Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MANNAN OLIGOSACCHARIDE VÀ NUCLEOTIDE LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG STRESS VÀ ĐỀ KHÁNG BỆNH CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.48 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MANNAN
OLIGOSACCHARIDE VÀ NUCLEOTIDE LÊN SỰ TĂNG
TRƯỞNG, KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG STRESS VÀ
ĐỀ KHÁNG BỆNH CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878)

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ NGỌC LINH
PHAN VĂN PHÚC
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2004-2008

Tháng 9/2008


THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MANNAN OLIGOSACCHARIDE
VÀ NUCLEOTIDE LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG
STRESS VÀ ĐỀ KHÁNG BỆNH CỦA CÁ TRA

(Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878)

Tác giả

TRẦN THỊ NGỌC LINH
PHAN VĂN PHÚC

Khóa luận được trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư ngành Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn:
LÊ THANH HÙNG

Tháng 9 năm 2008


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đai Học Nông Lâm TP. HCM đã tạo cho chúng tôi một
môi trường tốt để học tập;
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quí thầy cô khoa Thủy Sản đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như động viên về mặt tinh thần cho
chúng tôi trong suốt khóa học;
Xin cảm ơn cô Võ Thị Thanh Bình, cô Nguyễn Thị Thanh Trúc, các bạn trong
và ngoài lớp đã quan tâm và động viên giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài;
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này;
Các anh nhân viên Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh;
Ba, mẹ và anh chị đã hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành đề tài nghiên
cứu này;
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn này không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn
để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Thử nghiệm ảnh hưởng của Mannan Oligosaccharide
và Nucleotide lên sự tăng trưởng và đề kháng bệnh của cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus)”, được tiến hành từ tháng 4/2008 đến tháng 8/2008, tại trại thực
nghiệm và phòng thí nghiệm Bệnh Học Thủy Sản, Khoa Thủy Sản trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng của Mannan
Oligosaccharide và Nucleotide tự do có trong IMMUNO AID DRY lên sự tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, sức chịu đựng stress và sức đề kháng bệnh của cá
tra.
Thí nghiệm cho ăn thức ăn bổ sung Mannan Oligosaccharide và Nucleotide tự
do với 3 mức 0%; 0,1% và 0,2% trong thời gian 10 tuần. Kết quả cho thấy thức ăn bổ
sung Mannan Oligosaccharide kết hợp với Nucleotide tự do cho kết quả tăng trưởng có
tốt hơn nhưng khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỉ lệ sống trong 10 tuần
không khác nhau về mặt thống kê. Tuy nghiên kết quả giải phẩu mô học cho thấy có
sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc mô học cũng như là số nếp gấp và độ dài vi nhung ruột:
nghiệm thức bổ sung cho kết quả số nếp gấp và độ dài vi nhung ruột lớn hơn nghiệm
thức đối chứng (thức ăn bổ sung 0,2% cho kết quả không khác so với thức ăn bổ sung
0,1%).
Sau thời gian gây stress bằng Ammonia tổng số cho thấy tỉ lệ sống cá thí
nghiệm có sự khác biệt rõ rệt giữa nghiệm thức có bổ sung và nghiệm thức đối chứng.
Trong đó cá ở nghiệm thức bổ sung 0,2% có tỉ lệ sống cao nhất.
Sau thời gian nuôi, việc gây cảm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri cho
thấy khả năng kháng bệnh của cá nuôi ở nghiệm thức có bổ sung 0,1% và 0,2% cao
hơn và khác nhau có ý nghĩa thống kê so với cá nuôi ở nghiệm thức đối chứng. Trong
đó nghiệm thức bổ sung 0,1% và nghiệm thức bổ sung 0,2% cho kết quả như nhau.

iii



MỤC LỤC
Đề mục..................................................................................................................... Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
CẢM TẠ......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH..............................................................................................x
Chương 1: MỞ ĐẦU ...................................................Error! Bookmark not defined.
1.1Đặt Vấn Đề ...............................................................Error! Bookmark not defined.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài .....................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................Error! Bookmark not defined.
2.1 Nucleotide................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Cấu trúc của nucleotide ........................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Vai trò của nucleotide đối với động vật thủy sản.Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Một số khảo nghiệm tác dụng của Nucleotide ở động vật thủy sản............. Error!
Bookmark not defined.
2.2 Mannan Oligosaccharide .........................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Vai trò của Mannan-oligosaccharide (MOS) đối với động vật thủy sản...... Error!
Bookmark not defined.
2.2.2 Một số nghiên cứu, khảo nghiệm MOS ở động vật thủy sản ... Error! Bookmark
not defined.
2.3 Tính Miễn Dịch Của Cá ..........................................Error! Bookmark not defined.
2.4 Edwardsiella ictaluri và Bệnh Gan Thận Mủ .........Error! Bookmark not defined.
2.5 Ammonia .................................................................Error! Bookmark not defined.
2.6 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra.....................................................................................11
2.6.1 Phân loại ...............................................................................................................11
2.6.2 Phân bố .................................................................Error! Bookmark not defined.

iv


2.6.3 Đặc điểm hình thái, sinh lý .................................Error! Bookmark not defined.
2.6.4 Môi trường sống ...................................................Error! Bookmark not defined.
2.6.5 Đặc điểm dinh dưỡng ...........................................Error! Bookmark not defined.
2.6.6 Đặc điểm sinh trưởng ...........................................Error! Bookmark not defined.
2.6.7 Đặc điểm sinh sản ...............................................Error! Bookmark not defined.
Chương 3:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark not
defined.
3.1Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu.......................Error! Bookmark not defined.
3.2 Vật Liệu Thí Nghiệm...............................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1Đối tượng nghiên cứu............................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Dụng cụ và nguyên liệu........................................Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Hệ thống giai và bể thí nghiệm.............................Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Nguồn nước ..........................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.5 Thức ăn .................................................................Error! Bookmark not defined.
3.3 Bố Trí Thí Nghiệm ..................................................Error! Bookmark not defined.
3.4 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi............................................Error! Bookmark not defined.
3.4.1Các chỉ tiêu môi trường .........................................Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Lượng thức ăn.......................................................Error! Bookmark not defined.
3.4.3 Tăng trọng của cá .................................................Error! Bookmark not defined.
3.4.4 Hệ số biến đổi thức ăn ( FCR)..............................Error! Bookmark not defined.
3.4.5 Hiệu quả sử dụng protein PER (protein efficiency ratio)... Error! Bookmark not
defined.
3.4.6 Ảnh hưởng của MOS và Nucleotide lên cấu trúc mô ruột cá ... Error! Bookmark
not defined.
3.4.7 Ảnh hưởng của MOS và Nucleotide lên khả năng chịu đựng stress.......... Error!
Bookmark not defined.
3.4.8 Ảnh hưởng của MOS và Nucleotide lên khả năng kháng bệnh Error! Bookmark

not defined.
3.5 Chế độ chăm sóc và quản lý thí nghiệm..................Error! Bookmark not defined.
3.6 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu...................................Error! Bookmark not defined.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................Error! Bookmark not defined.
v


4.1Thức Ăn Thí Nghiệm ...............................................Error! Bookmark not defined.
4.2 Môi Trường Nuôi Cá Thí Nghiệm ..........................Error! Bookmark not defined.
4.2.1 Nhiệt độ ................................................................Error! Bookmark not defined.
4.2.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)...............................Error! Bookmark not defined.
4.2.3 Độ pH .................................................................Error! Bookmark not defined.
4.2.4 Hàm lượng Ammonia ...........................................Error! Bookmark not defined.
4.3 Sự Tăng Trưởng Của Cá Thí Nghiệm .....................Error! Bookmark not defined.
4.4 Hiệu Quả Sử Dụng Thức Ăn ...................................Error! Bookmark not defined.
4.4.1 Hệ Số Biến Đổi Thức Ăn .....................................Error! Bookmark not defined.
4.4.2 Hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn (PER) ....Error! Bookmark not defined.
4.5 Kết quả đánh giá mô học ........................................Error! Bookmark not defined.
4.6 Ảnh Hưởng Của Mannan-Oligosaccharide (MOS) và Nucleotide Lên Việc Cải
Thiện Sức Khỏe Ở Cá Tra .............................................Error! Bookmark not defined.
4.6.1 Ảnh hưởng của MOS và Nucleotide lên việc đề kháng bệnh ... Error! Bookmark
not defined.
4.6.2 Ảnh hưởng của MOS và Nucleotide trong việc chịu đựng stress ................ Error!
Bookmark not defined.
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục
Phụ lục 1: Các thông số môi trường nuôi cá thí nghiệm.
Phụ lục 2: Các chỉ tiêu tăng trưởng, lượng thức ăn và tỉ lệ sống của cá thí nghiệm.
Phụ lục 3:Kết quả gây cảm nhiễm và gây stress cho cá tra.

Phụ lục 4: Kết quả xử lý thống kê tăng trọng, lượng ăn, hệ số tăng trưởng đặc biệt , hệ
số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein của cá giữa các nghiệm thức.
Phụ lục 5: Kết quả xử lý thống kê tỉ lệ sống của cá tra đối với thí nghiệm gây stress.
Phụ lục 6: Kết quả xử lý thống kê tỉ lệ sống của cá tra đối với thí nghiệm gây cảm
nhiễm.

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DO

Dissolved Oxygen

MOS

Mannan Oligosaccharide

TN

Thí nghiệm

NT

Nghiệm thức

NTĐC

Nghiệm thức đối chứng


TL

Trọng lượng

TB

Trung bình

TSA

Trytone Soya Agar

EMB

Eosine Methylene blue lactase Agar

BHIA

Brain heart infusion Agar

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Các thành phần vách tế bào nấm men
Saccharomyces cerevisiae ................................................................. 4

Bảng 3.1 Số thứ tự các đĩa giấy sinh hóa trong giếng....................................21
Bảng 3.2 Thuốc thử và kết quả phản ứng sinh hóa trong các giếng ..............22
Bảng 4.1 Thành phần của thức ăn thí nghiệm ................................................24
Bảng 4.2 Tăng trọng của cá sau 10 tuần thí nghiệm ......................................31
Bảng 4.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn................................................................32
Bảng 4.4 Chiều cao nếp gấp ruột của cá ở các nghiệm thức..........................36
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm gây cảm nhiễm ..................38
Bảng 4.6 Tỉ lệ sống của cá sau 4 ngày và 6 ngày gây cảm nhiễm .................40
Bảng 4.7 Kết quả phản ứng sinh hóa của khuẩn lạc được phân lập
từ nội tạng cá tra gây cảm nhiễm....................................................42
Bảng 4.8 Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm gây stress cho cá tra ..........42
Bảng 4.9: Tỉ lệ sống trung bình theo các giai đoạn sau khi gây
stress cho cá tra..............................................................................44

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 4.1 Nhiệt độ của các bể thí nghiệm vào buổi sáng ...........................25
Biểu đồ 4.2 Nhiệt độ của các bể thí nghiệm vào buổi chiều ..........................26
Biểu đồ 4.3 Hàm lượng DO của các bể thí nghiệm vào buổi sáng ................27
Biểu đồ 4.4 Hàm lượng DO của các bể thí nghiệm vào buổi chiều .............27
Biểu đồ 4.5 pH của các bể thí nghiệm vào buổi sáng ....................................28
Biểu đồ 4.6 pH của các bể thí nghiệm vào buổi chiều ...................................29
Biểu đồ 4.7 Hàm lượng Ammonia của các bể vào buổi sáng ........................30
Biểu đồ 4.8 Hàm lượng Ammonia của các bể vào buổi chiều .......................30

Biểu đồ 4.9 Tăng trọng của cá ở các NT ........................................................31
Biểu đồ 4.10 Hệ số tăng trưởng đặc biệt SGR (%/ ngày) của cá ở
các nghiệm thức........................................................................32
Biểu đồ 4.11 Hệ số biến đổi thức ăn ở các nghiệm thức................................33
Biểu đồ 4.12 Hiệu quả sử dụng protein ở các nghiệm thức ...........................34
Biểu đồ 4.13 Tỉ lệ chết tích lũy trung bình sau khi gây cảm nhiễm
cho cá tra..................................................................................39
Biểu đồ 4.14 Tỉ lệ sống theo sau 4 và 6 ngày gây cảm nhiễm .......................40
Biểu đồ 4.15 Số cá chết trung bình tích lũy theo các ngày ............................43
Biểu đồ 4.16 Tỉ lệ sống trung bình theo các giai đoạn sau khi gây
stress cho cá tra.........................................................................44

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Mannan Oligosaccharide trích từ vách tế bào nấm men ................. 4
Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của Mannan Oligosaccharide .............................. 5
Hình 2.3 Cơ chế MOS gắn kết với mầm bệnh ................................................ 6
Hình 2.4 Hình dạng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ....................................... 9
Hình 3.1 Hóa chất NaHCO3 và NH4Cl..........................................................15
Hình 3.2 Hệ thống giai thí nghiệm .................................................................15
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................................17
Hình 4.1 Cấu trúc mô học đường ruột của cá giữa các nghiệm thức .............35
Hình 4.2 Bố trí thí nghiệm gây cảm nhiễm cho cá tra....................................37
Hình 4.3 Bố trí thí nghiệm gây stress cho cá tra ...........................................38


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt Vấn Đề
Nghề nuôi thủy sản đang ngày một phát triển và trở thành một ngành có đóng

góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, nhu cầu cá tra xuất khẩu và tiêu
thụ trong nước là vượt trội hơn cả. Do vậy, các nhà sản xuất đang tìm các biện pháp
nhằm nâng cao năng suất và giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, hạn chế chính của
môi trường nuôi công nghiệp là mật độ cao, dịch bệnh thường xuyên xảy ra và lây lan
đến môi trường nuôi lân cận. Vấn đề này đã gây ra một áp lực không nhỏ cho người
nuôi.
Xu thế hiện nay là sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để làm tăng
tăng trưởng, nâng cao sức đề kháng, tăng cường đáp ứng miễn dịch, giảm hệ số thức
ăn. Do đó, việc nghiên cứu các tác dụng của Mannan Oligosaccharide và Nucleotide
đang ngày càng được các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất quan tâm.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Ban Chủ Nhiệm khoa thủy sản
trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên
cứu đề tài: "Thử nghiệm ảnh hưởng của Mannan Oligosaccharide và Nucleotide
lên sự tăng trưởng, khả năng chịu đựng stress và đề kháng bệnh của cá tra".
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Thử nghiệm tác động của Mannan Oligosaccharide và Nucleotide tự do ở các


nồng độ khác nhau lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra.
Thử nghiệm tác động của Mannan Oligosaccharide và Nucleotide tự do lên khả
năng chịu đựng stress khi gây môi trường nước có nồng độ cao Ammonia và đề kháng
bệnh của cá tra.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Nucleotide

2.1.1 Cấu trúc của nucleotide
Cho đến nay, chúng ta biết rằng các Nucleic Acid, bao gồm Deoxyribonucleic
Acid (DNA) và Ribonucleic Acid (RNA), là những đại phân tử sinh học có trọng
lượng phân tử lớn với thành phần gồm các nguyên tố C, H, O, N và P; chúng được cấu
thành từ nhiều đơn phân (monomer) là các Nucleotide.
Về cấu trúc, mỗi Nucleotide gồm ba thành phần kết dính với nhau như sau: gốc
đường pentose nối với một base tại C1' bằng một liên kết β-glycosid và nối với nhóm
phosphate tại C5' bằng một liên kết Phosphomonoester (Trích bởi Colm A. Moran,
2008).
2.1.2 Vai trò của nucleotide đối với động vật thủy sản
Việc cung cấp Nucleotide ngoại sinh đã được một số nhà nghiên cứu
(Cosgrove, 1998); (Gyorgy,1971) công nhận khả năng làm tăng tăng trưởng ở một số
loài động vật, cá và giáp xác; sự gia tăng tăng trưởng này là do một sự sao chép tế bào
với tỉ lệ rất cao (Borda và ctv, 2003) (Trích bởi Colm A. Moran, 2008).
Bên cạnh khả năng dẫn dụ, kích thích sự thèm ăn và sinh tổng hợp các acid
amine không thiết yếu, Nucleotide ngoại sinh còn có khả năng làm tăng đáp ứng miễn
dịch. Bên cạnh đó, Nucleotide tác động tích cực lên hệ vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy
chủng vi khuẩn có lợi phát triển và ức chế các chủng vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

(Peng Li và Delberlt M.Gatlin, 2005) (Trích bởi Colm A. Moran, 2008).
Một số nghiên cứu khác cho thấy, Nucleotide làm tăng tăng trưởng và cải thiện
cấu trúc đường ruột. Ngoài ra, Nucleotide còn làm tăng sức chịu đựng, tăng khả năng
chống lại vi khuẩn, virus và các vi sinh vật có hại khác.

2


2.1.3 Một số khảo nghiệm tác dụng của Nucleotide ở động vật thủy sản
Person- Leruyet và ctv (1983) (Trích bởi Colm A. Moran, 2008) đã tiến hành
thí nghiệm trên ấu trùng cá bơn trọng lượng 100 mg/con cho ăn thức ăn có bổ sung
inosine (1,3% khẩu phần cho 6 ngày; 0,13% khẩu phần cho 45 ngày) kết quả thí
nghiệm cho thấy tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá gia tăng một cách đáng kể.
Ramadan (1994) (Trích bởi Colm A. Moran, 2008) lần đầu tiên quan sát rằng
khẩu phần bổ sung Nucleotide có ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch rõ ràng trên cá rô
phi sau khi tiêm trong cơ hoặc ngâm trực tiếp với tác nhân gây chết là Aeromonas
hydrophila.
Burrellls (2001) (Trích bởi Colm A. Moran, 2008) đã báo cáo rằng sau khi tắm
với vi khuẩn Vibrio anguillarum, cá hồi được cho ăn khẩu phần có bổ sung Nucleotide
có hệ số chết tích lũy là 31%, trong khi cá ăn khẩu phần cơ bản và có bổ sung βGlucan lần lượt là 49% và 43%. Và cũng theo Burrells (2001) cho nuôi chung cá hồi
với vi khuẩn Piscirickettsia salmonis thì tỉ lệ chết của cá ăn khẩu phần thức ăn có bổ
sung Nucleotide là 46,9% trong khi đó ở cá ăn khẩu phần cơ bản đến 76,8%.
Tỉ lệ chết của cá chẽm sau khi gây bệnh bằng Streptococus iniae đối với khẩu
phần ăn có bổ sung Nucleotide là 52% và khác biệt có ý nghĩa so với khẩu phần cơ
bản là 83,8% (Li, 2004) (Trích bởi Colm A. Moran, 2008).
2.2

Mannan Oligosaccharide
Đầu tiên, vào cuối thập niên 80, người ta quan tâm đến việc sử dụng đường


mannose để giảm lượng vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Khi so với đường mannose
tinh khiết, hợp chất chứa mannose phân nhánh (-1,3 và -1,6) có áp lực cao nhất đối với
type 1. Vì vậy, hiện nay phức hợp Mannan oligosaccharides (MOS) trích từ thành tế
bào của dòng Saccharomyces cerevisiae rất được ưa chuộng.

3


(Nguồn: Colm A. Moran, 2008)
Hình 2.1: Mannan Oligosaccharide trích từ vách tế bào nấm men
Bảng 2.1: Các thành phần vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae
Thành phần

Khối lượng phân tử trung
bình (kDa)

% khối lượng

 1,3 glucan

240

30 - 50

 1,3 glucan

24

10


100-200

25 - 40

25

1-3

Mannoprotein
Chitin

(Nguồn: Colm A. Moran, 2008)
Nhiều phân tử mannoprotein có N-glucans liên kết với cấu trúc trung tâm
Man10-14GlcNAc2-Asn rất giống với những chuỗi manno N-glycan bậc cao ở động vật
có vú. Những chuỗi mannoprotein ở phía ngoài cùng trên tế bào nấm men còn có hơn
50-200 đơn vị liên manose, với một mạch chính dài có vị trí liên kết là 1,6 với các
mạch bên ngắn ở vị trí  -1,2 và  -1,3. Những cấu trúc phức tạp này sẽ quyết định
những thuộc tính bề mặt của tế bào nấm men. Những thuộc tính này sẽ đặt cơ sở cho
phương thức hoạt động chủ yếu của MOS đã được nghiên cứu trên gia súc và gia cầm.

4


(Nguồn: Colm A. Moran, 2008)
Hình 2.2: Cấu trúc hóa học của Mannan Oligosaccharide
2.2.1 Vai trò của Mannan-oligosaccharide (MOS) đối với động vật thủy sản
Nhìn chung, MOS có vai trò quan trọng đối với động vật thủy sản nói riêng và
vật nuôi nói chung.
Theo Colm A. Moran (2008) vai trò của Bio-MOS như sau:
- Tác động lên hệ vi sinh vật đường ruột.

- Kết với những vi khuẩn gây bệnh chứa tiêm mao tuýp 1 và loại trừ trực tiếp từ
ruột.
- Cải thiện, nâng cao hình thái và cấu trúc đường ruột.
- Cải thiện giá trị dinh dưỡng và tăng trưởng.
- Điều chỉnh đáp ứng miễn dịch của cơ thể ký chủ.
+ Đáp ứng miễn dịch cấp tính.
+ Đối với miễn dịch bẩm sinh: giảm sự bài tiết chất nhầy.
+ Làm tăng kháng nguyên và kháng thể.
- Tăng cường khả năng chống chịu với bệnh.

5


Trong đó vai trò tiêu biểu của Mannnan Oligosaccharide là sự kết dính của
những vi khuẩn có fimbri thuộc tuýp với Bio-Mos. Lectins (protein liên kết
carbonhydrate) kết dính phân tử cacbonhydrate được bổ sung lên bề mặt tế bào biểu
mô của ký chủ và từ đó sẽ gắn kết với những tế bào vi khuẩn để khởi đầu quá trình
sinh lý quan trọng của sự tương tác giữa tế bào với tế bào, trong trường hợp này đó là
sự khởi đầu của việc xâm nhập và gây bệnh. Việc nhận dạng phân tử mầm bệnh là
quan trọng phụ thuộc vào các mạch ngắn oligo của mannose trên các glycol liên hợp
được trải dài khắp bề mặt của biểu mô. Có thể chắc chắn rằng những mầm bệnh sẽ kết
dính với những thụ thể tiếp nhận trên tế bào biểu mô bằng cách tạo ra các “đoạn mồi
oligosaccharide” được biết như những tác nhân chống nhiễm trùng trong khẩu phần
thức ăn chủ yếu là manno và polymano (Dawson và ctv, 2003).

( Nguồn: Colm A. Moran, 2008)
Hình 2.3: Cơ chế MOS gắn kết với mầm bệnh.

6



2.2.2 Một số nghiên cứu, khảo nghiệm MOS ở động vật thủy sản
Hiện nay một số công ty đã sử dụng Mannan Oligosaccharide làm thành phần
chính trong một số sản phẩm bổ sung vào thức ăn cung cấp cho động vật thủy sản như
sản phẩm Bio - Mos®.
Staykow và ctv. (2005 ) (Trích bởi Trần Hồng Cẩm, 2008) thí nghiệm trên cá
hồi, bổ sung 0,2% Bio - Mos®, kết quả trọng lượng tăng 13,7% so với cá không cho
ăn thức ăn có Bio - Mos®, FCR giảm từ 0,91 xuống 0,83, tỉ lệ chết 1.68% lô đối chứng
và 0,58% lô cho ăn thức ăn có Bio - Mos® (p < 0,001).
Bổ sung Bio - Mos® vào thức ăn của một số loài cá nước ngọt như Silunus
glanis (Bogut và ctv, 2006) (Trích bởi Trần Hồng Cẩm, 2008) chỉ ra sự tăng trưởng từ
22 g lên 76 g đối với lô đối chứng và tăng lên 83 g đối với lô cho thức ăn có Bio Mos®, trung bình tăng trọng khoảng 9,7%. FCR giảm 11,6% (p < 0.01), tỉ lệ chết giảm
từ 28,33 xuống 16,67%.
Một thí nghiệm trên cá chép tại Đại học Osijek Croatia (Culjak và ctv, 2006)
(Trích bởi Trần Hồng Cẩm, 2008) chế độ thức ăn được sử dụng 39,91% protein và
4,51% lipid, thêm và 0,6% Bio - Mos®, với chế độ này trọng lượng tăng 24% so với
thức ăn không có Bio - Mos®. FCR của cá ăn thức ăn có bổ sung Bio - Mos® là 1,6 và
với đối chứng là 2,06.
Thức ăn có Bio - Mos® cho thấy giảm tỉ lệ chết, cải tiến mức độ kháng thể và
khả năng kháng vài loài vi khuẩn do hoạt đông của lysozyme tăng lên (Staykow,
2004).
Ngoài ra trên thị trường hiện nay một số sản phẩm bổ sung MOS vào thức ăn
tôm được xem như là sản phẩm bổ sung kích thích hệ miễn dịch.
Các nghiên cứu và khảo nghiệm MOS trên động vật thủy sản nói riêng và vật
nuôi nói chung ngày càng nhiều vì các nhà nghiên cứu và nhà sản xuất đã thấy được
vai trò của MOS và khả năng ứng dụng to lớn của nó vào thực tiễn sản xuất.
2.3

Tính Miễn Dịch Của Cá
Cá luôn bị đe dọa với một số lượng lớn những mầm bệnh gồm vi khuẩn, virus,


nấm và những sinh vật kí sinh (Iwama và Nakanishi, 1996) (Trích bởi Trần Hồng
7


Cẩm, 2008). Hệ thống miễn dịch là một hệ thống phức tạp và rắc rối, đó là sự bảo vệ
cá từ những căn bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng.
Hệ thống miễn dịch của hầu hết các loại cá đều giống nhau (Zelikoff và ctv,
2000), và có mối liên quan tương tự như ở động vật có vú (Zelikoff, 1998; Beaman và
ctv, 1999). Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu gồm có những thành phần khác nhau
đó là cung ứng bẩm sinh sự bảo vệ chống lại sự nhiễm bệnh (Sunyer và Lambris,
1998) Cá luôn bị đe dọa với một số lượng lớn những mầm bệnh gồm vi khuẩn, virus,
nấm và những sinh vật kí sinh (Iwama và Nakanishi, 1996) (Trích bởi Trần Hồng
Cẩm, 2008). Hệ thống miễn dịch là một hệ thống phức tạp và rắc rối, đó là sự bảo vệ
cá từ những căn bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng..
Lysozyme là một thành phần của miễn dịch bẩm sinh, tiêu diệt vi khuẩn qua
hoạt động hydrolase, bẻ gãy chuỗi beta – (1, 4) trong nhánh peptidoglycan trong vách
tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn cũng bị tiêu diệt một cách trực tiếp hay bị xử lý bằng
opxonni, giúp thực bào đến cùng.
Ở động vật, vi khuẩn Gram(+) thì có mật độ lysozyme nhiều hơn vi khuẩn
Gram(-), còn ở cá lysozyme có khả năng phản ứng lại cả ở vi khuẩn Gram(+) và
Gram(-).
Lysozyme thường làm việc đồng thời với những cơ cấu khác của hệ thống miễn
dịch không đặc hiệu, như là hoạt động bổ sung và đại thực bào (Siwicki và ctv, 1998)
. Lysozyme thì được biểu diễn một cách liên tục bởi neutrophils, monocyte và đại
thực bào, và hoạt động lysozyme hướng đến làm tăng sự kích thích hệ thống miễn
dịch. Ở cá sự thay đổi trong hoạt động lysozyme chống lại với mầm bệnh phụ thuộc
vào mức độ nhiễm bệnh (Siwicki và ctv, 1998) (Trích bởi Trần Hồng Cẩm, 2008).
2.4


Edwardsiella ictaluri và Bệnh Gan Thận Mủ
Bệnh mủ gan được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1998. Đây là một

bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi cá tra, basa ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Tỉ lệ xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra khoảng (61%) không cao hơn nhiều so
với các bệnh khác như bệnh đỏ mỏ đỏ kỳ (68,3%), bệnh phù đầu (51,2%) (Trần Anh
Dũng, 2005) (Trích bởi Nguyễn Trọng Bình, 2008)...Nhưng tỉ lệ chết là cao nhất (60 80%) (Crumlish và ctv, 2002) làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi.
8


Bệnh mủ gan (bệnh đốm trắng trên gan, thận) trên cá tra, cá basa do nhóm vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra (Crumlish và ctv, 2002) (Trích bởi Nguyễn Trọng
Bình, 2008). Vi khuẩn E. ictaluri thuộc họ Enterbacteriaceae là vi khuẩn gram âm,
hình que, kích thước 1 x 2- 3 μm, không sinh bào tử, là vi khuẩn yếm khí tùy tiện,
phản ứng catalase dương tính, oxidase âm tính, không oxy hoá, lên men trong môi
trường glucose. Có 1 - 3 Plasmid liên kết với E. Ictaluri (Speyerer và Boyle, 1987;
Newton và ctv,1988) (Trích bởi Nguyễn Trọng Bình, 2008).
Edwardsiella ictaluri có thể nhiễm cho cá bằng hai đường khác nhau. Vi khuẩn
trong nước có thể qua đường mũi của cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di
chuyển vào dây thần kinh khứu giác, sau đó vào não (Miyazaki và Plumb 1985; Shotts
và ctv,1986). Bệnh lan rộng từ màng não đến sọ và da. Edwardsiella ictaluri cũng có
thể xâm nhiễm qua đường tiêu hoá qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu
(Shotts và ctv,1986). Bệnh tiến triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu thận trong
vòng 2 tuần sau khi nhiễm bệnh ( Shotts và ctv, 1986) (Trích bởi Nguyễn Trọng Bình,
2008).

Hình 2.4: Hình dạng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Triệu chứng của bệnh:
* Mức độ nhẹ: Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi
nhưng khi mổ ra gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Đó là biểu

9


hiện bệnh lý đặc trưng nhất của bệnh mủ gan.
* Mức độ nặng: Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, cá thường nhào
lộn và xoay tròn. Khi bệnh nặng cá không phản ứng với tiếng động. Một số cá
xuất huyết tất cả các vi hoặc xuất huyết toàn thân. Có khi cá xuất huyết trầm
trọng, khi nhấc lên khỏi mặt nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá..
2.5

Hàm lượng Ammonia
Ammonia là sản phẩm bài tiết chủ yếu của động vật thủy sản (Klinne, 1976) và

cơ chế gây độc cũng như nồng độ gây chết của nó trên nhiều loài cá và giáp xác quan
trọng được thu thập khá phong phú (Tomasso, 1994) (Trích bởi Trần Hữu Lộc và
Trương Thị Diệu Hòa, 2006).
Trong môi trường nước, Ammonia được tìm thấy ở dạng ion Ammonium
(NH4+) và dạng phân tử không phân li (NH3), cả 2 cùng tồn tại bởi một phản ứng cân
bằng thuận nghịch được điều tiết chủ yếu bởi pH (Emerson và ctv, 1975) (Trích bởi
Trần Hữu Lộc và Trương Thị Diệu Hòa, 2006) pH cao thì nồng độ NH3 sẽ tăng lên so
với (NH4+).
Công thức tính nồng độ Ammonia không phân li của Amstrong và ctv ( 1978) (Trích
bởi Trần Hữu Lộc và Trương Thị Diệu Hòa, 2006):
[NH3]= [TAN]/(1-10 (pK - pH))
Trong đó:
[NH3]: Nồng độ Ammonia không phân li.
[TAN]: Nồng độ Ammonia tổng số.
pK: Hệ số phân li, pH: Giá trị pH trung bình.
Dạng Ammonia không phân li khuếch tán 1 cách tự do trực tiếp qua màng tế
bào dưới dạng hơi do chênh lệch áp suất hơi riêng phần (Fromm và Gilelette, 1988)

(Trích bởi Trần Hữu Lộc và Trương Thị Diệu Hòa, 2006). Nếu nồng độ Ammonia
trong nước tăng, sự bài tiết Ammonia của động vật sẽ giảm, dẫn đến hàm lượng
Ammonia trong máu và mô tăng. Kết quả có thể làm tăng pH máu, làm phá vỡ sự ổn
định của màng tế bào do không điều khiển được quá trình trao đổi muối và nước trong
cơ thể làm thay đổi độ thẫm thấu của màng tế bào và các phản ứng được xúc tác bởi

10


enzyme và sẽ làm chết cá, tôm (Tomasso, 1994) (Trích bởi Trần Hữu Lộc và Trương
Thị Diệu Hòa, 2006).
2.6

Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra

2.6.1 Phân loại
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage,1878)
Tên tiếng Anh: Tra Catfish
2.6.2 Phân bố
Cá tra nuôi P. hypophthalmus xuất hiện khắp vùng hạ lưu sông Mê Kông (chủ
yếu ở khu vực 4 nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Cá bột sau khi nở trôi
theo dòng chảy chính của sông tới Pnômpênh thì một phần theo sông Tonlesap vào
biển Hồ, còn phần lớn đi theo sông Mê Kông xuống sông Tiền, một phần đi theo sông
Bassac tới sông Hậu.
2.6.3 Đặc điểm hình thái, sinh lý
Cá tra có thân dài, dẹp ngang, không vảy bao phủ, da trơn, có màu hơi

xanh nhạt trên thân lưng, màu xanh dần ở hai bên hông, bụng cá có màu trắng
bạc. Đầu nhỏ vừa phải, rộng và dẹp bằng, mắt tương đối to, miệng rộng phần sau
hơi dẹp bên, có 2 đôi râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn
¼ chiều dài đầu, có răng lá mía và khẩu cái rất mịn tạo thành vòng cung. Vây
lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây hậu môn tương đối
dài.
Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ
quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi
trường nước thiếu oxy hòa tan.

11


2.6.4 Môi trường sống
Cá tra phân bố ở các tầng nước nhưng thường phân bố ở tầng đáy, cá sống
được ở thủy vực nước tĩnh và nước chảy.
Nhiệt độ: Nhiệt độ sống thích hợp cho cá tăng trưởng dao động trong khoảng 26
- 30 0C (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2001). Cá tra là loài chịu lạnh kém vì cá tra là
một trong những loài đặc trưng cho loài phân bố ở vùng nhiệt đới. Ở nhiệt độ 150C thì
cường độ bắt mồi của cá giảm, nhưng cá vẫn sống, ở nhiệt độ 390C cá sẽ bơi lội không
bình thường.
pH: Cá có khả năng chịu đựng pH từ 5 - 11, nhưng pH thích hợp cho cá phát
triển là 6,5 - 7,5. Ở pH = 5 cá có biểu hiện mất nhớt, các đôi râu teo dần, hoạt động
chậm chạp, khi pH = 11 cá sẽ hoạt động lờ đờ và mất nhớt.
Khả năng chịu mặn: Cá tra là loài sống chủ yếu ở nước ngọt, không sống được
ở vùng nước mặn. Nhưng cá có khả năng sống trong vùng nước lợ, độ mặn cá có khả
năng chịu đựng là 10‰ (Mai Đình Yên và ctv, 1992).
Oxy hòa tan: Cá tra chịu được hàm lượng oxy hòa tan thấp. Do đó cá có thể
nuôi trong các ao nước tù, nước bẩn, nơi có nhiều chất hữu cơ hay nuôi trong bè với
mật độ dày.

2.6.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra có miệng rộng, răng sắc nhọn trên các xương hàm, xương lá mía và
xương khẩu cái. Gai trên cung mang thưa và ngắn nên không có tác dụng lọc thức ăn
như cá ăn phiêu sinh vật. Dạ dày hình chữ U, ruột ngắn và không gấp khúc. Trong
thủy vực tự nhiên, cá tra là loài ăn tạp tuy nhiên tính ăn của chúng thiên về động vật.
Cá tra ở giai đoạn cá bột và cá hương thích ăn mồi sống, nhưng theo quá trình phát
triển thì chúng thích ăn mồi chết và phổ thức ăn rộng. Trong điều kiện ao nuôi, cá tra
có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau có hàm lượng protein thấp do
con người cung cấp. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nuôi
rộng rãi loài cá này (Phạm Văn Khánh, 1996).

12


2.6.6 Đặc điểm sinh trưởng
Trong tự nhiên đã bắt được cá nặng 18 kg hoặc có con dài tới 1m8, cá có thể
sống trên 20 năm.
Cá tra bột hết noãn hoàng có chiều dài 1 - 1,1 cm, sau 14 ngày ương đạt chiều
dài 2 - 2,3 cm và đạt trọng lượng khoảng 0,52 gam. Sau 1 năm nuôi cá đạt trọng lượng
từ 0,7 - 1,5 kg và cá từ 3 - 4 tuổi đạt trọng lượng từ 3 - 5 kg (Phạm Văn Khánh, 1996).
2.6.7 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá tra từ tháng 06 đến tháng 07 cá có tập
tính di cư ngược dòng sông Mêkông sang Campuchia và khu vực Thankthon của Lào
Trong sinh sản nhân tạo, cá cái thường thành thục lần đầu ở 4 tuổi, cá đực thành
thục ở 3 tuổi, trọng lượng khi thành thục trung bình khoảng 3 – 4 kg chiều dài tối thiểu
là 60 cm. Cá tra cái cùng tuổi thì có trọng lượng lớn hơn cá tra đực 30 – 40%.
Sức sinh sản của cá tra khoảng 139.000 – 150.000 trứng/kg cá cái. Hệ số
thành thục cá tra cái ngoài tự nhiên dao động từ 3,0 – 12,57%, cá tra đực 0,83 –
2,1%.
Kích thước trứng tương đối nhỏ đường kính trung bình là 1 mm, sau khi trương

có thể tới 1,5 – 1,6 mm.

13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/2008 đến tháng 8/2008
Đề tài được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm và Phòng Bệnh Học Khoa Thủy

Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2

Vật Liệu Thí Nghiệm

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá tra thí nghiệm có nguồn gốc từ Đồng bằng sông Cửu Long. Cá trước khi thí
nghiệm được ương nuôi trong bể xi măng và cho ăn cùng loại thức ăn để cá thích nghi
với điều kiện môi trường và sức khỏe ổn định, cá có chất lượng tốt, bơi lội nhanh
nhẹn, kích cỡ đồng đều, màu sắc đặc trưng. Sau 2-3 tuần cá sẽ được bố trí vào các giai
trong bể xi măng .
3.2.2 Dụng cụ và nguyên liệu
Hệ thống bể thí nghiệm gồm 4 bể xi măng có cùng kích thước (2,5 x 3 m);
12 giai (1 x 1 x 1 m);
Hóa chất NaHCO3, NH4Cl;
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri;
Hệ thống sục khí, ống xi phông, thau, xô, vợt, bộ test NH4+/NH3, DO, máy đo

pH, nhiệt kế;
Thùng xốp, bộ đồ tiểu phẩu, cân, kính, lam, đèn cồn, đĩa petri, ống nghiệm và
một số dụng cụ khác….

14


×