Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Môn PHÂN TÍCH LAO ĐỘNG SÁNG tạo NHÀ báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.36 MB, 10 trang )

Môn: PHÂN TÍCH LAO ĐỘNG SÁNG TẠO NHÀ BÁO
HÒA BÌNH – NHỮNG TRẢI NGHIỆM KHÓ QUÊN
Nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, Hòa Bình được biết đến như
một vùng đất đa dân tộc, địa hình đồi núi trùng điệp và các bản làng ven
thung lũng đầy thơ mộng.
Đoàn chúng tôi chọn Hòa Bình để thực hiện chuyến đi thực tế của
lớp. Đó một tỉnh miền núi nằm không quá xa thủ đô Hà Nội, là vùng đất
có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh
Hòa Bình những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với nhiều điểm tham
quan, danh lam thắng cảnh đẹp. Đây cũng là vùng đất đa dân tộc với các
đồng bào người Kinh, người Mường, người Thái, người Tày, người Dao,
người Mông… sống xen kẽ, hòa hợp với nhau, tạo nên sự phong phú và
đặc sắc của các giá trị văn hóa truyền thống. Những giá trị độc đáo ấy
thể hiện trong tín ngưỡng, nếp sống, lễ hội, sinh hoạt và các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật.
Đoàn chúng tôi khởi hành trong một buổi sáng đầu đông cuối
tháng 11 với tiết trời se lạnh cùng những cơn gió nhẹ. Sau vài tiếng ngồi
xe thì xe đã đến Hòa Bình khi những ngọn núi trùng điệp xuất hiện,
ngang qua là những con đường uốn lượn quanh các ngọn núi, nhìn
xuống là những vực sâu thẳm có thể khiến con người ta choáng ngợp.
Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp nhiều đoàn xe phượt, xe phân khối lớn.
Chắc hẳn Hòa Bình là một điểm đến thú vị cho những ai thích khám phá
các bản làng và vùng núi hiểm trở.
Từ Thung Nai hùng vĩ…
1


Điểm đến đầu tiên của đoàn chúng tôi là hồ Thung Nai với chuyến
du thuyền trên núi. Thung Nai là một xã lòng hồ thuộc huyện Cao
Phong, Hòa Bình. Sở dĩ ở đây có tên là Thung Nai bởi vì xưa kia ở thung
lũng này có rất nhiều nai xinh sống.



Bên bờ Thung Nai
Đường lên Thung Nai có nhiều dốc và khúc quanh, cua gấp, tuy
nhiên nhờ những đầu tư kịp thời của các cấp, ngành, con đường lên
Thung Nai đã được mở rộng và nâng cấp từ nhiều năm nay, tạo điều kiện
thu hút khách du lịch. Người dân nơi đây quanh năm chỉ có nghề nông,
đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Ngành du lịch chỉ mới manh nha hình
thành và mang tính tự phát, chưa có tổ chức và hệ thống. Điều kiện kinh
tế nghèo nàn chính là bức tường cản trở lớn nhất của ngành du lịch ở
Thung Nai.
2


Thế nhưng bỏ qua những khó khăn về kinh tế, nơi đây được thiên
nhiên ưu đãi cho một phong cảnh nên thơ như mọt bức tranh. Sự hòa
hợp hữu tình của sông và núi đã tạo nên một Hạ Long thu nhỏ giữa lòng
hồ sông Đà. Chúng tôi chợt nhớ đến áng tùy bút “Người lái đò sông Đà”
của nhà văn Nguyễn Tuân: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông
ở đây lặng tờ. Hình như từ thời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng
lặng tờ đến thế mà thôi . Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy
lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi
đang ra nhưng nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm
sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên
như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…”.
Nước giữa lòng hồ trong và xanh – cái sắc xanh chuyển tiếp linh
hoạt đủ mọi cung bậc sắc màu, có nơi thì xanh của mây trời, nơi thì xanh
màu của núi rừng in bóng xuống, có nơi lại là sắc xanh ngọc bích đẹp
đến nao lòng. Thuyền đưa chúng tôi đi qua hàng trăm hòn đảo đủ mọi
hình hài. Mặc dù gió ở trên thuyền khá mạnh làm cho nhiều chị em cảm
thấy lạnh hơn giữa bốn bề sông nước, tuy nhiên vẻ đẹp của phong cảnh

nơi đây khiến chúng tôi phải sững sờ bởi sự hoang sơ và vô cùng thơ
mộng khi được ngắm cảnh giữa lòng hồ rộng lớn.

3


Cảnh sóng nước hữu tình giữa lòng hồ Thung Nai
Đoàn chúng tôi vào thăm đền Bà chúa Thác Bờ, ngôi đền nổi tiếng
linh thiêng. Theo truyền thuyết xưa kia Thác Bờ rất hiểm trở, thuyền bè
qua lại khó khăn, bị đắm nhiều nên nhân dân lập đền cầu Bà Chúa cầu
mong Bà che chở phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà thuận
buồm xuôi gió. Đền bà chúa Thác Bờ tấp nập khách hành hương đến hầu
đồng, hành lễ để cầu mong bình an, hạnh phúc.
Nghỉ trưa tại đảo Dừa, chúng tôi được thưởng thức bữa trưa với
các món đặc trưng nơi đây là cá nướng, thịt lợn Mường và đặc biệt là
món xôi cực kỳ thơm ngon.
… đến đèo Đá Trắng nguyên sơ…
Chia tay với hồ Thung Nai, điểm dừng chân tiếp của đoàn chúng
tôi trong buổi chiều là đèo Đá Trắng ở Thung Khe. Đây là một điểm
4


ngắm cảnh nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình. Đèo Đá Trắng sở dĩ có tên như
vậy bởi sau khi mở đường, đá vôi sạt xuống trắng xóa cả một vách núi,
đi từ xa đã có thể trông thấy sắc trắng nổi bật. Đèo Thung Khe uốn lượn
qua những triền núi thấp, cảnh sắc thay đổi không ngừng với chập chùng
đồi núi và những thung lũng xanh bất tận, điểm tô bản làng thanh bình,
yên ả. Đây là đèo khá nổi tiếng bởi vẻ đẹp thiên nhiên vừa hiểm trở vừa
hùng vĩ. Nhưng giữa khoảng giao bao la giữa đất trời ấy, người ta phải
chợt thấy ấm lòng khi gặp một khu chợ nhỏ xíu trên đỉnh đèo. Khách du

ngoạn có thể dừng chân ngắm cảnh thiên nhiên và vào thưởng thức
những món ngon ở khu chợ này.

Cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhìn từ đèo Đá Trắng
Chúng tôi dừng chân xuống chụp ảnh ngắm cảnh đèo từ trên cao
xuống trong khung cảnh sương mù bao phủ cảnh vật. Sau đó chúng tôi
vào những chiếc lán ở chợ đèo thưởng thức món ngô nướng, ngô luộc,
những miếng cơm lam dẻo bùi và được tiếp xúc với bà con người
5


Mường. Ngô ở đây ngon đến mức nhiều người đã thưởng thức không chỉ
một mà là vài bắp ngô. Bà con ở đây bán rất nhiều thứ, từ ngô tươi, ngô
luộc, ngô nướng, khoai nướng, rau rừng, cơm, phong lan rừng, thịt tươi,
ốc đá,…
Ấm đượm tình người bản Lác
Khi trời dần tối cũng là lúc đoàn chúng tôi đến với Bản Lác, thuộc
huyện Mai Châu. Từ đường cái rẽ vào, Bản Lác dần hiện lên bên những
cánh đồng rộng lớn và xa xa thấp thoáng núi đồi. Trong khung cảnh ánh
nắng le lói của chiều tà với những những làn khói tỏa ra từ những ngôi
nhà chợt nhớ đến câu thơ trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
mà chắc hẳn ai cũng thuộc nằm lòng:
“Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi…”
Có tuổi đời trên 700 năm, dân ở bản Lác chủ yếu là người Thái
đen sinh sống đời này qua đời khác với nghề trồng lúa nương và dệt thổ
cẩm là chính. Hiện nay, bản Lác có hơn 20 nhà nghỉ homestay rộng rãi,
thoáng mát để làm dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu tham quan của khách
du lịch. Nhà sàn ở bản Lác cao ráo, rộng rãi và sạch sẽ, hầu như vẫn giữ
được lối kiến trúc cổ. Bên trong mỗi nhà làm dịch vụ đều trang bị đầy đủ

chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Bản Lác mùa này có khá
đông khách du lịch, từ khách trong nước cho đến những du khách nước
ngoài. Khi đến với Mai Châu các đoàn khách hầu hết đều được sắp xếp
nghỉ qua đêm ở một nhà sàn và đoàn chúng tôi cũng không ngoại lệ.

6


Nhà sàn ở bản Lác vẫn giữ được lối kiến trúc truyền thống, cao ráo,
rộng rãi và sạch sẽ
Sau bữa cơm tối, chúng tôi ra bãi ở cánh đồng để đốt lửa trại, được
xem những điệu múa truyền thống của dân tộc Thái. Mọi người cùng
nhau thưởng thức vị nồng đậm của rượu cần, nhảy sạp, ca hát và nhảy
múa trong đêm trăng sáng. Ngủ lại ở nhà sàn cũng là một trải nghiệm
thú vị, mọi người trải những tấm chăn, tấm nệm màu sắc thổ cẩm để xua
đi bớt cái rét ban đêm ở vùng sơn cước. Ban đêm người thì xuống dưới
sàn để ăn cháo, người thì chìm đắm trong giấc ngủ sau một ngày dài du
ngoạn, người thì cùng nhau tâm sự to nhỏ trong màn đêm tịch mịch…
Buổi sáng hôm sau là thời gian cho từng người có thể đi dạo một
vòng quanh bản, ngắm những ngôi nhà sàn cổ kính, mặc quần áo của
người Thái, người Mông và mua những món đồ lưu niệm xinh xắn mang
đậm truyền thống của bà con dân tộc nơi đây. Những chiếc vòng, những
7


chiếc khuyên tai, những chiếc sáo, khăn họa tiết nhiều màu sắc tha hồ
cho mỗi người lựa chọn về làm quà như là kỷ niệm khi đặt chân đến bản
Lác. Mọi người cùng nhau chụp ảnh, tạo dáng bên cánh đồng lúa bao la,
khám phá cuộc sống bình yên của bà con dân tộc, ngắm nhìn những cô
gái Thái duyên dáng xinh đẹp trong trang phục truyền thống.

Quả thực việc phát triển bản làng và phát huy các giá trị văn hoá –
tự nhiên gắn liền với du lịch cộng đồng và thông qua quá trình sản xuất
thường ngày của người dân đã và đang tạo lên những sản phẩm du lịch
có sức hút đối với du khách như: dệt, đan, chế tạo nhạc cụ, sản xuất hàng
lưu niệm…, đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch, qua đó tạo
việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân… có lẽ đây chính là sức hút khiến bao du khách dừng chân, nghỉ lại
nơi này.
Vương vấn lòng người – vị cam Cao Phong…
Chia tay với miền sơn cước bản Lác ở Mai Châu chúng tôi đi qua
thành phố Hòa Bình để đến với huyện Cao Phong, nơi nổi tiếng với
những vườn cam đặc sản. Đoàn chúng tôi vào thăm một mô hình phát
triển kinh tế trồng cam với những vườn cam bạt ngàn. Có tới 6 – 7 giống
cam được trồng ở đây, bao gồm cam Canh, cam lòng vàng, cam ruột đỏ,
cam Xã Đoài... Trong đó cam lòng vàng và cam Canh được ưa chuộng
hơn cả vì mọng nước và có vị ngọt đậm đà, đồng thời giá cũng cao hơn
so với các loại khác từ 5.000 đến 15.000 đồng mỗi kg.
Trung bình một cân cam mua ngay tại vườn có giá khoảng 35.000
- 50.000 đồng, tùy loại. Về Hà Nội, cộng thêm phí vận chuyển, dịch vụ,
giá sẽ độn lên khoảng 45.000 – 70.000 đồng mỗi kg. Vậy nên nếu vừa
muốn đi chơi một chuyến, vừa muốn mua được cam giá hợp lý, tươi,
8


sạch, nhiều người đã chọn lên tận vườn. Chỉ cần mua từ chục cân trở lên
là có nhiều chủ vườn niềm nở, dễ tính sẽ tiếp đón bạn.

Du khách chụp hình lưu niệm tại vườn cam Cao Phong
Chuyến đi thực tế ở Hòa Bình đã để lại cho chúng tôi những kỷ
niệm khó quên. Chuyến đi đã khiến cho các thành viên trong lớp đến từ

nhiều vùng miền trên khắp tổ quốc đến gần với nhau hơn, hiểu nhau
hơn, chia sẻ với nhau nhiều kỷ niệm hơn. Bên cạnh đó, vẻ đẹp giản dị
nhưng không kém phần nên thơ, hùng vĩ của cảnh sắc Hòa Bình sẽ còn
đọng lại trong tâm trí của những lữ hành có dịp du ngoạn vùng đất này.
Đó là những đường đèo dốc quanh co, những thung lũng bạt ngàn,
những mái nhà sàn cổ, vị ngọt của cam Cao Phong, sắc xanh của hồ
Thung Nai thơ mộng, màu xanh của mây trời và vẻ đẹp trùng trùng điệp
điệp của núi rừng và hơn hết là tình người của bà con dân tộc nơi đây…
9


Hòa Bình là cái nôi văn hóa của người Việt – Mường cổ, chứa
đựng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc còn được lưu giữ. Hòa Bình là vùng đất có nhiều cảnh
quan thiên nhiên tươi đẹp, với những khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn
thiên nhiên, những cộng đồng dân cư sinh sống vẫn giữ được những
phong tục tập quán nét sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo.
Hòa Bình có công trình thủy điện mang tầm vóc thế kỷ với nhiều điểm
tham quan hấp dẫn: có vùng lòng hồ Hòa Bình với nhiều tiềm năng đang
hứa hẹn trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia; có nguồn nước
khoáng thiên nhiên Kim Bôi quý giá nổi tiếng trong và ngoài nước; có
những hang động tự nhiên, các đền chùa gắn liền với các di tích, các
truyền thuyết về lịch sử… Tất cả các tiềm năng về tự nhiên và nhân văn
đã tạo ra một môi trường du lịch có nhiều lợi thế để Hòa Bình ngày nay
đang trên đà phát triển, trở thành điểm sáng du lịch an toàn, thân thiện
cho du khách trong và ngoài nước.

10




×