BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÁNG SINH ĐỒ TRÊN VI KHUẨN GÂY BỆNH
GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA NUÔI THÂM CANH
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG NĂM 2007
Sinh viên thực hiện: PHẠM QUỐC PHONG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2004 - 2008
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 09/ 2008
KHÁNG SINH ĐỒ TRÊN VI KHUẨN GÂY BỆNH
GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA NUÔI THÂM CANH
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG NĂM 2007
Tác giả
PHẠM QUỐC PHONG
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu
cấp bằng Kỹ Sư Thủy sản chuyên ngành Ngư Y
Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN HỮU THỊNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 09 NĂM 2008
i
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Kháng sinh đồ trên vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ
trên cá tra nuôi thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2007”.
Sau thời gian thực hiện đề tài chúng tôi thu được kết quả:
Trong 30 chủng định danh được E. ictaluri (100%) bằng test IDS 14GNR từ
cá tra bệnh được thử độ nhạy trên các loại kháng sinh như: Amoxicillin, Ampicillin,
Cefaclor,
Colistin,
Doxycyclin,
Enrofloxacin,
Kanamycin, Neomycin, Norfloxacin, Oxytetracyclin,
Florphenicol,
Gentamycin,
Streptomycin, Tetracyclin
theo phương pháp đĩa giấy của Kirby-Bauer, thì phần trăm các chủng vi khuẩn nhạy
cảm với kháng sinh lần lượt như sau: Ampicillin (96,67%), Doxycyclin (96,67%),
Neomycin (96,67%), Florfenicol (93,33%),
Amoxicillin (86,67%), Tetracyclin
(83,33%), Oxytetracyclin (80%), Enrofloxacin (70%), Streptomycin (23,33%),
Colistin (13,33%). 100 % Edwardsiella ictaluri nhạy cảm với Cefaclor,
Gentamycin, Kanamycin và Norfloxacin.
Trong số các chủng vi khuẩn được phân lập, phát hiện có sự kháng với
Amoxicillin,
Ampicillin, Colistin,
Doxycyclin, Enrofloxacin, Florphenicol,
Neomycin, Oxytetracyclin, Streptomycin, Tetracyclin.
ii
CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu cùng toàn thể thầy cô khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho
chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tại trường.
Thầy Nguyễn Hữu Thịnh, cô Lưu Thị Thanh Trúc, thầy Trần Hữu Lộc đã tận
tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Ngoài ra tôi xin chân thành cám ơn gia đình và các bạn sinh viên lớp Ngư y
30 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Dù rất cố gắng, song đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy,
chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
iii
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
TÊN ĐỀ TÀI
i
TÓM TẮT
ii
CẢM TẠ
iii
MỤC LỤC
iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
ix
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
x
Chương 1. GIỚI THIỆU
1
1.1. Đặt Vấn Đề
1
1.2. Mục Tiêu
1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2
2.1. Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2
2.1.1Phân loại và hình thái
2
2.1.2 Phân bố
2
2.1.3 Môi trường sống
3
2.1.4 Tập tính ăn
3
2.1.5 Sinh trưởng
3
2.1.6 Sinh sản
4
2.2. Lịch Sử Bệnh Do Edwardsiella ictaluri
5
2.3. Đặc Điểm Gây Bệnh Của Edwardsiella ictaluri
5
2.4. Bệnh Gan Thận Mủ Trên Cá Tra
6
2.4.1 Tác nhân gây bệnh
6
2.4.2 Biểu hiện
6
2.4.3 Triệu chứng
7
2.4.4 Chẩn đoán
7
2.4.5 Phòng bệnh
7
2.4.6 Trị bệnh
8
iv
2.5. Sơ Lược Về Kháng Sinh
8
2.5.1 Định nghĩa
8
2.5.2 Đặc điểm của một số kháng sinh
8
2.6. Một Số Kết Quả Ứng Dụng Của Kháng Sinh Đồ
19
2.7. Tình Hình Sử Dụng Kháng Sinh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
20
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
22
3.1. Thời Gian Và Địa Điểm
22
3.1.1 Thời gian
22
3.1.2 Địa điểm
22
3.2. Phương Pháp Phân Lập Vi Khuẩn
22
3.2.1 Mục đích
22
3.2.2 Các thao tác vô trùng
22
3.2.3 Quy trình thực hiện
22
3.3. Phương Pháp Định Danh
23
3.3.1 Kỹ thuật nhuộm Gram
23
3.3.2 Thử các phản ứng sinh hóa
23
3.3.3 Kết quả định danh
26
3.4. Phương Pháp Giữ Giống
27
3.4.1 Mục đích
27
3.4.2 Phương pháp giữ giống
27
3.5. Định Danh Vi Khuẩn
27
3.5.1 Phương pháp
27
3.5.2 Cách thực hiện
28
3.5.3 Kết quả phân lập và định danh
28
3.6. Kỹ Thuật Làm Kháng Sinh Đồ
29
3.6.1 Phương pháp
29
3.6.2 Tiêu chuẩn đánh giá đường kính vùng ức chế
29
3.6.3 Mục đích
29
3.6.4 Phương pháp pha hóa chất
29
3.6.5 Phương pháp thực hiện
30
v
3.6.6 Dụng cụ và hóa chất
31
3.6.7 Quy trình thực hiện
31
3.6.8 Phương pháp thống kê kết quả
34
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
35
4.1. Kết Quả Cấy Chuyền Và Định Danh
35
4.2. Kết Quả Kháng Sinh Đồ
37
4.2.1 Tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh
37
4.2.2 Tính kháng và đa kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh
40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
44
5.1. Kết Luận
44
5.2. Đề Nghị
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Am
: Ampicillin
ASTS
: Antibiotic Sentivity Testing Study
Ax
: Amoxicillin
BHIA
: Brain Heart Infusion Agar
CFU
: Colony Forming Unit
Cl
: Chloramphenicol
Co
: Colistin
Cr
: Cefaclor
CVM
: Center for Veterinary Medicine
Dx
: Doxycyclin
E. ictaluri
: Edwardsiella ictaluri
ELISA
: Enzyme Linked Immunosorbant Assay
En
: Enrofloxacin
FDA
: Food and Drug Administration
Fl
: Florfenicol
Ge
: Gentamycin
I
: Intermediate
IDS 14 GNR
:Identification System with 14 biochemical reactions for
identification of non fastidious Gram negative rods
Kn
: Kanamycin
LDC
: Lysin Decarboxylase
MHA
: Muller Hinton Agar
MIC
: Minimum Inhibitory Concentration
MR
: Methyl Red
NA
: Nutrient Agar
NCCLS
: National Committee of Clinical Laboratory Standard
Ne
: Neomycin
vii
Nr
: Norfloxacin
ONPG
: O- Nitrophenyl Beta- D- Galactopyrannoside
Ox
: Oxytetracyclin
PAD
: Phenyl Alanin Deaminase
PCR
: Polymerase Chain Reaction
R
: Resistant
S
: Sensitive
Sm
: Streptomycin
Te
: Tetracyclin
TSA
: Tryptic Soy Agar
VP
: Voges – Proskauer
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
Bảng 3.1
Thứ tự cho các đĩa giấy sinh hóa vào các giếng
28
Bảng 3.2
Hàm lượng kháng sinh trên đĩa giấy
33
Bảng 3.3
Tiêu chuẩn đánh giá đường kính vùng ức chế
34
Bảng 4.1
Kết quả định danh E. ictaluri bằng kit IDS 14GNR
36
Bảng 4.2
Kết quả kháng sinh đồ
38
Bảng 4.3
Tỷ lệ đa kháng với kháng sinh của E. ictaluri
42
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1
NỘI DUNG
TRANG
Phần trăm về tính đa kháng của E. ictaluri
ix
42
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
ĐỒ THỊ
NỘI DUNG
TRANG
Đồ thị 4.1
Đồ thị thể hiện kết quả kháng sinh đồ
39
Đồ thị 4.2
Đồ thị thể hiện tính đơn kháng của Edwardsiella ictaluri
40
HÌNH
NỘI DUNG
TRANG
Hình 2.1
Cấu trúc hóa học của Florphenicol
8
Hình 2.2
Cấu trúc hóa học của Cefaclor
9
Hình 2.3
Cấu trúc hóa học của Gentamycin
10
Hình 2.4
Cấu trúc hóa học của Colistin
10
Hình 2.5
Cấu trúc hóa học của Kanamycin
11
Hình 2.6
Cấu trúc hóa học của Tetracyclin
12
Hình 2.7
Cấu trúc hóa học của Oxytetracyclin
12
Hình 2.8
Cấu trúc hóa học của Amoxicillin
13
Hình 2.9
Cấu trúc hóa học của Ampicillin
14
Hình 2.10
Cấu trúc hóa học của Streptomycin
15
Hình 2.11
Cấu trúc hóa học của Neomycin
16
Hình 2.12
Cấu trúc hóa học của Norfloxacin
16
Hình 2.13
Cấu trúc hóa học của Enrofloxacin
17
Hình 2.14
Cấu trúc hóa học của Doxycyclin
17
Hình 3.1
Quá trình tráng huyền dịch vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
30
Hình 4.1
Hình dạng khuẩn lạc Edwardsiella ictaluri trên đĩa thạch BHI 33
Hình 4.2
Hình ảnh nhuộm Gram vi khuẩn
34
Hình 4.3
Màu của các phản ứng sinh hóa
35
Hình 4.4
Hình ảnh của vòng vô khuẩn quanh đĩa kháng sinh
35
x
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1.
Đặt Vấn Đề
Do vị trí và vai trò của ngành Thủy Sản trong cơ cấu các ngành kinh tế quốc
dân ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, thì việc tăng sức sản xuất bằng các biện pháp kỹ thuật như nuôi thâm canh
mật độ cao đã phát sinh dịch bệnh. Trong số những bệnh do virus, vi khuẩn, nấm,
ký sinh trùng thì bệnh do vi khuẩn rất thường gặp, gây thiệt hại đáng kể cho người
nuôi cá. Đặc biệt , bệnh do vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ trên cá tra nuôi.
Bệnh mủ gan được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1998. Đây là một
bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi cá tra, basa ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Tỷ lệ xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra khoảng (61%) không cao hơn
nhiều so với các bệnh khác như bệnh đỏ mỏ đỏ kỳ (68,3%), bệnh phù đầu (51,2%)
(Trần Anh Dũng, 2005)...Nhưng tỷ lệ chết là cao nhất (60 - 80%) (Crumlish và ctv,
2002) làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi.
Tìm hiểu về bệnh mủ gan trên cá tra, basa nhằm tìm ra biện pháp phòng trị
bệnh hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nuôi cá.
Để chẩn đoán đúng bệnh và giảm thiểu tỷ lệ cá chết thì nhiều phương pháp
đã được áp dụng. Việc điều trị bệnh bằng hóa chất và thuốc kháng sinh là không
tránh khỏi. Và để xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ với
một số loại kháng sinh, được sự đồng ý của khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:” Kháng sinh đồ
trên vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ trên cá tra nuôi thâm canh ở đồng bằng
sông Cửu Long trong năm 2007”.
1.2.
Mục Tiêu
Khảo sát tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ đối với một số
kháng sinh. Trên cơ sở đó có thể gợi ý một số kháng sinh có khả năng áp dụng trong
việc điều trị bệnh gan thận mủ trên cá tra.
1
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.
Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.1.1 Phân loại và hình thái
a. Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Tyson Roberts và Vidthayvanon, 1991 thì cá tra
có vị trí phân loại như sau
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
b. Hình thái
Cá tra là cá da trơn, thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2
đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi
lợ (độ mặn 7 – 10‰), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt
độ thấp dưới 15 0C, nhưng chịu nóng tới 39 0C. Cá tra có số lượng hồng cầu trong
máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp
bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu
hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng. (Trích từ:
)
2.1.2 Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekloong và
Chao Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo,
cá bột và cá giống của cá tra được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng
thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam, do cá
2
có tập tính di cư ngược dòng sông Mê Kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự
nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược
dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng
năm.
2.1.3 Môi trường sống
Cá tra sống chủ yếu trong các thủy vực nước ngọt, có thể sống được ở độ
mặn dưới 10‰. Cá có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống được trong điều kiện
nước có hàm lượng oxy thấp, nơi nước tù. Chịu được pH = 4 – 5, nhiệt độ sống
thích hợp 26 – 30 0C.
2.1.4 Tập tính ăn
Đây là loài cá ăn tạp thiên về động vật và cũng dễ dàng chuyển đổi loại thức
ăn. Khi phân tích thức ăn trong đường ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên thành phần
thức ăn được tìm thấy như sau
Nhuyễn thể: 35,4%
Cá: 31,8%
Côn trùng:18,2%
Thực vật thượng đẳng: 10,7%
Thực vật đa bào: 1,6%
Giáp xác: 2,3%. (Theo D.Menon và P.I.Cheko, 1955)
Trong điều kiện nuôi ao, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn
khác nhau như mùn bả hữu cơ, cám, rau, thức ăn hỗn hợp, phân (Phạm Văn Khánh,
2000).
2.1.5 Sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 - 12 cm (14 - 15 gam).
Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ
thể. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá tra trong
tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu cá
dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi.
Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 – 1,5 kg/con ( năm đầu tiên ), những năm về sau cá
3
tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5 - 6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự
cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. (Nguồn:
).
2.1.6 Sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành
thục lần đầu từ 2,5 - 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận
của Campuchia và Thái Lan. Năm 1972 Thái Lan công bố quy trình sinh sản nhân
tạo cá tra với phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục trong ao đất.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn
hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến
sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng
trứng hay noãn sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai
đoạn II tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về
kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng
chuyển dần sang màu trắng sữa. Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự
nhiên từ 1,76 – 12,94 (cá cái) và từ 0,83 – 2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên
sông cỡ từ 8 – 11 kg (Nguyễn Văn Trọng, 1989). Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục
cá tra cái có thể đạt tới 19,5%.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 dương lịch,
cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp
thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt
Nam. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông
Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn.
Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn
trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1 - 3 lần
trong một năm.
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt
đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản
tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối
nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1 mm. Sau khi đẻ ra và
4
hút nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5 - 1,6 mm. (Nguồn:
)
2.2.
Lịch Sử Bệnh Do Edwardsiella ictaluri
Trích từ: Nguyễn Hữu Thịnh, 2007. Bài giảng: “Bệnh cá 2”. Đại Học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh được ghi nhận trên cá da trơn ở Mỹ năm 1976.
1981: lần đầu tiên bệnh được mô tả nguyên nhân do vi khuẩn. Tên bệnh là
bệnh nhiễm trùng huyết và viêm ruột hay còn gọi là bệnh lỗ đầu.
1987: bệnh xảy ra trên cá trê ở Thái Lan.
1992: bệnh được phát hiện trên cá tra, basa nuôi ao, bè ở Việt Nam.
Bệnh này xuất hiện lần đầu tiên trên cá tra nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long
vào cuối năm 1998 (Ferguson và cộng sự, 2001).
2001: bệnh được gọi là bệnh mủ gan hay bệnh gan thận mủ.
Bệnh gây thiệt hại trong các ao nuôi cá tra hương (cỡ từ 4 – 6 cm) đến 5 – 6
tháng tuổi, tỷ lệ tử vong của cá từ 60 – 70 %, có trường hợp 100 %.
2.3.
Đặc Điểm Gây Bệnh Của Edwardsiella ictaluri
Trích từ:
Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ kéo dài đến mùa khô. Thời điểm
phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo từng năm.
E.ictaluri có thể nhiễm cho cá bằng hai đường khác nhau. Vi khuẩn trong
nước có thể, qua đường mũi của cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di chuyển
vào dây thần kinh khứu giác, sau đó vào não (Miyazaki và Plumb 1985; Shotts và
ctv,1986). Bệnh lan rộng từ màng não đến sọ và da. E. ictaluri cũng có thể xâm
nhiễm qua đường tiêu hoá qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu (Shotts
và ctv,1986). Bằng đường này thì vi khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây hoại tử
và mất sắc tố của da. Cá da trơn còn nhiễm E.ictaluri qua đường miệng gây nhiễm
khuẩn ruột. Bệnh tiến triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu thận trong vòng 2
tuần sau khi nhiễm bệnh ( Shotts và ctv, 1986).
5
Tóm lại, vi khuẩn E. ictaluri có thể xâm nhập vào cơ thể cá từ môi trường
nước qua da, qua mang cá và qua miệng bằng đường thức ăn gây bệnh mủ gan cho
cá.
2.4.
Bệnh Gan Thận Mủ Trên Cá Tra
Trích từ: Nguyễn Hữu Thịnh, 2007. Bài giảng “Bệnh cá 2”. Đại Học Nông
Lâm TP.HCM.
2.4.1 Tác nhân gây bệnh
Bệnh mủ gan (bệnh đốm trắng trên gan, thận) trên cá tra do nhóm vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri gây ra (Crumlish và ctv, 2002).
Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn gây bệnh bắt buộc. Nó có khả năng gây
bệnh cho cá khỏe, đây là vi khuẩn kén vật chủ.
Edwardsiella thuộc họ Enterobacteriaceae. Vi khuẩn này là vi khuẩn Gram
âm, di động yếu. Là trực khuẩn, kích thước 0,75 – 1,25 µm, Oxidase (-) , lên men và
sinh hơi Glucose, H2S (-) tính, Indol (-) tính, không hình thành bào tử. Có từ 1 – 3
Plasmid liên kết với E. ictaluri (Speyerer và Boyle, 1987; Newton và ctv,1988).
Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng là 25 – 30 0C. Bị ảnh hưởng mạnh ở 60 0C
trong 1 giờ. Bị giết chết bởi ethanol hoặc isopropanol 70%, ammonia bậc 4,
aldehyde, acid mạnh và bazơ, thuốc tẩy rửa (Chlorine 540 mg/l và các hợp chất của
Iod 250 ppm) trong 30 phút. Có thể sống 3 – 4 tháng ở nước ao, bùn. (Nguồn:
)
Mùa vụ xuất hiện bệnh tháng 7 – 12, đặc biệt sau khi kết thúc mùa lũ. Cao
điểm xuất hiện bệnh thường xảy ra từ tháng 9 – 12 hàng năm, vào thời kỳ thời tiết
chuyển mát. (Nguyễn Hữu Thịnh, Trương Thanh Loan; 2007).
2.4.2 Biểu hiện
Cỡ cá bệnh: 0,2 – 300 g (cá giống và cá thịt).
Tỷ lệ chết có thể lên đến 100% sau 5 ngày phát bệnh đối với cá giống. Cá
nuôi thương phẩm chết từ 30 – 50% trong một đợt dịch bệnh.
Cá bơi xoay vòng.
Treo lơ lửng cơ thể ở mặt nước.
Bỏ ăn ngay sau khi nhiễm khuẩn.
6
2.4.3 Triệu chứng
Cá bệnh có biểu hiện kém ăn hoặc bỏ ăn.
Triệu chứng bên ngoài: xuất huyết quanh hậu môn, miệng, bụng, gốc vây,
bụng hơi trương to. Tích dịch dưới da vùng sọ (phù đầu). Lồi mắt, mang nhạt màu.
Triệu chứng bên trong: mảng trắng trên gan, thận, lách với đường kính 1 – 3
mm. Đây là bệnh tích điển hình của bệnh gan thận mủ Bệnh nặng phát triển thành
mủ. Dịch viêm xoang bụng trong, hơi vàng, có lẫn máu. Xuất huyết điểm trên ruột,
cơ, mô mỡ. Lòng ruột có chứa dịch lẫn máu.
2.4.4 Chẩn đoán
Việc điều trị chỉ có hiệu quả khi phát hiện sớm bệnh. Do đó, trong quá trình
nuôi cần thường xuyên quan sát những biểu hiện của cá để phát hiện bệnh và xử lý
kịp thời. Giai đoạn đầu vài con tách đàn bơi lờ đờ ở đầu bè hoặc dạt về góc bè, dọc
bờ ao đôi lúc cá giảm ăn. Bắt khoảng 5 – 10 con kiểm tra các đốm trắng ở gan, thận
và tỳ tạng. (Trích từ: Đặng Thị Hoàng Oanh, 2007. Bài giảng: “Quản lý dịch bệnh
thủy sản”. Trường Đại Học Cần Thơ).
Phân lập vi khuẩn từ gan, thận, lách → nuôi cấy trên môi trường TSA + 5%
máu, BHIA → Ủ 28 – 30 0C, 48 giờ → khuẩn lạc trắng nhỏ.
Kit API 20E.
Miễn dịch: kháng huyết thanh, ELISA.
PCR.
2.4.5 Phòng bệnh
Quản lý môi trường nước tốt, tránh làm cá xây xát.
Nên cho cá ăn thức ăn nấu chín hoặc thức ăn viên để phòng bệnh xâm nhập
qua đường thức ăn.
Bổ sung Vitamin C, Prozyme, Vime Glucan nâng cao sức đề kháng cho cá.
(Trích từ: />Sử dụng vaccine bị giết chết bằng formalin cấp cho cá bằng phương pháp
ngâm và cho ăn đem lại đáp ứng kháng thể trong cá nhưng kháng thể tạo ra ít,
không đáp ứng miễn dịch trong thời gian dài và không hiệu quả (C A. Shoemaker
7
và P H. Klesius,1997; David J.Wise và ctv, 2000; Mark L. Lawrence và ctv, 1997;
Ronald L. Thune và ctv, 1997).
2.4.6
Trị bệnh
Theo các nghiên cứu gần đây vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh mủ gan cá tra,
basa, cá trê rất nhạy với Florphenicol.
Đầu năm 2006, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ công bố kết quả
nghiên cứu tìm kiếm các loại thuốc kháng sinh thay thế các loại thuốc cấm, đã công
nhận Florfenicol là kháng sinh đặc trị bệnh này. Sử dụng Florphenicol với liều 10
mg/kg thể trọng/ngày. Ngưng cấp thuốc cho cá trước khi thu hoạch 12 ngày.
Oxytetracyclin với liều 55 mg/kg thể trọng/ngày.
2.5.
Sơ Lược Về Kháng Sinh
2.5.1 Định nghĩa
Kháng sinh là hợp chất hữu cơ được chiết xuất từ vi sinh vật (nấm, vi
khuẩn…) hoặc bằng con đường tổng hợp hóa học, có khả năng kìm hãm sự phát
triển của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn dựa trên cơ sở kết hợp với một điểm tiếp
nhận (receptor).
Tế bào động vật đa bào và tế bào virus không có các receptor liên kết với
kháng sinh. Vì vậy kháng sinh không có tác dụng trong việc điều trị bệnh truyền
nhiễm do virus. (Theo Nguyễn Như Pho, 2007)
2.5.2 Đặc điểm của một số kháng sinh
Trích từ: Nguyễn Như Pho, 2007. Bài giảng “Thuốc và hóa chất dùng trong
thủy sản”. Đại Học Nông Lâm TP.HCM và một số trang web khác.
a. Florphenicol
Công thức phân tử của Florphenicol là C12H14Cl2FNO4S. Cấu trúc hóa học
của Florphenicol
8
Hình 2.1: Cấu trúc hóa học của Florphenicol. Nguồn: http:// www.aquaflorusa.com
Florphenicol là kháng sinh mới, phổ rộng, hiệu quả cao trên nhiều loại vi
khuẩn đã lờn với các kháng sinh khác. Điều trị rất hiệu quả các bệnh phổ biến trên
cá như: bệnh gan-thận có mủ, xuất huyết, đốm đỏ, lở loét, trắng da-tuột nhớt, thối
đuôi, thối vây,... gây ra bởi các vi khuẩn: Edwardsiella ictaluri, Aeromonas,
Pseudomonas, Vibrio, Flexibacter, .... thường gặp trên cá tra, cá basa, cá trê, cá lóc.
Phổ kháng khuẩn trên vi khuẩn Gram (+) lẫn Gram (-). Rất bền, ở nhiệt độ
đun nấu vẫn còn.
Có khả năng khuếch tán vào tất cả các mô, xoang khi dùng qua đường uống,
không có vị đắng như Chloramphenicol.
Được chỉ định trong hầu hết các bệnh nhiễm trùng của tôm, cá. Có thể kết
hợp với Doxycyclin.
Liều lượng sử dụng: 10 mg/kg thể trọng/ngày. (Nguồn: Nguyễn Hữu Thịnh,
2007. Bài giảng “Bệnh cá 2”. Đại học Nông Lâm TP. HCM.)
Đây là kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản kèm
theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
9
b. Cefaclor
Công thức phân tử của Cefaclor: C15H14ClN3O4S.
Cấu trúc hóa học của Cefaclor
Hình 2.2: Cấu trúc hóa học của Cefaclor. Nguồn: http:// www.drugbank.ca
Hấp thụ qua ruột 80%, nồng độ cao trong mật và bài tiết qua thận. (Theo Bùi
Kim Tùng, 2001).
Cefaclor dùng để xử lý các trường hợp nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn như:
viêm đường hô hấp và tai, da, hầu và nhiễm trùng hệ thống bài tiết.
Phổ kháng khuẩn rộng, diệt được cả vi khuẩn Gram dương hiếu khí như:
Staphylococci, Streptococcus pneumoniae, và Streptococcus pyogenes. Và vi khuẩn
Gram âm hiếu khí như: Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Klebsiella sp, và
Proteus mirabilis.
Độ hòa tan trong nước theo FDA là 8,6 mg/ml.
Ở thú nếu sử dụng Cefaclor quá liều sẽ gây ra các triệu chứng như: tiêu chảy,
buồn nôn, rối loạn dạ dày. (Trích từ: pharmacycode.com)
c. Gentamycin
Kháng sinh chiết từ nấm Micromonospora purpurea, dạng bột trắng, tan
trong nước.
Cấu trúc hóa học của Gentamycin
Hình
2.3:
Cấu
trúc
hóa
học
của
Gentamycin.
Nguồn:
http://
commons.wikimedia.org
Phổ diệt khuẩn trên vi khuẩn Gram (+), Gram (-) (kể cả Pseudomonas và
Proteus), tuy nhiên không có hiệu quả đối với vi khuẩn kỵ khí.
10
Không hấp thu qua đường tiêu hóa, hấp thu tốt qua đường tiêm. Phân bố tập
trung ở thận, đạt nồng độ trị liệu ở mang, phúc mạc, cơ quan sinh dục, cơ. Bài thải
chủ yếu qua thận.
Chỉ định trị các bệnh nhiễm trùng toàn thân.
d. Colistin
Kháng sinh chiết từ Aerobacillus colitinus. Dạng bột kết tinh trắng, tan tốt
trong nước, bền ở trạng thái khô và dung dịch.
Cấu trúc hóa học của Colistin
Hình 2.4: Cấu trúc hóa học của Colistin. Nguồn: http:// en.wikipedia.org
Đây là một polypeptid có công thức phức tạp.
Không hấp thu qua đường tiêu hóa. Ít dùng qua đường tiêm do độc tính cao.
Tác động sát khuẩn trên vi khuẩn Gram (-).
Chỉ định: Viêm ruột, khi cấp qua đường cho ăn.
Liều dùng: tôm 350 ppm, cá: 150 ppm trong thức ăn.
Đây là kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản kèm
theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
e. Kanamycin
Cấu trúc hóa học của Kanamycin
Hình
2.5:
Cấu
trúc
hóa
học
của
Kanamycin.
Nguồn:
http://
www.chemblink.com
Kanamycin là kháng sinh nhóm Aminoglycoside, sản sinh bởi Streptomyces
kanamyceticus. Thuốc có tác động trên vi khuẩn Gram (+), Gram (-) và hiệu quả
trong điều trị nhiều loại nhiễm trùng.
11
Thuốc không hấp thụ qua ruột, khi tiêm thuốc khuếch tán tốt và nhanh,
Kanamycin bị chuyển hóa ít khoảng 20%.
Phổ kháng khuẩn rộng trên vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) như:
Staphylococcus, E.coli và Klebsiella sp.
Nên tránh kết hợp với các thuốc gây độc thận và độc tai, như Vancomycin,
Capreomycin và Enviomycin, do khả năng tăng độc tính lên thận và tai.
Tránh trộn chung với các thuốc khác vì Kanamycin có thể gây nhuộm màu
hay mất hiệu lực.
Sau khi pha thuốc nên dùng ngay, nếu không phải bảo quản ở nhiệt độ
phòng.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng.
Nguồn từ: ykhoa.net
f. Tetracyclin
Công thức phân tử: C22H24N2O8.xH2O. Cấu trúc hóa học của Tetracyclin
Hình 2.6: Cấu trúc hóa học của Tetracyclin. Nguồn: http:// www.zctberlin.de
Tetracyclin là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng kìm khuẩn do ức chế quá
trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Dạng bột, màu vàng tan tốt trong nước.
Tetracyclin có tác dụng trên nhiều vi khuẩn gây bệnh, cả Gram âm và Gram
dương, hiếu khí và kỵ khí; thuốc cũng có tác dụng trên Chlamydia, Mycoplasma,
Rickettsia…
Các thuốc chống acid chứa nhôm, Calci khi dùng đồng thời sẽ làm giảm tác
dụng điều trị của Tetracyclin.
Tính hấp thu 60 %, dùng trị nhiễm trùng toàn thân.
Liều sử dụng trong thức ăn: cá: 600 – 700 ppm, tôm: 1000 – 1200 ppm.
12
Đây là kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản kèm
theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
g. Oxytetracyclin
Công thức phân tử: C22H24N2O9.2H2O. Cấu trúc hóa học của Oxytetracyclin
Hình 2.7: Cấu trúc hóa học của Oxytetracyclin
Với R1= -H; R2= -CH3; R3= -OH; R4= -OH
Nguồn: http:// commons.wikimedia.org
Oxytetracylin là một kháng sinh phổ rộng được sử dụng nhiều trong thuốc
thú y, phần nào do nó có độc tính thấp và có khả năng phân bố dễ dàng ở khắp nơi
trong cơ thể và vào trong các mô (Chambers, 2001). Oxytetracyclin và các
Tetracyclin khác chủ yếu kìm hãm vi khuẩn và ức chế sự tổng hợp protein của vi
khuẩn bằng cách ngăn cản sự kết hợp giữa phức hợp aa-tARN với Ribosome của vi
khuẩn. Oxytetracyclin dùng để trị xuất huyết nhiễm trùng máu và bệnh do
Pseudomonas ở cá da trơn tại nhiệt độ trên 16 0C (FDA-CVM, 2007). Liều dùng
được FDA chấp nhận là 55 – 83 mg/kg thể trọng/ngày liên tục trong 10 ngày, và
thời gian ngưng thuốc 21 ngày. (Ron A. Miller, Ph.D., 2007).
(Nguồn: />Kháng sinh được chiết từ nấm Streptomyces rimosus, dạng bột màu vàng
nhạt, tan trong nước.
Hấp thu tốt qua đường uống và tiêm chích. Phân bố khắp nơi trong cơ thể.
Bài thải chủ yếu qua thận, một phần qua mật rồi xuống ống tiêu hóa.
Tác động kìm vi khuẩn Gram (+), Gram (-), Mycoplasma.
Tính hấp thu 30 %, dùng trị nhiễm trùng đường ruột.
Liều dùng trong thức ăn: cá: 600 – 700 ppm, tôm: 1000 – 1200 ppm.
13
Đây là kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản kèm
theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
h. Amoxicillin
Công thức phân tử: C16H19N3O5S. Cấu trúc hóa học của Amoxicillin
Hình 2.8: Cấu trúc hóa học của Amoxicillin. Nguồn: http:// www.ganfyd.org
Hấp thu tốt qua đường uống (80%).
Phổ kháng khuẩn trên vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), Leptospira, tuy nhiên
không có hiệu quả đối với Pseudomonas và các chủng Staphylococcus sản sinh
penicillinase.
Tác dụng nhanh, mạnh hơn Ampicillin và các tiền chất Ampicillin. Khả năng
hấp thụ của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Chỉ định: các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Gram (+), Gram (-).
Liều dùng trong thức ăn: tôm: 750 – 1000 ppm; cá: 500 – 600 ppm.
Đây là kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản kèm
theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
14