Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỨC KHỎE TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI TRÊN CÁT TẠI XÃ ĐỨC PHONG, HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.95 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỨC KHỎE
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI TRÊN CÁT TẠI
XÃ ĐỨC PHONG, HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI

Họ và tên sinh viên: HUỲNH PHƯƠNG THỤY
Ngành: Ngành Nuôi trồng Thủy Sản chuyên ngành Ngư Y
Niên khóa: 2004-2008

Tháng 9/2008


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỨC KHỎE TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
NUÔI TRÊN CÁT TẠI XÃ ĐỨC PHONG, HUYỆN MỘ ĐỨC,
TỈNH QUẢNG NGÃI

Tác giả

HUỲNH PHƯƠNG THỤY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản chuyên ngành
Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN PHÚ HÒA


Tháng 9 năm 2008
i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Qúi thầy cô Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận
tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong các năm học vừa qua.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến:
Cô Nguyễn Phú Hòa, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp này.
Lòng cảm ơn đến:
Các anh chị công tác tại các phòng Ban, Sở Thủy Sản, Trung Tâm Khuyến Ngư
Quảng Ngãi, Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường tỉnh Quảng Ngãi; Phòng Thủy Sản,
Uỷ Ban Nhân Dân huyện Mộ Đức đã hỗ trợ chúng tôi trong suốt thời gian điều tra tại địa
phương.
Gia đình các hộ nuôi tôm trên cát tại địa bàn xã Đức Phong huyện Mộ Đức tỉnh
Quảng Ngãi, đã tận tình cung cấp các số liệu để chúng tôi hoàn thành tốt đề tài.
Các bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, trình độ còn hạn chế và bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học, mặc dù có nhiều tâm huyết với đề tài nhưng chúng tôi không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô và
các bạn để luận văn của chúng tôi hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT

Đề tài “ Khảo sát tình hình quản lý sức khỏe tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát tại xã
Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi ”đã được tiến hành tại xã Đức Phong huyện Mộ
Đức tỉnh Quảng Ngãi, thời gian từ ngày 10/4-30/6 năm 2008.
Mục tiêu đề tài nhằm tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý sức khỏe
tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát và đánh giá tình hình quản lý sức khỏe tôm thẻ chân trắng
nuôi trên cát.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng bản câu hỏi đã soạn sẵn để điều tra và khảo sát
tình hình quản lý sức khỏe tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát tại xã Đức Phong huyện Mộ Đức
tỉnh Quảng Ngãi.
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng người nuôi tôm ở đây đa số có trình độ cấp
II và cấp III , độ tuổi từ 30-50 tuổi là nhiều nhất và những người nuôi tôm thẻ chân trắng trên
cát xuất thân từ những người nuôi tôm sú trước đây. Những mối nguy ảnh hưởng đến sức
khỏe tôm nuôi như thời tiết và khí hậu, chất lượng con giống không đảm bảo, không có ao
ương và ao xử lý nước trước khi cho nước vào ao, mật độ thả dày 200-250 con/m2. Tuy nhiên
người nuôi tôm trên cát tại khu vực này vẫn đạt được năng suất và sản lượng cao và tình hình
dịch bệnh xảy ra trên đối tượng này tương đối ít.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ............................................................................................................................i
Cảm tạ................................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục.............................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ...............................................................................................vii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... viii
Danh sách các hình...........................................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ....................................................................................................... x

CHƯƠNG 1.

MỞ ĐẦU ...............................................................................................1

1.1

Đặt vấn đề..............................................................................................................1

1.2

Mục tiêu đề tài.......................................................................................................1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
2.1

Vài nét về tỉnh Quảng Ngãi..................................................................................3

2.1.1

Đặc điểm điều kiên tự nhiên.................................................................................2

2.1.2

Tình hình KT-XH của tỉnh Quảng Ngãi...............................................................5

2.1.3

Định hướng phát triển nuôi thủy sản tại Quảng Ngãi...........................................6

2.2


Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm trên cát.............................................................9

2.3

Tiềm năng đất cát ven biển tỉnh Quảng Ngãi có thể đưa vào nuôi tôm ................9

2.4

Hiện trạng nghề nuôi tôm trên cát tại Quảng Ngãi.............................................10

2.5

Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng.........................................................11

2.5.1

Phân loại .............................................................................................................11

2.5.2

Nguồn gốc và phân bố........................................................................................12

2.5.3

Các yếu tố môi trường sống. ..............................................................................12

2.5.4

Tập tính sống ......................................................................................................12


2.5.5

Tập tính ăn..........................................................................................................13

2.5.6

Sinh trưởng. ........................................................................................................14

2.5.7

Sinh sản. .............................................................................................................14

2.5.8

Ưu điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú ..................................................14

2.6

Tình hình quản lý sức khỏe tôm. ........................................................................14
iv


2.6.1

Những mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe tôm .................................................15

2.6.2

Công tác quản lý.................................................................................................20


2.7

Khảo sát những chỉ tiêu đánh giá sức khỏe cho tôm..........................................29

2.7.1

Tỷ lệ sống và tỷ lệ chết.......................................................................................29

2.7.2

Tốc độ tăng trưởng .............................................................................................30

2.7.3

FCR (Hệ số chuyển hóa thức ăn) ......................................................................30

2.7.4

Sự phân đàn .......................................................................................................30

2.7.5

Hình dạng bên ngoài và hoạt động của tôm .......................................................30

2.8

Những kiểm tra đánh giá sức khỏe tôm..............................................................31

2.8.1


Kiểm tra ruột ......................................................................................................31

2.8.2

Kiểm tra mang ....................................................................................................32

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA.............................................................33
3.1

Thời điểm và địa điểm điều tra..........................................................................33

3.2

Nội dung nghiên cứu .........................................................................................33

3.3

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................33

3.3.1

Số liệu thứ cấp. ..................................................................................................33

3.3.2

Số liệu sơ cấp ....................................................................................................34

3.4


Phương pháp phân tích ......................................................................................34

CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................35

4.1

Đánh giá sơ bộ về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát...........................35

4.1.1

Trình độ học vấn................................................................................................35

4.1.2

Độ tuổi chủ hộ. ..................................................................................................36

4.1.3

Kinh nghiệm nuôi tôm.......................................................................................36

4.2

Tình hình quản lý sức khỏe tôm nuôi tại Quảng Ngãi. .....................................38

4.3

Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại xã Đức Phong huyện Mộ Đức tỉnh
Quảng Ngãi ......................................................................................................39


4.3.1

Diện tích nuôi ....................................................................................................39

4.3.2

Năng suất nuôi...................................................................................................39

4.3.3

Sản lượng nuôi ..................................................................................................40

4.3.4

Tình hình dịch bệnh...........................................................................................40

4.3.5

Kỹ thuật nuôi…………………………………………………………………. 41

4.3.6

Mối tương quan giữa tình hình kinh tế-xã hội và kỹ thuật với mức độ
tôm bệnh của các hộ nuôi..................................................................................53

v


4.4


Tình hình quản lý sức khỏe tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát tại xã Đức Phong
huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi ......................................................................54

4.4.1

Xác định những nhân tố nguy cơ ......................................................................54

4.4.2

Công tác quản lý................................................................................................56

4.5

Vấn đề môi trường.............................................................................................57

CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................60

5.1

Kết luận. ...........................................................................................................60

5.2

Đề nghị. ............................................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

RPH

Rừng Phòng Hộ

PCR

Polymer Chain Reaction

FCR

Feed Conversion Ratio

EM

Effective Microorganisms

SPF

Specific Pathogen Free

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1

Tiềm năng đất cát ven biển có thể đưa vào nuôi tôm .................................10

Bảng 2.2

Lượng vôi bón khuyến cáo dùng trong giai đoạn chuẩn bị ao....................23

Bảng 4.1

Thông tin về trình độ văn hóa của các chủ hộ ............................................35

Bảng 4.2

Thông tin về độ tuổi của các chủ hộ ...........................................................36

Bảng 4.3

Thông tin về kinh nghiệm nuôi của các chủ hộ ..........................................36

Bảng 4.4

Số ngày phơi ao của các chủ hộ ..................................................................44


Bảng 4.5

Thông tin về mật độ thả của các chủ hộ......................................................47

Bảng 4.6

Thông tin về lượng nước thay của các chủ hộ ...........................................52

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1

Tôm thẻ chân trắng ......................................................................................11

Hình 4.1

Hội chứng Taura ..........................................................................................41

Hình 4.2

Sơ đồ cải tạo ao ............................................................................................43

Hình 4.3


Loại vôi thường bón cho ao nuôi..................................................................43

Hình 4.4

Màu nước......................................................................................................45

Hình 4.5

Thả tôm giống ..............................................................................................48

Hình 4.6

Thức ăn cho tôm...........................................................................................49

Hình 4.7

Cho tôm ăn ...................................................................................................50

Hình 4.8

Dụng cụ đo pH .............................................................................................50

Hình 4.9

Thay nước.....................................................................................................52

Hình 4.10 Bón vôi ........................................................................................................53
Hình 4.11 Máy quạt nước..............................................................................................57


ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Đồ thị
Đồ thị 2.1

Trang
Tỷ lệ khí độc NH3 và H2S theo mức pH (Theo nguồn: Nguyễn Anh Tuấn,
2003)............................................................................................................. 15

Đồ thị 2.2

Tỷ lệ bùng phát bệnh do nguy cơ thời tiết và khí hậu ở hai quận Nellore và
Bhimavaram (Theo nguồn: Shrimp health maganement)..............................15

Đồ thị 4.1

Diện tích và năng suất tôm nuôi từ 2004-2007............................................. 39

Đồ thị 4.2

Sản lượng tôm nuôi từ 2004-2007..................................................................39

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1


Đặt vấn đề
Nước ta có tiềm năng mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản khá lớn bao gồm

nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Số lượng loài thủy sản phong phú, trong đó nhiều
loài có giá trị kinh tế cao. Chế độ thời tiết khí hậu đa dạng tạo điều kiện cho nuôi trồng
thủy sản phát triển đa loài, đa loại hình.
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Miền Trung có nhiều tiềm năng đất quí giá để mở rộng diện tích nuôi trồng
thủy sản với quy mô công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong nuôi trồng thủy
sản tôm là đối tượng nuôi chủ lực. Tuy nhiên trong vài năm gần đây nghề nuôi tôm sú
ở tỉnh Quảng Ngãi hầu như không còn hiệu quả do dịch bệnh, môi trường bị ô nhiễm,
con giống kém chất lượng,…..nên một số hộ nuôi dân vùng ven biển của tỉnh đã
chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đất cát mang lại hiệu quả, từ đó mà
diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng dần tăng lên (chủ yếu tập trung tại các xã ven biển
của hai huyện Mộ Đức và Đức Phổ). Tôm thẻ chân trắng mới được đưa vào nuôi tại
tỉnh Quảng Ngãi nên là đối tượng tương đối còn mới mẻ cần được nghiên cứu sâu về
vấn đề quản lý sức khỏe nhằm giảm bớt rủi ro và nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đối
tượng này, nâng cao năng suất và sản lượng cho người dân.
Trước yêu cầu đó, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình quản lý
sức khỏe tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức tỉnh
Quảng Ngãi”
1.2

Mục tiêu đề tài
Đánh giá tình hình nuôi tôm trên cát tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh

Quảng Ngãi.
Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sức khỏe tôm thẻ chân trắng

nuôi trên cát tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
1


Đánh giá tình hình quản lý sức khỏe tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát tại xã
Đức Phong huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Vài nét về tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1

Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1

Vị trí địa lý và địa hình
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung (Thừa Thiên Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam- Quảng Ngãi- Bình Định), tựa vào
dãy Trường Sơn, hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Bình
Định, phía Tây Nam giáp Kontum. Tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 5.136,88
km2; toàn bộ địa giới của tỉnh nằm trong toạ độ địa lý từ 14031’ đến 15026’ vĩ độ Bắc;
từ 108014’ đến 109005’ kinh độ Đông.

Quảng Ngãi là một trong các tỉnh duyên hải miền Trung có địa hình tương
đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven
biển nhỏ hẹp. Các con sông đều ngắn và dốc nên đồng bằng châu thổ không rộng lại bị
chia cắt mạnh bởi các con sông, dải đồi núi, cồn cát cao chạy sát dọc ven biển. Ngoài
ra vùng ven biển bãi ngang có những dải đất cát chạy dọc ven biển được chia cắt dọc
thành 2 phần rõ rệt: phía ngoài rừng phòng hộ là phần dải cát hẹp, rộng từ 100-200 m
chạy sát mép biển; phía trong là vùng đất cát trống hoặc đất trồng trọt kém hiệu quả
với chiều rộng trung bình là 200-500 m . Vùng đất cát ven biển có diện tích gần 4.000
ha trước đây chưa được khai thác có hiệu quả thì nay trở thành tiềm năng đất quí giá
để mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản với quy mô công nghiệp đem lại hiệu quả
kinh tế cao như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại huyện Mộ Đức và mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại huyện Đức Phổ.
2.1.1.2

Điều kiện khí hậu và môi trường
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung

bình 250C đến 280C, thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng không quá 350C, thượng
tuần tháng giêng lạnh nhất không dưới 180C. Một năm chỉ có 2 mùa rõ rệt: mùa nắng
3


từ tháng 1 đến tháng 8 thời tiết khô nóng kéo dài; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
thời tiết lạnh ẩm ướt.
Nhiệt độ
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nên nhiệt độ cao và ít biến
động. Nhiệt độ trung bình năm từ 25,5-26,30C; nhiệt độ cao nhất lên đến 410C và thấp
nhất là 120C; nhiệt độ cao nhất trong năm thường rơi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng
8 (cao nhất là tháng 4: 34,60C); nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 (thấp nhất là
tháng 1: 19,20C).

Chế độ mưa
Quảng Ngãi là tỉnh có lượng mưa thấp, lượng mưa trung bình hàng năm 2,287
mm nhưng chỉ tập trung vào tháng 8 đến tháng 12 (lượng mưa trong những tháng này
chiếm 73%-75% cả năm); còn các tháng khác thì khô hạn (khô nhất là tháng 3, lượng
mưa trung bình trong tháng chỉ đạt 25,9 mm).
Bão chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch nhất
là hai tháng 10 và 11. Bình quân cứ 4 năm lại có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới
đổ bộ; bão gây lũ lụt và có thể tàn phá các công trình thuỷ sản.
Độ ẩm-Độ bốc hơi
Quảng Ngãi có độ ẩm trung bình cả năm khoảng 83,5%. Các tháng trong
năm đều có độ ẩm cao đạt trên 80%; trong đó cao nhất là vào tháng 11 (89,9%) và thấp
nhất là vào tháng 6 (80,7%).
Độ bốc hơi trung bình cả năm của Quảng Ngãi là 837 mm/năm. Thời gian
có lượng bốc hơi thấp thường rơi vào các tháng 11 đến tháng 2 với trị số từ 44-49 mm
trong khi đó vào các tháng 6-7-8 độ bốc hơi có thể lên đến trên 100 mm (cao nhất là
vào tháng 6: 115 mm).
Chế độ gió và hướng gió chủ đạo theo mùa
Mùa đông: gió thịnh hành là gió Đông và Đông Bắc với tốc độ gió trung
bình 2,4-3,3 m/s.
Mùa hè: có gió Đông và gió Đông Nam.
Tốc độ gió trung bình là 2,86 m/s; khi có bão tốc độ gió cao tới 40 m/s.
Hàng năm có trên 130 ngày có gió cấp 6 trở lên.

4


Nước ngầm
Tiềm năng nước ngầm trong tỉnh kém phong phú; nguồn nước ngầm phân
bố rộng từ đồng bằng đến vùng đất cát ven biển, có chất lượng tốt. Dự báo có thể khai
thác nước ngầm khu vực đồng bằng sông Vệ là 1000 m3/ngày đêm, khu vực đồng bằng

Mộ Đức-Đức Phổ là 2000 m3/ngày đêm. Với trữ lượng nước ngầm như trên thì việc
khai thác phục vụ cho nuôi trồng thủy sản là rất hạn chế.
Dòng chảy và nhiệt độ nước biển
Vùng biển có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có 18-22 ngày nhật
triều, số ngày còn lại là bán nhật triều; độ cao trung bình kì nước cường là 1,2-2 m, độ
cao trung bình kì nước kém là 0,5 m, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước
lợ, mặn. Hiện tượng nước dâng có thể do dao động gió mùa hoặc do bão gây ra, thuỷ
triều đưa nước mặn vào sâu trong vùng hạ lưu các con sông Trà Bồng, Trà Khúc, Châu
Me, Sông Vệ, … hình thành những vùng có tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Nhiệt độ nước biển khá cao, cao nhất là 300C (tháng 5-6), thấp nhất là 240C
(tháng 2), nhiệt độ nước trung bình là 27-280C rất thích hợp cho sinh trưởng và phát
triển của cá tôm, phù hợp cho nuôi trồng thủy sản.
Độ mặn nước biển ổn định mức cao 33-34‰. Gần các cửa sông và vào
trong sông độ mặn giảm dần. Độ mặn cũng thay đổi theo mùa, mùa khô độ mặn cao,
mùa mưa độ mặn giảm dần.
2.1.2

Tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi

2.1.2.1

Tình hình kinh tế-xã hội nói chung của tỉnh
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII (2006-2010), các Nghị quyết

chuyên đề của Tỉnh ủy và Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra những mục tiêu nhiệm vụ
và giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đòi hỏi ngành thuỷ sản nói chung
và lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản nói riêng phải có những bước đột phá mạnh mẽ góp
phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh.
Năm 2006, kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng
kinh tế (GDP) vẫn giữ ở mức cao 12,3%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng

dần tỷ trọng các ngành công nghiệp-xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp .
Giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản năm 2006 ước đạt 2.399 tỷ (giá so sánh 1994),
bằng 100,08% kế hoạch và tăng 4,3% so với năm 2005.
5


Hoạt động khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu biến động
thất thường làm tăng chi phí khai thác, đặc biệt là sự ảnh hưởng của các cơn bão lớn
vừa qua. Sản lượng thuỷ sản năm 2006 ước đạt 93.280 tấn (trong đó khai thác 88.210
tấn, nuôi trồng 5.070 tấn), tăng 1% so với năm 2005, đạt 100,6% kế hoạch; sản lượng
tôm nuôi đạt 4.160 tấn, tăng 38,4% so với năm 2005, đạt 122,4% kế hoạch.
Nhìn chung tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn yếu kém, bất cập. Tốc độ tăng
GDP tuy đạt kế hoạch nhưng chưa xứng với tiềm năng. Sản xuất nông nghiệp vẫn bị
chi phối bởi các điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chưa thực sự trở thành nền sản
xuất hàng hoá. Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ bé chiếm 20,6% GDP, chưa có cơ sở
nông nghiệp chủ lực có tác động mạnh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội nhất là đối
với vùng nông thôn miền núi.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, đời sống văn hoá xã hội nói chung đã được
đầu tư, tiến bộ nhiều so với 10 năm trước đây nhưng chưa đủ đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ mới.
2.1.2.2

Điều kiện kinh tế-xã hội của nông hộ vùng nuôi thuỷ sản
Quảng Ngãi có 13 huyện, thị xã; trong đó có 5 huyện ven biển (Bình Sơn,

Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ) và huyện hải đảo (Đảo Lý Sơn) là địa bàn chủ yếu để
phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Năm 2000 số hộ tham gia ngư nghiệp khoảng
40.000 hộ, 65.000 lao động nghề cá; trong đó có khoảng 26.000 lao động khai thác,
250 lao động sửa chữa tàu thuyền, 3.500 lao động nuôi trồng thuỷ sản, 2.500 lao động
chế biến vào khoảng 30.000 lao động dịch vụ.

Nhìn chung các nông hộ tham gia nuôi trồng thủy sản có trình độ học vấn và
công nghệ sản xuất còn thấp nhưng họ lại có thực tiễn và bề dày kinh nghiệm nghề
nghiệp, nhất là cư dân đánh bắt thuỷ sản.
2.1.3

Định hướng phát triển nuôi thuỷ sản tại Quảng Ngãi

2.1.3.1

Định hướng phát triển chung
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách toàn diện: đa dạng hoá đối tượng

nuôi, trong đó chú trọng nuôi tôm, đẩy mạnh sản xuất và quản lý chất lượng giống,
quản lý thức ăn, phòng trừ dịch bệnh.
Phát triển thuỷ sản, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của
tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng nhanh tỷ trọng nuôi trồng và chế biến
6


thuỷ sản. Đầu tư xây dựng các cảng cá, làng cá, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.
Các viện nghiên cứu về thuỷ sản cần vào cuộc để làm chủ công nghệ sản
xuất giống, quy trình nuôi, biện pháp phòng, trị bệnh thuỷ sản. Đối với các dự án đầu
tư nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi tôm trên cát, cần bắt buộc phải có đánh giá tác
động môi trường, xử lý chất thải.
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với phát triển kinh tế-xã hội, chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ nội địa, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động, góp
phần ổn định chính trị xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển.
Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt tôm sú và tôm he chân
trắng: hạn chế phát triển diện tích nuôi trên đất cát và vùng ven sông (ngoài sông). Tuy

nhiên, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng nước ngọt như ao hồ nhỏ, ruộng
trũng, đặc biệt ở các thuỷ vực hồ chứa nước, hướng mạnh phát triển ra biển để nuôi
các đối tượng biển có giá trị xuất khẩu cao.
Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng du nhập những công nghệ
mới về giống, thức ăn, chăm sóc và quản lý môi trường vùng nuôi.
2.1.3.2

Định hướng phát triển nuôi tôm trên cát
Ngày 11/12/2002 UBND Tỉnh Quảng Ngãi quyết định phê duyệt dự án tổng

thể nuôi trồng thủy sản đến năm 2010, có phần nội dung nuôi tôm trên cát cụ thể như
sau:
Về giải pháp kỹ thuật cho toàn vùng:
+ Quy hoạch chi tiết cho từng vùng nuôi tôm trên cát ngay từ đầu.
+ Lựa vật liệu chống thấm phù hợp yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế.
+ Nguồn nước ngọt và mặn cung cấp độc lập và hoàn toàn chủ động để
có nồng độ phù hợp.
+ Áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh, phương pháp ít thay nước
hay không hoàn toàn.
* Nếu vùng đất cát nằm ngoài vùng phòng hộ tiếp giáp mép biển:
+ Dùng máy bơm nhỏ bơm trực tiếp nước biển vào ao xử lý hoặc ao
nuôi.
+ Giếng bơm nhỏ cung cấp nước ngọt tại chỗ cho từng ao nuôi.
7


+ Nước thải sau khi đưa vào hố xử lý rồi thải ra biển.
* Nếu vùng đất cát nằm phía sau rừng phòng hộ:
Do quy mơ diện tích vùng ni cao hơn nhiều so với mặt nước biển,
khoảng cách vùng ni đến mép nước biển khá lớn phải xây dựng trạm bơm cơng suất

lớn đẩy nước biển theo đường ống vào hồ xử lý trước khi đưa vào các ao ni.
+ Xây dựng ao xử lý nước thải nước tập trung bằng các phương pháp hóa
học, sinh học trước khi thải ra biển.
+ Xây dựng trạm bơm nước ngầm phân tán trong vùng nuôi vì trữ lượng
nước ngầm ven biển hạn chế.
+ Xây dựng trạm bơm, kênh dẫn nước ngọt từ hệ thống thủy lợi nông
nghiệp để phục vụ nuôi tôm trên đất cát.
Dự kiến thu hoạch toàn vùng: (dự kiến cho tôm sú)
+ Năm 2005: diện tích 400 ha, năng suất 3 tấn/ha/năm, sản lượng 1.200
tấn.
+ Năm 2010: diện tích 1.082 ha, năng suất 3,9 tấn/ha/năm, sản lượng
4.259 tấn.
Mặc dù vậy tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong những năm qua rất
chậm; trong đó phần lớn là các dự án do đòa phương quản lý. Nguyên nhân là do các
dự án lần đầu thực hiện ở tỉnh Quảng Ngãi, nhiều hạng mục công trình kó thuật mới,
trên đòa bàn phức tạp nên hầu hết nên các hoạt động tư vấn, thiết kế và dự toán kéo
dài. Các thủ tục đền bù và giải phóng mặt bằng, thanh lý rừng phòng hộ và giải
quyết quan hệ đất đai, cấp đất và cho thuê đất còn chậm. Do đó các chủ đầu tư rất
khó đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án; đồng thời tình hình dòch bệnh thường xuyên
xuất hiện đã ảnh hưởng rất lớn đến các nhà đầu tư.
Từ những khó khăn như trên cộng với đối tượng nuôi là tôm thẻ chân
trắng nên dự kiến thu hoạch toàn vùng như sau:
Năm 2005: diện tích 150 ha; năng suất 5,66 tấn/ha/năm; sản lượng 850
tấn.
8


Năm 2010: diện tích 400 ha; năng suất 8,0 tấn/ha/năm; sản lượng 3.200
tấn.
2.2


Lịch sử phát triển nghề ni tơm trên cát
Đây là mơ hình ni tương đối còn mới, cũng giống như mơ hình ni tơm

sú trước đây nhưng khác ở chỗ là được ni trên nền đất cát (hạt cát lớn, khơng có sự
kết dính) nên có sử dụng các biện pháp chống thấm như: bạt nhựa, bạt nylon để giữ
nước.
Năm 2001, sau khi Viện Nghiên cứu Ni trồng Thuỷ Sản II phối hợp với
Sở Thuỷ Sản Quảng Ngãi thực hiện thí điểm thành cơng đề tài: “Ni tơm trên cát
bằng vật liệu chống thấm” tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, đem
lại hiệu quả kinh tế cao, con tơm lên ngơi và phong trào ni tơm trên cát ở Quảng
Ngãi bắt đầu rộ lên. Những dải cát ven biển hoang hố giờ đây thực sự là “vàng” bởi
ni tơm là nghề siêu lợi nhuận. Đến nay thì diện tích ni tơm trên cát đã tăng lên
đáng kể.
2.3

Tiềm năng đất cát ven biển tỉnh Quảng Ngãi có thể đưa vào ni tơm
Vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Ngãi trải dọc ven biển các huyện từ Bình

Sơn đến Đức Phổ là vùng đất cát trên cao triều khơng ảnh hưởng của thủy triều.
Diện tích đất cát có thể đưa vào ni tơm là 2.457 ha, chia làm hai vùng
riêng biệt như sau:
+ Vùng đất cát hoang hóa nằm phía ngồi rừng phòng hộ (gần mép biển) có
chiều ngang từ 50-200 m tới sát mép biển, có diện tích tiềm năng là 498 ha. Vì là vùng
nằm sát mép biển nên việc ni tơm cũng thuận lợi hơn, chỉ cần dùng máy bơm nhỏ
bơm trực tiếp nước biển vào ao ni, với nước ngọt dùng máy bơm nhỏ cung cấp tại
chỗ cho từng ao ni. Đây là vùng cát mà người dân đang tiến hành ni.
+ Vùng đất cát nằm phía trong rừng phòng hộ chủ yếu là đất rừng trồng phi
lao, đào, mía, mì kém hiệu quả tập trung chủ yếu ở huyện Mộ Đức và Đức Phổ có diện
tích tiềm năng là 1.959 ha. Đây là vùng cách mép biển khá xa vì vậy để ni tơm cần

phải xây dựng những trạm bơm có cơng suất lớn đẩy nước biển theo đường ống vào
từng ao ni. Vùng này cũng đã có nhiều dự án lớn nhưng do nhiều ngun nhân
khách quan khác nhau đến nay chưa thực hiện được.

9


Bảng 2.1 Tiềm năng đất cát ven biển có thể đưa vào nuôi tôm

Huyện

Đất cát nằm trong

Đất cát hoang sát

RPH (ha)

ven biển (ha)

160

0

Tổng (ha)

Huyện Bình Sơn
(Bình Hải, Bình Phú, Bình

160


Châu)
Huyện Sơn Tịnh (Tịnh Khê)

0

35

35

Huyện Mộ Đức
(Đức Thắng, Đức Chánh,

1.022

162

1.184

777

281

1.058

0

20

20


1.959

498

2.457

Đức Minh, Đức Phong)
Huyện Đức Phổ
(Phổ An, Phổ Quang, Phổ
Vinh, Phổ Khánh)
Huyện Lý Sơn
Tổng
Ghi chú : RPH ( rừng phòng hộ )
2.4

Hiện trạng nghề nuôi tôm trên cát tại Quảng Ngãi
Nuôi tôm trên vùng đất cát ven biển (ban đầu nuôi tôm sú) đã được Sở Thủy

Sản đưa vào nuôi thử nghiệm trong năm 2000-2001 tại các vùng ven biển như: xã Đức
Phong thuộc huyện Mộ Đức và xã Phổ Quang thuộc huyện Đức Phổ, đạt sản lượng
cao trong vụ II năm 2000 và hai vụ trong năm 2001. Nhưng sau đó tình hình nuôi tôm
sú trên vùng đất cát không còn hiệu quả, đến năm 2003 người dân xã Đức Phong,
huyện Mộ Đức và xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân
trắng cho kết quả đáng kể về sản lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế. Từ sự thành
công của đối tượng này mà diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã được nhân
rộng ra các xã khác như: xã Phổ An thuộc huyện Đức Phổ bắt đầu nuôi năm 2004 và
các xã Phổ Vinh, Phổ Khánh thuộc huyện Đức Phổ hiện nay đang tiến hành nuôi.
Vùng đất cát hoang hóa nằm phía ngoài rừng phòng hộ (gần mép biển) đang
chuyển dần sang nuôi tôm nhằm tận dụng khả năng sản xuất của vùng này. Đất đai ở
đây hầu như không có độ kết dính, rời rạc nên khả năng giữ nước kém vì vậy người


10


dân nuôi bằng cách lót bạt đáy và bạt bờ để chống thất thoát nước trong suốt quá trình
nuôi.
Người dân ở đây đào ao nuôi một cách tự phát không theo một qui hoạch cụ
thể. Thường thì các ao nuôi nằm xa mép biển nhất khoảng 150 m, gần nhất khoảng 2030 m.
Vị trí của các ao nuôi nằm ở phía trong so với mức nước biển khoảng 5-7 m,
các ao nuôi ở gần mép biển khoảng 3-4 m. Đây là khu vực nuôi mới hình thành, xa các
vùng bị ảnh hưởng của các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và các chất thải sinh
hoạt của các khu dân cư nên môi trường và nguồn nước ở đây tương đối sạch, ít bị ô
nhiễm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc thành công của
mô hình nuôi tôm trên cát. Nhìn chung tình hình nuôi tôm diễn ra tương đối thuận lợi,
tuy nhiên đầu năm nay cũng có 1 số hộ gặp phải hiện tượng tôm chết hàng loạt sau 1-2
tháng thả nuôi, nguyên nhân gì vẫn chưa biết được. Chính vì những lý do này mà nghề
nuôi tôm chân trắng chưa được các cơ quan chức năng khuyến khích cho nuôi một
cách rộng rãi, mà trước mắt cần phải nuôi tập trung trong những vùng đã qui hoạch và
cần nuôi theo đúng kỹ thuật để hạn chế bớt rủi ro.
2.5

Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng

Hình 2.1 Tôm thẻ chân trắng
2.5.1

Phân loại
Ngành: Athropoda
Lớp: Crustacea
11



Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Tên khoa học: Penaeus vannamei hoặc Lipopenaeus vannamei (Bone,
1931).
Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng
Tên tiếng Anh: White leg shrimp
2.5.2

Nguồn gốc và phân bố
Theo Trung tâm khuyến ngư quốc gia (2004), tôm Lipopenaeus vannamei

(Bone, 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố ở vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ
biển Peru đến Nam Mêhicô, vùng biển Ecuador. Hiện tôm chân trắng đã được di giống
ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippine,
Indonexia, Malayxia và Việt Nam.
2.5.3

Các yếu tố môi trường sống
Theo Thái Bá Hồ-Ngô trọng Lư (2003), yêu cầu về chất lượng nước ao nuôi

tôm như sau:
Độ mặn: 5-32‰, thích hợp nhất là 10-25‰.
Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 20-300C, quá cao không quá 330C, quá thấp
không thấp quá 180C.
pH: 8,0±0,3; dưới 7 không thích hợp với tôm.
Oxy hoà tan > 4 mg/l, không dưới 2 mg/l.
Độ trong: 30±5 cm; màu nước là màu xanh lục hoặc màu mận chín.

Độ sâu: 1,5 - 2 m.
H2S: < 0,03 mg/l.
NH3: < 0,1 mg/l.
2.5.4

Tập tính sinh sống
Theo Thái Bá Hồ-Ngô Trọng Lư (2003), tôm thẻ chân trắng sống ở vùng

biển tự nhiên có các đặc điểm: Đáy cát, độ sâu 0-72 m; nhiệt độ nước ổn định từ 2532oC; độ mặn 28-34‰; pH 7,7-8,3. Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần
bờ, tôm con ưa sống ở các khu vực cửa sông giàu sinh vật thức ăn.

12


2.5.4.1

Tính thích ứng với môi trường sống
Tôm chân trắng có sự thích nghi mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của môi

trường sống. Lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết. Các thử nghiệm cho thấy:
Gói tôm con cỡ 2-7 cm trong một khăn ướt (độ ẩm trên 80%, nhiệt độ 270C), để sau 24
giờ vẫn sống 100%, sức chịu đựng hàm lượng oxy thấp nhất 1,2 mg/l.
2.5.4.2

Thích nghi tốt với sự thay đổi độ mặn
Cỡ tôm 1-6 cm đang sống ở độ mặn 20‰ trong bể ương, khi chuyển vào các

ao nuôi chúng có thể sống trong phạm vi 5-50‰, thích hợp nhất là 10-40‰, khi dưới
5‰ hoặc trên 50‰ tôm bắt đầu chết dần, những con tôm cỡ 5 cm có sức chịu đựng tốt
hơn cỡ tôm nhỏ hơn 2 cm.

2.5.4.3

Thích nghi với nhiệt độ nước
Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước ổn định từ 25-32oC, vẫn thích

nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn. Đang sống trong bể ương, nhiệt độ nước là 15oC,
thả vào ao bể có nhiệt độ 12-28oC chúng vẫn sống 100%, dưới 9oC thì tôm chết dần.
Tăng dần lên 410C, cỡ tôm dưới 4 cm và trên 4 cm đều chỉ chịu được tối đa 12 giờ rồi
chết hết.
2.5.5

Tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng
Theo Thái Bá Hồ-Ngô Trọng Lư (2003), tôm chân trắng là loài ăn tạp, tôm

ăn cả thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Trong quá trình nuôi người ta phát
hiện thấy tôm ăn cả mảnh vụn thực vật và mùn bã hữu cơ. Khi bắt tôm lên kiểm tra,
ruột thấy đầy thức ăn kể cả sau khi ăn vài giờ. Chúng không chỉ ăn thức ăn do con
người cung cấp mà còn ăn cả thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi như tảo, sinh vật
phù du, sinh vật đáy. Vào buổi chiều khi nhiệt độ lên đến 330C tôm thường ăn ít, vào
lúc này nên giảm lượng thức ăn và nên cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát. Khi nhiệt
độ xuống thấp tôm thường ăn ít nên vào mùa lạnh tránh cho tôm ăn vào lúc sáng sớm.
Cũng như các loài tôm thẻ khác thức ăn của nó cũng cần các thành phần: protid, lipid,
glucid, vitamin và muối khoáng, ……. Thiếu hay không cân đối đều ảnh hưởng đến
sức khoẻ tôm. Trong thời kỳ tôm sinh sản và đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát
dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn hàng ngày tăng lên gấp 3-5 lần, thức
13


ăn cần hàm lượng đạm (protein) 35% là thích hợp (tôm sú cần 40% protein, tôm he
Nhật Bản cần 60% protein).

2.5.6

Sinh trưởng
Theo Thái Bá Hồ-Ngô Trọng Lư (2003), tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm

lớn cần 1-2 ngày. Tôm thẻ chân trắng lớn nhanh hơn tôm sú trong 60 ngày nuôi đầu.
Sau đó tôm thẻ chân trắng phát triển chậm lại và lâu lớn. Tốc độ lớn thời gian đầu 3
g/tuần lễ (mật độ nuôi 100 con/m2), tới cỡ 30 g tôm lớn chậm dần (1 g/tuần lễ). Tôm
cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Nuôi 60 ngày có thể đạt cỡ thương phẩm (23 cm).
2.5.7

Sinh sản
Tôm thẻ chân trắng thuộc loại hình sinh sản túi chứa tinh mở khác với loại

hình túi chứa tinh kín như: tôm sú, tôm thẻ Nhật Bản.
Tôm thẻ chân trắng có thể thành thục sinh dục trong ao nuôi và đây là một
ưu điểm so với các loài tôm khác trong việc chủ động về nguồn giống tôm bố mẹ và
giống thả nuôi.
2.5.8

Ưu điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú
Lớn nhanh hơn trong khoảng 2 tháng đầu, phát triển tương đối đồng đều, rút

ngắn thời gian nuôi (chỉ nuôi từ 2,5-3 tháng).
Thích nghi với biên độ nhiệt độ nước và độ mặn rộng hơn, có thể thuần hoá
nuôi hoàn toàn ở nước ngọt, có sức chịu đựng với sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ.
Có thể nuôi mật độ dày trên 100 con/m2 và nuôi trong điều kiện độ mặn
thấp (<10‰), thức ăn không cần độ đạm cao, ít bị những bệnh thường gặp ở tôm sú
như đóng nhớt, mòn đuôi, teo hoặc sưng gan.
Chủ động được nguồn tôm bố mẹ và giống thả nuôi.

Có sức kháng bệnh virut đốm trắng khoẻ hơn.
2.6

Tình hình quản lý sức khỏe tôm
Vấn đề dịch bệnh và số lượng tôm thay đổi liên tục trong những giai đoạn

khác nhau của quá trình nuôi. Số lượng thiếu hụt nguyên nhân là do tôm chết, chậm
phát triển và hệ số chuyển đổi thức ăn cao xảy ra, ảnh hưởng đến nền kinh tế của
những nông hộ nuôi tôm. Sự thiếu hụt số lượng đáng kể xảy ra trong diện tích của một
14


×