Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tieu luan XHH nhu cầu tiếp nhận thông tin về lao đông việc làm tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.38 KB, 16 trang )

Đề tài:
NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM
TRÊN BÁO LAO ĐỘNG ONLINE CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY
(Khảo sát sinh viên tại các trường Học viện Báo chí, Đại học Thương mại,
Đại học Công nghiệp Hà Hội tháng 5/2016)
1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Lao động việc làm là nhu cầu cần thiết của mỗi con người. Dù ở nên văn

hóa nào, trình độ nào con người luôn có nhu cầu về việc làm, người lao động
luôn luôn tìm kiếm công việc một công việc phù hợp với khả năng và mong
muốn được hưởng thành quả một cách công bằng. Thông tin về lao động việc
làm có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động tìm được việc phù
hợp. Có nhiều kênh cung cấp thông tin, trong đó báo mạng được đánh giá là
một kênh cung cấp thông tin nhanh chóng hiệu quả.
Những năm trở lại đây nước ta luôn duy trì khoảng 70% lao động trong
độ tuổi lao động mỗi năm, có từ 1,5 - 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động.
Riêng sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng ra trường mỗi năm là con lớn, thế
nhưng số cử nhân có việc làm sau khi có việc còn rất thấp. Số lượng người làm
việc không đúng ngành nghề, hay thậm chí là thất nghiệp là rất nhiều; Cứ 10
người tốt nghiệp đại học (ĐH) thì khoảng 1 người thất nghiệp. Số liệu này (do
Tổng cục Thống kê công bố mới đây). Có rất nhiều nguyên nhân thất nghiệp,
thiếu việc của người lao động thế nhưng k tìm kiếm được việc làm phù hợp là
nguyên nhân lớn nhât. Sinh viên là lớp lao động trẻ có nhu cầu cao trong việc
tìm kiếm việc làm vậy nên tìm hiểu nhu cầu tiếp cận thông tin lao động việc làm
của sinh viên là vấn đề cần được quan tâm.


Trong tình hình xã hội phát triển các mạng xã hội ngày càng chiếm ưu thế


trong việc cung cấp các thông tin. Báo chí càng phải khẳng định vị trí vai trò
cảu kênh thông tin chính thống, cung cấp thông tin đặc biết là các thông về lao
động việc làm cho người lao động. Báo mạng với những ưu thế của mình cần
phải đem các thông tin về lao động việc làm tới được đến người lao động, góp
phần làm giảm lượng ngươi thất nghiệp trong cả nước. Để đảm bảo đáp ứng
được những yêu cầu mục đích nói trên; Báo mạng phải đảm bảo luôn cung cấp
đày đủ thông tin về chính sách, nhu cầu cảu thị trường, định hướng nghề nghiệp
trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên trên thực tế các tờ báo, các chuyên
trang việc làm chính thống của các báo lại chưa thức sự thu hút và đáp ứng
được nhu cầu của sinh viên và người lao động.
Xuất phát từ thực tế trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nhu cầu tiếp nhận
thông tin về lao đông việc làm trên báo Lao động online của sinh viên trên
địa bàn Hà Nội hiện nay” làm nội dung nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đã tiếp cận được một số sách và đề tài có liên
quan đến đề tài như sau:
- Luận văn: Báo chí truyền hình với vấn đề thông tin lao động việc làm
hiện nay. Của tác giả Đỗ Thu Hằng, Trần Kim Lê năm 2014 Luận văn hệ
thống hoá lý thuyết về truyền thông, tâm lý tiếp nhận của công chúng, cơ
chế tác động của truyền thông, lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng;
Khảo sát mô tả việc cung cấp thông tin về lao động việc làm trên cơ sở
nghiên cứu các chương trình truyền hình về lao động việc làm đang phát
sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam; Khảo sát mô tả nhu cầu, mong
muốn thông tin về lao động việc làm của công chúng truyền hình; Đề
xuất giải pháp và mô hình kênh thông tin lao động việc làm của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội. Luận văn đã khẳng định vai trò của báo chí


trong việc thông tin tới sinh viên vấn đề lao động việc làm. Luận văn
cũng đã giúp xây dựng bộ công cụ cho đề tài.

- Cuốn Công chúng báo chí của tác giả Phạm Thị Thanh Tịnh, NXB Chính
Trị- Hành chính, năm 2013. Phần Chương I của cuốn sách này đưa ra
khái niệm Nhu cầu và những vấn đề liên quan đến nhu cầu…Khẳng định
nhu cầu của con người là rất cao, và chỉ ra 5 mức thang nhu cầu của con
người.
- Luận văn: Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh
viên các trường Đại học và Cao đẳng ở Bình Dương hiện nay, của tác giả
Trần Như Hải, năm 2014, chương I của luận văn đưa ra khái niệm nhu
cầu, khái niệm sinh viên và những dấu hiệu nhận biết sinh viên, những
đặc điểm cơ bản của họ. Khẳng định vai trò của báo chí và khả năng ảnh
hưởng đến sinh viên.
- Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản. PGS TS Nguyễn Văn Dững,
PGS Đỗ Thị Thu Hằng (năm 2012). Sách đã tổng hợp những lý thuyết,
những lý thuyết liên quan đến công chúng báo chí, công chúng không chỉ
là đối tượng tác động mà còn quyêt định vai trò vị trí của sản phẩm báo
chí. Tác giả đã nghiên cứu trên ba bình diện nhân khẩu học xã hội, thực
trạng nhận thức và thói quen sở thích của công chúng. Từ những lý luận
này đã góp phần xây dựng nên các lý thuyết liên quan tới đề tài. Là cơ sở
lý thuyêt xây dựng bộ công cụ của đề tài.
- Khóa luận: Thực trạng việc làm của sinh viên hiện nay. Tác giả Đỗ Thị
Vân. Đề tài đã nêu ra và giải quyết những vấn đề liên quan đến vấn đề
việc làm của thanh niên hiện nay. Chương I của đề tài đã nêu ra khái niệm
lao động và việc làm và những khái niệm liên quan, đã sử dụng được
trong phần hệ thống lý thuyết của đề tài.
- Thực trạng cung cấp thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay. Tác giả
Nguyễn Phương Linh. (Năm 2013). Đề tài trên đã nêu lên những vấn đề
liên quan tới việc đưa tin trên báo mạng điện tử, trong đó trong chương II


của đề tài có đề cập tới việc đưa tin về các vấn đề thông tin lao động việc

làm, hệ thống lý thuyết trên đã góp phần xây dựng nộp dưng của đề tài.
- Ngoài ra còn một só sách và đề tài có liên quan góp phần xây dựng nội
dung của đề tài....
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu nhu cầu tiếp nhận thông tin lao động việc làm trên báo Lao động
của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
- Tìm hiểu các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới nhu cầu tiếp nhận thông tin lao
động việc làm trên báo Lao động trên bàn Hà Nội.
- Từ đó, đưa ra khuyến nghị nhằm xây dựng chuyên mục cung cấp thông tin
lao động việc làm cho sinh viên và người lao động trên địa bàn Hà Nội trên báo
Lao động hiện nay
4. Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu tiếp nhận thông lao động việc làm trên báo Lao động online của sinh
viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
4.2 Khách thể
Sinh viên đang theo học tại thành phố Hà Nội. (Cụ thể là sinh viên các trường:
Học viện Báo chí, Đại học Thương mại, Đại học Công nghiệp Hà Hội)
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: tháng 5 năm 2016
Không gian: thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu


- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket
6. Các khái niệm
6.1 Khái niệm nhu cầu
Theo nghĩa của từ, nhu là cần thiết, cầu là đòi hỏi, mong muốn. Sự đòi hỏi,
mong muốn ấy xuất iện do chủ thể cảm giác thấy cơ thể thiếu hụt một cái gì đó

rất cần thiết cho sự sinh tồn. Cảm giác ấy thúc đẩy con người đến những hành vi
nào đó, đê có thể thỏa mãn sự thiếu thốn đang diễn ra nhằm duy trì sự cân bằng
đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Nhu cầu là một hiện tượng xã hội phổ biến, cũng là phạm trù của khoa học xã
hội và nhân văn. “Nhu cầu” là một phạm trù rất rộng. Các cá thể trong giới sinh
vật tồn tại bao giờ cũng gắn với nhu cầu sinh tồn và phát triển nhất định của
chúng. Nhu cầu bắt nguồn từ nguyên lí của tòn tại vì mình và vì cái khác của nó
trong mọi sự vật hiện tượng – sự tốn tại với sự vật khác trong môi trường như là
một quan hệ, một quá trình cần có nhau. Nhu cầu như một thuộc tính của giới
sinh vật, đặc biệt là loài người. Với con người, nhu cầu luôn luôn được nảy sinh,
mở rộng và được thỏa mãn ngày càng cao.
Từ trước đến nay có nhiều khái niệm và sự phân tích khác nhau về nhu cầu:
“Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của tùng nhóm xã
hội khác nhau hay của toàn bộ xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn
tại và phát triển” (GS.PTS Lê Hữu Tần: Về động lực học của sự phát triển kinh
tế - xã hội).
“Nhu cầu là sự cần đến hay sự thiếu một cái gì đó cần thiết để duy trì để duy trì
hoạt động đời sống của cơ thể, của con người cá nhân, của một tập đoàn xã hội,
của toàn bộ xã hội” (Bestuzhe I.V, Rugvin V.Z, butugin G.S: Dự báo các nhu
cầu xã hội)


Các nhà kinh điển Mác – Lê nin phân biệt 2 loại nhu cầu: nhu cầu tự nhiên và
nhu cầu do xã hội tạo ra. Cần phân loại nhu cầu để hiểu rõ hơn sự đa dạng cảu
các nhu cầu mối quan hệ nội tại giữa các nhu cầu, nhằm tìm ra nguyên tắc, căn
cứ định hướng cho con người. Theo nhà khoa học Maslow về cơ bản nhu cầu
con người được chia làm 2 nhóm chính là: Nhu cầu cơ bản( basic needs) và nhu
cầu bậc cao ( meta needs).

THÁP NHU CẦU


Hình 1: Tháp nhu cầu của Maslow
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến
các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa
mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp đã được
đáp ứng đầy đủ. 5 tầng Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: nhu cầu sinh học bao gồm nhu cầu về thức ăn, nước uống, không
khí….Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc “ thể lý” (physiological).


Tầng thứ hai: nhu cầu an toàn (safety) – cần có cảm giác yên tâm về an toàn
thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo, được bảo về khỏi
sự nguy hiểm, khỏi mối đe dọa bị tước đoạt nhu cầu cơ bản.
Tầng thứ ba: nhu cầu xã hội, con người không thể tồn tại đơn lẻ nên không thể
không tham gia vào các quan hệ xã hội và thực hiện các hoạt động xã hội. Nhu
cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) – muốn được
trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu
tin cậy.
Tầng thứ tư: nhu cầu được kính trọng, khi tham gia vào các hoạt đọng xã hội,
con người muốn thành công, có uy tín, được xã hội tôn trọng (esteem) – cần có
cảm giác được tôn trọng, kính mến được tin tưởng.
Tầng thứ năm: nhu cầu tự hoàn thiện, con người tự ý thức để điều chỉnh hành vi
với mục đích hoàn thiện nhân cách, tự học hỏi khám phá, tìm hiểu để nâng cao
kiến thức (self – actualization) – muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể
hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
Từ những tiếp cận trên, có thể hiểu về khái niệm nhu cầu tiếp nhận thông tin là
những đòi hỏi, mong muốn nguyện vọng của sinh viên về tiếp nhận các luồng
thông tin của mọi mặt đời sống được cung cấp từ trang tin điện tử Kênh 14 để
thêm hiểu biết, tri thức và thỏa mãn những thiếu thốn đang cần có của mỗi
người.

6.2. Khái niệm thông tin lao động việc làm.
6.2.1 Khái niệm thông tin
Theo Philippe Breton và Serge Proulx trong cuốn sách “ Bùng nổ truyền
thông”, NXB. Văn hóa thông tin, năm 1996, khái niệm thông tin co hai nghĩa:
Thứ nhất là nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái
Thứ hai là nói về một sự truyền đạt ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng.


Hai nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự
tạo lập kiến thức và truyền đạt. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật
và kiến thức.
Từ góc nhìn của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là
thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Nội dung của thông tin chính là
những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự vật hiện tượng được
bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sụ vật khác.
Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh. Những dấu ấn để lại chính là những
thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chất khác. Thông tin
luôn gắn với quá trình phản ánh. Những dấu ấn để lại chính là những thông tin
của hệ thống vật chất này đối với hệ thông svaatj chất khác. Phản ánh của vật
chất là phản ánh thông tin, không có thông tin chung chung mà thông tin là
thông tin về sự vật này đối với sự vật khác.
Theo “Từ điển Tiến Việt”, NXB. Đà Nẵng, năm 1995 cụm từ “thông tin” với
nghĩa là động từ, đó là truyền tin cho nhau để biết. Với nghĩa danh từ đó là điều
được truyền đi cho biết, tin truyền đi ( ví dụ bài báo có lượng thông tin cao).
Như vậy thông tin được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất đó chính là nội dung thông tin.
Thứ hai đó là phương tiện thông báo, báo tin.
Cách hiểu này phù hợp với khái niệm thông tin được nêu trong phần mở đầu
“Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” ban hành kèm theo Quyết định
số 219/2005/QĐ – TTg ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ: “Thông tin

được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công cụ để điều
hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng
giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt
cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế xã hội”.


Tài liệu này cũng đã ghi rõ vai trò của thông tin trong đời sống xã hội như: sự
chênh lệch về trình độ phát triển thông tin giữa các nước là một đặc điểm về quy
mô và trình độ phát triển trong thời kì cách mạng khoa học và công nghệ. Nước
nào không vượt qua được những thách thức về thôn tin nước đó mất đi cơ hội
phát triển và cơ nguy cơ mất khả năng tự chủ. Thiếu thông tin sẽ gặp khó khăn
tron việc đưa ra các quyết định hoặc các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sỏ
kha học, không thực tiễn và kém hiệu quả.
Thông tin là chức năng sơ khai của báo chí là kết quả lao động sáng tạo của nhà
báo. Báo chí cung cấp thông tin cho công chúng về các vấn đề, sự kiện của xã
hội, nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá, timg hiểu thế giới tự nhiên, xã hội.
Tóm lại, thông tin là sự truyền đi, cung cấp tin tức về các vấn đề, sự kiện trong
cụộc sống, đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người. Thông tin cũng chính là
mục đích chủ yếu của hoạt động báo chí, là “ cầu nối” giữa báo chí và công
chúng. Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cách
riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp
xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính điều đó
đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng.
6.2.2 Khái niệm lao động việc làm
Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận
động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao
động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản
xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.Có thể nói lao động là yếu tố quyết
định cho mọi hoạt động kinh tế.

Nguồn lao động: Là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi lao động
(không kể những nguời mất khả năng lao động) và những ngưòi ngoài tuổi lao


động nhưng thực tế có tham gia lao động. Nguồn lao động bao gồm những
người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi).
Việc làm:
Theo bộ luật lao động thì : "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập ,
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm .”
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ
thuộc vào các điêù kiện hiện có của nền sản xuất. Một người lao động có việc
làm khi người ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã
hội. Thông qua việc làm để người ấy thực hiện quá trình lao động tạo ra sản
phẩm và thu nhập của người ấy.
Tóm lại những thông tin lao động việc làm trên trên báo Lao Động online là
những thông tin về giới thiệu việc làm, chính sách chế độ lao động, tư vấn việc
làm...
6.3 Công chúng sinh viên
Công chúng sinh viên là những người đang theo học tại Đại học, Cao đẳng trên
địa bàn Hà Nội.
6.4 Báo Lao động online
- Báo Lao động: Báo Lao động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng
nhất trong hệ thống báo chí truyền thông của chính quyền Việt Nam hiện tại.
Đương kim Tổng Biên tập báo Lao động là ông Trần Duy Phương.
Báo Lao động Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tiếng nói của
công nhân, viên chức và người Lao Động Việt Nam. Báo Lao động – Lợi quyền
của người lao động.



Hiện nay, Báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử. Về nội
dung, Báo luôn giữ vững quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam,
của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực
của đời sống: chính trị, kinh tế, thể thao, pháp luật... Đối tượng báo hướng đến
những độc giả nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi.
Đến ngày 19/5/1999 Báo Lao Động online ra đời là tờ báo điện tử đầu tiên của
Việt Nam.

7. Bảng hỏi
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Khoa Phát thanh và truyền hình
PHIẾU KHẢO SÁT/ PHIẾU HỎI/ PHIẾU ĐIỀU TRA
Đề tài: NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM
TRÊN BÁO LAO ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
HIỆN NAY
(Khảo sát sinh viên các trường: Học viện Báo chí, Đại học Thương mại, Đại
học Công nghiệp Hà Hội tháng 5/2016)
Các bạn đọc thân mến!
Học viện báo chí và tuyên truyền tổ chức cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu
nhu cầu tiếp nhận các thông tin về lao động việc làm của sinh viên Hà Nội.
Các bạn hãy đọc các câu hỏi, khoanh tròn đáp án bạn phù hợp với quan
điểm của cá nhân.
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin thu thập được trong nghiên cứu
này được sử dụng theo nguyên tắc khuyết danh và chỉ nhằm mục đích nghiên
cứu khoa học, không sử dụng vào các mục đích nào khác.


Rất mong các bạn giúp đỡ để cuộc khảo sát này được thành công!
A. THÔNG TIN CHUNG CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI
Câu 1. Giới tính: 1. Nam


2. Nữ

Câu 3. Sinh viên năm:
1. Nhất

2. Hai

3. Ba

4. >ba

Câu 4. Trường:
1. ĐH Thương mại

2. ĐH Công nghiệp

3. HV Báo chí tuyên truyền

2. Phòng trọ

3. Nhà riêng/ ở nhà

Câu 5. Nơi ở hiện tại:

1. Kí túc xá

người thân
Câu 6. Có các thiết bị hỗ trợ truy cập internet không?


1. Có

2. Không

Câu 7. Bạn sử dụng thiết bị nào để truy cập internet?
1. Smart phone
2. Máy tính bàn, laptop 3. Ipad
Câu 8. Bạn có phải chi trả chi phí truy cập Internet không?
1. Có

4.Khác…

2. Không

Câu 9. Chi phí hàng tháng cho dịch vụ truy cập internet này là bao nhiêu?
………………………………………………………….
Câu 10. Bạn có đang đi làm hay làm thêm không?
1. Có
2. Không => chuyển câu 14
Câu 11. Công việc bạn đang làm bạn biết được là do đâu?
1. Tờ rơi

2. Tìm trên báo


3. Bạn bè người thân giời thiệu

4. Tự tìm kiếm

Câu 12: Từ trước tới nay bạn đã từng thay đổi công việc chưa?

1. Đã từng thay đổi

2. Chưa từng

Câu 13: Trong thời gia tới bạn có ý định thay đổi việc làm không?
1. Có

2. Không

3. Không biết/không chắc

Câu 14: Nếu chưa từng đi làm lý do tại sao bạn không đi làm?
1. Không tìm được việc phù hợp

2. Không có như cầu đi làm

3. Bận học, không sắp xếp được

4. Lý do khác………………

thời gian
B. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỚI THÔNG TIN TRÊN BÁO MẠNG
Câu 1: Bạn thường tiếp cận thông tin lao động việc làm ở loại hình báo chí
nào?
1. Báo in

2. Báo mạng

3. Báo truyền hình


4. Báo phát thanh

Câu 2: Những thông tin bạn thường tìm đọc trên báo mạng :

1. Xã hội

2. Giải trí

3. Lao động, việc làm

4. Thông tin khác:…………….

Câu 3: Bạn thường tìm đọc những thông tin lao động việc làm ở tờ báo
mạng nào nhiều nhất?
1.Báo Lao động

2.Báo Tuổi trẻ

3.Việc làm 24h

4.Timviecnhanh.com

Câu 4: Mức độ tìm đọc những thông tin lao động việc làm của bạn là:
1. Thường
xuyên

2. Thỉng

3. Rất ít


thoảng

C. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỚI BÁO LAO ĐỘNG

4. Không bao
giờ


Câu 1: Trong báo Lao động bạn thường đọc chuyên mục nào?
(có thể chọn nhiều đáp án)
1.

Thời sự- Xã hôi

2.

Chuyên trang Việc làm

3.

Pháp luật

4.

Đời sống thị trường

5.

Doanh nghiệp doanh nhân


6.

Khác…………………….

Câu 2: Các tin tức Lao động việc làm trên báo Lao động bạn thường đọc các
tin, bài ở:

Đọc bài ở
1. Những tin bài nằm ngay giao diện

Lý do
1.1 Tiện, nằm ngay đầu
1.2 Nổi bật

2. Những tin bài có lượt xem nhiều

2.1 Có độ tin tưởng
2.2 Muốn theo số đông

3. Những tin bài nằm trong các chuyên

3.1 Muốn đọc bài theo nội dung nhất

trang Việc làm, Doanh nghiệp,…
4. Những bài được chia sẻ qua các
trang mạng xã hội khác.

định
3.2 Chỉ yêu thích 1 chuyên mục
4.1 Thường xuyên xuất hiện

4.2 Hay nên họ mới chia sẻ

Câu 3: Bạn thường truy cập vào Báo Lao động bao nhiêu thời gian trong
một ngày để đọc các thông tin về Lao động việc làm?
Thời gian trong ngày
1. Buổi sáng
2. Buổi trưa
3. Buổi tối

Truy cập khoảng bao lâu?
………………………….
………………………….
………………………….

D. NHU CẦU TIẾP CẬN VỚI THÔNG TIN LAO ĐỘNG VIỆC LÀM
TRÊN BÁO LAO ĐỘNG
Câu 1: Bạn muốn đọc những thông tin lao động việc làm nào trên báo Lao
động?


1. Giới thiệu việc làm

2. Tư vấn việc làm

3. Những vấn đề lao động trong

4. Thông tin về xuất khẩu lao động.

nước
5.

Câu 2: Bạn muốn đọc những thông tin gì về giới thiệu việc làm?
1. Mức lương

1.1 Nêu rõ mức lương
1.2 Mức lương thỏa thuận

2. Phúc lợi

1.3 Mức thưởng…
2.1 Chế độ bảo hiểm

3. Mô tả công việc

2.2 Giờ nghỉ, ăn ở, số ngày nghỉ
3.1 Nêu rõ công việc
3.2 Không nêu rõ…

Câu 3: Bạn muốn đọc những thông tin gì về tư vấn việc làm?
1.

Tư vấn việc làm theo ngành đang
theo học

3.

Tư vấn việc làm theo thời gian
(thời gian trong ngày, trong năm)

2.


Tư vấn việc làm theo địa điểm
sinh sống

4. Tư vấn việc làm theo mong
muốn thu nhập

Câu 4. Bạn muốn đọc những thông tin gì về các vấn đề lao động trong
nước?
1. Thị trường lao động

2. Đời sống lao động trong nước

3. Nhu cầu lao động trong nước

4. Thông tin khác

Câu 5: Bạn muốn đọc những thông tin gì về vấn đề xuất khẩu lao đông?
1.

Nhu cầu lao động qua đào tạo ở
nước ngoài

2. Yêu cầu về lao động xuất khẩu


3. Cơ hội việc làm tại nước ngoài
theo từng ngành

4. Thông tin khác
………………………………


Câu 6. Bạn mong muốn gì ở những thông tin lao động việc làm trên báo lao
động ?
6.1 Về nội dung?
1. Đưa nhiều thông tin giới
thiệu việc làm hơn

việc làm hơn

3. Đưa thông tin lao động việc
làm phong phú hơn.
6.2

2. Đưa nhiều thông tin tư vấn

4. Thông tin lao động việc làm
đưa phải chính xác

Về hình thức?

1. Thông tin về việc làm đưa ra
ngoài giao diện

2. Có các link liên kết giới
thiệu chi tiết công việc

3. Chuyên trang việc làm có ô
liên kết ở ngoài trang chủ.

4. Trình bày hấp dẫn nhiều thể

loại hơn.

Câu 7. Bạn mong muốn gì từ việc đọc các thông tin lao động việc làm trên
báo Lao đông?
1. Tìm kiếm việc làm

2. Hiểu tình hình lao động việc
làm trong nước

3.

Trau dồi kiến thức còn thiếu mà
các nhà tuyển dụng cần

4. Chủ động trong việc tìm kiếm
công việc phù hợp sau này.

Câu 8. Bạn mong muốn những thông tin lao động việc làm trên báo Lao
động phải?
1. Có độ tin cậy

2. Liên kết với nhiều nhà tuyển dụng

3. Dễ tiếp cận, tìm kiếm

4. Có mức độ tương tác nhanh chóng




×