Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giáo án Toán 4 chương 5 bài 2: Thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.02 KB, 5 trang )

BÀI 3:
THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
+ Biết cách đo độ dài 1 đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế
bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng
cách giữa 2 cây, 2 cột ở sân trường.
+ Biết vẽ 1 đoạn thẳng theo độ dài cho trước (không quá lớn).
- Rèn kĩ năng đo và vẽ độ dài giữa 2 điểm.
- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận, khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
-HS chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm: một thước dây cuộn, một số cộc mốc, một số
cọc tiêu.
-GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một phiếu ghi kết quả thực hành như sau:

Phiếu thực hành
Nhóm:....................................................................................
Ghi kết quả thực hành vào ô trống trên bảng:
1.
Lần đo Chiều dài bảng của lớp học Chiều rộng phòng học
Chiều dài phòng học
1
............................................ ..................................... .....................................
2
............................................ ..................................... .....................................
3
............................................ ..................................... .....................................
2. Dùng cọc tiêu chọn 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
3.
Họ tên
Ước lượng độ dài 10 bước chân


Độ dài thật của 10 bước chân

III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
1.Ổn định:
2.KTBC:

Hoạt động của HS


3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
-Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ -HS lắng nghe.
cùng thực hành đo độ dài của một số
đoạn thẳng trong thực tế.
-Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực -Các nhóm báo cáo về dụng cụ của
hành.
nhóm mình.
b).Hướng dẫn thực hành tại lớp
* Đo đoạn thẳng trên mặt đất
-Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó
dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối
đi.
-Nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài
khoảng cách giữa hai điểm A và B.
-Nêu yêu cầu: Làm thế nào để đo được
khoảng cách giữa hai điểm A và B ?
-Kết luận cách đo đúng như SGK:
+Cố định hai đầu thước dây tại điểm A
sao cho vạch số 0 của thước trùng với

điểm A.
+Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.
+Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số
đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.
-GV và 1 HS thực hành đo độ dài
khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm.
* Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên
mặt đất
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa
trong SGK và nêu:
+Để xác định ba điểm trong thực tế có
thẳng hàng với nhau hay không người ta
sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc
này.
+Cách gióng các cọc tiêu như sau:
 Đóng ba cọc tiêu ở ba điểm cần xác
định.
 Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc
tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt
còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ

-HS tiếp nhận vấn đề.
-Phát biểu ý kiến trước lớp.
-Nghe giảng.

-Quan sát hình minh hoạ trong SGK và
nghe giảng.


nhất. Nếu:

-HS nhận phiếu.
Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm -Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
chưa thẳng hàng.
Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc
tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng.
c). Thực hành ngoài lớp học
-Phát cho mỗi nhóm một phiếu thực
hành như đã nêu ở phần đồ dùng dạy –
học.
-Nêu các yêu cầu thực hành như trong
SGK và yêu cầu thực hành theo nhóm,
sau đó ghi kết quả vào phiếu.
-Giúp đỡ từng nhóm HS, ở yêu cầu thực
hành đóng ba cọc tiêu thẳng hàng, GV
kiểm tra luôn sau khi HS đóng cọc, nếu
HS chưa đóng được thì GV cùng HS
đóng lại.
d). Báo cáo kết quả thực hành
-Cho HS vào lớp, thu phiếu của các
nhóm và nhận xét kết quả thực hành của
từng nhóm.
4.Củng cố:
-GV tổng kết giờ thực hành, tuyên
dương các nhóm tích cực làm việc, có kết
quả tốt, nhắc nhở các HS còn chưa cố
gắng.
5. Dặn dò:
-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết
thực hành sau.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

BÀI 3:
THỰC HÀNH (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách vẽ và vẽ được sơ đồ phòng học hình chữ nhật theo tỉ lệ cho
trước (đơn giản với kích thước là số tự nhiên).


- Rèn kĩ năng tính toán.
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
-HS chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng có vạch chia xăng-tỉ lệ-mét, bút chì.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.KTBC:
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
-Trong giờ thực hành trước các em đã -HS lắng nghe.
biết cách đo độ dài khoảng cách giữa hai
điểm A và B trong thực tế, giờ thực hành
này chúng ta sẽ vẽ các đoạn thẳng thu nhỏ
trên bản đồ có tỉ lệ cho trước để biểu thị
các đoạn thẳng trong thực tế.
b).Hướng dẫn Vẽ đoạn thẳng AB trên
bản đồ

-Nêu ví dụ trong SGK: Một bạn đo độ -HS nghe yêu cầu của ví dụ.
dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20
m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ -Chúng ta cần xác định được độ dài

tỉ
lệ
đoạn thẳng AB thu nhỏ.
1 : 400.
-Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng
-Hỏi: Để vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ, AB và tỉ lệ của bản đồ.
trước hết chúng ta cần xác định gì ?
-Tính và báo cáo kết quả trước lớp:
-Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của
20 m = 2000 cm
đoạn thẳng AB thu nhỏ.
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:
-Yêu cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB
2000 : 400 = 5 (cm)
thu nhỏ.
-Dài 5 cm.
-1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo
-Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ dõi và nhận xét.
tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm.
+Chọn điểm A trên giấy.
-Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 +Đặt một đầu thước tại điểm A sao
cm.
cho điểm A trùng với vạch số 0 của
thước.
+Tìm vạch chỉ số 5 cm trên thước,
chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5 cm

của thước.
+Nối A với B ta được đoạn thẳng AB


có độ dài 5 cm.
-Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng
AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400.
c). Thực hành
Bài 1
-Yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã
đo ở tiết thực hành trước.
-Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị
chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1 :
50 (GV có thể chọn tỉ lệ khác cho phù hợp
với chiều dài thật của bảng lớp mình).

-HS nêu (có thể là 3m)
-Tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu
thị chiều dài bảng lớp và vẽ.
Ví dụ:
+Chiều dài bảng là 3 m.
+Tỉ lệ bản đồ 1 : 50
3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản
đồ tỉ lệ 1 : 50 là:
300 : 50 = 6 (cm)

4.Củng cố:
-GV tổng kết giờ học, tuyên dương các
HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em

còn chưa cố gắng.
5. Dặn dò:
-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................



×