BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
---oOo---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon)
THÂM CANH TẠI HAI XÃ AN ĐỨC VÀ VĨNH AN,
HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE
Sinh viên thực hiện: Lê Long Triều
Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Niên khoá: 2004 – 2008
Tháng 9/ 2008
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon)
THÂM CANH TẠI HAI XÃ AN ĐỨC VÀ VĨNH AN,
HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE
Tác giả
L Ê LONG TRIỀU
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN PHÚ HOÀ
Tháng 9 năm 2008
CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản,
Cùng toàn thể quí thầy cô Khoa Khoa Học, Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khóa học.
Cô Nguyễn Phú Hòa đã hướng dẫn, góp ý kiến chỉ dẫn trong quá trình làm đề
tài.
Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre, Chi Cục Bảo Vệ
Nguồn Lợi Thủy Sản tỉnh Bến Tre, Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
huyện Ba Tri, Phòng Thống Kê huyện Ba Tri, các cô chú cán bộ trong ủy ban xã An
Đức, Vĩnh An và các hộ nông dân đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp số liệu cho chúng tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã động viên giúp
đỡ tôi trong những năm học vừa qua và thời gian thực hiện đề tài.
Gia đình đã động viên và giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần trong suốt thời
gian học tập, cũng như tạo mọi điều kiện thuân lợi nhất để con hoàn thành khóa luận
này.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên quyển khóa luận này
khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quí
thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
ii
TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát tình hình nuôi tôm sú ( Penaeus monodon) thâm canh tại hai
xã An Đức và Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 4 đến
tháng 8 năm 2008.
Đề tài nhằm tìm hiểu, đánh giá tình hình nuôi tôm sú tại hai xã An Đức và Vĩnh
An, huyện Ba Tri, qua đó cũng xác định những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi
tôm sú tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách phỏng
vấn trực tiếp 75 hộ nuôi tại hai xã An Đức và Vĩnh An theo biểu mẫu điều tra soạn
sẵn.
Về kinh tế - xã hội: Tại đây nông hộ sản xuất trên diện tích đất của nông hộ, số
ít hộ nuôi phải thuê đất để sản xuất. Số lao động tham gia trực tiếp nuôi tôm của nông
hộ là 1- 2 người chiếm 52,0 %. Ngoài ra, còn có mối liên hệ giữa diện tích và số lao
động trong nông hộ, diện tích 1.000- 3.000 m2 thì số lao động là 1- 2 người chiếm đa
số, diện tích lớn hơn thì số lao động có thể nhiều hơn. Giữa tuổi và kinh nghiệm nuôi
của nông hộ có mối liên hệ, đa số các chủ hộ có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm ở tất cả các
độ tuổi, chiếm 76,0 %.
Về kỹ thuật nuôi: Tại vùng điều tra, nông hộ chủ yếu nuôi trên diện tích của
gia đình nên diện tích nuôi tương đối nhỏ, do tận dụng tối đa diện tích đất để đào ao
nuôi tôm nên các hộ nuôi không có hoặc có diện tích ao lắng quá nhỏ. Tại đây nông hộ
thả tôm với mật độ từ 25- 30 con/m2 chiếm tỷ lệ 48,0 %. Tùy theo giai đoạn mà lượng
thức ăn và số lần cho ăn có thể thay đổi khác nhau. Sản lượng thu hoạch từ 1.0003.000 kg chiếm 58,7 %. Tại hai xã An Đức và Vĩnh An, người nuôi thường gặp các
bệnh như: đốm trắng, mòn đuôi, đóng rong,…
Về thuận lợi, Ba Tri là huyện có nguồn lao động dồi dào, giáp Biển Đông,
hệ thống sông ngòi chằng chịt và các chỉ tiêu về chất lượng nước thuận lợi cho nuôi
tôm sú. Về khó khăn, đa số các hộ nuôi gặp phải là nguồn nước bị ô nhiễm, số lượng
và chất lượng con giống không ổn định do nguồn giống chủ yếu mua từ ngoài.
Về hiệu quả kinh tế: Năng suất đạt được là 6.406 kg/ha/vụ. Lợi nhuận trung
bình là 146.513.000 đồng và có thu nhập bình quân là 151.155.000 đồng.
iii
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
Trang tựa........................................................................................................................ ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Lời cảm tạ ......................................................................................................................iv
Mục lục ...........................................................................................................................v
Danh sách các bảng .......................................................................................................ix
Danh sách các hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ và bản đồ .........................................................x
Chương 1 GIỚI THIỆU..................................................................................................1
1.1
Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2
Mục tiêu đề tài ..............................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1
Tình hình nuôi tôm thế giới ...........................................................................3
2.2
Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam...................................................................4
2.3
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre...........5
2.3.1
Điều kiện tự nhiên..........................................................................................5
2.3.1.1
Vị trí địa lý .....................................................................................................5
2.3.1.2
Thời tiết và khí hậu ........................................................................................5
2.3.1.3
Thủy văn ........................................................................................................6
2.3.1.4
Địa hình- Thổ nhưỡng....................................................................................7
2.3.2
Hiện trạng kinh tế- Xã hội .............................................................................9
2.3 .2.1
Cơ cấu hành chính .........................................................................................9
2.3.2.2
Dân số- Lao động...........................................................................................9
2.3.2.3
Lao động và nguồn lực của nông hộ..............................................................9
2.3.2.4
Cơ cấu giá trị sản xuất Nông- Lâm nghiệp- Thủy sản...................................9
2.3.2.5
Kế hoạch phát triển ......................................................................................10
2.3.3
Hiện trạng nuôi tôm sú ở huyện Ba Tri .......................................................11
2.3.4
Các mô hình nuôi thủy sản nước lợ được áp dụng tại huyện Ba Tri ..........12
iv
2.3.4.1
Tôm thâm canh ............................................................................................13
2.3.4.2
Nuôi quảng canh ..........................................................................................13
2.3.4.3
Nuôi tôm lúa ................................................................................................13
2.3.4.4
Nuôi tôm rừng..............................................................................................14
2.3.4.5
Nuôi nghêu, sò .............................................................................................14
2.3.4.6
Nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua ứng dụng CoC ............................14
2.3.4.7
Nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua việc áp dụng GAP ......................15
2.3.4.8
Công nhận hệ thống GAP/CoC....................................................................18
2.3.4.9
Huyện Ba Tri phát triển nuôi tôm sinh học .................................................20
2.3.4.10 Nuôi tôm thẻ chân trắng...............................................................................21
2.3.5
Hậu cần dịch vụ thủy sản .............................................................................21
2.3.5.1
Về con giống ................................................................................................21
2.3.5.2
Về thức ăn ....................................................................................................21
2.3.5.3
Về khai thác thủy sản...................................................................................22
2.3.5.4
Về chế biến thủy sản ....................................................................................22
2.3.5.5
Cơ sở sản xuất nước đá ................................................................................22
2.3.5.6
Các cơ sở vật tư............................................................................................22
2.3.5.7
Về chuyển giao kỹ thuật ..............................................................................22
2.4
Sơ lược về tôm sú ........................................................................................23
2.4.1
Phân loại.......................................................................................................23
2.4.2
Phân bố.........................................................................................................23
2.4.3
Chu kỳ sống của tôm sú...............................................................................23
2.4.4
Một số đặc điểm sinh học tôm sú ................................................................24
2.4.5
Một số đặc điểm sinh sản của tôm sú ..........................................................24
2.4.6
Lột xác .........................................................................................................25
2.4.7
Sinh trưởng ..................................................................................................26
2.4.8
Điều kiện môi trường sống thích hợp cho tôm sú........................................26
2.4.7
Một số bệnh thường gặp ở tôm sú ...............................................................26
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA .....................................................................29
3.1
Thời Gian Và Địa Điểm...............................................................................29
3.2
Phương pháp điều tra và thu thập số liệu.....................................................30
v
3.2.1
Phương Pháp Điều Tra.................................................................................30
3.2.2
Thu thập số liệu............................................................................................30
3.3
Nội dung nghiên cứu....................................................................................30
3.4
Phân tích kết quả và xử lý số liệu ................................................................30
3.5
Phân tích hiệu quả kinh tế............................................................................30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................32
4.1
Một vài đặc trưng về kinh tế xã hội của nông hộ ........................................32
4.1.1
Thông tin về nông hộ ...................................................................................32
4.1.1.1
Tình trạng sở hữu đất ...................................................................................32
4.1.1.2
Sự phân bố tuổi ............................................................................................32
4.1.1.3
Trình độ văn hóa ..........................................................................................33
4.1.1.4
Số lao động trực tiếp tham gia sản xuất của nông hộ ..................................34
41.1.5
Nguồn đất sử dụng .......................................................................................35
4.1.1.6
Mối liên hệ giữa lao động và diện tích nuôi ................................................35
4.1.2
Kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ...............................................................37
4.1.3
Mối liên hệ giữa tuổi và kinh nghiệm..........................................................37
4.1.4
Các nguồn tiếp cận kỹ thuật nuôi của nông hộ ............................................39
4.2
Các đặc trưng về kỹ thuật nuôi tôm sú tại huyện Ba Tri .............................40
4.2.1
Điều kiện ao nuôi .........................................................................................40
4.2.1.1
Hình dạng ao ................................................................................................40
4.2.1.2
Diện tích mặt nước của nông hộ ..................................................................42
4.2.1.3
Ao lắng.........................................................................................................42
4.2.1.4
Diện tích ao lắng ..........................................................................................43
4.2.1.5
Mối liên hệ diện tích nuôi và diện tích ao lắng............................................44
4.2.2
Công tác chuẩn bị và cải tạo ao ...................................................................47
4.2.3
Chọn giống...................................................................................................47
4.2.4
Mật độ thả ....................................................................................................48
4.2.5
Chăm sóc và quản lý....................................................................................49
4.2.5.1
Quản lý chất lượng nước trong ao nuô ........................................................50
4.2.5.2
Thời gian chạy quạt sục khí .........................................................................52
4.2.5.3
Thời gian cho ăn ..........................................................................................53
vi
4.2.5.4
Số lần cho ăn................................................................................................54
4.2.5.5
Thức ăn cho tôm ăn......................................................................................55
4.2.6
Tình hình dịch bệnh tại hai xã An Đức và Vĩnh An trong 2008 ................57
4.2.7
Thu hoạch.....................................................................................................58
4.2.8
Số vụ nuôi trong năm...................................................................................59
4.3
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi tôm sú tại Huyện .........59
4.3.1
Thuận lợi ......................................................................................................59
4.3.2
Khó khăn......................................................................................................59
4.3.2.1
Nguồn vốn....................................................................................................60
4.3.2.2
Con giống.....................................................................................................60
4.3.2.3
Kỹ thuật........................................................................................................61
4.3.2.4
Nguồn nước..................................................................................................62
4.3.2.5
Dịch bệnh .....................................................................................................62
4.3.2.6
Thị trường ....................................................................................................63
4.3.2.7
Thời tiết........................................................................................................64
4.3.2.8
Những vấn đề khác ......................................................................................64
4.4
Hiệu quả kinh tế ...........................................................................................64
4.4.1
Mức đầu tư ban đầu cho một hecta nuôi tôm ..............................................64
4.4.2
Kết quả-Hiệu quả kinh tế trên một hecta nuôi tôm......................................65
4.4.2.1
Xác định chi phí sản xuất.............................................................................65
4.4.2.2
Xác định kết quả - Hiệu quả kinh tế trên một hecta nuôi tôm .....................67
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................68
5.1
Kết luận........................................................................................................68
5.2
Đề nghị.........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................70
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu điều tra
Phụ lục 2 Thông tin về chủ hộ
Phụ lục 3 Các khó khăn tồn tại
vii
Phụ lục 4 Về cấu trúc ao
Phụ lục 5 Những bệnh thường gặp
Phụ lục 6 Thông tin về nuôi tôm
Phụ lục 7 Về các chi phí đầu tư sản xuất
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1
So sánh giữa GAP và CoC .....................................................................16
Bảng 2.2
Kết quả các vùng áp dụng GAP .............................................................19
Bảng 4.1
Sự phân bố tuổi trong chủ hộ nuôi tôm..................................................33
Bảng 4.2
Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm...................................................34
Bảng 4.3
Số lao động nuôi tôm trong nông hộ ......................................................35
Bảng 4.4
Mối liên hệ giữa diện tích và số lao động (số hộ) ..................................36
Bảng 4.5
Mối liên hệ giữa tuổi và kinh nghiệm (số hộ) ........................................38
Bảng 4.6
Nguồn học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ .................................39
Bảng 4.7
Hình dạng ao ..........................................................................................40
Bảng 4.8
Diện tích mặt nước của nông hộ ............................................................42
Bảng 4.9
Diện tích ao lắng ....................................................................................44
Bảng 4.10
Mối liên hệ giữa diện tích ao nuôi và diện tích ao lắng .........................45
Bảng 4.11
Mật độ tôm thả trong ao của các nông hộ ..............................................49
Bảng 4.12
Các chỉ tiêu phù hợp cho tôm sú ............................................................51
Bảng 4.13
Các biện pháp xử lý môi trường.............................................................51
Bảng 4.14
Tỷ lệ các loại thức ăn sử dụng của nông hộ ...........................................55
Bảng 4.15
Các bệnh tôm nuôi mắc phải trong vụ nuôi 2008 ..................................57
Bảng 4.16
Sản lượng tôm của nông hộ....................................................................58
Bảng 4.17
Các khó khăn thường gặp trong quá trình nuôi tôm ..............................60
Bảng 4.18
Các khoản đầu tư ban đầu cho ao nuôi tôm một hecta...........................65
Bảng 4.19
Chi phí sản xuất cho ao nuôi tôm một hecta ..........................................66
Bảng 4.20
Hiệu quả kinh tế của ao nuôi một hecta .................................................67
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
BẢN ĐỒ
Bản đồ 3.1
Bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội huyện Ba Tri ......................................29
HÌNH ẢNH
Hình 4.1
Ao lắng và máy bơm nước .....................................................................43
Hình 4.2
Chài kiểm tra sức khỏe tôm nuôi ...........................................................50
Hình 4.3
Chạy quạt cho ao tôm.............................................................................53
Hình 4.4
Kiểm tra thức ăn trong sàn ăn ................................................................54
Hình 4.5
Cho tôm ăn .............................................................................................55
Hình 4.6
Bao thức ăn Laonest ...............................................................................55
Hình 4.7
Bao thức ăn Laone..................................................................................56
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Kinh nghiệm nuôi của chủ hộ ................................................................37
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ diện tích ao lắng trên diện tích ao nuôi .........................................45
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1
Cách bố trí quạt trong ao hình chữ nhật tại huyện Ba Tri......................41
Sơ đồ 4.2
Cách bố trí quạt trong ao hình vuông tại huyện Ba Tri..........................41
x
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Nước ta với chiều dài bờ biển 3.260 km và khí hậu rất thuận lợi cho việc nuôi
trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm được chú ý nhờ vào giá trị xuất khẩu của nó.
Nghề nuôi tôm đang trở thành ngành kinh tế hàng hóa mũi nhọn, mang lại lợi nhuận
cao cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, nuôi tôm sú giữ vị trí quan
trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bến Tre.
Bến Tre là tỉnh có hệ thống sông ngòi chằng chịt, do đó có nhiều tiềm năng để
phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, theo xu hướng phát triển
thủy sản của nước ta nên tỉnh đã chủ động cho bà con trong tỉnh chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi và phát triển thủy sản ở các vùng có tiềm năng. Ba Tri là một huyện
nằm ven biển có hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho phát triển thủy sản theo
hướng thâm canh. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm quảng canh vẫn chiếm số lượng lớn.
Theo sự chỉ đạo của huyện chính quyền trong hai xã, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
bà con trong xã chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nhất là những vùng đất bị nhiễm phèn
và mặn, sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả.
Hai xã An Đức và Vĩnh An của huyện Ba Tri là hai xã tiếp giáp nhiều với kênh
rạch và bị nhiễm mặn trong 6 tháng, do đó sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả.
Nông tại đây nuôi tôm quảng canh, hình thức nuôi này chỉ đạt năng suất thấp, dễ bị
nhiễm dịch bệnh và không có hiệu quả kinh tế mà diện tích đất sử dụng để nuôi cần
phải lớn. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nên các hộ nông dân tại đây đã
chủ động chuyển phần diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn kém hiệu quả sang
nuôi tôm công nghiêp. Nhưng do ý thức cộng đồng kém nên chỉ mới phát triển nuôi
trong những năm gần đây mà hiện nay môi trường nước tại đây đã bị ô nhiễm, một
phần cũng do tôm giống tại đây có nguồn gốc không rõ ràng chưa được kiểm dịch đầy
đủ nên tôm nuôi thường bị nhiễm bệnh gây thiệt hại cho bà con nuôi tôm.
1
Kinh tế thủy sản phát triển ổn định, vững chắc sẽ là mũi nhọn cho chiến lược
tích lũy cần thiết ban đầu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhiều ngành, đặc biệt
là tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn toàn
huyện. Tuy nhiên, những kết quả thu được trong những năm qua vẫn còn rất hạn chế
so với tiềm năng tự nhiên và nuôi tôm chưa trở thành ngành sản xuất chính. Hai xã An
Đức và Vĩnh An của huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre tiếp giáp kênh rạch có tiềm năng phát
triển nghề nuôi tôm sú theo hướng thâm canh cho nên phát triển nuôi tôm sú thâm
canh là một mục tiêu của Huyện.
Nghề nuôi tôm đã từng bước được cải tiến nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn
về vốn, kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, con giống, dịch bệnh. Do đó, việc điều tra
để đánh giá hiện trạng và tiềm năng nuôi tôm sú tại đây là việc làm rất cần thiết. Từ
mục đích trên, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình nuôi tôm sú
(Penaeus monodon) thâm canh tại hai xã An Đức và Vĩnh An của huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đánh giá tình hình nuôi tôm sú tại hai xã An Đức, Vĩnh An của huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre.
Xác định những khó khăn và thuận lợi của nghề nuôi tôm sú tại huyện Ba Tri.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình Hình Nuôi Tôm Trên Thế Giới
Nghề nuôi tôm trên thế giới đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng nghề nuôi tôm hiện
đại chỉ thực sự ra đời kể từ năm 1930, khi các nhà khoa học Nhật Bản sản xuất được
con giống nhân tạo. Nghề nuôi tôm cũng chỉ bùng nổ từ những năm 80 khi tôm giống
đã được sản xuất ra với số lượng lớn để cung cấp cho người nuôi.
Trên thế giới có hai khu vực nuôi tôm lớn là Tây bán cầu gồm các nước Châu
Mỹ La Tinh và Đông Bán Cầu gồm các nước Nam và Đông Nam Á. Theo Nguyễn
Văn Hảo (2000) thì năm 1997 ở khu vực Tây bán cầu, Ecuador đạt 130.000 tấn chiếm
66,0 % tổng lượng tôm nuôi của khu vực. Khu vực Đông Bán Cầu sản lượng tôm nuôi
đạt 462.000 tấn chiếm 70,0 % tôm nuôi trên thế giới. Trong đó, Thái Lan là nước đứng
đầu, kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam.
Xét về năng suất trung bình, những nước có tổng diện tích nuôi ít (< 2.500 ha)
thường đạt năng suất bình quân cao (> 2.000 kg/ha). Ngược lại, các nước có diện tích
nuôi lớn, các hình thức nuôi quảng canh và bán thâm canh chiếm tỷ lệ cao có năng
suất bình quân thấp. Việt Nam với 80,0 % diện tích nuôi quảng canh và bán thâm canh
chưa phát triển mạnh có năng suất bình quân thấp nhất thế giới, chỉ đạt 150 kg/ha
(Nguyễn Văn Hảo, 2000).
Nhu cầu thị trường đối với tôm không ngừng tăng cao trong thời gian qua, làm
cho tôm có một giá cả hấp dẫn và ngành nuôi tôm công nghiệp có đầu ra ổn định. Lợi
nhuận hấp dẫn và giá trị xuất khẩu cao của tôm nuôi đã tác động đến chính sách phát
triển của một số nước nuôi tôm. Chính điều này đã làm cho nghề nuôi tôm không được
mở rộng và giá thành sản xuất tôm cũng thấp hơn các nước cạnh tranh rất nhiều.
3
2.2 Tình Hình Nuôi Tôm Tại Việt Nam
Nước ta có bờ biển trải dài 3.260 km suốt từ bắc vào nam, là tiềm năng to lớn cho
nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Theo Bộ Thủy Sản năm 1999 cho thấy diện
tích nuôi tôm gia tăng nhanh chóng từ 50.000 ha từ năm 1985 lên đến 295.000 ha năm
1998 với 30 tỉnh nuôi tôm sú (Lê Thị Ngọc Hiền, 2004).
Miền Bắc
Miền Bắc có khí hậu khắc nghiệt đối với nghề nuôi tôm sú do mùa đông
lạnh làm cho nhiệt độ của nước thấp hơn 20oC, nằm ngoài khoảng thích nghi của tôm
sú (22-35oC); nhiệt độ giữa các mùa có sự biến động khá lớn, do vậy nghề nuôi tôm
không phát triển.
Tôm sú được nuôi thử nghiệm đầu tiên vào năm 1989 tại Hải Phòng nhưng
hiệu quả đạt rất thấp. Hiện nay, việc nuôi tôm cải tiến và bán thâm canh đã làm cho
năng suất dần dần tăng lên. Năm 1999, tổng diện tích nuôi tôm sú ở miền Bắc là
39.294 ha (Lê Thị Ngọc Hiền, 2004).
Miền Trung
Miền Trung là khu vực thuận lợi cho sản xuất tôm sú giống do nền đáy cát,
nước biển trong và ít bị ô nhiễm. Tỉnh Khánh Hòa được coi là trọng điểm sản xuất
giống tôm sú giống. Năm 1998, cả nước sản xuất 2.200 triệu con tôm giống, riêng tỉnh
Khánh Hòa cung cấp 1.600 triệu con. Miền Trung còn là khu vực đi đầu trong lĩnh vực
phát triển công nghệ nuôi tôm ở nước ta. Năm 1995, năng suất tôm sú trung bình đạt
khoảng 415 dến 1.144 kg/ha/năm. Năm 1996, một số mô hình nuôi thâm canh ở Ninh
Hòa, Nha Trang, Cam Ranh theo công nghệ của CP (Thái Lan) đã đạt năng suất trên 5
tấn/ha/vụ. Năm 1997, tại Ninh Thuận, Bình Thuận đã thử nghiệm thành công mô hình
nuôi thâm canh của Thái Lan và đang có xu hướng nhân rộng ở miền Trung.
Năm1999, tổng diện tích nuôi tôm sú ở miền Trung là 12.530 ha (Lê Thị Ngọc Hiền,
2004).
Miền Nam
Miền Nam là nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng thuận tiện
cho phát triển nuôi tôm sú. Bắt đầu từ năm 1980, hình thức nuôi chủ yếu là quảng
canh, quảng canh cải tiến. Từ năm 1997 do sự phát triển về mô hình nuôi thâm canh
4
đưa năng suất lên trung bình 5 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi của người dân chưa
cao, rủi ro về dịch bệnh nhiều. Tổng diện tích nuôi tôm sú ở Miền Nam vào năm 1999
là 238.729 ha (Lê Thị Ngọc Hiền, 2004).
2.3 Điều Kiện Tự Nhiên và Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
2.3.1 Điều Kiện Tự Nhiên
Theo “Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn” huyện Ba Tri trong năm
2008 thì:
2.3.1.1 Vị Trí Địa Lý
Huyện Ba Tri nằm trên cù lao Bảo, là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến
Tre, có diên tích tự nhiên là 355,53km2, chiếm 15,7 % diện tích toàn tỉnh, gồm 23 xã
và 1 thị trấn.
Huyện Ba Tri nằm về phái đông của tỉnh Bến Tre, có tọa độ địa lý:
Từ 106o28’17”đến 106o41’25”độ kinh đông
Từ 9o57’38” đến 10o11’14”độ vĩ bắc
Phía Đông Bắc giáp sông Ba Lai và huyện Bình Đại
Phía Tây Nam giáp sông Hàm Luông và huyện Thạnh Phú
Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Giồng Trôm
Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
Huyện Ba Tri năm giữa 2 con sông huyết mạch của tỉnh là Ba Lai và Hàm
Luông, có 12 km bờ biển với cảng cá An Thủy là trung tâm thủy sản của Tỉnh, là một
trong những điểm ghé quan trọng của ghe thuyền đánh bắt thủy sản trong khu vực ven
biển Đông và đô thị cuối cùng của tỉnh lộ 885.
Với vị trí nằm trên vùng đồng bằng ven biển của tam giác châu sông Tiền và hệ
thống kênh rạch chằng chịt. Có 3 vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ và nước mặn,
thích hợp cho việc phát triển các hệ thống canh tác đa dạng, đặc biệt là nuôi trồng thủy
sản chuyên và ngư nông kết hợp, phát triển kinh tế biển (Địa chí Bến Tre, 2001).
2.3.1.2 Thời Tiết và Khí Hậu
a. Khí Hậu
Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô có gió từ Bắc đến Đông Bắc
cấp 2 từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa có gió từ Tây Nam đến Tây Tây
Nam cấp 3 - 4 từ tháng 5 - 9. Gió làm tăng độ bốc hơi góp phần mao dẫn phèn mặn
5
gây độc cho cây trồng, gió đưa nước biển vào sâu trong ruộng gây thiệt hại cho lúa
mùa. Đặc biệt gió chướng vào cuối mùa mưa thường kết hợp với triều cường đưa nước
biển vào sâu nội đồng và làm di chuyển ngư trường của Huyện.
b. Nhiệt Độ
Ba Tri là một bộ phận của tỉnh Bến Tre, Ba Tri nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa và chịu ảnh hưởng của biển nên nhiệt độ cao và ổn định , trung bình là 24,2oC,
cao nhất là 36,3oC, thấp nhất là 18,5oC, biên độ ngày và đêm khoảng 10oC.
c. Chế Độ Mưa
Theo trạm thủy văn Bến Tre, tổng lượng mưa hằng năm vào hàng thấp nhất của
đồng bằng sông Cửu Long với 1.371,5mm và chỉ tập trung từ tháng 5 đến tháng 11,
ngắt quảng bởi hạn bà Chằn vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, trong khi đó lượng bốc hơi
bình quân là 1.632mm, lượng bức xạ cao 159 kcal/cm2, khiến đất bị kiệt nước trong
mùa khô bị mao dẫn phèn mặn và khoáng thậm chí bị mặn triệt để. Độ ẩm không khí
trung bình là 79,0 %, mùa mưa từ 83,0 đến 90,0 %, mùa khô từ 75,0 đến 85,0 %, rất
phù hơp cho phát triển nông nghiệp.
d. Chế Độ Nắng
Quanh năm có nắng, tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm trong khoảng 2.630
giờ/năm. Có hai mùa khô, mưa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10;
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số giờ nắng trung bình trong mùa khô là 89 giờ/ngày; tháng 2 – 3 có nhiều giờ nắng nhất hơn 9 giờ/ngày. Số giờ nắng trung bình
trong mùa mưa là 5 – 7 giờ/ngày, nhỏ hơn mùa khô (Địa chí Bến Tre, 2001).
2.3.1.3 Thủy Văn
Ba Tri là huyện ven biển Đông, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, biên
độ dao động từ 1,2 đến 2,4m. Nguồn nước chủ yếu của huyện được cung cấp từ hai
con sông Ba Lai - Hàm Luông và hệ thông chi lưu gồm 50 kênh rạch vào sâu trong nội
đồng, tổng chiều dài hệ thống kênh rạch lớn, tự nhiên của huyện lên đến 128 km.
Nước trên sông Ba Lai bị mặn sớm khoảng tháng 3 - 4; nước trên sông hàm luông bị
mặn trể hơn, khoảng tháng 4 - 5. Hệ thống kênh rạch nêu trên vừa thuận lợi cho giao
thông thủy, làm muối, nuôi thủy sản nước mặn và tiêu cấp nước, nhưng bất lợi cho
giao thông bộ, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư. Tại Huyện, nguồn nước
ngầm ngọt có ở các giồng cát, khoảng 4 – 5 m nước vào mùa mưa; 0 - 1 m vào mùa
6
khô, nhưng đa số đều bị nhiễm mặn và nhiễm khuẩn. Nước tầng nông (68 m) và tầng
sâu (144 - 220 m, 500 m) có độ cứng cao bị nhiễm mặn, thậm chí bị nhiễm bẩn và
nhiễm khuẩn. Nhìn chung nước tự nhiên và nước ngầm đều không thuận lợi cho sinh
hoạt của nhân dân.
Về thủy lợi, Ba Tri là vùng trọng điểm lương thực của Bến Tre nên hệ thống
thủy lợi được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống tưới chính của huyện là kênh Cây
Da lấy nước từ rạch Giồng Trôm vào Ba Tri dài 13,4 km, kênh 9A dài 18 km, kênh 9B
dài 7,4 km, kênh Bến Thang dài 5,1 km, kênh Hoang – Rạch Dộp – Vàm Hồ dài 6,6
km tưới cho toàn bộ vùng lúa trọng điểm và cũng là nguồn nước sinh hoạt cho nhân
dân sống ven thủy lộ. Hệ thống tiêu với 6 kênh rạch chính là rạch Ba Tri, kênh Láng
Sen, kênh Bến Thang – Rạch Điêu – Vàm Hồ, kênh An Bình Tây, kênh Rạch Nò – Ba
Hiền và kênh Giồng Quý. Hệ thống tưới tiêu được đầu tư hệ thống cống tương đối
đồng bộ, từ đó cũng hạn chế khả năng giao thông thủy. Các cống tưới chính là Cây
Da, Vàm Hồ, Rạch Điều, 10 Cửa, Láng Sen, Cái Bông, Lộ Xóm Chòi, An Bình Tây,
Đồng Bé, 2 Cửa, Cầu Vĩ, Giồng Quý. Các cống tiêu chính là Vàm Hồ, 2 Cửa, Láng
Sen, Cái Bông, Lộ Xóm Chòi, An Bình Tây, Rạch Điều, 10 Cửa, 3 Cô, Rạch Nò,
Giồng Quý, Cầu Vĩ. Ngoài ra huyện còn có bố tuyến đê ngăn mặn: tuyến cập sông Ba
Lai từ Tân Xuân đến Bảo Thạnh dài 3,85 km, tuyến từ Tân Thủy đến Bảo Thuận dài
13 km, tuyến cập sông Hàm Luông từ An Hòa Tây đến An Đức dài 5 km, giữ nhiệm
vụ ngăn mặn, giữ ngọt cho sản xuất và đời sống.
Trong các năm qua, Trung ương, Tỉnh và Huyện đã đầu tư lớn cho các công
trình thủy lợi, hoạt động 80,0 % năng lực thiết kế, đảm bảo nước cho 70,0 % diện tích
gieo trồng. Hạn chế lớn trong việc phát huy năng lực của các công trình thủy lợi là do
hệ thống kênh nội đồng chưa hoàn chỉnh.
2.3.1.4 Địa Hình -Thổ Nhưỡng
a. Địa Hình
Đất đai đa dạng, xen kẽ giữa các nền đất phù sa là các giồng cát có cao trình
cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung dân cư, xây dựng các kết cấu hạ tầng và
phát triển các tuyến giao thông theo hướng Bắc - Nam.
7
Khu vực Tây và Tây Bắc có địa hình bằng phẳng, ít chia cắt, thuận lợi cho việc
bố trí các công trình thủy lợi ngọt hóa cải tạo đất, các hệ thống canh tác nông nghiệp
tập trung theo hướng thâm canh và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
Khu vực phía Đông và Đông Nam có địa hình thấp, độ mặn tương đối ổn định,
thuận lợi cho việc bố trí nuôi trồng thủy sản theo hướng tăng tỉ trọng nuôi công
nghiệp, bán công nghiệp, khai thác ruộng muối….
b. Thổ Nhưỡng
Trên phương diện phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, có thể phân vùng tổng hợp
huyện Ba Tri như sau:
Vùng I (vùng ngọt hóa), với diện tích 23.400 ha, chiếm 66,0 % diện tích tự
nhiên, đất đai có độ phì cao, nguồn nước mặn phần lớn được ngọt hóa. Đô thị chính là
thị trấn Ba Tri và các cụ điểm dân cư An Ngãi Tây, Mỹ Chánh, Tân Xuân.
Vùng II (vùng ven biển), diện tích 12.200 ha, chiếm 33,0 % diện tích, đất và
nước mặt nhiễm mặn quanh năm, phát triển chủ yếu là ngư nghiệp, đô thị chính là An
Thủy và các cụm điểm dân cư Tân Thủy, Bảo Thuận, chia làm 2 tiểu vùng.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Ba Tri năm 2005 là 35.553 ha.
Nhóm đất nông nghiệp chiếm 28.337 ha (80,0 % diện tích tự nhiên), trong
đó đất cây hàng năm chiếm 17.675 ha. Phân lớn là đất lúa và lúa – màu (15.520 ha);
đất cây lâu năm 3.829 ha. Phần lớn là dừa (1.078 ha) và vườn tạp (2.695 ha); đất lâm
nghiệp 626 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển; đất có mặt nước nuôi trồng thủy
sản chiếm 4.957 ha, trong đó có đến 4.623 ha là nuôi nước lợ mặn. Bình quân đất nông
nghiệp/ người nông dân là 1.470 m2.
Nhóm đất phi nông nghiệp chiếm 7.192 ha (20 % diện tích tự nhiên), trong
đó đất ở 942 ha, bình quân đất ở/người 46 m2; đất chuyên dùng chiếm 2.458 ha, bình
quân 120 m2/người nhưng chủ yếu là đất công trình công cộng (2.400 ha trong đó có
2.005 ha đất thủy lợi); đất tôn giáo 37 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 179 ha; kênh rạch,
mặt nước chuyên dùng 3.575 ha. Bình quân đất ở + công trình dân dụng/đầu người là
68 m2.
Nhóm chưa sử dụng chỉ còn 23 ha
Trong 7 năm 1998 – 2005, nhóm đất nông nghiệp biến động theo hướng
giảm nhẹ cây lâu năm, cây hàng năm, đất muối và tăng đất nuôi trồng thủy sản
8
(khoảng 2.000 ha). Trong nhóm đất phi nông nghiệp, các loại đất xây dựng, giao
thông, đất ở tăng chậm, đất thủy lợi tăng nhanh (trên 1.000 ha). Đất chưa sử dụng giảm
trên 600 ha.
2.3.2 Hiện Trạng Kinh Tế- Xã Hội
Theo “Phòng Thống Kê Huyện Ba Tri” năm 2008 thì:
2.3.2.1 Cơ Cấu Hành Chính
Huyện Ba Tri có 23 xã, một thị trấn với 113 khóm ấp.
2.3.2.2 Dân Số -Lao Động
Diện tích tự nhiên của huyện là 355,53 km2, dân số là 205.773 người, mật độ
dân số bình quân khoảng 578 người/km2 (Cục Thống Kê tỉnh Bến Tre, 2007), tăng tự
nhiên là 1,3 % rất nhanh so với toàn Tỉnh. Mật độ dân số khá cao so với các huyện
trong Tỉnh và trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2.3.2.3 Lao Động và Nguồn Lực Của Nông Hộ
Huyện Ba Tri có lợi thế tiềm tàng về nguồn nhân lực và trí tuệ, lực lương lao
động dồi dào, khả năng vận dụng linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh. Tuy nhiên,
lực lượng lao động đang hụt hẫng về kiến thức đối với các loại hình công nghiệp ngay
khi công nghiệp được coi là giản đơn.
Thực trạng nguồn nhân lực; lực lượng lao động còn ít, thiếu cán bộ khoa họckỹ thuật có trình độ cao, mất cân đối về cơ cấu và bố trí sử dụng. Cán bộ có trình độ
khoa học kỹ thuật cao ít và tập trung chủ yếu ở các ngành giáo dục- đào tạo, y tế và
quản lý nhà nước. Hàng năm số học sinh, sinh viên ra trường về lại địa phương rất ít,
vì thế việc nâng cao chất lượng lao động ở Huyện còn gặp nhiều khó khăn.
2.3.2.4 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Nông – Lâm Nghiệp- Thủy Sản
Theo “Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn” huyện Ba Tri năm 2008
thì:
Trong cơ cấu kinh tế của huyện ngành thủy sản chiếm tỉ trọng 37,6 % trong cơ
cấu GDP Huyện ngành thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, thế mạnh
9
của huyện và ngày càng phát triển. Trong cơ cấu kinh tế khu vực 1, ngành thủy sản
chiếm tỉ trọng đến 60 % và đạt tốc độ tăng trưởng rất nhanh (10,1 %/năm). Ngành
trồng trọt đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, khoảng 12,0 %/năm giai đoạn 1996-2000 và
6,1 % giai đoạn 2001 - 2005. Nhìn chung, tuy chiếm tỉ trọng 60 % diện tích tự nhiên
giá trị tăng thêm /ha thấp hơn nhiều so với nuôi trồng thủy sản, ngành trồng trọt chiếm
tỉ trọng 33,0 % trong cơ cấu kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp. Ngành chăn nuôi phát
triển với tốc độ khá cao (6,4 %/năm) và chiếm tỉ trọng khá quan trọng trong cơ cấu
kinh tế nông nghiệp khoảng 16,3 %. Ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Tri bao
gồm 675 ha rừng ngập mặn, trong đó có 645 ha rừng phòng hộ ven biển. Hàng năm
bình quân trồng khoảng 150.000 cây phân tán, sản lượng khai thác khoảng 1.969 m3 xi
te củi các loại, 48.000 te trúc. Nhìn chung, chức năng chủ yếu của ngành lâm nghiệp
huyện Ba Tri là nơi phòng hộ môi trường, tạo vùng đệm sinh thái giữa biển và đất
liền, đồng thời cũng là nơi di trú của nhiều loài thủy sản non và hình thành các khu bảo
tồn thiên nhiên: Vàm Hồ, Lạc Địa.
2.3.2.5 Kế Hoạch Phát Triển
Theo “Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn” huyện Ba Tri năm 2008
thì:
Ngành nuôi trồng thủy sản tập trung phát triển đưa thuỷ sản thành một ngành
kinh tế mũi nhọn thực sự. Dựa trên cơ sở phát triển các đối tượng nuôi có giá trị xuất
khẩu: tôm sú, nghêu, sò.
Tiếp tục chuyển đổi đất lúa, đất muối kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh,
trên cơ sở phát triển bền vững.
Đẩy mạnh công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân
trong lĩnh vực nuôi và khai thác thủy sản. Đa dạng hóa đối tượng nuôi và hình thức
nuôi, xây dựng mô hình nuôi đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, đưa nông dân
đi tham quan học hỏi kinh nghiệm nuôi các đối tượng đặc sản thuỷ sản.
Tăng cường công tác kiểm tra phòng ngừa dịch bệnh, thực hiện tốt quyết định
4024 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi tôm thâm
canh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản phẩm khai thác.
10
Tiếp tục tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thủy sản
hiện nay, trên cơ sở củng cố về mặt quản lý sản xuất của các tổ hợp tác, hợp tác xã
hiện có đi vào nề nếp đúng luật hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần
nâng cao tỷ trọng kinh tế hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân.
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản, tổ chức
hoạt động chuyên môn đồng bộ, có nề nếp khoa học, có tinh thần trách nhiệm cao thực
hiện tốt chức năng tham mưu cho Huyện Ủy - Ủy Ban Nhân Dân huyện hoàn thành chỉ
tiêu nghị quyết Huyện Ủy và kế hoạch Ủy Ban Nhân Dân huyện năm 2008.
2.3.3 Hiện Trạng Nuôi Tôm Sú ở Huyện Ba Tri
Theo “Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn” huyện Ba Tri năm 2008
thì:
Huyện Ba Tri là nơi có ưu thế diện tích phát triển nuôi thủy sản, nhất là nuôi
các đối tượng thủy sản nước lợ và mặn, do đó việc đầu tư phát triển ngành nuôi thủy
sản của huyện nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất và nước góp phần cải thiện bộ mặt
kinh tế- xã hội Huyện là định hướng đúng đắn. Nghề nuôi thủy sản từng bước phát
triển theo chiều sâu; đặc biệt là các năm gần đây các mô hình nuôi tôm lúa trong ruộng
lúa, mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao. Phong trào
nuôi tôm phát triển mạnh mẽ ở người nuôi và thúc đẩy mọi thành phần kinh tế cùng
tham gia sản xuất.
Diện tích nuôi thủy sản nhiều nhưng diện tích nuôi hữu ích chỉ chiếm từ 30,0 –
71,0 % tùy theo loại hình nuôi. Mô hình nuôi thủy sản hiện nay đa số là quảng canh
truyền thống có thả thêm giống. Đại bộ phận những người nuôi còn ít điều kiện tiếp
cận những kỹ thuật cơ bản về những đối tượng mà mình nuôi. Hoặc nếu có điều kiện
tham gia thì do hạn chế về trình độ nên khả năng nắm bắt tiếp cận thông tin còn yếu.
Nghề nuôi thủy sản của huyện Ba Tri giai đoạn 2000 - 2008 chủ yếu do lực
lượng nhân dân đảm nhận dưới sự tư vấn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật, phát triển theo
quy hoạch của Huyện. Tỉnh đã có mạng lưới dự báo và kiểm dịch phòng chống bệnh
thủy sản nhưng lực lượng này còn ít chưa bao phủ hết địa bàn trong điều kiện phát
triển mạnh mẽ hiện nay.
11
Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản mặc dù được quan tâm nhưng chưa đáp
ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất. Đa số diện tích nuôi tôm biển chưa có hệ thống cấp
thoát nước riêng biệt, nên nước cấp vào nước thoát ra lẫn lộn giữa các diện tích nuôi
với nhau gây không ít thiệt hại trong sản xuất.
Công tác phòng trừ dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng con giống
còn kém do đa phần giống được di nhập từ các tỉnh và điạ phương khác về trong khi
đó năng lực sản xuất giống tại địa phương còn hạn chế chỉ đáp ứng được khoảng 2030 % nên cũng phần nào là khó khăn trong sản xuất.
Thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp bên
cạnh đó có bổ sung thức ăn tự chế. Tuy nhiên do hạn chế hiểu biết về kỳ thuật nên một
bộ phận không nhỏ các hộ nuôi khi chăm sóc, cho ăn còn tùy tiện và chưa được kiểm
soát chặt chẽ về thành phần và số lượng ảnh hưởng phần nào đến kết quả nuôi.
Lao động nuôi thủy sản của huyện Ba Tri đến năm 2008 có khoảng 12.705
người; trong đó không ít những người nuôi thủy sản chưa nắm chắc về kỹ thuật nuôi
của từng mô hình nuôi, từng đối tượng nuôi, chủ yếu là theo kinh nghiệm. Để nuôi
trồng thủy sản được ổn định về năng suất và sản lượng thì việc nâng cao trình độ hiểu
biết về kỹ thuật của người nuôi tôm là việc làm rất cần thiết. Trung tâm khuyến ngư
của tỉnh phối hợp và phòng thủy sản của huyện thường xuyên tổ chức ra các lớp tập
huấn để phổ biến công nghệ và kỹ thuật mới để người dân kịp thời nắm bắt và đưa vào
sản xuất (Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, 2008).
2.3.4 Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Lợ Được Áp Dụng Tại Huyện Ba Tri
Nuôi trồng thủy sản ở huyện Ba Tri chủ yếu là nuôi tôm nước mặn, lợ chiếm
diện tích đất đưa vào sử dụng nuôi tôm 4.187 ha tính đến thời điểm tháng 6/2008.
Diện tích nuôi tôm tăng nhanh và liên tục phát triển. Tiềm năng đất nuôi ngày càng
được khai thác và diện tích nuôi không ngừng tăng theo hằng năm, kỹ thuật nuôi ngày
càng được nâng lên.
Theo “Phòng Thống Kê Huyện Ba Tri” năm 2008 thì huyện Ba Tri phổ biến các
hình thức nuôi chủ yếu sau:
12
2.3.4.1 Nuôi tôm thâm canh:
Năm 2008 diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp là 1.095 ha, đạt
117,7 % kế hoạch, so với năm 2007 tăng 172 ha từ nuôi tôm quảng canh. Năng suất
bình quân đạt 6 - 7 tấn/ha. Mô hình này có xu hướng gia tăng diện tích nhanh trong
những năm tới do hiệu quả mô hình công nghiệp rất cao. Nuôi tôm công nghiệp và bán
công nghiệp đang phát triển gia tăng diện tích ở các xã: An Hòa Tây, An Đức, An
Hiệp, Thị Trấn, An Ngãi Tây, Tân Xuân, các hộ có vốn đầu tư họ sẽ chuyển một phần
diện tích nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Đặc biệt
các nhà đầu tư trong và ngoài huyện cũng đã đến khu vực vùng chuyên nuôi tôm của
huyện đầu tư phát triển mô hình nuôi này.
2.3.4.2 Nuôi quảng canh:
Diện tích nuôi quảng canh trong năm 2008 là 1.495 ha đạt 88,4% kế hoạch so
với năm 2007 giảm 207 ha, nguyên nhân là do chuyển lên nuôi tôm thâm canh và vùng
ngọt trong đê xã An Hiệp không còn nuôi được. Hình thức nuôi này chủ yếu dựa vào
nguồn giống tự nhiên, một số đối tượng thường xuất hiện như tôm thẻ (Panaeus
indicus), tôm đất (Metapenaus ensis), tôm bạc (Metapenaus lysianassa). Tuy nhiên
tôm thẻ có tỷ lệ rất thấp vào mùa mưa, sản lượng chủ yếu là tôm đất và tôm bạc có
kích thước nhỏ và giá trị kinh tế không cao. Nguồn giống tôm tự nhiên được lấy vào
đầm qua cửa cống vào các thời kỳ triều cường trong tháng từ 4 – 6 ngày theo chu kỳ
con nước 15 và 30 âm lịch. Diện tích nuôi tôm quảng canh lớn, do vậy người nuôi
không bổ sung thêm thức ăn mà chủ yếu là quản lý và thu hoạch. Việc thu hoạch tôm
được kết hợp với lấy giống bổ sung qua cửa cống. Sản lượng tôm thu hoạch thường
không ổn định và phụ thuộc vào mùa vụ trong năm. Từ tháng 9 – 3 âm lịch đạt sản
lượng thấp từ tháng 4 – 8 âm lịch. Năng suất đạt từ 200 – 300 kg/ha. Hình thức nuôi
này đã dần xóa bỏ trong những năm gần đây.
2.3.4.3 Nuôi tôm lúa:
Diện tích nuôi tôm lúa là 120 ha, đạt 100 % kế hoạch so với năm 2007 không
tăng. Thả giống nhân tạo, mật độ là 4 – 6 con/m2 , tôm giống thả kích cỡ từ 2 – 3
13
cm/con. Thời gian nuôi là 4 tháng, năng suất trung bình năm 2008 là khoảng 0,3
tấn/ha.
2.3.4.4 Nuôi tôm rừng:
Diện tích nuôi tôm rừng là 497 ha, đạt 100,0 % kế hoạch không tăng so với
năm 2007. Hình thức nuôi là thu giống tự nhiên, cứ 15 – 30 ngày thì thu hoạch một lần
(theo con nước). Mô hình này phụ thuộc trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản của tự nhiên.
Tôm thu hoạch có kích thước nhỏ, năng suất và hiệu quả không cao.
2.3.4.5 Nuôi nghêu, sò:
Diện tích nuôi nghêu năm 2008 là 980 ha, trong đó diện tích nuôi nghêu là 850
ha, diện tích nuôi sò là 130 ha, đạt 85,0 % kế hoạch, tăng 1,1 % so với năm 2007. Thả
giống 970 ha, ước tính diện tích thu hoạch là 970 ha, diện tích thủy sản bị ảnh hưởng
thời tiết dịch bệnh: Vừa qua thời tiết thay đổi làm nghêu chết thiệt hại khoảng15 - 20
% tổng sản lượng. Diện tích bị ảnh hưởng trong 970 ha ở 3 xã có nuôi nghêu: Bảo
Thuận, Tân Thủy, An Thủy.
2.3.4.6 Nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua ứng dụng CoC
Theo “Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Tỉnh Bến Tre” năm 2008 thì:
CoC trong nghề cá: Viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Code of Conduct for
Responsible Fisheries ( Dịch là: Qui tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm): Gồm tập
hợp những nguyên tắc cần thực hiện trong ngành thủy sản theo mục tiêu phát triển bền
vững, do các thành viên của FAO ( Food and Agriculture Organization) thống nhất ấn hành 1995. Căn cứ vào nguyên tắc chung của CoC, mỗi nước xây dựng các qui
định (qui phạm) để triển khai trong từng lĩnh vực hoạt động nghề cá (khai thác, chế
biến, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ nghề cá…) theo hướng phát triển bền vững.
CoC trong nuôi, trồng thủy sản: Viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Code of
Conduct for Responsible Aquaculture (Dịch là: Qui tắc ứng xử có trách nhiệm trong
nuôi, trồng thủy sản: Gồm một qui phạm thực hành được xây dựng để ứng dụng trong
nuôi, trồng thủy sản (Điều 9: Qui tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm FAO-1995) theo
14