Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM Ở VÙNG HẠ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.01 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM
Ở VÙNG HẠ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN

Họ và tên sinh viên: PHẠM QUANG TUÂN
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 10/2008


ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
SẢN XUẤT TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM Ở VÙNG HẠ HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN

Thực hiện bởi

Phạm Quang Tuân

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Như Trí

Tháng 10/2008
i



CẢM TẠ
Chúng tôi chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm cùng toàn bộ quý thầy cô khoa Thuỷ Sản đã tận tình truyền đạt
kiến thức những năm qua.
- TS. Nguyễn Như Trí đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
- Cô Nguyễn Thị Đậm Trưởng phòng kinh tế huyện Châu Thành tỉnh Long An.
- Anh Nguyễn Thanh Phong cán bộ phòng kinh tế huyện Châu Thành.
- Chị Nguyễn Thị Thư khuyến nông viên xã Thanh Phú Long.
- Chú Nguyễn Văn Mao khuyến nông viên xã Thuận Mỹ.
- Chị Nguyễn Thị Liên khuyến nông viên xã Thanh Vĩnh Đông.
- Cùng toàn thể bà con nhân dân vùng hạ đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình
khảo sát, thu thập số liệu,
- Sau cùng kính gửi lời cám ơn đến bố mẹ, anh chị, bạn bè đã tận tình chăm lo và
động viên tôi trong suốt những năm học qua.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và năng lực còn nhiều yếu kém nên luận văn sẽ còn
nhiều thiếu sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô và
các bạn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát, đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình chuyển đổi lúa - tôm ở
vùng hạ huyện châu thành, Long An” được tiến hành tại vùng hạ huyện Châu Thành,
tỉnh Long An, thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2008. Đề tài được thực hiện bằng
cách phỏng vấn ngẫu nhiên 230 hộ nuôi tôm trong 11 ấp của 3 xã ở vùng hạ.
Đã thu được những kết quả:

- Diện tích nuôi tôm của vùng hạ năm 2007 là 891,5 ha.
- Các mô hình nuôi tôm trong vùng hạ là nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm
canh, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, nuôi tôm càng xanh, nuôi luân canh tôm sú lúa, nuôi luân canh tôm sú - tôm càng xanh.
- Lợi nhuận thu được (triệu đồng/1 ha sản xuất) của các mô hình: trồng lúa 4,45,
nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm 27,16, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 47,565,
nuôi tôm càng xanh 27,226, nuôi luân canh tôm sú - lúa 20,763 , nuôi luân canh tôm sú
- tôm càng xanh 29,929.
- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí sản xuất từ trồng lúa là 0,67; nuôi tôm sú bán thâm
canh và thâm canh là 0,19; nuôi tôm sú quảng canh cải tiến là 1,12; nuôi tôm càng
xanh là 0,46; từ nuôi luân canh tôm sú - lúa là 0,17; từ nuôi luân canh tôm sú - tôm
càng xanh là 0,20.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm tạ

i

Tóm tắt

ii

Mục lục


iii

Danh sách các chữ viết tắt

viii

Danh sách các bảng và hình ảnh

ix

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2. TỔNG QUAN

3

2.1 Sơ lược về tôm sú

3


2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Phân bố

3

2.1.3 Tập tính dinh dưỡng

3

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

4

2.1.5 Đặc điểm sinh sản

4

2.1.6 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến tôm sú

4

2.2 Sơ lược về tôm càng xanh

5

2.2.1 Phân loại


5

2.2.2 Phân bố

5

2.2.3 Tập tính sống

5

2.3 Giới thiệu về huyện Châu Thành

6

2.3.1 Vị trí địa lý

6

2.3.2 Địa hình

6

2.3.3 Khí hậu

6

2.3.3.1 Nhiệt độ không khí

6


2.3.3.2 Chế độ mưa

6

2.3.3.3 Độ ẩm

7
iv


2.3.4 Chế độ thủy văn

7

2.3.5 Sông ngòi

7

2.3.6 Xâm nhập mặn

8

2.3.7 Hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn mặn

8

2.3.8 Tài nguyên đất

8


2.3.9 Kinh tế xã hội

9

2.3.9.1 Khái quát

10

2.3.9.2 Dân số

10

2.4 Điều chỉnh quy hoach Nông - Lâm - Ngư nghiệp và chuyển đổi
cơ cấu cây trồng - vật nuôi huyện Châu Thành đến năm 2010

10

2.4.1 Quan điểm phát triển

10

2.4.2 Mục tiêu phát triển

10

2.4.3 Giải pháp liên quan đến qui hoach và phát triển thủy sản

11


2.4.4 Lợi ích kinh tế xã hội và tác động môi trường

14

2.4.5 Phương án điều chỉnh quy hoạch thủy sản

14

2.4.6 Thực trạng kinh tế xã hội vùng hạ huyện Châu Thành giai đoạn

15

1996 đến năm 2006
2.5 Tình hình phát triển nuôi tôm ở vùng hạ huyện Châu Thành

17

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1 Thời gian và địa điểm

20

3.2 Phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1 Số liệu sơ cấp


20

3.2.2 Số liệu thứ cấp

20

3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

20

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

22

4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng hạ huyện Châu Thành

22

4.1.1 Trình độ hoc vấn

22

4.1.2 Độ tuổi

23

2.2 Hiện trạng nuôi tôm của vùng hạ huyện Châu Thành

24


4.2.1 Diện tích

24

4.2.2 Tình hình sản xuất

25
v


4.2.3 Sở hữu đất

25

4.2.4 Kinh nghiệm nuôi

26

4.2.5 Hoạt động khuyến ngư

26

4.2.5.1 Tham gia các hoạt động khuyến ngư

26

4.2.5.2 Đánh giá về các chương trình khuyến ngư

27


4.2.5.3 Vấn đề phát thanh, truyền hình

28

4.2.5.4 Nguồn tín dụng

28

4.2.5.5 Tổ đoàn kết sản xuất

29

4.3 Các đặc trưng về kỹ thuât nuôi

30

4.3.1 Phân biệt giữa các mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh,
quảng canh cải tiến

30

4.3.2 Mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh

31

4.3.2.1 Cấu trúc ao nuôi

31


4.3.2.2 Cải tạo ao

31

4.3.2.3 Xử lý nước

33

4.3.2.4 Chọn giống và lịch thời vụ thả giống

35

4.3.2.5 Số vụ nuôi trong năm

38

4.3.2.6 Chăm sóc và quản lý

38

4.3.2.7 Thu hoạch và bán sản phẩm

41

4.3.3 Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

41

4.3.4 Mô hình nuôi luân canh tôm sú - lúa


42

4.3.5 Mô hình nuôi tôm càng xanh

43

4.3.6 Mô hình nuôi luân canh tôm sú - tôm càng xanh

45

4.4 Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm

47

4.5 Xác định hiệu quả kinh tế

47

4.5.1 Chi phí sản xuất

47

4.5.1.1 Chi phí cho 1 ha trồng lúa

48

4.5.1.2 Chi phí cho 1 ha nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh

49


4.5.1.3 Chi phí cho 1 ha nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

50

4.5.1.4 Chi phí cho 1 ha nuôi tôm càng xanh

52

4.5.1.5 Chi phí đầu tư cho 1 ha nuôi luân canh tôm sú - lúa

53

vi


4.5.1.6 Chi phí đầu tư cho 1 ha nuôi luân canh tôm sú - tôm càng xanh

54

4.5.2 Xác định hiệu quả kinh tế

54

4.5.2.1 Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lúa

55

4.5.2.2 Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú bán thâm
canh và thâm canh


56

4.5.2.3 Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh

56

4.5.2.4 Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú quảng
canh cải tiến

57

4.5.2.5 Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú - lúa

58

4.5.2.6 Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi luân canh
tôm sú - tôm càng xanh

59

4.5.3 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình sản xuất

60

4.5.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa nuôi tôm sú 2 vụ/năm và nuôi 1 vụ /năm

60

4.6 Thuận lợi và khó khăn


60

4.6.1 Thuận lợi

61

4.6.2 Khó khăn

61

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

63

5.1 Kết luận

63

5.2 Đề nghị

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO: Food and Agriculture Organization.
VAC: Vườn - ao - chuồng.
FCR: Food Conversion Ratio.
MBV: Monodon Baculovirus.
C.P: Công ty C.P.

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Thông số môi trường nước ao nuôi tôm sú
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu về sản lượng cây trồng - vật nuôi

4
11

huyện Châu Thành năm 2005 và 2010
Bảng 2.3: Phương án phát triển ngành thủy sản.

16

Bảng 2.4: Tổng diện tích (diện tích vụ 1 + diện tích vụ 2) nuôi tôm

18

sú của vùng hạ từ năm 1996 - 2000.

Bảng 2.5: Tổng diện tích (diện tích vụ 1 + diện tích vụ 2) nuôi tôm

19

sú của vùng hạ từ năm 2001 - 2006.
Bảng 4.1: Trình độ học vấn của người nuôi tôm

22

Bảng 4.2: Độ tuổi của người nuôi tôm

23

Bảng 4.3: Phân bố diện tích nuôi tôm

24

Bảng 4.4: Qui mô diện tích mặt nước nuôi tôm

24

Bảng 4.5: Sở hữu ruộng đất của vùng hạ

25

Báng 4.6: Kinh nghiệm nuôi tôm của người nuôi trong vùng

26

Bảng 4.7: Số hộ tham gia tập huấn, hội thảo


27

Bảng 4.8: Đánh giá của người dân về chương trình khuyến ngư

28

Bảng 4.9: Nguồn tín dụng của người dân nuôi tôm

29

Bảng 4.10: Thời gian phơi đáy ao ở mô hình nuôi tôm sú

32

bán thâm canh và thâm canh.
Bảng 4.11: Sử dụng bạt lót bờ trong mô hình nuôi tôm sú bán

33

thâm canh và thâm canh.
Bảng 4.12: Nguồn nước lấy vào ao nuôi trong mô hình nuôi tôm sú

34

bán thâm canh và thâm canh
Bảng 4.13: Sử dụng ao lắng trong mô hình nuôi tôm sú bán thâm

34


canh và thâm canh.
Bảng 4.14: Nguồn cung cấp giống trong mô hình nuôi tôm sú bán

36

thâm canh và thâm canh.
Bảng 4.15: Kiểm tra chất lượng nước (độ mặn) trong mô hình nuôi
tôm sú bán thâm canh và thâm canh
ix

36


Bảng 4.16: Số vụ nuôi trong mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh

38

Bảng 4.17: Các loại thức ăn thường dùng trong mô hình nuôi tôm sú

40

bán thâm canh và thâm canh
Bảng 4.18: Các loại bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm sú

46

Bảng 4.19: Số hộ nuôi có tôm bị bệnh của từng mô hình

47


Bảng 4.20: Chi phí cho 1 ha trồng lúa

48

Bảng 4.21: Khấu hao cơ bản cho 1 ha nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh

48

Bảng 4.22: Tổng chi phí sản xuất của 1 ha nuôi tôm sú bán thâm

49

canh và thâm canh
Bảng 4.23: Khấu hao cơ bản cho 1 ha nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

50

Bảng 4.24: Tổng chi phí sản xuất của 1 ha nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

50

Bảng 4.25: Khấu hao cơ bản cho 1 ha ao nuôi tôm càng xanh

51

Bảng 4.26: Tổng chi phí đầu tư sản xuất cho 1 ha nuôi tôm càng xanh

51

Bảng 4.27: Chi phí đầu tư cho 1 ha mô hình nuôi luân canh tôm sú - lúa


52

Bảng 4.28: Chi phí đầu tư cho 1 ha mô hình nuôi luân canh

53

tôm sú - tôm càng xanh
Bảng 4.29: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lúa

54

Bảng 4.30: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú bán thâm
canh và thâm canh

55

Bảng 4.31: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh

56

Bảng 4.32: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

56

Bảng 4.33: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi luân canh tôm sú – lúa

57

Bảng 4.34: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi luân canh tôm sú - tôm càng xanh


58

Bảng 4.35: So sánh hiệu quả kinh tế trên 1 ha giữa các mô hình sản xuất

59

Bảng 4.36: So sánh hiệu quả kinh tế giữa nuôi tôm sú 1 vụ/năm và 2 vụ/năm

60

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Đê bao ngăn lũ, ngăn mặn

9

Hình 2.2: Cống cấp và thoát nước

9

Hình 4.1: Ao nuôi tôm sú thâm canh

34

Hình 4.2: Phác thảo ruộng nuôi luân canh tôm sú - lúa

42


Hình 4.3: Ao nuôi luân canh tôm sú - lúa

43

Hình 4.4: Ao nuôi tôm càng xanh

44

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện khí hậu và
đất đai thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm sú. Nghề nuôi tôm sú của tỉnh đã phát
triển liên tục trong những năm gần đây ở một số huyện như Cần Giuộc, Cần Đước,
Châu Thành. Vùng hạ của huyện Châu Thành là một vùng đất trũng thường xuyên bị
ngập khi triều cường và vào mùa khô thì bị xâm nhập mặn từ biển vào. Trong vùng
hoạt động xản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và trồng một số cây ăn trái nhưng
năng suất rất thấp nên đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Từ năm 1996 Uỷ ban nhân dân huyện Châu Thành thực hiện chương trình “ phát
triển kinh tế vùng hạ”, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khuyến khích việc
chuyển những diện tích đất trồng lúa ở ven sông sang nuôi tôm sú. Việc chuyển đổi
này đã cho thấy hiệu quả, lợi nhuận từ nuôi tôm mang lại đã góp phần nâng cao mức
sống của người dân.
Lợi nhuận cao từ nghề nuôi tôm sú mang lại đã làm diện tích nuôi tôm sú trong
vùng phát triển rất nhanh, không theo qui hoạch của cơ quan quản lý. Việc nuôi tôm sú
liên tục nhiều vụ trong năm và ý thức của người dân về bảo vệ môi trường vùng nuôi

rất kém nên dịch bệnh đã xảy ra trong hai năm gần đây, gây thiệt hại cho nhiều người
nuôi. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra mô hình nuôi tôm mang tính bền vững. Từ thực tế
đó, được sự chấp nhận của Khoa Thủy Sản, trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát, đánh giá hiệu quả kinh tế của
chương trình chuyển đổi lúa - tôm ở vùng hạ huyện Châu Thành, tỉnh Long An”

1


1.2 Mục tiêu
- Điều tra hiện trạng chuyển đổi lúa - tôm ở vùng hạ huyện Châu Thành, tỉnh
Long An, từ đó rút ra những khó khăn, thuận lợi của nghề nuôi tôm.
- So sánh hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm so với
việc trồng lúa đơn thuần, kết hợp với so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hình thức nuôi
tôm trong vùng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ Lược Về Tôm Sú
2.1.1 Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Natantia
Họ: Penaeidea
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon (Fabricius, 1798)

Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Shimp
2.1.2 Phân bố
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản,
Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek, 1955;
Holthuis và Rosa, 1965; Motoh, 1981; 1985). Đặc biệt phân bố tập trung ở vùng Đông
Nam Á như Đài Loan, Philippin, Indonexia, Việt Nam…(trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Ngọc Hân, 2005).
2.1.3 Tập tính dinh dưỡng
Hall (1962), cho rằng tôm sú ăn tạp và ưa chuộng giáp xác, thực vật, giun nhiều
tơ, nhuyễn thể, côn trùng. Marte (1980), kết luận rằng thức ăn của tôm sú gồm 85% là
giáp xác (cua và tôm nhỏ) và nhuyễn thể, 15% còn lại gồm cá, giun nhiều tơ, động vật
da gai, mùn bã, bùn…Trong một thông báo Rothlisberg (1998), cho rằng trong tự
nhiên, tôm trưởng thành ăn động vật không xương sống nhỏ như ốc, động vật hai
3


mảnh vỏ, giáp xác, giun nhiều tơ và thực vật (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ngọc Hân,
2005).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Tôm sú là loài giáp xác có lớp vỏ chitin bao bọc bên ngoài. Trong quá trình tăng
trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định thì tôm phải lột vỏ để
gia tăng kích thước. Sự lột xác có thể xảy ra ban ngày hoặc ban đêm nhưng thường
vào ban đêm. Tôm sú khi lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường thay
đổi đột ngột. Quá trình lột xác tùy thuộc vào môi trường nước, dinh dưỡng và giai
đoạn phát triển của cơ thể (Phạm Văn Tình, 2004).
Chu kỳ lột xác là khoảng thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau. Chu kỳ này
mang tính đặc trưng riêng biệt cho từng giai đoạn sinh trưởng. Chu kỳ lột xác ngắn ở
giai đoạn tôm nhỏ và dài ở giai đoạn tôm lớn.
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Ngoài tự nhiên, khi đến tuổi trưởng thành thì tôm đi ra biển, bắt cặp và giao vĩ

với nhau. Sau khi giao vĩ xong thì tôm cái tìm chỗ đẻ. Bãi đẻ của tôm thường xa bờ,
sâu, sạch, độ mặn trên 30 o/oo. Khi tôm tìm được bãi đẻ phù hợp thì đẻ trứng.
Sức sinh sản của tôm thường từ 200.000 - 1.200.000 trứng/tôm cái. Mùa vụ sinh
sản của tôm từ tháng 2 - 5 và từ tháng 7 - 9 hàng năm.
2.1.6 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến tôm sú
Bảng 2.1 Thông số môi trường nước ao nuôi tôm sú
Chỉ tiêu

Khoảng thích hợp

pH

7,5 - 8,5

Nhịêt độ (oC)

27 - 33

Độ trong (cm)

30 - 40

Oxy hoà tan (mg/l)

>4

o

Độ mặn ( /oo)


15 - 30

Độ kiềm (mg CaCO3/l)

80 - 150

Ammonia (mg/l)

<0,1

H2S (mg/l)

<0,03
(Nguồn: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 2003)

4


2.2 Sơ Lược Về Tôm Càng Xanh (trích dẫn bởi Hoàng Thị Thủy Tiên, 2004)
2.2.1 Phân loại
Theo Holthuis (1980), tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:
Ngành tiết túc: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ chân bơi: Natantia
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: M. rosenbergii (De Man,1879)

2.2.2 Phân bố
Tôm càng xanh sống ở nước ngọt thuộc vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của nước
lợ cửa sông ven biển do ấu trùng phải sống ở vùng nước lợ (Ling và Merican, 1961;
Sandifer và ctv, 1975). Theo New và Shingholka (1985), thì tôm càng xanh thích sống
trong vùng nước đục.
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố tự nhiên từ Miền Trung vào tới đồng bằng
Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long (Động vật chí Việt Nam,
tôm nước ngọt, 2001). Theo Nguyễn Việt Thắng (1995), phạm vi phân bố, mật độ
quần đàn tự nhiên của tôm càng xanh phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường mà
trước hết là nhiệt độ, độ mặn và pH.
2.2.3 Tập tính sống
Tôm càng xanh trưởng thành có tập tính ban ngày thì ẩn náu, ít hoạt động và hoạt
động tích cực vào ban đêm. Thức ăn cơ bản của ấu trùng tôm càng xanh là phiêu sinh
động, chủ yếu là giáp xác nhỏ, giun rất nhỏ, ấu trùng của các loài giáp xác khác. Hậu
ấu trùng và tôm trưởng thành ăn tạp (FAO, 1985; Lương Đình Trung, 1999; Ismael và
New, 2000). Tôm càng xanh có tập tính ăn thịt lẫn nhau và thường xảy ra khi nuôi với
mật độ cao hay thiếu thức ăn (Smith và Sandiferg, 1975; Segal và Roe, 1975).

5


2.3 Giới Thiệu Về Huyện Châu Thành (Nguồn: www. longan.org.vn)
2.3.1 Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành nằm ở phía Đông Nam tỉnh Long An, có tọa độ địa lý 12012,
- 100 46, vĩ Bắc, 1060 35, - 1060 47, kinh Đông.
Phía Bắc giáp với huyện Tân Trụ và huyện Cần Đước, phía Nam giáp với tỉnh
Tiền Giang, phía Tây giáp với thị xã Tân An. Phía Bắc được bao bọc bởi sông Vàm
Cỏ Tây và sông Vàm Cỏ, phía Đông được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ và sông Tra.
Huyện có một thị trấn Tầm Vu và 10 xã: Hòa Phú, Vĩnh Công, Hiệp Thạnh, Phú
Ngãi Trị, Phước Tân Hưng, Dương Xuân Hội, An Lục Long và 3 xã vùng hạ là Thanh

Phú Long, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông.
2.3.2 Địa hình
Huyện Châu Thành nằm trong khu vực thấp của tỉnh Long An, với địa hình bằng
phẳng hơi nghiêng về phía Đông. Trên địa bàn huyện có nhiều hệ thống đê bao và
kênh rạch chằng chịt. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 0,8 m, thoải dần từ
Đông Bắc xuống Đông Nam.
2.3.3 Khí hậu
2.3.3.1 Nhiệt độ không khí
Châu Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do tiếp giáp giữa 2 vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng
đồng bằng Sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền
Đông.
Nhiệt độ trung bình năm 27,2 - 27,7oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung
bình cao nhất là 28,9oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.
Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ và bình quân năm từ 2.500 2.800 giờ. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2 - 4oC.
2.3.3.2 Chế độ mưa
Lượng mưa hằng năm trung bình ở Châu Thành đạt 1.389 mm nhưng phân bố
không đều. Lượng mưa tập trung chủ yếu ở mùa mưa từ tháng 4 -11 hàng năm.
Mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15%
lượng mưa cả năm dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt

6


đối với các xã vùng cao, nhưng lại tạo điều kiện cho nước mặn thâm nhập vào sâu nên
thuận lợi cho các xã vùng hạ phát triển nuôi tôm sú.
Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11) lượng mưa chiếm đến 85% lượng mưa cả
năm. Trong tháng 9 và tháng 10 có lượng mưa tập trung khá lớn thường gây ngập úng,
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
2.3.3.3 Độ ẩm

Độ ẩm không khí trong huyện liên hệ trực tiếp với chế độ mưa. Trong các tháng
mùa mưa thì độ ẩm rất cao (85 - 90%), còn trong mùa khô thì độ ẩm thấp (50 - 60%).
2.3.3.4 Chế độ gió
Chế độ gió ở huyên Châu Thành thuộc chế độ nhiệt đới gió mùa, chia ra làm hai
mùa rõ rệt trong năm
- Mùa khô: gió Đông Bắc từ tháng 10 - 4 năm sau.
- Mùa mưa: gió Tây Nam từ tháng 5 - 9.
Tốc độ gió trung bình 2,8 m/s, tốc độ gió lớn nhất đạt 3,8 m/s. Gió bão ít khi xảy
ra trên địa bàn huyên Châu Thành, nhưng huyện vẫn chịu ảnh hưởng của bão gây mưa
lớn dẫn đến gập úng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
gây khó khăn cho khu vực nuôi tôm sú.
Huyện Châu Thành nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ
và biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp. Những khác biệt nổi bật về
thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông
nghiệp.
2.3.4 Chế độ thủy văn
Huyện Châu Thành chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển
Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ
triều là 13 - 14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam
quốc lộ 1A. Đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.
Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm
nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất vào mùa khô khi nước bổ
sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 2,17 2,35 m tại Tân An và từ 0,6 - 0,8 m tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa
7


gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng
triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây giúp giảm chi phí
sản xuất.

2.3.5 Sông ngòi
Các sông chính cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của huyện gồm có:
- Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ Campuchia.
- Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh.
- Sông Vàm Cỏ do hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành.
- Sông Tra là một nhánh của sông Vàm Cỏ.
Mực nước trên các sông chính của huyện không có sự thay đổi nhiều trong năm.
Do gần cửa sông lớn nên mực nước ở các sông chịu ảnh hưởng của thủy triều rõ rệt,
nhất là vào mùa lũ.
2.3.6 Xâm nhập mặn
Nguồn xâm nhập mặn vào các sông trên huyện Châu Thành, chủ yếu là từ biển
Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Quá trình
xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng dài hơn. Nguyên nhân là
do hoạt động mạnh của triều, gió chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai
thác nước mặt quá nhiều trong mùa kiệt.
Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng vốn ổn định nhiều năm
trước đây và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Để hạn chế
quá trình này cần tránh khai thác nước quá nhiều trong mùa kiệt và khi đầu tư các công
trình thủy lợi cần tính toán tác động của xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Nước mặn xâm nhập ảnh hưởng đến sản xuất và nông nghiêp, nhưng do hệ thống
đê bao ngăn lũ ngăn mặn của huyện Châu Thành đã được xây dựng khá hoàn chỉnh
nên ảnh hưởng này gần như không đáng kể. Mặt tích cực của nó là đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm sú dọc theo hai bên sông.
2.3.7 Hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn mặn
Được thực hiện từ năm 2000 với thời gian thực hiện là 3 năm. Hệ thống đê bao
này chạy dọc theo sông Vàm Cỏ kết hợp với hệ thống đê bao ngăn mặn, ngăn lũ của
sông Tra, tạo thành một vòng cung khép kín ngăn nước lũ và nước mặn thâm nhập.

8



Trên hệ thống đê bao ngăn mặn, ngăn lũ này còn có các cống làm nhiệm vụ cấp
và thoát nước, rửa phèn, có một số cống lớn như cống Sông Cui, cống Rạch Miễu,
cống Bình Thới…
Trên địa bàn huyện có các trạm bơm: trạm bơm Hòa Phú, trạm bơm Hiệp Thạnh,
trạm bơm An Ngãi làm nhiệm vụ cấp, thoát nước cho sản xuất nông nghiệp.

Hình 2.1: Đê bao ngăn lũ, ngăn mặn.

Hình 2.2: Cống cấp và thoát nước.

2.3.8 Tài nguyên đất
Đất của huyện Châu Thành được tạo thành bởi phù sa của sông Vàm Cỏ và sông
Tiền, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện 15.051,71 ha được chia thành 4 nhóm
đất chính:
- Nhóm đất mặn có diện tích 1.044,7 ha, chiếm 6,94% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất phèn - mặn có diện tích 1.445,74 ha, chiếm 9,61% diện tích đất tự
nhiên.
- Nhóm đất phù sa có diện tích là 6.883,96 ha, chiếm 45,74% diện tích đất tự
nhiên.
- Nhóm đất xáo trộn có diện tích 4.075,77 ha, chiếm 27,08% diện tích đất tự
nhiên.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bên sông Vàm Cỏ và sông Tra ở phía ngoài
của hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn mặn thường xuyên bị ngập khi triều cường, và bị
nhiễm mặn vào mùa khô nên những diện tích đất này không thể trồng lúa được mà đã
chuyển sang nuôi tôm sú nuôi, tôm càng xanh. Còn ở phía trong của hệ thống đê bao

9



ngăn lũ, ngăn mặn thì đất thường bị nhiễm phèn nên có một phần diện tích được
chuyển sang nuôi tôm sú kết hợp với trồng lúa hoặc tôm càng xanh.
2.3.9 Kinh tế xã hội
2.3.9.1 Khái quát
Huyện Châu Thành tỉnh Long An là một huyện thuần nông. Trong huyện hoạt
động sản xuất nông nghiệp là chính, chủ yếu là trồng lúa và trồng cây ăn trái như
thanh long, xoài, mận…. Hoạt đông sản xuất công nghiệp rất ít. Trong toàn huyện mới
chỉ có vài cơ sở tách vỏ hạt điều và vài xưởng may công nghiệp.
Hệ thống giao thông trong huyện rất yếu kém, chủ yếu là đường rải đá đỏ, đường
nhỏ nên việc giao thông đi lại rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa.
Dự kiến trong tương lai huyện sẽ phát triển theo hướng công nghiệp và giảm diện
tích sản xuất nông nghiệp, xây dựng hệ thống giao thông, tận dụng nguồn lao động dồi
dào của mình nhằm thu hút các nhà đầu tư.
2.3.9.2 Dân số
Dân số năm 2001 theo thống kê của huyện là 161.258 người. Tổng số lao động
của huyện là 73.467 người trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. Lao động của
huyện phần lớn chưa qua đào tạo, trình độ văn hoá thấp.
2.4 Điều Chỉnh Quy Hoạch Nông - Lâm - Ngư Nghiệp Và Chuyển Đổi Cơ Cấu
Cây Trồng - Vật Nuôi Huyện Châu Thành Đến Năm 2010 (Nguồn: Phòng kinh tế
huyện Châu Thành)
2.4.1 Quan điểm phát triển
Phát triển nông nghiệp dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giảm
chi phí, đạt hiệu quả cao và sử dụng tài nguyên hợp lý. Xây dựng kinh tế nông thôn
phát triển toàn diện (nông - thủy sản - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp). Tập trung
khai thác tốt nhất các lợi thế, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng
- vật nuôi chủ lực là: lúa đặc sản, lúa nếp - luân canh với rau, dưa hấu - lúa - thủy sản
và nuôi thủy sản, bò sữa, bò thịt, heo, gà. Trong đó mũi nhọn là gạo chất lượng cao và
gạo nếp, nuôi thủy sản, bò sữa.
Thực hiện đa canh để đa dạng hoá sản phẩm bằng việc đầu tư đưa tiến bộ khoa
học công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, giá


10


thành hợp lý, gia tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nông - thủy sản ở thị trường trong
nước và thế giới, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Xây dựng “vành đai thực phẩm tươi sống” ở huyện Châu Thành phát triển bền
vững cả về kinh tế xã hội và cảnh quan môi trường. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công
nghệ cao vào phát triển các nông - thủy sản hàng hoá chủ lực, coi đây là mũi nhọn đột
phá trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nên cơ cấu cân
bằng vững chắc giữa nông nghiệp - thủy sản, trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông
nghiệp hợp lý, gắn phát triển nông - ngư nghiệp với công nghiệp chế biến và ngành
nghề nông thôn. Xây dựng mô hình canh tác tối ưu trồng trọt - thủy sản - chăn nuôi
trên từng khu ruộng, mảnh vườn, ao đầm nuôi thủy sản để gia tăng giá trị sản lượng và
lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp phải đi đôi với xây dựng nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa. Đồng thời chú trọng nâng cao dân trí, đào tạo
sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, giải
quyết việc làm, nâng cao mức sống, xoá cơ bản hộ nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức
sống giữa dân cư Châu Thành với thành thị.
Nông nghiệp - ngư nghiệp phải dần đạt đến trình độ chuyên môn hóa, ứng dụng
công nghệ sinh học và hệ thống canh tác tối ưu. Để hướng đến nền nông nghiệp “an
toàn” với sản phẩm hàng hoá là nông - thủy sản có độ an toàn cao.
2.4.2 Mục tiêu phát triển
Mục tiêu hàng đầu là gia tăng giá trị sản lượng và thu nhập trên 1 đơn vị diện tích
trên cơ sở tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi theo hướng tận dụng tối đa
các lợi thế, biến các tiềm năng của nguồn lợi tự nhiên thành lợi thế kinh tế của huyện.
Các chỉ tiêu đặt ra cần đạt là:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) bình quân/ha/năm

đất nông nghiệp đạt: 60 - 70 triệu đồng vào năm 2010, trong đó trồng trọt đạt 30 - 35
triệu đồng, thủy sản (nuôi trồng) đạt 70 - 80 triệu đồng.
- Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt bình quân thời kì
2001 - 2010 đạt 5 - 5,5%/năm, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 đạt 5,5 - 6,0%/năm và
giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,5 - 5,8%/năm.
11


- Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn
2001 - 2005 đạt 5,5 - 5,8%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 là 4,5 - 5%/năm, bình quân
thời kì 2001 - 2010 đạt 4,5 - 5,4%/năm.
- Tốc độ gia tăng giá trị thủy sản bình quân 2001 - 2005 là 30,0 - 32,0%/năm và
2006 - 2010 là 18,0 - 22,0%/năm, bình quân 2001 - 2010 là 20,0 - 25,0%/năm.
- Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông - ngư nghiệp năm 2005
là: nông nghiệp 91,27%; thủy sản 8,73% và đến năm 2010 nông nghiệp đạt 83,40%,
thủy sản 16,60%.
- Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp năm 2005 là
trồng trọt 54,96%, chăn nuôi 42,64%, dịch vụ nông nghiệp 2,40% và đến năm 2010 là
trồng trọt 49,08%, chăn nuôi 47,70%, dịch vụ nông nghiệp 3,22%.

12


Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu về sản lượng cây trồng - vật nuôi huyện Châu Thành
năm 2005 và 2010.
SẢN PHẨM

ĐVT

Năm 2005


Năm 2010

I. SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
103.200

94.600

-

65.300

72.400

2. Thanh long

-

18.000

28.500

3. Dưa hấu

-

6.900

9.100


4. Rau các loại

-

6.200

8.500

5. Cỏ trồng chăn nuôi

-

10.500

37.300

6. Trái cây các loại

-

1.700

6.700

7. Dừa

-

3.700


3.000

12.300

17.700

9.000

12.150

1000 quả/năm

6.200

11.000

Tấn/năm

1.000

3.400

Tấn/năm

1.560

3.770

1. Sản lượng lúa


Tấn/năm

Trong đó: Lúa nếp, lúa đặc
sản

II. SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
1. Sản phẩm thịt hơi các loại

Tấn/năm

Trong đó: Thịt heo
2. Sản lượng trứng
3. Sữa bò

-

III. SẢN LƯỢNG THỦY SẢN
1. Sản lượng thủy sản nuôi
Tôm

-

800

2.300

Cá các loại

-


490

1.180

Thủy đặc sản

-

10

10

270

280

2. Sản lượng thủy sản khai

-

thác

(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Châu Thành)

13


×