Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) TẠI CÔNG TY TNHH THÔNG THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM THẺ CHÂN
TRẮNG (Penaeus vannamei) TẠI CÔNG TY TNHH
THÔNG THUẬN

Họ và tên sinh viên: TRẦN VĂN THẾ
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 10/2008


KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Penaeus vannamei) TẠI CÔNG TY TNHH THÔNG THUẬN

Tác giả

TRẦN VĂN THẾ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Văn Tư

Tháng 10 năm 2008



LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân, tập thể, các đơn vị, tổ chức.
Với tất cả sự chân thành, tôi xin cảm ơn sâu sắc thầy Nguyễn Văn Tư, người đã
định hướng, tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm chân thành ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Thủy Sản trường Đại
học Nông Lâm TPHCM và tập thể giảng viên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong 4 năm qua.
Đồng thời tôi cũng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Công ty TNHH Thông Thuận, tập thể
cán bộ kỹ thuật công nhân khu IV, khu IX đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về cơ sở vật
chất trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, anh chị em và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt khóa học.
Do thời gian có hạn nên cuốn khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu
sót, vì vậy mong thầy cô và đọc giả đóng góp thêm ý kiến để được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát qui trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus
vannamei) tại Công ty TNHH Thông Thuận” được tiến hành tại khu IV và khu IX của
Công ty TNHH Thông Thuận ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận từ
tháng 4/2008 đến tháng 7/2008.
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu, quan sát, ghi chép và tổng kết số liệu để
hoàn thiện các qui trình xử lý nước cho ương nuôi ấu trùng tôm, qui trình kỹ thuật cho

tôm bố mẹ sinh sản nhân tạo và qui trình kỹ thuật ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân
trắng.
Thí nghiệm thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của tảo tươi Chaetoceros sp. và
Skeletonem costatum bổ sung vào thức ăn cho ấu trùng giai đoạn Zoea lên sự phát
triển, tỷ lệ sống và chất lượng tôm giống khi thu hoạch. Các nghiệm thức được bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên trong các bể nuôi có thể tích 2 m3 và được lặp lại 3 lần theo 3
đợt sản xuất. Nghiệm thức NT B bổ sung 5 – 10 g tảo tươi/lần, cho ăn ngày 2 lần so
với nghiệm thức NT A không bổ sung. Sau hơn 3 tháng thu được kết quả như sau:
- Ở qui trình cho tôm bố mẹ sinh sản nhân tạo thì tỷ lệ nở của trứng khoảng 80%
và sức sinh sản thực tế gần 6 triệu trứng/kg tôm mẹ
- Ở nghiệm thức B với điều kiện nhiệt độ từ 28 – 300C từ ấu trùng giai đoạn N3,
sau thời gian từ 17 – 20 ngày thì có thể thu hoạch tôm giống ở giai đoạn PL7 – PL10 và
tỷ lệ sống trung bình khoảng 45%.
- Kết quả phân tích ANOVA cho thấy sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê
sinh học giữa hai nghiệm thức. Trong đó ấu trùng ương nuôi ở nghiệm thức NT B có
thời gian biến thái nhanh, tỷ lệ sống cao và chất lượng tôm giống tốt hơn so với NT A.
Điều này có nghĩa là khi bổ sung thêm tảo tươi vào thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân
trắng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

iii


MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii

Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... viii
Danh sách các bảng ......................................................................................................ix
Danh sách các hình .........................................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ...............................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ......................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................3
2.1 Lược Sử Về Sự Phát Triển Nghề Sản Xuất Giống...................................................3
2.1.1 Trên thế giới ..........................................................................................................3
2.1.2 Tại Việt Nam .........................................................................................................5
2.2 Một Số Đặc Điểm Của Tỉnh Bình Thuận Và Công Ty Thông Thuận .....................7
2.2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận ...............................................................7
2.2.1.1 Vị trí địa lý..........................................................................................................7
2.2.1.2 Đặc điểm khí hậu................................................................................................8
2.2.1.3 Tiềm năng về thủy sản........................................................................................8
2.2.2 Công ty TNHH Thông Thuận...............................................................................8
2.2.3 Tổng quan khu IX Công ty TNHH Thông Thuận ..............................................10
2.3 Đặc Điểm Sinh Học Chủ Yếu Của Tôm Thẻ Chân Trắng .....................................11
2.3.1 Hình thái, phân loại và phân bố...........................................................................11
2.4 Đặc Điểm Sinh Trưởng, Phát Triển Và Lột Xác....................................................12
2.4.1 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng trong tự nhiên.................................................12
2.4.2 Các thời kì phát triển và lột xác...........................................................................13
2.4.2.1 Thời kì phôi ......................................................................................................13
2.4.2.2 Thời kì ấu trùng ................................................................................................13
iv


2.4.3 Đặc điểm sinh trưởng ..........................................................................................15
2.4.4 Sự lột xác ............................................................................................................16

2.5 Đặc Điểm Dinh Dưỡng...........................................................................................16
2.5.1 Tính ăn.................................................................................................................16
2.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng ............................................................................................18
2.6 Đặc Điểm Sinh Sản ................................................................................................22
2.6.1 Cơ quan sinh sản..................................................................................................22
2.6.1.1 Cơ quan sinh dục đực .......................................................................................22
2.6.1.2 Cơ quan sinh dục cái ........................................................................................23
2.6.1.3 Sức sinh sản ......................................................................................................23
2.6.1.4 Sự phát triển buồng trứng.................................................................................24
2.6.2 Giao vĩ ở tôm thẻ chân trắng ...............................................................................24
2.6.3 Hoạt động đẻ trứng ở tôm thẻ chân trắng............................................................25
2.7 Khả Năng Thích Ứng Các Điều Kiện Thủy Lý Hóa..............................................25
2.7.1 Nhiệt độ ...............................................................................................................25
2.7.2 Độ mặn ................................................................................................................25
2.7.3 pH ........................................................................................................................25
2.7.4 Hàm lượng oxy hòa tan .......................................................................................26
2.7.5 Hợp chất nitrogen ................................................................................................27
2.7.6 H2S.......................................................................................................................27
2.7.7 Độ cứng và độ kiềm.............................................................................................27
2.8 Quy Trình Sản Xuất Đã Được Ứng Dụng Ở Trung Quốc .....................................28
2.8.1 Kỹ thuật nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng bố mẹ ........................................................28
2.8.2 Ương nuôi ấu trùng tôm .....................................................................................29
Chương 3. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .........30
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu.....................................................................30
3.2 Nội Dung Nghiên Cứu............................................................................................30
3.3 Vật Liệu Nghiên Cứu .............................................................................................30
3.4 Phương Pháp Thí Nghiệm ......................................................................................32
3.4.1 Thiết kế và bố trí thí nghiệm ...............................................................................32
3.4.1.1 Bố trí thí nghiệm..............................................................................................32
v



3.4.1.2 Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................32
3.4.1.3 Sơ đồ nghiên cứu ..............................................................................................32
3.4.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả các quy trình ương nuôi ấu trùng...................33
3.5 Phương Pháp Thu Thập, Xử Lý Số Liệu................................................................34
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................35
4.1 Các Hệ Thống Phục Vụ Cho Sản Xuất ..................................................................35
4.2 Quy Trình Kỹ Thuật Xử Lý Nước..........................................................................40
4.2.1 Quy trình xử lý nước ương nuôi ấu trùng............................................................40
4.2.2 Cấu tạo va nguyên tắc hoạt động của các bể lọc ................................................41
4.3 Quy Trình Kỷ Thuật Cho Tôm Bố Mẹ Sinh Sản Nhân Tạo..................................43
4.3.1 Nguồn tôm bố mẹ cho sinh sản ...........................................................................43
4.3.2 Kỹ thuật nuôi vỗ và cho đẻ................................................................................44
4.3.2.1 Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn tôm bố mẹ ......................................................44
4.3.2.2 Xử lý và thuần hóa môi trường cho tôm bố mẹ................................................44
4.3.2.3 Kỹ thuật cắt cuống mắt.....................................................................................45
4.3.2.4 Kỹ thuật cho tôm giao vĩ ..................................................................................45
4.3.3 Kỹ thuật cho đẻ và thu nauplius .........................................................................46
4.3.3.1 Kỹ thuật cho đẻ và ấp nở trứng ........................................................................46
4.3.3.2 Thu nauplius .....................................................................................................46
4.3.3 Kết quả theo dõi...................................................................................................47
4.4 Quy Trình Kỹ Thuật Ương Nuôi Ấu Trùng Tôm...................................................47
4.4.1 Chuẩn bị bể ương.................................................................................................47
4.4.2 Mật độ ương ........................................................................................................48
4.4.3 Tóm tắt quy trình ương nuôi................................................................................48
4.4.4 Thức ăn và phương pháp cho ăn..........................................................................50
4.4.5 Quản lí môi trường bể nuôi .................................................................................50
4.4.6 Theo dõi tình trạng sức khỏe và diễn biến tình hình bể nuôi ..............................50
4.4.7 Thu hoạch và vận chuyển tôm giống...................................................................51

4.4.8 Kết quả theo dõi...................................................................................................52
4.5 Kết Quả Các Nghiệm Thức Thí Nghiệm So Sánh .................................................52
4.5.1 Thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng thí nghiệm .................................52
vi


4.5.1.1 Thời gian biến thái của ấu trùng.......................................................................52
4.5.1.2 Tỷ lệ sống của ấu trùng ....................................................................................54
4.5.2 Đánh giá chất lượng tôm giống ...........................................................................54
4.5.2.1 Khả năng chịu shock độ mặn............................................................................54
4.5.2.2 Khả năng chịu shock formol 200 ppm .............................................................55
4.5.2.1 Khả năng chịu shock nhiệt độ của tôm giống ..................................................56
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................58
5.1 Kết Luận .................................................................................................................58
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


Danh sách các chữ viết tắt
Kí hiệu

Tên đầy đủ

FAO

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương)


EDTA

Ethylediamine Tetraacetic Acid disodium

IHHNV

Infectious Hypodermal Haematopoietic Necrosis Virus

LOVV

Lymphoid Organ Vacuolization Virus

M

Mysis

NACA

Netword of Aquaculture Centers of Pacipic Asia
(Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản Châu Á Thái Bình Dương)

N

Nauplius

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NT


Nghiệm thức

SLLL

Số lần lặp lại

PL

Poslarvae (hậu ấu trùng)

ppm

Phần triệu

ppt

Phần nghìn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSV

Taura Syndrom Virus (Vi rút hội chứng Taura)

SPF

Specific Pathogen Free (sạch bệnh)


WWF

World Wild Fund (Quỹ quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã)

WSSV

White Spot Syndrom Virus (Vi rút đốm trắng)

Z

Zoea

viii


Danh sách các bảng
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất giống tôm ở Việt Nam ....................................................7
Bảng 2.2: Số trại sản xuất tôm giống tỉnh Bình Thuận dự kiến đến năm 2010 .............8
Bảng 3.1: Phương pháp xác định các yếu tố môi trường .............................................33
Bảng 4.1: Tóm tắt công thức phối trộn và cách cho ấu trùng ăn..................................49
Bảng 4.2: Tóm tắt chế độ chăm sóc quản lí bể nuôi qua các giai đoạn .......................49
Bảng 4.3: Kết quả theo dõi các trại ương nuôi ấu trùng...............................................52
Bảng 4.4: Thời gian biến thái qua các giai đoạn của ấu trùng ở các nghiệm thức.......53
Bảng 4.5: Trung bình tỷ lệ sống của ấu trùng đến P L10 ở các NT ..............................54
Bảng 4.6: Trung bình tỷ lệ chết của tôm giống khi shock độ mặn...............................55

Bảng 4.7: Trung bình tỷ lệ chết của tôm giống khi shock formol 200 ppm ................56
Bảng 4.8: Trung bình tỷ lệ chết của tôm giống khi shock nhiệt độ .............................57

ix


Danh sách các hình
Hình

Trang

Hình 2.1: Sản lượng tôm nuôi của thế giới (1994 – 2001).............................................5
Hình 2.2: Bản đồ tự nhiên tỉnh Bình Thuận ...................................................................7
Hình 2.3: Sơ đồ tổng quan khu IX Công ty TNHH Thông Thuận...............................10
Hình 2.15: Hình dạng ngoài tôm thẻ chân trắng ..........................................................11
Hình 2.16: Các nước nuôi tôm thẻ chân tắng trên thế giới ..........................................12
Hình 2.17: Các giai đoạn của ấu trùng tôm tính từ bên trái sang là N3, Z3, M3 ...........14
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu..........................................................................................33
Hình 4.1: Khu nuôi tôm bố mẹ.....................................................................................36
Hình 4.2: Bể nuôi tôm bố mẹ .......................................................................................36
Hình 4.3: Bể ương nuôi ấu trùng tôm...........................................................................36
Hình 4.4: Ao chứa lắng xử lí nước ...............................................................................37
Hình 4.5: Bể lọc tinh ....................................................................................................37
Hình 4.6: Bể lọc thô......................................................................................................37
Hình 4.7: Giếng đào cung cấp nước lợ cho sản xuất....................................................38
Hình 4.8: Bể nuôi tảo sinh khối....................................................................................38
Hình 4.9: Túi nuôi, giữ giống tảo .................................................................................38
Hình 4.10: Hố ga xử lí nước thải..................................................................................39
Hình 4.11: Bể khử trùng dụng cụ .................................................................................39
Hình 4.12: Sơ đồ xử lý nước ........................................................................................39

Hình 4.13: Cấu tạo bể lọc thô 1....................................................................................40
Hình 4.14: Cấu tạo bể lọc thô 2 và bể lọc tinh .............................................................42
Hình 4.15: Thức ăn tươi và thức ăn tổng hợp cho tôm bố mẹ .....................................45
Hình 4.16: Thả ương ấu trùng tôm ...............................................................................48
Hình 4.17: Ấu trùng sau khi thả ương ..........................................................................48
Hình 4.18: Đong và cho tôm giống vào túi ny – long để vận chuyển..........................51

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Hiện nay tình hình nuôi tôm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang
có nhiều thay đổi. Đó là nghề nuôi tôm sú (P. monodon) đang gặp nhiều khó khăn như
giá cả thức ăn tăng, thị trường tiêu thụ thu hẹp, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh do môi
trường nuôi ngày xấu đi. Sản lượng tôm sú trong tổng sản lượng tôm nuôi của thế gới
đang giảm dần thay vào đó là sản lượng của tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) và tôm
nương (P. chinensis) được tăng lên.
Trước tình hình đó, người ta đang dần chuyển đổi đối tượng nuôi cho có hiệu
quả. Đó là chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng. So với tôm sú thì
tôm thẻ chân trắng là loài có khả năng chống chịu một số bệnh, chịu được những biến
đổi của môi trường tốt hơn, đặc biệt là tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn
và có thể thả nuôi với mật độ cao. Bên cạnh đó, trên thị trường thế giới cũng như thị
trường Mỹ thì tôm thẻ chân trắng là đối tượng được ưa chuộng hơn so với các loài tôm
khác (Vũ Thế Trụ, 1993).
Năm 2000, Việt Nam chính thức nhập tôm thẻ chân trắng về thuần hoá và nuôi
thử nghiệm. Vì thấy lợi nhuận từ con tôm thẻ chân trắng cao nên ở khu vực đồng bằng
Sông Cửu Long người dân đã lén lút chuyển đổi sang nuôi loài tôm này. Đến tháng 1
năm 2008 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn mới có chỉ thị cho phép nuôi tôm

thẻ chân trắng tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Nhưng nhìn chung đến nay,
việc sản xuất giống tôm thẻ chân trắng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người nuôi tôm.
Điều này là do qui trình sản xuất giống chưa hoàn thiện dẫn đến tỷ lệ nở, tỷ lệ sống

1


của ấu trùng còn thấp và nhiều trại sản xuất giống chưa thể cho tôm bố mẹ sinh sản
nhân tạo được.
Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường
Đại học Nông Lâm chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát qui trình sản xuất giống
tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại Công ty TNHH Thông Thuận”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Khảo sát qui trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng nhằm đánh giá hiệu quả các
qui trình sản xuất bao gồm:
- Đánh giá qui trình kỹ thuật xử lý nước
- Đánh giá qui trình kỹ thuật cho tôm bố mẹ sinh sản nhân tạo
- Đánh giá Qui trình ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng
- Thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của tảo tươi bổ sung vào thức ăn cho giai đoạn
zoea đến sự phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lược Sử Về Sự Phát Triển Nghề Sản Xuất Tôm Giống
2.1.1 Trên thế giới
Trong mấy chục năm qua nghề nuôi tôm biển trên thế giới phát triển rất mạnh
mẽ, có nhiều loài tôm được đưa vào nuôi đại trà nhưng chủ yếu vẫn là họ tôm he

(Penaeidae). Hiện nay nghề nuôi tôm đang có nhiều thành tựu trong các lĩnh vực
nghiên cứu sản xuất và thương mại. Trong các loài tôm he thì tôm sú (P. monodon)
được nuôi nhiều hơn cả. Nhưng do vấn đề dịch bệnh và những rủi ro trong quá trình
nuôi cao nên người nuôi tôm đang chuyển đổi từ từ sang nuôi tôm thẻ chân trắng
(P. vannamei) do nó khắc phục được những nhược điểm của tôm sú. Một trong những
yếu tố quan trọng giúp nghề nuôi tôm phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
như hiện nay, đó là việc chủ động sản xuất tôm giống với số lượng lớn trong các trại
sản xuất.
Người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xất nhân tạo giống tôm sú là
tiến sĩ người Nhật Bản Motosaku-Fujinaga. Năm 1933 trong một cuộc hội nghị ở
Mêxico về sinh học và nuôi tôm ông đã công bố công trình nghiên cứu về sản xuất
nhân tạo loài tôm thẻ Nhật Bản (P. japonicus). Trong những thí nghiệm ban đầu, do
thiếu hiểu biết về đặc điểm dinh dưỡng của ấu trùng tôm nên phần lớn ấu trùng chỉ tồn
tại ở giai đoạn zoea và chỉ có khoảng 10% chuyển sang giai đoạn mysis. Mãi tới gần
10 năm sau (1942), với việc khám phá ra tảo silic Skeletonema costatum và
Chaetoceros sp. làm thức ăn cho ấu trùng ở giai đoạn zoea đã nâng cao tỷ lệ giống giai
đoạn này lên đến 30%. Đến năm 1946, Fujinaga đã nghiên cứu và tìm ra ấu trùng
nauplius của Artemia làm thức ăn rất tốt cho giai đoạn ấu trùng mysis. Sau gần 18 năm
3


nghiên cứu và thí nghiệm, đến năm 1946, qui trình sản xuất giống và ương nuôi ấu
trùng tôm thẻ Nhật Bản mới được hoàn chỉnh. Đây là cơ sở nền tảng cho các công
trình nghiên cứu và ứng dụng kết quả này để hoàn chỉnh qui trình sản xuất và ương
nuôi các loài tôm thuộc họ tôm he.
Năm 1963, nhà nghiên cứu Harry Cook (người Mỹ) cùng với sự cộng tác của
Fujinaga đã cho đẻ và ương nuôi thành công các đối tượng P. setiferus và P. ortecus
đồng thời xây dựng thành công qui trình bể nhỏ ở Mỹ, sau đó được cải tiến và nhân
rộng ở các nước khác như Philippine, Đài Loan, Thái Lan… Cũng từ đây trên thế giới
đã nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều đối tượng khác, đó là gần 20 loài thuộc

giống Penaeus và 7 loài thuộc giống Metapenaeus như P. monodon, P. semisulcatus,
P. orientalis…(Nguyễn Văn Quý, 2008).
Mặc dù việc ứng dụng những kết quả trên vào thực tế sản xuất đã giúp nghề sản
xuất tôm giống phát triển nhanh về số lượng trại cũng như qui mô trại sản xuất, nhưng
sản lượng tôm giống vẫn còn hạn chế. Đó là do ấu trùng được ương nuôi với mật độ
cao dẫn đến chất lượng môi trường không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe và tỷ lệ
sống của ấu trùng. Hiện nay tôm thẻ chân trắng thường được coi là có khả năng kháng
bệnh tốt hơn các loài tôm khác (Wyban và Sweeny, 1991; trích bởi FAO và ctv, 2007).
Mặc dù trong thực tế nó rất dễ nhiễm WSSV và TSV (có thể gây nên tỷ lệ chết lớn) và

là tác nhân mang bệnh IHHNV và vi rút LOVV. Chủ yếu vì người ta cho rằng loài tôm
này có thể chống chịu được dịch bệnh nên nó đang dần thay thế các loài tôm khác.

4


Hình 2.1: Sản lượng tôm nuôi của thế giới (1994 – 2001)
(Nguồn: FAO Fishstat, 2004)
2.1.2 Tại Việt Nam
Hiện nay, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mang tính thời sự trong nghề nuôi
trồng thủy sản ở nước ta. Do thị trường xuất khẩu tôm sú bị thu hẹp và ngày càng khắt
khe hơn, thêm vào đó là vấn đề dịch bệnh chưa quản lí được nên các hầu như các tỉnh
ven biển Trung Bộ, Đông Nam Bộ và một số khu vực vùng đồng bằng Sông Cửu Long
đã chuyển sang nuôi loài này. Các trại sản xuất giống khu vực miền Trung hiện này đa
số sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.
Theo tổng kết của Hội khoa học và kỹ thuật về nuôi tôm lần thứ nhất năm 1987
cho biết: từ năm 1971 Trạm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nước lợ (nay thuộc Viện
nghiên cứu NTTS I) và trường Đại học Thủy sản đã cho đẻ thành công tôm thẻ P.
merguiensis và tôm rảo Metapenaeus ensis tại Quý Kim (Hải Phòng) và Cái Dặm
(Quảng Ninh) nhưng trong giai đoạn ương ấu trùng còn gặp nhiều khó khăn nên chỉ

phát triển đến giai đoạn zoea, một số ít phát triển đến giai đoạn mysis rồi chết. Sau đó
5


vào năm 1974, với sự giúp đỡ của chuyên gia người Nhật Bản là Macno Kasumi, Trạm
nghiên cứu đã sản xuất được 65.000 con postlavare loài tôm nương P. orientalis ở các
bể 10 m3 và 1,5 triệu postlavare loài P. merguiensis ở bể 200 m3 theo kiểu Nhật Bản
(Đoàn Văn Đẩu, 2002; trích bởi Nguyễn Văn Quý, 2008).
Cùng với việc cho tôm đẻ thành công, Trạm nghiên cứu NTTS nước lợ còn thành
công trong việc nuôi Brachionus và tự sản xuất thức ăn cho ấu trùng tôm. Sự thành
công của nghiên cứu gây nuôi thức ăn cho ấu trùng tôm là một trong những nguyên
nhân trực tiếp đưa đến sự hoàn thành việc cho sinh sản một số loài tôm vào những năm
1975 – 1977.
Với nỗ lực của mình, cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia của tổ chức FAO
và Viện nghiên cứu thủy sản nước lợ Hải Phòng, trong 6 năm (1976 – 1982) trạm tôm
giống Quy Nhơn đã bắt đầu cho đẻ và ương nuôi thành công đối tượng tôm thẻ và tôm
sú (Theo Đoàn Văn Đẩu, 2002; trích bởi Nguyễn Văn Quý, 2008). Năm 1983, trại thực
nghiệm Cửa Bé, trường Đại học Thủy sản Nha Trang đã cho đẻ thành công đối tượng
tôm thẻ và tôm sú, đây là một trong những thành công bước đầu của các nhà nghiên
cứu và sản xuất tôm giống tại Việt Nam.
Năm 1986 cả nước đã sản xuất được 3,3 triệu postlavare (PL) các loài tôm he và
xây dựng các trại sản xuất tôm giống có qui mô lớn như: Quý Kim, Quy Nhơn, Vũng
Tàu (Hoàng Thị Bích Đào,1995; trích bởi Nguyễn Văn Quý, 2008).
Đến thập niên 90 của thế kỷ trước, khi nghề sản xuất giống tôm sú thành công,
nghề nuôi tôm sú thương phẩm phát triển mạnh thì các trại sản xuất ồ ạt ra đời. Chỉ
tính riêng tỉnh Khánh Hòa, năm 1995 đã có trên 600 trại sản xuất tôm giống, sản xuất
được 1,4 tỷ PL chủ yếu tập trung vào đối tượng tôm sú (Tạp chí Thủy sản – Bộ Thủy
Sản, 1998). Hiện nay, nghề sản xuất tôm giống ở nước ta đang đứng trước cơ hội và
thách thức mới. Với diện tích đưa vào nuôi hơn 500.000 ha, hàng năm Việt Nam cần
khoảng 25-30 tỷ PL (Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc – thông báo 892/TS-VP ngày

9/4/2002). Tuy nhiên theo nguồn tin của Worldfish report (Agra Europe, 2002; trích
bởi Nguyễn Văn Quý, 2008) thì ước tính gần đây chỉ có 10% tôm giống ở khu vưc
Miền Trung đạt tiêu chuẩn và vấn đề chất lượng tôm giống thấp được xem là nguyên
nhân tôm chết hàng loạt tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

6


Bảng 2.1: Tình hình sản xuất giống tôm ở Việt Nam
Năm

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Số trại giống

2086

2125


2936

3777

4768

5017

5094

10000

16000

19053

25170

25431

Sản lượng tôm
PL15 (triệu con) 3000

4500

(Nguồn: Bộ Thủy Sản (cũ), 2004)
Năm 2006, tình hình sản xuất tôm cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về lượng, cả nước
đã sản xuất được 25 tỷ tôm giống. Tuy nhiên về chất lượng tôm giống vẫn chưa được
kiểm soát và quản lí tốt, chưa xây dựng giống thủy sản cho từng vùng. Công tác đăng

kí chất lượng cũng như kiểm soát tôm giống lưu thông trên thị trường chưa được tốt
(Bộ Thủy Sản (cũ), 2007).
2.2 Một Số Đặc Điểm Về Tỉnh Bình Thuận Và Công Ty TNHH Thông Thuận
2.2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Thuận
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹp
giáp Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Phía bắc
giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai,
phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía đông giáp với Biển Đông.

Hình 2.2: Bản đồ tự nhiên tỉnh Bình Thuận
(Nguồn: www.Binhthuantoday.com).

7


Công ty TNHH Thông Thuận có trụ sở và khu sản xuất tôm giống thuộc địa bàn
huyện Tuy Phong. Biển là tài nguyên dồi dào nhất của Tuy Phong, với 50 km bờ biển
có nhiều eo vịnh và đăc biệt ít cửa sông nên môi trường rất thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản, nhất là sản xuất tôm giống.
2.2.1.2 Đặc điểm khí hậu
Huyện Tuy Phong nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa với hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Tổng số giờ nắng: 2459 giờ, nhiệt độ trung bình năm 270C, lượng mưa hàng
năm thấp, khoảng 1024 mm, độ ẩm tương đối là 79%. Đây là điều kiện rất thuận lợi
cho nghề sản xuất tôm giống.
2.2.1.3 Tiềm năng về nghề thủy sản
Bình Thuận có diện tích vùng đặc quyền kinh tế lên tới 52 nghìn km2, là một

trong 3 ngư trường lớn nhất của cả nước. Trữ lượng khai thác đánh bắt đạt 240.000 tấn
các loại. Có nhiều eo biển lặng gió nên phù hợp cho nghề sản xuất tôm giống. Mục
tiêu của tỉnh đề ra cho nghề sản xuất tôm giống đó là vừa đáp ứng nhu cầu nuôi tôm
thịt tại địa phương vừa cung cấp tôm giống cho các tỉnh Nam Bộ.
Bảng 2.2: Số trại sản xuất tôm giống tỉnh Bình Thuận dự kiến đến năm 2010
Năm

2000

2005

2010

Tuy Phong

600

1500

1800

Phan Thiết

215

700

700

Hàm Tân Nam


35

220

350

Hàm Tân

---

80

150

Tổng cộng

850

2500

3000

(Nguồn: www.Binhthuan.gov.vn).
2.2.2 Công ty TNHH Thông Thuận
Địa chỉ liên lạc
Trụ sở chính: Xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 062.853537
8



Các ngành nghề sản xuất kinh doanh
- Một xí nghiệp sản xuất tôm giống có 75 trại.
- Một xí nghiệp nuôi tôm công nghiệp gồm 31 ha đã hoạt động hơn 2 năm thuộc
xã Phước Thể huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận với tổng kinh phí đầu tư 3,8 tỷ đồng.
- Một chi nhánh chuyên làm nhiệm vụ bán con giống, thức ăn, thuốc hóa chất và
thu mua tôm thịt đóng trên địa bàn tỉnh Bến Tre với kinh phí đầu tư 4 tỷ đồng.
- Một chi nhánh tại Cà Mau chuyên làm nhiệm vụ kinh doanh con giống, thức ăn,
thuốc hóa chất và hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi.
- Hai cánh đồng muối công nghiệp đang sản xuất rất hiệu quả nằm trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang và Bình Thuận, trong đó cánh đồng ở Bình Thuận thuộc xã Vĩnh Hảo
huyện Tuy Phong có diện tích 400 ha.
- Có một hệ thống mạng lưới đại lý làm nhiệm vụ kinh doanh, thức ăn, thuốc hóa
chất trên khắp cả nước.
- Nhận thiết kế thi công các công trình thủy sản và kỹ thuật nuôi.
Tổ chức bộ máy hành chính và đội ngũ nhân viên công ty
Công ty có một tổng giám đốc, một phó tổng giám đốc điều hành và các phòng
ban đồng thời ở mỗi khu sản xuất có một quản đốc quản lý điều hành.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty gồm 443 người trong đó số có trình
độ đại học trên 100 người và có 80% đội ngũ chuyên ngành nuôi trồng thủy sản còn lại
là các ngành khác.
Công ty thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ công nhân
viên trong và ngoài công ty.
Mục tiêu và hướng phát triển của Công ty TNHH Thông Thuận
Góp phần giải quyết chính sách cho người dân theo chủ trương chính sách của
nhà nước.
Thúc đẩy phát triển các thế mạnh của công ty như sản xuất tôm thịt, tôm giống và
đầu tư vào các cánh đồng muối.
Vị trí thuận lợi
Khu IX Công ty TNHH Thông Thuận thuộc xóm 7, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy

Phong, tỉnh Bình Thuận. Đây là nơi nằm gần đường quốc lộ 1A, điều kiện giao thông
thuận lợi, với bờ biển dài, nước trong sạch nên phù hợp cho sản xuất tôm giống.
9


2.2.3 Tổng quan khu IX Công ty TNHH Thông Thuận

Hình 2.3: Sơ đồ tổng quan Khu IX Công ty TNHH Thông Thuận
10


2.3 Đặc Điểm Sinh Học Chủ Yếu Của Tôm Thẻ Chân Trắng
2.3.1 Hình thái, phân loại và phân bố
Phân loại:
Ngành: Arthropoda
Lớp:

Crustacea
Bộ:

Decapoda
Họ:

Penaeidae
Giống:

Penaeus

Loài:


Penaeus vannamei Boone, 1931

Tên tiếng Anh: white leg shrimp
Tên Việt Nam: tôm thẻ chân trắng hoặc tôm he chân trắng
Hình thái:
Cơ thể tôm được chia làm
3 phần gồm đầu ngực, bụng và
đuôi. Phần đầu ngực có 14 đôi
phụ bộ bao gồm: một đôi mắt
kép có cuống mắt, hai đôi râu,
ba đôi hàm, ba đôi chân hàm,
năm đôi chân bò (hay còn gọi là
chân ngực). Ở tôm cái, giữa
chân ngực 4 và 5 có thelycum
(là cơ quan sinh dục ngoài, nơi

Hình 2.4: Hình dạng ngoài tôm thẻ chân trắng
(Nguồn FAO Fishery Statistics, 2004)

nhận và giữ túi tinh con đực
chuyển sang).
Phần bụng có 6 đốt, ở 5 đốt đầu mỗi đốt mang một đôi chân bơi hay còn gọi là
chân bụng, mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong, đốt ngoài chia làm hai nhánh:
nhánh trong và nhánh ngoài. Ở tôm đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng 1 có hai
nhánh trong gọi là petasma và hai nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ
bộ đực (là cơ quan sinh dục đực bên ngoài).
Phần đuôi gồm có đốt cuối cùng biến thành telson hợp với chân đuôi phân nhánh
tạo thành đuôi, giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy.
11



Phân bố:
Tôm thẻ chân trắng được phân bố ở bờ biển Thái Bình Dương của Mêxico, Trung
và Nam Mỹ và Nam Pêru, tại những nơi mà ở đó, nhiệt độ của nước quanh năm trên
200C (Wyban và Sweeny, 1991; trích bởi FAO, 2007). Cho đến nay người ta vẫn chưa
biết là có một hay có nhiều quần thể tôm thẻ chân trắng riêng biệt mặc dù đã thấy có
sự khác biệt về giống từ nhiều khu vực ở những điều kiện nuôi khác nhau.
Đến năm 1995, các nước châu Á bắt đầu nhập tôm thẻ chân trắng nuôi thử
nghiệm. Đài Loan là nơi nhập khẩu đầu tiên, tiếp theo đến Trung Quốc và các nước
Đông Nam Á, Ấn Độ, Sri Lanka… Việt Nam chính thức nhập nuôi từ năm 2000.

Hình 2.5: Các nước chính nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
(Nguồn: FAO Fishery Statistics, 2004).
2.4 Đặc Điểm Sinh Trưởng, Phát Triển Và Lột Xác
2.4.1 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng trong tự nhiên
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao phối, sinh sản trong những vùng biển
có độ sâu khoảng 70 m với nhiệt độ 26 - 280C, độ mặn khá cao và ổn định (khoảng 35
ppt). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực này. Phát triển qua các giai
đoạn nauplius, zoea, mysis (sống trôi nổi và tầng giữa) đến giai đoạn potlarvae, chúng
bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi
trường rất khác biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn …
12


Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc
sống giao phối, sinh sản làm trọn chu kỳ (Vũ Thế Trụ, 1993).
2.4.2 Các thời kỳ phát triển và lột xác
Trứng sau khi thụ tinh sẽ xảy ra quá trình phát triển của phôi và nở thành ấu trùng
nauplius. Ấu trùng tôm thẻ chân trắng lớn lên nhờ vào quá trình lột xác và biến thái
qua nhiều giai đoạn khác nhau để trở thành hậu ấu trùng (postlarvae, PL). Trong quá

trình phát triển mỗi giai đoạn chúng có những đặc điểm về hình thái, dinh dưỡng và
thích nghi với điều kiện môi trường khác nhau. Những đặc điểm đó bao gồm sự thay
đổi về hình thái bên ngoài nên người ta đã phân chia sự phát triển của ấu trùng tôm thẻ
chân trắng thành các giai đoạn khác nhau, cụ thể như sau:
2.4.2.1 Thời kỳ phôi
Thời kỳ phôi bắt đầu từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển
phôi tùy theo nhiệt độ môi trường nước.
Quá trình phát triển phôi của tôm thẻ chân trắng chia làm nhiều giai đoạn. Khi
trứng vừa thoát ra khỏi lỗ sinh dục cái, chất keo từ trứng nhanh chóng tỏa ra tạo nên sự
chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa trứng và môi trường nước. Nếu nhìn qua kính hiển
vi ta thấy những vầng sáng tỏa ra xung quanh nên giai đoạn này gọi là giai đoạn hình
thành vành phóng xạ. Nước vào trứng qua các lỗ nhỏ trên màng trứng và hình thành
màng trương nước. Khi màng trứng đủ căng làm khít các lỗ, ngăn không cho nước tiếp
tục vào, quá trình thẩm thấu chấm dứt (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).
Trứng tôm phân cắt hoàn toàn và đều, đến lần thứ hai có sự sắp xếp đặc biệt. Các
trục phân chia phải trái lệch nhau một góc: 45-600, đôi khi đến 900 (Hudinaga, 1942;
trích bởi Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006). Sau khoảng 10-12 giờ, bắt đầu chuyển
sang giai đoạn nauplius. Nếu phôi phát triển không bình thường ấu trùng nauplius sẽ bị
dị hình.
2.4.2.2 Thời kỳ ấu trùng
Ấu trùng tôm thẻ trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn bao gồm các
giai đoạn sau:
Giai đoạn nauplius (N)
Ấu trùng nauplius có hình dạng giống quả lê, có 3 đôi phụ bộ (râu A1, hàm lớn,
râu A2) và 1 điểm mắt. Chúng hoạt động, bơi lội thụ động không định hướng theo
13


đường zíc zắc, tự dưỡng bằng khối noãn hoàng dự trữ. Ấu trùng nauplius trải qua 6 lần
lột xác để tăng trưởng về chiều dài, các phần phụ và nội quan. Mỗi lần lột xác tương

ứng với một giai đoạn phụ, sau lần lột xác cuối cùng sẽ kết thúc giai đoạn nauplius và
chuyển sang giai đoạn zoea. Để phân biệt các giai đoạn phụ chúng ta dựa vào cấu tạo
công thức gai đuôi. Thời gian mỗi giai đoạn phụ kéo dài khoảng 7 - 8 giờ tùy theo
nhiệt độ của môi trường nước, nhiệt độ càng cao thì thời gian chuyển giai đoạn càng
ngắn.

Hình 2.6: Các giai đoạn của ấu trùng tôm tính từ bên trái sang là N3, Z3, M3
Giai đoạn zoea (Z)
Sau khi kết thúc giai đoạn nauplius, ấu trùng chuyển sang giai đoạn zoea. Đặc
điểm thay đổi lớn nhất cả giai đoạn này chính là việc ấu trùng bắt đầu sử dụng thức ăn
từ bên ngoài, chúng cử động rất yếu ớt, bơi lội rất chậm chạp, liên tục có định hướng
về phía trước nhờ vào 2 đôi râu và 3 đôi chân hàm phân nhánh. Do tập tính sống trôi
nổi, bắt mồi thụ động bằng các phụ bộ, giai đoạn này chúng ăn lọc nên chúng ăn tất cả
những gì vừa cỡ miệng. Hệ tiêu hóa đã hình thành tương đối hoàn chỉnh, màng ruột
giao động theo dạng hình sin nên thức ăn được đẩy dọc theo ống tiêu hóa và hấp thu
qua màng ruột, phần còn lại được thải ra ngoài qua hậu môn tạo thành đuôi phân kéo
dài về phía sau. Vì vậy khi nuôi ấu trùng zoea thức ăn cần được cung cấp đạt một mật
độ thích hợp, đảm bảo cho việc lọc thức ăn của ấu trùng.
Thức ăn của ấu trùng zoea chủ yếu là các loài vi tảo (Skeletonema costatum,
Chaetoceros sp.) hoặc các loài tảo lục. Tuy nhiên trong sản xuất nhân tạo hiện nay
người ta chủ yếu sử dụng tảo khô Spirulina sp. và các loại thức ăn tổng hợp. Nhưng
đối với tôm thẻ chân trắng thì tảo tươi rất cần thiết cho sự phát triển và chuyển đoạn
của ấu trùng. Thời gian chuyển các giai đoạn phụ của ấu trùng tùy thuộc vào nhiệt độ

14


×