Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN BỘT CÁ VÀ BETA_GLUCAN TRONG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP LÊN CÁ TRA ( Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.18 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN BỘT CÁ VÀ
BETA_GLUCAN TRONG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP LÊN
CÁ TRA ( Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878)

Sinh viên thực hiện:
Nghành:
Niên khóa:

Lê Thành Chung
Ngô Thị Bích Phượng
Nuôi trồng thủy sản
2004 – 2008
Tháng 9/2008
1


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN BỘT CÁ VÀ
BETA_GLUCAN TRONG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP LÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878 )

Thực Hiện Bởi

Lê Thành Chung
Ngô Thị Bích Phượng


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn
T.S Lê Thanh Hùng

TP.Hồ Chí Minh
Tháng 9 năm 2008
2


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện tốt để học
tập.
Ban chủ nhiệm khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô khoa Thủy Sản đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và động viên tinh thần cho chúng tôi trong
suốt quá trình học tập.
Đặc biệt gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình giúp đỡ hướng
dẫn chúng tôi trong suốt khóa học và hoàn thành tốt đề tài này.
Nhân đây chúng tôi gởi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thanh Bình,

Nguyễn Thị Thanh Trúc, chị Nguyễn Ngọc Thiên Kim, chị Huỳnh Ngọc Châu đã tận
tình chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốt
nghiệp này.
Chân thành cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp, các anh em nhân viên trong trại
thực nghiệm khoa thủy sản đã động viên, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên đề tài không tránh khỏi các thiếu
sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


3


4


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng thành phần bột cá và Beta_glucan trong thức ăn
công nghiệp trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được tiến hành tại trại thực
nghiệm khoa Thủy Sản, thời gian từ 12/4/2008 đến 27/6/2008.
Đề tài được chia làm hai thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Thí Nghiệm Đánh Giá ảnh Hưởng Của Chất Lượng Bột Cá Và
Beta_Glucan Đến Tăng Trưởng.
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Chất Lượng Bột Cá Và
Beta_Glucan Đến sức đề kháng của cá
Với các nghiệm thức:


NT I (50 – 0): nghiệm thức thức ăn sử dụng bột cá 50 % đạm, không bổ

sung Beta_glucan


NT II (50 – 5): nghiệm thức thức ăn sử dụng bột cá 50 % đạm và có bổ

sung 0,5 % Beta_glucan.


NT III (55 – 0): nghiệm thức thức ăn sử dụng bột cá 55 % đạm, không bổ


sung Beta_glucan


NT IV (55 – 5): nghiệm thức thức ăn sử dụng bột cá 55 % đạm và có bổ

sung 0,5 % Beta_glucan
Thí nghiệm 1 gồm 4 nghiệm thức được bố trí theo kiểu khối với 3 lần lặp lại.
Thí nghiệm 2 gồm một nghiệm thức đối chứng âm (tiêm nước muối sinh lý) và 4
nghiệm thức với 3 lần lặp lại được bố trí một cách ngẫu nhiên. Thí nghiệm 2 được tiến
hành tại phòng thí nghiệm bệnh khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm tp HCM.
 Ở thí nghiệm 1thực hiện trong thời gian 8 tuần. Kết quả thu được như sau:
Các thông số về tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR, PER, SGR) giữa
các nghiệm thức đều sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
5


Ảnh hưởng của chất lượng đạm trong bột cá 50 và 55 lên tăng trưởng của cá ở các
nghiệm thức sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
Việc bổ sung Beta_glucan không ảnh hưởng đến tăng trưởng.
 Ở thí nghiệm 2 sau khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và
theo dõi trong thời gian14 ngày. Kết quả thu được như sau:
Sức đề kháng bệnh ở các nghiệm thức có bổ sung Beta_glucan sai khác không có ý
nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Từ đó cho thấy việc bổ sung Beta_glucan không có tác
dụng bảo vệ cơ thể cá đối với bệnh gan thận mủ.
Kết quả kiểm tra ký sinh trùng ở các nghiệm thức có hay không có bổ sung
Beta_glucan sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Như vậy Beta_glucan
không ảnh hưởng đến ký sinh trùng sán lá đơn chủ ký sinh trên mang.

6



MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

TRANG ĐỀ TÀI ............................................................................... i
CẢM TẠ............................................................................................ ii
TÓM TẮT.......................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................... ix
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH .......................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1

Đặt vấn đề .......................................................................................... 1

2

Mục tiêu đề tài ................................................................................... 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
2.1

Tình hình sử dụng thức ăn thủy sản tại Việt Nam những
năm gần đây...................................................................................... 3

2.1.1

Thức ăn cho tôm ................................................................................ 3


2.1.2

Thức ăn cho cá................................................................................... 4

2.2

Tình hình, vai trò và chức năng sử dụng bột cá thủy sản .................. 5

2.2.1

Tình hình sử sụng bột cá trong nuôi trồng thủy sản .......................... 5

2.2.2

Vai trò và chức năng sử dụng bột cá ................................................. 7
7


2.2.3

Thành phần hóa học cơ bản của bột cá.............................................. 9

2.3

Beta_glucan ....................................................................................... 11

2.4

Một số nghiên cứu về phương pháp gây cảm nhiễm nhân tạo .......... 15


2.5

Enteric septicemia of catfish.............................................................. 17

2.5.1

Một số thông tin về bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở cá da trơn
trên thế giới........................................................................................ 17

2.5.2

Một số thông tin về bệnh mủ gan trên cá tra ..................................... 17

2.5.3

Đối tượng nhiễm bệnh ....................................................................... 18

2.5.4

Đặc điểm sinh hóa ............................................................................. 18

2.5.5

Phân bố .............................................................................................. 20

2.5.6

Dấu hiệu bệnh lý................................................................................ 20


2.5.6.1 Dấu hiệu bệnh lý bên trong................................................................ 20
2.5.6.2 Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài ............................................................... 21
2.5.7

Mùa vụ xuất hiện và mức độ gây thiệt hại ........................................ 21

2.5.8

Cơ quan vi khuẩn tấn công ................................................................ 21

2.5.9

Đặc điểm gây bệnh của Edwardsiella ictaluri .................................. 21

2.6

Đặc điểm sinh học của cá tra ............................................................. 22

2.6.1

Phân loại ............................................................................................ 22

2.6.2

Đặc điểm hình thái............................................................................. 22

2.6.3

Phân bố, sinh lý ................................................................................. 23


2.6.4

Đặc điểm sinh sản.............................................................................. 23

2.6.5

Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng ................................................ 24

2.6.5.1 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................ 24
2.6.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng .......................................................................... 24
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 27
A Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thức ăn và Beta_glucan
8


đến tăng trưởng của cá tra .............................................................................. 27
3.1

Thời gian và địa điểm ........................................................................ 27

3.2

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ......................................................... 27

3.2.1

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 27

3.2.2


Hệ thống bể thí nghiệm ..................................................................... 27

3.2.3

Thức ăn dùng trong thí nghiệm ......................................................... 28

3.2.4

Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................... 29

3.2.5

Các dụng cụ khác............................................................................... 30

3.2.6

Chăm sóc và quản lý.......................................................................... 30

3.2.7

Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn đến tăng trưởng của cá
thí nghiệm .......................................................................................... 31

3.2.8

Phương pháp thu thập, xử lý phân tích số liệu .................................. 32

3.2.8.1 Thu thập số liệu ................................................................................. 32
3.2.8.2 Xử lý, phân tích số liệu ...................................................................... 32
B Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thức ăn và Beta_glucan

đến sức đê kháng của cá tra ............................................................................ 33
3.3

Thời gian và địa điểm ........................................................................ 33

3.4

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 33

3.5

Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 33

3.5.1

Sơ đồ nội dung nghiên cứu tổng quát................................................ 33

3.5.2

Phương pháp nghiên cứu gây cảm nhiễm nhân tạo với vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri ......................................................................... 34

3.5.2.1 Dụng cụ và hóa chất.......................................................................... 34
3.5.2.2 Phương pháp thu mẫu ....................................................................... 34
3.5.2.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................ 34
a) Vi khuẩn thí nghiệm....................................................................... 34
b) Bố trí thí nghiệm............................................................................ 34
3.5.2.4 Phương pháp kiểm tra cá và khám mổ bệnh tích .............................. 35
9



a) Ghi nhận các dấu hiệu khác thường bên ngoài.............................. 35
b) Ghi nhận các dấu hiệu khác thường bên trong.............................. 36
3.5.2.5 Phương pháp phân lập vi khuẩn ........................................................ 36
3.5.2.6 Mẫu phân lập ..................................................................................... 36
3.5.2.7 Phương pháp cấy phân lập................................................................. 36
a) Cấy mẫu bệnh phẩm từ gan ........................................................... 37
b) Cấy mẫu bệnh phẩm từ thận, lách cá ............................................ 37
3.5.2.8 Nhuộm gram vi khuẩn ....................................................................... 37
a) Mục đích ........................................................................................ 37
b) Hóa chất nhuộm gram ................................................................... 37
c) Phương pháp thực hiện.................................................................. 37
3.5.2.9 Phương pháp định danh vi khuẩn ...................................................... 38
3.5.2.10 Tính tỷ lệ sống ................................................................................... 38
3.5.3

Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng............................................. 39

3.5.3.1 Dụng cụ.............................................................................................. 39
3.5.3.2 Phương pháp thu mẫu ........................................................................ 39
3.5.3.3 Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng............................................. 39
3.5.3.4 Phương pháp giải phẫu nghiên cứu ký sinh trùng cá......................... 39
a) Kiểm tra bên ngoài ........................................................................ 39
b) Kiểm tra ký sinh trùng trên mang ................................................. 39
3.5.3.5 Cường độ cảm nhiễm và tỷ lệ cảm nhiễm ......................................... 40
a) Cường độ cảm nhiễm .................................................................... 40
b) Tỷ lệ cảm nhiễm............................................................................ 40
3.5.4

Xử lý thống kê ................................................................................... 40


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................... 41
4.1

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thức ăn và Beta_glucan
10


đến tăng trưởng của cá tra ............................................................................... 41
4.1.1

Kết phân tích thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm.......... 41

4.1.2

Các thông số môi trường ................................................................... 43

4.1.2.1 Oxy hòa tan (DO) .............................................................................. 43
4.1.2.2 Hàm lượng ammonia trong nước....................................................... 44
4.1.2.3 pH ...................................................................................................... 45
4.1.2.4 Nhiệt độ môi trường nuôi .................................................................. 46
4.1.3

Tỷ lệ sống của cá ............................................................................... 46

4.1.4

Lượng ăn tuyệt đối ............................................................................ 47

4.1.5


Hiệu quả sử dụng protein (PER) ....................................................... 47

4.1.6

Tăng trưởng của cá thí nghiệm.......................................................... 48

4.2

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thức ăn và Beta_glucan
đến sức đề kháng của cá tra ............................................................... 53

4.2.1

Các chỉ tiêu môi trường ..................................................................... 53

4.2.1.1 Nhiệt độ nước .................................................................................... 53
4.2.1.2 Oxy hòa tan........................................................................................ 53
4.2.1.3 Hàm lượng NH3 trong nước .............................................................. 53
4.2.1.4 Độ pH................................................................................................. 54
4.2.2

Đặc điểm hình thái cá khỏe ............................................................... 54

4.2.3

Kết quả gây cảm nhiễm nhân tạo với vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri ......................................................................... 54

4.2.3.1 Đặc điểm hình thái cá bệnh ............................................................... 54

4.2.3.2 Kết quả tổng quát sau khi gây cảm nhiễm......................................... 55
4.2.3.3 Số cá thể chết trung bình ................................................................... 56
4.2.3.4 Tỷ lệ sống của cá sau khi gây cảm nhiễm với dung dịch
huyền phù vi khuẩn E.ictaluri ........................................................... 57
4.2.4

Kết quả kiểm tra ký sinh trùng .......................................................... 60

4.2.4.1 Cường độ cảm nhiễm......................................................................... 61
11


4.2.4.2 Tỷ lệ cảm nhiễm ................................................................................ 62
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 65
1

Kết luận.............................................................................................. 65

2

Đề nghị............................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 67
PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Kết quả thí nghiệm

Phụ lục 2


Kết quả xử lý thống kê đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng
của cá tra

Phụ lục 3

Bảng theo dõi cá chết trong 14 ngày

Phụ lục 4

Bảng theo dõi chỉ tiêu môi trường

Phụ lục 5

Bảng theo dõi tỷ lệ sống (%) ở các ngày 3, 5, 7

Phụ lục 6

Bảng theo dõi ký sinh trùng sán đơn chủ trên mang

Phụ lục 7

Kết quả xử lý thống kê đánh giá sức đề kháng của cá

Phụ lục 8

Kết quả phân tích thành phần acid amin thức ăn

12



DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1

Danh sách các nhà cung cấp thức ăn cho tôm tại Việt Nam 4

Bảng 2.2

Năng suất hiện tại của các nhà cung cấp thức ăn cá da trơn 5

Bảng 2.3

Sản lượng bột cá thế giới

6

Bảng 2.4

Sản lượng nhập khẩu bột cá hàng năm của Việt Nam

7

Bảng 2.5

Thành phần muối khoáng trong bột cá so với các nguyên

liệu khác

Bảng 2.6

8

Thành phần dinh dưỡng của các loại bột cá sản xuất tại
Việt Nam

Bảng 2.7

9

Thành phần hóa học cơ bản của một số loại bột nguyên
liệu thủy sản (% khối lượng)

Bảng 2.8

10

Thành phần hóa học cơ bản của một số lọai bột cá thành
phẩm (% khối lượng)

10

Bảng 2.9

Nhu cầu amino acid của cá da trơn Mỹ và cá trê phi

26


Bảng 3.1

Thành phần dinh dưỡng của các nghiệm thức thức
ăn theo tính toán

29

Bảng 4.1a

Thành phần hóa học của 4 nghiệm thức thức ăn

41

Bảng 4.2a

Thành phần hóa học của bột cá nguyên liệu

42

Bảng 4.3a

10 amino acid thiết yếu trong 4 nghiệm thức thức ăn
thí nghiệm

42

Bảng 4.4a

Tăng trưởng của cá thí nghiệm


49

Bảng 4.5a

So sánh tăng trọng giữa các nghiệm thức sử dụng
bột cá 50 % và 55 %

Bảng 4.6a

50

So sánh tăng trọng giữa các nghiệm thức bổ sung
Beta_glucan và không bổ sung Beta_glucan
13

50


Bảng 4.7a

So sánh nhu cầu 10 A.A thiết yếu của cá da trơn Mỹ và các
A.A phân tích trong các nghiệm thức thức ăn

51

Bảng 4.1b

Số cá thể chết trung bình của 4 nghiệm thức


56

Bảng 4.2b

Tỷ lệ sống (%) của cá sau khi gây cảm nhiễm với
vi khuẩn E. ictaluri ở các ngày 3, 5, 7.

57

Bảng 4.3b

Tỷ lệ sống của cá ở ngày thứ 3, 5, 7 khi so sánh hai yếu tố 58

Bảng 4.4b

Tỷ lệ sống của cá ở ngày thứ 3, 5, 7 khi so sánh một yếu tố 59

Bảng 4.5b

Cường độ cảm nhiễm khi so sánh hai yếu tố

61

Bảng 4.6b

Cường độ cảm nhiễm khi so sánh một yếu tố

61

Bảng 4.7b


Tỷ lệ cảm nhiễm của 4 nghiệm thức khi so sánh hai yếu tố 62

Bảng 4.8b

Tỷ lệ cảm nhiễm của 4 nghiệm thức khi so sánh một yếu tố 62

14


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

TRANG

Đồ thị 4.1a

Biến động DO giữa các khối (bể nuôi) buổi sáng (S1 – S3)
buổi chiều (C1 – C3)

Đồ thị 4.2a

44

Biến động NH3 giữa sáng (S1 – S3) và chiều (C1 – C3)
giữa các khối


Đồ thị 4.3a

45

Biến động pH giữa các khối theo sáng (S1 – S3)
và chiều (C1 – C3)

46

Đồ thị 4.4a

Tỷ lệ sống (%) của các nghiệm thức

47

Đồ thị 4.5a

Lượng ăn tuyệt đối (g/con/ngày), hiệu quả sử dụng protein
(PER) và tỷ lệ tăng trưởng đặc biệt (SGR) (g/con/ngày).

48

Đồ thị 4.6a

Tăng trưởng của cá thí nghiệm

49

Đồ thị 4.1b


Số cá thể chết trung bình của 4 nghiệm thức

57

Đồ thị 4.2b

Tỷ lệ sống (%) của cá sau khi gây cảm nhiễm ở các
ngày 3, 5, 7.

58

15


Hình Ảnh

Nội Dung

Trang

Hình 2.1

Cấu trúc hóa học cơ bản của Beta 1,3-1,6 glucan

13

Hình 2.2

Cấu trúc vách tế bào nấm men


14

Hình 2.3

Beta_glucan dạng hoạt động

15

Hình 2.4

Hình dạng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

18

Hình 2.5

Đặc điểm sinh hóa của E. ictaluri Vl 33 (định danh bằng
bộ IDS 14 GNR của công ty Nam Khoa)

19

Hình 2.6

Khuẩn lạc Edwardsiella ictaluri

20

Hình 2.7

Hình dạng ngoài của cá tra


22

Hình 3.1

Hệ thống bể thí nghiệm

28

Hình 3.2

Thức ăn thí nghiệm

28

Hình 4.1b

Biểu hiện gan, thận, lách có mủ ở cá thí nghiệm.

55

Hình 4.2b

Ký sinh trùng sán lá đơn chủ trên mang.

60

16



Chương 1
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Cá tra là loại cá nhiệt đới bản địa được nuôi ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
từ hơn 100 năm trước. Nghề nuôi cá tra của Việt Nam được nhiều nước, nhiều tổ chức
quốc tế công nhận đã có những bước tiến thành công ngoạn mục, vì đã đáp ứng được
nhiều mặt, chủ động sản xuất con giống với số lượng lớn, có môi trường nuôi thuận lợi ở
hai bờ sông và các nhánh sông Hậu, sông Tiền, có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
rộng lớn.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã và đang gặp nhiều trở ngại về chất
lượng, bệnh tật, môi trường nuôi… đặc biệt là vấn đề cạnh tranh về giá cả. Do vậy các
nhà sản suất đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm các biện pháp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng và giảm chi phí sản suất, giá thành sản phẩm. Điều này dẫn đến việc phải
chọ lựa các công thức thức ăn phù hợp, các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nâng cao sức
đề kháng cho cá tra.
Trong thức ăn thủy sản hàm lượng, chất lượng protein giữ vai trò quyết định đến
tăng trưởng và phát triển của vật nuôi. Thông thường thì nguồn cung cấp protein chính lấy
từ bột cá. Tuy nhiên, hiện nay thị trường bột cá đang gặp nhiều khó khăn về sản lượng,
chất lượng và giá cả thì ngày càng tăng cao. Trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng
liên tục dẫn đến nhu cầu bột cá tăng theo và đã đẩy giá bột cá tăng cao hơn. Làm chi phí
sản xuất thức ăn, giá thành sản phẩm tăng vọt trong những năm gần đây.
Một khó khăn lớn trong ngành nuôi cá tra hiện nay là bệnh tật, đã gây không ít tổn
thất cho người nuôi, nghề nuôi cá tra, làm người dân hoang mang lo lắng. Vấn đề cấp
bách được đặt ra là tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cho cá, tăng cường hệ
miễn dịch, đặc biệt là để nâng cao hiệu quả trong sản suất. Do đó, đã có rất nhiều nghiên
17


cứu sử dụng vacin, đặc biệt là các hợp chất kích thích miễn dịch, nâng cao sức đề kháng
có nguồn gốc sinh học vào thức ăn. Trong đó có Beta_glucan, một chất được chiết xuất từ

tế bào nấm men (Saccharomyces cereviae) đã được sử dụng phổ biến trong nuôi gia súc,
gia cầm.
Beta_glucan giúp kích thích hệ miễn dịch tự nhiên, tăng cường hoạt động của các
đại thực bào và kích thích tăng tiết nhiều chất hoạt hóa tế bào (cytokines) nhằm tiêu diệt
các mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Nó giúp làm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn,
kích thích tiêu hóa, phòng bệnh đường ruột, nhiễm trùng do vi khuẩn virut
(www.hoinongdanvietnam.org.vn)
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng thành phần bột cá
và Beta_glucan trong thức ăn công nghiệp trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)”
được chúng tôi thực hiện tại trại thực nghiệm và phòng thí nghiệm bệnh khoa Thủy Sản
để khảo nghiệm thực tế hơn về vấn đề này.
2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát ảnh hưởng của thành phần bột cá 50 % đạm và 55 % đạm và Beta_glucan
lên tăng trưởng và sức đề kháng của cá tra nhằm đánh giá hiệu quả năng suất và đánh giá
tỷ lệ sống của cá thông qua việc gây cảm nhiễm.

18


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sử dụng thức ăn thủy sản tại Việt Nam những năm gần đây
Ngành công nghiệp thức ăn thủy sản của nước ta hiện nay đang phát triển rất mạnh
do nhu cầu sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao trong nuôi trồng thủy sản.
Ngành sản xuất thức ăn thủy sản ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1998 khi mà có
rất nhiều nhà sản xuất thức ăn cho gia súc nhận thấy có nhiều cơ hội để phát triển. Hiện
nay chỉ có thức ăn cho tôm, các loài cá da trơn và cá rô phi được sản xuất quy mô (Lê
Thanh Hùng, 2006).
2.1.1 Thức ăn cho tôm
Ngành công nghiệp thức ăn cho tôm nước ta còn rất non trẻ. Bắt đầu hoạt động từ

năm 1998 với sản lượng hàng năm khoảng 10.000 tấn/năm. Nhu cầu thương mại của thức
ăn tôm khoảng 15.000 – 200.000 tấn/năm năm 2006. Về lý thuyết, mặc dù nhu cầu lớn
nhưng vẫn có thể được cung cấp bởi các nhà sản xuất nội địa, tuy nhiên vẫn còn phải
nhập khẩu khoảng 3 – 5 % (Lê Thanh Hùng, 2006).
Ở nước ta có khoảng 36 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản, trong số đó có 23 nhà
máy sản xuất thức ăn cho tôm. Với 5 công ty đa quốc gia được lắp đặt với khả năng sản
xuất khoảng 20.000 – 40.000 tấn/annum, việc sản xuất thức ăn cho tôm trong nước thì
chiếm ưu thế hơn. Bên cạnh đó, còn có các công ty nhỏ hơn, là các công ty tại các địa
phương. Các nhà máy này có công suất khoảng 5.000 – 10.000 tấn/năm. Tuy nhiên, nhiều
trong số họ lại không được trang bị phù hợp để sản xuất thức ăn có chất lượng tốt (Lê
Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006).

19


Bảng 2.1: Danh sách các nhà cung cấp chính thức ăn cho tôm tại Việt Nam
Tên công ty

Quốc gia

Vị trí

Năng suất

Năm sản

(tấn/năm)

xuất


C J Vina Agri

South Korea

Long An

12.000

2003

Ocialis

France

Binh Duong

10.000

2003

Asia Hawaii

Joint venture

Phu Yen

20.000

2002


(VN-USA)
Uni-President

Taiwan

Binh Duong

60.000

2001

Uni-Long

Taiwan

Nha Trang

20.000

2000

Grobest

Taiwan

Dong Nai

25.000

2001


CP group

Thailand

Dong Nai

30.000 – 40.000

2001

Tom Boy

Taiwan

HCM city

30.000

2002

Cargill

USA

Dong Nai

10.000

2001


Proconco

Joint venture

Can Tho

12.000

2000

(VN – France)
Cataco

Viet Nam

Can Tho

12.000

2003

Dabasco

Viet Nam

Can Tho

20.000


2002

Seaprodex

Viet Nam

Da Nang

15.000

1990

Nguồn: Serene and Merican (2004), trích Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006.
2.1.2 Thức ăn cho cá
Hiện nay việc sản xuất thức ăn vẫn tập trung chủ yếu cho các loài cá da trơn và cá
rô phi. Việt Nam là nước sản xuất cá da trơn cao nhất thế giới, sản lượng trong nước năm
2004 đạt 260.000 – 300.000 tấn/năm (MOFI, 2004). Cá basa (P.borcourti) và cá tra
(P.hypophthalmus) là 2 loài nuôi chiếm ưu thế ở Việt Nam. Bên cạnh thức ăn tự chế, các
công thức thức ăn công nghiệp được đề ra trong việc cung cấp thức ăn cho cá da trơn.
Mặc dù giá thức ăn công nghiệp cao hơn thức ăn tự chế nhưng nông dân đánh giá rằng
chất lượng cá được cải thiện khi sử dụng thức ăn công nghiệp (Lê Thanh Hùng và Huỳnh
20


Phạm Việt Huy, 2006). Do đó, thức ăn công nghiệp vẫn là lựa chọn của các trang trại lớn
và các hộ nuôi.
Hiện nay dẫn đầu trong sản xuất thức ăn cho cá da trơn là các công ty Proconco,
Cargill, Uni President và Green Feed. Nhìn chung các công ty đó đều đạt năng suất
80.000 – 100.000 tấn/năm (Bảng 2.2) (Lê Thanh Hùng, 2006).
Bảng 2.2: Năng suất hiện tại của các nhà cung cấp thức ăn cá da trơn

Nhà máy

Vị trí

Sản lượng hàng năm (tấn)

Proconco

Can Tho

100.000 – 120.000

Cargill

Dong Nai

60.000 – 80.000

Uni President

Binh Duong

60.000 – 80.000

Green Feed

Long An

60.000 – 80.000


Woosung

Dong Nai

60.000 – 80.000

Tan Sanh

Mekong delta

40.000 – 50.000

Viet Thang

Mekong delta

40.000 – 50.000

Afiex

Mekong delta

30.000 – 50.000

Cataco

Mekong delta

30.000 – 50.000


My Tuong

Mekong delta

20.000 – 30.000

Đa quốc gia

Local

Nguồn: Lê Thanh Hùng, 2006
Các công ty tại các địa phương như là Afiex, Catano và Vĩnh Tường cũng có năng
suất đáng kể, nhìn chung các công ty này đạt năng suất 30.000 – 50.000 tấn/năm. Không
có một số liệu chính thức nào về sản lượng thương mại thức ăn cá da trơn.
2.2

Tình hình, vai trò và chức năng sử dụng bột cá thủy sản

2.2.1 Tình hình sử dụng bột cá trong nuôi trồng thủy sản
Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta trong những
năm gần đây và trong tương lai sẽ đồng thời với việc tăng nhu cầu sử dụng một lượng lớn
bột cá để chế biến thức ăn.
21


Trong protein động vật, bột cá là một nguyên liệu truyền thống, là thành phần quan
trọng đối với động vật thủy sản do bột cá là nguồn cung cấp protein có giá trị cao và tính
ưu việt nổi trội của nó khó có thể thay thế nhưng nguồn cung cấp có giới hạn.
Trong các phân tích cho thấy, sản lượng bột cá năm 2006 của tất cả các nước sản
xuất chính chỉ đạt tổng số 2,8 triệu tấn, giảm so với 3,5 triệu tấn của năm 2005. Tổng sản

lượng khai thác cá nổi nhỏ ở 6 nước sản xuất chính giảm 20 % (www.ria1.org.vn).
Sản lượng khai thác cá nhỏ dùng trong sản xuất bột cá của thế giới trong quý 1/07
ước đạt 2,7 triệu tấn giảm 20 % so với cùng kỳ năm 2006 và 14 % so với mức bình quân
5 trong năm qua. Đặc biệt, sản lượng khai thác cá biển nhỏ của Peru giảm mạnh trong quý
1/07, trong khi hoạt động đánh bắt các loại cá này tại nhiều thị trường lớn khác như Chilê
và các nước Scandinavi cũng đều cho kết quả đáng thất vọng (www.thitruong.com).
Bảng 2.3: Sản lượng bột cá thế giới
(Nguồn: Tổ chức Dầu và Bột cá Quốc tế - IFFO; Đơn vị: Nghìn tấn)
Quí

Quí

1/06

1/07

1.456

187,2

105,4

815

776

263,5

216,8


259

222

213

74,3

52,7

196

212

254

176

97,6

75

300

271

204

179


162

45,8

54,7

4.376

3.388

3.593

3.496

2.783

668,4

504,6

Nước

2001

2002

2003

2004


2005

2006

Pêru

1.844

1.929

1.219

1.983

2.126

Chilê

698

834

667

935

Nauy

299


311

246

Đan Mạch

216

227

Aixơlen

283

Tổng cộng

3.970

Do nguồn cung cá biển nhỏ bị thắt chặt, sản lượng bột cá thế giới quý 1/07 đã giảm
21 % so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 505.000 tấn. Nhu cầu về bột cá của thế giới
trong tháng 3/07 nhìn chung là không cao. Tuy nhiên, giá cả vẫn duy trì ổn định ở mức
trên 1000 USD/tấn (www.thitruong.com).
Tỷ lệ sử dụng bột cá cho thủy sản dự kiến tăng dần năm 1990 là 10 %, đến năm
2000 là 34 %, ước tính đến 2010 có thể nên đến 60 % (Lê Thanh Hùng, 2006).
22


Hiện nay đứng đầu trong sản xuất và xuất khẩu bột cá là Peru và Chile, bột cá của
các nước này có giá cao nhất từ trước đế nay (www.ria1.org). Việt Nam cũng có một số
nhà máy sản xuất bột cá tại Kiên Giang, Vũng Tàu, Bến Tre. Nhưng sản lượng không đủ

cho nhu cầu trong chăn nuôi và thủy sản. Hàng năm nước ta phải nhập về từ 30.000 đến
60.000 tấn bột cá, số lượng nhập khẩu thay đổi hàng năm và có xu hướng tăng lên do nhu
cầu phát triển thức ăn thủy sản cần những loại bột cá chất lượng cao. Nhu cầu sử dụng bột
cá trong thủy sản ước tính dựa trên sản thức ăn sản xuất của các nhà máy, trong khoảng
45.0000 đến 60.000 tấn/năm (Lê Thanh Hùng và Phạm Huỳnh Việt Huy, 2006). Lượng
thức ăn cho chăn nuôi gia súc và nuôi thủy sản ở nước ta cần một lượng bột cá rất lớn,
trong đó bột cá sản xuất công nghiệp chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu, do vậy phải nhập khẩu.
Trên thực tế, người nuôi sử dụng bột cá tự chế là chủ yếu, nhưng việc sản xuất và chế
biến bột cá tự chế còn nhiều bất lợi, thậm chí gây ô nhiễm môi trường.
Bảng 2.4: Sản lượng nhập khẩu bột cá hàng năm của Việt Nam (đơn vị 1000 tấn)
Năm

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Vietnam


-

-

-

14

15

29

20

60

Indonesia

134

121

40

77

118

113


67

57

Nguồn - IFFO Fishmeal and Fish Oil Statistical Yearbook 2004
2.2.2 Vai trò và chức năng sử dụng bột cá.
Theo Lê Thanh Hùng (2006) thì những đặc tính mà bột cá khiến nó là một thành
phần quan trọng không thể thiếu của thức ăn gia súc và thủy sản:


Bột cá chứa hàm lượng protein cao trung bình 40 – 60 % tùy theo nguồn

gốc và phương thức chế biến.


Bột cá chứa đầy đủ các amino acid thiết yếu đặc biệt là cân đối lượng

lysine và methionine và các acid béo thiết yếu, đặc biệt là các HUFA và PUFA mà thức
ăn động vật không cung cấp đủ.


Bột cá giàu vitamin nhóm A và các vitamin tan trong lipid.

23




Bột cá cũng giàu các muối khoáng chiếm khoảng 15 – 20 % trọng lượng bột


cá đặc biệt là hàm lượng phospho và cacil cao trong bột cá.


Bột cá có độ tiêu hóa cao đến 85 – 95 % và có vai trò quan trọng, làm thức

ăn ngon hơn và hấp dẫn hơn vì trên một số loài cá khi thay thế bột cá bằng một loại
protein khác thì cá không ăn thức ăn hoặc giảm lượng ăn. Đặc biệt các loài cá ăn động vật
thì việc thay thế bột cá rất khó khăn. Do đó bột cá vẫn phải sử dụng với tỷ lệ cao trong
nhóm cá này có tác dụng làm thức ăn hấp dẫn hơn.


Bột cá chứa các chất kích thích tăng trưởng trên thủy sản mà bản chất chưa

được khảo sát. Thực vậy việc thay thế bột cá bằng một nguyên liệu nào đó đều có hệ quả
là cá giảm sút tăng trưởng dù rằng nguyên liệu thay thế chứa đầy đủ các dưỡng chất như
bột cá.


Bột cá có năng lượng thô từ 4500 – 4800 kcal/kg

Bột cá là nguồn cung cấp chính các muối khoáng calci, phosphor, magnesium,
potassium và các nguyên tố vi lượng khác. So sánh thành phần muối khoáng trong bột cá
và các nguyên liệu khác được trình bày trong bảng 2.5:
Bảng 2.5: Thành phần muối khoáng trong bột cá so sánh với các nguyên liệu khác
Bột cá

Bánh dầu đậu

Bột thịt


Bột lông vũ

93

93

93

90

Calci (%)

7,86

8,27

0,25

0,30

Phospho (%)

4,21

4,10

0,66

0,65


Potassium (%)

0,72

0,55

0,28

2,11

Chlor (%)

1,01

1,15

0,28

0,04

Magnesium (%)

0,23

0,27

0,20

0,29


Sodium (%)

0,74

1,15

0,69

0,04

Sulfur (ppm)

0,68

0,50

1,47

0,42

Đồng (ppm)

10,31

9,70

6,40

23,0


Thành phần hóa học
Trọng lượng khô

(cá thu)

24

nành


Sắt (ppm)

355,0

441,0

74,0

140,0

Mangan (ppm)

8,40

9,50

12,50

30,60


Bột cá sản xuất ở Việt Nam có chất lượng không cao, hàm lượng protein thay đổi
trung bình 40 – 50 %. Tỷ lệ chất khoáng cao do nguồn cá cung cấp chủ yếu là cá nhỏ và
cá ăn đáy. Chất lượng thay đổi rất nhiều theo giống loài cá sử dụng chế biến, phương
pháp chế biến độ tươi của nguyên liệu khi chế biến và phương pháp sấy.
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng của các loại bột cá sản xuất tại Việt Nam (% vật chất
khô)
Các loại bột cá

Protein

Lipids



Khoáng

Ca

P

Bột cá Ba Hòn
Bột cá Đà Nẵng
Bột cá Hạ Long 45
Bột cá Hạ Long 50
Bột cá Kiên Giang
Bột cá 60

57,60
45,00
45,00

50,00
30,00
59,29

1,01
12,00
6,40
4,29
6,90
8,24

0,70
2,43
2,40
4,20
-

15,80
29,60
27,02
25,07
38,20
24,15

5,20
5,00
5,00
5,00
8,25
5,11


2,70
2,50
2,20
2,50
3,20
2,81

Nguồn: Viện Chăn Nuôi Quốc Gia (NIAH, 1995)
Việc bổ sung bột cá vào thức ăn thủy sản cũng có một vài điểm khác biệt. Tùy
thuộc vào loài, giai đoạn phát triển của loài sẽ ứng với các khẩu phần và thành phần dinh
dưỡng tương ứng. Theo New và Csavas (1995) thì tỷ lệ bổ sung bột cá vào thức ăn giới
hạn từ mức thấp 5 % trong thức ăn của cá da trơn và tăng cao 60 % trong thức ăn cá biển.
Bột cá sử dụng trong thủy sản có rất nhiều loại nhưng cơ bản có thể chia làm hai
loại là bột cá cao đạm và bột cá thấp đạm.
2.2.3

Thành phần hóa học cơ bản của bột cá
Nguồn nguyên liệu cung cấp protein động vật chủ yếu cho vật nuôi thủy sản là bột

cá, bột thịt, bột ruốc, bột tôm (Bảng 2.7).
Theo Nguyễn Văn Nguyện và cộng sự thì bột ruốc, bột đầu tôm, khô cá lạt là
những nguồn có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, bột ruốc là sản phẩm phụ thuộc vào
mùa vụ, không ổn định và tương đối đắt nên sẽ khó khăn trong việc đưa vào sử dụng. Bột
25


×