Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER) TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER)
TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: LƯU TỬ THÀNH
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 9/2008


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ
NUÔI CÁ CHẼM (Lates calcarifer) TẠI HUYỆN CẦN GIỜ,
TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả

LƯU TỬ THÀNH

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Văn Ngọc

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 9 năm 2008



CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
– Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
– Quí thầy, cô Khoa Thủy Sản đã tận lực truyền đạt kiến thức khoa học cho
chúng tôi trong những năm qua.
– Ban giám đốc Công ty TNHH Greenfeed Việt Nam.
– Lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến Thầy Ngô Văn Ngọc – Giáo viên Khoa Thủy
Sản đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
– Anh Nguyễn Thanh Tùng – Cán bộ công ty Greenfeed.
– Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân và cán bộ công chức Phòng
Kinh Tế, Phòng Thống Kê huyện Cần Giờ đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian thực
hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên quyển luận văn này
không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong đón nhận những đóng góp của
quí thầy cô và các bạn.

ii


TÓM TẮT
Hiện trạng và tiềm năng phát triển nghề nuôi cá chẽm tại huyện Cần Giờ, Tp.
Hồ Chí Minh được tìm hiểu thông qua bảng điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp
trên 30 hộ gia đình có nuôi cá chẽm trong khu vực và các số liệu thứ cấp được thu thập
từ các Phòng Thống Kê, Phòng Kinh Tế của huyện. Từ các thông tin có được, chúng
tôi phân tích các biểu mẫu điều tra để tìm hiểu và xác định các vấn đề thuộc khía cạnh:
kinh tế, kỹ thuật và xã hội đối với mô hình nuôi cá chẽm. Qua đó chúng tôi đánh giá
hiệu quả kinh tế và tiềm năng của mô hình nuôi cá chẽm tại huyện Cần Giờ.
Kết quả điều tra thu được như sau:
– Cần Giờ là huyện được sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và xã hội, như thời tiết

khí hậu thuận lợi, hệ thống sông ngòi, kênh rạch phân bố đều trên toàn huyện,
nguồn lao động của các nông hộ dồi dào…
– Về khía cạnh kỹ thuật: Phần lớn các nông hộ áp dụng mô hình nuôi dựa vào
kinh nghiệm, tập quán sản xuất, học hỏi từ bạn bè và việc tiếp thu các tiến bộ
kỹ thuật còn một số hạn chế và người nuôi còn bảo thủ trong việc ứng dụng kỹ
thuật vào nuôi cá chẽm.
– Hiệu quả kinh tế: Mô hình này được áp dụng tại huyện Cần Giờ, các nông hộ
đạt năng suất 2.890 kg/ha/vụ. Lợi nhuận trung bình trên 1 ha là 37.287.000 đồng
và thu nhập bình quân 44.687.000 đồng. Thời gian nuôi 6 tháng và chỉ sử dụng
hình thức thu một lần.
– Huyện Cần Giờ có tiềm năng để phát triển mô hình nuôi cá chẽm một cách có
hiệu quả và bền vững trong tương lai do điều kiện tự nhiên và môi trường thích
hợp để áp dụng mô hình này.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii


Mục lục

iv

Danh sách các đồ thị, các bảng, hình ảnh và bản đồ

vii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu đề tài

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1


2

Sơ lược về huyện Cần Giờ

2.1.1 Vị trí địa lý

4

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

4

2.2

Tình hình phát triển ngành Thủy Sản của huyện Cần Giờ

6

2.3

Tình hình nuôi cá chẽm tại huyện Cần Giờ

8

2.4

Định hướng phát triển thủy sản của Cần Giờ giai đoạn 2006 – 2010

9


2.5

Đặc điểm sinh học cá chẽm

12

2.5.1 Phân loại

12

2.5.2 Hình thái ngoài

12

2.5.3 Đặc điểm phân bố

13

2.5.4 Điều kiện môi trường sống của cá chẽm

13

2.5.5 Đặc điểm về sinh sản

13

2.5.6 Đặc điểm dinh dưỡng

14


2.5.7 Đặc điểm về tăng trưởng

14

2.5.8 Một số bệnh thường gặp ở cá chẽm

15

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

19

3.1

Thời gian và địa điểm

19

3.2

Nội dung nghiên cứu

19
iv


3.3

Phương pháp điều tra và thu thập số liệu


19

3.4

Tính toán hiệu quả kinh tế

20

3.5

Phân tích số liệu

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1

22

Các đặc trưng về kinh tế - xã hội của các hộ điều tra

4.1.1 Phân bố tuổi

22

4.1.2 Trình độ học vấn


23

4.1.3 Tình hình nhân khẩu và sự phân bố lao động trong nông hộ

23

4.1.4 Kinh nghiệm nuôi cá

24

4.1.5 Các hoạt động tham gia tập huấn khuyến ngư

25

4.2

26

Các đặc trưng về kỹ thuật nuôi

4.2.1 Chuẩn bị ao

26

4.2.2 Diện tích ao nuôi

27

4.2.3 Độ sâu


28

4.2.4 Nguồn giống

28

4.2.5 Thả giống

29

4.2.6 Mật độ thả

30

4.2.7 Nguồn thức ăn

30

4.2.8 Các loại thuốc và hóa chất sử dụng

32

4.2.9 Thu hoạch và năng suất

33

4.3

33


Những khó khăn gặp phải khi nuôi cá chẽm

4.3.1 Về con giống

33

4.3.2 Về thức ăn

33

4.3.3 Về an ninh

34

4.3.4 Về vốn và kỹ thuật

34

4.4

34

Hiệu quả kinh tế và tiềm năng của nghề nuôi cá chẽm ở huyện Cần Giờ

4.4.1 Hiệu quả kinh tế

34

4.4.2 Tiềm năng


37

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

38

5.1

Kết luận

38

5.2

Đề nghị

39
v


TÀI LIỆU THAM KHẢO

40

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra về các nông hộ nuôi cá chẽm

41


Phụ lục 2: Bảng tổng hợp danh sách các hộ theo trình độ học vấn

45

Phụ lục 3: Bảng tổng hợp danh sách số lao động chính tham gia nuôi trong nông hộ 46
Phụ lục 4: Bảng tổng hợp danh sách các hộ về mục đích nuôi

47

Phụ lục 5: Bảng tổng hợp danh sách các hộ về kỹ thuật nuôi

48

Phụ lục 6: Bảng tổng hợp danh sách các khó khăn tồn tại

50

Phụ lục 7: Bảng tổng hợp danh sách các hộ về hiệu quả kinh tế (đơn vị: 1000đ)

51

vi


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH VÀ BẢN ĐỒ

BẢNG

NỘI DUNG


TRANG

Bảng 4.1

Độ tuổi tham gia nuôi cá chẽm

22

Bảng 4.2

Trình độ học vấn của các chủ hộ

23

Bảng 4.3

Số nhân khẩu trong nông hộ

24

Bảng 4.4

Kinh nghiệm của chủ hộ

25

Bảng 4.5

Nông dân tham gia lớp tập huấn


25

Bảng 4.6

Diện tích ao nuôi của các hộ

27

Bảng 4.7

Độ sâu ao nuôi

29

Bảng 4.8

Kích cỡ cá giống được thả

29

Bảng 4.9

Bảng thể hiện mối liên hệ giữa kích cỡ, mật độ cá thả và tỷ lệ sống
30

Bảng 4.10

Các chi phí đầu tư nuôi trên 1 ha mặt nước/vụ (6 tháng)

35


Bảng 4.11

Năng suất và doanh thu của 1 ha/vụ nuôi (6 tháng)

36

Bảng 4.12

Hiệu quả của 1 ha/vụ nuôi (6 tháng)

36

BẢN ĐỒ

NỘI DUNG

Hình 2.1

Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ

HÌNH ẢNH

NỘI DUNG

Hình 4.1

Hút bùn đáy ao

26


Hình 4.2

Ao nuôi cá chẽm

27

Hình 4.3

Cống cấp và thoát nước

28

Hình 4.4

Cá chẽm giống cỡ 3cm

29

Hình 4.5

Thức ăn viên dùng cho cá chẽm

31

Hình 4.6

Cho cá chẽm ăn cá tạp

31


Hình 4.7

Cho cá chẽm ăn thức ăn viên

32

Hình 4.8

Vôi được sử dụng trong quá trình nuôi

33

ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

Đồ thị 2.1

Sản lượng cá chẽm từ 2004 - 2007
vii

3

9


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1


Đặt Vấn Đề
Việt Nam là một quốc gia có chiều dài bờ biển khoảng 3.200 km, chạy dài từ

Bắc xuống Nam. Dọc theo bờ biển có một hệ thống kênh rạch chằng chịt, đầm phá ven
biển dày đặc, với khoảng 25.000 ha rừng ngập mặn, 100.000 ha đầm phá, vịnh và
290.000 ha bãi triều. Diện tích nước mặn lợ có khả năng nuôi là 619.589 ha (2004) và
tỷ lệ sử dụng đất so với tiềm năng là 64%. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi trồng thủy sản ven biển.
Những năm gần đây, khi con tôm sú đang mất dần vị thế của nó do dịch bệnh, ô
nhiễm môi trường thì việc tìm ra đối tượng nuôi mới là rất cần thiết. Với khả năng
kháng bệnh cao, sinh trưởng nhanh, thịt ngon và có giá trị xuất khẩu,… cá Chẽm đang
dần “lên ngôi”. Triển vọng nuôi cá chẽm ngày một gia tăng, góp phần nâng cao mặt
hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế. Đặc biệt là nghề nuôi cá chẽm ở huyện Cần Giờ,
Tp.Hồ Chí Minh đang phát triển khá mạnh với năng suất khá cao nên đã cải thiện đời
sống người nuôi trong huyện. Trước hiện trạng đó, được sự phân công của Khoa Thủy
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM cùng với sự hỗ trợ của Công ty TNHH
Greenfeed, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Khảo sát hiện trạng và tiềm năng phát triển
nghề nuôi cá chẽm tại huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
– Đánh giá hiện trạng nuôi cá chẽm trên địa bàn huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí

Minh;
– Xác định những thuận lợi và những khó khăn đối với nghề nuôi cá chẽm tại
huyện Cần Giờ nhằm đề xuất những giải pháp khả thi để khắc phục, giúp nghề nuôi cá
chẽm của huyện ngày một phát triển, tăng thu nhập cho người nuôi, cải thiện đời sống
kinh tế của dân trong địa phương.


1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Tóm Lược về Huyện Cần Giờ
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của Tp. Hồ Chí Minh, nằm về hướng

Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn 20
km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các
con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp và Đồng Tranh.
Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn
thành phố; trong đó, đất lâm nghiệp là 32.109 ha, chiếm 46,45% diện tích toàn huyện,
đất sông rạch là 22.850 ha, chiếm 32% diện tích toàn huyện. Ngoài ra, còn có trên
5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái và làm muối. Đất thổ cư, đất công trình công
cộng và đất chưa sử dụng chiếm 6.036 ha.
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc
phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính
năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ được
tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.
Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của
huyện ngay từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, ngành thủy sản luôn được
xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, là một trong những động lực phát triển kinh
tế - xã hội của huyện.
Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là quỹ đất còn
lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là một đơn
vị hành chính thuộc Tp. Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả

nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động như Đồng Nai, Bà Rịa
– Vũng Tàu.
Dân số Cần Giờ tính đến năm 2005 khoảng 66.310 người, mật độ trung bình
94,95 người/km2, mật độ thấp nhất so với tất cả các quận huyện khác của Tp. Hồ Chí
Minh. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 55%. (trích từ “Niên giám thống kê
huyện Cần Giờ năm 2000 – 2005” của Phòng Thống Kê Cần Giờ)
2



Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ
Vùng khảo sát

3


2.1.1 Vị trí địa lý
Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai),
huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, Tp.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về phía
Đông và Đông Bắc; giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An);
huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía Tây và giáp với huyện Nhà Bè
(TP.HCM) về phía Tây Bắc. Phía Nam giáp với Biển Đông.
Huyện Cần Giờ nằm ở tọa độ từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” kinh độ
Đông và từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc.
Về hành chính, Cần Giờ có 6 xã và 1 thị trấn: Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh
An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh. Trung tâm huyện lỵ đặt
tại Thị trấn Cần Thạnh.
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1 Khí hậu
Huyện Cần Giờ mang đặc tính khí hậu nóng ẩm và chịu chi phối bởi qui luật

gió mùa cận xích đạo nên có hai mùa rõ rệt:
– Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
– Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 sang năm
2.1.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ ở Cần Giờ tương đối cao và ổn định, nhiệt độ trung bình từ 250C đến
290C. Từ tháng 3 đến tháng 5 là thời gian có nhiệt độ cao nhất trong năm, từ tháng 12
đến tháng 1 là thời gian có nhiệt độ thấp nhất trong năm.
– Nhiệt độ cao tuyệt đối: 38,20C
– Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 14,40C
2.1.2.3 Độ ẩm không khí và tốc độ bốc hơi
Huyện Cần Giờ có độ ẩm không khí cao hơn các nơi khác ở Tp. Hồ Chí Minh
từ 4 – 8%. Vào tháng 9 độ ẩm cao, dao động 79 – 83%, tháng 4 độ ẩm thấp từ 74 –
77%. Độ ẩm trung bình trong năm từ 73 – 85%.
Độ bốc hơi từ 3,5 – 6 mm/ngày, trung bình là 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày.

4


2.1.2.4 Lượng mưa
Lượng mưa ở Cần Giờ khá thấp, trung bình hàng năm: 1.000 – 1.400 mm/năm.
Số ngày mưa không quá 160 ngày/năm.
Trong mùa mưa, lượng mưa thấp nhất khoảng 100mm, tháng nhiều nhất khoảng
240mm. Vào mùa mưa, hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc –
Đông Bắc.
2.1.2.5 Thuỷ văn
 Mạng lưới sông rạch
Các sông chính ở huyện Cần Giờ: Nhà Bè, Soài Rạp, Đồng Tranh, Lòng Tàu,
Ngã Bảy và Gò Gia. Trong đó hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là hai hệ thống sông
chính chi phối toàn bộ chế độ thuỷ văn của hầu hết các sông rạch khác. Phần lớn các
sông rạch chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn đôi khi gấp khúc.

 Thuỷ triều
Toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi
ngày 24 giờ xuất hiện hai lần nước lên và nước xuống. Mực nước cao nhất trong năm
thường xuất hiện vào tháng 10 - 11 và thấp nhất vào tháng 5 - 6.
Tính chất triều ở Cần Giờ là triều cửa sông, chịu tác động của thuỷ triều từ biển
truyền vào với biên độ rất lớn 3 – 4m trong lòng triều cường và ngay sau ngày triều
kém cũng đạt 1,5 – 2m có xu thế giảm dần từ cửa sông lên thượng nguồn.
 Độ mặn
Vào mùa mưa độ mặn khoảng 4‰, độ mặn trung bình 18‰. Tuy nhiên, độ mặn
còn phụ thuộc vào thuỷ triều biển Đông và lưu lượng nước ngọt ở thượng nguồn sông
Sài Gòn và Đồng Nai đổ ra.
2.1.2.6 Đặc điểm về thổ nhưỡng
 Nhóm đất phèn mặn
Đất phèn mặn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn thường xuyên: chiếm
53% diện tích toàn huyện, phân bố hầu hết các xã, trừ xã Bình Khánh. Đây là loại đất
giàu mùn, nghèo lân, kali trung bình, đất mặn nhiều.
Đất mặn phèn tiềm tàng ngập mặn theo con nước: loại đất này có diện tích
4.870 ha, chiếm 9,5% diện tích của huyện, phân bố ở các xã trừ Bình Khánh, chủ yếu
5


theo thềm lòng chảo vùng đầm lầy ngập mặn. Tính chất cũng như đất mặn phèn tiềm
tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn thường xuyên nhưng tầng mặt đất chật cứng do
các hạt sét và thịt chiếm 94 – 99%.
Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, ngập mặn theo con
nước: loại đất này có diện tích 370 ha, chiếm 0,7% diện tích của huyện. Đây là loại đất
nghèo mùn, nghèo dưỡng chất. Nhiều hộ nuôi do không nắm bắt được tính chất của
đất đã tác động đến tầng sinh phèn làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của tôm, cá mà
không có biện pháp xử lý thoả đáng.
 Nhóm đất phèn

Có diện tích 4.380 ha, bị nhiễm mặn vào mùa khô. Phân bố phía Nam xã Bình
Khánh và xã An Thới Đông. Đây là loại đất nặng, tầng sinh phèn xuất hiện nông, có
hàm lượng mùn khá cao, pH từ 5,5 – 5,8. Nhưng nhờ có tầng phù sa trên mặt dày
khoảng 15 – 20cm, do đó vào mùa mưa nước ngọt khá dồi dào để rửa mặn, rửa phèn.
 Nhóm đất phù sa trên nền đất phèn tiềm tàng bị nhiễm mặn vào mùa khô
Phân bố thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông, nơi có địa hình cao trên
dưới 2m, phân bố ở xã Bình Khánh với diện tích 95 ha, xã Lý Nhơn với 1.385 ha. Đặc
tính của loại đất này là hàm lượng mùn ở tầng mặt tương đối khá nhưng giảm nhanh
theo chiều sâu, lân và kali tổng số ở mức trung bình.
 Nhóm đất cát biển
Phân bố ở các vùng thuộc các xã Cần Thạnh, Long Hòa chiếm 1/3 đất của
huyện. Đây là loại đất nghèo hữu cơ, hàm lượng mùn thấp 0,15% khả năng giữ nước
kém.
2.2

Tình Hình Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản của Huyện Cần Giờ
Qua 5 năm triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất

nông nghiệp trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi tôm đã
mang lại kết quả khả quan.

6


 Tình hình nuôi tôm sú
Qui mô diện tích, sản lượng, giá trị sản lượng của nghề nuôi tôm sú không
ngừng gia tăng, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
nông dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Đồng thời mở ra nhiều ngành nghề mới ở nông thôn, trước hết là thương mại dịch vụ phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản, thu hút đầu tư, thúc đẩy các ngành kinh
tế khác cùng phát triển.

Năm 2006, có 2.956 hộ thả nuôi 603,6 triệu con giống trên diện tích mặt nước
5.423 ha, tăng 35% so với năm 2005 với sản lượng 6.996 tấn, năng suất bình quân đạt
1,36 tấn/ha.
 Nghề nuôi nhuyễn thể
Tập trung chủ yếu là nuôi nghêu, sò huyết trên đất bãi bồi ven sông, ven biển.
Trong năm 2006, diện tích mặt nước thả nuôi nhuyễn thể trên địa bàn là 920,73 ha;
trong đó, nuôi nghêu là 508 ha với 245,7 tấn nghêu giống, nuôi hàu là 4,73 ha với
8.198.000 con giống và 408 ha nuôi sò. Tổng sản lượng nhuyễn thể thu hoạch đạt
17.000 tấn, trong đó nghêu 15.145 tấn, sò 1.716 tấn và hàu 139 tấn.
 Đa dạng hóa đối tượng nuôi
Từ năm 2003 đến nay, ngoài tôm sú, nghêu, sò, nông dân đã thử nghiệm nuôi
nhiều thủy sản khác nhau như: cá chẽm, cá mú, tôm càng xanh, cá kèo, cá bóng tượng,
cua, ốc hương… đến năm 2006 đã có 82 ha với trên 30 triệu con giống thu hoạch được
145,5 tấn. Nhìn chung, đối tượng nuôi ở huyện Cần Giờ khá đa dạng về chủng loại đã
góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
 Nguồn cung cấp tôm giống
Đến nay, trên địa bàn huyện có 15 trại thuần dưỡng và 4 trại sản xuất giống tôm
sú hoạt động với công suất khoảng 645 triệu giống/năm.
 Dịch vụ chế biến
Nghề chế biến thủy hải sản ở huyện chưa phát triển bền vững. Ngoài cơ sở chế
biến bột cá thuộc Quốc doanh đánh cá Kiên Giang đặt tại xã Long Hòa với công suất
3.000 đến 5.000 tấn thành phẩm/năm, có khả năng tiêu thụ 12.000 đến 20.000 tấn
nguyên liệu và cơ sở gia công sơ chế hải sản của doanh nghiệp tư nhân công suất 600
– 800 tấn nguyên liệu/năm, các cơ sở chế biến của địa phương nhỏ, dưới dạng thủ
7


công như chế biến mắm khô, tôm, cá các loại, khoảng 1.000 tấn/năm, nước mắm
60.000 L/năm…
 Công tác khuyến ngư

Công tác khuyến ngư được chú trọng và tăng cường thường xuyên bởi cán bộ
khuyến ngư như hướng dẫn chăm sóc, phòng trị bệnh tôm, khuyến cáo mùa vụ thả
nuôi, định kỳ thông báo cho các hộ nuôi tôm các thông tin về chất lượng nước đầu
nguồn (15 ngày/lần), dự báo thời tiết (10 ngày/lần), lịch thủy triều (15 ngày/lần) trên
các hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn để thông tin đến từng khu vực nuôi tôm trên
địa bàn, định kỳ 3 tháng/lần lấy mẫu nước, mẫu tôm, cua bị bệnh xét nghiệm nhằm
phát hiện và tìm nguyên nhân gây bệnh để kịp thời có biện pháp xử lý.
Phối hợp với các ngành liên quan mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi, tham
quan mô hình nuôi hiệu quả tại các địa phương bạn để có thể đưa vào ứng dụng trong
điều kiện Cần Giờ.
2.3

Tình Hình Nuôi Cá Chẽm tại Huyện Cần Giờ
Thực hiện chủ trương đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tận dụng diện tích nuôi

tôm sú hiệu quả thấp, tìm đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại huyện
Cần Giờ, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn thả
nuôi các đối tượng như cá chẽm, cá kèo, cá bóng tượng, cá mú, cá ngát, tôm tích, cá
măng… Đặc biệt, cá chẽm là đối tượng rất thích hợp với điều kiện tại các xã, thị trấn
thuộc huyện Cần Giờ và lợi nhuận thu được cao hơn các đối tượng còn lại.
Trong năm 2007, có 32 hộ thả nuôi với diện tích 14,13 ha thả 232.750 con
giống tăng so với năm 2006 là 6,39 ha, sản lượng thu hoạch 30,03 tấn. Năng suất bình
quân 3,5 tấn/ha.
Giá bán của cá chẽm thương phẩm rất cao, cá có kích cỡ từ 0,5 – 1 kg/con trung
bình từ 45.000 – 55.000 đ/kg.
(trích từ “Báo cáo tình hình thả nuôi – thu hoạch các đối tượng đa dạng hóa
năm 2007” của Phòng Kinh Tế Cần Giờ).

8



35

Sản lượng (tấn)

30

30.03

25
20
15
10

9

5
0

1.2
2004

2
2005

2006

2007

Năm


Đồ thị 2.1: Sản lượng nuôi cá chẽm từ 2004 – 2007 (Nguồn: Phòng Kinh Tế Cần Giờ)
2.4

Định Hướng Phát Triển Thủy Sản của Cần Giờ Giai Đoạn 2006 – 2010

2.4.1 Mục tiêu
Đầu tư phát triển theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả ngành khai thác hải sản
theo hướng bền vững; phát triển dịch vụ hậu cần ngành cá nhằm cung ứng vật tư,
nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm. Nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mặt
nước, bãi bồi ven sông, ven biển. Phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, tăng năng suất,
chất lượng; đa dạng hoá loại hình, quy mô, chủng loài thuỷ sản nuôi trồng, đảm bảo
tính ổn định, bền vững và hiệu quả. Huy động mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
2.4.2 Nhiệm vụ
 Lĩnh vực khai thác hải sản
Duy trì hoạt động khoảng 62 phương tiện khai thác có hiệu quả: tổ chức theo
hướng đa nghề, đối tượng đánh bắt được thay đổi tùy theo ngư trường và mùa vụ.
Chuyển đổi các phương tiện hoạt động không hiệu quả sang kinh doanh dịch vụ.
Có chương trình hợp tác để hình thành mạng lưới cung cấp vật tư, nhiên liệu…
và tiêu thụ sản phẩm cho nghề khai thác thủy sản.
Hoàn thành khu neo đậu tàu thuyền trú bão, tăng cường quản lý tàu thuyền hoạt
động trên biển, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện theo qui định.
9


Thực hiện các chính sách đầu tư cải tiến công cụ, nâng cấp phương tiện, chuyển
đổi ngành nghề một bộ phận ngư dân hành nghề lạm sát nguồn lợi thuỷ sản, sang các
ngành nghề khác ổn định, bền vững.
Xây dựng chương trình phối hợp giữa công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và

bảo vệ an ninh sản xuất cho các phương tiện khai thác gần bờ và nghề nuôi nhuyễn
thể, nuôi lồng bè với tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trong tự nhiên.
 Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Tiếp tục chuyển toàn bộ đất trồng lúa, cây nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi
trồng thuỷ sản. Chuyển dần từ mô hình nuôi tôm, thuỷ sản quảng canh sang mô hình
bán thâm canh và thâm canh, xen canh để hạn chế rủi ro về tác động môi trường và thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
Ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản vào năm 2010, gồm :
– Nuôi tôm sú chuyên canh và luân canh: 4.500 ha
– Nuôi chuyên canh thuỷ sản khác: 500 ha
– Nuôi thuỷ sản trong lồng, bè trên sông biển: 300 ha
– Nuôi nhuyễn thể trên bãi bồi ven sông, ven biển: 2.500 ha
Đảm bảo cung cấp và kiểm soát chặt chẽ nguồn giống thuỷ sản sạch bệnh, trước
hết là tôm sú cho nông dân nuôi trồng theo kế hoạch hằng năm.
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng đút kết qui trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc, thu
hoạch đối với các đối tượng nuôi trồng chủ lực nhằm chuyển giao công nghệ thực
hành cho nông dân, hạn chế nhất rủi ro, nâng cao năng suất thuỷ sản nuôi trồng.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm thuỷ sản của Khu dự trữ sinh quyển thế giới
nhằm quảng bá thương hiệu Cần Giờ góp phần tăng giá trị sản phẩm do nông ngư dân
làm ra.
 Dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Tiếp tục củng cố các cơ sở sản xuất, chế biến thuỷ hải sản hiện có, đẩy mạnh
mời gọi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở quy mô, hiện đại, đáp ứng
theo tiêu chuẩn thị trường để tiêu thụ, chế biến sản phẩm hải sản từ nguyên liệu khai
thác, nuôi trồng tại huyện.

10


Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hóa thuỷ hải sản chế biến tại

huyện.
2.4.3 Các giải pháp thực hiện
 Quy hoạch đất đai
Điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh, luân canh khoảng
5.000 ha.
Quy hoạch mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển, tổng diện tích bãi bồi 5.520 ha
(trong đó đất bãi bồi ven biển 5.000 ha và ven sông 520 ha) phát triển vùng nuôi trồng
nhuyễn thể 2.500 ha.
Quy hoạch mặt nước nuôi cá lồng bè ở các xã, thị trấn 300 ha.
 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Phấn đấu hoàn thành các công trình thuỷ lợi để đáp ứng được 5.000 ha mặt
nước nuôi tôm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai quy trình thực hành tốt
(GAP), giảm thiểu tối đa rủi ro dịch bệnh cho nghề nuôi tôm.
Vận động nhân dân tham gia dự án thuỷ lợi trên tinh thần Nhà nước và nhân
dân cùng làm.
Tiếp tục thực hiện chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều
kiện thuận lợi thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả.
 Công tác khuyến nông - khuyến ngư
Tập trung chuyển đổi mô hình nuôi tôm sú từ bán công nghiệp sang công
nghiệp, nuôi tôm ruộng sang tôm bán công nghiệp.
Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm theo mô hình ít thay nước, ít sử dụng thuốc và hoá
chất.
Tập trung khuyến khích nuôi tôm sinh thái ở các đầm đập quảng canh.
Đối với mô hình nuôi tôm bán công nghiệp và nuôi ruộng sẽ tập huấn nông dân
theo mô hình luân canh tôm sú – cá điêu hồng, tôm sú – cá rô đồng, tôm sú – cá kèo,
tôm sú - muối và tôm sú - thuỷ sản khác tăng thêm hệ số sử dụng đất.
Tăng cường công tác quản lý cộng đồng môi trường vùng nuôi.

11



Thường xuyên phối hợp Trung tâm quan trắc - cảnh báo môi trường và phòng
ngừa dịch bệnh thuỷ sản theo môi trường, khuyến cáo rộng rãi trên thông tin đại chúng
đến từng hộ gia đình.
 Về giống thuỷ sản
Có chính sách ưu đãi, khuyến kích các cơ sở hoạt động trên địa bàn nghiên cứu
sản xuất giống thuỷ sản nước mặn, nước lợ khác như: nghêu, cua, cá… để thực hiện
mục tiêu chưong trình đa dạng các loài thuỷ sản nuôi trên địa bàn.
Đảm bảo nguồn giống sạch bệnh cung cấp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản trên
địa bàn đáp ứng một phần nhu cầu giống tôm, cá mú, cá chẽm… trên địa bàn huyện.
Tăng cường công tác kiểm dịch.
Đẩy mạnh tiến độ chuyển giao công nghệ sản xuất giống nghêu, trên cơ sở đó
nghiên cứu công nghệ sinh sản của giống nhuyễn thể khác phục vụ cho nhu cầu nuôi
nhuyễn thể trên địa bàn huyện.
2.5

Đặc Điểm Sinh Học Cá Chẽm

2.5.1 Phân loại
Bộ:

Perciformes
Họ:

Centropomidae
Giống:

Lates

Loài:

Tên tiếng Anh:

Lates calcarifer (Bloch, 1790)

Seabass, Giant perch…

2.5.2 Hình thái ngoài
Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn,
nhìn hai bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng.
Miệng rộng và hơi so le, hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt. Răng
dạng nhung, không có răng nanh.
Trên nắp mang có gai cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước có 7 - 9 tia cứng và
vi sau có 10 - 11 tia mềm. Vi hậu môn có 3 tia cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt.
Vẩy dạng lược và có kích cỡ vừa phải, có 61 vẩy đường bên. Khi cá còn khoẻ
mạnh, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi sống trong môi
12


trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt. Khi cá ở giai
đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và màu vàng bạc ở mặt
bụng.
2.5.3 Đặc điểm phân bố
Cá chẽm phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ phía Tây Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, giữa 50o kinh Đông và 160o kinh Tây, trải dài từ 24o vĩ Bắc
đến 25o vĩ Nam. Chúng có mặt ở Bắc Á, phía Nam đến đảo Queenland (Úc), phía Tây
đến Đông Châu Phi.
Cá chẽm là loài rộng muối, có tập tính di cư xuôi dòng để sinh sản. Cá thành
thục sinh dục ở vùng nước có độ mặn 30 - 32o/oo và độ sâu 10 - 15m (cửa sông, hồ, các
đầm, phá nước lợ mặn). Tuy nhiên, ấu trùng mới nở (15 - 20 ngày tuổi hoặc dài 0,4 0,7cm) phân bố dọc theo các cửa sông. Cá 1cm có thể tìm thấy ở vùng nước ngọt như
ruộng lúa, hồ,… Trong điều kiện tự nhiên, chúng sinh trưởng ở nước ngọt và di cư ra

vùng nước mặn để sinh sản.
2.5.4 Điều kiện môi trường sống
Cá chẽm sống và thích nghi tốt trong môi trường có độ mặn dao động cao, từ
vùng biển mặn 30 – 35‰ đến vùng nước lợ ven biển 6 – 10‰ và vào sâu trong nội
địa, hàm lượng oxy hòa tan từ 3,10 – 9,5 mg/L và pH từ 6,4 – 8,5.
Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh sống và phát triển từ 26 – 320C.
Nếu nhiệt độ giảm còn 200C thì cá bắt mồi kém, chậm lớn ở giai đọan cá giống,
chúng có sức sống kém.
Nếu nhiệt độ giảm 150C cá ngừng hoạt động và bắt đầu chết.
(theo Nguyễn Chung (2006), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá chẽm)
2.5.5 Đặc điểm về sinh sản
Cá chẽm trải qua hầu hết phần đời của mình sống trong các vùng nước lợ, vùng
cửa sông và có khi vào sâu trong nội địa, sống trong đầm, hồ nối liền với sông.
Khi trưởng thành khoảng 3 – 4 năm tuổi, cá trở ra vùng biển có độ mặn 30‰ để
phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng.
Cá đẻ trứng theo tuần trăng, lúc trăng tròn và trăng non, thường vào buổi tối
13


theo con nước rong lúc thủy triền lên. Trứng và ấu trùng mới nở di chuyển ngược dòng
để phát triển thành cá con và lớn sống ở vùng nước lợ.
Điểm nổi bật của loài cá này là sự thay đổi giới tính của cá. Có hai dạng: cá cái
thứ cấp là cá đực sau khi sinh sản biến đổi thành cá cái và cá cái sơ cấp là những con
cá cái hình thành trực tiếp từ trứng đến khi thành thục.
Trong thiên nhiên, phần lớn cá chẽm cỡ 1,5 – 2 kg là cá đực nhưng khi cá có
trọng lượng từ 4 – 6 kg phần lớn là cá cái.
Số lượng trứng của cá chẽm có liên quan tới kích thước và trọng lượng của cá.
Nghiên cứu lượng trứng thu được của 18 con cá cái có trọng lượng từ 5,5 – 11 kg, mỗi
con cho khoảng 2,1 – 7,1 triệu trứng (Wongsomunuk và Maneewongsa, 1976; trích
bởi Nguyễn Chung, 2006).

Cá chẽm có thể đẻ quanh năm, thời vụ chính từ tháng 4 – 8 nên trong thiên
nhiên từ tháng 5 – 8 có thể thu nhiều cá con cỡ 1cm. Cá chẽm cái thành thục tốt thì
kích thước trứng từ 0,4 – 0,5mm.
Cá đực và cá cái khi thành thục sẽ tách đàn và không ăn trước khi đẻ một tuần.
Khi sắp đẻ, chúng thường xuyên bơi lội ở tầng nước mặt, khi giao phối chúng áp thân
vào nhau và nổi lên mặt nước, mỗi lần sinh sản khoảng 3 – 5 phút.
Cá đẻ từng đợt kéo dài trong 7 ngày, cá cái có thể tái phát dục sinh sản 2 – 3 lần
trong năm, mỗi đợt sinh sản thường cách nhau từ 60 – 90 ngày tùy thuộc vào chế độ
dinh dưỡng.
2.5.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chẽm là loài cá dữ, khi cá còn nhỏ tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh
động thực vật (20%), chủ yếu là tảo khuê, luân trùng, Cylops, Copepoda nhưng thức
ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ (80%).
Khi cá lớn hơn 20cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng 70%
và cá nhỏ 30%.
Cá chẽm bắt mồi rất mạnh và có thể bắt con mồi có kích cỡ bằng cơ thể của
chúng. Trong tự nhiên cá chẽm chỉ ăn mồi sống và di động.
2.5.7 Đặc điểm tăng trưởng
Cá tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu 0,5 – 3 g/con, chiều dài 1,5 – 3cm và
14


thường ăn nhau nên tỷ lệ hao hụt lớn.
Khi cá đạt cỡ 10 g/con có chiều dài 8 – 10 cm, cá tăng trưởng nhanh hơn vì lúc
này cá rất tích cực săn bắt mồi cho đến khi trưởng thành. Cá thành thục sinh dục vào 3
– 4 tuổi, nặng 4 – 5kg và sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Cá nuôi sau khoảng 6 tháng có thể đạt được từ 500 – 600g, sau khoảng 12
tháng tuổi đạt 1kg.
2.5.8 Một số bệnh thường gặp ở cá chẽm
2.5.8.1 Bệnh do virus

Virus rất nhỏ có nhiều hình thái khác nhau, kích thước 10 – 300µm, không có
cấu tạo tế bào, chỉ là vật sống đơn giản, virus gây bệnh cá phân bố rất rộng và có thể
có số lượng lớn, cá mang mầm bệnh do virus tồn tại thường xuyên trong môi trường
nước nên nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm rất cao. Trong những năm gần đây đã có những
phát hiện bệnh do virus xảy ra trong nghề nuôi cá chẽm.
 Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu tìm thấy ở cá chẽm nuôi lồng, đặc biệt ở cá giống cỡ 4 – 7cm.
Dấu hiệu chính của bệnh là sự nở rộng các tế bào nằm ở tầng hạ bì của da cá, bệnh
truyền nhiễm từ cá này sang cá khác, không có thuốc đặc hiệu.
 Bệnh hội chứng lở loét ở cá
Bệnh do Rhabdovirus, gây bệnh cho nhiều loài cá biển, trong đó có cá chẽm.
Virus gây bệnh qua đường tiêu hóa, xâm nhập qua vết thương qua mang, mắt và chủ
yếu lây lan theo chiều ngang. Triệu chứng của cá mắc bệnh: xuất huyết từng đám nhỏ
trên thân, đầu, gốc vây và cuống đuôi dẫn đến cá bị hoại tử từng phần, chết sau 1 – 2
tuần nhiễm bệnh. Không có thuốc trị đặc hiệu.
 Bệnh hoại tử thần kinh
Bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Nodavirus tác động vào hệ thần kinh, tỷ
lệ chết có thể 90 – 100% trong vòng 10 ngày, cá chẽm mắc bệnh có dấu hiệu thân cá
sẫm màu, bơi vòng tròn mất phương hướng, cá nổi lên bề mặt hoặc chìm. Bệnh lây lan
qua niêm mạc mắt mũi, qua vết thương trên da… lây từ cá bố mẹ sang cá con, cá bệnh
sang cá khỏe, gây bệnh nhiều nhất ở giai đoạn ấu trùng dưới 20 ngày tuổi, thời gian ủ
bệnh khoảng 4 ngày. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu cho các bệnh do virus
15


chỉ phòng bệnh tổng hợp là chính.
2.5.8.2 Bệnh do vi khuẩn
Bệnh cá do vi khuẩn gây ra có tỷ lệ chết tương đối cao, phần lớn vi khuẩn gây
bệnh cá ở ngoài cơ thể nhưng cũng có một số ít mầm bệnh sống trong cơ thể cá trong
thời gian dài và chỉ gây bệnh khi môi trường bất lợi làm sức đề kháng của cá yếu.

 Bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas
Nuôi cá chẽm mật độ cao và nồng độ muối thấp kéo dài, cá có thể bi bệnh do vi
khuẩn Aeoromonas punctala. Dấu hiệu thông thường là cá bị xuất huyết ở vây, đuôi,
từng mảng trên thân màu đỏ, hậu môn viêm đỏ, lồi ra ngoài, mắt xuất huyết đục có thể
làm mù mắt, trường hợp cá bị thương có thể thấy rõ sự ăn mòn ở đuôi và vây. Cá kém
ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt, da sẫm màu ở vùng bụng, cá mất nhớt khô. Nội tạng xuất
huyết và gan thận xuất huyết, gan tái xanh, nhạt xưng to. Vi khuẩn có khả năng sinh
ngoại độc tố gây hoại tử da và làm máu khó đông.
Cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung, khi cá mắc bệnh cải thiện môi
trường nước tăng sức đề kháng và dùng các loại thuốc kháng sinh như Tetracyline sulfamide.
 Bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio
Nhóm vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh truyền nhiễm chung cho các loài cá, các
loài giáp xác nhuyễn thể nuôi nước mặn, nước lợ là tác nhân cơ hội khi vật nuôi bị sốc
do môi trường thay đổi gây chết hàng loạt hay rải rác. Vi khuẩn Vibrio spp. tấn công
như là một trường hợp điển hình của bệnh nhiểm trùng máu và gây chết. Các đặc trưng
của bệnh bao gồm: xung huyết các vây, có đốm xuất hiện trên cơ thể, đặc biệt xuất
huyết lở loét trên mô da và cơ, phần mô xung quanh hậu môn ửng đỏ và viêm, gan, lá
lách và thận bị xưng và thường kèm theo sự hoại tử.
Bệnh do Vibrio ở cá con ít biểu hiện rõ triệu chứng lâm sàng, toàn thân phủ với
một lớp nhờn, thỉnh thoảng xuất hiện những vết thương nhỏ nhưng chưa lở loét, các
vây đuôi và hậu môn bị sưng đỏ. Cá con chết nhanh hơn cá lớn. Cá trong bể hồ ương
chết do bị nhiễm Vibrio là xuất hiện những đốm đỏ trên toàn thân, trường hợp cấp tính
cá chết chưa có biết.
Vibrio spp. được phân lập từ cá chẽm bao gồm V. narahaemotycus, V.
angguillarum.
16


Trị bệnh bằng kháng sinh
+ Oxytetracylin + Bactrim (1:1) 1 - 3 ppm

+ Erythromycin + Bactrim (1:1) 1 - 3 ppm
 Bệnh do nhóm vi khuẩn hình trụ
Bệnh do nhóm vi khuẩn hình trụ Plexibacter columnaris gây ra thường gặp ở cá
chẽm nuôi ở nồng độ muối thấp vào suốt mùa mưa và cả mùa nắng. Biểu hiện bệnh là
xuất hiện những vết thương dạng như cái yên ngựa ở giữa cơ thể cá. Vết thương xuất
hiện đối xứng hai bên cơ thể có dạng dĩa màu vàng nhạt và biến màu đen ăn sâu vào
da cá. Đây có thể là bệnh mãn ác tính.
 Bệnh do nhóm vi khuẩn Streptococcus
Chủ yếu là Streptococcus iniae, S. Agalactiae… có dạng hình cầu gây ra, bệnh
xuất hiện gây tổn thất lớn, tỷ lệ chết 50 – 100%, thường xảy ra ở những môi trường
không thuận lợi, ở những tháng có nhiệt độ cao. Cá giống và cá trưởng thành đều dễ
mắc bệnh này, nhất là cá dưới 5 tháng tuổi. Vi khuẩn theo đường tiêu hóa theo thức ăn,
qua vết thương ngoài da vào cơ thể cá. Triệu chứng của cá mắc bệnh: bơi không định
hướng, xoay vòng tròn, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và
gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng
chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng
viêm.
Điều trị bệnh:
– Cải thiện môi trường nuôi bằng hóa chất diệt khuẩn.
– Dung kháng sinh: Romet 30, Bactrim NAVET ESTC.
2.5.8.3 Bệnh do nấm
Đây là bệnh truyền nhiễm xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp với virus hay với vi
khuẩn hoặc cả ba loại tác nhân gây bệnh làm cho bệnh trầm trọng hơn, rất khó điều trị
triệt để nên phòng bệnh là chính.
Cách phòng trị: xử lý đáy ao nuôi, định kỳ dùng hóa chất có tác dụng diệt
khuẩn xử lý môi trường, xử lý ký sinh trùng và thuốc phòng tránh bệnh nấm, tăng
cường các biện pháp gia tăng sức đề kháng cá nuôi như quản lý môi trường tốt, hạn
chế gây sốc, thông qua thức ăn làm tăng sức đề kháng của cá nuôi bằng cách tăng
17



×