chuồng heo hoặc xây bể xi măng để nuôi nhưng chi
phí cao nên người dân ít áp dụng.
Bể nuôi thường bố trí một lớp đất dày khoảng 30 - 50 cm và cho thêm lục bình
vào bể để tạo nơi trú ẩn cho lươn.
Người dân thường tận dụng thời gian rảnh để tìm thức ăn cho lươn là ốc bươu
vàng, cua, cá tự bắt được trong mùa lũ hoặc mua với giá thấp.

16


×