Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỦY LÝ HÓA SINH TRONG EO NGÁCH TẠI HỒ DẦU TIẾNG, TÂY NINH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.94 KB, 71 trang )

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỦY LÝ HÓA SINH
TRONG EO NGÁCH TẠI HỒ DẦU TIẾNG, TÂY NINH.

Tác giả

NGUYỄN VĂN SANG

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản.

Giáo viên hướng dẫn:
Đặng Thị Thanh Hòa

Tháng 9 năm 2008
i


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm và quý thầy cô trong và ngoài Khoa Thủy Sản đã tận tình
dạy dỗ và truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, chúng tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đặng Thị Thanh Hòa
đã tận tình hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành quyển khóa
luận tốt nghiệp này.
Đồng thời cũng gửi lòng cảm ơn đến:
- Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tây Ninh.
- Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Tây Ninh.
- Công ty Khai Thác Thủy Lợi Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh.
- Các cán bộ ở Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản tỉnh Tây Ninh.
- Các anh chị và các bạn sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong học tập


cũng như trong khi thực hiện khóa luận.
- Cám ơn ba mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con tiến bước trong
học tập và cuộc sống.
Mặc dù khóa luận đã được thực hiện với tất cả sự cố gắng, tuy nhiên do nhiều lý
do mà khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của
quý thầy cô và các đọc giả.
Tác giả

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát một số đặc điểm thủy hóa, thủy sinh trong eo ngách tại hồ
Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh” được thực hiện từ 7/4 đến 14/7/2008 tại hồ Dầu Tiếng tỉnh
Tây Ninh.
Đề tài thực hiện nhằm tìm hiểu sự biến đổi các yếu tố thủy lý, hóa học đồng
thời tìm hiểu cơ sở thức ăn tự nhiên và sự biến động thành phần, số lượng loài phiêu
sinh vật tại điểm khảo sát.
Kết quả cho thấy không có sự chênh lệch lớn của nhiệt độ trong thời gian khảo
sát, nhiệt độ nước trung bình 29,80C, cao nhất 310C, thấp nhất 28,50C; oxy hòa tan có
hàm lượng 4 mg/L; pH dao động 6,5 – 7,5; độ kiềm tổng cộng trung bình 28,8 mg
CaCO3/L, cao nhất 38 mg CaCO3/L, thấp nhất 19 mg CaCO3/L; độ cứng tổng cộng
trung bình 54,84 mg CaCO3/L, cao nhất 62,06 mg CaCO3/L, thấp nhất 48,05 mg
CaCO3/L; hàm lượng chất hữu cơ lơ lững (TPM) trung bình 0,0051 mg/L, cao nhất
0,008 mg/L, thấp nhất 0,003 mg/L; hàm lượng NH3 và Nitrit < 0,5 mg/L.
Phiêu sinh thực vật: hiện diện 115 loài, trong đó tảo lục nhiều nhất với 68 loài,
tảo silic 16 loài, tảo lam 12 loài, tảo vàng ánh 7 loài, tảo giáp 7 loài. Mật độ tảo trung
bình 5.308 cá thể/L, biến thiên từ 1.052 đến 14.877. Các giống tảo chiếm ưu thế:
Closterium, Staurastrum, Melosira, Micrasterias, Oscillatoria và Cosmarium.
Phiêu sinh động vật: bao gồm 24 giống, trong đó Copepoda 4 giống,

Cladocera 7 giống, Rotifera 10 giống, Protozoa 3 giống. Mật độ trung bình 76 cá
thể/L. Các giống phiêu sinh động chiếm ưu thế: Bosmina, Moina, Brachionus,
Trichocera, Eucyclops.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

TRANG TỰA

i

LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG


vi

DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

vii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt Vấn Đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài..................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Khái Quát Về Hồ Chứa........................................................................................3
2.2 Một Số Nét Cơ Bản Về Hồ Dầu Tiếng................................................................4
2.2.1 Lịch sử hình thành ........................................................................................4
2.2.2 Vị trí địa lý ....................................................................................................4
2.2.3 Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng.................................................................4
2.2.4 Khí hậu..........................................................................................................5
2.2.5 Thủy văn .......................................................................................................5
2.2.6 Chất lượng nước............................................................................................6
2.2.7 Sản lượng cá khai thác ..................................................................................7
2.2.8 Một số đặc điểm về eo ngách........................................................................7
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8


3.1 Thời Gian Và Địa Điểm ......................................................................................8
3.2 Phương Pháp Thu Và Phân Tích Mẫu.................................................................8
3.2.1 Thủy hóa .......................................................................................................8
3.2.1.1 Phương pháp thu mẫu nước ...................................................................8
3.2.1.2 Phương pháp phân tích mẫu nước..........................................................9
3.2.2 Phiêu sinh vật................................................................................................9

iv


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

11

4.1 Thủy Hóa ...........................................................................................................11
4.1.1 Nhiệt độ.......................................................................................................11
4.1.2 pH................................................................................................................13
4.1.3 Oxy hòa tan (DO)........................................................................................14
4.1.4 Nitrogen ......................................................................................................15
4.1.5 Độ cứng tổng cộng......................................................................................16
4.1.6 Độ kiềm tổng cộng......................................................................................17
4.1.7 Hàm lượng vật chất lơ lửng ........................................................................18
4.2 Phiêu Sinh Vật ...................................................................................................19
4.2.1 Phiêu sinh thực vật......................................................................................19
4.2.1.1 Thành phần giống loài tảo....................................................................20
4.2.1.2 Mật độ tảo.............................................................................................23
4.2.2 Phiêu sinh động vật.....................................................................................27
4.2.2.1 Phân tích định tính ...............................................................................27
4.2.2.2 Phân tích định lượng ............................................................................30
4.3 So Sánh Thành Phần, Số Lượng Phiêu Sinh Vật Thời Điểm Khảo Sát Với

Vùng Hạ Lưu Hồ Dầu Tiếng Năm 2005. ................................................................34
4.3.1 Phiêu sinh thực............................................................................................34
4.3.2 Phiêu sinh động...........................................................................................34
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

35

5.1 Kết Luận ............................................................................................................35
5.1.1 Thủy hóa .....................................................................................................35
5.1.2 Phiêu sinh vật..............................................................................................36
5.1.2.1 Phiêu sinh thực vật ...............................................................................36
5.1.2.2 Phiêu sinh động vật ..............................................................................37
5.2 Đề Nghị..............................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

PHỤ LỤC

40

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang


Bảng 2.1

Thống kê lượng mưa tại lưu vực hồ Dầu Tiếng năm 2007

5

Bảng 2.2

Sản lượng khai thác thủy sản hồ Dầu Tiếng năm 2003

7

Bảng 4.1

Sự thay đổi nhiệt độ ở các vùng thu mẫu (hồ Dầu Tiếng).

13

Bảng 4.2

Sự biến thiên pH qua các đợt khảo sát.

14

Bảng 4.3

Sự biến thiên hàm lượng oxy qua các đợt khảo sát

15


Bảng 4.4

Biến thiên độ cứng tổng cộng (mg CaCO3/L) tại hồ Dầu Tiếng

17

Bảng 4.5

Biến thiên độ kiềm tổng cộng (mg CaCO3/L) tại hồ Dầu Tiếng

17

Bảng 4.6

Thành phần loài tảo tại các vùng thu mẫu

22

Bảng 4.7

Mật độ tảo trung bình tại các vùng khảo sát

26

Bảng 4.8

Mật độ tảo trung bình giữa các tháng khảo sát tại hồ Dầu Tiếng

26


Bảng 4.9

Số lượng giống loài phiêu sinh động tại ba vùng khảo sát

28

Bảng 4.10 Thành phần giống loài phiêu sinh động qua các tháng khảo sát

vi

29


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Đồ thị

Nội dung

Đồ thị 4.1

Biến thiên hàm lượng chất hữu cơ qua các đợt khảo sát

19

Đồ thị 4.2

Thành phần loài phiêu sinh thực vật tại hồ Dầu Tiếng

20


Đồ thị 4.3

Thành phần loài giữa các tháng thu mẫu

23

Đồ thị 4.4

Mật độ các ngành tảo qua các đợt khảo sát tại vùng I

24

Đồ thị 4.5

Mật độ các ngành tảo qua các đợt khảo sát tại vùng II

25

Đồ thị 4.6

Mật độ các ngành tảo qua các đợt khảo sát tại vùng III

25

Đồ thị 4.7

Thành phần giống loài phiêu sinh động tại hồ Dầu Tiếng

28


Đồ thị 4.8

Mật độ cá thể trung bình/lít nước qua các lần khảo sát

30

Đồ thị 4.9

Biến động mật độ cá thể qua các tháng khảo sát

31

Đồ thị 4.10

Mật độ các nhóm, ngành phiêu sinh động tại vùng I

31

Đồ thị 4.11

Mật độ các nhóm, ngành phiêu sinh động tại vùng II

32

Đồ thị 4.12

Mật độ các nhóm, ngành phiêu sinh động tại vùng III

33


Trang

Hình

Nội dung

Hình 1

Micrasterias alata

45

Hình 2

Ceratium hirundinella

45

Hình 3

Staurastrum sexangulare

46

Hình 4

Micrasterias sp2

46


Hình 5

Gloeocapsa sp

47

Hình 6

Arthrodesmus convergens

47

Hình 7

Triploceras gracile

48

Hình 8

Micrasterias sp1

48

Hình 9

Eucyclops sp

49


vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Ở nhiều nước trên thế giới và ngay tại Việt Nam, một số hồ chứa được xây
dựng nhằm mục đích cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, cho sinh hoạt của con
người, cũng như cho hệ thống thủy điện…Tuy nhiên, việc tận dụng nguồn lợi thủy
sản trong hồ cần được quan tâm.
Hồ Dầu Tiếng là một công trình thủy lợi lớn của miền Đông Nam Bộ có diện
tích mặt hồ ước khoảng 270 km2 thuộc các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình
Phước, trong đó Tây Ninh chiếm 2/3 diện tích mặt nước. Hồ Dầu Tiếng đã góp phần
phục vụ tốt cho hoạt động nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh và các vùng phụ cận.
Không những vậy hồ còn nhận được khu hệ động vật thủy sản phong phú của hệ
thống sông Sài Gòn. Đây là nguồn lợi không nhỏ cho việc phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh khi biết khai thác, sử dụng hợp lí.
Tuy nhiên trong những năm gần đây việc khai thác, nuôi trồng thủy sản ở hồ
Dầu Tiếng không được quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương, người
dân tự do khai thác, nuôi trồng thủy sản nên sản lượng khai thác ngày càng giảm, môi
trường nước trở nên ô nhiễm nghiêm trọng.
Trước tình hình đó để đánh giá hiện trạng của hồ, chúng ta cần phải dựa trên
nền tảng nghiên cứu các đặc điểm thủy lý, hóa học và sinh học để có một cái nhìn
thật khái quát về tiềm năng thủy sản của hồ, từ đó định hướng cho sự phát triển thủy
sản trong tương lai.

1



Do vậy để tìm hiểu phần nào về tình hình chất lượng nước của hồ, được sự
phân công của Khoa Thủy Sản chúng tôi thức hiện đề tài: “Khảo sát một số đặc điểm
thủy hóa, thủy sinh trong eo ngách tại hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện nhằm:
Tìm hiểu một phần chất lượng nước hồ Dầu Tiếng thông qua việc khảo sát sự
biến đổi các yếu tố thủy lý, hóa học đồng thời tìm hiểu cơ sở thức ăn tự nhiên thông
qua sự biến động thành phần, số lượng loài phiêu sinh vật của hồ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái Quát Về Hồ Chứa
Hồ chứa nước là công trình xây dựng của con người nhằm sử dụng tổng hợp
tài nguyên phục vụ nhiều ngành kinh tế như thủy điện, thủy lợi, du lịch, giao thông,
nuôi trồng thủy sản,…Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có gần 4.000 hồ chứa được
xây dựng, trong đó có 460 hồ có diện tích 1.000 – 10.000 ha, dung tích 1 triệu m3 trở
lên, có 5 hồ diện tích trên 10.000 ha (hồ Hòa Bình 30.000 ha, Thác Bà 23.400 ha, Trị
An 32.400 ha, Dầu Tiếng 27.000 ha, Thác Mơ 10.600 ha). Tổng diện tích hồ chứa
khoảng 300.000 ha với dung lượng 25 tỉ m3 nước (Trần Văn Vĩ và Huỳnh Thị Dung,
2003 trích bởi Mạc Thị Bửu Châu, 1998). Nói chung, các hồ chứa nước ta đều nhằm
phục vụ cho tưới tiêu, chống lũ và thủy điện.
Hồ chứa nước được tạo thành do ngăn sông suối để phục vụ cho kinh tế, sinh
hoạt của người dân. Bên cạnh lợi ích to lớn do hồ chứa mang lại, việc hình thành hồ
chứa có ý nghĩa to lớn đến dân cư trong vùng sẽ bị ngập nước cuộc sống sẽ gặp nhiều
khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, dùng mặt nước hồ chứa để phát triển nuôi trồng thủy
sản tăng thêm thu nhập cho người dân là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Nghề cá hồ chứa sẽ góp phần cải thiện đời sống dân cư quanh khu vực lòng hồ.

Trước đây, nhà nước đã quan tâm đáng kể đối với việc phát triển nghề cá hồ
chứa, tuy nhiên do việc đầu tư về vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở thực hiện chưa
được đúng mức, đồng thời công tác quản lý chăm sóc hồ chứa chưa được nghiên cứu
nhiều cho nên sự phát triển nghề cá hồ chứa bị hạn chế. Thời gian gần đây, việc phát
triển nghề cá trong hồ chứa đang được các địa phương đẩy mạnh thông qua nhiều dự
3


án tổng thể phát triển nghề cá và kinh doanh tổng hợp vùng hồ cùng với cán bộ quản
lý, cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, đội ngũ công nhân quản lý hồ có tay nghề cao
và phẩm chất tốt. Việc phát triển nghề cá trong hồ chứa được hoạch định thông qua
việc khai thác, bảo vệ thủy sản vùng hồ, thả cá nuôi trong hồ, nuôi cá bè trong
hồ,…đã được triển khai tại một số hồ chứa trên cả nước như hồ Ba Bể, hồ Trị An, hồ
Sông Mây…
2.2 Một Số Nét Cơ Bản Về Hồ Dầu Tiếng
2.2.1 Lịch sử hình thành
Hồ Dầu Tiếng được hình thành do chặn dòng thượng lưu sông Sài Gòn (thuộc
huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), được xây dựng vào tháng 4/1981 và đến
tháng 1/1985 được đưa vào sử dụng.
Diện tích lòng hồ khoảng 27.000 ha trải dài qua 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình
Dương, Bình Phước thuộc phạm vi 4 huyện: Tân Châu và Dương Minh Châu thuộc
tỉnh Tây Ninh, Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương, Bình Long thuộc tỉnh Bình Phước.
Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông Sài Gòn có lưu lượng bình quân mùa kiệt bằng
14 m3/giây, thuộc 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, trong đó Tây Ninh
chiếm 2/3 diện tích mặt nước. Diện tích mặt hồ ứng với mực nước 24,4 m là 27.000
ha. Lưu lượng xả trung bình mùa khô 20 – 28 m3/giây. Mực nước gia cường của hồ là
25,1 m, mực nước chết 17,0 m. Hai hệ thống kênh chính dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng là
hệ thống kênh Đông về huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) và hệ thống kênh Tây về
các huyện Đức Hòa, Đức Huệ (Long An).
2.2.2 Vị trí địa lý

Công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng chủ yếu thuộc hai tỉnh Tây Ninh và Bình
Dương. Công trình nằm ở tọa độ 11018’ độ vĩ bắc 106020’ độ kinh đông, cách
TP.HCM khoảng 100 km và cách thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 60 km.
2.2.3 Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng
Lưu vực hồ Dầu Tiếng có dạng hình lòng chảo thoải về phía hai sông (sông
Sài Gòn và sông Bà Hảo), độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 25 ÷ 27 m. Đất
trên lưu vực: vùng cao là đất đỏ, thấp hơn là đất xám.
4


2.2.4 Khí hậu
Lưu vực hồ Dầu Tiếng nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Với
hai mùa mưa nắng rõ rệt:
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, gió thịnh hành là gió mùa Tây Nam.
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm là 270C.
Mưa trên lưu vực diễn ra không đồng bộ, lượng mưa phân bố không đều giữa
các vùng, lượng mưa trung bình nhiều năm trên toàn khu vực khoảng 2.010 mm.
Bảng 2.1 Thống kê lượng mưa tại các trạm thuộc lưu vực hồ Dầu Tiếng năm 2007
Tháng

S
T
T

Lượng mưa tháng (x mm)
1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tổng

Trạm

1

Đầu Mối

18


4

37

140

144

242

352

314

492

183

98

6,5

2.050

2

Thị Xã

1,7


-

34

12

239

149

340

286

356

299

109

27

1.852

3

Đồng Pan

11


-

73

23

175

299

230

303

320

260

141

4

1.840

4

Kà Tum

-


27

79

28

213

181

268

301

227

306

16

-

1.646

5

Lộc Ninh

12


-

66

64

390

219

628

534

273

236

26

-

2.447

6

Chơn Thành

-


-

45

208

289

189

345

313

232

357

45

32

2.035

7

5

59


79

242

213

360

342

317

274

72

12

1.982

BQLV

Nguồn: Công ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng, 2007.
2.2.5 Thủy văn
Trong lưu vực và vùng hưởng lợi của hồ Dầu Tiếng có hai con sông lớn là
sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng núi của tỉnh Bình Phước có độ cao 200 m.
Diện tích lưu vực từ thượng lưu đến đập chính hồ Dầu Tiếng là 270 km2. Lượng
dòng chảy trong lưu vực hồ chiếm 70 ÷ 80% tổng lượng dòng chảy năm, tập trung
vào các tháng mưa. Về mùa lũ, lưu vực hồ Dầu Tiếng thường hay bị ảnh hưởng do

5


dòng chảy mang nhiều bùn cát bị rửa trôi chảy vào hồ, đặc biệt là các trận mưa đầu
mùa có lượng mưa lớn dễ bị rửa trôi gây nên hiện tượng bồi lắng lòng hồ.
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng núi thấp thuộc Campuchia. Chế độ
mưa của lưu vực sông biến đổi theo mùa và có lượng mưa trung bình nhiều năm
khoảng 1.650 mm (Nguồn: Công ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng, 2007)
2.2.6 Chất lượng nước
Theo tài liệu khảo sát của Đoàn Văn Tiến (2005) thì pH biến động trong
khoảng 6 – 8,2; hàm lượng sắt biến động 0,000 – 0,17 mg/L phù hợp đối với nước
sinh hoạt và các mục đích khác. Hàm lượng COD biến động trong khoảng 1,16 –
6,51 mg/L; DO trong khoảng 6,01 – 7,98 mg/L; phosphate 0,19 – 1,78 mg/L;
ammonia 0,24 – 1,9 mg/L; nitrite 0,000 – 0,023 mg/L; độ trong 58 – 240 cm.
Nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ do các thành phần đạm ammonia,
phosphate gây nên, trong nguồn nước này còn có sự hiện diện của cadmium, arsen và
nitrite. Nguồn nước chứa nhiều ion kim loại do có hàm lượng tổng chất rắn tan
(TDS) và độ dẫn điện (EC) cao, tức là nguồn nước có hàm lượng sắt cao, đồng thời
hàm lượng oxy hòa tan trong nước càng giảm.
Một số yếu tố chất lượng nước có hàm lượng vượt mức cho phép của Tiêu
Chuẩn Việt Nam đối với đời sống thủy sinh vật: ammonia, phosphate, sắt tổng cộng,
chì.
Độ trong quá cao cho thấy nguồn nước nghèo phiêu sinh vật. Đây là khâu
quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Độ trong cao dẫn đến sự phát
triển của các loài tảo có hại cho tôm cá.
(Nguồn: Chi cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản tỉnh Tây Ninh)

6



2.2.7 Sản lượng cá khai thác
Theo thống kê của Công Ty Khai Thác Thủy Lợi Dầu Tiếng, trích bởi Châu
Trần Phước Sang, 2004 thì sản lượng khai thác thủy sản toàn hồ năm 2003 là 581 tấn.
Được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 Sản lượng khai thác thủy sản hồ Dầu Tiếng năm 2003.
TT

Ngư cụ

Số lượng

Sản lượng TB

Tổng sản lượng

(kg/năm)

(kg)

1

Câu giăng

20

652,7

13.054

2


Lưới bén

65

2.576,0

167.440

3

Lưới đèn

20

6.755,0

135.100

4

Lưới thưa

20

1.356,5

27.130

5


Lưới xanh

30

7.607,5

228.225

6

Vó đèn

10

1.000,0

10.000

2.2.8 Một số đặc điểm về eo ngách
Eo ngách thường nằm ở vùng thượng lưu của hồ, có cao trình đáy thường cao
hơn đáy hồ chứa, được hình thành từ nguồn gốc xây dựng hồ chứa, từ các suối, sông
nhỏ phụ lưu, hoặc từ các vùng trũng nước dâng tạo thành eo ngách. Eo ngách thường
có dạng hẹp về bề ngang và kéo dài theo hình các dòng chảy phụ lưu vào hồ. Eo
ngách dùng để giữ nước và điều tiết nước theo yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra, eo ngách
giúp đánh bắt và khai thác thủy sản được dễ dàng và chủ động hơn so với hồ chứa.

7



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm
Chúng tôi tiến hành thu mẫu từ ngày 07/4/2008 đến 14/7/2008, thời gian lấy
mẫu từ 7 giờ đến 8 giờ 30 sáng trong ngày theo định kỳ 2 tuần 1 lần tại eo ngách hồ
Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh. Trong đó mẫu được thu tại các điểm thuộc ba vùng khác
nhau.
Vùng I: là vùng nước đứng, không có sự trao đổi nước với môi trường xung
quanh.
Vùng II: có sự trao đổi nước với môi trường xung quanh.
Vùng III: là vùng nước chảy.
3.2 Phương Pháp Thu Và Phân Tích Mẫu
3.2.1 Thủy hóa
3.2.1.1 Phương pháp thu mẫu nước
Vị trí thu mẫu: mẫu được thu cách bờ khoảng 30 đến 50 m. Mỗi vùng chúng
tôi tiến hành thu ở ba vị trí sau đó trộn lẫn với nhau để có được mẫu đại diện.
Đối với các chỉ tiêu nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, oxy hòa tan, pH,
ammonia và nitrite chúng tôi tiến hành đo ghi nhận kết quả tại hiện trường, trong đó:
pH, oxy hòa tan, ammonia, nitrite được đo bằng Test Kit; cho 5 ml nước mẫu vào
ống nhựa hoặc thủy tinh có chia vạch, nhỏ 5 giọt dung dịch hóa chất trong mỗi lọ
Test Kit vào ống nhựa hoặc thủy tinh chứa nước mẫu cần đo, để 3 đến 5 phút rồi tiến
hành so màu và ghi nhận kết quả; nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước được đo bằng
nhiệt kế thủy ngân từ 0 – 1000C. Nhiệt độ nước được đọc sau khi ngâm nhiệt kế trong
nước khoảng 3 – 5 phút.
8


Đối với các chỉ tiêu như độ kiềm tổng cộng, độ cứng tổng cộng, hàm lượng
vật chất lơ lửng; mẫu nước được thu và phân tích tại phòng thí nghiệm thủy hóa –
Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

Cách thu mẫu: dùng bình thu mẫu, thu ở tầng nước cách mặt 0,3 – 0,5 m, cho
đầy vào 6 bình nhựa có dung tích 1 lít (mỗi vùng thu 2 lít), sau đó đem bảo quản lạnh
bằng thùng đá.
Tất cả các chỉ tiêu đem phân tích tại phòng thí nghiệm được thực hiện trong
vòng 3 ngày sau khi thu mẫu, để tránh hiện tượng bay hơi kèm theo các chất cần
phân tích.
3.2.1.2 Phương pháp phân tích mẫu nước
Độ cứng được phân tích theo phương pháp chuẩn độ EDTA.
Độ kiềm được phân tích theo phương pháp chuẩn độ bằng dung dịch acid
H2SO4 0,02N với chất chỉ thị màu methyl orange.
Hàm lượng vật chất lơ lửng (TSS) được đo bằng cách dùng giấy lọc Whatman
có đường kính 2,5 cm, đã cân trước trọng lượng, lọc 500 ml nước mẫu, sau đó đem
sấy ở nhiệt độ 1000C trong thời gian 1 giờ, để nguội sau đó cân lại. Hàm lượng các
chất vẩn hữu cơ sẽ bằng khối lượng chênh lệch giữa hai lần cân.
Tất cả các chỉ tiêu được phân tích theo APHA, 1989.
3.2.2 Phiêu sinh vật
Phương pháp thu mẫu
Đối với mẫu định tính chúng tôi dùng vợt phiêu sinh có đường kính miệng vợt
30 cm. Giữ miệng vợt luôn cách mặt nước 30 – 50 cm trong lúc thu mẫu và cho vợt
lượn theo kiểu hình số 8, kéo nhiều lần, mẫu được thu ở đáy vợt bằng lọ P.E 120 ml
(lượng nước mẫu chứa trong lọ P.E chiếm 2/3 thể tích).
Đối với mẫu định lượng, mỗi lần thu 36 lít nước cách mặt nước 30 – 50 cm,
sau đó lọc qua lưới phiêu sinh để cô đặc lại và thu ở đáy vợt bằng lọ P.E 120 ml.
Mẫu định tính và định lượng được cố định bằng formol 4% ngay sau khi thu
mẫu.

9


Phương pháp phân tích mẫu

Mẫu định tính được lắng sau 2 ngày, dùng ống nhỏ giọt hút phần cặn lắng,
quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 10 và 40 để xác định đặc tính giống loài và định
danh theo Smith (1950), Shirota (1966), Bourrelly (1966, 1968, 1970).
Đối với mẫu định lượng, lắc và khuấy đều mẫu, sau đó hút ngẫu nhiên 1 ml
cho vào buồng đếm Sedgewick Rafer và đếm dưới kính hiển vi ở vật kính 10. Mỗi
mẫu được lặp lại 3 lần qua 3 tiêu bản, sau đó lấy trung bình cộng và suy ra kết quả số
cá thể trên 1 lít theo công thức sau:
N = n *(A/a)*(v/V)*1000
Trong đó:
N: Số cá thể/lít.
n: Số cá thể đếm được.
A: Tổng số ô của buồng đếm.
a: Tổng số ô đã đếm.
v: Thể tích mẫu sau khi cô đặc.
V: Thể tích mẫu lúc ban đầu.

10


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thủy Hóa
Chất lượng nước là một bộ phận rất cần thiết, không thể thiếu được trong nuôi
trồng thủy sản, vì những tính chất vật lý, thành phần hóa học của nước là môi trường
sống của thủy sinh vật. Có hiểu biết một cách sâu sắc và toàn diện về chất lượng
nước mới có thể nuôi trồng đạt hiệu quả kinh tế cao, vì những động vật thủy sản được
nuôi sẽ chậm lớn hay chết nếu không bảo đảm chất lượng nước thích hợp. Ngoài ra,
chất lượng nước còn ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình biến đổi sinh lý và bệnh lý
của cơ thể sinh vật. Thông qua các chỉ tiêu chất lượng nước, ta có thể đánh giá môi
trường đó tốt hay xấu, nghèo hay giàu dinh dưỡng, từ đó có những biện pháp quản lý

thích hợp để phòng chống dịch bệnh và nâng cao năng suất vật nuôi.
4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với đời sống của
thủy sinh vật vì không những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động sống
mà còn tác động đến các yếu thủy lý hóa khác.
Nhiệt độ phụ thuộc vào vĩ độ, độ cao và nhất là phụ thuộc vào thời gian chiếu
sáng trong ngày. Ngoài ra, nhiệt độ nước còn bị ảnh hưởng bởi độ đục, sức gió, độ
che phủ của cây cối trong thủy vực. Nhiệt độ nước còn thay đổi theo chu kỳ ngày
đêm, theo mùa.
Trong nuôi trồng thủy sản, nhiệt độ là một yếu tố môi trường ảnh hưởng rất
mạnh mẽ đến các hoạt động sống như sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư của
các thủy sinh vật. Theo Niconski, 1951; trích bởi Mạc Thị Bửu Châu, 1998 thì nhiệt
11


độ cơ thể cá chỉ chênh lệch nhiệt độ môi trường từ 0,5 – 10C, khi nhiệt độ môi trường
gia tăng cá tăng cường độ trao đổi chất, cường độ hô hấp, phôi phát triển nhanh, thời
gian thành thục ngắn…Vì vậy, việc theo dõi nhiệt độ môi trường nước rất cần thiết
trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời tạo môi trường sống thích hợp cho phiêu sinh
vật phát triển để làm nguồn thức ăn tự nhiên cho các động vật thủy sinh nói chung và
cá nói riêng.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy vùng I có nhiệt độ trung bình
300C, nhiệt độ dao động qua các lần khảo sát từ 28,5 đến 310C. Vùng II có nhiệt độ
trung bình 29,80C. Trong khi đó vùng III có nhiệt độ trung bình là 29,70C. Nhìn
chung nhiệt độ cả 3 vùng không có sự chênh lệch lớn, mặc dù 3 vùng thuộc 3 môi
trường nước khác nhau (Bảng 4.1).
Thời điểm khảo sát vào cuối mùa khô đến đầu mùa mưa, nhưng sự thay đổi
nhiệt độ không lớn lắm. Từ đó, chúng tôi có thể kết luận nhiệt độ nước trong hồ Dầu
Tiếng là tương đối ổn định, vào những tháng mưa nhiệt độ nước trong hồ giảm không
đáng kể (từ 1 đến 20C). Ngoài ra, nhiệt độ không khí cũng không có sự dao động lớn,

nhiệt độ không khí luôn nhỏ hơn hoặc bằng nhiệt độ nước.
Qua kết quả chúng tôi ghi nhận được nhiệt độ trung bình tầng mặt qua các lần
khảo sát là 29,80C, nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của cá sống ở tầng mặt. Do hạn chế đề tài chúng tôi không khảo sát nhiệt độ ở
tầng giữa và tầng đáy nên không có cái nhìn toàn diện về ảnh hưởng của nhiệt độ đến
các loài cá sống trong hồ.

12


Bảng 4.1 Sự thay đổi nhiệt độ ở các vùng thu mẫu (hồ Dầu Tiếng).

Địa điểm

Vùng I
Vùng II
Vùng III

07/4 21/4 05/5 19/5 02/6

16/6

30/6

14/7

Trung
bình

(0C)


(0C)

(0C)

(0C)

(0C)

(0C)

(0C)

(0C)

(0C)

to nước

28,5

29,5

30,5

29

31

29


31

31

30

to KK

26

27,5

28

26

25,5

26

26,5

27

26,6

to nước

29


29

30,5

28,5

30,5

29

31

31

29,8

to KK

27,5

27

28

27,5

26

26,5


27

29

27,3

to nước

30

28,5

30,5

29

30

29,5

30

30

29,7

to KK

28


27

28,5

29

26,5

27

27

29

27,8

Trung

to nước

29,2

29

30,5

28,8

30,5


29,2

30,7

30,7

29,8

bình

to KK

27,2

27,2

28,2

27,5

26

26,5

26,8

28,3

27,2


4.1.2 pH
pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
của thủy sinh vật. pH quá cao hay quá thấp sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế
bào, làm rối loạn quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài.
Theo Đặng Ngọc Thanh (1974) độ pH trong thủy vực có thể biến đổi theo
ngày đêm, do biến đổi của hàm lượng CO2 trong nước trong quá trình quang hợp. Độ
pH cũng biến đổi theo độ sâu, càng xuống sâu độ pH càng giảm do sự thay đổi hàm
lượng CO2. Ngoài ra, độ pH còn thay đổi theo mùa do biến đổi của quá trình phân
hủy chất hữu cơ.
Cũng theo Đặng Ngọc Thanh (1974) độ pH trong nước và thủy sinh vật có
quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt động sống của thủy sinh vật (quang hợp, hô hấp)
làm thay đổi độ pH của nước. Ngược lại pH của nước ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp tới sự phân bố và hoạt động sống của thủy sinh vật (sinh sản, hô hấp).

13


Bảng 4.2 Sự biến thiên pH qua các lần khảo sát.
Địa điểm

Thời gian (Ngày/tháng)
07/4 21/4 05/5 19/5 02/6 16/6 30/6

14/7

Vùng I

7,0


7,0

7,0

6,5

7,0

6,5

6,5

6,5

Vùng II

7,0

7,0

7,0

6,5

7,0

6,5

6,5


6,5

Vùng III

7,0

6,5

6,5

6,5

6,5

6,5

6,5

6,5

Kết quả phân tích cho thấy pH dao động 6,5 – 7, pH tương đối ổn định qua các
lần khảo sát (Bảng 4.2). Giá trị pH nằm trong giới hạn an toàn cho đời sống của thủy
sinh vật.
4.1.3 Oxy hòa tan (DO)
Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong thủy vực
(O2, CO2, CH4, NH3, H2S,…). Nó rất cần thiết đối với đời sống sinh vật, đặc biệt là
các thủy sinh vật. Ngoài ra, oxy còn là vật chất cần thiết để tạo nên sản lượng ban
đầu của thủy vực.
Oxy được tạo ra trong môi trường nước chủ yếu từ quá trình quang hợp của
thực vật thủy sinh, hay từ sự khuếch tán từ không khí. Sự biến động của hàm lượng

oxy trong nước trong một ngày đêm phụ thuộc vào sự quang hợp và hô hấp của thủy
sinh vật.
Đối với thủy vực nước đứng như ở vùng I của hồ Dầu Tiếng thì nguồn cung
cấp oxy chủ yếu từ sự quang hợp, vùng II thì nguồn cung cấp oxy chủ yếu từ sự
quang hợp, xáo trộn dòng nước và khuếch tán từ không khí rất ít, vùng III là thủy vực
nước chảy nguồn cung cấp oxy chủ yếu từ sự quang hợp, xáo trộn dòng nước và
khuếch tán từ không khí.
Do chúng tôi chỉ tiến hành thu mẫu vào một thời điểm trong ngày (buổi sáng 7
giờ), vì vậy chúng tôi chỉ ghi nhận được hàm lượng oxy tại một thời điểm. Kết quả
thu được, chúng tôi trình bày ở Bảng 4.3.

14


Bảng 4.3 Sự biến thiên hàm lượng oxy qua các đợt khảo sát
Địa điểm

Thời gian (Ngày/tháng)
07/4 21/4

05/5

19/5

02/6

16/6

30/6 14/7


Trung bình

Vùng I

4

4

4

4

4

4

4

4

4

Vùng II

4

4

4


4

4

4

4

4

4

Vùng III

4

4

4

4

4

4

4

4


4

Trung bình

4

4

4

4

4

4

4

4

4

Từ kết quả ghi nhận được cho thấy hàm lượng oxy là 4 mg/L không có sự thay
đổi qua các lần khảo sát cũng như các vùng khảo sát. Hàm lượng oxy thích hợp cho
sự sống và phát triển của cá.
4.1.4 Nitrogen
Trong tự nhiên, nitrogen hiện diện ở trạng thái oxy hóa các hợp chất chứa
nitrogen như nitrate, nitrite, ammonium, nitơ phân tử. Các hợp chất này trải qua
những biến đổi sinh học và phi sinh học như là một phần của chu trình nitrogen trong
thủy vực.

Ammonia
Trong thủy vực ammonia tồn tại ở 2 dạng ammonium NH4+ (ion hóa) và
ammonia NH3 (không ion hóa). Ammonia và ammonium đều có khả năng gây độc
cho cá, tuy nhiên dạng không ion hóa có tác động nhiều hơn.
Theo Boyd, 1990; trích bởi Mạc Thị Bửu Châu, 1998, khi hàm lượng NH3
trong nước cao thì nó sẽ gây độc, do NH3 khó được bài tiết từ máu cá ra môi trường
ngoài, NH3 trong máu và các mô gia tăng làm tăng pH máu, làm rối loạn những phản
ứng xúc tác của các enzyme và độ bền vững của màng tế bào. Khi hàm lượng NH3
trong nước quá thấp cũng không có lợi cho thủy sinh vật, đối với thực vật thủy sinh
khi NH3 trong nước quá thấp chúng không phát triển được do nguồn thức ăn bị hạn
chế, đối với động vật thủy sinh khi hàm lượng NH3 thấp kéo dài sẽ làm cá phát triển
chậm, cá con bị dị hình.

15


Theo Nguyễn Phú Hòa (2000), hàm lượng ammonia gây chết cho cá và giáp
xác phụ thuộc vào từng loài và điều kiện môi trường. Hàm lượng ammonia cao sẽ
gây chết hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, sinh sản, khả năng phòng bệnh của
cá…Hàm lượng ammonia quá thấp cũng không tốt cho thủy sinh vật, thực vật thủy
sinh không phát triển được, thủy sinh động chậm phát triển.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy hàm lượng ammonia ở mức thấp
(< 0,5 mg/L), không xác định được chính xác hàm lượng (do sử dụng Test Kit).
Nitrite
Hàm lượng nitrite thích hợp cho thủy sản phát triển là 0,01 – 0,1 ppm. Nồng
độ nitirte gây chết cho cá cũng phụ thuộc vào từng loài. Nồng độ nitrite cao hơn 1,7
ppm sẽ gây chết cá.
Theo Schwedler, 1985; trích bởi Mạc Thị Bửu Châu, 1998, một số yếu tố môi
trường khác có thể ảnh hưởng đến hàm lượng nitrite trong thủy vực: pH, kích cỡ
chủng quần động vật phiêu sinh, tình trạng dinh dưỡng…

Kết quả phân tích qua các lần thu mẫu thì hàm lượng nitrite ở mức thấp (< 0,5
mg/L). Điều này không gây tác động xấu đến các loài động vật thủy sản.
4.1.5 Độ cứng tổng cộng
Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng Ca2+ và Mg2+ tồn tại trong
nước dưới các dạng muối chlorua, sulfat, silicate,… Độ cứng được xác định bằng mg
CaCO3/L.
Theo Sawey và Mc Carty, 1967; trích bởi Boyd, 1990, độ cứng của nước được
phân chia như sau:
0 - 75 mg CaCO3/L: nước mềm
75 - 150 mg CaCO3/L: nước hơi cứng
150 – 300 mg CaCO3/L: nước cứng
> 300 mg CaCO3/L: nước rất cứng

16


Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy không có sự biến động lớn hàm lượng độ
cứng giữa ba vùng thu mẫu cũng như qua các lần khảo sát. Độ cứng tổng cộng tại hồ
Dầu Tiếng thấp, trung bình 54,84 mg CaCO3/L, dao động trong khoảng 48,05 –
62,06 mg CaCO3/L (Bảng 4.4), điều này có ý nghĩa cho sự sinh trưởng, phát triển
cũng như quá trình sinh sản của các loài thủy sản trong hồ.
Bảng 4.4 Biến thiên độ cứng tổng cộng (mg CaCO3/L) tại hồ Dầu Tiếng.
Thời gian

07/4

21/4

05/5


19/5

02/6

16/6

30/6

14/7

Trung bình

Địa điểm
Vùng I

-

60,06 62,06

58,06

54,60

55,06

-

57,06

57,82


Vùng II

-

52,55 52,05

55,06

52,60

53,05

-

54,05

53,23

Vùng III

-

50,10 48,05

57,56

60,06

52,05


-

53,05

53,48

Trung bình

-

54,24 54,05 56,89 55,75

53,39

-

54,72

54,84

4.1.6 Độ kiềm tổng cộng
Độ kiềm tổng cộng là hàm lượng của tất cả các base có thể chuẩn độ được có
trong nước. Các base thường gặp ở trong nước là muối carbonate, bicarbonate,
silicate, phosphate, ammonia, OH- và nhiều hợp chất hữu cơ khác. Tuy nhiên, trong
nuôi thủy sản CO3-, HCO3-, OH- được coi là những base đại diện cho độ kiềm của
nước mà có thể phân tích được.
Theo Boyd (2000) trích bởi Mạc Thị Bửu Châu (1998), độ kiềm tổng cộng của
nước có thể biến động trong khoảng 5 – 500 mg CaCO3/L.
Bảng 4.5 Biến thiên độ kiềm tổng cộng (mg CaCO3/L) tại hồ Dầu Tiếng.

Thời gian

07/4 21/4 05/5

19/5

02/6

16/6

30/6 14/7 Trung bình

Địa điểm
Vùng I

-

38

24,5

32,5

30,5

32

-

30


31,2

Vùng II

-

30

31

36

19

25

-

25,5

27,8

Vùng III

-

34

35


28

20,5

23,5

-

24

27,5

Trung bình

-

34

30,2

32,2

23,3

26,8

-

26,5


28,8

17


Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy độ kiềm tổng cộng tại hồ Dầu Tiếng thấp,
trung bình 28,8, dao động trong khoảng 19 - 38 (Bảng 4.5). Nằm trong khoảng thích
hợp cho sự sinh trưởng, phát triển cũng như quá trình sinh sản của các loài thủy sản
trong hồ.
Giữa ba vùng có sự chênh lệch về độ kiềm tổng cộng, vùng I có độ kiềm tổng
cộng trung bình cao nhất 31,2 mg CaCO3/L, vùng II và vùng III không có sự chênh
lệch với nồng độ trung bình lần lượt là 27,8 mg CaCO3/L và 27,5 mg CaCO3/L. Điều
này có thể giải thích như sau: Vùng I là vùng nước đứng, nguồn nước được biệt lập
với các vùng xung quanh, mật độ tảo dày đặc nên vào lúc sáng sớm hàm lượng CO2
trong nước cao làm cho độ kiềm tổng cộng cao. Vùng II và vùng III có sự trao đổi
nước qua lại với nhau nên độ kiềm tổng cộng không có sự khác biệt.
4.1.7 Hàm lượng vật chất lơ lửng
Trong thành phần nước tự nhiên, ngoài lượng chất hữu cơ bao gồm trong sinh
vật, còn có thành phần chất hữu cơ ở các dạng khác ngoài sinh vật: chất hữu cơ hòa
tan, chất vẩn và chất keo. Thành phần chất hữu cơ này do hai nguồn:
 Nguồn 1: Các chất mùn bã từ bên ngoài trôi vào thủy vực, các chất thải sinh
hoạt và chất thải công nghiệp đổ vào thủy vực.
 Nguồn 2: Các sinh vật trong thủy vực chết đi, phân hủy thành.
Chất hữu cơ trong thủy vực, một phần cung cấp thức ăn cho các loài sinh vật,
phần còn lại lắng động xuống nền đáy tạo thành lớp bùn. Khi lượng chất hữu cơ quá
nhiều, quá trình phân hủy sẽ tiêu hao nhiều oxy hòa tan trong nước, gây ô nhiễm cho
nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hàm lượng chất hữu cơ lơ lững thấp, hàm
lượng trung bình 0,0051 mg/L, không có sự chênh lệch lớn về hàm lượng giữa các

lần khảo sát, chỉ só sự chênh lệch về hàm lượng giữa ba vùng thu mẫu. Vùng II và
vùng III có hàm lượng trung bình qua các lần khảo sát bằng nhau (0,0047 mg/L),
vùng I có hàm lượng trung bình cao hơn (0,0060 mg/L) (Đồ thị 4.1).

18


×