Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT KỸ THUẬT NUÔI CÁ KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus Block et Schneider, 1981) TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.05 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KỸ THUẬT NUÔI CÁ KÈO
(Pseudapocryptes lanceolatus Block et Schneider, 1981)
TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG
TỈNH TIỀN GIANG

Họ và tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ OANH
Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Niên khoá: 2004 - 2008

Tháng 9/2008
- ii -


KHẢO SÁT KỸ THUẬT NUÔI CÁ KÈO
(Pseudapocryptes lanceolatus Block et Schneider, 1801)
TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG
TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả
NGUYỄN THỊ OANH

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Trần Văn Phát


Tháng 09 năm 2008

- iii -


TÓM TẮT
Nghiên cứu “Khảo sát kỹ thuật nuôi cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus
Block et Schenider, 1801) tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”, được thực
hiện từ tháng 04/2008 đến tháng 08/2008.
Phỏng vấn trực tiếp 30 nông hộ nuôi cá kèo theo bảng câu hỏi được soạn sẵn,
cho thấy rằng:
- Diện tích nuôi trung bình từ 2.000 - 5.000 m2. Diện tích nuôi lớn nhất là
20.000 m2 và diện tích nuôi nhỏ nhất 1.400 m2.
- Mật độ thả: hầu hết các hộ nuôi thả giống với mật độ cao lên tới 100
con/m2, ngoại trừ có 1 hộ nuôi với mật độ thấp 40 con/m2.
- Nguồn thức ăn: giai đoạn cá nhỏ dưới một tháng tuổi cho ăn thức ăn dạng
mịn và có bổ sung thêm phân gà để tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Giai đoạn cá từ 1,5
- 2 tháng cho ăn thức ăn viên nổi của cá tra.
- Mùa vụ nuôi: từ tháng 6 đến tháng 10 sau khi đã thu hoạch vụ tôm và sau
vụ nuôi cá giống.
- Năng suất trung bình đạt 500 kg/1.000 m2/vụ; năng suất cao nhất 1.013
kg/1.000 m2/vụ; năng suất thấp nhất 43 kg/1.000 m2/vụ.

- ii -


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ
Chí Minh chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm tạ đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.

Ban chủ nhiệm Khoa Thủy sản cùng tất cả Quý Thầy Cô đã tận tình truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báo cho chúng tôi trong suốt quá trình học tại
trường.
Thầy Trần Văn Phát đã hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Ủy Ban Nhân Dân huyện Gò Công Đông, hội Khuyến Nông xã Phước Trung
anh Lê Thanh Tùng ấp Sơn Quy B xã Tân Trung; chú Nguyễn Văn Yến, chú
Nguyễn Văn Chà xã Phước Trung cùng các hộ nuôi cá kèo trong địa bàn huyện Gò
Công Đông đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết trong quá
trình điều tra.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ba Mẹ đã nuôi dạy tôi trưởng thành và
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và có được thành công ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình Bà Huỳnh Thị Út huyện Cần
Giuộc, cùng các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản Khóa 2004 đã quan tâm chia sẻ và
ủng hộ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian thực tập.
Do lần đầu thực hiện đề tài, và do trình độ chuyên môn, kiến thức bản thân còn
hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô và các Bạn để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

- iii -


MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

TÓM TẮT ................................................................................................................ ii
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... vii

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH ...................................................... viii
I.

GIỚI THIỆU ..................................................................................................1

1.1

Đặt Vấn Đề.......................................................................................................1

1.2

Mục Tiêu Đề Tài ..............................................................................................2

1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................2
II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3

2.1

Giới Thiệu Sơ Lược về Cá Kèo .......................................................................3

2.1.1 Phân loại...........................................................................................................3
2.1.2 Phân bố.............................................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm hình thái ...........................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm môi trường sống...............................................................................4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng.......................................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng.......................................................................................6
2.1.7 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................6

2.2

Tình Hình Nuôi Cá Kèo Tại Việt Nam............................................................9

2.3

Sơ Lược về Huyện Gò Công Đông................................................................10

2.3.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................10
2.3.2 Kinh tế xã hội.................................................................................................11
2.3.3 Tình hình phát triển của huyện ......................................................................11
2.3.4 Tài nguyên tự nhiên .......................................................................................14
2.3.5 Tiềm năng kinh tế ..........................................................................................14
2.3.6 Tình hình phát triển thủy sản ở Gò Công Đông.............................................15
- iv -


III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................17

3.1

Thời Gian và Địa Điểm..................................................................................17

3.2

Phương Pháp Thu Thập Số Liệu....................................................................17

3.3


Xử Lý Số Liệu................................................................................................17

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................19

4.1

Thông Tin Về Nông Hộ .................................................................................19

4.1.1 Độ tuổi............................................................................................................19
4.1.2 Trình độ học vấn ............................................................................................20
4.1.3 Kinh nghiệm nuôi...........................................................................................20
4.1.4 Học hỏi kinh nghiệm......................................................................................21
4.2

Thông tin về mô hình .....................................................................................22

4.2.1 Diện tích nuôi.................................................................................................22
4.2.2 Mùa vụ nuôi ...................................................................................................23
4.2.3 Nguồn nước cung cấp ....................................................................................23
4.3

Kỹ Thuật Nuôi ...............................................................................................24

4.3.1 Chuẩn bị ao ....................................................................................................24
4.3.2 Nguồn giống, chất lượng giống và mật độ nuôi ............................................26
4.3.3 Quản lý thức ăn ..............................................................................................27
4.3.4 Quản lý môi trường........................................................................................28

4.3.5 Quản lý sức khỏe cá .......................................................................................29
4.3.6 Công tác phòng trừ bệnh................................................................................29
4.3.7 Thu hoạch.......................................................................................................30
4.3.8 Năng suất thu được ........................................................................................31
4.4

Đánh Giá Của Người Nuôi ............................................................................32

4.4.1 Thuận lợi ........................................................................................................32
4.4.2 Khó khăn ........................................................................................................32
4.4.3 Hướng phát triển trong tương lai ...................................................................33

-v-


V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................35

5.1

Kết luận ..........................................................................................................35

5.2

Đề nghị ...........................................................................................................35

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................36
PHỤ LỤC ...............................................................................................................38


- vi -


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1: Sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng cá kèo qua 5 tháng nuôi ............6
Bảng 2.2: Diện tích nuôi thủy sản của huyện...........................................................16
Bảng 4.1: Độ tuổi của nông hộ.................................................................................19
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ..................................................................20
Bảng 4.3: Kinh nghiệm nuôi của nông hộ................................................................21
Bảng 4.4: Công tác chuẩn bị ao................................................................................24
Bảng 4.5: Năng suất thu hoạch.................................................................................31
Bảng 4.6: Số hộ nuôi đạt và không đạt.....................................................................32
Bảng 4.7: Khó khăn của các hộ nuôi........................................................................33
Bảng 4.8: Hướng phát triển của người nuôi trong thời gian tới...............................33

- vii -


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Đồ thị

Trang

Đồ thị 4.1 Nguồn học hỏi kinh nghiệm .................................................................... 21

Đồ thị 4.2: Diện tích nuôi cá kèo ....................................................................................22
Hình 2.1: Cá kèo.........................................................................................................3
Hình 3.1: Bản đồ hành chánh huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang ...................18
Hình 4.1: Bón vôi, phơi ao.......................................................................................25
Hình 4.2: Ao nuôi cá kèo thương phẩm. ..................................................................26
Hình 4.3: Thức ăn nuôi cá kèo .................................................................................28
Hình 4.4: Ao nuôi cá có phủ lưới bảo vệ .................................................................29
Hình 4.5: Cá kèo thương phẩm. ...............................................................................31

- viii -


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay đã và đang được sự quan tâm và đầu tư
phát triển của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây nghề
nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng đã và đang có xu hướng
phát triển khá mạnh. Bên cạnh các đối tượng nuôi thường gặp như cá tra, cá mú, cá
chẽm, cá rô đồng…thì cá kèo hiện đã và đang được nhiều người quan tâm đầu tư
nghiên cứu góp phần đa dạng hóa loài và mô hình nuôi. Cá kèo (Pseudapocryptes
lanceolatus Block et Schneider, 1801) là loài rộng nhiệt, có khả năng sống ở cả ba
môi trường mặn, lợ và ngọt. Chúng thường phân bố ở bãi bồi các vùng sú, vẹt ven
biển.Có thể nói cá kèo là loài cá khá gần gũi trong bữa ăn hàng ngày của người dân
sống ven biển.
Cá có mùi vị thịt thơm ngon, đặc biệt là trong cách chế biến rất khác so với
các loài cá khác. Đây cũng là đặc trưng hấp dẫn nhất của các món ăn chế biến từ cá
kèo. Có thể nói cá kèo là một trong những loài cá có giá trị kinh tế cao, đặc sắc ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá kèo ngày càng cao trên thị trường, các mô

hình nuôi cá kèo theo hướng quảng canh, thâm canh, bán thâm canh…cũng xuất
hiện ngày càng nhiều. Cùng với xu thế đó thì việc nuôi cá kèo tại khu vực Gò Công
Đông cũng manh nha phát triển. Để hiểu rõ hơn về tình hình nuôi cá kèo tại khu vực
này và được sự cho phép của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo Sát Kỹ Thuật Nuôi Cá Kèo
(Pseudapocryptes lanceolatus Block et Schneider, 1801) tại huyện Gò Công Đông,
tỉnh Tiền Giang”.

-1-


1.2 Mục Tiêu Đề Tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu hiện trạng và tình hình nuôi cá kèo tại huyện Gò Công Đông, tỉnh
Tiền Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát kỹ thuật nuôi của các hộ nuôi cá kèo trong địa bàn điều tra.
Qua đó biết được những khó khăn, thuận lợi trong kỹ thuật nuôi cá kèo thương
phẩm của người nuôi trong vùng.

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu Sơ Lược về Cá Kèo
2.1.1 Phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá kèo thuộc:
Bộ: Percifomes
Họ: Gobiidea

Giống: Pseudapocryptes
Loài: Pseudapocryptes lanceolatus (Block et Schneider, 1801)
Tên đồng danh: Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1861)
Tên tiếng Việt: Cá kèo, Cá bống kèo, Cá kèo vảy nhỏ
Tên tiếng Anh: Stripper Goby

Hình 2.1: Cá kèo
2.1.2 Phân bố
Cá kèo phân bố rất rộng từ vùng cận nhiệt đới đến vùng nhiệt đới, từ vùng
ven biển Ấn Độ Dương đến vùng ven biển Thái Bình Dương khu vực Đông Nam Á,
các nước Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Srilanka,
Myanmar,…Cá kèo cũng xuất hiện ở Tahiti và tới vùng ven biển Nam Trung Quốc.
Ở Việt Nam cá kèo tập trung ở khu vực cửa sông, cửa biển và các bãi triều.
Chúng phân bố chủ yếu tại khu vực ven biển của đồng bằng sông Cửu Long, đặc
biệt tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… nơi có độ mặn trung

-3-


bình và ổn định. Cá kèo còn tập trung sinh sống tại các ao hồ, đầm, kênh mương
nước lợ.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá kèo có đầu nhỏ hình chóp. Miệng cá tù, hướng xuống, miệng trước hẹp,
rạch miệng nằm ngang kéo dài đến bờ sau của ổ mắt. Răng hàm trên có đỉnh tù,
răng bên trong nhỏ mịn; răng hàm dưới xiên thưa. Cá kèo không có râu. Mắt tròn,
nhỏ nằm sát đỉnh đầu, khoảng giữa hai mắt hẹp. Lỗ mang hẹp, màng mang phát
triển. Cá kèo có thân hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi, có phủ vảy nhỏ tròn rất bé.
Hai vây lưng rời nhau. Hai vây bụng dính nhau tạo thành giác bám dạng phiễu hình
bầu dục. Vây ngực, vây bụng có khởi điểm trên một đường thẳng đứng. Vây đuôi
dài nhọn. Vây ngực có màu nhạt lấm tấm các đốm, dây đuôi có nhiều hàng chấm

đen. Các vây còn lại trắng nhạt (Nguyễn Nhật Thi,1999; trích bởi Lê Thị Phương
Thụy, 2007).
Cá có màu xám vàng hay xám trắng, nửa thân trên lưng có 7 - 8 sọc đen
hướng về phía trước. Các sọc này rõ về phía đuôi. Bụng màu nhạt.
Cá bống kèo cùng với các loài cá bống họ Gobiidae đều không có dạ dày,
thực quản nối liền với ruột. Do không có dạ dày nên vai trò tiêu hoá, hấp thu thức
ăn và chất dinh dưỡng đều do ruột đảm nhận. Đầu trước của ruột phình ra to thành
“cầu ruột”, không có tế bào tiết acid cũng như không có enzyme pepsin. Ở toàn bộ
ống tiêu hoá của chúng có các enzyme phân giải chất đường (amylase,
glycogenase…), enzyme phân giải mỡ (lypase), enzyme phân giải chất đạm
(trypsinogen…). Ruột cá kèo ngắn, uốn khúc 3 - 4 lần nối các cơ quan tiêu hoá khác
(Nguyễn Chung, 2008).
2.1.4 Đặc điểm môi trường sống
2.1.4.1 Nhiệt độ
Cá kèo là loài rộng nhiệt sống ở khoảng nhiệt độ từ 15 - 370C. Chúng có tập
tính nằm phơi mình dưới ánh sáng mặt trời và sống ở bãi bồi có mực nước thấp.
Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của cá kèo là 27 - 330C.
Khi nhiệt độ trong nước quá cao cá kèo có xu hướng chui sâu xuống bùn,
đào những hang sâu để ngủ hè trốn nóng.

-4-


2.1.4.2 pH
Mỗi loài cá đều có khả năng sống và phát triển tốt trong một khoảng pH nhất
định. Khi pH trong môi trường nước quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt
đến sự phát triển của cá. Theo Leivestad, 1982 (trích bởi Nguyễn Văn Luận, 2005)
khi pH trong môi trường nước thấp sẽ làm cho bề mặt mang cá gia tăng tiết nhớt.
Nếu lượng nhớt tiết ra nhiều gây trở ngại cho việc hô hấp và trao đổi các ion qua
mang. Đối với cá kèo độ pH thích hợp nhất là 6,5 - 8.

2.1.4.3 Độ mặn
Cá kèo có tính thích nghi rộng sống được ở môi trường nước lợ mặn, lợ và
ngọt với độ mặn từ 0 - 30‰. Tuy vậy độ mặn thích hợp nhất cho cá kèo sống và
sinh trưởng là 10‰.
2.1.4.4 Hàm lượng oxy hòa tan
Oxy hoà tan là yếu tố rất quan trọng đối với mọi cơ thể sống. Cá cũng như
các loài sinh vật khác đều cần một lượng oxy nhất định để thực hiện quá trình trao
khí cũng như quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
Cá kèo và các loài cá không vẩy đều có khả năng hô hấp qua da nên chúng
có thể sống dễ dàng ở các khu vực nước cạn, bãi bồi hay trong hang một thời gian
dài. Chính vì thế, hàm lượng oxy hòa tan trong nước ít ảnh hưởng đến khả năng
sống và phát triển của cá kèo. Mặc dù vậy, để duy trì chất lượng nước và hàm lượng
oxy hòa tan cần thiết cho phiêu sinh động vật phát triển nên hàm lượng oxy hòa tan
trong ao nuôi cá kèo là 2 - 4 mg/L.
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tuy cá kèo là loài tạp ăn nhưng không hiếu động, háu ăn. Cá ăn mồi vào ban
ngày khi trời mát và cả ban đêm thường vào con nước rong.
Cá kèo là loài ăn tạp thiên về thực vật, tỉ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài
chuẩn là 3,27 (Trần Khắc Định, 2002). Tác giả khảo sát trong ống tiêu hóa của cá
kèo thì thấy tảo khuê, mùn bã hữu cơ và tảo lam là ba loại thức ăn có tần số xuất
hiện nhiều nhất với tỉ lệ: tảo khuê 83,12%, mùn bã hữu cơ 14,1%, tảo lam 1,89%
và thấp nhất là Copepoda và Cladocera 0,058%. Cùng với nghiên cứu trên theo
Johnstone,1903 (trích bởi Dương Nhật Long, 2004) mô tả khảo sát trong ống tiêu

-5-


hóa của cá kèo phát hiện rằng các thành phần thức ăn gồm có khoảng 70% tảo silic
và 30% tảo sợi, một ít giáp xác, một ít lab lab và mùn bã hữu cơ.
Giai đoạn ấu trùng, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng được tạo ra từ cơ thể

mẹ. Giai đoạn sau cá dinh dưỡng bằng thức ăn bên ngoài thức ăn tự nhiên hoặc thức
ăn nhân tạo. Thức ăn tự nhiên gồm có tảo, mùn bã hữu cơ, giun ít tơ, ấu trùng muỗi
lắc, côn trùng thủy sinh, luân trùng và các loại giáp xác hoặc động vật đáy khác.
Thức ăn nhân tạo: thức ăn tự chế biến, thức ăn của tôm, cá hoặc cám chăn nuôi.
Khi cá đạt trên 15 cm thì khoảng 50% là ăn các loài giáp xác: tôm, cua, ghẹ,
ốc nhỏ và cá nhỏ, còn lại là mùn bã hữu cơ, xác động vật, thực vật phân rã.
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường
sống và các giai đoạn phát triển của cá. Lúc nhỏ cá tăng trọng chiều dài nhanh hơn
tăng trưởng về trọng lượng, và ngược lại khi lớn lên chúng lại đạt sự tăng trọng cao
hơn.
Bảng 2.1: Sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng cá kèo qua 5 tháng nuôi
Tháng nuôi

Chiều dài trung bình (cm)

Trọng lượng trung bình (g)

0

1,3

0,056

1

7,45

1,83


2

12,93

9,17

3

16,38

18,67

4

17,46

21,33

5

18,63

23,26

(Nguồn: Công ty Uni – President)
Trong tháng đầu cá tăng trưởng nhanh về chiều dài từ 1,3 lên 7,45, trong khi
đó trọng lượng tăng ít từ 0,056 lên 1,83. Từ tháng thứ hai trở đi sự tăng trọng lượng
cao hơn về chiều dài.
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Để đảm bảo sự duy trì nòi giống, cá cũng có hoạt động sinh sản như các loài

động vật khác. Cá thuộc loại sinh sản hữu tính nên trong quá trình sinh sản phải có
sự tham gia của cá thể đực và cái. Cơ quan sinh dục đực và cái sẽ sản xuất ra tinh
-6-


trùng và trứng. Khi trứng và tinh trùng kết hợp với nhau sẽ tạo ra hợp tử và phát
triển thành phôi. Có một số loài cá khi nhìn vào hình dạng bên ngoài ta có thể phân
biệt được cá đực và cái còn đối với cá kèo thì khó phân biệt hơn vì cá kèo đực và
cái có hình dạng giống nhau. Chúng ta có thể phân biệt dựa vào các đặc điểm sau:
2.1.7.1 Phân biệt giới tính
Theo Ngô Ngọc Vân, 2005 cá kèo rất khó phân biệt được giới tính bằng cách
quan sát hình thái bên ngoài, ngoại trừ trong mùa sinh sản khi cá đã thành thục sinh
dục. Đến giai đoạn thành thục, cá có một số thay đổi hình dạng ngoài so với bình
thường:
a/ Cá kèo cái
Cũng như các loài cá khác, khi đạt đến giai đoạn thành thục sinh dục cá
có các biểu hiện khác so với bình thường: cá có màu sậm hơn, các sọc và các đốm
trên lưng rõ hơn, bụng to đặc biệt là lỗ sinh dục có màu ửng hồng.
b/ Cá kèo đực
Thân cá thon dài, đầu hơi thon nhỏ, bụng nhỏ, lỗ sinh dục tái nhợt, màu
sắc trên cơ thể sặc sỡ với nhiều vân hơn so với cá cái.
Hình thái giải phẩu
- Cá cái: Buồng trứng có kích thước nhỏ, dài khoảng 8 - 14 mm, màu vàng
nhạt đến màu vàng cam tùy vào mức độ phát dục của buồng trứng. Buồng trứng có
dạng hai thùy nằm dọc bên trong bụng cá và dính sát vào xương sống của cá bởi
một lớp màng mỏng.
- Cá đực: Buồng tinh rất nhỏ, có dạng sợi xoắn, màu trắng đục, dài khoảng
5 - 7 mm, nằm dọc bên trên buồng trứng và kề với ruột. Khi giải phẩu cá rất khó
phân biệt giữa ruột và tinh sào (nếu như ruột bị đứt).
Theo Nguyễn Chung 2008, cá kèo có sự thay đổi giới tính, cá đực sau khi

tham gia sinh sản đầu tiên có thể biến đổi thành cá cái. Ngô Ngọc Vân, 2005 cũng
cho rằng cá kèo là loài lưỡng tính nhưng lưỡng tính theo kiểu đực trước cái sau hay
ngược lại thì vẫn chưa có kết luận chắc chắn.

-7-


2.1.7.2 Tuổi và kích cỡ thành thục
Cá kèo là loài cá có kích thước tương đối nhỏ, cá thành thục khoảng 8 - 10
tháng tuổi, đạt chiều dài 15 - 20 cm, nặng 25 - 35 gr/con.
Hệ số thành thục (GSI: Gonado somatic index) của cá kèo đạt cao nhất từ
tháng 6 đến tháng 8 và tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
Cá kèo sinh sản tự nhiên ở các thủy vực, bãi bồi ven biển. Mùa sinh sản từ
tháng 4 đến tháng 9 trong năm.
2.1.7.3 Mùa vụ sinh sản và đặc tính môi trường sinh sản
Nghiên cứu của Bộ Thủy Sản Việt Nam cá kèo có thể đẻ quanh năm, thời vụ
chính là trước mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 5. Người dân thu được cá kèo bột, cá
kèo con có kích thước 1 - 2 cm vào tháng 5 - 8. Mùa vụ phụ khoảng cuối mùa mưa
từ tháng 6 - 8 nên từ tháng 9 - 12 là thu được cá kèo giống đợt hai.
Cá kèo đực và cái khi thành thục sẽ tách đàn và vượt chướng ngại vật để tìm
đến những vùng biển thích hợp cho sinh sản.
Trước khi sinh sản cá không ăn, cá cái đến thời kỳ thành thục, chín mùi sinh
dục sẽ chủ động gia tăng hoạt động sinh dục với cá đực. Cá đực và cá cái chín mùi
sinh dục sẽ bắt thành từng cặp, khi sắp đẻ cá thường xuyên bơi lội ở tầng nước mặt.
Khi giao phối chúng áp thân vào nhau và nổi lên mặt nước mỗi lần khoảng 3 - 5
phút. Sau đó tách ra và cá cái tiết trứng. Cá đẻ từng đợt kéo dài trong 7 ngày, thời
gian thường từ sáng sớm đến nửa đêm.
2.1.7.4 Phát triển ấu trùng và cá bột của cá kèo
Ấu thể cá kèo mới nở có chiều dài 0,8 - 1,21 mm, noãn hoàng dài 0,4 - 0,6
mm. Trong thời gian đầu ấu trùng sống nhờ noãn hoàng và có màu trong suốt.

Sau khi sử dụng hết noãn hoàng, miệng ấu trùng mở ra và hàm bắt đầu cử
động để tìm mồi ăn. Lúc này ấu trùng có màu vàng nhạt rồi chuyển dần sang màu
nâu tái hay nâu đỏ, bụng cá có màu trắng.
Tiếp theo, ấu trùng bắt đầu đời sống của cá bột, lúc này cá có màu vàng sáng
và cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh. Khi cá tự động săn mồi là trở thành cá con thực
thụ.

-8-


Cá con có chiều dài 1,2 - 1,5 cm, cá khỏe mạnh thân có màu sáng hơn và cá
chủ động bơi lội. Do trong tự nhiên hoang dã có nhiều địch hại nên tỉ lệ sống của cá
bột thường rất thấp. Khi tới vùng cửa sông, cửa biển, vùng rừng đước tỉ lệ sống của
cá kèo không quá 0,1%.
2.2 Tình Hình Nuôi Cá Kèo Tại Việt Nam
Trong phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở các
tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đang nổi lên mô hình nuôi cá kèo. Nhưng
hiệu quả nhất là mô hình nuôi luân canh cá kèo - tôm sú; cá kèo - muối. Đến nay có
gần 5.000 ha mô hình nuôi luân canh cá kèo - muối ở các tỉnh ven biển Đồng bằng
Sông Cửu Long. Riêng huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu đã có 545 ha đất muối nuôi
cá kèo.Trà Vinh hiện có hơn 100 trang trại thả giống và có hàng ngàn hộ dân nuôi
cá kèo từ tự nhiên. Xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, xã
Thừa Đức (Bình Đại) tỉnh Bến Tre cũng đã ứng dụng thành công mô hình nuôi cá
kèo thương phẩm và mô hình nuôi thâm canh cá kèo trong ao tôm sú công nghiệp.
Hiện nay mô hình này đang được nhân rộng tại ba huyện thuộc Bến Tre (Ba
Tri, Bình Đại và Thạnh Phú), Nhà Bè. Nuôi cá kèo không chỉ mang lại hiệu quả
kinh tế cao trên đơn vị diện tích, cải thiện đời sống nhân dân vùng ven biển mà còn
khai thác tối đa tiềm năng đất đai trong mùa mưa, cải tạo độ phì nhiêu của đất trong
vụ nuôi tôm sú, môi trường ổn định và phát triển bền vững môi trường.
Tại Nhơn Trạch, Đồng Nai hình thức nuôi này còn nhằm mục đích phòng hộ,

bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái.
Các hình thức nuôi cá kèo hiện nay:
- Nuôi quảng canh, bán thâm canh trong ao nuôi tôm sú.
- Nuôi thâm canh.
- Nuôi ghép hoặc nuôi độc canh trong các ruộng lúa bị nhiễm mặn, trong
các vuông nuôi tôm hay trên các ruộng muối vào mùa mưa.

-9-


2.3 Sơ Lược về Huyện Gò Công Đông
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Gò Công Đông là một trong 9 huyện thị thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm
ở tọa độ địa lý từ 106035’ - 10607’30’’ kinh độ Đông và 10007’ - 10030’ độ vĩ Bắc.
Phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Tân Phú Đông của tỉnh
Tiền Giang, phía Tây giáp thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây, phía Đông giáp
biển Đông.
Huyện Gò Công Đông có 13 đơn vị hành chính có vị trí quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế biển của Tỉnh. Bao gồm: Thị trấn Tân Hòa, xã Phước
Trung, xã Tăng Hòa, xã Tân Thành, xã Tân Điền, xã Vàm Láng, xã Tân Phước, xã
Gia Thuận, xã Kiểng Phước, xã Tân Đông, xã Tân Tây, xã Bình Ân và xã Bình
Nghị.
Toàn bộ phía Đông của huyện tiếp giáp với 32 km bờ biển với hai cửa sông
lớn là Cửa Tiểu và cửa Soài Rạp là các cửa ngõ thông ra biển Đông, là điều kiện
thuận lợi để giao lưu với tỉnh bạn và quốc tế.
2.3.1.2 Địa hình
Huyện Gò Công Đông có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 1%.
Cao trình biến thiên từ 0 m đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến
1,1 m, có khuynh hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam và Tây Đông.

2.3.1.3 Khí hậu thời tiết
Gò Công Đông nằm trong chế độ khí hậu chung cả miền Tây Nam bộ, có hai
mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió
mùa Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trùng với gió mùa Đông
Bắc. Nhiệt độ cao và ổn định, trung bình năm là 27,90C, nhiệt độ chênh lệch giữa
các tháng không lớn khoảng 40C.
2.3.1.4 Lượng mưa
Lượng mưa vào loại thấp của Đồng bằng sông Cửu Long, trung bình năm
1.191 mm và có khuynh hướng giảm dần theo hướng biển Đông. Trong năm có hai
mùa gió chính là: Gió mùa Tây Nam với tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình

- 10 -


2,4 m/giây và gió mùa Đông Bắc với tần suất 50 - 60%, tốc độ gió trung bình 3,8
m/giây. Nhìn chung, yếu tố độ ẩm, không khí, gió bốc hơi, giờ nắng phân hoá sâu
sắc theo mùa mưa và mùa khô.
2.3.1.5 Chế độ thủy văn
Gò Công Đông có hệ thống sông rạch chằng chịt có ba hệ thống sông lớn như
sông Soài Rạp, sông Cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ cung cấp đủ nguồn nước cho sinh
hoạt của người dân. Phía Đông các xã Tân Điền, Tân Thành và xã Phú Tân giáp
biển Đông chịu ảnh hưởng bán nhật triều không đều.
2.3.2 Kinh tế xã hội
2.3.2.1 Kinh tế
Phát huy lợi thế của vùng kinh tế biển, cùng với chương trình ngọt hóa Gò
Công đã khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế, cơ cấu giá trị tính theo giá trị
thực tế năm 2007. Cụ thể như sau:
- Khu vực I (nông - lâm - ngư) đạt 68,8%
- Khu vực II (công nghiệp - xây dựng) đạt 9,5%
- Khu vực III (thương mại - dịch vụ) đạt 21,7%

Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, quốc phòng và an ninh có nhiều
tiến bộ. Đời sống của nhân dân được ổn định và cải thiện.
2.3.2.2 Xã hội
Dân số 143.418 người, mật độ 415 người/km². Đa số dân cư tập trung ở ven
đường, ven sông và khu vực thị xã để được thuận lợi trong việc huy động sản xuất,
trao đổi hàng hoá, giải quyết tiện nghi kỹ thuật và sinh hoạt.
2.3.3 Tình hình phát triển của huyện
Huyện Gò Công Đông trước đây là một vùng đất nhiễm mặn phèn lâu đời,
thường xuyên nên hàng năm chỉ sản xuất được một vụ lúa mùa năng suất thấp, bấp
bênh do đó đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Sau vụ mùa nhân dân
phải đi làm thuê mướn nơi khác để tìm nguồn thu nhập thêm. Trước tình hình đó,
được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư thực hiện dự án ngọt hóa Gò Công đã
tạo sự chuyển biến tích cực cho vùng Gò Công, trong đó có huyện Gò Công Đông.

- 11 -


2.3.3.1 Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đã phát triển ổn định, từ sản xuất chỉ một vụ/năm đến
năm 2002 có 13.000 ha sản xuất ba vụ lúa/năm, 3.256 ha sản xuất hai vụ/năm.
Năng suất lúa bình quân 4,5 tấn/ha. Sản lượng lương thực 180.000 tấn, bình quân
lương thực 960kg/đầu người. Riêng trong năm 2007, tổng sản lượng lương thực
195.931 tấn, trong đó sản lượng lúa thơm giá trị cao chiếm 60%, sản lượng lúa chất
lượng cao chiếm 30%.
Từ thực tế độc canh cây lúa dần dần chuyển sang đa dạng hóa cơ cấu cây
trồng. Sản xuất hoa màu gia tăng với diện tích gieo trồng hàng năm 8.300 ha. Kinh
tế vườn từng bước phát triển với diện tích 2.160 ha (trong đó khoảng 700 ha trồng
cây sơ ri).
Phong trào chăn nuôi ổn định hàng năm duy trì đàn heo 44.012 con, gần
1.000.000 con gia cầm. Nuôi bò, dê đang có xu thế phát triển .

2.3.3.2 Thủy sản
Sản xuất thủy sản đang được quan tâm đầu tư có bước phát triển khởi sắc
nhất là lĩnh vực nuôi thủy sản. Đến năm 2008, huyện có diện tích nuôi thủy sản
hàng năm là 3.566 ha. Trong đó nuôi tôm sú vẫn giữ vai trò chủ đạo với số lượng
con giống thả nuôi gần 300.000.000 con đã tạo nguồn thu nhập đáng kể. Hoạt động
đánh bắt hải sản giảm số phương tiện do nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt, ngư
dân thiếu vốn tích lũy để đầu tư cải tạo, đóng mới phương tiện đánh bắt xa bờ.
Tổng sản lượng thủy hải sản thu hoạch hàng năm của huyện 55.140 tấn.
Để khai thác tiềm năng thủy sản huyện đang tranh thủ cấp trên đầu tư để
đưa vào khai thác các vùng dự án nuôi tôm bắc Gò Công, diện tích đất lúa ven đê
năng suất thấp sang nuôi thủy sản.
Tình hình nuôi cá kèo ở huyện: Từ năm 2006 tình hình nuôi tôm sú trong
địa bàn và các khu vực lân cận như huyện Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long
An phát triển mạnh, nước thải ra từ các ao nuôi gây ô nhiễm nguồn nước làm tôm
bệnh và chết hàng loạt. Mặt khác trên thị trường giá tôm thương phẩm lại sụt giảm,
một số hộ có xu hướng chuyển sang nuôi loài khác. Cùng với sự thành công của
các hộ nuôi cá kèo tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu một số hộ nuôi tôm trong vùng

- 12 -


đã mạnh dạn chuyển hướng sang nuôi cá kèo. Ban đầu chỉ có một vài hộ nuôi, đến
năm 2007 số hộ nuôi tăng dần lên 26 hộ. Đến nay số hộ nuôi tăng lên trên 30 hộ và
xu hướng nuôi cá kèo trong vùng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
2.3.3.3 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện còn yếu kém, quy
mô sản xuất nhỏ, máy móc thiết bị lạc hậu. Sản phẩm nông nghiệp, hải sản chủ yếu
bán thô chưa qua chế biến nên thu nhập còn thấp.
2.3.3.4 Thương mại
Hoạt động thương mại du lịch phát triển khắp đến vùng nông thôn đáp ứng

lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
2.3.3.5 Cơ sở hạ tầng
Lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm thực hiện. Qua
việc tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, đến nay trên địa bàn huyện cơ bản hoàn chỉnh
hệ thống thủy lợi nội đồng, mạng lưới đường huyện, đường xã được nhựa hóa,
bêtông hóa ngày một phát triển. Toàn huyện có 7 tuyến đường huyện với tổng
chiều dài 40 km, đã nhựa hóa được 3 tuyến đường với tổng chiều dài 18,479 km
đạt 46,19% tổng số chiều dài đường huyện hiện có.
Toàn huyện đã xây lắp được 284 km điện trung thế, 332 km điện hạ thế đáp
ứng được 31.964 hộ có điện sử dụng, đạt 98,98% trong đó có 19.283 sử dụng điện
kế chính chiếm tỉ lệ 57,6% góp phần đáng kể phát triển sản xuất và nâng cao đời
sống của hộ nông thôn. Nước: 73,5% số hộ có nước sạch sử dụng. Điện thoại: đến
tháng 6 năm 2008 đạt 10.432 thuê bao, quản lý tốt 25 đại lý điện thoại công cộng, 3
đại lý bưu điện, 30 đại lý Internet. Mật độ điện thoại cố định bình quân đạt 7
máy/100 dân.
Với kết quả trên kinh tế xã hội huyện đã có sự chuyển biến đáng kể, tốc độ
tăng GDP 9,2%. Giá trị xản xuất nông nghiệp tăng 4,5%/năm, công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp tăng 29,8%/năm, thương mại dịch vụ tăng 15,1%/năm.

- 13 -


2.3.4 Tài nguyên tự nhiên
2.3.4.1 Tài nguyên đất
Tổng quỹ đất tự nhiên của huyện là 26.768,16 ha, trong đó có các nhóm đất
chính như sau:
Đất phù sa cổ và phù sa ven biển chiếm phần lớn diện tích. Nhưng từ khi
thực hiện chương trình ngọt hóa Gò Công vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế
kỷ trước đến nay tình hình đất được cải thiện và thích hợp cho nhiều loại cây trồng,
vật nuôi. Đặc biệt với 20 km bờ biển với hàng ngàn ha bãi bồi rất thuận lợi trong

việc nuôi trồng các loại thủy hải sản như nghêu, tôm, cua và các loài đặc sản biển
khác.
Nhóm đất mặn chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện, chủ yếu ở
các xã ven biển: xã Tân Phước, xã Vàm Láng, xã Kiểng Phước. Chương trình ngọt
hoá Gò Công bằng biện pháp đắp đê ngăn mặn và đưa nguồn nước ngọt về đã mở ra
một diện tích lớn đất tăng vụ mùa khô hoặc đầu mùa khô.
Nhóm đất phèn có nhiều ở xã Tân Phước.
Nhóm đất cát giồng. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới
nhẹ, nên chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, hoa màu…
2.3.4.2 Tài nguyên rừng
Gò Công Đông có ba thảm thực vật mang tính chất tự nhiên là: rừng ngập
mặn ven biển gồm: bần, mắm, đước, rau muống biển, cỏ lức…; thảm thực vật rừng
nước lợ gồm: dừa nước, bần chua, ôrô, cóc kèn, mái dầm…; thảm thực vật vùng đất
phèn hoang gồm: cỏ năng, cỏ mồm, bàng, tràm tái sinh…
2.3.5 Tiềm năng kinh tế
2.3.5.1 Tiềm năng du lịch
Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội
không ngừng phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững. Hai lễ hội truyền thống
của địa phương là lễ hội Nghinh Ông được tổ chức tại Vàm Láng hàng năm vào
ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, và lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Công Định được
tổ chức trọng thể tại ấp 4, xã Tân Phước, ngày 20 tháng 8 dương lịch, thu hút rất
đông người dân trong khu vực đến tham dự.

- 14 -


Gò Công Đông còn bảo tồn các di tích quan trọng như đình Gia Thuận nơi
thờ anh hùng dân tộc Trương Công Định, miếu thờ Đốc binh Trương Công Luận ở
Tăng Hòa, ngôi miếu thờ Nam Hải tướng quân (còn gọi Lăng Ông) ở Vàm Láng,
đình Bình Ân, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm,

chùa Sắt Tứ...
Với ưu thế bãi biển, huyện đã hình thành khu du lịch sinh thái biển Tân
Thành, hàng năm đón tiếp đông đảo du khách khắp nơi, hàng năm lượng du khách
đến đạt hơn 331.500 lượt người. Với sự đầu tư và nâng cấp của Nhà nước, Gò Công
Đông hứa hẹn sẽ mở ra điểm du lịch lý tưởng cho nhân dân toàn khu vực.
Với những thành tựu và thế mạnh kinh tế, Gò Công Đông có ý nghĩa quan
trọng trong việc góp phần giữ vững an ninh vùng biển, tạo tiền đề và điều kiện
cơ bản tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
công nghiệp và nông nghiệp.
2.3.5.2 Những lợi thế so sánh
Với ưu thế về hệ thống sông và các cửa biển (Cửa Tiểu và cửa Soài Rạp) sẽ
hình thành các cảng biển với quy mô nhỏ và vừa, mạng lưới giao thông thủy khá
phát triển có tác động thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá của huyện Gò Công với các
tỉnh trong vùng và cả nước. Mặc khác gần đường hàng hải quốc tế (cách Vũng Tàu
40 km), Gò Công có lợi thế để trở thành đầu mối khu vực đồng bằng sông Cửu
Long về giao lưu vận tải biển với cả nước, nhất là đủ khả năng tham gia các chương
trình hợp tác quốc tế về lao động.
2.3.6 Tình hình phát triển thủy sản ở Gò Công Đông
Mũi nhọn kinh tế của huyện là khai thác, nuôi trồng thủy sản, phát huy thế
mạnh ven biển, các "làng cá" từ xưa hình thành như Vàm Láng, Tân Phước... tiếp
tục phát triển với trên 3.000 ngư dân. Toàn huyện có 735 phương tiện đánh bắt,
trong đó có 350 phương tiện khai thác xa bờ, hàng năm sản lượng đạt trên 55.000
tấn. Cảng cá Vàm Láng được nâng cấp cải tạo.
Song song với đánh bắt, nghề nuôi thủy hải sản cũng tăng trưởng đáng kể.
Hai dự án nuôi tôm sú “Nam, Bắc Gò Công” đã đưa trên 70 ha vào nuôi công nghiệp,
bán công nghiệp hàng năm, 1.550 ha nuôi quảng canh. Tôm sú Gò Công thịt ngọt,

- 15 -



thơm, hàm lượng dinh dưỡng cao là sản phẩm được ưa chuộng của nhiều thị trường
trong và ngoài nước. Nghề nuôi nghêu được hình thành trên địa bàn huyện với diện
tích 1.600 ha nuôi ven biển, hàng năm đạt trên 31.000 tấn, mang lại hàng trăm tỷ
đồng cho nhân dân Gò Công.
Bảng 2.2: Diện tích nuôi thủy sản của huyện
Chỉ tiêu
Diện tích nuôi trồng
thủy sản (ha)
- Nước lợ mặn
- Nước lợ ngọt (lợ
vừa)

6 tháng đầu năm

Năm 2007

2008

Kế hoạch

107

582

988

50

296


508

57

286

480

(Nguồn: phòng kinh tế huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

- 16 -


×