Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Nghiên cứu biến đồi một số thông số về hình thái, chức năng và huyết động của thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

LÊ HOÀNG OANH

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI MỘT SỐ THÔNG SỐ VỀ
HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG VÀ HUYẾT ĐỘNG CỦA
THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở PHỤ NỮ
MANG THAI
BÌNH THƯỜNG VÀ TIỀN SẢN GIẬT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


HÀ NỘI, 2018

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3


1.1. SINH LÝ TIM MẠCH Ở PHỤ NỮ MTBT VÀ BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ
TIM MẠCH Ở PHỤ NỮ MANG THAI BỊ TIỀN SẢN GIẬT
...............................................................................................................
3
1.1.1. Biến đổi sinh lý tim mạch ở người mang thai bình thường.............3
1.1.2. Biến đổi bệnh lý tim mạch ở người bị tiền sản giật........................6
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI CHỨC NĂNG TIM MẠCH Ở
PHỤ
NỮ
MANG
THAI
...............................................................................................................
18
1.2.1. Lâm sàng.......................................................................................18
1.2.2. Điện tim đồ và Holter điện tim đồ 24 giờ.....................................18
1.2.3. Holter huyết áp 24 giờ...................................................................18
1.2.4. Siêu âm Doppler động mạch:........................................................19
1.2.5. X-quang tim phổi quy ước............................................................21


1.3. ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI, CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG THẤT
TRÁI
BẰNG
SIÊU
ÂM
TIM
...............................................................................................................
21
1.3.1. Đánh giá hình thái và cấu trúc tim................................................21
1.3.2. Đánh giá chức năng tâm thu thất trái............................................23

1.3.3. Chức năng tâm trương thất trái.....................................................26
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG TIM
Ở NGƯỜI MANG THAI BÌNH THƯỜNG VÀ TIỀN SẢN GIẬT
...............................................................................................................
33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu...............................36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................37
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................37
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................38
2.2.2. Tính cỡ mẫu nghiên cứu.............................................................39
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu..................................................39
2.2.4. Qui trình làm Siêu âm Doppler tim...........................................42
2.2.5. Các chỉ tiêu chính sử dụng trong nghiên cứu................................49
2.2.6. Xử lý số liệu thống kê.................................................................51
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..............................................52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................54
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........54
3.1.1. Tuổi, các yếu tố nguy cơ ở nhóm mang thai bình thường và tiền sản giật. .54
3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm MTBT và TSG.......56


3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG TIM Ở NHÓM MANG
THAI
BÌNH
THƯỜNG

TIỀN

SẢN
GIẬT
...............................................................................................................
62
3.2.1. Hình thái và chức năng tim ở nhóm mang thai bình thường.................62
3.2.2. Hình thái và chức năng tim ở phụ nữ mang thai bị tiền sản giật...69
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG THẤT
TRÁI Ở PHỤ NỮ MANG THAI VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM
SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
...............................................................................................................
79
3.3.1. Nhóm phụ nữ mang thai bình thường kỳ 3 tháng cuối..................79
3.3.2. Nhóm phụ nữ mang thai bị tiền sản giật...........................................81
3.3.3. Tương quan hồi quy đa biến giữa hình thái, cấu trúc và chức năng
thất trái với một số yếu tố ở phụ nữ mang thai TSG
.....................................................................................................
89
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................92
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Ở PHỤ NỮ MTBT VÀ TSG................................92
4.1.1. Đặc điểm chung.............................................................................92
4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ mang thai bình thường

tiền
sản
giật
.....................................................................................................
95
4.1.3. Biến chứng thai ở phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật..105
4.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG THẤT TRÁI VÀ HUYẾT
ĐỘNG Ở PHỤ NỮ MTBT VÀ MANG THAI BỊ TSG

...............................................................................................................
106
4.2.1. Hình thái và chức năng tim ở phụ nữ mang thai bình thường.....106


4.2.2. Hình thái, cấu trúc chức năng tim ở phụ nữ mang thai bị TSG...112
4.2.3. Hình thái, cấu trúc và chức năng tim ở phụ nữ mang thai TSG nặng...119
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC
NĂNG THẤT TRÁI VÀ HUYẾT ĐỘNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở PHỤ NỮ MTBT VÀ TSG
...............................................................................................................
121
4.3.1 Mang thai bình thường.................................................................121
4.3.2 Mang thai tiền sản giật.................................................................122
KẾT LUẬN..................................................................................................132
KIẾN NGHỊ.................................................................................................134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4


Phần

Phần viết đầy đủ

viết tắt
ACOG

The American College of Obstetricians and Gynecologists

AFI
Am
ASE

( Tiêu chuẩn các nhà Sản phụ khoa Hoa Kỳ)
Amnionic Fluid Index (Chỉ số ối)
Vận tốc cơ tim tối đa cuối tâm trương
American Society of Echocardiography (Hội siêu âm tim

Hoa Kỳ)
5 BMI
Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
6 BSA
Body Surface Area (Diện tích da bề mặt cơ thể)
7 BTM
Bệnh tim mạch
8 CI
Cardiac index (Chỉ số tim)
9 CNTT
Chức năng tâm thu
10 CNTTr

Chức năng tâm trương
11 CNTTTT Chức năng tâm thu thất trái
12 CO
Cardiac output (Cung lượng tim)
13 CW
Cardiac work (Công tim)
14 CWI
Cardiac work index (Chỉ số công tim)
15 ĐMC
Động mạch chu
16 DMNT
Dịch màng ngoài tim
17 DT
Deceleration time (Thời gian giảm tốc sóng E).
18 ĐTĐ
Đái tháo đường
19 EF
Ejection fraction (Phân suất tống máu)
20 ESC
Eropean Society of Cardiology Hội Tim mạch châu Âu)
21 ET
Ejection time (Thời gian tống máu)
22 ET-1
Endothelin-1
23 FS
Fractional shortening ( Tỉ lệ co ngắn sợi cơ)
24 HATB
Huyết áp trung bình
25 HATT
Huyết áp tâm thu

26 HATTr
Huyết áp tâm trương
27 HELLP
Haemolysis Elevated Liver enzymes Low Platelets.
28 IVCT
Isovolume contraction time ( Thời gian co cơ đồng thể tích)
29 IVCTm
Thời gian giãn cơ đồng thể tích Doppler mô
30 IVRT
Isovolume relaxation time (Thời gian giãn cơ đồng thể tích)
31 IVRTm
Thời gian giãn cơ đồng thể tích Doppler mô
32 IVSd
Vách liên thất tâm trương
33 JNC
Joint National Committee (Ủy ban tăng huyết áp quốc tế


TT

Phần
viết tắt

Phần viết đầy đủ

LAd
LAn
LPWd
LVEDd


của Hoa Kỳ)
Đường kính nhĩ trái dọc
Đường kính nhĩ trái ngang
Thành sau thất trái tâm trương
Left ventricular end diastolic diameter (Đường kính thất

38 LVEDs

trái cuối tâm trương)
Left ventricular end systolic diameter (Đường kính cuối tâm

39 LVEDV

thu thất trái)
Left ventricular end diastolic volume ( Thể tích buồng thất

40 LVESV

trái cuối tâm trương)
Left ventricular end systolic volume (Thể tích buồng thất

41
42
43
44
45

trái cuối tâm thu)
Left ventricular mass (Khối lượng cơ thất trái)
Left ventricular mass index (Chỉ số khối lượng cơ thất trái)

Magnetic resonance imaging (Chụp cộng hưởng từ)
Mang thai bình thường
Pulsatility index (Chỉ số đập)

34
35
36
37

LVM
LVMI
MRI
MTBT
PI

PĐĐT
46 RCOG

Concentric remodeling (Phì đại đồng tâm)
Royal College of Obstetricians and Gynaecologists (Học

47
48
49
50
51
52
53
54
55

56
57
58
59
60
61
62

viện chuyên ngành sản phụ khoa Hoàng Gia Anh)
Resistance index (Chỉ số kháng)
Relative wall thickness (Bề dầy thành tim tương đối)
Vận tốc cơ tim tối đa tâm thu
Tăng huyết áp
Time motion (siêu âm một bình diện)
Tiền sản giật
Total vascular resistance (Tổng kháng mạch ngoại vi)
Vận tốc tối đa cuối tâm trương
Vận tốc tối đa cuối tâm trương Doppler mô
Vận tốc tối đa sóng tâm trương qua tĩnh mạch phổi
Vận tốc tối đa sóng đổ đầy tâm trương
Vận tốc tối đa sóng đổ đầy tâm trương Doppler mô
Vận tốc tối đa sóng tâm thu qua tĩnh mạch phổi
Vận tốc tâm thu Doppler mô cơ tim
Velocity time integral.
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

RI
RWT
Sm
THA

TM
TSG
TVR
VA
Va’
Vd
VE
Ve’
Vs
Vs’
VTI
WHO



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19

Tên bảng
Trang
Tuổi trung bình ở nhóm phụ nữ MTBT và TSG
54
Đặc điểm tiền sử sinh đẻ ở nhóm MTBT và TSG
55
Cân nặng, chỉ số BMI và BSA ở nhóm MTBT và TSG
55
So sánh đặc điểm phù và chỉ số AFI nhóm MTBT và TSG
56
Nhịp tim, HATT, HATTr giữa hai nhóm MTBT và TSG
56
Công thức máu giữa hai nhóm MTBT và TSG
57
Các xét nghiệm hóa sinh giữa hai nhóm MTBT và TSG
58
Biến đổi điện tim giữa ở nhóm MTBT và TSG
59
Một số biến chứng thai ở nhóm mang thai TSG
61
Các chỉ số hình thái tim ở nhóm MTB
62

Biến đổi hình thái thất trái ở nhóm MTB
63
Biến đổi CNTT và huyết động học ở phụ nữ MTB
65
Biến đổi CNTTr thất trái ở nhóm MTBT
67
Tỉ lệ các thông số CNTTr thất trái rối loạn ở phụ nữ MTBT
68
Chỉ số Tei và Tei′ thất trái ở nhóm MTBT
68
Một số chỉ số đánh giá hình thái tim ở nhóm mang thai bị TSG
69
Biến đổi hình thái thất trái ở nhóm mang thai bị TSG
70
So sánh CNTT ở nhóm MTBT ba tháng cuối với nhóm bị TSG
72
So sánh các thông số CNTTr thất trái ở nhóm MTBT và
74

3.23

nhóm bị TSG
Tỉ lệ rối loạn các thông số CNTTr thất trái ở phụ nữ TSG
Chỉ số Tei và Tei ở nhóm mang thai bị TSG
So sánh biến đổi hình thái, cấu trúc và chức năng tâm
trương thất trái ở nhóm phụ nữ mang thai bị TSG nặng và
TSG nhe
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc và chức

3.24


năng thất trái ở nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối với độ tuổi
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc và chức

3.20
3.21
3.22

75
77
78

79
79

năng thất trái ở nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối với BMI
3.25

mang thai ≥ 25 kg/m2
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc và chức
năng thất trái ở nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối với triệu

80


Bảng

Tên bảng

Trang


3.26

chứng phù
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc và chức

80

năng thất trái ở nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối với triệu
3.27

chứng thiếu máu
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc thất trái và

81

3.28

huyết động ở nhóm mang thai bị TSG theo mức độ THA
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc thất trái ở

82

3.29

nhóm mang thai bị TSG theo mức độ protein niệu
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc thất trái ở

83


3.30

nhóm mang thai bị TSG có tăng men gan
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc thất trái ở

84

3.31

nhóm mang thai bị TSG có tiểu cầu ≤ 100G/L
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc thất trái ở

85

3.32

nhóm mang thai bị TSG có tăng creatinin máu
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc thất trái ở

86

3.33

nhóm TSG có tăng acid uric
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc tim và

87

3.34


CNTT thất trái ở nhóm mang thai bị TSG sinh ≤ 34 tuần
Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc tim và

88

3.35

CNTT thất trái ở nhóm TSG có sinh con cân nặng ≤ 2500 g
Liên quan đa biến giữa biến đổi hình thái, cấu trúc tim với

89

3.36

một số đặc điểm lâm sàng ở phụ nữ mang thai bị TSG
Liên quan đa biến giữa biến đổi hình thái, cấu trúc tim với

89

3.37

một số chỉ số cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai bị TSG
Liên quan đa giữa suy giảm CNTTr thất trái với một số đặc

90

3.38

điểm lâm sàng ở phụ nữ mang thai bị TSG
Liên quan đa giữa suy giảm CNTTr thất trái với một số chỉ


90

3.39

số cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai bị TSG
Tương quan đa biến giữa suy giảm CNTTr thất trái với một

91

số chỉ số hình thái, cấu trúc tim ở phụ nữ mang thai bị TSG


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1
Tỉ lệ phân bố độ tuổi giữa hai nhóm phụ nữ MTBT và
54
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10

3.11

TSG
Tỉ lệ THA ở nhóm mang thai TSG
Tỉ lệ protein niệu nặng ở nhóm mang thai TSG
Tỉ lệ mức độ TSG nặng ở nhóm mang thai TSG
Tỉ lệ biến chứng thai chung ở nhóm mang thai TSG
Biến đổi cấu trúc thất trái ở nhóm phụ nữ MTBT
Tỉ lệ HoHL ở nhóm MTBT
Tỉ lệ tăng chỉ số Tei và Tei′ ở nhóm MTBT
Biến đổi cấu trúc thất trái ở phụ nữ mang thai bị TSG
Tỉ lệ tràn DMNT, HoHL ở phụ nữ mang thai bị TSG
Tỉ lệ tăng TVR ( ≥1400 (dyne/s/cm5), tăng Vs′ (< 7,5

57
60
60
61
64
64
69
70
71
73

3.12

cm/s) ở nhóm TSG
Tỉ lệ suy giảm CNTTr (Ve′< 10 cm/s) ở nhóm mang thai


76

3.13

bị TSG so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối
Phân loại suy giảm CNTTr ở nhóm mang thai bị TSG so

76

3.14
3.15

với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối
Tỉ lệ tăng chỉ số Tei và Tei′ ở nhóm mang thai bị TSG
Mối tương quan giữa suy CNTTr thất trái ở nhóm mang

77
81

3.16

thai bị TSG theo phân độ THA
Mối tương quan giữa suy CNTTr thất trái ở nhóm mang

82

3.17

thai bị TSG theo mức độ protein niệu
Mối tương quan giữa suy CNTTr thất trái mang thai bị


83

3.18

TSG có tăng men gan
Mối tương quan giữa suy CNTTr thất trái ở nhóm mang

84

3.19

thai bị TSG có giảm tiểu cầu
Mối tương quan giữa suy CNTTr thất trái ở nhóm mang

85

3.20

thai bị TSG có tăng creatinin máu
Mối tương quan giữa suy CNTTr thất trái phụ nữ TSG có

86

tăng acid uric máu


Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang

3.21
Mối tương quan giữa suy CNTTr thất trái phụ nữ TSG có
87
3.22

tăng acid uric máu
Mối tương quan giữa suy CNTTr thất trái phụ nữ TSG có

88

sinh con ≤ 2500 g

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
1.1
1.2
2.1

Tên sơ đồ
Trang
Cơ chế bệnh sinh THA ở phụ nữ mang thai
15
17
Cơ chế rối loạn nhịp tim và suy tim ở phụ nữ mang thai
bị tiền sản giật
Phân loại suy chức năng tâm trương theo ASE 2016

47



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
1.1
1.2
1.3
1.4

Tên hình
Trang
Biến đổi thể tích máu và tế bào hồng cầu ở phụ nữ MTBT
3
Thay đổi CO, khối lượng máu, số lượng HC trong thai kỳ
5
Thay đổi hệ renin-angiotensin-Aldosterol thận
6
Bản đồ thống kê phụ nữ mang thai chết/100.000 trường
7

1.5
1.6
1.7
1.8

hợp sinh đẻ trên toàn thế giới-2015
Hoạt động trao đổi máu cua nhau thai ở phụ nữ mang thai
Rối loạn chức năng nhau thai cua phụ nữ mang thai
Biến đổi HATB ở phụ nữ mang thai bị TSG
Sự khác biệt HATT và HATTr ở các nhóm phụ nữ mang

12

13
14
14

1.9

thai khi theo dõi Holter huyết áp 24 giờ
Cung lượng tim và Tổng kháng mạch ngoại vi ở phụ nữ bị

15

1.10
1.11
1.12

tiền sản giật
Biến đổi cơ cơ thất trái ở phụ nữ mang thai bị TSG
Biến đổi cấu trúc tim ở phụ nữ mang thai bị TSG
Sự thay đổi hình thái, cấu trúc tim ở phụ nữ MTBT và tiền

16
16
16

1.13
1.14

sản giật
Xuất huyết rải rác trong não ở phụ nữ mang thai bị TSG
Doppler động mạch não giữa thai nhi ở người phụ nữ


17
20

1.15
1.16

mang thai
Doppler động mạch tử cung ở người phụ nữ MT
Sự thay đổi các sóng trong doppler động mạch tử cung

20
20

1.17
1.18

theo tuổi thai
Phương pháp đo Sóng S’ (sóng tâm thu) trên Doppler
Phương pháp đo vận tốc sóng E và A trên Doppler xung

26
28

1.19

qua van hai lá
Hình minh họa dòng chảy tĩnh mạch phổi trên siêu âm

30


1.20
1.21
2.1

Doppler xung
Phương pháp tính chỉ số Tei Doppler xung qua van hai lá
Phương pháp tính chỉ số Tei′ Doppler mô
Máy siêu âm Aloka SSD 4000 và Philips HD7 trong

31
32
43

2.2

nghiên cứu
Đánh giá biến đổi cấu trúc thất trái

44


Hình
Tên hình
Trang
2.3
Tràn DMNT trên siêu âm 2D và M-mode mặt cắt trục dọc
45
2.4


canh ức trái
HoHL trên siêu âm Doppler mặt cắt buồng trứng tim ở

45

2.5

mỏm
Phương pháp đo VE, VA và DT trên phổ Doppler xung

46

2.6
2.7

van hai lá
Phương pháp đo Doppler xung mô cơ tim thành bên
Phương pháp tính chỉ số Tei bằng Doppler xung qua van

47
48

2.8
3.1
3.2

hai lá
Phương pháp tính chỉ số Tei Doppler mô
Biến đổi chỉ số LVMI (g/m2) ở nhóm MTBT
Biến đổi chỉ số CO (L/phút) và CI (L/min/m 2) ở nhóm


48
63
66

3.3
3.4
4.1

MTBT
Thay đổi chỉ số tổng kháng mạch ở nhóm MTBT
Giá trị Ve′ và tỉ lệ E/e′ ở nhóm mang thai bị TSG
Sơ đồ chuyển hóa gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ mang thai

66
75
101


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi các chỉ số huyết động ở phụ nữ mang thai diễn ra tự nhiên
đápứng cho cả me và thai nhi. Tuy nhiên, có những đáp ứng vượt quá giới hạn
sinh lý, hoặc những biến đổi nội tiết và các cơ quan khác người me trong thời
kỳ này gây nên bệnh lý tim mạch ở phụ nữ mang thai [1], [2], [3]. Ngày nay,
bệnh tim mạch ở phụ nữ mang thai đang có xu hướng tăng nhanh ở những
nước phát triển và đang phát triển. Những bệnh lý tim mạch ở phụ nữ mang
thai hay gặp nhất là tăng huyết áp chiếm khoảng 8-10% trên phạm vi toàn thế
giới [4], [5], [6]. Tăng huyết áp ở người phụ nữ mang thai kèm theo protein

niệu là một trong những nguyên nhân quan trọng liên quan chặt chẽ đến tăng
tỉ lệ bệnh thận mạn, bệnh tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim...)
trong và sau sinh; làm thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tử vong
cho thai cũng như người me mang thai... [7], [8], [9], [10].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai bị tiền
sản giật và tử vong thai nhi ở người tiền sản giật đang có xu hướng gia tăng ở
các nước đang phát triển (ước tính khoảng 50.000 phụ nữ mang thai chết/năm
và khoảng từ 19-60/100.000 đứa bé bị chết do người me mang thai liên quan
đến tiền sản giật) [11], [12], [6]. Đồng thời, ở phụ nữ mang thai bị tiền sản
giật sau này có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch như: bệnh tim thiếu máu
cục bộ (8,1 lần), đột quỵ não (5,1 lần), tử vong do bệnh tim mạch (2,5 lần) và
tử vong cua thai 3,2 lần hơn so với phụ nữ mang thai bình thường [11], [13],
[14], [15].
Hiện nay, phụ nữ mang thai cần được khám, đánh giá chức năng tim mạch
định kỳ, việc sử dụng các phương pháp đánh giá không xâm nhập và có hại đến
me và thai nhi là một yêu cầu cần thiết, các phương pháp đánh giá không xâm
nhập trong đó siêu âm là phương pháp được lựa chọn tối ưu nhất [16], [17], [18].
Siêu âm Doppler tim là một phương pháp không xâm nhập, an toàn, rẻ tiền cho


2
hiệu quả cao trong việc đánh giá được toàn bộ hình thái, cấu trúc và chức năng
tim cua người me mang thai [19], [20], [21].
Melchiorre K. (2014) cho rằng ở người phụ nữ mang thai bị tiền sản giật
có thay đổi lớn về hình thái, cấu trúc và chức năng tim mạch, đồng thời có tổn
thương cơ tim (20%), suy tim giai đoạn B (chiếm 50%), nguy cơ nhồi máu cơ
tim (13 lần), suy tim (8 lần), đột quỵ não (14 lần) sau sinh; Vai trò cua siêu
âm, nhất là siêu âm Doppler mô cơ tim trong việc đánh giá biến đổi hình thái,
cấu trúc và sự suy giảm chức năng tâm trương thất trái ở phụ nữ mang thai đã
và đang được các nhà khoa học đánh giá rất cao [22]. Trên thế giới đã có một

số nghiên cứu chứng minh vai trò hiệu quả cua siêu âm Doppler tim trong
việc xác định các biến đổi và rối loạn hình thái, chức năng tim ở người phụ nữ
mang thai bình thường, tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật... [21], [23],
[24]. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghiên cứu những biến đổi hình thái, cấu trúc và
chức năng tim ở người phụ nữ mang thai để dự báo sớm bệnh tim mạch, tử
vong ở người phụ nữ mang thai còn chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biến đổi một số thông số về
hình thái, chức năngvà huyết động của thất trái bằng siêu âm Doppler
tim ở phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật” nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát các thông số về hình tháí, chức năng và huyết động thất trái
bằng siêu âm Doppler tim ở phụ nữ mang thai bình thường, tiền sản giật.
2. Tìm mối liên quan giữa các thông số về hình thái, chức năng và huyết
động thất trái với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai
bình thường, tiền sản giật.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. SINH LÝ TIM MẠCH Ở PHỤ NỮ MANG THAI BÌNH THƯỜNG
VÀ BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở PHỤ NỮ MANG THAI BỊ
TIỀN SẢN GIẬT
1.1.1. Biến đổi sinh lý tim mạch ở người mang thai bình thường
1.1.1.1. Hệ thống huyết học
* Thay đổi về thể tích máu
Khi có thai, lượng dịch trong và ngoài mạch máu cua người me mang thai
tăng lên nhằm hai mục đích: Thứ nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi
các khí hô hấp, các chất dinh dưỡng, chất chuyển hóa giữa me và thai nhi. Thứ
hai làm giảm tác động cua việc mất máu tế bào hồng cầu trong lúc sinh cua

người me [25], [26], [27].
* Thay đổi các thành phần cua máu:
- Dòng hồng cầu: khi có thai, do tăng nhiều thể tích huyết tương nhưng
không tăng nhiều tế bào hồng cầu làm giá trị máu số lượng hồng cầu, huyết sắc tố
giảm [25], [26], [28]. Hematocrit hơi giảm, sự thay đổi về hồng cầu, HST và
hemotocrit khiến người me mang thai bị thiếu máu nhược sắc [25], [26], [29].

Tuần


4
Hình 1.1. Biến đổi thể tích máu và tế bào hồng cầu ở phụ nữ
mang thai bình thường (Nguồn: August P,. et al - 2009) [28]
- Dòng bạch cầu: số lượng bạch cầu tăng khi có thai, từ mức khoảng 7 G/L
lên khoảng 10,5 G/L, thậm chí lên tới 16 G/L vào cuối thời điểm mang thai (tăng
chu yếu là bạch cầu đa nhân trung tính và monocyte) [26], [29], [30].
- Dòng tiểu cầu: ít có sự thay đổi tiểu cầu ở phụ nữ MTBT, một số thấy tiểu
cầu tăng trong suốt thai kỳ. Hiện tượng tăng này chưa có cơ chế rõ ràng, nhưng có
thể có liên quan đến việc phòng ngừa chảy máu khi mang thai [29], [31], [32].
* Huyết tương:
- Hệ thống đông máu: hệ thống đông máu cua me có xu hướng tăng lên
khiến máu me có hiện tượng tăng đông, điều này giúp chống lại nguy cơ chảy
máu khi bong rau [31], [33], [34].
- Protein máu: Protein máu tăng từ 60 đến 70g/lit, nhưng do hiện tượng
máu loãng ra đã che lấp sự tăng thực tế đó. Albumin giảm rõ rệt khiến tỉ số
albumin/globulin giảm [28], [33], [35].
- Ion: canxi và sắt huyết thanh giảm.
- pH máu khoảng 7,47.
- Urê máu giảm nhe do quá trình khử amin giảm.
- Đường máu có thể tăng nhe do khi có thai có sự gia tăng kháng insulin (do

tăng các steroid, corticoid… do rau thai sản xuất ra) [25], [36], [37].
1.1.1.2. Hệ tim mạch
* Thay đổi về tim:
Trước những yêu cầu gia tăng về việc cung cấp máu để tăng chuyển hóa,
tăng vận chuyển chất ở phụ nữ mang thai khiến máu về tim nhiều làm kích
thước tim to lên, một phần là do giãn, một phần do phì đại, chu yếu là to tâm
thất. Thể tích cua tim gia tăng trung bình khoảng từ 670ml đến 750ml, kèm
theo đó là sự thay đổi về các chỉ số khác cua tim [38], [39], [40].


5
- Nhịp tim: tăng khoảng 10-15 nhịp/phút. Nhịp tim tăng do tác dụng cua
các hormone tuyến giáp [28], [31], [41].
- Thể tích nhát bóp (Stroke volume: SV): tăng khoảng 30% do thể tích
máu tăng [28].
- Cung lượng tim (Cardiac output: CO): được tính bằng tích cua tần số tim
và thể tích nhát bóp. Người phụ nữ có thai CO tăng (khoảng 40-43%), sự tăng này
là do tăng cả tần số tim và thể tích nhát bóp [19], [24], [43].

Hình 1.2. Thay đổi cung lượng tim, khối lượng máu, số lượng hồng cầu
trong thai kỳ (Nguồn: Đinh Quang Minh - 1996) [44]
- Thay đổi về mạch:
Nhu cầu về sự cấp máu tăng lên do sự đòi hỏi cua nhiều bộ phận trong
cơ thể được đáp ứng bằng sự gia tăng thể tích máu. Cơ chế về sự đáp ứng đó
tuy chưa rõ nhưng có giả thuyết cho rằng: ở phụ nữ mang thai có hiện tượng
các mạch máu ngoại vi giãn, mạch máu tử cung cũng giãn, tuần hoàn tại
bánh rau áp lực thấp do hiệu ứng van giảm xuống làm áp lực tâm trương
thấp [28], [31]. Lưu lượng máu qua thận tăng, sẽ kích thích hoạt động cua hệ



6
renin-angiotensin-aldosteron. Mặt khác, các hormon steroid do bánh rau bài
tiết khiến thận tăng tái hấp thu muối và nước làm ứ dịch trong cơ thể [37].

Hình 1.3. Thay đổi hệ renin-angiotensin-Aldosterol thận
(Nguồn: August P,. et al - 2009) [28]

Lượng huyết tương tăng nhưng mạch máu lại giãn, cùng với việc kích
thước cua giường mao mạch tăng ở người có thai nên huyết áp động mạch
không tăng [28], [31], [45].
Ngược lại, với huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch ở nửa dưới cơ
thể tăng lên do những thay đổi cục bộ về mạch máu. Nguyên nhân là do áp
lực cua tử cung đang phát triển đè ép vào tĩnh mạch chu bụng gây hội chứng
tụt huyết áp (gặp khoảng 10%) [28], [45].
1.1.2. Biến đổi bệnh lý tim mạch ở người bị tiền sản giật
1.1.2.1. Dịch tễ tiền sản giật
Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization: WHO- 2015)
thống kê thấy hằng năm có khoảng 303.000 phụ nữ mang thai chết
216/100.000 trường hợp sinh đẻ, tập trung 99% ở những nước đang phát triển,
khu vực châu Phi vùng Sahara cao nhất với 546 người me chết/100.000
trường hợp sinh đẻ [10]; trong đó chết liên quan đến tăng huyết áp (THA)
chiếm 14%-16%, phụ nữ mang thai có liên quan THA chiếm khoảng 10% [6],


7
[10], [14]. Trong đó, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị tiền sản giật (TSG) ở các nước
phát triển từ 5-8%; Hội chứng HELLP (Haemolysis Elevated Liver enzymes
Low Platelets) là một yếu tố nguy cơ cao liên quan đến tàn phế và tử vong
cho người me và thai nhi chiếm khoảng từ 10-20% ở người phụ nữ bị TSG
mức độ nặng [4], [10], [46].


Hình 1.4. Bản đồ thống kê phụ nữ mang thai chết/100.000
trường hợp sinh đẻ trên toàn thế giới - 2015
(Nguồn: WHO - 2015) [10]

Theo hội Tim mạch châu Âu-2011 (ESC: Eropean Society of
Cardiology) thấy tỉ lệ người phụ nữ mang thai có THA chiếm khoảng 6-8%.
Tỉ lệ bị bệnh tim bẩm sinh cua trẻ so sinh sinh ra khi người me bị bệnh tim
mạch tương đối cao 75-82%, bệnh van hai lá do thấp ở đứa trẻ sinh ra ở người
phụ nữ bị bệnh tim mạch chiếm khoảng 56-89% [18].
Ở Canada: có khoảng 9,2% phụ nữ mang thai liên quan đến THA [12].
Khu vực châu Mỹ La tinh và Caribe tỉ lệ phụ nữ mang thai có THA
chiếm tương đối cao 15,7% ; thống kê cũng cho thấy tỉ lệ người me mang thai
chết do THA chiếm cao nhất trong các loại nguyên nhân (25,7%) [10], [14].
Ở Anh: số người bị TSG khoảng 49/100.000 bà me mang thai, khoảng 70%
được theo dõi và chăm sóc trước khi sinh. Trong đó, 5% số phụ nữ bị TSG mức
độ nặng hoặc nằm điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu. Tỉ lệ tử vong cua đứa trẻ cua
người me bị TSG chiếm khá cao 5% [28], [47]. Ở phụ nữ sản giật có khoảng 35%
liên quan đến các biến chứng trong thời kỳ mang thai [48].


8
Theo Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and
Gynecologists: ACOG-2013) thấy tỉ lệ TSG ở Hoa kỳ tăng lên 25%, trong đó TSG
là nguyên nhân chính liên quan đến tàn phế và tử vong cho người me mang thai;
ước tính có khoảng 50.000-60.000 phụ nữ TSG bị tử vong trên toàn thế giới [4].
Thống kê cua WHO và Bộ Y tế ước tính phụ nữ mang thai tử vong
220/100.000 trường hợp sinh đẻ (1992); 54/100.000 trường hợp sinh đẻ (năm 2015)
thì nguyên nhân do các bệnh tim mạch, tiền sản giật và sản giật chiếm 35% [49]. Ở
Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu thống kê tổng quát về phụ nữ mang thai bị

TSG và các biến chứng cua TSG đối với thai nhi cũng như cua người me bị TSG.
Do đó, hiểu biết về sinh lý người me mang thai bình thường (MTBT) và cơ chế
bệnh sinh người me mang thai bị TSG là rất quan trọng trong thực hành lâm sàng;
chăm sóc, bảo vệ bà me và trẻ em trong tương lai [4], [6], [10], [48], [49].
1.1.2.2. Khái niệm về tiền sản giật
Năm 1912, Williams J.W. đã mô tả sự “Nhiễm độc thai nghén” ở người
phụ nữ mang thai với các biểu hiện: nôn ác tính, vàng da cấp do gan, viêm do
nhiễm độc thận, chứng co giật. Năm 1927, Corwin J. và Herrick W.W. đã
công bố bệnh lý THA nhiễm độc thai nghén ở người phụ nữ mang thai được
gọi chung là TSG, tác giả thấy có mối liên quan giữa những người này với
bệnh tim mạch mạn tính [28], [40], [50].
Ngày nay, có nhiều định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán ở người phụ nữ
mang thai bị TSG như: tiêu chuẩn cua WHO, tiêu chuẩn cua ACOG, tiêu chuẩn
cua Học viện chuyên ngành sản phụ khoa Hoàng Gia Anh (RCOG: Royal
College of Obstetricians and Gynaecologists), tiêu chuẩn cua Bộ Y tế Việt Nam,
chương trình giáo dục THA ở phụ nữ có thai Quốc tế (NHBPEP: the National
High Blood Pressure Education Program Working Group on High Blood
Pressure in Pregnancy) [6], [48], [51].
- TSG: thường được chẩn đoán dựa vào protein niệu kết hợp với
huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
(HATTr) ≥ 90 mmHg xảy ra từ tuần thứ 20 cua người me mang thai có huyết
áp bình thường trước đó.


9
- Hội chứng HELLP: bao gồm tan huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu
ở người phụ nữ mang thai bị TSG nặng.
- TSG nặng: người phụ nữ mang thai bị TSG có THA (HATT/HATTr ≥
160/110 mmHg) và/hoặc triệu chứng cua TSG và/hoặc có các dấu hiệu rối
loạn trên xét nghiệm sinh hóa và/hoặc rối loạn huyết học.

* Chẩn đoán tiền sản giật:
Tiền sản giật là tình trạng bệnh lý do thai nghén gây ra, thường xảy ra
trong ba tháng cuối cua thai kỳ. Gồm hai triệu chứng chính là tăng huyết áp
và protein niệu [4], [40], [52].
- Chẩn đoán mức độ bị TSG theo Bộ Y tế (2015) và ACOG (2013):
* Tiền sản giật mức độ nhe:
 Huyết áp ≥ 140/90 mmHg sau tuần thứ 20 cua thai kỳ.
 Protein niệu ≥ 300mg/24h hay que thử nhanh (+).
* Tiền sản giật mức độ nặng:
 Huyết áp ≥ 160/110 mmHg.
 Protein niệu ≥ 5g/24h hay que thử nhanh (+++) hai mẫu thử ngẫu nhiên.
Các triệu chứng đi kèm:
+ Thiểu niệu, nước tiểu < 500ml/24h.
+ Creatinin/huyết tương >1,3 mg/dL.
+ Tiểu cầu <1000,000/mm3.
+ Tăng men gan ALT hay AST (gấp đôi ngưỡng trên giá trị bình thường).
+ Axit Uric tăng cao.
+ Thai chậm phát triển trong tử cung.
+ Nhức đầu hay nhìn mờ.
+ Đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải
- Chẩn đoán TSG của ACOG (2013):
- HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr) ≥ 90mmHg sảy ra sau tuần thai
thứ 20 cua thai phụ có huyết áp bình thường trước đó hoặc THA mạn tính
trong suốt thời kỳ mang thai [4], [38], [40].


10
- Có protein niệu ≥ 0,3g/24 giờ.
* Chẩn đoán mức độ bị TSG theo AGOG - 2013:
Triệu chứng


TSG nhẹ
- HATT (140-159
mmHg) và/hoặc
Cơn THA
- HATTr (90-109
mmHg).
Kết hợp với một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây:
1. Rối loạn thần kinh trung ương
Co giật.
Không
Đau đầu.
Không
Rối loạn nhìn (lóa mắt).
Không
Phù gai thị.
Không
Chứng rung giật.
Không
2. Rối loạn hệ thống tiêu hóa
Cảm giác đau vùng gan.
Không
Nôn và buồn nôn.
Không
Đau thượng vị
Không
TMG:
- ALT.
≥ 40 UI/L
- AST.

3. Rối loạn đông máu
Giảm tiểu cầu.
Tan huyết: tăng LDH (Lactate
dehydrogenase), giảm bilirubin toàn phần,
Không
giảm lượng hematocrit, chảy máu tạng.
Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC:
disseminated intravascular
Không
coagulopathy).
4. Bệnh tim phổi
Phù phổi cấp
Không
Triệu chứng
TSG nhẹ
5. Thận
> 0,3g/24 giờ;
Protein niệu.
protein niệu (+)
Creatinine.
6. Thai trong buồng tử cung
Tổn thương thai nhi/bánh rau.

TSG nặng
- HATT ≥ 160 mmHg
và/hoặc
- HATTr ≥ 110
mmHg










≥ 80 UI/L

< 100 G/L





TSG nặng
> 5g/24 giờ; protein
niệu (+++)
> 1,1 mg/dL
Thai chậm phát triển
trong tử cung khi đo
các chỉ số trên doppler


11

động mạch rốn.
(Nguồn: AGOG - 2013) [4]

* Các yếu tố nguy cơ phát sinh tiền sản giật [7], [36], [50], [53], [54]:

- Tiền sử người me mang thai:
- Mang thai cách nhau 10 năm.
- Tiền sử mang thai trước đây:
+ THA thai kỳ.
+ Bị TSG.
+ Có thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu, sảy thai, rau bong non.
- Gia đình người me liên quan đến TSG:
+ Gia đình có người bị TSG, hội chứng HELLP, THA, rối loạn lipd máu,
đái tháo đường, bệnh động mạch vành.
+ Trong gia đình có người chị hoặc em gái cua người me mang thai bị TSG.
- ĐTĐ type 1 hoặc 2.
- Bệnh thận mạn.
- Bệnh collagen như: lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì...
* Các yếu tố nguy cơ môi trường và xã hội cua người me mang thai:
- Tuổi cao (≥ 40 tuổi) hoặc tuổi < 18.
- Hút thuốc lá.
- Ăn mặn.
- Rối loạn lipid máu.
- Ít hoặc không dùng vitamin E, vitamin C và acid folic trong thời kỳ mang thai.
- Sử dụng tránh thai bằng màng ngăn.
- Làm việc lao động nặng.
- Chung tộc: người châu phị bị TSG nhiều hơn các chung tộc khác.
* Các YTNC phát hiện trong quá trình mang thai:
- Mang thai lần đầu (con so).
- Đa thai trong thời kỳ thai nghén.


×